Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 226 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
226
Dung lượng
1,14 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC MỞ - BÁN CÔNG TPHCM KHOA PHỤ NỮ HỌC THAMVẤNTHANHTHIẾUNIÊN Các Tác giả: KATHRYN GELDARDø & DAVID GELDARD Dòch và hiệu đính: Nguyễn Xuân Nghóa & Lê Lộc 2002 PHẦN 1 TÌM HIỂU TUỔI THANHTHIẾUNIÊN 1. TÍNH CHẤT TUỔI THANHTHIẾUNIÊN Có nhiều nhà thamvấn chuyên nghiệp chỉ làm việc với các thanhthiếuniên và họ đạt được thành công và mãn nguyện với công việc của mình. Tuy nhiên, cũng có những nhà thamvấn ngại làm việc với các thanhthiếu niên. Có lẽ vì họ thấy khó làm việc với thanhthiếuniên hoặc vì các kết quả không được khích lệ. Dù khó làm việc với một số thanhthiếu niên, việc thamvấn cho lứa tuổi này thật thích thú, đầy thách thức và có hiệu quả, miễn là ta hiểu biết và tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc và thực hành cần thiết cho việc thamvấnthanhthiếuniên không phức tạp hoặc khó khăn, nhưng về nhiều mặt có sự khác biệt to lớn với những điều cần thiết trong thamvấn trẻ em hoặc người lớn. Chỉ cần nhận biết cách thức khác biệt cần thiết là có thể đạt tới thành công và mãn nguyện. Để giúp đỡ thanhthiếuniên một cách có hiệu quả, chúng ta cần hiểu biết tính chất của tuổi thanhthiếuniên và các quá trình phát triển liên hệ. Khi sự hiểu biết này được mở rộng, chúng ta sử dụng phương pháp thamvấn tiên phong. Phương pháp này được thiết kế để đối chiếu quá trình phát triển tuổi thanhthiếu niên. Làm cách này, ta có sự ăn khớp giữa quá trình thamvấn với các kinh nghiệm riêng của thanhthiếu niên. Điều này giúp nhà thamvấn kết hợp hài hòa với các em để tạo nên mối quan hệ công việc cùng có lợi. Trong phần 1 sách này chúng ta sẽ thảo luận về các quá trình phát triển diễn ra trong tuổi thanhthiếuniên và sẽ xem xét ảnh hưởng của nhiều tác nhân kích thích từ bên trong và bên ngoài, đa dạng đối với sự phát triển tuổi thanhthiếu niên. Chúng ta sẽ bắt đầu cuộc thảo luận trong chương này bằng việc xem xét vấn đề “thanh thiếuniên là gì?”, tiếp đó là xem xét sự phát triển ở lứa tuổi thanhthiếu niên. Sách này chủ yếu không phải là một luận văn lý thuyết, mà là một tập sách hướng dẫn thực hành cho các nhà thamvấn muốn làm việc với thanhthiếu niên. Đây là sách dùng kèm với sách “Tham vấn Trẻ Em : Hướng dẫn Thực hành” (Geldard and Geldard, 1997). Các bạn đọc nào muốn xem lại lý thuyết về phát triển tuổi thanhthiếuniên sâu hơn có thể tham khảo Dacey and Kenny (1997), hai tác giả này đã nêu lên những đóng góp của một số lý thuyết gia quan trọng, gồm có G. Stanley Hall, Sigmund Freud, Ruth Benedict, Margaret Mead, Albert Bandura, Robert Havighurst, Abraham Maslow, Erik Erikson và Richard Lerner. Tuổi thanhthiếuniên là gì ? Câu hỏi “tuổi thanhthiếuniên là gì ?” là một câu hỏi về đònh nghóa, và tính chất chính xác của đònh nghóa có vẻ thay đổi tùy mỗi nền văn hóa. Trong sách này chúng ta sẽ xem xét tuổi thanhthiếuniên là một giai đoạn trong đời người giữa tuổi thiếu nhi và tuổi thành niên. Đó là thời kỳ phát triển con người mà một thanhthiếuniên chuyển từ sự tùy thuộc sang độc lập, tự quản và trưởng thành. Thanhthiếuniên chuyển từ chỗ là một thành phần của nhóm gia đình thành một thành phần của nhóm cùng lứa tuổi và độc lập thành một người lớn. (Mabey and Sorenson, 1995) Nói chung, trong xã hội phương Tây, cuộc chuyển biến qua tuổi thanhthiếuniên từ thiếu nhi đến thànhniên gồm nhiều điều chứ không phải chỉ là một chuổi thay đổi theo đường thẳng. Đây là một cuộc biến đổi tuần tự nhiều chiều, hoặc là một cuộc biến đổi tuần tự của con người từ một thiếu nhi thành một con người mới, một người thành niên. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những đổi thay cần thiết nơi thanhthiếuniên trong tuổi thanhthiếuniên khác nhau tùy nền văn hóa. Chẳng hạn như trong một số nền văn hóa các trò chơi đóng vai cho trẻ em và người lớn đều giống nhau. Người ta có thể mong muốn trẻ em khi còn rất nhỏ thực hiện công việc như lao động thật vì phúc lợi của gia đình. Cũng có một số nền văn hóa trong đó số năm được giáo dục trước khi làm việc thật là ngắn. Trong những nền văn hóa ấy việc chuyển từ trẻ em sang người lớn có vẻ ít thách thức hơn. (Mead, 1975) Tuổi thanhthiếuniên gồm một quá trình trải qua một thời kỳ quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhiên, có những khác biệt nơi mỗi cá nhân, với một số trẻ chuyển qua thời kỳ thanhthiếuniên nhanh hơn các trẻ khác. Lứa tuổi thanhthiếuniên trải qua nhiều thách thức khi gặp những đổi thay sinh học, tâm lý và xã hội. Các quá trình thay đổi quan trọng phải diễn ra từ bên trong thanhthiếuniên thì mới có thể đối mặt với những thách thức này một cách thích nghi và thành công. Khi một thanhthiếuniên không thể đương đầu và giải quyết thành công một thách thức về phát triển, có thể sẽ xảy ra hậu quả bất lợi về tâm lý, tình cảm và hành vi. Công tác thamvấn có thể giúp ích trong các điểm này khi nhà thamvấn giúp thanhthiếuniên tìm những cách thức mới để tiến tới một cách thích nghi trong cuộc hành trình phát triển cần thiết. Như sẽ thảo luận đầy đủ ở Chương 5, một số thanhthiếuniênthành công hơn các em khác trong việc đối mặt và giải quyết các thách thức của tuổi thanhthiếu niên; các em chòu đựng tốt hơn và có cách thức ứng phó tốt hơn. Điều này có lẽ một phần nhờ ở đặc điểm cá nhân, một phần nhờ tiền sử bản thân và môi trường hiện có. Sự phát triển của thanhthiếuniên được xem xét theo những thách thức đương nhiên xảy ra sau đây : • Những thách thức sinh học • Những thách thức về nhận thức • Những thách thức về tâm lý • Những thách thức về xã hội • Những thách thức đạo đức và tinh thần Những thách thức sinh học ở lứa tuổi thanhthiếuniên Tuổi thanhthiếuniên bắt đầu với sự kiện lớn lên đúng nghóa được gọi là sự dậy thì. Sự dậy thì liên hệ tới những hiện tượng sinh lý như hiện tượng kinh nguyệt lần đầu ở bé gái và xuất tinh lần đầu ở bé trai. Các sự việc này báo hiệu bước đầu của một quá trình thay đổi sâu sắc về cơ thể (Colarusso 1992). Dù đây là một quá trình lớn lên bình thường nó cũng có thể tạo nên nhiều khó khăn cho cá nhân. Đây đặc biệt có thể là trường hợp xảy ra với một thanhthiếuniên sớm dậy thì hoặc sự dậy thì chậm lại đáng kể. Trong những tình huống này, thanhthiếuniên có thể trải qua một mức căng thẳng khó chòu. Hậu quả có thể là sự đánh giá thấp bản thân và tự nhận đònh bản thân kém khiến các em cảm thấy vụng về và thiếu tự tin. Những thay đổi sinh học ở lứa tuổi thanhthiếuniên đưa tới những thay đổi sinh lý, những thay đổi tính dục và những thay đổi tình cảm. Những thay đổi sinh lý Ở tuổi thanhthiếuniên diễn ra những thay đổi lớn về sinh lý. Các em tăng chiều cao, trọng lượng và sức khỏe, phát triển tính dục và về vóc dáng. Các bé gái nở vú, bé trai bễ giọng, mọc lông, và những thay đổi xảy ra ở cơ quan sinh dục. Những thay đổi sinh lý này diễn ra trong một khoảng thời gian. Chúng xảy ra ở những tuổi khác nhau và ở những mức độ khác nhau nơi thanhthiếuniên khác nhau. Kết quả là có thể có những vấn đề làm cho các em cảm thấy bối rối, ngượng ngùng, vụng về và không theo nhòp với các bạn cùng lứa tuổi nhưng phát triển ở mức độ khác. Vì vậy không có gì lạ khi nhiều thanhthiếuniênthiêu nữ lo lắng nhiều về vóc dáng của mình. Những thay đổi tính dục Những sự gia tăng quan trọng và đầy ý nghóa của các hóc-môn tính dục xảy ra trong tuổi dậy thì. Điều này không những dẫn tới những thay đổi nơi thân thể như mô tả ở trên mà còn kích thích sự gia tăng bừng dậy, ham muốn và đòi hỏi tính dục ở cả trẻ trai và trẻ gái. Những thay đổi này có thể là nguyên nhân sự khó chòu nơi thanhthiếu niên. Do sự bừng dậy của động cơ tính dục, thanhthiếuniên phải đối diện với những vấn đề tính dục cá nhân và nhận thức về giới tính của mình. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới các quyết đònh của trẻ về các mối quan hệ. Ở giai đoạn đầu của tuổi thanhthiếu niên, trẻ có khuynh hướng tạo mối quan hệ gần gũi với các bạn đồng giới tính vì các em cảm thấy an toàn hơn với các bạn này (Blos, 1979). Ngoài ra, đây là một phần của quá trình rời xa sự tùy thuộc vào cha mẹ và gia đình. Vào thời gian này, một số trẻ sẽ dự vào việc thử nghiệm tính dục với bạn bè. Tuy nhiên, đối với một số trẻ khác, những cảm giác tính dục ở tuổi thanhthiếuniên bước đầu được giải quyết bằng tưởng tượng và thủ dâm. Giai đoạn đầu của tuổi thanhthiếuniên tiêu biểu léo dài từ 11 đến 14 tuổi. Từ giai đoạn này các em lần hồi chuyển sang giai đoạn sau của tuổi thanhthiếuniên tiêu biểu kéo dài từ 15 tới 18 tuổi. Giai đoạn đầu và giai đoạn sau được phân biệt bằng những dò biệt về nhận thức, suy nghó về đạo đức và xã hội (Dacey and Kenny, 1997). Giai đoạn sau của tuổi thanhthiếu niên, với việc chấp nhận thân thể mới trưởng thành về sinh lý và tính dục, có sự chuyển dần, nơi phần lớn các em bé, tới các mối quan hệ khác phái. Theo Colarusso (1992), ở giai đoạn sau của lứa tuổi thanhthiếuniên nhiều trẻ đã sẵn sàng về tâm lý cho cuộc sống tính dục tích cực kể cả giao hợp. Ở giai đoạn này một số trẻ có thể bắt đầu tìm hiểu sở thích tính dục của mình và giải quyết về đồng tính luyến ái. Vì xã hội nói chung có xu hướng dò ứng với đồng tính luyến ái, nên những phát hiện ấy có thể gây âu lo, đặc biệt nếu quyết đònh là chọn một bạn tình cùng giới tính (Mabey and Sorensen, 1995). Về sự phát triển tính dục, một số em gặp khó khăn trong bước tiến từ giai đoạn ban đầu sang giai đoạn sau. Đây có thể vì các em không tách được tính dục của riêng các em ra khỏi cha mẹ. Kết quả là các em có thể rơi vào những tưởng tượng tính dục vô bổ, khiến các em không thể hướng tới những bạn tình ngoài vòng loạn luân (Colarusso, 1992). Khi nhận xét sự phát triển tính dục, điều quan trọng cần nhận biết là kinh nghiệm tính dục sớm không phải là dấu chỉ của bước phát triển nhanh. Thật ra, nó có thể là dấu chỉ của sự chấn thương tính dục của thời niên thiếu. Những thay đổi tình cảm Suốt lứa tuổi thanhthiếu niên, sự gia tăng các hóc-môn tình dục có thể ảnh hưởng trạng thái tình cảm của thanhthiếu niên. Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu cho rằng chỉ có các hóc-môn tác động và chúng là nguyên nhân duy nhất của những thay đổi tính khí. Chúng tác động lên thanhthiếuniên bằng phối hợp với những thay đổi lớn khác, như những thay đổi trong quan hệ xã hội, thay đổi về những niềm tin, về thái độ và về nhận thức về chính mình (Self- perception). Rõ ràng những thay đổi sinh học đặt ra những thách thức lớn cho thanhthiếu niên. Các em phải thích ứng với những thay đổi của cơ thể có thể gây xáo trộn và lo âu, với sự phát sinh các đòi hỏi tình dục lôi kéo thanhthiếuniên vào việc khám phá những mối quan hệ mới, chính chúng, tạo ra những thách thức xã hội mới. Những thách thức về nhận thức ở lứa tuổi thanhthiếu niên. Trong khi những thay đổi sinh học xảy ra nơi thanhthiếu niên, những đổi thay về nhận thức cũng diễn ra. Thanhthiếuniên phát triển khả năng tư duy trừu tượng, phát hiện cách suy nghó những vấn đề về các mối quan hệ, thấy được những cách mới về xử lý thông tin, và học cách suy nghó sáng tạo và có phê phán. Phát triển tư duy trừu tượng Theo Piaget (1948 – 1966) trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thanhthiếuniên các em chuyển tiếp rõ rệt từ “những hoạt động cụ thể” sang giai đoạn của “những hoạt động hình thức”. Nghóa là, các em chuyển từ những giới hạn của tư duy cụ thể tới chỗ xử lý một cách có nhận thức các ý tưởng, các quan niệm, và các lý thuyết trừu tượng. Thanhthiếuniên có thể nhiệt tình lưu ý tới các quan niệm trừu tượng, các khái niệm, và vì vậy có thể phân biệt được cái gì là thật và cái gì thuộc về ý tưởng. Flavell (1977) nêu lên một số cách trong đó sự suy nghó của thanhthiếuniên vượt khỏi sự suy nghó của trẻ thơ. Trong số đó có các khả năng sau đây : • Tưởng tượng những sự kiện có thể và không có thể. • Nghó về những kết quả có thể có từ một lựa chọn duy nhất. • Nghó về những phân nhánh của việc phối hợp các khả năng. • Hiểu thông tin và hành động dựa trên sự hiểu biết đó. • Giải quyết các vấn đề liên quan tới giả thiết và diễn dòch. • Giải quyết vấn đề trong những tình huống rất đa dạng và với kỹ năng lớn hơn thiếu nhi. Thanhthiếuniên chòu thách thức cả trong sự phát triển các kỹ năng nhận thức này và việc vận dụng chúng. Khi đạt được niềm tin trong việc vận dụng các kỹ năng ấy, có thể các em sẽ thử nghiệm trong những tình huống mới, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Rõ ràng là học hỏi thông qua thành công và thất bại là một phần của sự thách thức. Tư duy hướng về bản thân. Thanhthiếuniên đều hướng về bản thân. Nét riêng này xuất hiện ở giai đoạn đầu tuổi thanhthiếuniên và phát triển đầy đủ hơn vào giai đoạn giữa cho đến giai đoạn cuối tuổi thanhthiếu niên. Các em có thể có ý nghó là mọi người đang theo dõi mình như thể các em đang ở trên sân khấu vậy. Có lúc các em “trình diễn” thoải mái trước mắt mọi người, phô bày những hành vi hoặc tư thế đặc biệt để thu hút sự chú ý tới mình. Thanhthiếuniên thường dựng lên những câu chuyện về bản thân mà Dacey và Kenny (1997) đã nêu lên như là những ngụ ngôn của bản thân. Các em có thể có những ước mơ về thành công và tin rằng đó là sự thật. Các em có thể có ý tưởng là các em vừa độc đáo lại vừa khó bò tổn thương (Elkind, 1967). Có khi các em tự xem mình như toàn năng, toàn quyền và các em không thể nào bò hại. Tất cả ở đây là thành phần của một quá trình phức tạp để trở thành một cá nhân độc đáo trong cuộc hành trình tiến tới tuổi thành niên. Tiếc thay, những niềm tin này, và đặc biệt là ý thức về tính độc đáo, khiến cho thanhthiếuniên khó tin rằng có ai khác hiểu được mình hoặc biết các em cảm nghó ra sao. Điều này có ý nghóa quan trọng đối với các nhà tham vấn. Khả năng nghó về người khác Cùng với ý thức về tính độc đáo hoặc tính cá thể, còn có khả năng suy nghó phê phán người khác và các vấn đề liên quan đến nhiều người. Theo tầm nhìn riêng, thanhthiếuniên học cách tìm hiểu hoặc “gán ý nghóa” về người khác. Điều này giúp các em quyết đònh về cách giao tiếp với người khác. Những cách thức mới về xử lý thông tin Ở tuổi thanhthiếuniên khả năng của các em về nhận thức, hiểu biết và lưu giữ thông tin dường như tăng tiến theo tuổi (Knight và các tác giả khác, 1985). Ngoài ra, các em phát triển lần hồi khả năng vận dụng tốt các chiến lược về ký ức và càng có khả năng phát hiện những điều tương phản (Keil, 1984). Như thế các thanhthiếuniên lớn tuổi có khả năng cao hơn các em nhỏ tuổi trong việc giải quyết các vấn đề đạo đức và xã hội phức tạp. Các em có một mức độ xử lý thông tin phức tạp hơn. Tuy nhiên, khả năng xử lý thông tin này tùy thuộc nơi trí thông minh, vì theo mô tả của Jensen và các tác giả khác (1989), khả năng xử lý thông tin nhanh liên quan trực tiếp với những trình độ cao hơn về hoạt động trí tuệ. Khả năng suy nghó có phê phán Thanhthiếuniên phát triển khả năng suy nghó thuần lý và vận dụng khả năng suy nghó thuần lý của mình để tự mình phán đoán và quyết đònh. Các em có thể nhận biết và xác đònh các vấn đề, thu thập thông tin, lập kết luận ước chừng rồi đánh giá các kết luận ấy để đưa ra quyết đònh. Điều quan trọng đặc biệt đối với các nhà thamvấn là có nhiều nghiên cứu gợi ý rằng ta có thể dạy thanhthiếuniên nâng cao khả năng suy nghó có phê phán (Pierce và các tác giả khác, 1988). Như thế một phần trong vai trò của nhà thamvấn có thể là giúp trẻ tìm cách thực hiện điều này. Khả năng suy nghó sáng tạo Suy nghó sáng tạo bao gồm sự suy nghó sâu rộng, linh động, sáng tạo, bao gồm việc xem xét những tình huống xa và khả năng xét đến những giải pháp đa dạng cho cùng một vấn đề. Thanhthiếuniên phát triển khả năng suy nghó sáng tạo và nhờ đó có thể hiểu và vận dụng tốt hơn phép ẩn dụ (Dacey and Kenny, 1997). Khả năng sau cùng này đặc biệt hữu dụng trong tình huống thamvấn mà phép ẩn dụ có thể là công cụ mạnh mẽ để tạo sự đổi thay. Những thách thức tâm lý ở tuổi niênthiếu Những thay đổi về sinh học và nhận thức đã mô tả không những cho thấy những thách thức trực tiếp, mà còn có ảnh hưởng quan trọng về hoạt động tâm lý nữa. Ngoài ra, còn có những thách thức lớn đối với thanhthiếuniên có liên quan đến nét chủ yếu của lứa tuổi thanhthiếu niên, đó là sự tạo thành một bản ngã mới. Thanhthiếuniên không còn là trẻ em; một co người mới đang xuất hiện. Hình thành bản ngã mới Có lẽ tác động tâm lý quan trọng nhất đối với thanhthiếuniên là sự hình thành một bản ngã riêng. Sự thất bại trong việc hoàn thành một bản ngã riêng vẹn toàn hầu như chắc chắn sẽ tạo ra ảnh hưởng tâm lý tiêu cực. Điều này đã được Waterman chứng minh (1992), ông ta đã điểm lại một khối lượng nghiên cứu lớn cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sự hình thành bản ngã và hoạt động tâm lý có hiệu quả. Như Kroger đã nêu (1996), các lý thuyết gia lớn như Erikson, Blos, Kohlberg, Loevinger và Kegan đã viết về sự phát triển bản ngã ở tuổi thanhthiếuniên bằng việc sử dụng những thuật ngữ có tính cá thể như “cái ta”, “bản ngã”, “tôi” v.v… Dù họ sử dụng những thuật ngữ có tính cá thể, có vẻ họ đều đồng ý rằng “bản sắc cá nhân”, như chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng, nên được xác đònh bằng những thuật ngữ nói về “cái ta” trái với những gì được xem là “cái khác”. Những phương tiện chúng ta phân biệt mình với người khác là điểm trung tâm trong kinh nghiệm về bản ngã riêng của chúng ta. Thanhthiếuniên có nhiệm vụ tạo nên cá tính riêng có tính độc đáo và cá biệt. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ý thức về bản ngã riêng, cũng sẽ có nỗ lực vô thức duy trì sự liên tục tính cách riêng biệt của cá nhân (Erikson, 1968). Trong khi bản ngã riêng phát triển, theo thời gian, sự trưởng thành diễn ra, đưa thanh nhiên đến lứa tuổi trưởng thành người lớn. Các chức năng của bản ngã riêng Adams và Marshall (1996) rút ra từ nhiều công trình phân tích và nghiên cứu về cái ta và bản ngã, nêu lên những điểm sau đây như là năm chức năng được ghi nhận thông thường nhất về bản ngã cá nhân : 1Cung cấp cấu trúc cho sự hiểu biết ta là ai. 2Cung cấp ý nghóa và phương hướng thông qua sự thể hiện, các giá trò và mục đích. 3Cung cấp ý thức về tự chủ và ý chí tự do. 4Giúp tạo tính bền vững, tính gắn kết và sự hòa hợp giữa các giá trò, niềm tin và các cam kết. 5Giúp nhận biết tiềm năng thông qua ý thức về những khả năng trong tương lai và những chọn lựa thay thế. Adams và Marshall (1996) tin rằng việc tìm kiếm bản ngã là một quá trình liên tục không chỉ giới hạn trong tuổi thanhthiếu niên. Hai ông chỉ ra rằng bản ngã riêng có thể thay đổi do ý thức cao về bản thân, và rằng có những điểm nhạy cảm trong suốt chu kỳ sống, một trong những điểm đó là tuổi thanhthiếu niên, là múc mà việc lấy cái tôi làm trọng tâm và sự hình thành bản ngã được nâng cao. Dù chúng ta đồng ý rằng việc tìm kiếm bản ngã là một quá trình tiếp tục suốt đời, các quan sát của chúng ta nơi giới trẻ cũng cho thấy rằng việc lấy cái tôi làm trọng tâm và sự hình thành bản ngã ấy nổi bật hơn ở tuổi thanhthiếuniên và là đặc điểm trung tâm của lứa tuổi này. Cá thể hóa Trong khi trẻ em sống chan hòa với cha mẹ và gia đình, thì thanhthiếuniên đi vào một không gian riêng trở thành một cá nhân tách biệt. Nói một cách khác, sự cá thể hóa đã diễn ra. Quá trình cá thể hóa bao gồm sự phát triển tính độc lập tương đối với các mối quan hệ gia đình, sự suy yếu các mối ràng buộc với những đối tượng trước đây là quan trọng đối với trẻ, và một khả năng gia tăng để nhận lãnh vai trò chức năng như là một thành viên của xã hội người lớn (Archer, 1992). Quá trình tạo lập bản ngã riêng và hoàn thành cá thể hóa có những hệ luận ý nghóa về mặt xã hội. Thanhthiếuniên chỉ có thể xây dựng các quan niệm về bản thân trong hoàn cảnh có các mối quan hệ với người khác, nhưng đồng thời cũng tìm cách thiết lập sự tách biệt bằng các ranh giới. Như thế, quá trình xã hội hóa của thanhthiếu niên, một mặt dựa trên sự cân bằng giữa cá thể hóa cùng với việc tạo thành bản ngã riêng, và một mặt khác là hòa nhập với xã hội (Adams and Marshall, 1996). Nếu không hoàn thành được sự cân bằng này, thì có thể xảy ra khủng hoảng cá nhân đối với thanhthiếu niên, có thể dẫn tới tình trạng phải cần đến sự tham vấn. Chẳng hạn như, nếu một thanhthiếuniên tìm kiếm ở mức độ rất cao về cá thể hóa thì hậu quả có thể là làm hỏng các mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa. Điều này có thể khiến cho em này bò loại trừ. Trong hoàn cảnh này, các em có khi sẽ tìm đến kết bạn với các thanhthiếuniên bò loại trừ khác cùng lứa tuổi. Cũng có thể có hậu quả là cảm nhận của thanhthiếuniên về sự đánh giá của người khác có thể sẽ giảm bớt (Schbossberg, 1989). Thay vì tìm một mức độ cao về cá thể hóa, một số thanhthiếuniên làm ngược lại, là tìm sự gắn kết tối đa với người khác. Điều này có thể khiến các em dễ gặp khó khăn trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới ở đó các em phải tự đối phó với tình thế (Josselson, 1987). Những đáp ứng xúc cảm Khi thanhthiếuniên tiến triển trong cuộc hành trình tự phát hiện, các em phải liên tục thích nghi với những hoàn cảnh va chạm và kinh nghiệm mới, đồng thới cũng phải thích nghi với những thay đổi về sinh học, nhận thức và tâm lý. Cả hai mặt này đều căng thẳng và gây lo lắng cho các em. Bởi vậy, ta không lấy làm ngạc nhiên là thanhthiếuniên bộc lộ khả năng suy giảm về chòu đựng, chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi (Shave and Shave, 1989). Vì vậy giai đoạn phát triển thời thanhthiếuniên nổi bật với phản ứng tình cảm và một cường độ cao về sự đáp ứng tình cảm. Điều này tạo khó khăn cho thanhthiếuniên trong việc kiểm soát và chỉnh sửa các đáp ứng về hành vi mà lắm khi có phần quá đáng. Các kích động có giá trò tương đối nhỏ đối với người lớn có thể tạo ra chuyển biến tâm trạng mạnh mẽ ở thanhthiếuniên khiến người thanhthiếuniên phản ứng ở mức xúc động cao bất ngờ gồm có sự hung hăng, giận hờn, buồn bã, chán nản và bối rối. Rõ ràng là thanhthiếuniên có một thời gian khó khăn trong việc đối phó với sự căng thẳng cao độ về cảm xúc và các phản ứng của mình. Một xúc cảm lớn gây suy sụp ở tuổi thanhthiếuniên giai đoạn đầu là sự xấu hổ (Shave and Shave, 1989). Các em thường cảm thấy bò trêu chọc, làm nhục và gây bối rối, cảm thấy chán ghét và xấu hổ về chính mình. Vì vậy ta có thể hiểu tại sao các em phát triển cơ chế phòng vệ mạnh mẽ, có thể gồm có sự khước từ, chối bỏ, phóng ngoại và thu mình lại. Những cơ chế phòng vệ này giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thanhthiếu niên, khi các em phản ứng với hoàn cảnh và tác động qua lại với người khác. Thường các hành vi không thích hợp là do hậu quả của các cơ chế phòng vệ bản thân này xuất phát từ bên trong. Bản sắc dân tộc và sự điều chỉnh tâm lý Có những vấn đề đặc biệt đối với các thanhthiếuniên thuộc các nhóm dân tộc ít người trong mối quan hệ đến việc tạo lập bản ngã riêng. Một phần quan trọng trong bản ngã riêng của các em có vẻ dính dáng tới bản sắc dân tộc. Waterman (1964) có nêu gợi ý về một mô hình tạo lập bản sắc dân tộc. Ở giai đoạn đầu của sự phát triển bản sắc dân tộc, các thanhthiếuniên dân tộc thiểu số chấp nhận các giá trò và thái độ của nền văn hóa thuộc đa số. Điều này thường bao gồm cả việc nội tâm hóa những cái nhìn tiêu cực về nhóm mình. Waterman (1984) tin rằng giai đoạn đầu này của việc phát triển bản sắc dân tộc tiếp tục cho đến khi các cá nhân có kinh nghiệm về chủ nghóa chủng tộc hoặc thành kiến buộc các em tự xem mình là thành viên của nhóm thiểu số. Sự ý thức này đưa các em tới chỗ tìm kiếm một bản sắc dân tộc riêng. Sự tìm kiếm bao gồm các nỗ lực học hỏi về nền văn hóa của mình và thường các em có xúc cảm rất cao. Trong giai đoạn này, các tình cảm như tức giận và bất bình có thể nhằm vào cái xã hội đa số. Một kết quả thỏa đáng của quá trình tạo thành bản sắc dân tộc này có thể hoàn tất bằng việc các cá nhân phát triển ý thức sâu xa về việc thuộc vào một nhóm xã hội. Các thách thức xã hội ở tuổi thanhthiếuniên Một thách thức lớn đối với thanhthiếuniên là liên quan đến nhu cầu xác đònh một chỗ đứng trong xã hội và đạt được ý thức thích nghi với chỗ đứng đó. Đây là một quá trình xã hội hóa đưa người thanhthiếuniên tới chỗ hội nhập với xã hội. Quá trình này diễn ra cùng lúc với việc tìm kiếm bản ngã riêng. Thật ra, quá trình xã hội hóa và sự tìm kiếm bản ngã riêng tùy thuộc nhau và liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Việc xã hội hóa nâng cao ý thức về bản ngã riêng, và sự phát triển bản ngã riêng giúp cho thanhthiếuniên đáp ứng những kỳ vọng và tiêu chuẩn của xã hội. Xã hội rộng lớn, cha mẹ, gia đình và các nhóm cùng lứa tuổi đều có những kỳ vọng nơi người thanhthiếu niên. Những kỳ vọng này dựa trên nhận đònh chính đáng rằng người thanhthiếuniên bây giờ đã có khả năng ứng xử theo cách riêng của mình. Các kỳ vọng chung của [...]... quan đến những vấn đề không được giải quyết trong tuổi thiếu nhi có ảnh hưởng tới tuổi thanhthiếuniên Cho nên, điều quan trọng là, khi thamvấn cho các thanhthiếu niên, chúng ta nên xem xét những kinh nghiệm lúc ấu thời, đối với năng lực của các em để thương thảo các nhiệm vụ phát triển ở tuổi thanhthiếuniên 3 NHỮNG CĂNG THẲNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THANHTHIẾUNIÊN Tuổi thanhthiếuniên là thời... số thanhthiếuniên bò lôi cuốn vào hệ thống tín ngưỡng này TÓM TẮT Rõ ràng tuổi thanhthiếuniên là thời gian khủng hoảng và thay đổi mà một số em có thể đối phó thích hợp, nhưng đối với một số thanhthiếuniên khác nó có thể dẫn tới những hậu quả không tốt về tình cảm, xã hội và tâm lý Mục đích chính của tuổi thanhthiếuniên là tạo chuyển biến từ tuổi ấu thơ sang tuổi thành niên Thanhthiếu niên. .. nét riêng này của thanhthiếuniên có ý nghóa quan trọng đối với các nhà thamvấn Các kỳ vọng của thanhthiếuniên Một vấn đề có tầm quan trọng đối với các nhà thamvấn là “những điều gì thanhthiếuniên tin là những thách thức chính của các em?” Các em tin rằng những thách thức chính của các em xoay quanh những vấn đề về quan hệ với bạn cùng lứa tuổi và với những người khác, và những vấn đề về thành... toan tự tử gia tăng nơi các thanhthiếuniên đã bò lạm dụng thân thể so với các thanhthiếuniên không bò lạm dụng Các thanhthiếuniên này cũng khác với các thanhthiếuniên không bò lạm dụng ở chỗ các em cho thấy những nhân tố nguy cơ rất cao về tự tử; chẳng hạn như trầm cảm, nghiện ma túy và hành vi suy sụp Lạm dụng tình dục Lạm dụng tình dục xảy ra trong tuổi thanhthiếuniên đã được chứng minh khá... với các kỳ vọng của người thanhthiếuniên Bởi vậy, nhu cầu cá thể hóa của lứa tuổi thanhthiếuniên đưa tới sự thách thức có tính xung đột đối với các thanhthiếuniên đang cố gắng xác đònh bản ngã riêng, và đồng thời, đang khám phá những cách mới để thích nghi với xã hội Kết quả là, dường như có sự mâu thuẫn tinh thần rất đáng kể nơi nhiều thanhthiếuniên đối với những vấn đề có liên quan đến sự... Khi thamvấn cho thanh thiếu niên, chúng ta cần nhận biết rằng, ngoài ảnh hưởng về kinh nghiệm cuộc sống, có thể còn có những điều kiện di truyền đối với những rối loạn về hành vi và tâm lý trong tuổi thanh thiếuniên Comings (1997) đã điểm lại bằng chứng ủng hộ quan niệm cho rằng nhiều hành vi quậy phá ở tuổi thiếu nhi và tuổi thanh thiếuniên gồm có kém chú ý do quá hiếu động, hội chứng Tourette, thiếu. .. của người thànhniên Kỳ vọng thanh thiếuniên sẽ chòu trách nhiệm và chuẩn bò một cách có ý thức để đáp ứng những nhiệm vụ phát triển của tuổi thanhthiếuniên là không thực tế Thanhthiếuniên đang ở trong quá trình phát triển và đang đối phó với những thách thức mới và chưa từng gặp từ trước, nên các em không biết tập trung vào nhiệm vụ nào và chắc chắn còn mắc sai lầm Các thanhthiếuniên quá mệt mỏi... quan hệ đôi bạn đối với thanhthiếuniên Ly thân và ly dò Vào lúc thanhthiếuniên cố gắng tạo lập tính độc lập mà gia đình sụp đổ thì thật là khó khăn Theo lý tưởng, thanhthiếuniên cần có thể xác đònh tính độc lập của mình mà không phải quan tâm về sự an toàn và yên ổn của gia đình mình Thật bất hạnh, ở đâu có sự bất hoà của cha mẹ có vẻ như ở đó có những vấn đề cho thanhthiếu niên, như đã thảo luận,... môi trường đối với thanhthiếuniên Trong Chương 4 chúng ta sẽ thảo luận về những mối nguy hiểm cụ thể Trong quá trình phát triển bình thường thanhthiếuniên sẽ đối mặt với cả những căng thẳng môi trường lẫn các mối hiễm nguy Một số thanhthiếuniên sẽ ứng phó với các điều này một cách thích nghi; các em khác thì không và các em có thể tìm sự thamvấn Điều thiết yếu đối với nhà thamvấn là nhận biết... thách thức khó khăn cho thanhthiếuniên và có thể tìm ra những cách để giúp bạn trẻ giải quyết chúng một cách có hiệu quả 4 CÁC MỐI NGUY ĐỐI VỚI THANHTHIẾUNIÊN Trong Chương 3 chúng ta đã thảo luận về một số những căng thẳng về môi trường tác động tới thanhthiếuniên Còn có một số các mối nguy đặc biệt cólẽ các em cũng phải gặp Trong tuổi thiếu nhi, phần lớn thanhthiếuniên sống trong một môi trường . của thanh thiếu niên có ý nghóa quan trọng đối với các nhà tham vấn. Các kỳ vọng của thanh thiếu niên Một vấn đề có tầm quan trọng đối với các nhà tham vấn là “những điều gì thanh thiếu niên. nhà tham vấn ngại làm việc với các thanh thiếu niên. Có lẽ vì họ thấy khó làm việc với thanh thiếu niên hoặc vì các kết quả không được khích lệ. Dù khó làm việc với một số thanh thiếu niên, . 2002 PHẦN 1 TÌM HIỂU TUỔI THANH THIẾU NIÊN 1. TÍNH CHẤT TUỔI THANH THIẾU NIÊN Có nhiều nhà tham vấn chuyên nghiệp chỉ làm việc với các thanh thiếu niên và họ đạt được thành công