ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Đặc điểm sản phẩm của Công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất là một doanh nghiệp có 100% vốn của Nhà nước, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, có đủ tư cách pháp nhân, có cơ sở pháp lý Công ty được thành lập vào ngày 30/6/1960 và lúc đó có tên là Xí nghiệp xe đạp Thống Nhất trực thuộc Bộ công nghiệp nặng Để phù hợp với nhu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường đến ngày 27/11/1993 theo quyết định số 338 - QĐUB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép Xí nghiệp xe đạp Thống Nhất đổi tên là Công ty xe máy xe đạp Thống Nhất Công ty có vốn sản xuất kinh doanh là :
60 tỷ VNĐ trong đó vốn cố định là 37 tỷ 400 triệu VNĐ, vốn lưu động là 22 tỷ 600 triệu VNĐ.
Theo quyết định số 119302 – QĐUB cấp ngày 12/6/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đổi tên Công ty xe máy xe đạp Thống Nhất thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất cho phù hợp với thay đổi của nền kinh tế Doanh nghiệp có 100 % vốn Nhà nước, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có trụ sở giao dịch và xưởng sản xuất, được sử dụng con dấu riêng, tài khoản mở tại ngân hàng Công thương quận Đống Đa – Hà Nội, có nghĩa vụ đóng thuế giá trị gia tăng và các khoản phải nộp theo Ngân sách Nhà nước tại Cục thuế Hà Nội và đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN.
Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các bộ phận chính của xe đạp như : khung, ghi đông, vành, ổ giữa… cùng một số phụ tùng mua ngoài như săm, lốp, nan hoa, xích líp… để lắp ráp thành một chiếc xe đạp hoàn chỉnh phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thế giới Quy trình công nghệ sản xuất gần như khép kín từ lúc đưa linh kiện vào sản xuất cho đến lúc lắp ráp thành xe đạp nguyên chiếc Bên cạnh sản phẩm truyền thống là xe đạp công ty còn đang nghiên cứu và chế tạo một số loại linh kiện và phụ tùng của xe máy.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe đạp Trong quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế quốc dân, các sản phẩm xe đạp sản xuất trong nước cũng như của công ty đã chịu sức ép rất lớn khi trên thị trường xuất hiện nhiều loại xe đạp ngoại đặc biệt là của Trung Quốc với mẫu mã và hình thức hiện đại Tuy nhiên, công ty vẫn luôn nỗ lực không ngừng để khẳng định vị trí của mình trên thương trường bằng việc nâng cao chất lượng và liên tục cải tiến mẫu mã sản phẩm
Công ty đã xây dựng thành công và áp dụng nghiêm ngặt trong tất cả các khâu sản xuất của hệ thống chất lượng ISO 9001 – 2001 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 để duy trì chất lượng sản phẩm Ứng dụng tiến bộ khoa học của thế giới, nâng cao chất lượng sản phẩm một cách toàn diện cả về kỹ thuật và mỹ thuật, nên cho đến nay các sản phẩm xe đạp của công ty đã có mặt tại nhiều thị trường “ khó tính ” thuộc các nước Âu – Mỹ và một số nước khác trên thế giới Nhờ vậy dù hết năm 2006 công ty mới đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200.000 USD nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 500.000 USD và năm 2010 đã vượt qua mức 1,5 triệu USD, 2 năm liền được Bộ thương mại khen thưởng về xuất khẩu
Thương hiệu độc quyền “ Thống Nhất ” của công ty đã được tặng nhiều giải thưởng cao quý, tiêu biểu là các giải thưởng : SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, CÚPVÀNG ISO CHÌA KHÓA HỘI NHẬP, CÚP VÀNG DOANH NGHIỆP TIÊU
BIỂU,QUẢ CẦU VÀNG DOANH NGHIỆP THỦ ĐÔ… và nhiều năm liền được người tiêu dùng tin tưởng bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao ”
Hiện nay, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất là một
DN Nhà nước trong qúa trình chuyển đổi đang sản xuất rất nhiều chủng loại và mẫu mã xe đạp Danh mục sản phẩm của Công ty năm 2011 như sau:
STT Chủng loại xe Ký hiệu Đvị tÝnh
1 Xe đạp Thống Nhất Nữ TNL - 01 Chiếc
2 Xe đạp Thống Nhất Nam TNM-01 Chiếc
3 Xe đạp Thống nhất kiểu Mipha TNL - 02 Chiếc
4 Xe đạp mini Thống Nhất cao cấp cỡ
5 Xe đạp mini Thống Nhất cao cấp cỡ
6 Xe đạp mini Thống Nhất I NOX cỡ 26” TN 219 -05 Chiếc
7 Xe đạp thể thao Thống Nhất I NOX cỡ
8 Xe đạp thể thao Thống Nhất cao cấp cì 26”
9 Xe đạp thể thao Thống Nhất cao cấp cì 27”
10 Xe đạp thể thao Thống Nhất ống dẹt cì 26”
11 Xe đạp thể thao TN khung giọt nớc ô van cì 26
12 Xe đạp thể thao TN khung giọt nớc TN - GN 03 Chiếc
STT Chủng loại xe Ký hiệu Đvị tÝnh cì 26
13 Xe đạp thể thao TN giọt nớc 1 ống I
14 Xe đạp thể thao TN khung giọt nớc I
15 Xe đạp @ Thống Nhất cao cấp cỡ 26 TN 248 -26” Chiếc
16 Xe đạp @ Thống Nhất cao cấp cỡ 27 TN 248 -27” Chiếc
17 Xe đạp @ Thống Nhất Super 26”I NOX cao cÊp
18 Xe đạp @ Thống Nhất Super 26”cao cÊp
19 Xe đạp @ Thống Nhất Super 27”cao cÊp
20 Xe đạp Thống Nhất báng súng cỡ 26” TNBS - 26” Chiếc
21 Xe đạp @ 2 gióng kiểu mới cỡ 26” TN @ 02 Super
22 Xe đạp thống nhất @ TVD – 01 cỡ
23 Xe đạp thể thao @ Thống nhất 26” có giảm sóc
24 Xe đạp thể thao @ Thống nhất 26” có giảm sóc -02
25 Xe đạp Thống Nhất Sport Spring cỡ 26” TN Sport SP
26 Xe đạp @ TVD Neo 26” TN @ NEO 26” - Chiếc
STT Chủng loại xe Ký hiệu Đvị tÝnh
27 Xe đạp TVD Future Neo 26” không đề TN future Neo
28 Xe đạp khung @ kiểu mới TN @ Neo 26” -
29 Xe Sport đơn VHK TN Mountain
30 Xe Sport kép vành 2 lớp TN Mountain Sport kÐp
31 Xe đạp biểu diễn Thống Nhất BMX 20” TN BMX 20” Chiếc
32 Xe đạp biểu diễn Thống Nhất BMX 20”
33 Xe đạp thể thao 352 TN 352 - 26” Chiếc
34 Xe đạp trẻ em Thống Nhất 16” TN TE 16 - 01 Chiếc
35 Xe đạp trẻ em Thống Nhất 16” kiểu HQ TN TE 16 - 05 Chiếc
36 Xe đạp gấp Thống Nhất 16” TN XĐG 16” -
37 Xe đạp trẻ em Thống Nhất 20” TN 9X bike y Chiếc
38 Xe đạp trẻ em Thống Nhất kiểu @ cỡ
39 Xe đạp trẻ em Thống Nhất 20” có giảm sãc
40 Xe đạp Thống Nhất TVD Click có giảm sãc 20”
41 Xe đạp Thống Nhất TVD Click có giảm TN 9X bike SP Chiếc
STT Chủng loại xe Ký hiệu Đvị tÝnh sãc 20”-03 20”- 03
42 Xe đạp trẻ em Thống Nhất bồ câu 20” TN Bird 20” -
43 Xe đạp Thống Nhất TVD Click 20” TN 9X bike y
44 Xe đạp Thống Nhất khung @ inox 20” TN @ 20” - 05 Chiếc
45 Xe đạp trẻ em Sport 20” – 01 TN Sport 20”-
46 Xe đạp @ TVD Neo 20” TN @ NEO 20” Chiếc
47 Xe đạp trẻ em Sport 20” – 02 TN Sport 20”-
Công ty đang theo đuổi hình ảnh mang tính thương hiệu về chủng loại xe đạp có chất lượng cao nhất trong thị trường trong nước, đồng thời làm cơ sở để nâng tầm sản phẩm xe đạp của công ty ra thị trường thế giới
Thêm vào đó, Công ty cũng đang áp dụng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 để đáp ứng được các yêu cầu khó tính của thị trường nước ngoài.
Tiêu chuẩn chất lượng cụ thể của công ty được quy định qua các mặt như: Quản lý hệ thống, Quản lý nguồn lực, Đo lường phân tích và cải tiến, tạo sản phẩm Phần lớn các bộ phận chính của xe đạp như: khung, ghi đông, vành, trục giữa… đề được công ty tự sản xuất Bên cạnh đó, công ty mua ngoài các phụ tùng như săm, lốp, nan hoa, xích líp với kích cỡ khác nhau để tạo thành những mẫu mã xe đạp đa dạng.
Bên cạnh việc sản xuất, lắp ráp và bán xe đạp nguyên chiếc, do lợi thế tự sản xuất được các bộ phận chính quan trọng với chất lượng cao, giá cả phải chăng, công ty cũng tiến hành phân phối và bán các bộ phận này ra ngoài thị trường Vì vậy, tính chất các sản phẩm của công ty khá là phức tạp và đa dạng.
Công ty hiện nay có ba nhà máy và hai liên doanh là Công ty Liên doanh đầu tư Thương Mại Hoà Bình và Hợp doanh FER cùng thực hiện quá trình sản xuất với sự đầu tư về dây chuyền sản xuất hiện đại lên đến hàng tỷ đồng để tiến hành sản xuất hàng loạt các bộ phận và lắp ráp xe đạp với chất lượng và hình thức thống nhất.
Xe đạp của công ty được sản xuất theo một quy trình khép kín từ giai đoạn đầu vào (phôi, sắt, khung ) cho đến giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh Quá trình sản xuất được tiến hành liên tục suốt trong năm tài chính với cường độ nhanh và năng suất cao.
Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất
Như đã nêu ở trên, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thống Nhất có một quy trình sản xuất khép kín được thể hiện trong sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (trang sau)
+ Nguyên vật liệu đầu vào được đưa vào phân xưởng phụ tùng: Từ NVL đầu vào như: Thép ống, thép tấm… để sản xuất ra các linh kiện như: Tuýt, ống, vành, ghi đồng… Các linh kiện cùng với một số linh kiện mua ngoài, phân xưởng khung tiến hành lắp ráp thành khung xe đạp.
+ Phân xưởng Sơn: Từ khung xe đạp đã được làm sạch, phân xưởng Sơn sẽ tiến hành sơn, sấy để tạo thành khung xe đạp hoàn chỉnh Việc sơn xe được tiến hành theo các công đoạn sau: Sơn lót - sấy – sơn phủ - sấy – sơn màu - sấy Phân xưởng sơn kiêm luôn công việc đánh bóng phụ tùng các linh kiện
Tổ linh kiện + càng Tổ Hàn Tổ dập + cơ khí
Tổ Sơn Tổ Phốt phát Tổ Quấn
Tổ Vành Tổ Đùi đĩa Tổ tăng cường
1,2 2 Tổ bảo hành Tổ dịch vụ vc + lắp ráp được mạ theo dây chuyền mạ Crôm hay Niken Các sản phẩm mạ đạt yêu cầu sẽ chuyển sang nhập kho để tiến hành lắp ráp hoặc bán ra ngoài.
+ Phân xưởng lắp ráp: Từ các loại khung, phụ tùng do các phân xưởng khấc chuyển sang sẽ tiến hành lắp ráp xe đạp hoàn chỉnh Sau khi được kiểm tra sẽ tiến hành nhập kho thành phẩm.
Trong mỗi phân xưởng, các tổ đội (đã được nêu trong hình vẽ) sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các phần hành công việc liên quan đến trách nhiệm của tổ mình. Đây là quy trình công nghệ với các đặc trưng là tính thẳng tuyến, tính liên tục nhịp nhàng, là quy trình công nghệ sản xuất này sẽ giúp cho công việc được tiến hành một cách nhanh chóng, khối lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn và đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Đặc điểm tổ chức quản lý chi phí sản xuất của công ty
Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty được bố trí chặt chẽ và khoa học theo mô hình kết hợp của hai cơ cấu trực tiếp và chức năng nhằm phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế nhược điểm trong việc tổ chức điều hành Công ty, đảm bảo bộ máy quản lý của Công ty vừa tinh giản, gọn nhẹ vừa hiệu quả.
+ Phó giám đốc sản xuất
+ Phó giám đốc kỹ thuật
+ Phòng Tổ chức hành chính
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:
-Giám đốc: Được Sở Công nghiệp Hà nội ra quyết định bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của công ty , chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh chính , lãnh đạo các phòng ban phối hợp hoạt động của từng bộ phận với nhau , giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty
-Phó giám đốc : Là người giúp việc cho Giám đốc , được Giám đốc phân công công việc cụ thể Có hai phó giám đốc :
+ Phó giám đốc sản xuất : Xây dựng và đề xuất với giám đốc về định mức sản xuất hàng hoá , bảo đảm thực hiện tốt về sản xuất kinh doanh của nhà máy, trực tiếp quản lý các phân xưởng, điều hành và thực hiện kế hoạch sản xuất, duy trì và tổ chức các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, báo cáo định kỳ về tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhu cầu về NVL sản phẩm hàng hoá và những NVL tồn đọng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật : Có nhiệm vụ giúp giám đốc về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu thiết kế, chế tạo sản phẩm mới chất lượng sản phẩm.
-Phòng tổ chức hành chính : Giải quyết các vấn đề về hành chính , sắp xếp các lao động phù hợp với năng lực trình độ của người lao động, tổ chức các hội nghị tiếp khách …, có nhiệm vụ xây dựng phương án đào tạo quản lý, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động, xây dựng về quy chế lao động và định mức lao động tiền lương Tổ chức lao động hợp lý tham gia xét thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên.
-Phòng tài vụ : Giúp ban giám đốc quản lý toàn bộ tiền vốn của công ty, phản ánh đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty. Thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành của Nhà nước, đề xuất các biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả Hướng dẫn các bộ phận của nhà máy mở các loại sổ sách và thực hiện chế độ thống kê, kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê Tổ chức ghi chép hạch toán theo từng khoản mục, kiểm tra, phân tích kết qủa hoạt động SXKD của Công ty Theo dõi đôn đốc việc thực hiện kinh tế đã ký, các đơn đặt hàng đã được xác nhận Thanh toán thu hồi công nợ đúng hạn, chủ trì việc khiếu nại của khách hàng.
-Phòng kinh doanh tổng hợp : Tham mưu giúp giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo công tác kinh doanh, cung cấp vật tư, phục vụ sản xuất nghiên cứu thị trường, giao dịch ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, tổ chức mạng lưới bán hàng, đề xuất nhu cầu mới của thị trường cho phòng kỹ thuật.
P.Giám đốc SX P.Giám đốc KT
Phòng chức Tổ hành chính
Phòng tổng KD hợp và khocác
-Ban Dự án : Phụ trách quy hoạch mặt bằng xây dựng các công trình nhà xưởng mới, các cửa hàng văn phòng cho thuê, giám sát quá trình quyết toán các hạng mục công trình xây dựng cơ bản.
-Phòng Kỹ thuật : Tham mưu giúp Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm mới Nghiên cứu các đề tài sáng kiến kỹ thuật nhằm giảm định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, bảo dưỡng sửa chữa máy móc Nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ để đảm bảo sản xuất đạt năng suất cao.
Mô hình cơ cấu quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN THỐNG NHẤT
Khái quát về chi phí sản xuất tại Công ty
2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất
Cũng như các doanh nghiệp sản xuát khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cũng phải bỏ ra các chi phí Các khoản chi phí này có thể được phân loại theo nhiều cách : theo mục đích, công dụng, theo nội dung kinh tế… Nhưng để thuận tiện và đảm bảo cho phù hợp giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất tại Công ty được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí: a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm :
+ Chi phí nguyên vật liệu chính : thép ống túyp phi 28, thép ống túyp phi
13 để làm khung xe; thép lá để làm vành xe đạp, thép phi 6 để làm đèo hàng… + Chi phí nguyên vật liệu phụ: Ô xy, đất đèn, hàn the, dây đồng…
Những nguyên vật liệu này phong phú về chủng loại, có tính năng, tác dụng khác nhau và đều do Công ty mua ngoài, khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phát sinh trong kỳ. b) Chi phí nhân công trực tiếp:
Là toàn bộ tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các dịch vụ Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do công ty chi trả, tính theo đúng chế độ của nhà nước. c) Chi phí sản xuất chung:
Là những chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý, sản xuất ở các xí nghiệp bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo lương của nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí vât liệu, công cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng như: chi phí vật liệu, phụ liệu dùng sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý của phân xưởng.
+ Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý phân xưởng. + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác: như tiền thuê sửa chữa TSCĐ, tiền điện nước, điện thoại dùng ở phân xưởng phải trả nhà cung cấp.
2.1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Quy trình sản xuất tại Công ty có đặc điểm là giản đơn, tổ chức chuyên môn hóa theo sản phẩm, cụ thể là sản xuất các sản phẩm khung xe đạp, vành xe, đèo hàng, ghi đông (các loại ) ở các phân xưởng Mỗi sản phẩm của công ty được sản xuất tại một phân xưởng riêng và các phân xưởng hoàn toàn độc lập với nhau Từ đó, đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất của công ty là tập hợp theo từng phân xưởng, phương pháp hạch toán chi phí được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng phân xưởng, đồng thời các chi phí lại được hạch toán cụ thể chi tiết cho từng loại sản phẩm của phân xưởng đã sản xuất ra trong kỳ đó một cách tương ứng Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Mặt khác, sản phẩm sản xuất trong công ty đa dạng, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất nhiều mặt hàng, việc xác định chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp là rất phức tạp Riêng đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì kế toán đã hạch toán được phần chi phí này cho từng sản phẩm bởi vì mỗi sản phẩm sử dụng một loại nguyên vật liệu khác nhau, dù có một số sản phẩm chung ở một số loại nguyên liệu như sơn, ô xy,đất đèn , hàn the…
Kế toán chi phí sản xuất
2.2.1 Kế toán chi phí NVLTT
Do chi phí sản xuất trong công ty gồm nhiều loại, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá đa dạng về mặt hàng, sử dụng gần trăm nguyên vật liệu chính phụ khác nhau Trong điều kiện sản xuất nhiều như vậy, kết hợp với thời gian và nhận thức về công tác kế toán thực tế còn hạn chế nên em chỉ theo dõi công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm “ khung xe đạp truyền thống nam ” Đây là một trong những sản phẩm quan trọng của công ty, được sản xuất thường xuyên với khối lượng lớn và ổn định
+ Nguyên vật liệu chính : bao gồm những nguyên vật liệu để cấu thành nên cơ sở vật chất chủ yếu của sản phẩm như : thép ống túyp phi 28, thép ống túyp phi 13 Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm ( từ 60 % - 65% ).
+ Nguyên vật liệu phụ : là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, kết hợp với nguyên vật liệu chính để tạo nên hình dáng mẫu mã Vật liệu phụ bao gồm nhiều loại chiếm từ 5% - 7% trong cơ cấu giá thành sản phẩm như hàn the, dây đồng, axitsunfurich, sơn…
+ Nhiên liệu, động lực gồm các chi phí về xăng, dầu …
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp ghi chép và hạch toán vào bên nợ TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( chi tiết TK 6211: chi phí nguyên vật liệu chính; TK 6212: chi phí nguyên vật liệu phụ; TK 6213 : nhiên liệu) Đồng thời ghi có TK 152- nguyên vật liệu (Chi tiết tiểu khoản TK 1521- nguyên vật liệu chính, TK 1522- vật liệu phụ, TK 1523- nhiên liệu ) Cuối tháng kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí đã được tập hợp vào bên nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Với đặc điểm là sản xuất khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng cùng với các loại nguyên liệu khác nhau để theo dõi quá trình quản lý và hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau:
Hàng tháng, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng và tính ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm theo ĐĐH.
Khi bắt đầu sản xuất Công ty phải lập lệnh sản xuất Mỗi lệnh sản xuất đều kèm theo định mức cấp phát vật tư đã tính sẵn Căn cứ vào định mức cấp phát vật tư này mà các phân xưởng sẽ lĩnh vật tư cho việc thực hiện lệnh sản xuất
Nguyên tắc xuất dùng NVL: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất mà khi lập lệnh sản xuất bao giờ cũng đi kèm với lệnh lĩnh vật tư Căn cứ vào lệnh cấp vật tư mà thủ kho tiến hành xuất NVL cho bộ phận sản xuất Khi xuấtNVL dung cho sản xuất phải ghi rõ trên phiếu xuất kho: số lượng, chủng loại
NVL xuất dùng, địa điểm phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí ( cụ thể là từng đơn đặt hàng) Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các phiếu xuất kho, nhập kho, để tính ra số tồn kho ở chỉ tiêu số lượng, Định kỳ chuyển các chứng từ nhập, xuất tồn kho cho Phòng Kế toán để theo dõi lượng NVL xuất dùng cho sản xuất.
Với đặc điểm là sản xuất khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng cùng với các loại nguyên liệu khác nhau thì để quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, phòng kỹ thuật nghiên cứu đã xây dựng hệ thống định mức vật tư đối với từng mặt hàng và theo dõi giám sát hàng tháng cùng với các phòng ban như phòng kế hoạch, phòng tài vụ Quá trình theo dõi, quản lý và hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau:
Hàng tháng, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng và tính ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm Phòng sẽ căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của tháng và định mức vật tư kỹ thuật để lập ra “Phiếu lĩnh định mức vật tư” Phiếu này được lập với cả nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và nhãn mác sử dụng cho sản xuất sản phẩm Cụ thể trong tháng 3- 2011 phòng kế hoạch cung tiêu đã lập ra phiếu lĩnh định mức cho 500 sản phẩm khung phuốc xe đạp truyền thống nam như sau: ( số 1a, 1b, 1c). số 1a
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN THỐNG NHẤT PHIẾU LĨNH VẬT TƯ Định mức số 10 Đơn vị lĩnh: Phân xưởng khung sơn
Nhận tại kho: Linh kiện Số hiệu vật liệu……
Tên và quy cách vật liệu Đơn vị tính Định mức cho 1 sản phẩm
Thép ống d 13 m 2,4 500 Ngày Tên người nhận Ký nhận Số lượng vật liệu cấp phát
Thủ kho Phụ trách đơn vị lĩnh Phòng kế hoạch
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) số 1b
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN THỐNG NHẤT PHIẾU LĨNH VẬT TƯ Định mức số 11 Đơn vị lĩnh : Phân xưởng khung
Nhận tại kho: Vật tư Số hiệu vật liệu
Tên và quy cách vật liệu……… Đơn vị tính………. Định mức cho 1 sản phẩm……
Ngày Tên người nhận Ký nhận Số lượng vật liệu cấp phát
Thủ kho Phụ trách đơn vị Phòng kế hoạch
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) số 1c
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN THỐNG NHẤT PHIẾU LĨNH VẬT TƯ Định mức số 12 Đơn vị lĩnh: Phân xưởng khung sơn
Tên và quy cách vật liệu Đơn vị tính Định mức cho 1 sản phẩm
Axit sunfurich lít 0,154 500 Đề can bộ 1 500 Ngày Tên người nhận Ký nhận Số lượng vật liệu cấp phát
Thủ kho Phụ trách đơn vị lĩnh Phòng kế hoạch
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Phiếu lĩnh định mức được lập theo từng mặt hàng bao gồm tất cả các loại vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm Nội dung là phản ánh về số lượng theo định mức (do phòng kế hoạch ghi), số lượng thực lĩnh (do tổ sản xuất ký) và phần giá trị (do phòng tài vụ ghi)
Các phân xưởng, các tổ sản xuất định kỳ sẽ nhận nguyên vật liệu theo định mức Thông thường số lượng vật liệu thực lĩnh là phù hợp với số lượng định mức, tuy nhiên số nguyên vật liệu cấp phát có thể nhỏ hơn hay lớn hơn do kế hoạch sản xuất được điều chỉnh giảm hoặc tăng.
Tại các tổ sản xuất, để phục vụ cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính cho từng mặt hàng, cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng kết có sự kiểm tra của nhóm kiểm kê, các tổ trưởng làm sổ “Báo cáo sử dụng nguyên vật liệu” của từng sản phẩm và nộp cho phòng tài vụ ( số 2) Số thống kê cho biết rõ số lượng nguyên vật liệu lĩnh, xuất dùng và tồn đầu tháng, cuối tháng, định mức kế hoạch, định mức thực hiện Cụ thể trong tháng 3/2011, căn cứ vào số liệu vật tư lĩnh, số sử dụng và số tồn khi kiểm kê cuối tháng, tổ trưởng phân xưởng khung sơn làm báo cáo thống kê theo dõi sử dụng nguyên vật liệu theo mẫu sau: số 2 CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC SỔ BÁO CÁO SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU MỘT THÀNH VIÊN THỐNG NHẤT Tháng 3 năm 2011
TT Số Tên vật tư Đơn vị tính Tồn đầu kỳ Lĩnh Sử dụng Tồn cuối kỳ
Sản phẩm nhập kho: 400 khung xe Ngày 30 tháng 3 năm 2011 Sản phầm dở dang : 100 khung xe Tổ trưởng
Cuối tháng, sau khi hoàn thành báo cáo sử dụng vật tư với số lượng lĩnh,dùng còn của tất cả các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và nhãn mác cho các sản phẩm, tổ trưởng sẽ gửi lên cho phòng kế toán số 3
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN THỐNG NHẤT BẢNG TỔNG HỢP XUẤT DÙNG NGUYÊN VẬT
TT Số Tên NVL Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Đơn giá b quân Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
SL TT SL TT SL TT SL TT
Cộng A+B 821.950 61.341.250 52.316.298 9.846.902 số 4 CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN THỐNG NHẤT
BẢNG SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Sản phẩm : Khung xe đạp truyền thống nam
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN THỐNG NHẤT
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC Ngày 30/03/2011
160 5/3 Xuất kho VLC để sản xuất 621 152 46.560.000
161 10/3 Xuất kho VL P để sản xuất 621 152 14.781.250
SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
Đánh giá thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất
* Về công tác quản lý:
Hệ thống quản lý của công ty nhìn chung có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban chức năng, đó là một hệ thống tương đối thống nhất và đồng bộ. Trong công tác quản lý chi phí sản xuất, Công ty đã tổ chức tốt việc quản lý các yếu tố của quá trình sản xuất như NVL, máy móc thiết bị, kho tàng nhà xưởng và luôn khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất Các phòng ban chức năng của Công ty được tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty, phục vụ tốt cho công việc sản xuất.
Tuy chưa áp dụng phần mềm kế toán cho các bộ phận phần hành kế toán, chủ yếu làm thủ công nhưng các cán bộ nhân viên trong phòng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin chính xác kịp thời giúp lãnh đạo công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất từ đó đưa ra quyết định hợp lý
* Về tổ chức bộ máy và công tác kế toán:
Nhìn chung tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty về quy mô hoạt động và loại hình sản xuất kinh doanh Mỗi một phần hành kế toán là một mắt xích nên để đảm bảo tính toàn diện của thông tin kế toán, các kế toán phần hành có nghiệp vụ tương đối đồng đều và có tinh thần trách nhiệm cao.
Sự phân công trách nhiệm giữa các nhân viên trong phòng kế toán là tương đối phù hợp và gọn nhẹ, đảm bảo cho quá trình hạch toán và xử lý thông tin được chặt chẽ và kịp thời, chính xác phục vụ cho việc ra quyết định lớn là kế toán thủ công nhưng công tác kế toán vẫn được tiến hành đầy đủ đảm bảo kịp thời gian nộp báo cáo, đặc biệt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn được tiến hành đều đặn hàng tháng với tính kịp thời, đầy đủ, chính xác.
Hệ thống chứng từ sổ sách mà công ty đang áp dụng hiện nay mặc dù chưa phải là hoàn toàn nhưng cũng tương đối đầy đủ, đúng với chế độ quy định của kế toán đồng thời phù hợp với thực tế của công ty Việc luân chuyển hệ thống chứng từ sổ sách kế toán được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ, đáp ứng được nhu cầu của thông tin và tạo ra mối quan hệ mật thiết lẫn nhau giữa các bộ phận trong toàn bộ hệ thống kế toán, thúc đẩy quá trình lập báo cáo được tốt
*Về hình thức tổ chức kế toán, chứng từ kế toán
Công ty áp dụng hình thức NKCT với hệ thống sổ lương tương đối đầy đủ phù hợp với quy định Mặt khác Công ty cũng có sự vận dụng linh hoạt phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép kịp thời trên cơ sở các chứng từ gốc, hợp lệ, đảm bảo mọi khoản chi phí có chứng từ đủ Việc tổ chức luân chuyển chứng từ được kế toán trưởng quy định và hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng.
* Về việc xây dựng hệ thống định mức và quản lý NVL Đặc điểm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp đó là chi phí về NVL chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí Do đó Công ty luôn quản lý chặt chẽ các khoản chi phí NVL Khi có ĐH mới, Công ty tiến hành sản xuất thử để đặt ra định mức về nguyên vật liệu và tính toán các chi phí khác sẽ phải bỏ ra.Việc này giúp cho việc quản lý được tiến hành một cách khoa học, đồng thời phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành từ đó để có các biện pháp điều chỉnh hợp lý.
Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục : CPNVLTT,CPSXC Việc quản lý NVL là định mức nên rất chặt chẽ Trong quá trình sản xuất nếu NVL bị thiếu thì bộ phận bị thiếu sẽ làm đơn xin cấp bổ sung và phải được cấp có thẩm quyền cấp duyệt.
Việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là lương sản phẩm và phụ thuộc vào đơn giá lương của từng bộ phận Lương của cán bộ quản lý phân xưởng cũng như lương của khối văn phòng là lương thời gian nhưng lại gắn liền với hiệu quả SXKD Hình thức trả lương này khuyến khích được mọi công nhân luôn cố gắng nâng cao tay nghề, hết sức mình với công việc.
3.1.2 Những vấn đề cần nghiên cứu
- Vấn đề hiện đại hoá công tác kế toán : Hiện nay công ty chưa áp dụng phần mềm kế toán cho các phần hành kế toán nên nhân viên kế toán phải đảm nhận nhiều công việc, điều này dẫn đến cuối tháng công việc kế toán phải tổng hợp nhiều.
- Đối với việc tính toán, trích khấu hao TSCĐ
Việc trích khấu hao cho TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. Như vậy việc phân bổ khấu hao cho đối tượng chị chi phí sẽ không hợp lý.
* Về kỳ tính giá thành:
Hiện nay Công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là hàng tháng vì sản phẩm của Công ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho nên việc tính giá thành sản phẩm theo từng tháng sẽ rất thuận lợi, vừa phù hợp với kỳ tập hợp chi phí sản xuất, vừa giúp cho kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó còn có một số điểm chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, nhất là trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần được khắc phục và hoàn thiện.
* Về kế toán chi phí sản xuất chung: Ở Công ty, TK 627- Chi phí sản xuất chung không được mở chi tiết cho từng nội dung chi phí (chi phí NVL, chi phí CCDC phục vụ quản lý, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ) mà lại được phản ánh trên các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ Mặc dù việc tập hợp như vậy sẽ đơn giản, không phải tập hợp qua nhiều TK nhưng việc theo dõi, đối chiếu, kiểm soát từng khoản chi phí sẽ gặp khó khăn và không đảm bảo tính chi tiết cụ thể của từng loại chi phí.
Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
Trong xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại được không những đòi hỏi phải có vốn lớn, có uy tín trên thị trường, sản phẩm sản xuất ra không chỉ là cái người tiêu dùng cần mà còn phải luôn luôn đảm bảo giá thành đơn vị sản phẩm ở mức thấp hơn so với giá cả sản phẩm cùng loại trên thị trường Để đạt được mục tiêu như trên, trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng tối đa các nguồn lực phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm nhằm giảm chi phí tới mức thấp nhất Muốn như vậy doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đảm bảo việc phản ánh chi phí sản xuất cấu tạo trong thành phẩm được chính xác, đúng với thực tế
Hơn nữa hiện nay các doanh nghiệp luôn phải tiếp cận với chế độ kế toán mới Vì vậy khi đưa vào thực tế đơn vị cũng nảy sinh một số vấn đề cần được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng chế độ nhà nước quy định.
Xuất phát từ những yêu cầu đó đòi hỏi công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Nhà nước một thành
* Những nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện:
Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo sự thống nhất quản lý giữa Công ty với cơ quan quản lý cấp trên, đảm bảo sự thống nhất về các chỉ tiêu mà kế toán phản ánh, thống nhất giữa hệ thống chứng từ, tài khoản và hệ thống sổ sách báo cáo kế toán. Đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện của Công ty khi tổ chức bộ máy kế toán phải dựa vào các chế độ, thể lệ về quản lý hành chính và công tác kế toán Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của công ty. Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả nhằm đáp ứng kịp thời thông tin cho lãnh đạo công ty ra các quyết định thích hợp.
Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với yêu cầu trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán.
3.2.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Qua việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng nhất, nó phản ánh tất cả các mặt hoạt động của Công ty.
Tại Công ty, công tác kế toán tuy có những ưu điểm lớn như trên nhưng vẫn còn tồn tại vướng mắc chưa hợp lý, nếu khắc phục được sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty Sau khi tìm hiểu thực tế tại công ty kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, mặc dù còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ bản thân song để góp phần hoàn thiện hơn nữa việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty em xin mạnh dạn nêu ra một số hướng khắc phục trong công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty.
Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là toàn công ty và tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất lại không được phản ánh vào trong “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” để tính giá thành sản phẩm Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp một cách tương đối theo mức phân bổ hàng tháng do kế toán căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, khối lượng sản phẩm nhập kho để quyết định mức chi phí nhân công trực tiếp trong tháng là bao nhiêu với mục đích đảm bảo giá thành có thể chịu được. Ý kiến đề xuất : Để phản ánh chính xác giá thành sản phẩm theo đúng chế độ quy định thì việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp nên tập hợp theo từng đối tượng sản phẩm hoặc ít nhất là theo từng phân xưởng sản xuất Các số liệu thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương” phải phản ánh đúng thực tế số lượng phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp.
* Về kế toán chi phí sản xuất chung: Ở Công ty, chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền được phản ánh vào TK 627- chi phí sản xuất chung Công ty không mở chi tiết TK 627 cho từng nội dung chi phí như trên mà phản ánh tổng hợp trên các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ. Việc tập hợp chi phí như vậy sẽ không biết được tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí sản xuất chung, do đó không kiểm tra được việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí về từng nội dung chi phí nêu trên Sử dụng tiết kiệm hiệu quả các chi phí sản xuất chung để tạo điều kiện cho việc hạ giá thành sản phẩm. Ý kiến đề xuất: Để thuận tiện cho công tác hạch toán và phát huy chức năng kiểm tra của kế toán, công ty nên mở chi tiết TK 627 thành:
TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 : Chi phí vật liệu
TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 : Chi phí dịch vụ
TK 6278 : Chi phí khác bằng tiền
Phần hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng cũng giống như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, số liệu tập hợp “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cũng như Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu và bảng tính giá thành sản phẩm là số liệu do kế toán phân bổ một cách tương đối chứ không dựa trên số liệu thực tế phát sinh Điều này làm cho công tác tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng không sát với thực tế, giá thành không được phản ánh chính xác Ý kiến : Về công tác hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng
Quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty có phát sinh nhứng sản phẩm hỏng, nếu phát sinh sản phẩm hỏng sẽ ảnh hưởng làm tăng chi phí , tăng giá thành.Tuy nhiên hiện nay ở Công ty sản phẩm hỏng chỉ được theo dõi ở các phân xưởng sản xuất, ở các phân xưởng đều có nhân viên kiểm tra chất lượng là những người kiểm tra trực tiếư chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng và quyết định xem sản phẩm đó có được chuyển sang phân xưởng sau để tiếp tục chế biến hay không Thiệt hại về sản phẩm hỏng được tính hết cho sản phẩm hoán thành Phòng kế toán không theo dõi kiểm tra sản phẩm hỏng Như vậy nếu sản phẩm hỏng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giá thành và hơn thế nữa có thể sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc giảm sản lượng hỏng xuống mức thấp nhất Để làm được điều đó,trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất kế toán cần tiến hành tổ chức theo dõi cụ thể các khoản thiệt hại trong sản xuất ( Chi phí sản phẩm hỏng).Qua đó Công ty xã định được nguyên nhân, tìm ra biện pháp để hạn chế chi chi phí sản xuất sản phẩm hỏng, chia thành hai bộ phận : trong định mức và ngoài định mức.
- Số sản phẩm hỏng trong định mức : căn cứ vào việc sản xuất thử, căn cứ vào kinh nghiệp sản xuất, phòng kỹ thuật có thể dự kiến được lượng sản phẩm hỏng Đối với lượng sản phẩm hỏng trong định mức thì khoản thiệt hại này được tính hết cho giá thành sản phẩm hoàn thành.
- Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức : Kế toán cần theo dõi, xác định thiệt hại từ đó quy trách nhiệm bồi thường Hiện nay ở Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, việc xác định trách nhiệm của người công nhân đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức sẽ làm cho tất cả công nhân có ý thức làm việc hơn, không vì chạy đua theo số lượng mà bỏ qua về chất lượng sản phẩm do mình làm ra.
Về việc trích khấu hao TSCĐ Ý kiến :Theo quy định 206 đối với những TSCĐ tăng trong tháng thì việc trích khấu hao phải được thực hiện tính từ ngày mà TSCĐ đó được đưa vào sử dụng.
Mức KH trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ
Mức KH trung bình hàng năm = Mức trích KH trung bình hàng năm
Như vậy theo quy định 206, khấu hao TSCĐ tăng trong tháng 03 sẽ được tính toán lại như sau :
+ Thời gian sử dụng : 6 năm
Mức KH trung bình hàng tháng = 63.244.800
+ Thời gian sử dụng : 5 năm
+ Thời gian bắt đầu vào sử dụng : 7/3/2011
Mức KH trung bình hàng th áng = 27.930.000
Dựa vào số liệu trên, ta lập lại được ‘ Bảng phân bổ KHTSCĐ’ như sau :
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tgian bắt đầu sử dụng
I Số KH đã trích tháng trước 49.956.023 42.245.463 1.770.875 5.939.685
II Số KH tăng tháng này 91.174.800 875.106 481.703 375.403
III Số KH giảm tháng này
IV Số KH phải trích tháng này 50.813.129 42.727.166 1.770.875 6.315.088
Về việc hiện đại hoá công tác kế toán
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì quy mô hoạt động của doanh nghiệp cũng ngày càng tăng, mối quan hệ kinh tế pháp lý mở rộng, tính chất hoạt động ngày càng cao làm cho nhu cầu thu nhận và cung cấp thông tin ngày càng khó khăn phức tạp
Mặt khác các đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngày càng nhiều, mục đích sử dụng của các đối tượng khác nhau, đòi hỏi cung cấp thông tin kế toán hữu ích và chất lượng tính toán hiện đại vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp