nghiên cứu phương pháp suy nghĩ

274 1.1K 0
nghiên cứu phương pháp suy nghĩ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

IỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP SUY NGHĨ - Nghiên cứu : Phương pháp suy nghĩ - Các ứng dụng của nghiên cứu. - Các định nghĩa về nghiên cứu. - Các đặc điểm của công tác nghiên cứu. - Các kiểu nghiên cứu. Nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu theo mục tiêu. Nghiên cứu theo loại thông tin tìm kiếm. - Các cơ chế của nghiên cứu. - Tóm tắt chương. Nghiên cứu: phương pháp suy nghĩ Nghiên cứu được thực hiện trong hầu hết các chuyên ngành. Không chỉ l

VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP SUY NGHĨ - Nghiên cứu : Phương pháp suy nghĩ - Các ứng dụng của nghiên cứu. - Các định nghĩa về nghiên cứu. - Các đặc điểm của công tác nghiên cứu. - Các kiểu nghiên cứu. Nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu theo mục tiêu. Nghiên cứu theo loại thông tin tìm kiếm. - Các cơ chế của nghiên cứu. - Tóm tắt chương. Nghiên cứu: phương pháp suy nghĩ Nghiên cứu được thực hiện trong hầu hết các chuyên ngành. Không chỉ là tập hợp các kỹ năng, nghiên cứu còn là một cách, một phương pháp suy nghĩ: khảo xét nghiêm túc các khía cạnh khác nhau của chuyên ngành; tìm hiểu và xây dựng các nguyên lý hướng dẫn để các nguyên lý hướng dẫn để vận hành những thủ tục nhất định; phát triển và kiểm thử các lý thuyết mới nhằm mở rộng chuyên ngành. Để tạo ra các thay đổi hướng dẫn việc nâng cao, mở rộng chuyên ngành, cách ứng xử thường gặp là chất vấn, điều tra những gì đã được thực hiện và tìm câu trả lời ở những xem xét thực nghiệm. Có thể lấy thí dụ ở vài chuyên ngành. Giả thuyết chúng ta làm việc ở lĩnh vực y tế. Dù làm việc ở đâu và với vị trí và cương vị gì, ta vẫn phải nghĩ đến các câu hỏi sau đây – và danh sách các câu hỏi còn có thể dài hơn nữa: - Mỗi ngày, ta tiếp xúc với bao nhiêu bệnh nhân? - Điều kiện hoàn cảnh chung nhất của các bệnh nhân là gì? - Nguồn gốc của các điều kiện hoàn cảnh nêu trên là những gì? - Tại sao có một số người có những điều kiện rất đặc thù trong khi những người khác lại không có? CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH - Nhu cầu y tế của cộng đồng là những gì? - Tại sao một số người dùng đến dịch vụ y tế còn những người khác lại không? - Người ta nghĩ gì về dịch vụ y tế? - Bệnh nhân được thoả mãn ra sao về các dịch vụ y tế? - Dịch vụ có đáp ứng được mục tiêu hay không? - Dịch vụ có thể được cải tiến ra sao? Tuỳ vào vị trí công việc, có những lúc ta có thể bỏ qua những câu hỏi đó, hoặc có những lúc tự ta nỗ lực đi tìm các câu trả lời hoặc có khi ta được yêu cầu - buộc phải tìm ra các câu trả lời - nhằm phục vụ công tác hoạch định và quản lý công việc tốt hơn. Lấy thí dụ ở ngành khác - nghiên cứu kinh doanh – và ta đang làm việc ở bộ phận tiếp thị với các vị trí công tác khác nhau. Các câu hỏi có thể ta sẽ gặp phải là: - Khối lượng cao nhất một sản phẩm bán được hàng tháng là bao nhiêu? - Kế hoạch chiến lược về nghiên cứu và phát triển ra sao để giành được thị phần sản phẩm lớn hơn? - Chiến lược tốt nhất để nâng cao khối lượng bán sản phẩm? - Cần bao nhiêu nhân viên bán hàng? - Hiệu ứng của bán sản phẩm theo kết quả của chiến dịch tiếp thị tương ứng? - Người tiêu thụ thoả mãn ra sao với sản phẩm? - Người tiêu thụ dự trù bỏ ra bao nhiêu tiền để tiêu dùng món hàng? - Người tiêu dùng có thích sản phẩm hay không? - Khách hàng thích loại bao bì đóng gói nào hơn? - Để bán được nhiều hơn, nhân viên cần được huấn luyện những gì? - Nhân viên bán hàng tốt cần có những tổ chức gì? Thí dụ khác là về lĩnh vực tâm lý hay xã hội học. Trong các tình huống tư vấn, có thể có các câu hỏi sau: - Những vấn đề thường xuyên gặp nhất của khách hàng là những gì? CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH - Những vấn đề cốt lõi/nền tảng thông dụng nhất của khách hàng là những gì? - Cơ sở kinh tế - xã hội của khách hàng? - Tại sao có thể thành công trong một số trường hợp và thất bại trong một số trường hợp khác? - Để hỗ trợ khách hàng về một nhu cầu nhất định nào đó, có những nguồn lực nào sẵn có trong cộng đồng? - Những chiến lược can thiệp nào là thích hợp cho vấn đề này? - Khách hàng thoả mãn ra sao với dịch vụ do mình cung ứng? Còn trong các bối cảnh quản lý, lại là các câu hỏi sau: - Bao nhiêu người đã đến đơn vị của mình? - Những đặc điểm về nhân khẩu – kinh tế - xã hội của các khách hàng? - Mỗi ngày, một nhân viên có thể xử lý bao nhiêu trường hợp? - Tại sao một số người dùng dịch vụ tư vấn còn số khác thì không? - Dịch vụ đạt được kết quả ra sao? - Nhu cầu thông dụng nhất của khách hàng của đơn vị mình là những gì? - Điểm mạnh và điểm yếu của dịch vụ? - Khách hàng thoả mãn với dịch vụ ra sao? - Có thể cải tiến dịch vụ như thế nào? Còn ở vai trò một chuyên gia, các câu hỏi mang tính lý thuyết sau đây lại được nêu ra: - Can thiệp hiệu dụng nhất của một bài toán cụ thể là gì? - X có nguyên nhân là gì hay Y có kết quả là gì? - Quan hệ giữa hai hiện tượng là gì? - Có thể đo lường sự tự đánh giá của khách hàng ra sao? - Có thể khẳng định tính xác thực của các bảng câu hỏi? - Mẫu lựa chọn chương trình của cộng dồng có dạng gì? - Cách tốt nhất để tìm ra thái độ của cộng đồng trước một vấn đề là gì? - Cách tốt nhất để tìm ra tính kiến hiệu của một giải pháp cụ thể là gì? CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH - Có thể chọn được một mẫu thống kê không thiên lệch ra sao? Còn với vị trí của người tiêu thụ, có thể có các câu hỏi dưới đây. Lưu ý – trong kỷ niệm của người tiêu thụ, ta không thể bỏ qua yếu tố khách hàng - người tiêu thụ của dịch vụ cung ứng. Khách hàng có quyền chất vấn về chất lượng và kết quả của dịch vụ còn người cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm trả lời tương ứng: - Dịch vụ yêu cầu có kết quả là gì? - Người mua có được lợi (về tiền bạc) hay không khi mua dịch vụ? - Các nhà cung cấp được huấn luyện chuyên nghiệp đến mức nào? Hầu hết các lĩnh vực xã hội – nhân văn đều gặp phải các câu hỏi nêu trên. Các ứng dụng của nghiên cứu Như chúng ta vừa lướt qua, các câu hỏi đặt ra cho mọi chuyên ngành đều có thể được xem xét từ các góc độ sau: - Người cung ứng dịch vụ - Người tiêu thụ dịch vụ - Người quản lý dịch vụ - Chuyên gia của ngành. Các quan điểm đó được tổng kết trên hình 1.1. Mặc dù không thể liệt kê hết các vấn đề của mọi lĩnh vực nhưng khung cơ sở trên hình 1.1 có thể dùng được cho hầu hết các ngành và cho hầu hết tình huống của khoa học xã hội và nhân văn để nhận diện các vấn đề có thể có trong lĩnh vực chuyên biệt của người đọc, theo cả bốn góc nhìn nêu trên. CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH Hình 1.1. Các ứng dụng của nghiên cứu Các định nghĩa về nghiên cứu Có một vài cách trả lời các câu hỏi vừa nêu trên. Các phương pháp trả lời thay đổi từ tính tương đối phi hình thức dựa vào các kết quả “lâm sàng” trực tiếp CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 ỨNG DỤNG CỦA NGHI ÊN CỨU theo các quan điểm của Nhà cung cấp dịch vụ Nhà hoạch định/quản lý Người tiêu thụ/khách hàng Chuyên gia ngành - Bao nhiêu người đang dùng dịch vụ/sản phẩm? - Tại sao một số người dùng dịch vụ/sản phẩm trong khi những người khác không dùng? - Dịch vụ sản phẩm có ích ra sao? - Dịch vụ sản phẩm có thể được cải tiến ra sao? - Loại người nào dùng không dùng dịch vụ/sản phẩm? - Người dùng thoả mãn ra sao với dịch vụ/sản phẩm? - Các vấn đề về dịch vụ/ sản phẩm? - Nhu cầu của cộng đồng là gì? - Các kiểu dịch vụ/sản phẩm mà cộng đồng cần? - Cần bao nhiêu nhà cung cấp dịch vụ? - Nhu cầu huấn luyện nhân viên gồm những gì? - Trong 1 ngày 1 nhânviên có thể xử lý bao nhiêu trường hợp? - Kết quả của nhân viên dược đánh giá ra sao? - Bằng cách nào để dịch vụ/sản phẩm có thể phổ dung hơn? - Có lợi kinh tế nào không? - Các nhà cung cấp dịch vụ tốt ra sao? - Hiệu ứng dài hạn của sản phẩm đang dùng? Bằng chứng ở đâu? - Can thiệp kiến hiệu nhất cho vấn đề là gì? - Quan hệ giữa X và Y là gì? - Lý thuyết nhất định trong điều kiện hiện tại hợp lệ như thế nào? - Cách tốt nhất để đo lường được thái độ. - Quá trình qua đó người ta quyết định chọn chương trình là gì? VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH đến tính khoa học chặt chẽ gắn với các diễn đạt quy ước của các thủ tục khoa học. Nghiên cứu là một trong những phương pháp đó. Khi nói – đang tiến hành một nghiên cứu để tìm ra trả lời cho một bài toán nào đó, thì ta đang hàm ý quá trình có các đặc điểm sau: 1. Diễn ra trong khuôn khổ của tập hợp các triết niệm. 2. Dùng đến các phương pháp, thủ tục và kỹ thuật đã được kiểm nhận về tính xác thực và độ tin cậy. 3. Được thiết kế một cách khách quan và không thiên lệch. Ở đây, định hướng mang tính triết lý xuất phát từ một trong hai cơ chế của nghiên cứu - chủ thuyết tích cực và chủ thuyết tự nhiên – và xuất phát từ chuyên ngành đang xét. Khái niệm về tính xác thực được áp dụng vào bất kỳ khía cạnh nào của quá trình nghiên cứu - điều này đảm bảo rằng trong việc nghiên cứu ta đã áp dụng các thủ tục đúng đắn. Còn tính tin cậy nói lên chất lượng của thủ tục đo lường. Tính khách quan và không thiên lệch nghĩa là ta đã tiến hành các bước nghiên cứu và rút ra các kết luận theo khả năng cao nhất của mình mà không có các lợi ích cá nhân. Cần phân biệt giữa tính thiên lệch và tính chủ quan. Chủ quan là một cấu thành trong cách suy nghĩ của một người - xuất phát từ căn bản học vấn, ngành nghề, quan niệm, kinh nghiệm và kỹ năng của người đó. Trái lại, thiên lệch là một cố gắng rõ rệt để che giấu hay nhấn mạnh môt việc gì. Thí dụ, nhà tâm lý xem xét thông tin theo cách hoàn toàn khác với nhà nhân chủng hay nhà sử học. Sở hữu ba đặc tính trên sẽ cho phép quá trình được mang tên là quá trình nghiên cứu. Do vậy, khi nói rằng ta đang thực hiện một công việc nghiên cứu, hàm ý rằng phương pháp mà ta chọn phải hội đủ các đặc tính mong đợi vừa nêu. Tuy nhiên, mức độ thoả mãn các đặc tính tiêu chuẩn đó thay đổi theo từng ngành và vì vậy, ý nghĩa của từ “nghiên cứu” cũng thay đổi theo ngành. Thí dụ, quá trình nghiên cứu trong khoa học xã hội và khoa học tự nhiên sẽ khác biệt đáng kể. Trong khoa học tự nhiên, nỗ lực nghiên cứu được chờ đón là sẽ bị điều CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH khiển chặt chẽ ở mỗi bước tiến hành, trong khi đó ở khoa học xã hội, sự kiểm soát nghiêm ngặt không thể áp đặt được và đôi khi, cũng không yêu cầu. Ngay cả trong khoa học xã hội, mức độ yêu cầu kiểm soát cũng thay đổi đáng kể theo từng lĩnh vực vì các nhà khoa học xã hội có yêu cầu khác nhau về quá trình nghiên cứu sở hữu ba đặc tính mong đợi nêu trên. Nhưng dù có khác biệt giữa các ngành, tiếp cận chung về công cuộc tìm hiểu vẫn là giống nhau. Mô hình nghiên cứu trong sách này sẽ được đặt cơ sở trên quan điểm đó. Người mới làm quen trong lĩnh vực nghiên cứu cần hiểu rằng nghiên cứu không phải là những gì về kỹ thuật, có tính phức tạp, thống kê hay máy tính. Một mặt, nghiên cứu có thể chỉ là hoạt động đơn giản để trả lời được các câu hỏi liên đới đến những công việc hàng ngày. Mặt khác, nghiên cứu có thể liên quan đến việc xây dựng các lý thuyết hay các quy luật phức tạp - chẳng hạn điều khiển sự sống. Như đã nói trên, khác biệt giữa hoạt dộng nghiên cứu và hoạt động không có tính nghiên cứu là ở cách thức tìm ra câu trả lời – quá trình tương ứng phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định mới được gọi là quá trình nghiên cứu. Để nhận diện các yêu cầu này, xin khảo xét vài định nghĩa về nghiên cứu sau đây. Nghiên cứu là một hoạt động điều tra và tìm hiểu lâu dài, có tính hệ thống và kỹ lưỡng trong một lĩnh vực kiến thức nào đó nhằm thiết lập các sự kiện hay nguyên lý (Grinnell – 1993). Cách khác, cũng theo Grinnell (1993): Nghiên cứu là việc chất vấn có cấu trúc dùng phương pháp (luận) khoa học chấp nhận được để giải quyết vấn đề và tạo sinh kiến thức mới có thể áp dụng được một cách tổng quát. Con Lundberg (1942) chỉ ra sự khác biệt giữa quá trình nghiên cứu xã hội - được coi là có tính khoa học - với quá trình ta dùng trong cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp khoa học gồm việc quan sát, phân loại và diễn giải dữ liệu một cách có hệ thống. Rõ ràng là, giờ đây, quá trình này đã được hầu hết mọi người dùng vào cuộc sống thường nhật. Sự khác biệt chính yếu giữa các tổng quát CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH hoá thường nhật với các kết luận thường được công nhận là có (phương pháp) khoa học nằm ở mức độ hình thức, chặt chẽ, dễ kiểm chứng và xác thực tổng quát. Burns (1994) định nghĩa - nghiên cứu là cuộc điều tra có tính hệ thống để giải quyết một vấn dề. Theo Kerlinger (1986), nghiên cứu khoa học là việc điều tra nghiêm túc, thực nghiệm có kiểm soát và mang tính hệ thống của các luận đề về các mối quan hệ được giả định của các hiện tượng khác nhau. Còn Bulmer (1977) cho rằng – nghiên cứu xã hội học, là một nghiên cứu, cơ bản gắn với việc thiết lập những kiến thức hợp lệ, tin cậy và hệ thống về thế giới xã hội. Các đặc điểm của nghiên cứu Từ các định nghĩa trên, rõ ràng nghiên cứu là một quá trình thu thập, phân tích và diễn giải thông tin để trả lời các câu hỏi. Nhưng để trở nên có tính nghiên cứu, quá trình đó phải có càng nhiều càng tốt một số thuộc tính sau đây; kiểm soát được; chặt chẽ; có tính hệ thống; hợp lệ và dễ kiểm chứng; có tính thực nghiệm và tính tới hạn. Dưới đây ta sẽ khảo xét các đặc điểm này - Kiểm soát được. Trong đời sống có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết cục cuối cùng. Một sự kiện nhất định nào đó ít khi là kết quả của một quan hệ một – (đối) - một. Một số quan hệ lại phức tạp hơn các quan hệ khác. Hầu hết các kết cục đều là hệ quả của sự tương tác lẫn nhau của một số các quan hệ và các yếu tố có ảnh hưởng khác. Trong một nghiên cứu về quan hệ nhân quả, việc có thể liên kết (các) kết quả với (các) nguyên nhân và ngược lại là rất quan trọng. Tuy có tầm quan trọng như vậy, nhưng trên thực tế, đặc biệt trong các khoa học xã hội, rất khó hay thậm chí không thể xác định các liên kết như vậy. Khái niệm về sự kiểm soát hàm ý rằng, trong việc tìm hiểu tính nhân quả trong quan hệ giữa hai biến, cần tiến hành nghiên cứu sao cho tối thiểu hoá các CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH ảnh hưởng của các yếu tố khác lên quan hệ đang xét. Đối với các khoa học tự nhiên, do hầu hết nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm nên điều này có thể đạt được ở một mức độ lớn. Còn ở các khoa học xã hội, vì các nghiên cứu được thực hiện trên các vấn đề có liên quan đến các cá nhân sống trong xã hội, không thể kiểm soát được – nên rất khó thiết lập được các liên kết như vậy. Vì thế, ở các khoa học xã hội, do không kiểm soát được các yếu tố bên ngoài, ta cần lượng hoá các tác động của chúng. - Chặt chẽ. Phải cực kỳ kỹ lưỡng và toàn diện để đảm bảo rằng các thủ tục được chọn là thích hợp và có thể thuyết minh được. Nhắc một lần nữa rằng, mức độ chặt chẽ thay đổi đáng kể giữa các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và ngay bên trong các khoa học xã hội. - Tính hệ thống. Các thủ tục đã chọn phải đi theo một trình tự logic nhất định. Không thể thực hiện các bước khác nhau một cách thiếu hoạch định hay thiếu trật tự. Cũng vậy, một số thủ tục phải đi tiếp sau một số thủ tục khác. - Hợp lệ và kiểm chứng được. Khái niệm này hàm ý rằng bất kỳ kết luận nào rút ra được từ kết quả nghiên cứu đều đúng đắn và có thể được kiểm chứng được do chính ta hay những người khác. - Thực nghiệm. Điều này hàm ý rằng mọi kết luận đã rút ra đều đặt cơ sở trên các chứng cứ rõ ràng tập hợp từ thông tin thu được do kinh nghiệm hay quan sát từ đời sống thực. - Tới hạn. Tính toàn diện và kỹ lưỡng ở mức độ cao của các thủ tục và kỹ thuật đem dùng đóng vai trò chủ yếu đối với việc tìm hiểu nghiên cứu. Quá trình điều tra phải tin cậy, dễ thực hiện và không có lỗi. Quá trình được chọn và các thủ tục áp dụng phải có thể vượt qua được việc xem xét toàn diện và kỹ lưỡng ở mức độ cao đó. Các kiểu nghiên cứu Nghiên cứu có thể được phân loại theo ba quan điểm (hình 1.2) - Ứng dụng của công trình nghiên cứu. CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH - Mục tiêu trong việc thực hiện nghiên cứu. - Loại thông tin tìm kiếm CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 [...]...VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH CÁC KIỂU NGHIÊN CỨU theo các quan điểm của Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu áp dụng Loại thông tin tìm kiếm Mục tiêu Ứng dung Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu tương quan Nghiên cứu giải thích Nghiên cứu khai phá Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính Hình 1.2 Các kiểu nghiên cứu Ba kiểu phân loại này không loại trừ nhau.Thí dụ, một dự án nghiên cứu có thể... là nghiên cứu lý thuyết hay nghiên cứu ứng dụng (theo góc nhìn ứng dụng của nghiên cứu) , hoặc là nghiên cứu khai phá (theo quan điểm mục tiêu nghiên cứu) , hoặc là nghiên cứu định lượng hay nghiên cứu định tính (theo quan điểm loại thông tin tìm kiếm) Ứng dụng Từ quan điểm của ứng dụng, có 2 kiểu nghiên cứu - nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng Trong các khoa học xã hội, theo Bailey (1978) Nghiên. .. hai cơ chế chính là liệu phương pháp luận nghiên cứu trong các khoa học tự nhiên có thể áp dụng vào nghiên cứu trong các khoa học xã hội hay không 16 CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH 2 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu: mô hình 8 bước Bước 1: thiết lập bài toán nghiên cứu Bước 2: quan niệm hoá thiết kế nghiên cứu Bước 3: xây dựng dụng... tốt nhất để đo lường thái độ của con người Kiến thức thu được từ nghiên cứu lý thuyết như vậy nhằm để tích lũy thêm vào khối kiến thức hiện có về các phương pháp nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu trong khoa học xã hội đều là nghiên cứu áp dụng Nói cách khác, các phương pháp, thủ tục và kỹ thuật nghiên cứu tạo nên phương pháp luận nghiên cứu được ứng dụng vào việc thu thập thông tin về các khía cạnh khác... thập dữ liệu Tất cả những phương tiện gì dùng thu thập thông tin cho nghiên cứu đều được gọi là công cụ nghiên cứu hay thiết bị nghiên cứu Thí dụ - đó là biểu mẫu quan sát, bảng câu hỏi phỏng vấn, hướng dẫn phỏng vấn… 20 CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH Xây dựng công cụ nghiên cứu là bước thực hành đầu tiên trong việc thực hiện nghiên cứu Cần phải quyết định... toán nghiên cứu Sẽ nguy hiểm nếu xem xét tài liệu mà không có trước ý tưởng cụ thể hợp lý về điều cần nghiên cứu Nó sẽ ảnh hưởng đáng kể lên suy nghĩ của ta về bài toán nghiên cứuphương pháp luận đem dùng, làm cho việc chọn lựa bài toán nghiên cứuphương pháp luận kém hẳn về tính đổi mới Vì vậy, nên có quan niệm hoá bài toán nghiên cứu trước khi thực hiện việc xem xét tài liệu 26 CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG... cả nghiên cứu định lượng lẫn nghiên cứu định tính Có thể tiến hành nghiên cứu định tính trong cơ chế tích cực Tuy nhiên, cần phân biệt giữa một bên là nghiên cứu định tính với bên kia là nghiên cứu tự nhiên và dân tộc vì chúng đi theo các hệ thống giá trị khác nhau và ở một mức độ nào đó, các phương pháp luận khác nhau Không có vấn đề gì về kiểu cơ chế mà nhà nghiên cứu đang làm việc, nhà nghiên cứu. .. chương 11) - Mục tiêu nghiên cứu - Các giả thuyết - nếu cần phải kiểm thử chúng - Thiết kế nghiên cứu dự định - Bối cảnh nghiên cứu - Các thiết bị nghiên cứu định sử dụng 22 CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH - Thiết kế chọn mãu và kích cỡ mẫu - Các thủ tục xử lý dữ liệu - Dàn ý các phần trong báo cáo - Các vấn đề và hạn chế của nghiên cứu - Khung thời gian... cáo nghiên cứu 7 Chương 14 Xử lý dữ liệu Chương 15 Biểu hiện dữ liệu VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH Hình 2.2 Bước 1 Thiết lập bài toán nghiên cứu Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình nghiên cứu Bài toán nghiên cứu nhận diện mục đích nghiên cứu – ta dự kiến nghiên cứu điều gì? Dự kiến càng rõ ràng và cụ thể thì càng tốt, vì rằng mọi việc tiếp theo của quá trình nghiên cứu. .. tài nghiên cứu - Các bước xác lập đề tài nghiên cứu - Xác định các mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng các định nghĩa vận hành - Tóm tắt chương 34 CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH Mục đích cốt lõi của chương này là chi tiết hoá quá trình thành lập đề tài Tuy vậy những nội dung cụ thể của quá trình này lại phụ thuộc vào: - Khả năng (của ta) về phương pháp luận nghiên . VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KINH TẾ - TÀI CHÍNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP SUY NGHĨ - Nghiên cứu : Phương pháp suy nghĩ - Các ứng dụng của nghiên cứu. - Các định nghĩa về nghiên cứu. - Các đặc. tác nghiên cứu. - Các kiểu nghiên cứu. Nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu theo mục tiêu. Nghiên cứu theo loại thông tin tìm kiếm. - Các cơ chế của nghiên cứu. - Tóm tắt chương. Nghiên cứu: phương pháp. biệt. CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 CÁC KIỂU NGHIÊN CỨU theo các quan điểm của Ứng dung Mục tiêu Loại thông tin tìm kiếm Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu áp dụng Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu tương

Ngày đăng: 24/05/2014, 14:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các biến số tích cực

    • Liên tục

      • Các thí dụ

      • Thứ tự hay xếp hạng

      • Khoảng cách

      • Tỉ lệ

      • Lấy mẫu theo chỉ tiêu

      • Lấy mẫu tình cờ

        • Thiết kế lấy mẫu có hệ thống

          • Hình 11.7. Thủ tục chọn mẫu thử có hệ thống

            • Tính toán kích cỡ mẫu thử

            • Hình 11.8. Lấy mẫu có hệ thống

              • Phần giới thiệu

                • Thí dụ A

                • Thí dụ B

                • Thí dụ C

                  • Bài toán

                  • Thí dụ A

                  • Thí dụ B

                  • Thí dụ C

                    • Các mục tiêu nghiên cứu

                    • Thí dụ A

                      • Các mục tiêu phụ

                      • Thí dụ B

                        • Thí dụ A

                        • Thí dụ B

                        • Thí dụ C

                          • Thiết kế nghiên cứu

                          • Thí dụ A

                          • Thí dụ C

                            • Bối cảnh nghiên cứu

                            • Lấy mẫu

                            • Thí dụ A

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan