Điều lệ Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn
ĐIỀU LỆHỘI ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP SÀI GÒN(Điều lệ này Đại hội lần I thông qua và được HTA phê duyệt) Chương IĐIỀU KHOẢN CHUNGĐiều 1. Tên gọiHội lấy tên là: “HỘI ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP SÀI GÒN”Tên tiếng Anh: “ SAIGON PROFESSIONAL CHEFS' GUILD”Tên viết tắt: PCSHội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (sau đây gọi tắt là PSC) có biểu tượng riêng, biểu tượng có thể thay đổi khi được sự đồng ý của toàn thể thành viên Ban Chủ nhiệm.Điều 2. Tôn chỉ, mục đíchHội là một tổ chức tự nguyện của các cá nhân hoạt động trong ngành nghề bếp tại các cơ sở dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, cung ứng suất ăn, trường dạy nghề…Tôn chỉ Hội:• Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm để phát triển nghề bếp chuyên nghiệp. • Hoạt động phi vụ lợi, đại diện cho người đầu bếp: Tập hợp, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và là diễn đàn trao đổi thông tin, cung cấp các dịch vụ cho hội viên một cách bình đẳng. Hội có mục đích: “Tập hợp các hội viên nhằm phấn đấu quảng bá, phát triển nghệ thuật chế biến món ăn Việt Nam hiện đại, có đẳng cấp cao để giới thiệu và gìn giữ bản sắc dân tộc.”Điều 3. Phạm vi hoạt độngHội trực thuộc Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (một tổ chức đã thành lập theo quyết định số 4412/QĐ-UB ngày 08-9-2004 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh). Các hoạt động của Hội diễn ra trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.Trụ sở của Hội đặt tại:Văn phòng Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí MinhĐịa chỉ : 04 - 06 Hồ Huấn Nghiệp, P. Bến Nghé - Quận 1 - TP. Hồ Chí MinhTel: (84-8) 8224678 Fax: (84-8) 8224678Email: < saigonprochefs@gmail.com > Website: www.vietnamchefs.comĐiều 4. Nguyên tắc hoạt động1. Tự nguyện, tự quản; 2. Tự trang trải về tài chính; 3. Hoạt động của Hội chịu sự quản lý của Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh. Chương IINHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA HỘIĐiều 5. Nhiệm vụ của Hội1. Hoạt động theo đúng Điều lệ được phê duyệt. 2. Bảo đảm tôn chỉ và mục đích của Hội được thực hiện triệt để. 3. Phát triển và nâng cao giá trị của nghề đầu bếp chuyên nghiệp. 4. Tổ chức các hoạt động giao lưu nhằm tạo mối quan hệ mật thiết giữa các hội viên để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, cơ hội việc làm và cập nhật xu thế ẩm thực mới. 5. Cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức các loại hình hội thảo, diễn đàn để huấn luyện và đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn về ngành nghề cho hội viên. 6. Tham gia, tổ chức những hoạt động có liên quan đến ngành nghề (dạy nghề, thi nấu ăn, giới thiệu nghề, giới thiệu thực phẩm mới, hướng dẫn về vệ sinh an tòan thực phẩm, tổ chức quản lý bếp,…) nhằm nâng cao hình ảnh và giá trị Hội. 7. Tạo mối liên kết, hợp tác mang tính chuyên nghiệp, nâng cao hiểu biết lẫn nhau với các cơ sở dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, nơi cung ứng suất ăn, trường dạy nghề,… trong nước và quốc tế để được thừa nhận và ủng hộ cho các hội viên cũng như cho Hội. 8. Hỗ trợ các tổ chức xã hội để hướng nghiệp và đào tạo thế hệ đầu bếp trẻ cho ngành dịch vụ, du lịch Việt nam. 9. Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các Hội, hiệp hội cùng ngành, vì lợi ích chung của các đầu bếp. 10. Sử dụng kinh phí thu chi đúng tôn chỉ, mục đích của Hội và đúng qui định của pháp luật. 11. Thực thi và giúp đỡ việc thực hiện các dự án của Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh. 12. Chấp hành chế độ báo cáo đối với Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh.Điều 6. Quyền của Hội 1. Tuyên truyền về tôn chỉ, mục đích, hoạt động của Hội và vận động xây dựng phát triển Hội. 2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội. 3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên. 4. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; hoà giải tranh chấp trong nội bộ Hội. 5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội. 6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo qui định của pháp luật. 7. Được tự chủ về tài chính trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp để tự trang trải về chi phí hoạt động. 8. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật. 9. Thành lập và giải thể các tổ chức trực thuộc Hội theo qui định của Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh. 10. Có các quyền khác mà pháp luật hiện hành cho phép. Chương IIIHỘI VIÊNĐiều 7. Đối tượngLà những cá nhân từ 18 tuổi trở lên không phân biệt kinh nghiệm, giới tính, tuổi tác và quốc tịch.Thừa nhận Điều lệ và tổ chức của Hội, nguyện phấn đấu cho tôn chỉ và mục đích chung.Điều 8. Hội viên chính thức Là những cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc Việt kiều, người nước ngoài cư trú dài hạn tại Việt Nam, hành nghề bếp trong các tổ chức dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, công ty cung ứng suất ăn, trường dạy nghề, .Các hình thức hội viên:1. Hội viên chính thức bậc cao: là hội viên đang giữ các chức vụ quản lý điều hành bếp có chức danh từ bếp phó trở lên hoặc các cá nhân đang là chuyên gia, giáo viên dạy nghề. 2. Hội viên chính thức chuyên môn: là hội viên đang là đầu bếp có chức danh từ nhân viên đến tổ trưởng, giám sát. Việc xét kết nạp hoặc phân định mức độ hội viên chính thức do Chủ nhiệm Hội quyết định theo quy chế của Ban Chủ nhiệm. Tất cả hội viên ban đầu đăng ký gia nhậpHội trước thời điểm tổ chức Đại hội được xét kết nạp bởi Ban Chủ nhiệm lâm thời.Điều 9. Hội viên liên kếtCác cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài hành nghề trong lĩnh vực ẩm thực tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ thì được Hội xem xét công nhận là hội viên liên kết. Hội viên liên kết được tham gia các hoạt động và tham dự Đại hội của Hội. Hội viên liên kết không tham gia bầu cử và ứng cử vào Ban Chủ nhiệm Hội, không biểu quyết các vấn đề của Hội.Chủ nhiệm Hội quyết định kết nạp hội viên liên kết theo quy chế của Ban Chủ nhiệm. Hội viên liên kết ban đầu đăng ký gia nhập Hội trước thời điểm Đại hội được xét kết nạp bởi Ban Chủ nhiệm lâm thời.Điều 10. Hội viên danh dựCác cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của Hội được Đại hội toàn thể hội viên, hoặc Đại hội đại biểu, hoặc được Ban Chủ nhiệm Hội tôn vinh làm hội viên danh dự.Điều 11. Đăng ký gia nhập, hội phí1. Cá nhân có đủ điều kiện, có nguyện vọng gia nhập Hội cần làm đơn (theo mẫu quy định) để làm thủ tục gửi về văn phòng của Hội. Cá nhân đó chính thức trở thành hội viên nhận được quyết định của Chủ nhiệm Hội. 2. Hội phí hàng năm sẽ được Ban Chủ nhiệm xem xét, quyết định và được ghi rõ trong qui chế hoạt động do Ban Chủ nhiệm Hội ban hành. Điều 12. Thôi làm hội viên HộiTư cách hội viên Hội không còn nếu xảy ra một trong những trường hợp sau:1. Hội viên không còn nguyện vọng, không đủ sức khoẻ hoặc qua đời. 2. Là hội viên chính thức mà không còn hành nghề bếp. 3. Vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ Hội bị khai trừ ra khỏi Hội theo quyết định của Ban Chủ nhiệm. 4. Tên của hội viên và các quyền lợi, nghĩa vụ sẽ bị chấm dứt sau khi có quyết định của Ban Chủ nhiệm. Điều 13. Hội viên có nghĩa vụ1. Tuân thủ pháp luật hiện hành, tuân thủ Điều lệ của Hội và nghị quyết của Đại hội, của Ban Chủ nhiệm Hội; 2. Luôn phấn đấu quảng bá, phát triển nghệ thuật chế biến món ăn Việt nam có đẳng cấp cao để giới thiệu và gìn giữ bản sắc dân tộc; 3. Thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc, luôn rèn luyện bản thân để nâng cao uy tín của Hội; 4. Tham gia thực hiện các hoạt động của Hội khi được Ban Chủ nhiệm yêu cầu; 5. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng nhau góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh; 6. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí hàng năm đầy đủ và đúng kỳ hạn theo qui định của Ban Chủ nhiệm; 7. Không được sử dụng danh nghĩa Hội để tiến hành các hoạt động vì mục đích cá nhân. Điều 14. Quyền của hội viên1. Được thông báo và đăng tên, chức danh trong danh sách thành viên của Hội; 2. Được phát Giấy chứng nhận và Thẻ hội viên; 3. Được tham gia các hoạt động Của Hội. Được hưởng các lợi ích từ các giá trị mà Hội tạo ra qua các hoạt động thực hiện chức năng và nhiệm vụ; 4. Được Hội cung cấp thông tin và các dịch vụ phát triển nghề nghiệp, giúp đỡ hòa giải khi có tranh chấp, được tham gia các hình thức liên kết do Hội tổ chức; 5. Được quyền tham dự các hội nghị, hội thảo và các khóa huấn luyện do Hội tổ chức hay nhà tài trợ được chọn tổ chức. Thời hạn đăng ký phải được tuân thủ, số lượng thành phần tham dự có thể giới hạn và phí tham dự có thể thu để trang trải chi phí; 6. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục là hội viên. Trong trường hợp này hội viên cần báo cáo bằng văn bản cho Ban Chủ nhiệm; 7. Được gửi các ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề liên quan mọi chủ trương và hoạt động của Hội trong trường hợp không thể có mặt tại các phiên họp do Ban Chủ nhiệm triệu tập; 8. Hội viên chính thức được tham gia thảo luận và biểu quyết các nghị quyết của Hội, được phê bình chất vấn Ban Chủ nhiệm về mọi chủ trương và hoạt động của Hội; được tham gia đại hội, được biểu quyết, ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chủ nhiệm Hội.Chương IVTỔ CHỨC CỦA HỘIĐiều 15. Tổ chức của HộiTổ chức của Hội bao gồm:• Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu • Ban Chủ nhiệm Hội • Ban cố vấn Hội • Văn phòng Hội • Ban chuyên môn nghiệp vụ • Các trưởng nhómĐiều 16. Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểuLà cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội.Đại hội thường kỳ do Ban Chủ nhiệm triệu tập 02 năm/lần với nội dung: 1. Thông qua báo cáo hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ qua và chương trình hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ tới; 2. Thông qua báo cáo tài chính của Hội; 3. Quyết định sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ của Hội (nếu có); 4. Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của Hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban Chủ nhiệm; 5. Bầu Ban Chủ nhiệm Hội. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 tổng số ủy viên Ban Chủ nhiệm hoặc có ít nhất 1/2 tổng số hội viên chính thức đề nghị, hoặc theo yêu cầu của Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh.Các phiên họp của Đại hội do Chủ nhiệm Hội chủ trì. Trong trường hợp Chủ nhiệm vắng mặt, phiên họp sẽ do 1 Phó Chủ nhiệm chủ trì (được Chủ nhiệm ủy quyền).Khi triệu tập Đại hội, Ban Chủ nhiệm phải công bố chương trình nghị sự của Đại hội và phải gửi thư mời hội viên chậm nhất là 20 ngày trước ngày quyết định họp.Mỗi hội viên chính thức có một phiếu bầu tại Đại hội. Những nghị quyết của Đại hội được lấy biểu quyết theo đa số.Những vấn đề đặc biệt quan trọng sau đây thì phải được tối thiểu 2/3 số hội viên chính thức có mặt tán thành:• Sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ; • Bầu Ban Chủ nhiệm mới; • Giải thể Hội. Nghị quyết này còn phải được Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt sau khi đã thanh toán công nợ và thanh lý tài sản của Hội.Điều 17. Ban Chủ nhiệm HộiBan Chủ nhiệm là cơ quan lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.Số lượng thành viên của Ban Chủ nhiệm do Đại hội quy định. Ban Chủ nhiệm do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu hội viên bầu trực tiếp bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ.Trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do khác nhau số uỷ viên Ban Chủ nhiệm không còn đủ như quy định của Đại hội, trong trường hợp đó Ban Chủ nhiệm được bầu bổ sung số ủy viên thiếu (trong số các hội viên chính thức của Hội) nhưng không vượt quá số lượng uỷ viên mà Đại hội quy định. Trường hợp do hoạt động của Hội được mở rộng, Ban Chủ nhiệm sẽ được bầu bổ sung một số uỷ viên mới theo sự giới thiệu của Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm, số lượng uỷ viên mới không quá 25% số lượng ủy viên do Đại hội qui định.Ban Chủ nhiệm có nhiệm vụ:• Cụ thể hoá các nghị quyết của Đại hội và đề ra những biện pháp để thực hiện nghị quyết của Đại hội; • Phê duyệt dự toán, quyết toán tài chính hàng năm; • Quyết định mức hội phí hàng năm của hội viên; • Quyết định việc xây dựng cơ cấu, tổ chức và bộ máy của Hội; • Giám sát công việc của các ban, nhóm trực thuộc; • Chuẩn bị nội dung khác cho Đại hội thường kỳ cũng như bất thường của Hội; • Xét khen thưởng, kỷ luật, khai trừ hội viên; • Ban hành qui chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm. Ban Chủ nhiệm họp tối thiểu 04 lần/năm để sơ kết tình hình hoạt động của Hội, kiểm điểm công tác. Ban Chủ nhiệm có thể họp đột xuất khi có yêu cầu. Các quyết định của Ban Chủ nhiệm được lấy biểu quyết theo đa số thành viên có mặt. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về ý kiến của Chủ nhiệm Hội.Điều 18. Chủ nhiệm và các phó Chủ nhiệmChủ nhiệm Hội là người đại diện cao nhất của Hội trước Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong các quan hệ đối nội, đối ngoại, chịu trách nhiệm trước Ban Chủ nhiệm về việc chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chủ nhiệm. Chủ nhiệm Hội do Ban Chủ nhiệm bầu ra với số phiếu quá bán.Các Phó Chủ nhiệm Hội do Ban Chủ nhiệm bầu, là người giúp Chủ nhiệm Hội theo dõi, chỉ đạo ở lĩnh vực công tác được phân công.Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Hội được thực hiện theo qui chế do Ban Chủ nhiệm Hội ban hành. Chương VTÀI CHÍNH CỦA HỘIĐiều 19. Các khoản thu của Hội1. Lệ phí gia nhập và hội phí hàng năm từ hội viên; 2. Các khoản thu hợp pháp của Hội và các tổ chức trực thuộc của Hội theo qui chế tài chính của Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh; 3. Các khoản đóng góp tự nguyện và các khoản tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước phù hợp với qui định của pháp luật; 4. Các khoản hỗ trợ của Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh; 5. Các khoản thu khác.Điều 20. Các khoản chi của Hội1. Các chi phí duy trì hoạt động của Hội; 2. Các chi phí khác.Điều 21. Quản lý tài chính HộiTài chính của Hội được quản lý theo Quy chế quản lý tài chính của Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và tuân thủ chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước.Chương VIKHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠMĐiều 22. Khen thưởngHội viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội được Chủ nhiệm Hội quyết định khen thưởng hàng năm hoặc đề nghị Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh khen thưởng theo quy định.Điều 23. Xử lý vi phạmHội viên vi phạm pháp luật, Điều lệ, Nghị quyết của Hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của Hội thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xem xét kỷ luật ở những mức độ khác nhau từ khiển trách đến khai trừ khỏi Hội.Chương VIIĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 24. Hiệu lực thi hành Điều lệ này gồm 07 Chương, 25 Điều đã được Đại hội toàn thể hội viên Hội nhất trí thông qua ngày 13 tháng 3 năm 2006.Điều lệ đã được trình lên Hiệp hội Du lịch để được xem xét và phê duyệt.Điều lệ có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định phê duyệt.Điều 25. Tổ chức thực hiệnTổ chức Hội và toàn thể hội viên phải chấp hành Điều lệ này. Chỉ có Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu hội viên Hội mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.Ban Chủ nhiệm Hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ này.Điều lệ sẽ không còn hiệu lực khi Hội ngừng hoạt động hay giải thể. Chương VIIIKẾT NẠP HỘI VIÊNĐể có thể trở thành hội viên PCS, người nộp đơn tham gia phải đáp ứng các đòi hỏi sau:• Đủ 18 tuổi • Hành nghề bếp: có thể đang là bếp trưởng, bếp phó, giúp việc bếp, học việc về bếp . tóm lại, những người kiếm sống bằng nghề bếp • Những cá nhân không hành nghề bếp chỉ có thể đăng ký với tư cách là hội viên liên kết, lúc này họ tham gia với tư cách là đại diện cho một doanh nghiệp. • Nộp đơn theo mẫu về văn phòng Hội Vui lòng xem thêm Điều lệ Hội để biết những thông tin chi tiết về các loại hội viên.* Các mức hội phí:• Hội viên chuyên môn: 150.000đ/năm • Hội viên bậc cao: 400.000đ/năm • Hội viên liên kết: 2.500.000đ/năm . ĐIỀU LỆHỘI ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP SÀI GÒN (Điều lệ này Đại hội lần I thông qua và được HTA phê duyệt) Chương IĐIỀU KHOẢN CHUNGĐiều 1. Tên gọiHội lấy. tên là: “HỘI ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP SÀI GÒN”Tên tiếng Anh: “ SAIGON PROFESSIONAL CHEFS' GUILD”Tên viết tắt: PCSHội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (sau