1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng, Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Công Nghiệp Việt Nam – Định Hướng Đến Năm 2020.Docx

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Vốn FDI Vào Ngành Công Nghiệp Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Tiến
Người hướng dẫn ThS. Đỗ Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 171,62 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (3)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (4)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (4)
  • 4. Kết cấu của chuyên đề (4)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRƯC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (5)
    • 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM (5)
      • 1.1.1 Quy mô vốn đầu tư (5)
      • 1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng và lãnh thổ (6)
      • 1.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành (8)
      • 1.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư (12)
    • 1.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM (14)
      • 1.2.1 Những thành tựu (14)
      • 1.2.2. Những hạn chế (16)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM (19)
    • 2.1 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NHU CẦU THU HÚT VỐN FDI (19)
      • 2.1.1 Thực trạng ngành công nghiệp Việt Nam (19)
      • 2.1.2 Nhu cầu thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam (28)
    • 2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM (30)
      • 2.2.1 Quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam (30)
      • 2.1.2 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp (31)
      • 2.2.3 Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư FDI cho một số ngành công nghiệp chủ yếu (37)
    • 2.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VỐN FDI VÀO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (45)
    • 2.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (50)
      • 2.4.1 Những vấn đề tồn tại (50)
      • 2.4.2 Nguyên nhân của những tồn tại (55)
  • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (58)
    • 3.1 MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (58)
      • 3.1.1 Mục tiêu phát triển công nghiệp (58)
      • 3.1.2 Chiến lược phát triển công nghiệp (59)
    • 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT (60)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống Luật pháp (60)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp trên lĩnh vực tài chính và dịch vụ (62)
      • 3.2.3. Một số giải pháp khác (65)
  • KẾT LUẬN (69)

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 1 1 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD THS Đỗ Thị Hương TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ *** Chuyên đề thực tập cuối khóa Đề tài THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TĂNG C[.]

Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển không ngừng đòi hỏi từng quốc gia phải từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để giảm khoảng cách của sự nghèo nàn với các nước tư bản phát triển Đặc biệt trong những năm gần đây khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế có thể nói là năng động nhất trên thế giới Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực này và cũng chịu ảnh hưởng của quy luật phát phát triển.

Trong mỗi một quốc gia thì nguồn vốn là không thể thiếu được trong việc phát triển nền kinh tế Đối với các nước phát triển luôn có một lượng vốn dồi dào và rất muốn đầu tư ra nước ngoài bằng cách có thể là đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp Còn đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong đó có Việt Nam Đầu tư là động lực quan trọng để tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất. Ở Việt Nam trong những năm qua, Đảng và nhà nứớc đã quan tâm nhiều đến công nghiệp coi trọng công nghiệp hoá- hiện đại hoá phát triển công nghiệp mũi nhọn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội.

Cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam vẫn còn vấn đề cần phải được xem xét giải quyết Do đó việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ra những hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp trong thời gian tới là thực sự cần thiết nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu, bên cạnh những mặt được còn có những hạn chế, bất cập chưa thu hút có hiệu quả điều đó có thể thấy số vốn xin vào đầu tư đã giảm Trong bài viết này để có thể thấy rõ và có những phương hướng giải quyết vấn đề này, em chọn đề tài: “ Thực trạng, giải pháp tăng cường thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ViệtNam – Định hướng đến năm 2020”.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam nói chung Đồng thời qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút đầu tư FDI của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2004 - 2009, đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động thu hút FDI của ngành công nghiệpViệt Nam trong thời gian tới.

Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề gồm có ba phần chính:

Chương 1: Những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam Chương 2: Thực trạng FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế Việt Nam trông điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRƯC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

1.1.1 Quy mô vốn đầu tư

Sau năm 1975, nước ta đã ban hành những điều lệ quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để điều tiết hoạt động của các dự án đầu tư chủ yếu từ các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc Các dự án đầu tư lúc bấy giờ dựa trên nền tảng hợp tác giúp đỡ Việt Nam khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh

Cùng với chính sách đổi mới đất nước, tháng 12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành đánh dấu mới bước ngoặt trong thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam Tính đến 15/12/2009 theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài cả nước có tổng số 10960 dự án hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 117,11 tỷ USD, và vốn thực hiện 57,16 tỷ USD ( bằng 48,8% vốn đăng ký ).

Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2002 - 2009

Năm Số dự án Vốn đăng ký

(triệu USD) Vốn thực hiện

(triệu USD) Vốn bình quân 1 dự án (triêu USD)

Nguồn: Tổng cục thống kê & Cục đầu tư nước ngoài

Theo số liệu bảng 1.1 thì từ năm 2002 đến năm 2008 nguồn vốn FDI vào Việt Nam có sự tăng mạnh cả về vốn đăng ký, vốn thực hiện và vốn bình quân trên 1 dự án Năm 2002 số vốn đăng ký đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, bình quân

6 bình quân 12,16 triệu USD/1 dự án và tới năm 2008 thì số vốn đăng ký cao kỷ lục 71,7 tỷ USD, bình quân 46,07 triệu USD/1 dự án Điều này cho thấy việc thu hút vốn FDI của Việt Nam rất hiệu quả và chính điều này đã góp phần thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2009, số dự án FDI vào Việt Nam là 839 dự án với tổng số vốn đăng ký 21,4 tỷ USD bằng 29,8% về vốn so với năm 2008 Nguyên nhân của sự thụt giảm này là do sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nền kinh tế của các nước trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn Điều này đã tác động trực tiếp đến lượng vốn FDI vào Việt Nam.

1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng và lãnh thổ

Qua hơn 20 năm thu hút, vốn FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” Tuy nhiên, cho đến nay, vốn FDI mới chỉ tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông, liên lạc, tài nguyên thiên nhiên.

Bảng 1.2 Cơ cấu FDI theo vùng

Số dự án Vồn ĐK

(Triệu USD) Số dự án Vốn ĐK

(Triệu USD) Đồng bằng sông

Trung du và miền núi phí bắc 325 1823,1 398 2916,7

Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 690 43886,8 526 38452,5

Tây nguyên 147 1334,3 138 756,4 Đông nam bộ 6462 71857,8 6680 62611,0 Đồng bằng sông Cửu

Nguồn : Tổng cục thống kế & Cục đầu tư nước ngoài

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B

Bảng 1.3 Cơ cấu FDI theo địa phương Địa Phương

Vốn ĐK (Triệu USD) 1.TP Hồ Chí Minh

Nguồn : Tổng cục thống kê & Cục đầu tư nước ngoài

Từ bảng 1.2 và 1.3 ta thấy cho thấy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ưu thế vượt trội hơn về cơ sở hạ tầng, thuận lợi về giao thông đường thủy, bộ, hàng không, và sự năng động trong tư duy kinh doanh, đã tạo sức hấp dẫn FDI mạnh nhất: Chiếm 59% về số dự án (6680 dự án), chiếm 45% về số vốn đăng ký (62,6 tỷ USD).Tỷ trọng doanh thu của khu vực vốn đầu tư nước ngoài ở vùng kinh tế này trong tổng doanh thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước, cố xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là giá trị xuất khẩu.Thành phố

Hồ Chí Minh vẫn đứng đầu vùng, tiếp đó là Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu.

Vùng trọng điểm phía Bắc, năm 2009 có 3116 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 35 tỷ USD, chiếm 28.52% về số dự án, 22.1% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước.Năm 2009, Hà Nội đứng đầu (1644 dự án với tổng vốn đăng ký 19,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (302 dự án với

1,96 tỷ USD), , Bắc Ninh (143 dự án với tổng vốn đăng ký 1,93 tỷ USD) và Quảng Ninh (107 dự án với tổng vốn đăng ký 1,17 tỷ USD)

Vùng trọng điểm miền Trung, năm 2009 thu hút được 526 dự án với tổng vốn đăng ký 43,89 tỷ USD, chiếm 27.3% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (49 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung Tiếp theo là Quảng Nam (65 dự án với tổng vốn đăng ký 4.89 tỷ USD), Đà Nẵng (145 dự án với tổng vốn đăng ký 2.7 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn ĐTNN, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng

Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, Lâm Đồng (118 dự án với tổng vốn đăng ký 554,2 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án ( năm 2009) Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn ĐTNN còn thấp so với các vùng khác, chiếm 4.6% về số dự án và 4,9% về vốn đăng ký của cả nước( năm 2009) Qua số liệu trên cho thấy, cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ không những không thực hiện được mục tiêu của Việt Nam là làm xích lại gần nhau hơn về trình độ, cũng như tốc độ phát triển giữa các vùng mà trái lại còn làm dãn xa hơn Do đó, trong những năm tới nhà nước cần phải điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho vùng lãnh thổ, từng bước phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế.

1.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành

- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:

Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.

Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2007), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may ) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.

Bảng 1.4 Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009

TT Chuyên ngành Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)

1 CN chế biến,chế tạo 6,766 88,850,994,612

Dvụ lưu trú và ăn uống 258 14,964,511,189

Thông tin và truyền thông 548 4,673,509,012

6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178

Nông,lâm nghiệp;thủy sản 480 3,002,667,405

Sản xuất,phân phối điện,khí,nước,điều hòa 53 2,236,203,675

Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 307 1,203,191,541

Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 72 1,181,695,080

13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074

16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416

Hành chính và dvụ hỗ trợ 91 185,158,416

18 Cấp nước;xử lý chất 18 59,423,000

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B thải 37,123,000

Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài

Tính đến hết năm 2009, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 7386 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 102 tỷ USD, chiếm 67.39% về số dự án, 58.29% tổng vốn đăng ký và 62,89% vốn thực hiện ( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài).

- ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ :

Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM

là Hàn Quốc với số vốn 20.57 tỷ USD, thứ ba là Malayxia với số vốn là 18.064 tỷ USD.Tuy nhiên nếu tình về tình hình thực hiện vốn thì đứng đầu là Đài Loan với số vốn thực hiện là 8.628 tỷ USD chiếm 15.1% tổng số vốn thực hiện cả nước, thứ hai vẫn là Hàn Quốc số vốn 6.933, thứ ba là Singapore số vốn là 5.448 tỷ USD.

1.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM

Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách thu hút vốn FDI chúng ta đã đạt được các thành tựu sau

Thứ nhất: Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B Đặc điểm của nền kinh tế nước ta vào thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với rất nhiều những nhược đIểm của nó, trong đó tỷ lệ vốn đầu tư và tiết kiệm rất thấp, thậm chí còn âm Từ sau đổi mới thì tỷ lệ này tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu vốn đầu tư Hơn nữa, chúng ta còn phải trả quá nhiều nợ nước ngoài trong khi thâm hụt ngân sách còn ở mức khá cao Vì vậy FDI trở thành một nguồn vốn cần thiết cho sự nghiệp đổi mới của nước nhà.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2002 – 2008 lượng vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 122 tỷ USD ( Nguồn Cục đầu tư nước ngoài ) Đây là một con số đáng kể phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.

Nguồn vốn FDI chủ yếu là ngoại tệ mạnh và máy móc thiết bị tương đối hiện đại nên đã đóng góp cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng thêm năng lực sản xuất mới của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là khu vực công nghiệp.

Thứ hai:Thông qua việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, FDI đã góp phàn làm tăng năng suất lao động, khả năng sản xuất, kinh nghiệm quản lý ở một số ngành

Việt Nam bước vào công cuộc hồi phục và phát triển kinh tế với xuất phát đIểm thấp về mặt công nghệ Do đó chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước Mặt khác, trình độ công nghệ thấp còn dẫn đến ô nhiễm môi trường Sau khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài, việc đổi mới nước ta đã thực hiện với quy mô và tốc độ cao hơn nhiều so với trước đó.

Nước ta đã tiếp nhận được một số công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế như: thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, hóa chất, sản xuất công nghiệp, xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất lắp ghép ôtô, công nghệ điện tử, xe máy, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng có chất lượng Cụ thể trong các ngành dầu khí, nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Mobile của Mỹ, BHP Rertolium,CKA của Úc và các công ty khác của Hà Lan, Ý, Pháp, Anh, Nga, Ấn độ đã được đưa vào Việt Nam để thực hiện thăm dò và khai thác dầu khí cũng như

16 xây dựng các nhà máy lọc dầu Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, các thiết bị hiện đại của công ty OCTVT đã được đưa vào nước ta để lắp đặt đài thông tin viễn thông đầu tiên Phần lớn thiết bị đưa vào nước ta ìuy thuộc lọai trung bình trên thế giới nhưng vẫn tiên tiến hơn những thiết bị mà ta đang có.

Như vậy, thông qua chuyển giao công nghệ FDI đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, từ đó mà nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cải thiện môi trường lao động, đồng thời kích thích các doanh nghiệp trong nước và cả ở nước ngoài.

Thứ ba: đầu tư FDI đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ta và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, tăng thu ngân sách. Đầu tư nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế nước ta Trong cơ cấu vùng lãnh thổ, đầu tư nước ngoài góp phần hình thành khu kinh tế trọng điểm của 3 miền Bắc-Trung- Nam, mỗi vùng là một khu vực kinh tế ta nhanh, có tác dụng đầu tư đối với kinh tế Việt Nam Hơn nữa, FDI đã góp phần chủ yếu đầy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm, ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Khu vực FDI, năm 2008 tạo ra trên 18,6% GDP, hơn 44,6% giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp, hơn 9% nguồn thu ngân sách của cả nước, hơn 50% giá trị xuất khẩu cả nước, dịch vụ thu ngoại tệ và đóng góp vào ngân sách.( Nguồn: Tổng cục thống kê ).

Thứ tư: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề khó khăn về an sinh xã hội

Tính đến hết năm 2008, cả nước có khoảng 44,915 triệu lao động Trong đó lao động trong khu vực đầu tư FDI 1,67 triệu lao động chiếm 3,7% tổng số lao động cả nước ( Nguồn: Tổng cục thống kê ) Sự đóng góp này tuy nhỏ bé, song lại đáng quý trong điều kiện nhà nước ta đang có gắng giải quyết vấn đề thiếu việc làm ở nước ta.

Trên đây là những lợi ích ban đầu mà chúng ta thu được thông qua việc thu hút FDI Tuy còn rất khiêm tốn nhưng nó cũng đã góp một phần quan trọng vào sụ nghiệp đổi mới của nước ta

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B

Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động ĐTNN tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau:

Thứ nhất: Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ:

Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án đầu tư FDI nhất Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NHU CẦU THU HÚT VỐN FDI

2.1.1 Thực trạng ngành công nghiệp Việt Nam

Trong thời gian đầu, do môi trường kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi nên mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt cao: 14,2% vào năm 1996 và 13,8% vào năm 1997 Tuy nhiên, bắt đầu từ năm

1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, trong khi đó nhu cầu thị trường trong nước tăng chậm, nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 12,5% vào năm 1998 và 11,6% vào năm 1999

Bảng 2.1: Tăng trưởng các ngành trong giai đoạn 2002-QI/2009

Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ năm 2000 đến nay, tình hình kinh tế trong nước và khu vực đã có nhiều chuyển biến tích cực và dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng; đồng thời với những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước và tác động của các biện pháp kích cầu, nên phát triển công nghiệp đã bắt đầu phục hồi trở lại, đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định Đến năm 2008, tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ đã chậm lại đáng kể Công nghiệp và xây dựng từ mức 10.6% năm 2007 giảm xuống chỉ còn 6.33% năm 2008, và 1.5% trong quý1/2009 Năm 2008 và Q1/2009, ngành công nghiệp và xây dựng bị ảnh

20 hưởng mạnh do bất ổn vĩ mô trong nước và suy thoái toàn cầu. Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt 696.577 tỷ đồng tăng 7.6% so với năm 2008, và 3 tháng đầu năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 173.492 tỷ đồng tăng 13,6% so với cùng kỳ (cao hơn kế hoạch cả năm là 12%).

Trong giai đoạn 1996-2001, các thành phần kinh tế hoạt động trong công nghiệp đều tăng trưởng khá, song khu vực công ngiệp quốc doanh tăng thấp hơn so với khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp ngoài quốc doanh Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay, xu hướng tăng trưởng công nghiệp theo các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi: khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu giảm dần trong khi đó khu vực công nghiệp trong nước bắt đầu tăng dần.

Năm 2009, theo số liệu của bộ công thương giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh đạt mức tăng trưởng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,1%, tính đến 3 tháng đầu năm 2010 trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 7% chiếm tỷ trọng 21,9% toàn ngành, khu vực ngoài nhà nước tăng 14,6% chiếm tỷ trọng 36,3% toàn ngành, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,4% chiếm tỷ trọng 41,8% toàn ngành Giải thích cho hiện tượng đó có một số lý do như sau: Do vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước châu Á nên mặc dù Việt Nam không nằm trong tâm cơn bão tài chính tiền tệ khu vực, nhưng cuộc khủng hoảng này đã làm giảm đáng kể vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Do cuộc khủng hoảng này, các công ty, tập đoàn quốc tế rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính nên họ đã rút vốn đầu tư ra khỏi các nước được đầu tư trong đó có Việt Nam Tình hình cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và trong khu vực đang ngày càng trở nên rất gay gắt Cộng đồng quốc tế đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam còn chưa hấp dẫn, có nhiều rủi ro, chi phí đầu tư cao, hệ thống tài chính ngân hàng chưa hoàn thiện, sức mua của thị trường Việt Nam còn chưa cao, chưa tương xứng với một nước có trên 80 triệu dân.

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B

Mặc dù vậy phát triển công nghiệp trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực: tỷ trọng công nghiệp trong GDP tiếp tục thay đổi theo hướng tăng dần, đã tăng lên đáng kể từ mức 31,9% năm 2001 lên 41,6% năm 2007, năm

2009 tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32% khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 5,52% và Tổng sản phẩm trong nước quý I/2010 ước tính tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009 khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,44% góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế

Hình 2.2: Tỷ trọng đầu tư các khu vực.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.3: Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP

Nguồn Tổng cục thống kê.

Cơ cấu công nghiệp dịch chuyển mạnh từ nền công nghiệp hướng nội,thay thế nhập khẩu sang nền công nghiệp hướng ngoại, định hướng xuất khẩu

22 song trước yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đến gần và thực tế phát triển công nghiệp những năm qua cũng đã đặt ra nhiều vấn đề:

* Hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm.

Phát triển công nghiệp trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ là phát triển theo chiều rộng, gia công, lắp ráp là chủ yếu, chưa chú trọng đầu tư và phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng tỷ trọng chế biến sâu, đảm bảo cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào và dịch vụ hạ tầng hợp lý nên hiệu quả sản xuất công nghiệp chưa ổn định và thiếu vững chắc Phần lớn các sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh kém trên thị trường Mức chênh lệch giữa tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp có xu hướng doãng rộng ra Sự tăng trưởng của nhiều ngành công nghiệp như: chế biến thực phẩm và đồ uống, dệt, may, da giày, sản phẩm thép và kim loại mầu, máy móc thiết bị cơ khí, sản phẩm thiết bị điện, hoá chất, phân bón, lốp ô tô, ô tô, xe máy, giấy, hàng điện tử, sản phẩm nhựa chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu có giá thành cao và luôn có xu hướng tăng trong những năm qua Nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp chế biến như: nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước mới đáp ứng được 10% nhu cầu; khoảng 20%-30% vải sản xuất trong nước đáp ứng đủ yêu cầu may mặc xuất khẩu; nguyên phụ liệu giầy- da sản xuất trong nước chỉ chiếm 25-30% nhu cầu; phần lớn cácloại nguyên liệu chính phục vụ sản xuất các sản phẩm kỹ thuật điện phải nhập khẩu; sản xuất phôi thép trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu ( Nguồn: Bộ Công Thương 2009).Điều này làm hạn chế khả năng tăng giá trị nội địa sản xuất công nghiệp và góp phần làm cho hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm

* Trình độ công nghệ trang thiết bị lạc hậu

Thực trạng công nghệ trong một số ngành công nghiệp hiện đang là một vấn đề đáng lo ngại hạn chế năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Cụ thể là: trình độ công nghệ và thiết bị của ngành điện tử thấp hơn so với các nước trong khu vực khoảng từ 15-20 năm Phần lớn các thiết bị công nghệ của ngành cơ khí đã qua sử dụng trên 20 năm, lạc hậu về kỹ thuật, độ chính xác kém, quy

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B mô sản xuất khép kín, thiếu sự chuyên môn hoá Công nghệ và thiết bị sản xuất động cơ diezel chủ yếu được đầu tư từ những năm 60 và 70 và có tỷ lệ đầu tư đổi mới rất hạn chế Khoảng 30% sản lượng clinker được tạo ra từ những nhà máy có công nghệ cũ kỹ và lạc hậu và trình độ công nghệ sản xuất ở hầu hết các cơ sở nghiền xi măng đầu ở mức dưới trung bình Phần lớn thiết bị công nghệ sản xuất giấy in báo, giấy bao bì lạc hậu từ 3-5 thập kỷ, sản xuất giấy in, viết đã qua sử dụng trên 20 năm Công nghệ lạc hậu được đầu tư từ vài chục năm trước với qui mô nhỏ trong ngành thép chiếm khoảng 53% sản lượng toàn ngành, công nghệ tiến tiến chiếm khoảng 31% Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất các loại hoá chất cơ bản hiện tại rất lạc hậu và có quy mô sản xuất nhỏ từ vài trăm tấn/ năm đến tối đa từ vài chục ngàn tấn/ năm trong khi đó quy mô sản xuất của các nước trong khu vực đã đạt được từ hàng chục ngàn tấn/năm đến hàng trăm ngàn tấn/ năm Máy móc và công nghệ sản xuất phân bón hầu hết là lạc hậu, đã sử dụng trên 25-30 năm (trừ công nghệ sản xuất xút, sản phẩm cao su, ắc quy, pin, chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm trong những năm qua đã được tiến hành đầu tư đổi mới và áp dụng công nghệ mới loại trung bình tiên tiến) Các nhà máy sợi dệt-nhuộm trong ngành dệt may mới thay thế được khoảng 30% công nghệ-thiết bị hiện đại, còn lại khoảng 70% công nghệ-thiết bị đã sử dụng trên 20 năm và hầu như đã hết khấu hao

Ngoài ra, vấn đề chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế Kết quả khảo sát gần đây ở 90 doanh nghiệp công nghiệp với 147 công nghệ được chuyển giao cho thấy, chất lượng và hiệu quả chuyển giao công nghệ còn hạn cế do thiếu sự lựa chọn công nghệ tối ưu, trình độ công nghệ chưa phù hợp và đặc biệt là giá trị chuyển giao phần mềm về bí quyết công nghệ còn rất thấp (tỉ lệ phần mềm chỉ chiếm 17%, đầu tư trang thiết bị 83%) Do đó, nhìn chung khả năng vận hành công nghệ mới còn nhiều hạn chế; trình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngữ kỹ sư, cán bộ kỹ thụat và công nhân vận hành còn yếu kém; hiệu suất sử dụng thực tế chỉ đạt tối đa 70-80% công suất, nhiều dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công nghệ tự động điều khiển trong ngành dệt nhưng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50-60%

Có thể đánh giá chung trình độ công nghệ và trang thiết bị sản xuất của ngành công nghiệp nước ta ở mức trung bình yếu (không kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) so với các nước công nghiệp phát triển là lạc hậu từ

2 đến 3 thế hệ: tỷ lệ trang thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%, công nghệ tiến tiến và hiện đại khoảng 30-40% Điều này là một trong những nguyên nhân chính làm giảm đáng kể năng suất và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp khi hội nhập

* Chất lượng và năng suất lao động công nghiệp thấp

TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

2.2.1 Quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam

Trong những năm gần đây, thông qua các hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài, ngành công nghiệp nước ta đã đạt được mục tiêu thu hút vốn và kỹ thuật của nhiều nước để phát triển, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá tiêu dùng cho xã hội Giá trị sản lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) chiếm tỷ trọng 44,6% trong tổng giá trị ngành công nghiệp của cả nước Một số ngành quan trọng có năng lực sản xuất tăng nhanh như ngành thực phẩm đồ uống, ngành thép, ngành lắp ráp ôtô xe máy, điện tử, dầu khí và công nghiệp hàng tiêu dùng.

Công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp nước ta, đã chiếm tỷ trọng lớn và ngày một gia tăng nhờ có tốc độ tăng khá cao Nếu trước đây khu vực này hầu như không có gì, thì đến nay đã chiếm 44.6% toàn bộ ngành công nghiệp Tốc

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B độ tăng của khu vực này nhìn chung cũng cao hơn hẳn tốc độ tăng của công nghiệp trong nước Nhờ có sự tăng trưởng cao của công nghiệp khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã “kéo” tốc độ chung của toàn ngành công nghiệp lên

Tính đến ngày 31/12/2008 cả nước có 10105 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 159 tỷ USD, trong đó có 6647 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp với số vốn đầu tư đăng ký (TVĐK) gần 91 tỷ USD, chiếm 65,77% số dự án với, 57,23% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước

Những số liệu từ bảng 2.1 cho thấy FDI vào công nghiệp chiếm hơn một nửa số dự án FDI của cả nước, trong đó số vốn đăng ký, vốn pháp định đều chiếm trên 50% so với cả nước Ngoài ra, tỷ trọng về doanh thu, xuất khẩu, việc làm cho người lao động đều cao hơn so với các lĩnh vực khác và theo con số thống kê chưa đầy đủ thì các tỷ lệ đó lần lượt là 79,7%; 69% và 78,8% Điều này có ý nghĩa rất lớn là chúng ta đã thu hút được phần lớn FDI vào khu vực sản xuất công nghiệp, phù hợp với mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ chiến lược công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước.

Bảng 2.1 : Tình hình FDI vào ngành công nghiệp (tính đến ngày 31/12/2008, chỉ tính những dự án còn hiệu lực)

FDI Cả nước Ngành Công nghiệp

Tỷ lệ % so với tất cả các ngành

Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài 2.1.2 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp 2.1.2.1 Cơ cấu theo ngành

Theo số liệu thu thập từ tổng cục thống kê và bộ công thương, nếu chiaNgành công nghiệp thành 19 chuyên ngành nhỏ gồm: Cơ khí; Chế biến dầu

32 khí; Dệt - may; Rượu - bia - nước giải khát; Vật liệu, sản phẩm nội thất xây dựng; Luyện kim; Hoá chất; Điện tử - tin học; Thực phẩm; Điện và dịch vụ điện; Da - giầy; Nhựa và các sản phẩm nhựa; Hàng công nghiệp nhẹ; Giấy và các sản phẩm giấy; Khoáng sản, vàng bạc đá quý; Khai thác than; Dầu thực vật; Thuốc lá; Mỹ phẩm thì ngành Cơ khí đứng đầu tất cả các ngành về số dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký, vốn điều lệ Cho đến năm 2010 các con số lần lượt là 354 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,412 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 17,7%; 20,3% vốn đầu tư thực hiện; 16% về doanh thu

Tiếp đến là ngành Da - Giầy, xếp thứ nhất về số lượng lao động và kim ngạch xuất khẩu, thứ ba về doanh thu nhưng vốn đầu tư lại xếp thứ 11 trong số 19 chuyên ngành cơ bản của công nghiệp Bên cạnh đó ngành Điện tử

- Tin học, xếp thứ hai về doanh thu (sau Cơ khí) và kim ngạch xuất khẩu (sau

Da Giầy), mặc dù vốn đầu tư xếp thứ 8 Một lĩnh vực thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nữa là sản xuất Bia - Rượu - Nước giải khát với số nộp Ngân sách luỹ kế rất lớn (128tr.USD) trong khi đó các ngành khác có số nộp Ngân sách nhỏ chỉ trên dưới 40 tr.USD.

Nếu chia ngành công nghiệp thành 3 chuyên ngành khác nhau là :Công nghiệp chế biến – chế tạo; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp sản xuất, phân phối điện - khí – nước thì tình hình FDI vào các chuyên ngành được thể hiện bởi bảng sau :

Bảng 2.2: Tình hình đầu tư FDI vào các chuyên ngành công nghiệp (Tính đến ngày 31/12/2008-Chỉ tính các dự án có hiệu lực)

Số dự án TVĐK VPĐ

Số Tuyệt Đối(Triệu USD)

Công nghiệp chế biến chế

Số Tuyệt Đối(Triệu USD)

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B tạo % 98,54 94,76 91,49

Số Tuyệt Đối(Triệu USD)

Công nghiệp sx,pp điện – khí- nước

Số Tuyệt Đối(Triệu USD)

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Bảng 2.2 cho thấy, nếu theo số dự án thì ngành công nghiệp chế biến - chế tạo đứng đầu với 6550 dự án, chiếm 98,54%% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp.Ở đây, các dự án tập trung chủ yếu vào các ngành cơ khí chế tạo, may mặc hàng tiêu dung và sản xuất chế biến thực phẩm Tiếp sau là ngành công nghiệp khai khoáng, với 60 dự án chiếm 0,903% tổng số dự án FDI, tập trung vào việc khai thác các tài nguyên Cuối cùng là ngành công nghiệp sản xuất, phân phối khí – điện – nước với 37 dự án chiếm 0,557%, mặc dù đây là ngành công nghiệp thu hút ít dự án đầu tư nhất nhưng đây cũng là ngành có tỷ lệ vốn pháp định cao nhất 95,17%.

2.1.2.2 Cơ cấu theo hình thức đầu tư

Theo Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư tính đến hết năm 2009, trong các hình thức đầu tư, hình thức BOT và Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) rất khiêm tốn cả về số dự án lẫn vốn đầu tư Chủ yếu vẫn là hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 57,6% số dự án, 41,4% vốn đầu tư đăng ký, 43% vốn đầu tư thực hiện và hình thức liên doanh chiếm 39,5% số dự án, 55,2% vốn đăng ký và 56,1% vốn đầu tư thực hiện so với toàn ngành.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến Khối doanh nghiệp này đã tạo ra hơn400.000 việc làm

34 Đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư được chủ động hơn trong lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, điều hành sản xuất-kinh doanh Nhiều doanh nghiệp thực chất là các chi nhánh, các công ty con trong mạng lưới toàn cầu của các công ty đã quốc gia, nên có nhiều thuận lợi trong tiếp cận thị trường thế giới Tuy nhiên, vì toàn bộ quá trình kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài chi phối nên cần có qui định ngăn ngừa họ không trung thực trong báo cáo tài chính, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các doanh nghiệp trong nước

Hình thức liên doanh chủ yếu ở các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, sắt thép, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử Các liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp Việt Nam (bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, mất thị trường ), cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, tiếp thu được công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lí của nước ngoài Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng một số đối tác nước ngoài trong liên doanh đã khai vống các chi phí đầu tư, nâng giá thiết bị, máy móc góp vốn và nguyên liệu đầu vào, hạ giá đầu tư thông qua chuyển giá với công ty mẹ để thu lợi nhuận từ bên ngoài mà bên phía Việt Nam không có khả năng kiểm soát được

Ngoài hai hình thức đầu tư chủ yếu vào ngành công nghiệp nói trên, còn có hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí Hình thức này đã góp phần tích cực vào việc phát triển, hiện đại hoá ngành dầu khí, đồng thời đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiến hành thăm dò đánh giá trên diện tích rộng nguồn tài nguyên dầu khí Bên cạnh những kết quả đạt được từ các hình thức đầu tư với nước ngoài thì ngành Công nghiệp vẫn cần phải cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cho hợp lí hơn.

2.1.2.3 Cơ cấu đầu tư theo địa bàn

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B

Cho tới hết năm 2009 đã có gần 50 tỉnh thành phố có các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp đang hoạt động với hơn 6000 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 90 tr.USD Tuy nhiên tỷ lệ phân bố FDI lại không đều giữa các vùng miền, địa phương trong cả nước.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VỐN FDI VÀO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Qua phân tích tình hình FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua cho thấy FDI đã đóng góp phần quan trọng cho Ngành Công nghiệp, thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Các doanh nghiệp có vốn FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của ngành Công nghiệp

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỷ lệ lớn trong ngành công nghiệp (48,7% vốn đăng ký và 57,5% vốn thực hiện) đặc biệt là ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp nặng Trong ngành công nghiệp dầu khí, trừ Liên doanh VietsoPetro có tỷ lệ đóng góp vốn của bên Việt Nam cao còn lại hầu hết chi phí cần thiết cho hoạt động thăm dò, tìm kiếm dầu khí là từ vốn FDI Trong ngành công nghiệp nặng, vốn FDI chiếm 40-50% vốn đầu tư. Trong các liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài, phía Việt Nam chỉ góp được trên dưới 30% vốn pháp định chủ yếu dưới dạng giá trị sử dụng đất, còn lại hơn 70% vốn pháp định là của phía nước ngoài

Bảng 2.6: Giá trị và chỉ số phát triển công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Giá trị sản xuất công nghiệp

Nguồn : Tổng cục thống kê

Nhìn vào bảng số liệu trên, tỷ trọng ngành công nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài trong ngành công nghiệp là rất lớn ( gần 45 %), chỉ số phát triển của khu vực này cũng rất cao trên 110% Điều này lý giải tại sao mà nhà nước ta rất chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp.

Không những thế, hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài còn giúp cho các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp hoàn thành chỉ tiêu đóng góp

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B cho Ngân sách nhà nước (6-7%) Trong đó riêng ngành Dầu khí chiếm gần 60%, ngành công nghiệp chế biến chiếm 30% tổng số nộp Ngân sách nhà nước của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Có thể nói đây cũng là nguồn thu ngoại tệ quan trọng góp phần tích cực trong việc làm cân đối cán cân thanh toán của doanh nghiệp, trong đó có cả việc mua sắm các thiết bị phục vụ cho sự phát triển của ngành và cho công cuộc CHN, HĐH của đất nước

Thứ hai : Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, phương thức sản xuất-kinh doanh mới, làm cho cơ cấu của ngành Công nghiệp Việt Nam từng bước chuyển biến tốt hơn

Trong những năm gần đây, thông qua các hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài, ngành công nghiệp nước ta đã đạt được mục tiêu thu hút vốn và kỹ thuật của nhiều nước để phát triển, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá tiêu dùng cho xã hội Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn tạo ra gần 45% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp Sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chi phối đáng kể quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta Tỷ trọng công nghiệp tăng lên và đang ngày càng chiếm ưu thế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế thể hiện tương đối rõ nét trong thực tế vừa qua

Các doanh nghiệp FDI hoạt động trên thị trường Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh của mình Với những ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, khả năng dồi dào về vốn, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong nền kinh tế thị trường và lĩnh hội được các bí quyết kinh doanh từ các công ty mẹ.Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô lớn, trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại, khả năng quản lý và điều hành tốt hơn các doanh nghiệp trong nước Đặc biệt, FDI đã tạo nên nhiều ngành nghề, sản phẩm mới như khai thác dầu khí, sản xuất ôtô xe máy, điện tử - viễn thông góp phần thoả mãn nhu cầu trong nước cũng như làm tăng đáng kể năng lực ngành công nghiệp ViệtNam

Thứ ba: Tiếp nhận được những kỹ thuật mới, những công nghệ tiến tiến, góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung

Hoạt động FDI vào ngành công nghiệp kéo theo nó là hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam Hơn 12 năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào Việt Nam nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ôtô xe máy, Điện tử -Tin học, Ngành Dầu khí Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đưa vào Việt Nam máy móc thiết bị hiện đại mà còn giúp người lao động Việt Nam làm quen và biết cách sử dụng chúng Có những dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị nếu không có bên nước ngoài giúp đỡ thì thời gian để chúng ta vận hành chạy thử có khi tới vài chục năm thậm chí hàng trăm năm Điển hình là ngành dầu khí và ngành sản xuất lắp ráp ôtô xe máy. Trong ngành dầu khí, nhiều thiết bị, dây chuyền công nghệ nổi tiếng trên thế giới như BHP Petrecum CRA của Úc đã được đưa vào Việt Nam để tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí Trong lĩnh vực ôtô xe máy, dây chuyền công nghệ hiện đại của các hãng nổi tiếng như Ford, Honda, Suzuki, Yamaha có công suất thiết kế 140.000 xe ôtô/ năm (mà thực tế chưa khai thác được 5%); công suất thiết kế xe máy đạt 1,5 tr.xe/năm

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp điện tử với các đối tác nước ngoài là các tập đoàn các công ty đa quốc gia có uy tín và có tiếng trên thế giới như: Sony, Matsushita, Toshiba, JVC, Fujtsu, Philips, Samsung, LG đã đưa vào Việt Nam các dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất thiết kế cao Hiện khu vực FDI chiếm 100% về sản xuất thiết bị máy tính văn phòng; 78% thiết bị truyền thống, radio, tivi; 76, 4% thiết bị y tế chính xác

Thứ tư: Việc tăng cường thu hút FDI hướng về xuất khẩu của nhà nước đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường, nâng cao năng lực xuất khẩu của ngành Công nghiệp Việt Nam

Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong ngành công nghiệp luôn đạt chất lượng cao, mẫu mã, chủng loại rất phong phú đa dạng, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như ở nước ngoài Đặc biệt là sản phẩm của

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B ngành Dệt-May, Da-Giầy, Điện tử, chế biến thực phẩm đã xâm nhập và có thị phần đáng kể trên thị trường quốc tế như Châu Âu, Mỹ Sản phẩm của các doanh nghiệp này góp phần thoả mãn nhu cầu trong nước, thay thế hàng nhập khẩu và hướng xuất khẩu Rất nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu trên 80%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng dần( Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Nếu kể cả dầu thô thì giá trị hàng hoá xuất khẩu của khu vực có vốn FDI năm 2005 đạt 57,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, năm 2006 đạt 57,9%, năm 2007 đạt 57,2% và năm 2008 đạt 55,1% Riêng năm 2005 đạt gần 1,9 tỷ USD, năm

2006 đạt gần 2,3 tỷ USD, đến năm 2008 đạt 3,4 tỷ USD (Nguồn: Tổng cục thống kê) Trong đó, giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các ngành có vốn FDI.

Bảng 2.7: Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp có vốn FDI so với các ngành khác

Nguồn : Tổng Cục Thống Kê

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã chiếm tới 45% xuất khẩu hàng giầy dép; hàng may mặc; 84% xuất khẩu hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

2.4.1 Những vấn đề tồn tại

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, FDI vào công nghiệp Việt Nam còn tồn tại một số vấn đề sau:

Một là: Công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch liên quan đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B

Do quy hoạch ngành và một số sản phẩm quan trọng làm chậm hoặc chưa có, lại dựa trên một số dự báo thiếu chuẩn xác chưa lường hết diễn biến phức tạp của thị trường nên đã cấp phép đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực và sản phẩm ngành công nghiệp vượt quá nhu cầu hiện tại như các dự án bia, nước giải khát có ga, sản phẩm nghe nhìn, điện tử gia dụng, lắp ráp ôtô, chất tẩy rửa Tình hình trên cộng với ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực đã làm cho công suất huy động của nhiều sản phẩm ngành công nghiệp thuộc khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt thấp như ôtô 5%; xe máy, máy giặt, tủ lạnh trên 30%.

Các Khu công nghiệp đã thành lập do thiếu thiết kế kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nên mới chỉ lấp kín được gần 30% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê Nhiều KCN ở miền Bắc và miền Trung tỷ lệ cho thuê đất rất thấp (Khu công nghiệp Nomurai- Hải Phòng chưa lấp đầy 10%) Quy hoạch tổng thể của nhiều địa phương, nhiều KCN đã được phê duyệt nhưng thiếu quy hoạch chi tiết, dẫn đến bị động trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư Giá phí sử dụng cơ sở hạ tầng trong các KCN cao đã triệt tiêu lợi thế về giá thuê đất rẻ trong các KCN

Hai là: Một số mục tiêu trước mắt và lâu dài đặt ra nhưng các liên doanh chưa thực hiện được

+Mục tiêu chuyển dần từ lắp ráp bằng linh kiện nước ngoài sang lắp ráp bằng các linh kiện trong nước là chủ yếu vẫn chưa đủ điều kiện thực hiện. Chương trình nội địa hoá các sản phẩm điện tử, ôtô, xe máy hầu như không tiến triển được

+ Việc góp vốn bằng máy móc, công nghệ trong các liên doanh chưa thực hiện một cách trung thực, nghiêm túc Một số đối tác là nhà đầu tư nước ngoài đưa vào liên doanh những máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu trung bình tiên tiến Một số khác nâng giá thiết bị máy móc góp vào liên doanh cao hơn giá trị thực của nó

+ Tính khả thi của các dự án không cao Nhiều lĩnh vực đầu tư có sức hấp dẫn nhưng vào thời điểm hiện nay đã và đang bão hoà như: lắp ráp ôtô xe máy, điện tử gia dụng, sắt thép xây dựng, xi măng

Ba là: Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài vào ngành Công nghiệp còn những bất hợp lý, dẫn đến hiệu quả kinh tế của khu vực đầu tư nước ngoài chưa cao

Chiều hướng tăng tỷ trọng vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp là tốt. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn FDI vào các dự án thay thế nhập khẩu, hướng vào nội địa còn cao, nhất là các dự án của EU, Mỹ, Nhật Bản; số doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu trên 80% còn hạn chế, một số doanh nghiệp đã xin Nhà nước hạ tỷ lệ này xuống thấp hơn hoặc giãn thời gian thực hiện dài hơn Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các KCN ở những địa phương có điều kiện thuận lợi (TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội ), tuy có góp phần làm cho các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát triển, nhưng cũng làm cho chênh lệch kinh tế - xã hội giữa các vùng ngày càng lớn Đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng hầu như không đáng kể đến khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long Hơn nữa, tỷ lệ đỗ vỡ phải rút Giấy phép đầu tư ở các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cao hơn địa bàn khác Chủ trương đa phương hoá nguồn vốn FDI chưa được thực hiện tốt Năm 2009, vốn đầu tư từ các nước Châu Á chiếm tới gần 67%, trong đó ASEAN gần 23%; trong khi vốn đầu tư từ Tây- Bắc Âu, Bắc Mỹ còn thấp (các nước EU chiếm 12,9%; Mỹ và Canada chiếm 4%); các nước G7 (trừ Nhật Bản) mới chiếm khoảng 12%(

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài) Do vậy, FDI ở nước ta bị ảnh hưởng lớn khi các nước xung quanh lâm vào khủng hoảng

Một số doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam các dây chuyền công nghệ quá hiện đại, công suất sử dụng thấp cho nên rất phí Ngược lại, không ít các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam công nghệ lạc hậu, trung bình tiên tiến như ở lĩnh vực Dệt -may, Da -Giầy Đối tác nước ngoài chủ yếu là các nước trong khu vực, các nước ASEAN (23% vốn đầu tư), hiện các nước này

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B đang tiến hành đổi mới công nghệ nên họ chuyển giao công nghệ trung bình tiên tiến sang Việt Nam Nếu Việt Nam không cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này thì nguy cơ Việt Nam sẽ là bãi thải công nghệ của các nước ASEAN

Bốn là: Các điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều bất cập

+ Khả năng đáp ứng yêu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta còn thấp

+ Hạn chế việc sử dụng lao động Việt Nam vào các cương vị quản lý điều hành doanh nghiệp vì trả cả lương và thuế cho người Việt Nam cao hơn hai đến ba lần so với lao động thuê ở các nước trong khu vực.

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải trả giá điện, nước, cước phí điện thoại, giá vé đi lại và các dịch vụ khác cao hơn các doanh nghiệp trong nước

+ Cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội còn nhiều hạn chế (giao thông vận tải, điện nước, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí cho đối tượng nước ngoài )

+ Việc cung cấp nguyên liệu phụ tùng tại chỗ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gặp khó khăn và không ổn định, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và làm tăng giá thành sản phẩm Theo Jetro, Việt Nam hầu như không có phụ tùng có thể sử dụng được; 3/ 4 số doanh nghiệp do Jetro điều tra chỉ tự cung cấp được nguyên liệu phụ tùng tại chỗ dưới 20% Khả năng cung cấp lao động kỹ thuật, có tay nghề cao ở Việt Nam rất hạn chế

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1.1 Mục tiêu phát triển công nghiệp Đối với Việt Nam thực chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ cao, tạo ra năng suất lao động xã hộ cao Mục tiêu lâu dài của CNH, HDH là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vưng chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Mục tiêu trung hạn là ra sức phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành mộ nước công nghiệp, do đó tốc độ phát triển công nghiệp phải đạt cao (trên 12%/năm) trong nhiều năm, năm 2020 giá trị gia tăng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%.

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B

3.1.2 Chiến lược phát triển công nghiệp

Kết quả đạt được của ngành công nghiệp trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đã góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm của Việt nam đến năm 2010 Tuy nhiên, Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, ngành công nghiệp cần phải thường xuyên xem xét, cập nhật những định hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách để hoàn thiện Chiến lược phát triển của ngành đến năm 2010 có xét đến 2020 nhằm phát huy cao độ mọi nguồn lực trong nước, thu hút tối đa và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy lợi thế cạnh tranh, định hướng tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp theo những mục tiêu chung. Đứng trước những khó khăn và thách thức đó, ngành công nghiệp đã đề ra chiến lược cho ngành đến năm 2020 cụ thể :

+ Xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn Các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ chú trọng vào các ngành có lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy xuất khẩu như dệt may, da giày, thực phẩm chế biến (thị trường Nhật Bản rất tiềm năng) Tập trung phát triển công nghiệp nền tảng cho nền kinh tế như năng lượng, máy móc và công nghiệp luyện kim Ngoài ra cũng sẽ đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp mới, trong đó có công nghiệp phần mềm, công nghiệp vật liệu mới,.v.v.…

+ Rà soát lại phân bố phát triển công nghiệp Song song với đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, Việt Nam cũng sẽ tập trung cho việc soát xét lại phân bố phát triển công nghiệp giữa các vùng miền, địa phương, đặc biệt chú ý phát triển các vùng công nghiệp lớn để thúc đẩy công nghiệp cả nước Phát triển các tuyến hành lang, tận dụng lợi thế ven biển Việc bố trí phân bố phát triển công nghiệp sẽ gắn với phát triển kinh tế - xã hội từng vùng miền, hạn chế di dân bất hợp lý

+ Chú trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ trong sản xuất các linh kiện cơ khí cũng là một trong ba trọng

60 tâm then chốt Xác định sản xuất linh kiện cơ khí sẽ tạo điều kiện để chế tạo các sản phẩm cơ khí phát triển, ở lĩnh vực này, Việt Nam mong muốn nhận được nhiều sự hợp tác, hỗ trợ từ Nhật Bản - quốc gia có thế mạnh và bề dày trong lĩnh vực cơ khí.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống Luật pháp

- Hoàn thiện chính sách và các quy định về thu hút FDI

Quá trình triển khai hoạt động đầu tư nước ngoài thời gian qua cho thấy thể chể là khâu quan trọng tạo khuôn khổ pháp lý để hình thành và triển khai các hoạt động xúc tiến, tiếp nhận và thẩm định các dự án đầu tư, từng bước tháo gỡ khó khăn, trở ngại hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực trên cùng một địa bàn (không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài) Cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và các kênh tín dụng khác

Việc sớm ban hành các quy định thống nhất để tiếp nhận, quản lý đầu tư có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra sự đồng bộ, tránh được những tiêu cực, tình trạng cố ý gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư Trong sự nghiệp CNH - HĐH, công nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng Vì vậy, Chính phủ cần phải có những quy định riêng, phù hợp cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực này được hưởng những ưu đãi nhất định và đặc biệt là các ngành công nghiệp đầu tàu, mũi nhọn cần được quan tâm.

- Mở rộng lĩnh vực đầu tư

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B

Lĩnh vực đầu tư là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn cả.

Có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việc mở rộng lĩnh vực đầu tư tạo thêm cơ hội đầu tư thúc đẩy quá trình thu hút vốn, tạo động lực cho sự phát triển Nhìn chung, hiện nay ngành công nghiệp đã thu hút được các dự án vào tất cả các lĩnh vực tuy nhiên mức độ đầu tư vào một số ngành vẫn còn hạn chế Như ngành điện lực, ngành bưu chính viễn thông Như vậy, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vẫn chưa được như mong muốn và còn nhiều hạn chế Vì vậy, để tạo sức mạnh phát triển công nghiệp thời gian tới Chính phủ cần có những quy định “mở rộng” lĩnh vực mức độ đầu tư của một số ngành.

3.2.1.2 Về phía các địa phương

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cấp giấy phép đầu tư

Hiện nay mặc dù ở các địa phương đã có các cơ quan thẩm định, dự án và cấp phép đầu tư nhưng vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhất là việc hướng dẫn các nhà đầu tư làm thủ tục Trong thời gian tới cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào công nghiệp được tập trung vào các hướng sau.

+ Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư gồm đại diện các cơ quan liên quan có thẩm quyền để hướng dẫn và giải quyết nhanh (mang tính một đầu mối) về các thủ tục xúc tiến hình thành dự án, thẩm định cấp giấy phép đầu tư và quản lú dự án FDI.

+ Thông báo công khai và hướng dẫn cụ thể các quy định về nộp và tiếp nhận hồ sơ đối với các dự án đầu tư nước ngoài Tiến hành việc xem xét, thẩm định dự án đầu tư chỉ tập trung vào 5 tiêu chí cơ bản là: tư cách pháp lý, năng lực tài chính của nhà đầu tư, mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch; lợi ích kinh tế - xã hội; trình độ kỹ thuật của công nghệ; tính hợp lý của việc sử dụng đất.

+ Rút ngắn thời gian xét duyệt thẩm định cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án phân cấp

+ Đối với dự án thẩm định thuộc nhóm B: Trong vòng 20 ngày làm việc (quy định là 30 ngày).

+ Đối với dự án nhóm khuyến khích đầu tư:15 ngày làm việc (quy định là 20 ngày).

+ Đối với dự án nhóm đặc biệt khuyến khích đầu tư: 10 ngày làm việc (quy định là 15 ngày) có nhiều dự án đã cấp giấy phép đầu tư trong vòng 2 ngày.

- Giải pháp quản lý và hổ trợ các nhà đầu tư

Việc hỗ trợ các dự án đã được cấp phép đầu tư trên địa bàn là yêu cầu quan trọng cần được quan tâm Hầu hết, các dự án sau khi được cấp phép đầu tư thì tự thực hiện triển khai và hoàn thành các thủ tục hành chính khác như thuê đất; giải phóng mặt bằng, tổ chức bộ máy là những công việc ban đầu còn khó khăn bỡ ngỡ của các nhà đầu tư Ngoài ra, đối với các dự án đã đi vào hoạt động lĩnh vực ngành nghề đăng ký kinh doanh và thực tiễn thực hiện còn có những khoảng cách nhất định.Vì vậy, để hệ thống các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động và hoạt động đúng với ngành nghề chức năng của mình một cách thuận lợi thì cần phải có vai trò quản lý và giúp đỡ nhất định từ phía các cơ quan, quản lý nhà nước.

3.2.2 Nhóm giải pháp trên lĩnh vực tài chính và dịch vụ

3.2.2.1 Chính sách và ưu đãi về lĩnh vực tài chính, tín dụng

- Bộ Tài chính và cơ quan Hải quan cần khẩn trương hoàn thiện và đơn giản hóa hệ thống thuế, thủ tục hành chính, trong nghiệp vụ thuế và Hải quan bảo đảm tính ổn định, có thể dự báo trước được của hệ thống thuế (nhất là hệ thống bảo hộ) cung cấp thông tin cập nhật có hệ thống và chính xác, thuận tiện cho các doanh nghiệp biết.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của biện pháp ưu đãi tài chính như tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển lợi nhuận về nước và góp vốn được dễ dàng Đặc biệt là nên hạn chế những quy định bắt buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn bằng tiền mặt khi họ đang gặp khó khăn về vốn.

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B

- Cho các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư được hưởng những ưu đãi của các quy định mới về thuế lợi tức, giá thuê đất mới; xem xét để giảm thuế thu nhập đối với những doanh nghiệp thực sự lỗ vốn.

- Xóa bỏ ấn định tỷ lệ nguồn vốn trong các dự án và lĩnh vực cần phát triển mà trong nước không đủ vốn, không có khả năng hoặc không muốn đầu tư.

- Cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cổ phần hóa để tăng vốn kinh doanh Đồng thời kiến nghị Bộ tài chính ban hành quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ban hành chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

3.2.2.2 Chính sách giá dịch vụ

Hiện nay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang phải chịu giá về các dịch vụ phục vụ sản xuất như giá điện thắp sáng, điện sản xuất, điện thoại, nước đều có mặt bằng giá cao hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong cùng lĩnh vực (mặc dù họ vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế) Do vậy, để nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp thì Việt Nam cần có sự phối hợp giữa các cơ sở như ngành kế hoạch sở vật giá, sở công nghiệp các địa phương từng bước xem xét các chi phí trung gian này nhằm hạ thấp chi phí và nâng cao sự hấp dẫn trong môi trường thu hút đầu tư.

- Bên cạnh những dịch vụ hỗ trợ trực tiếp sản xuất kinh doanh cần quan tâm đúng mức hơn nữa một số lĩnh vực đầu tư thuộc ngành công nghiệp Cần có những ưu đãi riêng mang tính chiến lược để thu hút vốn và công nghệ.

Ngày đăng: 19/06/2023, 09:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. “Dầu khí Việt Nam” Đoàn Thiên Tích-Nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Khoá I (1993-1998)/ Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dầu khí Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
1. GT Chính sách kinh tế đối ngoại –GS.PTS Tô Xuân Dân – NXN Thống Kê 1998 Khác
2. GT Kinh Tế quốc tế – PGS.TS Nguyễn Đức Bình – NXB Lao Động 2004 Khác
3. Website Tổng Cục Thống Kê: www.gso.gov.vn Khác
4. Website Bộ Công Thương : www.moit.gov.vn Khác
5. Website Cục đầu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT: www.fia.mpi.gov.vn 6. Website Sở thương mại Bhái Bình: www.thaibinhtrade.gov.vn Khác
7. Thời báo kinh tế Việt Nam: số ra tháng 12/2008 www. vneconomy.vn Khác
8. Niên giám thống kê năm 2008, 2007 NXB Thống Kê Khác
10. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam: www.vama.org.vn 11. Website: www.vietstock.vn Khác
13. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w