Kinh doanh và khai thác dịch vụ vận tải giao nhận tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải rất phong phú và đa dạng với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, tuy nhiên chưa tương
Trang 1********* o0o ********
khoá luận tốt nghiệp
Đề tài:
Ph-ơng h-ớng và những giải pháp chủ yếu phát triển
hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp
giao nhận vận tải Việt Nam
SV thực hiện : Lê Thị Huệ
Lớp : Anh 15 Khóa : K42 D
GV h-ớng dẫn : tS Trịnh Thị Thu H-ơng
hà nội, tháng 11 / 2007
Trang 2MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 3 I/ KHÁI NIỆM VỀ LOGISTICS VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 3 1/ LOGISTICS 3
1.1 KHÁI NIỆM LOGISTICS 3 1.2 CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA LOGISTICS 5
2/ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 6 3/ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 9
3.1 DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 9 3.2 ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THUẬN LỢI CỦA CÁC DNGNVT 10 3.3 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT 10
II/ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 12 1/ VỊ TRÍ CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT 12 2/ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT 13
2.1 HOẠT ĐỘNG LOGISTICS GIẢM TỐI ĐA CHI PHÍ VÀ TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 14 2.2 HOẠT ĐỘNG LOGISTICS GIÚP NÂNG CAO TÍNH LINH HOẠT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 16 2.3 HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TĂNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN 16
Trang 3III/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 17
1/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI GIAO NHẬN 17 2/ NĂNG LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 18
2.1 VỊ TRÍ CỦA DOANH NGHIỆP 19
2.2 VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN 19
2.3 KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 21
2.4 NGUỒN NHÂN LỰC 21
3/ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 21
3.1 CHÍNH SÁCH GIÁ DỊCH VỤ 21
3.2 CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH 22
4/ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC 22
IV/ KINH NGHIỆM VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA 23
1/ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS Ở TRUNG QUỐC 23
2/ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI SINGAPORE 25
3/ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CHO CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM 27
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM 29
I/ TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM 29
1/ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM 29
2/ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNGNVT VIỆT NAM 30
Trang 42.1 NỘI DUNG, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNGNVT VN 30 2.2 CƠ CẤU THÀNH PHẦN CỦA CÁC DNGNVT VN RẤT ĐA DẠNG 31 2.3 QUY MÔ NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÒN NHỎ BÉ, TRÌNH ĐỘ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP CÒN LẠC HẬU 32 2.4 TRÌNH ĐỘ ĐÔI NGŨ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC CỦA NGÀNH CÒN NHIỀU BẤT CẬP 34
II/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT VIỆT NAM NHỮNG NĂM VỪA QUA 34 1/ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT VIỆT NAM 35 2/ NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TOÀN NGÀNH 39
3.1 GEMADEPT 43 3.2 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU- VIETFRACHT 44 3.3 CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ VIỆT NAM - VICT 46
III/ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT VIỆT NAM 46 1/ NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CẦN ĐƯỢC TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN 46 2/ NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU 47
2.1 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP 47 2.2 NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG BẤT CẬP NÀY 53
Trang 5CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO
NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM 61
I/ MỘT SỐ YÊU CẦU NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT VIỆT NAM 61
1/ PHÁT TRIỂN LOGISTICS PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DNGNVT VN 61
2/ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT NẰM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 62
3/ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC 63
4/ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT ĐÒI HỎI SỰ PHỐI HỢP CỦA CÁC BỘ, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN 64
II/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI VIỆT NAM VÀ PHƯỚNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTIC TẠI CÁC DNGNVT 65
1/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 65
1.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 65
1.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 66
1.3 TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 68
1.3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOGISTICS 68
3.1.2 CÁC ĐỊNH HƯỚNG KHÁC 72
2/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT VN 73
2.1 DỰ BÁO NHU CẦU LOGISTICS TRONG TƯƠNG LAI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 73
Trang 62.2 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS CHO CÁC
DNGNVN VIỆT NAM 78
III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT VN 80
1/ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG 80
1.1.NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG 80
1.2 ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ ĐỂ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN MÔ HÌNH LOGISTICS 81
2/ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI 82
3/ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI 82
4/ KHÔNG NGỪNG CẢI TIẾN BỘ MÁY QUẢN LÝ, TÍCH CỰC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN 82
5/ GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN 83
IV/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC ĐỂ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LOGISTICS 84
1/ XÁC ĐỊNH RÕ LỘ TRÌNH HỘI NHẬP LOGISTICS VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN LOGISTICS 84
1.1 XÁC ĐỊNH RÕ LỘ TRÌNH HỘI NHẬP LOGISTICS VỚI KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI 84
1.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN LOGISTICS 85
2/ ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT HỖ TRỢ SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS 85
2.1 ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 85
2.2 ĐẦU TƯ VÀ KHUYẾN KHÍCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 87
3/ LẬP CÁC TRUNG TÂM LOGISTICS QUỐC GIA 88
Trang 74/ HỆ THỐNG HÓA PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 89
5/ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 90
5.1 ĐÀO TẠO NGẮN HẠN 90
5.2 ĐÀO TẠO DÀI HẠN 91
6/ THÚC ĐẨY SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP 91
6.1 KHUYẾN KHÍCH LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP 91 6.2 TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC HIỆP HỘI 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu viết khóa luận em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều người, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người
đã giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến côgiáo, Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hương, người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý trao đổi, giúp đỡ em để hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và các thầy cô khác trong trường đại học Ngoại Thương – những người sẽ xem xét và đánh giá đề tài này
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè – những người
đã luôn luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 9common carrier Supply Chain Management Twenty – foot equivalent units Warehouse Management System
Logistics bên thứ 3 Đơn vị tính năng lực của tàu chở hàng
Hệ thống trao đổi dữ liệu điện
tử Nhà cung cấp dịch vụ logistics Nhà vận tải đa phương thức Quy chế của người chuyên chở không có tàu
Quản lý chuỗi cung ứng Đơn vị tương đương 20 feet
Hệ thống quản trị kho
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống logistics 5
Bảng 2: Sơ lựơc phân tích SWOT về dịch vụ logistics tại Singapore 26
Bảng 3: Một số cảng container lớn nhất thế giới và Việt Nam (2006) 33
Bảng 4: Hàng hóa thông qua các cụm cảng Việt Nam 40
Bảng 5: Tàu vận tải Container của GEMADEPT 43
Bảng 6: Dự kiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu năm 2010 74
Bảng 7: Dự kiến nhu cầu vận chuyển hàng hoá nhập khẩu năm 2010 74
Bảng 8: Lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đến năm 2010 76
Bảng 9: Dự kiến tỷ trọng thị trường xuất khẩu đến năm 2010 76
Bảng 10: Dự báo thị trường hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 77
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
I/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trong những năm gần đây, lộ trình hội nhập khu vực và thế giới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu đã không ngừng tăng lên, vừa đặt ra những thách thức, yêu cầu và đòi hỏi mới đối với đầu tư và khai thác dịch vụ mà các doanh nghiệp giao nhận vận tải cung ứng, vừa tạo ra những cơ hội phát triển rất thuận lợi Kinh doanh và khai thác dịch vụ vận tải giao nhận tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải rất phong phú và đa dạng với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng hiện
có, chưa đáp ứng nhu cầu chu chuyển hàng hoá ngày càng gia tăng, có nguy
cơ làm hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp giao nhận, ngành giao nhận Lý do chính là các doanh nghiệp chưa chủ động, chưa có các giải pháp tối ưu trong việc liên kết, điều hành và quản lí toàn bộ dây chuyền cung ứng Mặt khác, hiệu quả hoạt động của các loại hình dịch vụ vận tải giao nhận không cao do phương thức kinh doanh chưa phù hợp Vì vậy giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam là sự hợp tác, đầu tư
và áp dụng phương thức kinh doanh mới, tiên tiến nhằm tiết kiệm tất cả các chi phí phát sinh hoặc có thể phát sinh trong giao nhận vận tải để đạt hiệu quả
cao nhất trong kinh doanh Logistics chính là phương thức kinh doanh tiên
tiến cần được nghiên cứu để áp dụng và phát triển trong các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam
Xuất phát từ thực tế đó, người viết đã chọn “Phương hướng và những
giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam, phân tích, đánh giá
Trang 12tình hình thực tiễn, qua đó đề ra phương hướng và kiến nghị các giải pháp phát triển hoạt động logistics tại các DN, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác DN, tăng nguồn thu, bù đắp chi phí hoạt động và đầu tư DNGNVT trong điều cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế quốc tế
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam, trong thời gian từ khi dịch vụ logistics được triển khai tại Việt Nam ( khoảng 10 năm gần đây) đến nay và định hướng phát triển đến năm 2020 cũng như các năm tiếp theo
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài, khóa luận đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích- tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải- quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếu… để khóa luận có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn
V/ BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Chương I: Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải( DNGNVT)
Chương II: Thực trạng áp dụng hoạt động logistics tại các DNGNVT Việt Nam
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động logistics tại các DNGNVT Việt Nam
Trang 13CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
GIAO NHẬN VẬN TẢI I/ KHÁI NIỆM VỀ LOGISTICS VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI
1/ Logistics
1.1 Khái niệm logistics
Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất - giống như
từ “Marketing” – từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ
khác Bởi vì bao hàm nghĩa của logistics quá rộng nên không một từ ngữ nào
có thể truyền tải hết ý nghĩa của từ này
Theo nguồn tin từ trang web Wikipedia thì từ “logistics” được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ đại, được viết là: “logos”(λόγος),có nghĩa là “ratio,
word, reason, speech, oration” Còn thuật ngữ “logistics” nguyên bản được sử
dụng trong quân đội từ mấy trăm năm nay với ý nghĩa là quá trình cung cấp các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho quân đội Ở Hi Lạp cổ, đế chế Roman and Byzantine đã từng có những đơn vị quân đội mang tên
“logostikas”, họ có trách nhiệm trong lĩnh vực cung cấp lương thực và tài
chính
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, logistics đã được nghiên cứu sâu và áp dụng sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất tiêu thụ, kinh doanh, giao thông vận tải… Thuật ngữ “logistics” được hiểu với ý nghĩa
là quản lý (Management) hệ thống phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong xã hội Mặc dù đã có rất nhiều định nghĩa về logistics được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hoạt động logistics Mỗi khái niệm về logistics chỉ phù hợp với mỗi khía cạnh mà người ta nghiên cứu về nó Sau đây là một số khái niệm về logistics:
Trang 14Trường đại học Hàng Hải thế giới ( World Marintime University) định
nghĩa như sau: “Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý
việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và thông tin liên quan
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ vì mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng”
Theo Hội đồng quản lý dịch vụ logistics ( Council of Logistics Management – CLM) quốc tế ( Hội đồng này thiết lập các nguyên tắc thể lệ, nội dung mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics các nước thường áp
dụng và chịu quy chế của Hội đồng này): “Logistics là một phần của quá trình
cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu thông các lọai hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến điểm tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ”
Theo khái niệm của Liên hợp quốc được sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics tổ chức tại đại học
Ngoại Thương Hà Nội thì: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng…”
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 ( có hiệu lực từ 1/1/2006) không đưa ra khái niệm “Logistics” mà đưa ra khái niệm “dịch vụ Logistics” như sau:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao” [5]
Các định nghĩa trên đây về logistics tuy có khác nhau về ngôn ngữ và cách diễn đạt song nội hàm của tất cả các khái niệm ấy đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người
Trang 15tiêu dùng Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời.
Như vậy, logistics có thể được hiểu một cách ngắn gọn: Logistics là
một chuỗi vận động của nguyên vật liệu,hàng hoá từ đầu vào, qua lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng
1.2 Chức năng và mục tiêu hoạt động của logistics
Hiện nay, logistics đã được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực Trong bất cứ một lĩnh vực nào, nếu đòi hỏi có sự cung ứng dịch vụ và quản lý chuỗi hoạt động thì nhiệm vụ chung của logistics là thực hiện các công việc đó Ví dụ như các hãng sản xuất kinh doanh ứng dụng logistics từ ngay phần lập kế hoạch, mua sắm nguyên liệu để đưa vào sản xuất, trong quá trình sản xuất và đến khâu cuối
là tiêu thụ sản phẩm… Nhưng do phạm vi hoạt động của mỗi lĩnh vực là khác nhau nên mục tiêu và chức năng đánh giá chúng cũng khác nhau:
Bảng 1: Chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống logistics
Nhà
kinh doanh, chủ hàng
Sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận
Trang 16Kinh doanh = Tối thiểu chi phí vận chuyển hàng + tối đa chi phí phụ thêm
HTLG Xã
hội Tối ưu Xã hội
Chính phủ công dân
Hệ thống xã hội Lợi ích Xã hội
phối tới tay người tiêu dùng
Theo nghiên cứu của Uỷ ban kinh tế Châu Á – Thái bình dương ( Economic and Social Commission for Asia and Pacific – ESCAP) thì logistics đã trải ba giai đoạn phát triển, ở mỗi giai đoạn phát triển đó logistics
đã tích hợp thêm các hoạt động và đã trở thành một chuỗi logistics hoàn thiện
Giai đoạn 1: Phân phối vật chất ( Physical Distribution) hay còn gọi là
logistics đầu vào ( in bound logistics) bao gồm các hoạt động sau: vận tải, phân phối, bảo quản, định mức tồn kho, bao bì đóng gói, di chuyển nguyên liệu
Giai đoạn 2: Hệ thống logistics ( Logistics System) các hoạt động là sự
kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản
Trang 17phẩm tới tay người tiêu dùng, và luôn luôn phải đảm bảo sự ổn định và tính liên tục của các luồng vận chuyển
Giai đoạn 3: Quản lý dây chuyền cung ứng ( Supply Chain Management) các hoạt động của giai đoạn này là sự tiếp nối các hoạt động từ
người cung ứng - đến người sản xuất - đến khách hàng cùng với các dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản phẩm như cung cấp chứng từ liên quan, theo dõi, kiểm tra…
Qua các giai đoạn phát triển, các hoạt động logistics ngày càng đa dạng và phong phú thêm Từ chỗ logistics chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc liên quan đến nguyên liệu đầu vào cơ bản như: làm thủ tục thông quan, vận tải, bảo quản, định mức tồn kho… cho tới cung cấp trọn gói
một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho ( Door to Door) đúng nơi đúng lúc để
phục vụ nhu cầu khách hàng Ngày nay yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra…
Rõ ràng dịch vụ vận tải giao nhận không còn là hoạt động riêng lẻ, đơn thuần như trước mà được phát triển ở mức độ cao với việc tích hợp hàng loạt các hoạt động từ giao nhận đến vận tải hàng hóa Các hoạt động này chính là các yếu tố nền tảng tạo nên dây chuyền logistics hoàn chỉnh và được gọi chung là các hoạt động logistics
Để hiểu khái quát hơn, ta chia chuỗi dịch vụ logistics thành ba hoạt động chính như sau :
Xác định và quản lý các nhà cung cấp , quá trình làm thủ tục, đặt hàng
và phân phối vật chất ( nguyên vật liệu hoặc dịch vụ) từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất
Trang 18 Bảo quản nguyên vật liệu, quản lý hàng hóa, dịch vụ tồn kho trong suốt cũng như ngoài quá trình sản xuất
Vận chuyển và phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hoạt động logistics thông thường ( forward logistics - xuất phát từ đầu vào của nguyên vật liệu và kết thúc khi hàng hóa được phân phát tới người tiêu dùng cuối cùng), mà chưa phản ánh được những hoạt động logistics đảo ngược [8] ( reverse logistics - là hoạt động lên kế hoạch và quản lý dòng hàng hóa từ phía khách hàng trả lại người bán, trở thành hàng tồn kho, hoặc hàng hóa trả lại nhà sản xuất vì bất cứ lí do
gì và đòi bồi hoàn, hoặc cũng có thể là dòng hàng hóa được mang bán lại trên thị trường thứ cấp)
Các hoạt động này sẽ được minh họa qua sơ đồ 1
Sơ đồ 1: Những hoạt động logistics trong quá trình sản xuất
Hỗ trợ Logistics công nghiệp
Trang 19Nguồn: Benjamin S Blanchard (2006,sixth edition), Logistics Engineering and Management, NXB:Pearson Education International, - 5-
3/ Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải
3.1 Doanh nghiệp giao nhận vận tải
Doanh nghiệp giao nhận vận tải ( viết tắt là DNGNVT) là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa trong xã hội Sản phẩm của doanh nghiệp giao nhận chính là các dịch vụ trong giao nhận ( dịch vụ giao nhận hàng hóa) mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai trò là ng-ời giao nhận
Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận vận tải là thực hiện chức năng của một tổ chức giao nhận vận tải Cụ thể là: nhận hàng hóa từ ng-ời gửi, tổ chức vận chuyển, l-u kho l-u bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ ủy thác có liên quan đến giao nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của ng-ời vận tải, hoặc của ng-ời làm dịch vụ giao nhận khác ( các khách hàng) với mục tiêu là hoàn thành đúng yêu cầu của khách hàng và thu đ-ợc hiệu quả cao nhất, lâu dài, bền vững
Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, sự vận động của hàng hóa từ sản xuất đến ng-ời tiêu dùng trở nên phức tạp, nhu cầu về dịch vụ logistics ngày càng tăng và việc cung cấp các dịch vụ vận tải truyền thống chỉ với “kho”
và “vận” đơn thuần trở nờn lạc hậu Nhiệm vụ tất yếu của cỏc doanh nghiệp giao nhận vận tải là phải cải tiến dịch vụ của mỡnh hướng tới cung cấp một chuỗi dịch vụ được tổ chức, liờn kết chặt chẽ với nhau trong toàn bộ quỏ trỡnh lưu chuyển của hàng húa Nờn, cỏc doanh nghiệp giao nhận vận tải ngày càng
Thu mua nguyờn vật liệu
Quản lý nguyờn vật liệu
Trang 20có xu hướng trở thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics ( Logistics service provider)
3.2 Điều kiện hoạt động logistics thuận lợi của các DNGNVT
Các doanh nghiệp giao nhận vận tải luôn được hội tụ các nhân tố thuận lợi để có thể phát triển hoạt động logistics Bởi vì, vận tải giao nhận chỉ là một trong số các hoạt động của dây chuyền logistics nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của dịch vụ này ( chiếm khoảng 1/3 chi phí logistics) Muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư phương tiện, kho bãi… hết sức tốn kém Trong khi đó, các doanh nghiệp giao nhận vận tải đã có sẵn cơ sở vật chất đó, nên khi chuyển sang kinh doanh dịch vụ logistics họ sẽ thuận lợi hơn các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác vì chỉ phải bỏ vốn đầu tư ban đầu ít hơn Mặt khác các doanh nghiệp giao nhận vận tải cũng là những người đã từng thực hiện việc phân phối các hoạt động của nhiều đối tác trong chuỗi vận tải làm cho hoạt động thông suốt tại các điểm trung chuyển Việc gom hàng cũng nằm trong chức năng của các doanh nghiệp này Và cuối cùng, với chức năng vận tải các công ty giao nhận còn thực hiện thêm các nhiệm vụ thương mại khác như giao dịch tài khoản với khách hàng liên quan đến việc thanh toán các dịch vụ vận tải
3.3 Nội dung hoạt động logistics tại các DNGNVT
Nội dung hoạt động logistics được triển khai tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải khá đa dạng, với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là trong lĩnh vực hàng hải ( chiếm từ 80 – 85%) và phổ biến nhất là đại lý tàu biển và đại lý vận tải biển Ngoài ra hoạt động logistics còn hoạt động trên các lĩnh vực khác như: hàng không, đường sắt, đường ô tô tạo nên một mô hình vận tải đa dạng và phong phú trong lưu chuyển hàng hóa Chuỗi hoạt động logistics hiện đang được áp dụng với một số loại hình dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu;
Trang 21dịch vụ phân phối hàng; dịch vụ đóng gói và dán nhãn mác; dịch vụ gom hàng lẻ; dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý; dịch vụ vận tải đa phương thức
Trên thị trường thế giới ngày nay hầu hết các công ty logistics chuyên nghiệp đều hoạt động theo mô hình logistics hiện đại với rất nhiều dịch vụ được cung cấp và cho giá trị gia tăng cao Chuỗi dịch vụ đó bao gồm:
Giao nhận hàng không ( từ cửa tới cửa) – Air Freight Forwarding ( D2D)
Giao nhận hàng hải ( từ cửa tới cửa) – Ocean Freight Forwarding ( D2D)
Quản lý hàng hoá/ nhà vận tải – Freihgt/ Carrier Management
Gom hàng nhanh tại kho – Consolidation/ Cross docking
Quản lý đơn hàng – PO Management
Quản lý và theo dõi cam kết của nhà cung cấp – Vendor Management/ Compliance
Dịch vụ kho bãi giá trị gia tăng – Value – added Warehousing
Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển – Multi – country Consolidation
Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hoá - QA and QI Programs
Dịch vụ kiểm soát quá trình sản xuất kịp thời hạn – Production Compliance
Quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng – Data Management/ EDI clearing house
Dịch vụ quét và in mã vạch – Barcode scanning and Label Production
Dịch vụ thu kiểm và chuyển chứng từ – Documentation
Dịch vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn cho hoạt động logistics – Global logistics Procedures
Dịch vụ container treo ( dành cho hàng may mặc) – GOH and Hanger Pack Service
Dịch vụ phân phối hàng – Deconsolidation
Trang 22 Dịch vụ NVOCC – NVOCC Operations
Dịch vụ theo dõi kiểm tra hàng thông qua mạng Internet – Systemwide Track and Trace/ Web – base Visibility
Dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu, khai báo AMS, hỗ trợ áp dụng C-TPAT ( Custom – Trade Partner against Terrorism Đây là chương trình của Hải quan Mỹ nhằm áp dụng cho các đối tác kinh doanh chống khủng bố) – Custom Brokerage and Licensing – Import/ Export/ AMS/ C-TPAT
Nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ tư Đây là mô hình dịch vụ logistics rất mới giúp cho các hãng logistics gia tăng dịch vụ giá trị gia tăng cho mình – 4PLs Service
Thị trường thế giới ngày càng khẳng định vai trò của logistics trong việc tích lũy ngoại tệ và đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia Đồng thời ghi nhận các công ty có tầm cỡ như: APL logistics, Maersk logistics, Frizt Forwarding… đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của dịch vụ logistics toàn cầu Hoạt động logistics tại các công ty này là đại diện cho một chuỗi logistics hiện đại, một dây chuyền cung ứng hoàn chỉnh, từ điểm đầu đến điểm cuối
II/ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI
1/ Vị trí của hoạt động logistics tại các DNGNVT
Phát triển các doanh nghiệp giao nhận vận tải trên cơ sở hoàn thiện chuỗi hoạt động logistics là tiền đề quan trọng để phát triển tổng thể ngành giao nhận
Ngày nay, phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải chính là chiếc chìa khóa vàng giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh của mình Vận hành và quản lý hiệu quả dây chuyền hoạt động logistics mang lại sự tiết kiệm về thời gian và giảm đến mức thấp nhất chi
Trang 23phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm ( Inventory Costs), làm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, thu lợi nhuận tối ưu Hoạt động giao nhận vận tải trong chuỗi dịch vụ logistics sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất khẩu giữa các quốc gia, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, cân đối
Đặc biệt đối với nước ta, có đặc điểm địa hình trải dài theo hình chữ S, nên việc bố trí vị trí địa lý của cơ sở vật chất để hoạt động logistics như các cảng biển, cảng hàng không, các kho bãi tập kết hàng có tác động quan trọng, trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của các khu vực, các khu công ghiệp, khu chế xuất, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các miền, vùng trong nước và quốc tế
Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải mang lại nguồn thu lớn về lợi nhuận cho mỗi quốc gia và khu vực Bởi vì bất cứ một doanh nghiệp nào khi áp dụng chuỗi logistics hoàn thiện sẽ mang lại mức lợi nhuận cao gấp 12 lần những doanh nghiệp không áp dụng hoặc áp dụng chuỗi hoạt động này ở tình trạng manh mún, lẻ tẻ Theo cuộc thăm dò ý kiến do hãng nghiên cứu thị trường Meta Group tiến hành với sự tham gia của 63 công ty nổi tiếng trên thế giới cũng đã đưa ra những con số khá chính xác về chi phí trung bình cho hoạt động logistics hàng năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khoảng 11 triệu USD, nhưng nếu các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng logistics tổng thể và hoàn thiện thì mức chi phí này sẽ giảm được khoảng 1,2 triệu USD mỗi năm
Như vậy, phát triển hoạt động logistcs tại các doanh nghiệp giao nhận
vận tải chính là phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện biện pháp quản lý, là mắt xích trọng yếu và tiền đề cho sự phát triển các doanh nghiệp giao nhận, ngành giao nhận và kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia
2/ Vai trò của hoạt động logistics tại các DNGNVT
Trang 24Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngày càng đòi hỏi hoạt động vận tải giao nhận phải được phát triển ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn
Sự ra đời và áp dụng logistics chính là sự hoàn thiện của chuỗi hoạt động này
Và hoạt động logistics hiện nay đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải
2.1 Hoạt động logistics giảm tối đa chi phí và tăng cường chất lượng dịch vụ
Việc ứng dụng hoạt động logistics trong kinh doanh vận tải giao nhận
sẽ giảm được rất nhiều chi phí Bởi lẽ khi áp dụng logistics, người kinh doanh vận tải giao nhận đảm bảo các điều kiện về: cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, hệ thống kho bãi… đặc biệt có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Tất
cả các điều kiện trên đã tạo thành một hoạt động khép kín, bắt đầu kể từ khi nhận hàng để chở cho tới khi hàng hóa được giao xong cho người nhận ở nơi đến Logistics đã giúp người kinh doanh vận tải giao nhận tập hợp các kế hoạch riêng lẻ của các cung đoạn, các phần việc trong dòng lưu chuyển của hàng hóa, nguyên vật liệu thành một kế hoạch thống nhất, phối hợp tất cả các hành động riêng lẻ, phân tán… thành một hành động thống nhất nhằm thực hiện một kế hoạch chung đã được vạch ra trên toàn bộ hành trình của hàng hóa Đảm bảo vận chuyển và giao hàng đúng thời gian, đúng địa điểm theo yêu cầu của khách hàng
Áp dụng logistics đã tạo ra sự thống nhất trong hành động nhằm thực hiện một kế hoạch chung đã được định sẵn cho nên tất cả chi phí trong kinh doanh vận tải giao nhận đã giảm đi rất nhiều như phí lưu kho lưu bãi ở các điểm đầu, điểm cuối của hành trình giao nhận vận chuyển đặc biệt là ở các điểm chuyển tải, hạn chế được các nhược điểm của các phương thức vận tải tham gia cũng như phát huy được những ưu điểm của chúng, giảm được thời gian giao nhận vận chuyển, tăng nhanh thời gian giao hàng
Trang 25Hiệu quả của logistics chính là sản phẩm được giao nhận vận chuyển đến đúng thời gian, đúng địa điểm và an toàn trong điều kiện tốt nhất với giá
cả thỏa thuận hợp lý nhất Nhờ áp dụng logistics, chất lượng dịch vụ vận tải giao nhận được nâng lên rất nhiều, nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường so với các doanh nghiệp giao nhận vận tải thông thường trước đây Cũng như các doanh nghiệp khác, yếu tố giá cả và chất lượng dịch vụ cung cấp là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận trên thương trường Khách hàng bao giờ cũng căn cứ vào giá cả và chất lượng dịch vụ cung cấp để
đi đến quyết định lựa chọn người vận tải giao nhận nào sẽ là bạn hàng của mình Ngày nay, cùng sự phát triển của Thương Mại điện tử ( E- Commerce),
sự ra đời của hệ thống quản lý mạng toàn cầu đã làm cho chất lượng dịch vụ được cung cấp của chuỗi logistics được nâng cao và hoàn chỉnh hơn
Wal- Mart và Procter & Gamble ( P&G) là hai công ty điển hình trong việc áp dụng công nghệ thông tin để tự động hóa dòng luân chuyển của hàng hóa từ nhà sản xuất tới nhà phân phối, giúp làm giảm tối đa thời gian giao hàng và giảm tối thiểu lượng hàng tồn trong kho Khi các sản phẩm của P&G sắp được tiêu thụ hết tại các trung tâm phân phối của Wal- Mart một hệ thống phần mềm liên kết được xây dựng sẽ tự động nhắc nhở để P&G vận chuyển thêm sản phẩm Với kiểu hệ thống này, P&G biết rõ khi nào cần sản xuất, vận chuyển và trưng bày thêm sản phẩm tại các cửa hàng của Wal- Mart Từ đó, P&G sẽ không phải giữ quá nhiều hàng trong kho để chờ đợi điện thoại của Wal- Mart Việc xuất hóa đơn và thanh toán cũng được thực hiện tự động Hệ thống này sẽ giúp P&G tiết kiệm được đáng kể thời gian, giảm thiểu hàng tồn kho và các chi phí xử lý đơn hàng, qua đó duy trì khẩu hiệu mà Wal- Mart treo trước mỗi cửa hàng kinh doanh: “Low, everyday price” (Giá thấp mỗi ngày)
Trang 262.2 Hoạt động logistics giúp nâng cao tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh
Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các dịch
vụ được cung cấp và liên kết chặt chẽ với nhau Vì vậy khi áp dụng logistics
sẽ giúp các doanh nghiệp giao nhận vận tải chủ động hơn trong mọi hoạt động của mình Trước những nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng như: kho bãi để tập kết hàng, gom hàng, giấy tờ thủ tục, phương tiện vận chuyển, đại lý phân phối trả hàng, tìm kiếm thông tin thị trường, bạn hàng, nhu cầu sản phẩm… Doanh nghiệp giao nhận vận tải lúc này phải là người cung cấp dịch vụ Logistics Là người cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú cho khách hàng nếu không năng động, linh hoạt trong hoạt động thì doanh nghiệp giao nhận vận tải sẽ không đạt được mục đích trong kinh doanh
Tính năng động và linh hoạt trong kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp giao nhận vận tải nói riêng Chính logistics đã tạo khả năng cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải hiểu biết được sản phẩm dịch vụ của mình sẽ cung cấp và yêu cầu của dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi được cung cấp để tạo nên tính linh hoạt và năng động trong kinh doanh
2.3 Hoạt động logistics tăng doanh thu và lợi nhuận
Logistics là một công nghệ kinh doanh tiên tiến, khi ứng dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Logistics đã giúp các doanh nghiệp giao nhận vận tải giảm tối đa những chi phí phát sinh hay
sẽ phát sinh trong quá trình giao nhận vận chuyển hàng hóa, giảm thời gian cũng như chi phí làm hàng ở các điểm vận tải, tăng nhanh thời gian giao nhận và vận chuyển hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, tăng tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh,
khẳng định được uy tín của mình trước khách hàng Tất cả những lợi ích mà
Trang 27logistics mang lại cho doanh nghiệp trên đã mở ra cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp vận tải giao nhận tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận
Khi cung ứng dịch vụ logistics các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận sẽ cung cấp toàn bộ dịch vụ cho cả chuỗi lưu thông hàng hóa “từ kho đến kho” Hàng hóa của chủ hàng sẽ được lưu trong hệ thống kho bãi của doanh nghiệp giao nhận vận tải, được vận chuyển trên các phương thức vận tải của doanh nghiệp, vận tải giao nhận theo kế hoạch được định sẵn… Như vậy phí thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên Mặt khác, nếu quy mô hoạt động cũng như dịch vụ cung cấp càng lớn, càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng làm tăng lợi thế của doanh nghiệp bấy nhiêu Chi phí giao nhận vận tải một lô hàng lớn bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều chi phí giao nhận vận tải cho từng lô hàng riêng lẻ Việc thu gom các lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng gửi để hình thành một lô hàng lớn đã tạo cho doanh nghiệp giao nhận vận tải khai thác triệt để nguồn hàng trong vận tải giao nhận, tiết kiệm thời gian, tận dụng tối
đa phương tiện vận chuyển và cuối cùng là lợi nhuận tăng
III/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI 1/ Sự phát triển của hoạt động vận tải giao nhận
Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải là sự bùng nổ của các doanh nghiệp giao nhận vận tải và sự sôi động của hoạt động giao nhận tại các doanh nghiệp này Khi hoạt động giao nhận vận tải phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ giao nhận phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn, đồng thời sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp giao nhận, tạo nên tính cạnh tranh gay gắt cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp nhiều dịch vụ ưu việt và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện tăng nguồn thu cho các doanh nghiệp và tăng năng lực cạnh tranh cho toàn ngành
Trang 28Các hoạt động giao nhận vận tải ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia C.Mác đã từng nhấn mạnh: “Như thế là tư bản sản xuất dùng trong công nghiệp vận tải sẽ làm tăng thêm giá trị các sản phẩm được vận chuyển, một phần vì có một sự di chuyển giá trị của phương tiện vận tải sang, một phần vì có một sự bỏ thêm giá trị do lao động của ngành vận tải” [2]
Ngày nay, hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới cũng đang diễn
ra nhộn nhịp, sôi động, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu gia tăng qua từng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước mà trong đó hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyên chở bởi các doanh nghiệp giao nhận chiếm một
tỷ trọng tương đối lớn
Thêm vào đó, sự bùng nổ của Internet và thông tin điện tử thực sự là điều kỳ diệu Internet và công nghệ liên quan có thể làm thay đổi cách làm và phương thức kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giúp có thêm thời gian và hiệu quả chi phí Các doanh nghiệp giao nhận vận tải cũng không nằm ngoài
số đó Với việc áp dụng Thương Mại điện tử thông qua các giao dịch như: đặt hàng online ( trực tuyến), thông quan điện tử, kiểm tra và giám sát qua hệ thống tự động của lượng hàng được lưu kho, lưu bãi… đã làm tăng năng suất, giảm chi phi, tăng hiệu quả thông tin và cải thiện dịch vụ khách hàng, tiết kiệm chi phí đầu vào và các chi phi thao tác, và điều quan trọng là giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận và thích ứng với môi trường kinh tế hiện đại toàn cầu
Các yếu tố trên là động lực thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động giao nhận vận tải, là tiền đề và yếu tố cơ bản để phát triển dây chuyền logistics Vậy, muốn hoạt động logistics phát triển các doanh nghiệp giao nhận vận tải trước tiên cần phải chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại để có thể dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình cung cấp và vận hành các dịch vụ của mình
2/ Năng lực của các doanh nghiệp giao nhận vận tải
Trang 29Năng lực của các doanh nghiệp giao nhận vận tải là khả năng hoạt động của doanh nghiệp, được thể hiện trên tất cả các mặt của quá trình hoạt động kinh doanh như: vị trí, quy mô, phạm vi hoạt động, lực lượng lao động, cơ sở
hạ tầng, máy móc thiết bị, khả năng tài chính…
2.1 Vị trí của doanh nghiệp
Khi đưa ra chính sách kinh doanh, một trong những vấn đề mà các nhà quản lý doanh nghiệp giao nhận vận tải quan tâm, đó là vị trí địa lý của doanh nghiệp Vị trí địa lý của mỗi doanh nghiệp có ưu và nhược điểm khác nhau Nếu doanh nghiệp giao nhận được đặt tại các khu vực, tỉnh thành mà hoạt động kinh doanh ở đây kém phát triển, lại xa các cảng biển, các hàng không, không có những kho bãi rộng để tập kết hàng thì việc khai thác các dịch vụ giao nhận là không khả thi vì mục tiêu chính của các doanh nghiệp này là phát triển, khai thác và cung cấp các dịch vụ từ giao nhận đến vận tải Nếu doanh nghiệp được đặt ở trung tâm buôn bán sầm uất, vừa gần biển, vừa gần sông, lại có hệ thống đường hàng không phát triển, các kho bãi phù hợp
để khai thác triệt để các dịch vụ giao nhận vận tải thì đó là giải pháp tốt nhất cho những doanh nghiệp chuyên kinh doanh các dịch vụ vận tải giao nhận này
Ngày nay, xu thế để trở thành nhà kinh doanh dịch vụ giao nhận trọn gói, hay còn gọi là nhà cung cấp dịch vụ logistics ( logistics service provider) đang là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việc khai thác tối ưu vị trí địa lý sẽ góp phần quan trọng cho các doanh nghiệp giao nhận đạt được mục tiêu này
2.2 Vốn đầu tư của doanh nghiệp giao nhận
Đầu tư xây dựng, đổi mới công nghệ, trang thiết bị là một trong những điều kiện tiên quyết để cạnh tranh Các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải luôn quan tâm tới việc hoàn thiện các dịch vụ, đổi mới công nghệ, trang thiết
Trang 30bị nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho chuỗi dịch vụ được cung cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp vận tải không phải
là quá lớn, chỉ khoảng trên dưới 100 nghìn USD, mặc dù đây là sự đầu tư theo một kế hoạch tổng thể từ các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa, đường
bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị đến các ngành có liên quan như ngân hàng, bảo hiểm… Nhưng thực tế hiện nay cho thấy phần lớn các doanh nghiệp giao nhận vận tải của các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Philippines hay cả Trung Quốc đều chưa có sự đầu tư đúng mực cho lĩnh vực này
Đối với các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam, việc đầu tư cho
cơ sở hạ tầng cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí ( xấp xỉ 20%) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại doanh nghiệp ít được đầu tư mới, chủ yếu là nâng cấp, cải tạo bằng vốn tái đầu tư, sửa chữa lớn tại các doanh nghiệp Hoặc nếu có được đầu tư mới ( chủ yếu ở các cảng trọng điểm) thì năng lực làm việc và năng suất lao động đạt được vẫn ở mức thấp hơn nhiều
so với các cảng trong khu vực Điều đó đã làm hạn chế khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam
Trang 312.3 Khả năng tài chính của các doanh nghiệp giao nhận vận tải
Vốn đầu tư là vấn đề mà các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải quan tâm trong chiến lược xây dựng và phát triển Nhu cầu vốn tại các doanh nghiệp giao nhận là không nhỏ, trong khi đó, khả năng tích lũy của các doanh nghiệp có hạn và cần nhiều thời gian
Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư cho các hoạt động giao nhận phải hợp lý mới tạo điều kiện giảm chi phí kinh doanh, giảm giá dịch vụ Nếu vốn đầu tư hoàn toàn do vốn vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm lợi nhuận, nguồn tích lũy của các doanh nghiệp, hạn chế khả năng kinh doanh các dịch vụ của doanh nghiệp
Do đó xem xét hiệu quả đầu tư là một vấn đề cần quan tâm trong quản lý kinh doanh, đầu tư vào hoạt động nào, quy mô của hoạt động trước mắt và tương lai, phân kỳ đầu tư như thế nào cho hợp lý, hiệu quả và khả năng thu hồi vốn
2.4 Nguồn nhân lực
Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận tuy đã có lịch sử phát triển từ lâu trên thế giới, song ở một số quốc gia thì hoạt động này còn khá mới mẻ, trong đó có Việt Nam Nên để vận hành chuỗi hoạt động này đòi hỏi đội ngũ lao động nói chung và đội ngũ lao động trong kinh doanh dịch vụ vận tải nói riêng phải có kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo chuyên sâu, có các kiến thức am hiểu về logistics và cách quản lý chuỗi hoạt động này
Như vậy, cũng như các ngành kinh doanh khác, muốn thành công trong việc kinh doanh dịch vụ tại các doanh nghiệp giao nhận phải chú trọng đến điều kiện quyết định đó là chủ thể- nhân tố con người, phải xây dựng con người đáp ứng cho việc hiện đại hóa các doanh nghiệp giao nhận
3/ Chính sách của các doanh nghiệp giao nhận vận tải
3.1 Chính sách giá dịch vụ
Trang 32Chính sách giá là một trong những biện pháp quan trọng trong chiến lược kinh doanh dịch vụ tại các doanh nghiệp giao nhận Do việc cung ứng dịch vụ giao nhận tại các doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, nên việc đánh giá không đơn thuần mà phải dựa trên tất cả các yếu tố có liên quan
và cấu thành nên dịch vụ
Chính sách giá của hoạt động logistics là tổng thể các chi phí có liên quan từ khâu giao nhận đến vận tải, thêm chi phí kiểm tra, giám sát cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng Bên cạnh đó khi xây dựng chính sách giá dịch vụ tại các doanh nghiệp cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng như: vị trí địa lý, uy tín, tính chất kinh doanh có độc quyền so với mức cạnh tranh quốc tế không
3.2 Chính sách cạnh tranh
Khi thực hiện chính sách cạnh tranh, nội dung quan trọng là phải xác định đối thủ cạnh tranh Cần phải nghiên cứu đặc điểm, điều kiện hoạt động kinh doanh cũng như chính sách giá dịch vụ của đối thủ cạnh tranh
Ngày nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng gia tăng, hoạt động logistics bùng nổ “ người người làm logistics, nhà nhà làm logistics”, nên việc xác định và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là hết sức quan trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn thành công phải có được một chính sách rõ ràng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại toàn cầu
4/ Chính sách vĩ mô của Nhà nước
Chính sách của Nhà nước có tác động chi phối đến việc quản lý các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói chung và hoạt động logistics tại các doanh nghiệp này nói riêng Sự quan tâm đúng mực, đóng góp kịp thời của Nhà nước, đồng thời có các biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối mục tiêu hoạt động, tài chính sẽ tạo môi trường thuận lợi, đảm bảo sự phát triển hoạt động logistics một cách bền vững
Trang 33Bên cạnh đó, các chính sách vĩ mô, điều kiện hiệu lực thi hành, biện pháp quản lý trực tiếp được thể hiện thông qua hệ thống văn bản pháp quy
sẽ là văn bản hướng dẫn thi hành trực tiếp từ phía Nhà nước giúp các doanh nghiệp hoàn thiện chiến lược hoạt động của mình
IV/ KINH NGHIỆM VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
1/ Phát triển hoạt động logistics ở Trung Quốc
Từ lâu Trung quốc được đánh giá là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh ( trung bình 9,5%/năm) GDP năm 2006 là 20.940,7 tỉ NDT Đến nay Trung Quốc đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công nghiệp hiện đại cũng như phát triển nhanh chóng, bền vững ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại Năm 2005 Trung Quốc đã đứng thứ ba thế giới về thương mại Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc không ngừng gia tăng ( thặng dư thương mại năm 2006 là 177,5 tỉ USD), vốn đầu tư trực tiếp nước ( FDI) ngoài ồ ạt chảy vào ( FDI năm 2006 đạt 63 tỉ USD, tăng 5% so với năm 2005), đồng thời dịch vụ du lịch cũng đã thu hút được một số lượng lớn du khách nước ngoài… Đóng góp vào sự tăng trưởng thương mại, xuất nhập khẩu của
Trung Quốc còn có sự phát triển của hoạt động logistics
Cũng như các nước trong cùng khu vực, hoạt động logistics còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc Mặc dù xuất hiện từ trước thập niên 80, nhưng hoạt động logistics chỉ thực sự được áp dụng rộng rãi và phát triển ở Trung Quốc vào đầu những năm 2000, song do sự học hỏi các quốc gia đi trước, cùng với những nhận định đúng hướng của các nhà hoạch định chính sách đã khiến ngành logistics Trung Quốc gặt hái được những thành tựu
to lớn
Theo Hội đồng cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, trong kế hoạch năm năm lần thứ 10, logistics đã đóng góp cho xã hội 158,7 nghìn tỉ NDT tăng 1,4 lần so với kế hoạch năm năm lần thứ 9, giảm chi phí cho nền
Trang 34kinh tế quốc dân từ 19,4% năm 2000 xuống 18,3% năm 2006, tổng giá trị gia tăng đạt 1,4 nghìn NDT tăng 12,7% so với năm 2005 [9].
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vận tải bằng đường biển ở đây cũng diễn ra vô cùng sôi động với tốc độ tăng trung bình 10% mỗi năm Kéo theo sản lượng hàng hóa qua các cảng biển Trung Quốc đạt từ 4 tỉ tấn hàng năm 2004 đến 4,6 tỉ tấn năm 2005 và xấp xỉ 5 tỉ tấn trong năm 2006 Còn sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng container đạt 63,5 triệu tấn, tăng 28% so với năm 2005 [10] Và từ khi kế hoạch đầu tư xây dựng cảng nước sâu 15 mét gần cửa sông Hồng Hà được hoàn thành, các tàu container thế hệ 5 hoặc 6 có thể cập cảng và nâng năng lực bốc xếp từ 5,61 triệu TEUs ( đơn vị tương đương Container 20 feet) năm 2000 lên 10 triệu TEUs năm 2006 và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 200 triệu TEUs mỗi năm ( riêng cảng Yangshang lớn nhất Trung Quốc ở Thượng Hải sẽ đạt mức 20 triệu TEUs/năm)
Có được thành tựu như ngày hôm nay, đó là sự nỗ lực từ chính bản thân các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cũng như sự ủng hộ từ phía Chính phủ Ngay từ những ngày đầu mới triển khai dịch vụ logistics, Hội đồng kinh tế thương mại quốc gia Trung Quốc cùng năm bộ ngành đã thống nhất cho ra đời tài liệu hướng dẫn phát triển logistics hiện đại Kể từ đó đến nay đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều tổ chức tham gia soạn thảo, nhiều văn bản quan trọng ra đời nhằm phát triển ngành logistics ở Trung Quốc
Bên cạnh đó, để hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển của hoạt động logstics,
Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường vận chuyển khí ga, cảng biển, hệ thống thông tin liên lạc… đặc biệt là quy hoạch xây dựng những khu công nghiệp, các công
viên và trung tâm logistics chuyên nghiệp phù hợp với logistics hiện đại của
thế giới Chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch 15 năm cho ngành giao thông: theo đó khả năng bốc xếp của cảng ở nước này sẽ đạt 6,4 tỉ tấn và 200 triệu TEUs vào năm 2020 Ngoài ra, 90% cảng biển sẽ được tự động hóa Hệ thống
Trang 35đường cao tốc đạt 3 triệu km trong đó có hệ thống đường siêu cao tốc dài
85000 km Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn để vận chuyển hành khách và hàng hóa từ thành phố về nông thôn
Chính phủ Trung Quốc còn đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các doanh nghiệp làm logistics phát triển Giờ đây việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới Hồng Kông sẽ được thực hiện dễ dàng hơn nhờ việc chính quyền vừa thông qua việc cấp giấy phép mới đường bộ đa biên giới thay vì cấp nhiều lọai giấy phép đơn lẻ như trước kia mà tiền chi trả cho việc cấp phép vẫn sẽ được giữ nguyên ở mức 456$ Hồng Kông/năm
Bên cạnh sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, Trung Quốc cũng rất chú trọng đến đào tạo con người cho ngành logistics Trước đây mới chỉ có một trường đại học đào tạo về chương trình logistics, đến nay con số này đã tăng lên 165 trường đại học, cao đẳng, ngoài ra còn nhiều trung tâm đào tạo khác
Olympic 2008 được tổ chức tại Trung Quốc sẽ mang đến các điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thị trường logistics khu vực Trong vòng 7 năm tới, Bắc Kinh sẽ đầu tư 12 tỉ USD để xây dựng một vài trung tâm logistics trong thành phố và ngoại ô và điều này sẽ nâng cao đáng kể cơ sở hạ tầng logistics của thành phố này
2/ Hoạt động logistics tại Singapore
Khác với Trung Quốc có diện tích rộng lớn đứng thứ năm trên thế giới, Singapore là một quốc gia rất nhỏ bé ở Châu Á song đây lại là nước tiên phong ở Châu Á trong lĩnh vực logistics Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của hoạt động logistics đối với ngành hàng hải – vốn là thế mạnh của đất nước, Chính phủ Singapore đã có chiến lược phát triển rất đúng đắn đối với dịch vụ logistics Tại Singapore có Hiệp hội Logistics Singapore là cơ quan hỗ trợ phát triển logistics Dịch vụ logistics ở Singapore được đánh giá
là phát triển nhất khu vực với hàm lượng công nghệ cao và hiện đại được ứng dụng ở hầu hết các khâu trong hệ thống logistics Hệ thống cảng biển ở
Trang 36Singapore là nơi thu hút tàu thuyền qua lại nhiều nhất của Châu Á, là nơi trung chuyển của hơn 40 hãng tàu lớn trên thế giới và liên kết với hơn 700 cảng của trên 130 quốc gia [11] Sân bay quốc gia Singapore, Changi Airport nối kết với 151 thành phố thuộc 50 quốc gia với tần suất khai thác cao Bên cạnh đó Singapore đã có chiến lược ứng dụng công nghệ cao vào dịch vụ logistics, đưa Singapore trở thành một trung tâm logistics điện tử hàng đầu thế giới Bảng biểu dưới đây đưa ra những phân tích tổng quát nhất về đặc trưng dịch vụ logistics tại Singapore
Bảng 2: Sơ lựơc phân tích SWOT về dịch vụ logistics tại Singapore
Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt
Vị trí thuận lợi kết nối các
trung tâm thương mại lớn của khu
vực
Hầu hết các công ty logistics
lớn trên thế giới đề có trụ sở hoặc
văn phòng tại Singapore
Điều kiện kinh tế, chính trị,
Sự hậu thuẫn của Chính phủ
qua hàng loạt các chính sách kinh tế
song phương và đa phương
Giá cả dịch vụ còn cao so với mặt bằng thế giới
Diện tích tự nhiên và thị trường nhỏ hẹp
Dịch vụ còn đứt đoạn, quy mô chưa lớn, các công ty logistics toàn cầu còn hiếm
Dịch vụ khách hàng chưa hiệu quả
Thiếu các chuyên gia logistics có kinh nghiệm tại các doanh nghiệp
Hoạt động marketing quảng bá Singapore như một trung tâm giao thông lớn của thế giới còn yếu
Hợp tác giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng còn yếu
Tiềm năng và triển vọng phát
triển dịch vụ logistics tại Châu á là
Sự cạnh tranh của các trung tâm vận tải và phân phối lớn của khu vực
Trang 37vụ quản trị cung ứng cho các nước
trong khu vực là rất lớn nhờ vào vị
trí thuận lợi
Ngành ngoại thương
Singapore rất phát triển tạo ra nhu
cầu rất lớn đối với dịch vụ vận tải
hàng hoá và dịch vụ logistics quốc tế
Singapore được cả thế giới
biết đến như một trung tâm logistics
lớn
như Hồng Kông và Trung Quốc
Sự đầu tư và quảng bá của các nước khác trong lĩnh vực logistics cũng đang tạo ra sức cạnh tranh lớn cho dịch
vụ logistics tại Singapore
ùn tắc cảng rất dễ xảy ra khi kích
cỡ của các phương tiện vận tải ngày càng lớn nhờ vào sự tiến bộ cảu các phương tiện vận tải
Nguồn: International Enterprise Singapore Report, 2006
3/ Kinh nghiệm phát triển hoạt động logistics cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam
Qua mô hình phát triển hoạt động logistics của Trung Quốc và Singapore - hai quốc gia ở Châu Á có nhiều điều kiện phát triển giống Việt Nam, có thể rút ra những bài học có giá trị cho mục tiêu phát triển hoạt động logistics - một loại hình dịch vụ còn khá mới mẻ tại các công ty giao nhận vận tải Việt Nam như sau:
Tăng cường nhận thức của nhà nước cũng như doanh nghiệp về tầm quan trọng cũng như tác dụng của việc áp dụng và phát triển của hoạt động logistics Từ đó xây dựng chiến lược phát triển logistics và kế hoạch thực hiện chiến lược của nhà nước và doanh nghiệp
Trang 38 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho logistics phát triển Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển ngành kinh doanh logictics
Trang 39CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM I/ TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM
1/ Lịch sử ra đời và phát triển của ngành giao nhận vận tải Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành giao nhận đã hình thành từ lâu Ở miền Nam, trước ngày giải phóng đã có các công ty giao nhận, phần lớn làm công việc khai thác vận tải đường bộ, nhưng manh mún nhỏ bé, một số làm đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài Ở miền Bắc, sau giải phóng 1954, các cơ sở đầu tiên của ngành đã được xây dựng Ngày 13/3/1957 đại lý tàu biển của Việt Nam được thành lập.Tiếp đó là Cục vận tải giao nhận ngoại thương kiêm Tổng công ty vận tải ngoại thương được thành lập ngày 3/12/1959 ( tiền thân của công ty giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans) Các hoạt động giao nhận của các ngành đường bộ, đường sắt, đường sông và sau đó là đường hàng không cũng được ra đời đảm bảo nối liền nước ta với các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô (cũ) Sau ngày giải phóng và thống nhất đất nước 4/ 1975, cùng với chính sách Nhà nước độc quyền ngoại thương, các tổ chức giao nhận ngoại thương được thống nhất vào một mối từ Bắc đến Nam thành Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương Trong chế độ bao cấp, phạm vi dịch vụ giao nhận còn hạn chế, những người giao nhận chủ yếu lo giao hàng xuất, nhận hàng nhập tại các cảng của nước mình Sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 1986), với cơ chế đổi mới, mọi hoạt động thương mại bung ra, ngành giao nhận vận tải do đó phát triển khá nhanh Các hoạt động giao nhận mở rộng ra quốc tế Hệ thống giao nhận chuyên ngành cũng như không chuyên ngành đã được phát triển và từng bước hoàn thiện với
Trang 40nhiều hình thức hoạt động phong phú của các doanh nghiệp thuộc ngành như: Công ty giao nhận kho vận ngoại thương ( Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.), công ty vận tải và thuê tàu ( Vietfract), các cảng bến và sân bay…, các Hiệp Hội ( Hiệp Hội cảng biển Việt Nam, Hiệp Hội chủ tàu Việt Nam…, các công ty vận tải ( biển, sông, đường sắt, đường hàng không…)…
Tuy nhiên, có thể nói nghề giao nhận vận tải của nước ta còn khá non trẻ, còn rất nhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp lên ngang tầm quốc tế, đưa công tác giao nhận vào nền nếp, phục vụ tốt xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại [1]
Theo thống kê chưa đầy đủ ngành giao nhận, nước ta hiện nay bao gồm hơn 1000 doanh nghiệp lớn nhỏ, hoạt động rộng khắp trong cả nước Trong
đó, tiêu biểu là các công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans, công ty vận tải và thuê tàu Vietfracht, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Vinalines… Đây là những công ty có bề dày hoạt động của ngành Các đặc điểm hoạt động của công ty cũng là của toàn ngành
Tóm lại, nhờ chính sách mở cửa, ra đời và phát triển nhanh chóng,
ngành giao nhận vận tải đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển
và bảo vệ đất nước
2/ Đặc điểm hoạt động của các DNGNVT Việt Nam
2.1 Nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh của các DNGNVT VN
Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài
để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ( XNK), hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ triển lãm, hàng tư nhân, tư liệu, chứng từ liên quan, chứng từ phát nhanh
Nhận ủy thác các dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước, thuê các phương tiện vận tải ( tàu biển, ô tô, máy bay, sà