1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp quản lý rủi ro trong thi công phần khung nhà cao tầng dự án garden gate

118 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Quản Lý Rủi Ro Trong Thi Công Phần Khung Nhà Cao Tầng Dự Án Garden Gate
Tác giả Nguyễn Lưu Huy
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Quang Cường
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 4,52 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Tổng quan về dự án, rủi ro thi công xây dựng thi công phần khung nhàcao tầngcôngtrình (16)
    • 1.1.1 Khái niệmrủiro (16)
    • 1.1.2 Khái niệm vềbấtđịnh (19)
    • 1.1.3 Khái niệm về quản lýrủiro (21)
    • 1.1.4 Ý nghĩa, vai trò của công tác quản lýrủiro (21)
    • 1.1.5 Quy trình quản lýrủiro (22)
  • 1.2 Tổng quan về công tác quản lý rủi ro thi công phần khung nhà caotầng ởViệtNam (24)
    • 1.2.1 Tổng quan về đầu tư xây dựng công trình nhà cao tầng tại Việt Nam hiệnnay 12 (24)
    • 1.2.2 Một số vấn đề tồn tại trong quy hoạch kiến trúc, xây dựng và môitrường (24)
  • 1.3 Tổng quan về công tác quản lý rủi ro thi công phần khung nhà caotầng ở thành phố HồChíMinh (27)
    • 1.3.1 Tổng quan về đầu tư Xây dựng nhà cao tầngtạiTP.HCM (27)
    • 1.3.2 Định hướng phát triển của Thành phố và quy mô xây dựng nhà cao tầng (31)
  • 1.4 Một số bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro thi công phần khung nhàcao tầng ở một số dự ánđiển hình (32)
    • 1.4.1 Khái niệm về rủi ro trong thi công nhàcaotầng (32)
    • 1.4.3 Sự cố về lập dự toánthicông (33)
    • 1.4.4 Sự cố về tài chính dự án khôngđảmbảo (34)
    • 1.4.5 Sự cố về mất an toànlaođộng (36)
    • 1.4.6 Sự cố về Tổ chức mặt bằng thi công khôngphù hợp (38)
    • 1.4.7 Sự cố về thiết kế khôngphùhợp (40)
    • 1.4.8 Sự cố về khí hậu và môi trường xung quanhdựán (41)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢNLÝ RỦI RO THI CÔNG PHẦN KHUNG NHÀCAOTẦNG (44)
    • 2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro trong thi côngxâydựng (44)
      • 2.1.1 Định nghĩa và phân loại sự cốcôngtrình (44)
      • 2.1.2 Ý nghĩathựctiễn (47)
      • 2.1.3 Thực trạng về quản lý rủi ro trong thi công xây dựnghiệnnay (48)
      • 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng khi xảy ra rủi ro trong thi côngxâydựng (49)
      • 2.1.5 Tác nhân chính của rủi ro trong thi công xây dựngcôngtrình (50)
      • 2.1.6 Nhận diện rủi ro trong thi công xây dựnghiệnnay (51)
      • 2.1.7 Phân loại các rủi ro trong thi công xây dựngcôngtrình (51)
    • 2.2 Cơ sở khoa học về về quản lý rủi ro thi côngxâydựng (52)
      • 2.2.1 Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến rủi ro trong quá trìnhthicông (52)
      • 2.2.2 Cơ sở lý thuyết trong quản lý rủi ro trong quá trìnhthicông (58)
    • 2.3 Nội dung công tác quản lý rủi ro thi côngphầnkhung (65)
    • 2.4 Nguyên tắc quản lý rủi ro thi công phần khung nhàcaotầng (66)
    • 2.5 Đặc điểm thi công phần khung nhàcaotầng (68)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ QUẢN LÝ RỦI RO THI CÔNG PHẦN KHUNG NHÀ CAOTẦNG TẠI DỰ ÁNGARDENGATE (70)
    • 3.1 Giới thiệu chung về Dự ánGardenGate (70)
      • 3.1.1 Sự cần thiết và phát triển dự ánGardenGate (70)
      • 3.1.2 Cơ sở thiết kế dự ánGardenGate (71)
      • 3.1.3 Hồ sơ gói thầu dự ánGardenGate (72)
      • 3.1.4 Nguồn vốn đầu tư dự ánGarden Gate (73)
    • 3.2 Các bước quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn trong thi công xây dựngcông trìnhGardenGate (73)
      • 3.2.1 Xác địnhrủiro (73)
      • 3.2.2 Lập kế hoạch quản lýrủiro (74)
      • 3.2.3 Tiến hành phân tích rủi rođịnhtính (74)
      • 3.2.4 Tiến hành phân tích rủi rođịnhlượng (75)
      • 3.2.5 Lập kế hoạch ứng phó vớirủiro (75)
      • 3.2.6 Quá trình quản lý rủi ro trong thi công xây dựngcôngtrình (77)
      • 3.2.7 Những nguyên tắc chung khắc phục rủi ro trong thi công công trình caotầng. 64 (77)
    • 3.3 Các rủi ro trong giai đoạn thi công phần khung nhà cao tầng dự ánGarden gate (79)
      • 3.3.1 Rủi ro khi thi công trongThànhphố (79)
      • 3.3.2 Rủi ro từ chính quyềnđịaphương (79)
      • 3.3.3 Rủi ro từ môi trườngxungquanh (80)
      • 3.3.4 Rủi ro trong tổ chức mặt bằngthi công (80)
      • 3.3.5 Rủi ro khi cung cấp vật tư, thiết bị chodựán (81)
      • 3.3.6 Rủi ro biến động nguồnnhânlực (83)
      • 3.3.7 Rủi ro vềtiếnđộ (84)
      • 3.3.8 Rủi ro về chất lượngcôngtrình (85)
      • 3.3.9 Rủi ro từ năng lực Banchỉhuy (86)
      • 3.3.10 Rủi ro về an toànlaođộng (87)
    • 3.4 Thực trạng xử lý rủi ro trong thi công phần khung nhà cao tầng dự ánGarden gate (88)
      • 3.4.1 Thực trạng xử lý rủi ro khi thi công trongThànhphố (88)
      • 3.4.2 Thực trạng xử lý rủi ro từ chính quyềnđịaphương (89)
      • 3.4.3 Thực trạng xử lý rủi ro từ môi trườngxungquanh (89)
      • 3.4.4 Thực trạng xử lý rủi ro tổ chức mặt bằngthicông (90)
      • 3.4.5 Thực trạng xử lý rủi ro tình trạng cung ứng vật tư,thiếtbị (92)
      • 3.4.6 Thực trạng xử lý rủi ro biến động nguồnnhân lực (93)
      • 3.4.7 Thực trạng xử lý rủi ro về mặttiến độ (94)
      • 3.4.8 Thực trạng xử lý rủi ro chất lượngcôngtrình (95)
      • 3.4.9 Thực trạng xử lý rủi ro năng lực banchỉhuy (96)
      • 3.4.10 Thực trạng xử lý rủi ro về an toàn lao động và vệ sinhmôitrường (97)
    • 3.5 Các cơ sở để kiến nghị quản lý rủi ro trongthi công (98)
      • 3.5.1 Các kiến nghị trước mắt về giải pháp quản lý rủi ro trong quá trình thicông 85 (98)
      • 3.5.2 Các kiến nghị lâu dài về giải pháp quản lý rủi ro trong quá trình thicông (102)
      • 3.5.3 Đề xuất các giải pháp và lựa chọn giải pháp trong công tác quản lý rủi (105)

Nội dung

Tổng quan về dự án, rủi ro thi công xây dựng thi công phần khung nhàcao tầngcôngtrình

Khái niệmrủiro

Theo nghiên cứu tài liệu có nhiều khái niệm về rủi ro được đề xuất và sử dụng như:

Rủi ro là sự bất trắccóthể đo lường được Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất [7] Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được, rủi ro là một sự tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất[ 7 ]

Theo Viện QLDA (PMI), rủi ro là một sự kiện hay điều kiện chưa chắc chắn mà nếu nó xảy ra, sẽ có ảnh hưởng đến ít nhất một mục tiêu dự án, ví dụ như phạm vi, tiến độ, chi phí và chất lượng Rủi ro luônnằmtrong tương lai Một rủi ro có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra và nếu nó xảy ra, cũng có thể gây ra một hoặc nhiều ảnh hưởng. Nguyên nhân gây ra rủi ro có thể là một yêu cầu, giả thiết, ràng buộc hoặc điều kiện mà tạo ra các kết quả tích cực hoặc tiêu cực.

Như vậy, bản chất của rủi ro là không chắc chắn và các khái niệm rủi ro đều nhấn mạnh đến hai khía cạnh là khả năng xảy ra rủi ro và mức độ tác động của rủi ro.

Quản lý rủi ro là một quá trình xác định, đánh giá và xếp hạng các rủi ro có thể xảy ra mà qua đó các biện pháp hữu hiệu và nguồn tài nguyên cần thiết được lựa chọn và áp dụng vào thực tế để hạn chế, theo dõi và kiểm soát các khả năng xuất hiện và hoặc các tác động của các sự kiện không dự báo trước [7].

Mục đích cuối cùng của các quản lý rủi ro là giúp cho các tổ chức, các doanh nghiệp giảm tối đa tác động tiêu cực của rủi ro đối mọi hình thức và làm tăng tối đa những lợi ích của rủi ro

Theo tài liệu chúng ta có được rủi ro có xu hướng được bảo hiểm và có thể được lượng hóa cụ thể như:

Rủi ro = Xác suất xuất hiện X Mức thua thiệt / kết quả

Cần phân biệt hai phạm trù:

+ Phạm trù bất trắc. a Khái niệm về bất trắc:bất trắc là phản ánh các tình huống mà trong đó không thể biết được sự chính xác xuất hiện của sự kiện xảyra.

=> Như vậy: định nghĩa bất trắc chứa đựng yến tố chưa biết nhiều hơn định nghĩa rủi ro.

Theo khái niệm ta có thể thấy được rủi ro và bất trắc có thể xem là hai thái cực của vấn đề Rủi ro nằm ở thái cực bên này có khả năng đo lường được nhiều hơn và nhiều số liệu thống kê hơn để đánh giá Bất trắc nằm ở thái cực còn còn lại: “sẽ không có thông số ” để đo lường Có thể mô tả sự khác nhau này qua bảng như sau: Đối với Rủi ro Đối với Bất trắc

1 Rủi ro là có thể địnhlượng

2 Rủi ro là đánh giá được về thốngkê

3 Rủi ro là số liệu đáng tincậy

1 Bất trắc là không có khả năng địnhlượng

2 Bất trắc là không đánh giáđược

3 Bất trắc là ý kiến không chínhthức b khái niệm rủiro:

Con người là tính chất quyết định đến phần lớn các vấn đề liên quan đến rủi ro và đa phần hậu quả của những hành động đó là không thể lường trước được Khi đã không lường trước được thì các hậu quả sẽ dẫn đến tương lai Chính vì lẽ đó, thời gian là nhân tố quan trọng được xem xét khi giải quyết các rủiro.

Rủi ro thể hiện trên rất nhiều khía cạnh khác nhau như :

+ Các hoạt động xây dựng khác….

Nghiên cứu rủi ro là đề cập đến những vấn đề bất ngờ xảy ra, sự kiện không may mắn trực tiếp ảnh hưởng đến con người như: sức khỏe, tinh thần, tài sản… Như vậy rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kếtquả.

Rủi ro hiện diện trong hầu hết các hoạt động của con người chúng luôn ẩn nấu các nguy cơ, rình rập chúng ta trong quá trình làm việc hàng ngày Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả chính sự hiện diện của rủi ro gây ra sự bất định.Cũng vì lẽ này sự bất định là sự nghi ngờ về khả năng tiên đoán của chúng ta kết quả nó xuất hiện chỉ khi có một người nhận thức được nguy cơ về rủi ro Nguy cơ về rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào bất cử ở đâu trong quá trình chúng ta sinh hoạt và làm việc và một khi xảy ra thì hậu quả mang lại rất nhiều tổn thất cho chúng ta, và người gánh chiệu hậu quả đó cũng chính là con người vì đã tham gia vào quá trình vận động và tạo ra rủi ro.

Rủi ro thường xảy ra ngẫu nhiên tác động trực tiếp lên sự vật, hiện tượng làm thay đổi kết quả của chính sự vật, hiện tượng gây ra sự bất lợi và những tác động ngẫu nhiên này có thể đo được bằng xác suất.

Rủi ro có hai khía cạnh bao gồm: một là tiêu cực và hai là tích cực chúng thường được xác định bằng tầng xuất xuất hiện hay còn lại là xác xuất xuất hiện rủi ro với các mức độ thiệt hại, lợi ích có thể đạt được khi xảy ra rủi ro.

Rủi ro là tổng hợp các yếu tố ngẫu nhiên bao gồm các tình huống thuận lợi và không thuận lợi trong đó bao gồm cả hiểm họa và cơ hội khi nó xảy ra Nếu là rui ro thuận lợi thì nó như một cơ hội cho việc thực hiện ngược lại nếu nó không thuận lợi thì được xem như là một hiểm họa rình rập Những rủi ro không thuận lợi đều liên quan đến bất định có thể đo lường bằng xác xuất không đạt mục tiêu của dự án và gây ra thiệt hại vô cùng lớn. Đa phần rủi ro xảy ra trong điều kiện hoặc sự kiện không chắc chắn, sự không chắc chắn này đa phần phát sinh do nhận thức của con người về dự án về công việc thực hiện chúng được dựa trên ước lượng, giả định, do điều kiện về thi công, nguồn nhân lực dự án, thời gian thực hiện dự án, các yêu cầu cấp bách từ phía chủ đầu tư Khi nó xảy ra sẽ tác động xấu đến mục tiêu hoàn thành của dự án.

Khi rủi ro xảy ra chúng thường tác động rất xấu đến hoạt động của các dự án, chính vì điều này khi xảy ra rủi ro ta phải phân loại và tận dụng các mặt tích cực các cơ hội của rủi ro thuận lợi để giúp cho dự án đạt được mục tiêu, giảm chi phí Còn đối với các rủi ro không thuận lợi hay còn gọi tiêu cực, hiểm họa chúng ta cần nhanh chóng ngăn ngừa hạn chế mức thấp nhất các rủi ro tiêu cực này xảy ra vì khi đã ngăn ngừa tốt thì ta hạn chế được chi phí, và các thiệt hại khác để bù đắp trong quá trình khắcphục.

Khái niệm vềbấtđịnh

Khái niệm bất định chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn hơn khái niệm rủi ro [10].

Bất định được hiểu là các điều kiện để thực hiện dự án không có thông tin đầy đủ và không chính xác, sự lên quan trong đó bao gồm chi phí và kết quả thực hiện dự án Bất định phản ánh chân thật sự kiện (tình huống) khi xảy ra không tính được xác suất xuất hiện của các sự kiện xảy ra.

Các yếu tố thể hiện của nguồn gốc bất định là khi chúng ta lựa chọn các yếu tố tối ưu lại không thể tính đầy đủ và chính xác các thông tin hoặc không nắm vững sự biến động của môi trường.

- Các Ảnh hưởng ngẫu nhiên do thiên nhiên như động đất, lụ lụt, biến đổi khíhậu.

- Các yếu tố chủ quan mang tính đối kháng khi quá trình ra quyết định diễn ra trong nhiều tình huống như lợi ích của các đối tượng không cùng một hướng có khi đối nghịch nhau, sự phân định giữa bất định và rủi ro chỉ mang tính chất tương đối tùyvào thông tin có thể có được và khả năng đánh giá của mỗi cá nhân hay tổ chức mà có thể là bất định hay rủi ro.

Bao quát chung bất định chỉ là khái niệm để chúng ta nhìn ra trạng thái nghi ngờ và tạm thời tiên đoán các kết quả có được trong tương lai đối với các hành động đã xảy ra trong thực tế hiện tai Bất định chỉ xuất hiện khi chúng ta nhận thức được sẽ có khả năng các biến cố xảy ra nhưng lại không dự đoán được tầng xuất hay xác xuất của biến cố đó xảy ra hay mức độ tổn thất của biến cố đó trong hành động hiện tại.

Rủi ro Bất định Thiệt hại

Rủi ro là khả năng đánh giá xác suất thiệt hại, tổn thất liên quan đến bất định.

Bất định là sựcốkhông đầy đủthôngtin, không chính xác của thôngtint r o n g q u á t r ì n h hayđiều kiện thựchiện dự án.

Thiệt hại, tổn thất xuất hiện do sự kiện rủi ro trong điều kiện bất định Điển hình cho ví dụ này là hảo tổn thời gian làm việc của người lao động, thiệt hại vềthun h ậ p c ủ a n g ư ờ i l a o đ ộ n g , c h i p h í d ự á n t ă n g lên.

Bảng 1 1: Dự đoán xác xuất xảy ra sự cố

Như vậy, theo cách hiểu thông thường, rủi ro luôn là một yếu tố tiêu cực, nhưng khác với sự không chắc chắn rủi ro có thể định lượng được Rủi ro liên quan đến mất mát và thiệt hại Về mặt toán học, rủi ro có thể được xem như là một hàm của mức độ thiệt hại với biến là sự không chắc chắn Đây là một hàm tích cực có nghĩa là độ không chắc chắn càng cao thì rủi ro càng lớn, thể hiện ở mức tổn thất càng cao Bản chất của rủi ro và sự không chắc chắn trong quá trình thực hiện dự án chủ yếu liên quan đến khả năng xảy ra tổn thất tài chính do khả năng dự đoán và khả năng xảy ra của các dòng tiền cũng như kết quả hoạt động thực tế của dự án các yếu tố dẫnđếntổn thất tài chính xác suất dự án. Ngoài ra, rủi ro và sự không chắc chắn cũng gắn liền với sự đa dạng của các thành viên dự án, các nguồn lực được sử dụng trong dự án, và các loại hoàn cảnh và tình huống đa dạng trong và ngoài dựán.

Khái niệm về quản lýrủiro

Thời gian gần đây đối với các lĩnh vực và các ngành nghề của Việt Nam quản lý rủi ro đã được chú trọng rất nhiều, quản lý rủi ro đã hình thành và trở thành yếu tố cấp bách của các doanh nghiệp, được chú trọng hơn và quan tâm nhiều hơn Quản lý rủi ro bao gồm nhiều tình huống nhiều loại khác nhau đặc biệt đối với dự án quản lý rủi ro cụ thể bao gồm các yếu tố như sau:

Quản lý rủi ro về tài chánh, dòng tiền;

Quản lý rủi ro về Kỹ thuật thi công;

Quản lý rủi ro về Môi trường;

Quản lý rủi ro về Thể chế;

Quản lý rủi ro về Kinh tế;

Quản lý rủi ro với các thành phần có liên quan tới quyền lợi và trong xã hội

Trong một công trình hay hạng mục của công trình thuộc dự án thì quản lý rủi ro đối với thi công xây dựng rất quan trọng vì quản lý rủi ro hiệu quả sẽ đem đến nhiều lợi ích cho chúng ta.

Quản lý rủi ro trong thi công là việc đo lường mức độ rủiro,nhận dạng rủi ro đó để lựa chọn cách quản lý, lên kế hoạch và triển khai các hoạt động nhằm khắc phục rủi ro trong quá trình thực hiện xuyên suốt của dựán.

Quản lý rủi ro là huấn luyện và tăng dần sự nhận thức các ảnh hưởng của rủi ro bao gồm tính tích cực và tính tiêu cực của chúng Đối với công tác an toàn lao động rủi ro thường là phát hiện ra các mặt tiêu cực vì khi phát hiện ra tiêu cực chúng ta mới quản lý an toàn một cách hiệu quả và ngăn ngừa các rủi ro đó trong quá trình thực hiện dự án.

Ý nghĩa, vai trò của công tác quản lýrủiro

Rủi ro được định nghĩa là một mối nguy có khả năng (nhưng không chắc) có tác động bất lợi đến kết quả dự kiến, chẳng hạn như mất mát, thương tật, suy giảm chất lượng hoặc các chi phí không cần thiết Từ đó, chúng ta thấy cần phải coi trọng và luônxemx é t c á c y ế u t ố c ó t h ể g â y r a r ủ i r o b ấ t l ợ i v à á p d ụ n g c á c b i ệ n p h á p q u ả n l ý r ủ i r o p h ù h ợ p đ ể h ạ n c h ế v à l o ạ i b ỏ c á c t á c đ ộ n g t i ê u c ự c đ ế n k ỳ x â y d ự n g s a u n à y T á c g i ả s ẽ t r ì n h b à y k ỹ h ơ n v ề r ủ i r o v à q u ả n l ý r ủ i r o t r o n g c á c c h ư ơ n g s a u đ ố i v ớ i c á c quytrình quản lý rủi ro về xác định rủi ro, đánh giá rủi ro và ứng phó với rủi ro.

Quy trình quản lýrủiro

Quản lý rủi ro là một quá trình có hệ thống nhằm xác định rủi ro, đánh giá tác hại và khả năng xảy ra, ứng phó với rủi ro trong hoạt động xây dựng Mục đích chung của quá trình quản lý rủi ro là tối đa hóa các cơ hội và lợi thế trong trường hợp có sự kiện xảy ra trong tương lai, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực và bất lợi đối với quá trình thực thi. công việc thi công tại công trường Một mô hình bao gồm ba phần chính: xác định rủi ro, đánh giá rủi ro và phản ứng rủi ro Trong thực tế xây dựng, quá trình quản lý rủi ro có thể phức tạp và dễ bay hơi hơn Mô hình quản lý rủi ro được thể hiện với các bước được thực hiện theo cách thông thường và được lặp lại nhiều lần trong một sơ đồ khép kín từ khi bắt đầu xây dựng dự án cho đến khi hoàn thành công trình.

Bảng 1 2: Quá trình quản lý rủi ro trong Dự án xây dựng

Không Cần xử lý không

Kết hợp chiến lược phản ứng rủi ro vào toàn bộ quá trình

Phản ứng chiến lược với rủi ro Đánh giá tác động định tính và định lượng

Tạm bỏ qua đánh giá Xác đinh rủi ro

Bảng 1 3: Vòng tròn xác định, đánh giá và phản ứng với rủi ro

Xây dựng luôn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn và phức tạp với sự tham gia của nhiều thành phần và chịu tác động của nhiều yếu tố Tuy nhiên, trong mọi dự án xây dựng luôn có hai khía cạnh chính cần chú ý: Quy trình - các giai đoạn của dự án và hệ thống tổ chức - những người tham gia dự án Hai khía cạnh có thể được hiểu như sau:

Khía cạnh của quá trình: một dự ánxâydựng bao gồm một số giai đoạn kế tiếp nhau. Cách đơn giản nhất là chia nó thành hai giai đoạn - phát triển dự án và thực hiện dự án. Hai giai đoạn này sau đó có thể được phát triển thêm và chia nhỏ thành nhiều giai đoạn - nghiên cứu khả thi, thiết kế, đấu thầu và mua sắm, xây dựng, vận hành và vận hành Cũng có thể có một giai đoạn bảo trì bổ sung, nhưng vì không có hoạt động quản lý rủi ro nào được thực hiện trong giai đoạn này, nên giai đoạn bảo trì này có thể không được quantâm.

- Khía cạnh hệ thống tổ chức: trong bất kỳ dự án xây dựng nào cũng có nhiều cá nhân và tổ chức tham gia với các vai trò khác nhau Họ sẽ là chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn, đơn vị thiết kế, chính quyền địa phương, nhà cung cấp vật tư, ngân hàng, nơi cho thuê máy móc thiết bị thi công vv Khi đó, nhiệm vụ quản lý dự án xây dựng bắt đầu trở nên phức tạp và khó khăn hơn do có quá nhiều người tham gia vào dựán.

Tổng quan về công tác quản lý rủi ro thi công phần khung nhà caotầng ởViệtNam

Tổng quan về đầu tư xây dựng công trình nhà cao tầng tại Việt Nam hiệnnay 12

hiệnnay Đầu tư và phát triển chung cư cao tầng từ lâu đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ Việc xây dựng mới các công trình cao tầng ngày nay tập trung chủ yếu ở các nước đang và kém phát triển ở Châu Á và Châu Phi Trong khoảng hai năm gần đây, loại hình nhà cao tầng được xây dựng nhiều ở Việt Nam, bên cạnh những ưu điểm vượt trội của nó thì những công trình nhà cao tầng đang gây ra những ảnh hưởng và biến đổi bất lợi về môi trường, phá vỡ sự cân bằng sinhthái.

Trên thế giới các công trình cao tầng hay siêu cao tầng, nhà chọc trời đã được đón nhận vàxâydựng rất nhiều ở các đô thị của các nước phát triển và đang phát triển Thậm chí, ở nhiều thành phố, đặc biệt là các thành phố có lịch sử phát triển nhà cao tầng lâu đời như Chicago, New York… tốc độ phát triển nhà cao tầng còn chậm lại, ít xây mới mà chủ yếu là cải tạo để cải thiện vì đã có quá nhiều nhà caotầng.

Một số vấn đề tồn tại trong quy hoạch kiến trúc, xây dựng và môitrường

trườngtrong nhà cao tầng ở ViệtNam a Quy hoạch xây dựng nhà caotầng:

Hiện nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách phù hợp trong việc quản lý xây dựng nhà cao tầng Mặc dù, vẫn còn một số quy định, hướng dẫn của Bộ Xây dựng về tiêu chuẩn cụ thể số tầng cao và mật độ xây dựng đối với các công trình cho từng khu vực, từng khu phố,nhưng trên thực tế vấn đề quản lý xây dựng các công trình cao tầng không phải lúc nào cũng tuân thủ các quy định.

Hiện nay có rất nhiều cao ốc do tư nhân bỏ tiền ra đầu tư với quy mô nhỏ nhằm làm văn phòng hoặc cho các công ty thuê, diện tích đất xây dựng chỉ khoảng 100-200m2 với số tầng cao phổ biến từ 9-15 tầng Đây là một loại hình đầu tư xây dựng khá phổ biến hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên nhiều khu phố, thậm chí ngay cả trong những khu phố được quy định xây không quá 4 tầng. Đặc điểm của các cao ốc dạng này là hầu hết đều được xen cấy vào các dãy phố mặt tiền, với mật độ xây dựng 100% Xung quanh không có khoảng trống dành cho cây xanh, mặt nước, vỉa hè không đủ rộng, không có khoảng lùi theo tiêu chuẩn, phần lớn đều không có tầng hầm để xe, hoặc có thì nhỏ không đáp ứng đủ diện tích cho người sử dụng công trình… Các nhược điểm trên trước mắt làm xấu đi bộ mặt cảnhquanchung của các khu phố và nguy hại hơn về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến các vấn đề sinh khí hậu, môi trường xungquanh.

Các công trình cao tầng quy mô lớn do Nhà nước hoặc các công ty lớn đầu tư được quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý quy hoạch, khoảng lùi, dân số, diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn, cây xanh, giao thông,… đảm bảo theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành… Nhưng mới xử lý cơ bản từng công trình riêng lẻ, chưa thể kiểm soát tốt nhất đến nayquyhoạch nhà cao tầng cho toàn đô thị đặc biệt là các thành phố đã có quá trình phát triển nhà cao tầng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệttuynhiên do nhiều nguyên nhân, quy định, chủ đầu tư triển khai một số dự án không phù hợp với quy hoạch được duyệt dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch, ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư và tiến độ hình thành dự án cũng như tiến độ vào ở của người dân nếu có nhu cầu mua cănhộ. b Hình thức kết cấu và VLXD dựng nhà caotầng:

Có thể nói nhà cao tầng ở Việt Nam phát triển muộn hơn các nước trên thế giới hơn chục năm về hình thức kết cấu chịu lực và vật liệu xây dựng Từ trước đến nay, hình thức chịu lực chủ yếu của các công trình cao tầng từ Bắc chí Nam vẫn là kết cấu khung BTCL Vấn đề không phải chúng ta không có điều kiện học hỏi, ứng dụng công nghệ mới, sử dụng vật liệu ưu việt trongxâydựng nhà cao tầng mà là chúng ta không có khả năng tự sản xuất vật liệu đạt tiêu chuẩn hoặc tự thi công theo phương pháp mới Nếu cứ nhập khẩu từ nước ngoài, chi phí xây dựng sẽ bịđẩylên cao, chủđầutư không đáp ứng được Vì vậy kết cấu khung BTCT luôn là lựa chọn sốmột. c.Môi trường và khí hậu:

Hầu hết các nhà cao tầng xây dựng ở Việt Nam đều không được chú trọng đến vấn đề tạo môi trường cảnh quan và không khí, môi trường xung quanh dự án Chúng ta đặt quá cao mục tiêu kinh tế trong thiết kế và kinh doanh đầu tư nhà cao tầng Để đạt mục tiêu nhà đầu tư đã sử dụng các giải pháp kiến trúc như giảm mọi diện tích tiện ích, hạ tầng cảnh quan nội khu và các giải pháp liên qun đến kỹ thuật xây dựng như giảm chiều cao tầng, giảm chiều dày tường xây, sử dụng các nguyên liệu vật liệu nhẹ, tăng số tầng lầu chung cư, hạn chế đầu tư chi phí vào các tiện ích và môi trường sống cho dự án đầu tư Tối ưu hóa thiết kế đến mức thấp nhất để đảm bảo mức đầu tưthấp. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận nhiều nhà đầu tư đã vì lợi ích mà bỏ qua hầu hết các công năng sinh hoạt chung hay còn gọi là sinh thái cộng đồng cho người sử dụng không chú ý đến sức khỏe công đồng họ chỉ đưa ra mục tiêu xây càng cao tầng thì khả năng đem lại lợi nhuận càng lớn sự cân bằng sinh thái đã mất trong quá trình thực hiện ý tưởng đầutư.

Khi một số nhà cao tầng mọc lên theo ý đồ chủ đầu tư thì điều đầu tiên chúng ta nhận ra là sự xung đột với môi trường sống, phá vỡ mọi nguyên tắc về sinh thái và cảnh quan cũng như tiện ích, công năng cho người sử dụng, người mua căn hộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của con người khi khai thác sử dụng Một số nhà đầu tư chỉ chú trọng về hình thức họ bê nguyên hình dáng, kích thước công năng của các dự án cao tầng tại các nước như Nhật Bả, singapho mà quên đi rằng mỗi nước mỗi vùng miền có địa lý có khí hậu khácnhau. d.Thẩm mỹ nhà caotầng:

Kiến trúc NCT ở Việt Nam khá đa dạng về thẩm mỹ Về mặt hình khối có 3 dạng chủ yếu:

+ kết hợp tấm và tháp.

Về mặt xu hướng kiến trúc cao tầng tại việt nam chúng ta thường tập trung vào các kiểu kiến trúc như:

+ Kiến trúc châu Âu cổ điển;

+ kiến trúc châu âu hiện đại;

+ kiến trúc châu âu hậu hiện đại;

+ Và các trào lưu kiến trúc triết trung đương thời.

Từ những ý tưởng và học hỏi đó chúng ta có những công trình thành công để đời, tạo tính thẩm mỹ hài hòa góp phần làm đẹp hơn, chỉnh chu hơn các mặt tiền đường trong thành phố tạo ra cảnh quan đẹp, phù hợp với mới trường xung quanh như khách sạn Hilton (HàNội), cụm kiến trúc cao tầng trên quảng trường Công xã Paris, Quảng trường Mê Linh,Quảng trường Lam Sơn để xử lý kiến trúc theo trục Công viên 23-9, trục Nguyễn Huệ -Hàm Nghi, trục Tôn Đức Thắng (TP HCM)… Nhưng cũng tồn tại khá lớn các nhà cao tầng có hình dáng xấu không phù hợp với thẩm mỹ chung của thành phố điển hình như việc xử lý hình khối, mặt đứng không tinh tế, trở thành những cục bê tông thô kệch hoặc theo hình thức kiến trúc chắp vá, vay mượn, không theo kiểu kiến trúc nào tạo ra một hệlụylà cảnh quan chung của thành phố mất cân đối và không phù hợp với quy tắc chung của quy hoạch đôthị.

Tổng quan về công tác quản lý rủi ro thi công phần khung nhà caotầng ở thành phố HồChíMinh

Tổng quan về đầu tư Xây dựng nhà cao tầngtạiTP.HCM

Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất nước Việt Nam, sự phát triển kinh tế xã hội củaThành phố gắn liền với sự phát triển và đầu tư về xây dựng Hiện nay dân số sống tạiTP.HCM với khoảng 13 triệu người đang sinh sống, làm việc, Trước Ngày Giải phóngm i ề n N a m t h ố n g n h ấ t đ ấ t n ư ớ c 3 0 / 4 / 1 9 7 5 , t h à n h p h ố l ú c b ấ y g i ờ r ấ t h i ế m những tòa nhà cao tầng Khách sạn 727 Trần Hưng Đạo (quận 5) lúc đó là tòa nhà cao nhất thành phố cũng chỉ có 14 tầng, khách sạn Caravelle cao nhất cũng chỉ có 9 tầng Đến nay, sau 45 năm phát triển, với hơn 800 tòa nhà cao từ 12 tầng trở lên, trong đó có rất nhiều tòa nhà chọc trời cao 200-460m (có tòa nhà cao nhất Việt Nam), TP.Hồ Chí Minh được ví như đô thị của những tòa nhà cao tầng.

Có thể nói, TP.Hồ Chí Minh những năm 90 bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển của các khu đô thị, những tòa nhà cao tầng, khu đô thị hiện đại dần mọc lên từ các vùng đất đầm lầy, mà tiêu biểu thời bấy giờ là việc thành phố quy hoạch và triển khai xây dựng Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (quận 7), là “khu đô thị kiểu mẫu” đầu tiên của thành phố và cả nước Hai bên đại lộ rộng 100m, dài 17km mang tên cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là những khu nhà phố sang trọng, những khu nhà cao tầng, trung tâm mua sắm thi nhau mọc lên tạo động lực cho sự phát triển khu đô thị Nam Sài Gòn vốn là một vùng đất đầm lầy, đầy lausậy.

Không chỉ khu Nam Sài Gòn, cùng thời điểm đó, khu trung tâm thành phố (quận 1, 3), nhiều tòa nhà cao tầng cũng bắt đầu rục rịch được xây dựng Năm 1994, Khách sạn New World cao 14 tầng được khánh thành đưa vào hoạt động, cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên được xây dựng mới sau năm 1975.

Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1997, một công trình phức hợp, thương mại, giải trí gây sự chú ý nhất với không chỉ người dân TP.Hồ Chí Minh, mà còn thu hút người dân cả nước, đó là tòa nhà Saigon Trade Center 33 tầng nằm trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) được xây dựng hoàn thành Tòa nhà 33 tầng này, thu hút sự quan tâm của người dân bởi nó được xem là tòa nhà cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ, với chiều cao đến mái cao nhất là145m và tới đỉnh tháp ăng-ten là 160m Lúc ấy, người dân thành phố cũng như khách du lịch hay cả ngay bản thân tôi mỗi lần có bạn bè đến TP.Hồ Chí Minh thì câu đầu tiên họ yêu cầu là “Cà phê 33 tầng” – tức cà phê trên sân thượng tòa nhà 33 tầng – khi uống cà phê trên đây họ có thể ngắm toàn cảnh thành phố Nhưng rồi “Cà phê 33 tầng” ấy cũng sớm lui vào dĩ vãng nhường lại vị trí “nóc nhà” thành phố cho những tòa nhà chọc trời khác lần lượt mọclên.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đã có bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển nhà chung cư cao tầng Trước năm 1975, các tòa nhà chung cư phổ biến 4-5 tầng, chung cư 6 tầng cũng rất hiếm Nhưng đến năm 1998, tòa nhà chung cư Miếu Nổi, quận Bình Thạnh, cao 18 tầng được đưa vào sử dụng Đây cũng là tòa nhà chung cư cao nhất thành phố và cả nước lúc bấy giờ, mở ra thời kỳ phát triển các tòa nhà chung cư cao tầng.

Sau tòa nhà 33 tầng, TP.Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn phát triển rầm rộ các dự án xây dựng các tòa nhà cao tầng Kết quả là những năm sau đó, nhiều tòa cao ốc hàng chục tầng được mọc lên khắp thành phố (tòa cao ốc Diamond Plaza 22 tầng trên đường Lê Duẩn hoàn thành năm 1999, cụm cao ốc The Manor cao 29 tầng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh đưa vào khai thác năm 2007, cụm căn hộ cao cấp Saigon Pearl Tower 1, 2, 3, cao 38 tầng – cao 135m - cũng lần lượt hoàn thành năm 2009…) Trong đó, đáng chú ý nhất khi vào năm 2010, tòa tháp tài chính Bitexco (68 tầng, cao 262,5m) hoàn thành đưa vào khai thác đã phá kỉ lục của tòa cao nhất Việt Nam của Saigon Trade Center (33 tầng, cao 145m) để chào mừng 35 năm ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đấtnước.

Nhưng rồi danh hiệu tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam của tòa tháp Bitexco (quận

1) cũng chỉ tồn tại khoảng 2 năm Đến năm 2012, tòa tháp Bitexco bị soán ngôi bởi tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower tại Hà Nội (72 tầng, với chiều cao đến mái 336m) Tuy vậy, tòa tháp Bitexco vẫn là tòa nhà cao nhất TP.Hồ Chí Minh đến đầu năm 2018.

Và mới đây, tòa nhà Landmark 81 (81 tầng, cao 461,2m, quận Bình Thạnh) hoàn thành, đã vượt lên cả Keangnam Hanoi Landmark Tower (Hà Nội) và tòa tháp Bitexco tại TP.Hồ Chí Minh, chiếm giữ vị trí tòa nhà cao nhất Việt Nam Đến thời điểm cuối năm

2019, Landmark 81 không chỉ là tòa nhà cao nhất Việt Nam, mà còn là tòa nhà chọc trời cao thứ 16 trên thếgiới.

Với xu hướng của một thành phố ngày càng phát triển như TP.Hồ Chí Minh hiện nay,cuộc đua của những tòa cao ốc chọc trời tại TP.Hồ Chí Minh dường như vẫn chưa dừng lại Vừa qua, tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, dự án Empire Tower đang được triển khai xây dựng cũng công bố sẽ xây dựng tòa cao ốc đến 88 tầng, hứa hẹn sẽ phá vỡ kỉ lục tòa nhà Landmark 81 cao nhất Việt Nam hiện nay vào năm 2022, 5 năm gần đây (năm 2014-2019), nhiều chủ đầu tư tăng tốc đầu tư xây dựng những tòa cao ốc chọc trời tại TP.Hồ Chí Minh Chỉ tính riêng những tòa cao ốc cao từ 35 tầng đến 81 tầng được hoàn thành, đưa vào khai thác trong giai đoạn này đã lên đến con số 50-60 tòa nhà Đó là chưa kể hiện có ít nhất 15 tòa cao ốc từ 33 tầng trở lên đang trong quá trình xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành trong 1-2 năm tới.

Định hướng phát triển của Thành phố và quy mô xây dựng nhà cao tầng

Nền kinh tế của TP.Hồ Chí Minh trong những năm qua phải nói làpháttriển ấn tượng, tốc độ tăng trưởng hằng năm luôn cao hơn mức bình quân của cả nước Với chính sách đầu tư cởi mở, kinh tế thành phố phát triển, người dân ngày càng giàu lên, doanh nghiệp ăn nên làm ra thì nhu cầu thụ hưởng cuộc sống (như mua sắm, giải trí, nhà ở hạng sang…) càng tăng trưởng mạnh mẽ; thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến thành phố làm ăn, sinh sống Và việc thành phố ngày càng có nhiều tòa nhà cao tầng đáp ứng như cầu đó là xu hướng phát triển tất yếu của một thành phố hiện đại, xanhvàthông minh.

Với những định hướng phát triển trong tương lai cũng như những chương trình trọng điểm, giải pháp mang tính đột phá mà chính quyền TP.Hồ Chí Minh đã và đang triển khai (xây dựng thành phố thành đô thị thông minh, xây dựng đô thị sáng tạo mang tầm quốc tế, phát triển TP.Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính của khu vực…), chắc chắn trong 5-10 năm tới, thành phố sẽ vươn mình phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại cuộc làm việc với lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh trong năm 2019 từng nói, TP.Hồ Chí Minh vẫn còn dư địa để phát triển Do vậy, Trung ương,Chính phủ hết sức tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để thành phố tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, tiếp tục bứt phá với tinh thần cả nước vì TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ ChíMinh vì cả nước.

Một số bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro thi công phần khung nhàcao tầng ở một số dự ánđiển hình

Khái niệm về rủi ro trong thi công nhàcaotầng

Rủi ro trong xây dựng nhà cao tầng được hiểu là tổng hợp các khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe con người, thiệt hại về tài sản và tác động xấu đến môi trường được phát sinh từ các mối nguy tại nơi làmviệc.

1.4.2 Sự cố về lập biện pháp thi công và tổ chức thi công sai biện pháp từ banđầu

Cao ốc Pacific do công ty TNHH Bia Thái Bình Dương làm chủ đầu tư Tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam thuộc Bộ Xây dựng; đơn vị quản lý dự án là công ty TNHH 1 thành viên xây dựng Thái Bình Dương; nhà thầu thi công là công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang, giấy phép xây dựng được cấp ngày11.1.2005.

Theo thông tin ban đầu, cao ốc Pacific thiết kế xây dựng 29 tầng trong đó gồm 26 tầng cao và 3 tầng hầm Giai đoạn này, đơn vị thi công đang tiến hành đào móng đúc 3 tầng hầm Được biết, công trình thi công đào xuống hơn 10m sâu nên ảnh hưởng đến phần móng của toà nhà Viện Khoa học xã hội.

Hình 1 1: H Ảnh hiện trường vụ sập tòa nhà viện khoa học Xã hội Vùng Nam bộ

Công trình Tòa nhà văn phòng Nam Sài Gòn (tại P.Tân Phong, Q.7) theo đó công trình này đang trong giai đoạn thi công đã xảy ra sự cố sập toàn bộ tầng 2 với tổng diện tích khoảng 1.200 m2 Hậu quả làm 3 người chết và 5 người bị thương Công trình này có tổng diện tích sàn gần 30.000 m2 với quy mô 1 tầng hầm, 1 tầng hầm lửng và 17 tầng nổi (tầng hầm sử dụng chung với Trung tâm thương mại Vivo City nằm bên cạnh đã xây dựng xong) Công trình do Công ty TNHH Tòa nhà văn phòng Nam Sài Gòn

1 làm chủ đầu tư, Công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình thi công Nguyên nhân sự cố là do tính toán biện pháp không phù hợp dẫn đến hiện tượng sập giàngiáo.

Hình 1 2: H Ảnh hiện trường vụ sập giàn giáo công trình Tòa nhà văn phòng Nam

Sự cố về lập dự toánthicông

Thông thường một dự án hoàn thành và có lợi nhuận cũng xuất phát từ khâu lập dự toán thi công, để một dự án đánh giá đúng bản chất của nó thì người quản lý và thực hiện công đoạn lập dự toán thi công phải thật sự cẩn trọng và chính xác Vì đa phần các dự án cao tầng rất nhiều hạng mục thi công, chi tiết thi công là rất nhiều nhất là trong quá trình lập dự toán về hoàn thiện của côngtrình. Đa phần các sự cố rủi ro trong quá trình lập dự toán thi công đều bắt nguồn từ :

+ Sai sót về số học, hình học;

+ Sai sót do áp dụng định mức hoặc đơn giá không đúng;

+ Sai sót khi tính toán khối lượng;

+ Sai sót khi chúng ta áp dụng các hệ số điều chỉnh

+ Sai sót trong quá trình dự trù chi phí nhân công, vật tư, thiết bị cho dự án.

+ Sai sót do không đánh giá hết được rủi ro tại vùng, miền hay địa hình, vị trí thực hiện dự án khi không tiến hành khảo sát thựctế. Đa phần trong quá trình thực hiện công tác lập dự toán thi công các chúng ta thường hay mắc phải các sai lầm trên nên gây ra hệ lụy về rủi ro là rất lớn.

Sự cố về tài chính dự án khôngđảmbảo

Hiện nay tình trạng lập và triển khai dự án khá phổ biến các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhận thấy đầu tư bất động sản là ‘ Gà đẻ trứng vàng’ chính vì vậy họ bất chấp để triển khai dự án mà biết rằng tình hình tài chính công ty không đảm bảo.

Cũng vì điều này hàng loạt các dự án cao tầng mọc lên đủ các thể loại, từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, các doanh nghiệp đổ xô vào làm bất động sản và trong số đó cũng đã có tình trạng hàng loạt dự án đắp chiếu vì rủi ro tài chính gây ra Điển hình như tại Tp.HCM đã có hàng loạt dự án đắp chiếu điển hình như:

Dự án Kenton Residences do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư, là một trong những dự án bị “trùm mền” đình đám tại khu Nam Sài Gòn Nằm ở mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè), liền kề khu đô thịPhú

Mỹ Hưng, dự án có diện tích rộng 9,1ha được xây dựng gồm 9 tòa tháp cao từ 15-35 tầng, cung ứng 1.640 căn hộ cao cấp và một trung tâm mua sắm giải trí rộng 20.000m2.Được khởi công từ năm 2009, thế nhưng đến năm 2011 toàn bộ công trình này đã ngừng thi công Trong thời gian dài, dự án chỉ là những khối nhà xám xịt, sắt thép hoen gỉ,xuống cấp Theo một vài thông tin thì hiện dự án này đã có những động thái tái khởiđộng.

Hình 1 3: H.Ảnh Dự án Kenton Residences

Nằm ở vị trí “đất vàng” trên trục đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt (quận 1) dự án Saigon One Tower vẫn không thoát khỏi số phận “đắp chiếu” nhiều năm trời Được biết, tòa nhà cao thứ 2 tại TP.HCM (42 tầng) này, do Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C làm chủ đầu tư Dự án xây dựng vào năm 2009 dự kiến hoàn thành năm

2011, thế nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là khối nằm “bấtđộng”

Hình 1 4: H.Ảnh dự án Saigon One Tower

Nằm phía Nam TP.HCM, dự án Kenton Node từng được kỳ vọng là điểm nhấn của khu đô thị phía Nam thành phố Tuy nhiên, sau nhiều năm "đắp chiếu", dự án hiện chỉ là các khối nhà xây thô, đồ sộ, nằm trơ trọi và xuốngcấp.

Hình 1 5: H.Ảnh dự án Kenton Node

Sự cố về mất an toànlaođộng

Đã rất nhiều sự cố thương tâm xảy ra trong quá trình triển khai thi công dự án điển hình trong số này là một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng như:

Vụ TNLĐ xảy ra ngày 14/2/2020, tại Công ty TNHH khí công nghiệp Hỷ Vân khu Cầu Gáo, thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, hậu quả làm 02 người chết, do phát nổ van chai chứa khí oxy khi công nhân đang thực hiện côngviệc.

Vụ TNLĐ xảy ra ngày 18/3/2020, tại Công ty TNHH cấp thoát nước Mỏ Cày, địa chỉ: ấp Phú Thới, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hậu quả làm 02 người chết, do điện giật.

Vụ TNLĐ xảy ra ngày 14/5/2020, tại công trình thi công nhà ở của gia đình ông Hà Văn Đường, địa chỉ: xóm Diều Nội, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, hậu quả làm

1 người chết, 02 người bị thương đều là người nhà gia đình ông Hà Văn Đường.

Vụ TNLĐ xảy ra ngày 14/5/2020, tại Xây dựng nhà máy Công ty Cổ phần AV Healthcare tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, hậu quả làm 10 người chết, 14 người bị thương là công nhân của Công ty TNHH Hà Hải Nga nhà thầu xây dựng, nguyên nhân sơ bộ ban đầu: do đổ tường thi công.

Vụ TNLĐ xảy ra ngày 22/5/2020, tại Công trình xây dựng nhà ở của ông Lê Quang Tuấn và bà Bùi Thị Thúy Nga, thửa đất số 219 tờ bản đồ số 05, phường 5, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, hậu quả làm 04 người bị thương là nhóm thợ xây dựng do ông Nguyễn Đức Hận làm tổ trưởng, nguyên nhân sơ bộ ban đầu: do đổ giáo khi đang thi công hoàn thiện nhà.

Vụ TNLĐ xảy ra ngày 25/5/2020, tại dự án Thủy điện Plei Kần, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum do dây cáp tời bị đứt rơi từ trên cao xuống, hậu quả làm 06 người bị nạn (trong đó 03 người chết, 03 người bị thương) là công nhân của Công ty cổ phần Tấn Phát, nguyên nhân sơ bộ ban đầu: do đứt cáptời.

Vụ TNLĐ xảy ra ngày 01/6/2020, sập mỏ đá Ca Hâu do sét đánh khiến mìn nổ tại công trường khai thác đá thuộc địa bàn xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, hậu quả làm 02 người chết, 01 người mất tích do vùi lấp đang tìm kiếm là công nhân của của Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ HoàngAnh.

Vụ TNLĐ xảy ra ngày 19/6/2020, ngã rơi xuống nền đường do điện giật, hậu quả làm 02 người chết, 01 người thương nặng là lao động thuê khoán thực hiện công việc lắp đặt pano, biển quảng cáo tuyên truyền 74 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Các yếu tố chủ yếu xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng con người như:

- Ngã từ trên cao, rơi chiếm 23,81% tổng số vụ và 25,63% tổng số ngườichết;

- Tai nạn giao thông chiếm 19,25% tổng số vụ và 14,41% tổng số ngườichết;

- Đổ sập chiếm 15,71% tổng số vụ và 20,2% tổng số ngườichết;

- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 13,07% tổng số vụ và 12,17% tổng số ngườichết;

- Điện giật chiếm 12,7% tổng số vụ và 12,12% tổng số ngườichết.

Sự cố về không áp dụng công nghệ mới vào thi công Đối với nghành xây dựng của việt nam trước đây, nghành xây dựng đa phần là làm theo thủ công và truyền thống việc tiếp cận với công nghệ mới chỉ mới thời gian gần đây và hầu như tập trung chủ yếu vào các công ty xây dựng hàng đầu như : AGC, Coteccons, Central, Unicons, Hòa Bình, vì chính các công ty này họ có tiềm lực về tài chính sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để đầu tư và áp dụng các công nghệ mới cho các dự án xây dựng của của côngty.

Tuy nhiên bên cạnh đó các doanh nghiệp, các công ty xây dựng vừa và nhỏ lại khó khăn trong vấn đề tài chính để đầu tư vào công nghệ mới trong thi công, với việc đầu tư chi phí lớn để vận hành và mua sắm thiết bị công nghệ mới là điều rất khó khăn với các công ty, doanh nghiệp này vì thế đa phần họ vẫn áp dụng công nghệ lạc hậu, truyền thống vào sản xuất, thi công, Bắt nguồn từ đây thì một loạt sự cố không mong muốn và không an toàn đã xảy ra trong quá trình triển khai thi công Đơn cử như:

Tăng chi phí nhân lực thi công của dự án;

Tăng thời gian thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ tổng của dự án;

Tăng rủi ro về an toàn lao động nhất là làm việc trên cao tại các dự án cao tầng;

Chất lượng của sản phẩm không ổn định và không đạt, điển hình như bề mặt bê tông, sản phẩm không đảm bảo độ thẩm mỹ cao.

Sự cố về Tổ chức mặt bằng thi công khôngphù hợp

Đối với tổ chức mặt bằng của dự án là thật sự quan trong đa phần các Ban điều hành không lưu tâm vào việc này, việc tổ chức mặt bằng thi công không phù hợp dẫn đến rất nhiều rủi ro trong quá trình triển khai thi công dự án đơn cử như:

+ Hướng di chuyển của xe ra vào công trình trong quá trình thi công và cung ứng vật tư thiết bị cho dựán.

+ Quá trình tổ chức mặt bằng không phù hợp ảnh hưởng đến việc tập kết vật tư, bóc dỡ và sử dụng vật tư thiết bị hàng ngày gây cản trở hoặc mất nhiều thời gian để luân chuyển,cẩu hạ vật tư thiết bị, Ảnh hưởng nặng đến tiến độ thi công, mặt bằng tổ chức thi công, ảnh hưởng đến chi phí cho dự án, tiến độ dự án và rủi ro về mất an toàn lao động trong quá trình thực hiện dự án.

Hình 1 6: H Ảnh để thiết bị vật tư không đúng ảnh hưởng đến lối di chuyển thicông

Hình 1 7: H Ảnh để thiết bị vật tư không đúng ảnh hưởng đến lối di chuyển thicông

Hình 1 8: H Ảnh để thiết bị vật tư không đúng ảnh hưởng đến lối di chuyển thi công

Sự cố về thiết kế khôngphùhợp

Khi triển khai thiết kế một số kiến trúc sư vì quá rập khuôn hoặc chưa nắm bắt kịp thời các quy định quy phạm nên đã nảy sinh một số vấn đề rui ro đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình triển khai thi công.

Hình 1 9: H Ảnh thiết kế lõi thang máy không đúng kích thước thang máy phải cấy thép để cơi nới tiết diện lõi thang.

Hình 1 10: H Ảnh móng thiết kế không tính đến biện pháp thi công tường barrette nên khi triển khai đã xảy ra tình huống xung đột ảnh hưởng đến móng của công trình.

Sự cố về khí hậu và môi trường xung quanhdựán

Trong thi công khi không khảo sát trước địa hình, khu vực thi công đa phần chúng ta sẽ không tránh khỏi việc gặp sự cố về môi trường hay khí hậu tại địa phương xảy ra, đã rất nhiều trường hợp vì không kiểm tra kỹ vấn đề trên nên trong quá trình triển khai thi công đã gặp rất nhiều rủi ro và khó khăn khi triển khai dựán.

Hình 1 11: H Ảnh dự án phải tạm ngưng thi công do thời tiết mưa và bão lớn.

Sự cố về các quy định hiện hành của nhà nước ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thi công và triển khai thi công nhà cao tầng. Ở Việt Nam hiện nay mặc dù đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi như khuyến khích đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư trong các vấn đề thủ tục hành chính,vayvốn ngân hàng để đầu tư dự án nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn đọng xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đầu tư phát triển dự án, phát triển khu đô thị như nạn tham ô, hối lộ, cửa quyền, thủ tục hành là chính gây ảnh hưởng rất nhiều đến các dự án đầu tư xây dựng. Tình trạng bất chấp quy định của chính phủ,chính quyền địa phương, bệnh thành tích, quan liêu vô tình đã đẩy một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng vào con đường vô vàng khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp, có những doanh nghiệp đã phá sản vì các lý dotrên.

Các nội dung của chương này đã khái quát cơ bản về bức tranh rủi ro đưa ra cách nhìn nhận ban đầu và cơ bản của rủi ro và quản lý rủi ro trong xây dựng, thi công xây dựng, đầu tư xây dựng Rủi ro cơ bản được coi là mối nguy hiểm tiềm tàng, rủi ro có khả năng gây ra các tác động tiêu cực đến kết quả nhận định ban đầu như thiệt hại, mất mát và thương tật làm suy giảm đến chất lượng của dự án, tăng thêm chi phí đầu tư và các chi phí không cần thiết khác Chính vì điều này chúng ta cần coi trọng các rủi ro và dự đoán đúng các rủi ro, xem xét kỹ lưỡng các yếu tố có thể gây ảnh hưởng gây ra bất lợi cho dự án thi công Chúng ta cần áp dụng nhiều biện pháp quản lý rủi ro phù hợp một mặc hạn chế các rủi ro mặc khác chúng ta có thể loại bỏ các tác động không tốt tới quá trình thi công xây dựng công trình.

Vai trò của công tác quản lý rủi ro trong thi công công trình xây dựng đối với sự phát triển của đô thị hiện nay :

- Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển đô thị mạnh mẽ, đặc biệt là các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng Hàng năm chúng ta chứng kiến hàng loạt dự án cao tầng mọc lên, đặc biệt là tại các khu vực trung tâm của các thành phố lớn.

Do đó, tốc độ xây dựng nhà cao tầng cũng đi kèm vớiquymô đầu tư dự án ngày càng lớn.Tuynhiênnhucầusửdụnglớncũngđặtranhiềutháchthứcvàkhókhănchoqua trình đầu tư và thi công dự án như quỹ đất để thực hiện dự án, môi trường đô thị chật hẹp, cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp và không đáp ứng nổi nhu cầu sử dụng của người dân.

- Trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu về QLRR trong dự án TCXD như:

+ Các nghiên cứu này đã đưa ra các cách quản lý rủi ro, lý luận về rủi ro trong hệ thống thi công xây dựng và đầu tư dựán.

+ Rủi ro trực tiếp ảnh hưởng thể hiện rõ ràng nhất là các Nhà thầu thi công thuê mướn nhân công lao động phổ thông, nhà thầu phụ, tổ đội với số lượng không đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế hoặc số lượng công nhân tham gia thi công trực tiếp có tay nghề thấp chưa được huấn luyện để nâng tay nghề hay số lượng công nhân có tay nghề trong một dự án thi công quá ít không đảm bảo cho quá trình thi công dự án.

- Không dự đoán đúng về điều kiện thực tế thicông

+ Quá trình thi công dự án đã không tiên đoán hoặc bỏ qua quá trình khảo sát thực tế, không đánh giá đúng bản chất địa hình, thực tế địa chất khác xa với thiết kế ban đầu.

+ Không đánh giá được các biến động giá thành xây dựng tại khu vực địa phương hay tại thời điểm triển khai dự án, Rủi ro này xảy ra khi giá cả vật tư, nhân công, máy móc tăng cao vượt giá thành dự toán, dự phòng phí trong quá trình thi công.

Các nguyên nhân khách quan khác gây ra rủi ro trong quá trình thi công công trình :

+ Rủi ro do khí hậu thay đổi do động đất, lũ lụt, cháy nổ gây nên Đặc điểm nhất của thi công phần thô là thi công ngoài trời trong thời gian dài nên các yếu tố thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thi công công trình xây dựng.

Các khó khăn liên quan đến quản lý nhà nước Việt Nam:

+ Hiện nay Việt Nam còn tồn tại rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị dự án, triển khai dự án và đưa dự án vào sử dụng điển hình như tình trạng tham nhũng mà thời gian qua tin tức truyền thông đã đưa lên rất nhiều, tình trạng quan liêu ở một số quan chức địa phương, các thủ tục hành chính quá rườm rà gây ảnh hưởng rất lớn đến các dự án đầu tư, thi công xây dựng.

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢNLÝ RỦI RO THI CÔNG PHẦN KHUNG NHÀCAOTẦNG

Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro trong thi côngxâydựng

2.1.1 Định nghĩa và phân loại sự cố côngtrình

Trong các văn bản pháp lý được ban hành bởi Chính phủ và BXD như NĐ số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về QLCL và BTCT có nội dung về sự cố công trình được ghi nhận và đề cập đến rất nhiều trong các văn bản pháp lý đó.

Theo quy định tại điều 47 nghị định khi xảyrasử cố CĐT và NTXDCT có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời như tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo sự an toàn cho người lao động và các tài sản, phải có biện pháp hạn chế và ngăn ngừa các mối nguy hiểm có nguy cơ tiếp tục sảy ra, Tiến hành bảo vệ hiện trường khi xảy ra tai nạn, sơ cứu người gặp nạn và báo cáo nhanh chóng đến chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố để có biện pháp cứu hộ cứu nạn tốt nhất để giải quyết sự cố.

UBNN các quận huyện, chính quyền cấp tỉnh có tinh thần trách nhiệm nhanh chóng chủ trì để giải quyết các sự cố xảy ra liên quan đến địa bàn và phạm vi quản lý kể cả các công trình xây dựng và thực hiện các nội dung sau:

+ Nếu có sự cố xảy ra liên quan đến tính mạng người lao động, tài sản của nhân dân thì nhanh chóng xem xét, kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại để quyết định dừng hoặc tạm dừng thi công đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ sự cố và phạm vi sự cốxảyra;

+ Khi sự cố đã và đang xảy ra có thể xem xét tùy theo mức độ và tính chất của tai nạn mà quyết định việc phá dỡ hay thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau:

 Đảm bảo an toàn cho người lao động, tài sản nhân dân hay của chủ đầu tư công trình và các công trình lân cận hạn chế mức thấp nhất của thiệthại;

 Đối với hiện trường tai nạn hay sự cố phải ghi nhận bằng biên bản được hình ảnh,ghihìnhhiệntrường,thuthậpchứngcứ,ghichépcáctưliệucầnthiếtcủa các bên liên quan phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố sau này kể cả việc tiến hành phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố hay tai nạn;

+ Sau khi có kết quả của việc giám định nguyên nhân xảy ra tai nạn hay sự cố Đại diện chính quyền phải thông báo thông tin nguyên nhân bằng văn bản đến chủ đầu tư, các thành phần có liên quan đến tai nạn hay sự cố đó, yêu cầu các CĐT, chủ sở hữu hay các bên có liên quan phải tiến hành khắc phục sự cố và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi để xảy ra sự cố Ngoài việc bồi thường phải căn cứ theo Luật để xử lý hợp tình hợp lý đối với các sự cố xảyra.

+ Tiến hành xử lý trách nhiệm đối với Chủ đầu tư, chủ sở hữu hay các bên có liên quan theoquyđịnh của pháp luật nước CHXHCNVN;

+ Nếu sự cố xảy ra tại các khu vực địa phương cấp Quân, Huyệncăncứ điều kiện thực tế của địa phương đó UBND cấp tỉnh có thể phân cấp cho UBND cấp Quận, huyện tiến hành chủ trì để giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng theo đúng quyền hạn và trách nhiệm củamình.

- Căn cứ vào quy định tại khoản quy định của chính phủ việc tiếp tục thi công hoặc đưa dự án vào hoạt động, sử dụng trở lại thì Chủ đầu, NTTC hay người chủ sở hữu, các thành phần có liên quan

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi xem xét mức độ khắc phục thì công trình đó sẽ được cơ quan chức năng cho tiến hành thi công trở lại hay cho đưa vào hoạt động trở lại.

- Toàn bộ chi phí cho việc khắc phục sự cố này sẽtùytheo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố mà cơ quan thẩm quyền yêu cầu tự khắc phục hoặc giao cho đơn vị khác thực hiện khắc phục chi phí sẽ được tính cho tổ chức hay cá nhân gây ra sựcố.

Theo quy định tại Điều 119 Luật xây dựng năm 2014 thì trong quá trình thi công xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm sau[10]:

- Để bảo đảm an toàn cho người và tài sản cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải can thiệp kịp thời các công trình xây dựng, các công trình đang đưa vào sử dụng và vận hành, can thiệp nhanh chóng và yêu cầu các cá nhân và doanh nghiệp này thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tránh nguy cơ xảy ra rủi ro hay sựcố;

- Khi phát hiện ra các rui ro mất an toàn ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản người dân hay tổ chức phải có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền nắm thông tin thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra đối cới công trình, dự án viphạm.

Cơ sở khoa học về về quản lý rủi ro thi côngxâydựng

2.2.1 Cácnguyên nhân phổ biến dẫn đến rủi ro trong quá trình thicông

Khi xảy ra động đất, lũ lụt, chả nổ gây nên được đánh giá là những rủi ro không lường trước Đặc điểm của ngành xây dựng nhất là thi công phần khung của nhà cao tầng chủ yếu là thi công ngoài trời trong thời gian dài nên điều kiện thời tiết, khí hậu gây ra sự ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án, chất lượng và chi phí của công trình Các rủi ro về khí hậu, thời tiết như mưa, bão… ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi công công trình xây dựng của các Nhàthầu.

 Các khó khăn trong thủ tục hànhchính Ở Việt Nam hiện nay mặc dù đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi như khuyến khích đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư trong các vấn đề thủ tục hành chính, vay vốn ngân hàng để đầu tư dự án nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn đọng xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đầu tư phát triển dự án, phát triển khu đô thị như nạn tham ô, hối lộ, cửa quyền, thủ tục hành là chính gây ảnh hưởng rất nhiều đến các dự án đầu tư xây dựng Tình trạng bất chấp quy định của chính phủ,chính quyền địa phương, bệnh thành tích, quan liêu vô tình đã đẩy một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng vào con đường vô vàng khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp, có những doanh nghiệp đã phá sản vì các lý dotrên.

 Các rủi ro liên quan đến CĐT côngtrình:

Khi chủ đầu tư triển khai dự án, ngoài nguồn vốn tự có của doanh nghiệp họ cònhuyđộng vốn từ các nguồn đầu tư khác cho dự án chẳng hạn như ngân hàng, đối tác trong nước và nước ngoài trong quá trình chưa kịp huy động đủ nguồn vốn hay nguyên nhân do ngân hàng chưa giải ngân kịp hoặc đối tác trong nước và nước ngoài vì lý do gì đó họ chưa kịp rón vốn cổ phần cho dự án kịp, CĐT đã tiến hành triển khai dự án gây ra một vấn đề là với tiềm lực tài chính hiện tai của doanh nghiệp không đủ thì sẽ gây ra một vấn đề là khả năng chi trả cho các hợp đồng với các nhà thầu, nhà cung cấp chậm trễ ảnh hưởng đến thanh khoản của nhà cung cấp và nhất là nhà thầu dẫn đến tình trạng nhà thầu không đủ nguồn tiền thanh toán cho nhà thầu phụ, tổ đội gây ra hệ lụy công nhân đình công, tiến độ chậm trễ kéo dài Rủi ro về tài chính này thường ảnh hưởng rất nặng nề cho dự án làm ngưng hoặc gián đoạn tiến độ thi công dự án, nó sẽ kéo dài cho đến khi chủ đầu tư có đủ nguồn tiền để giải quyết các khó khăn vướng mắc về kinh phí cho nhà cung cấp và nhàthầu.

- Rủi ro thứ hai nữa liên quan đến chủ đầu tư đó là trong quá trình thi công dự án các hạng mục công trình sau khi được nghiệm thu cóđầyđủ hồ sơ và bảng khối lương thanh toán Tuy nhiên chủ đầu tư trì hoãn hoặc không thanh toán cho nhà thầu theo đúng tiến độ cam kết trogn hợp đồng, dẫn đến tiến độ của dự án cũng bị tạm ngưng hoặc nhà thầu thi công nhỏ giọt theo khối lượng giảm dần.Đâylà một trong những rủi ro khá phổ biến hiện nay mà chúng ta có thể bắt gặp bao gồm cả dự án do chỉnh phủ đầu tư, hay dự án do tư nhân, doanh nghiệp đầutư.

- Rủi ro thứ ba liên quan đến quá trình bàn giao mặt bằng thi công : Thường thì trong quá trình ký kết hợp đồng thời gian thi công được chủ đầu tư và cả nhà thầu thống nhất và ký kết tuy nhiên trong quá trình triển khai thực tế đã xảy ra rất nhiều rủi ro mà nguyên nhân chính là do giải phòng mặt bằng chậm trễ để bàn giao cho nhà thầu thi công, Giải phòng mặt bằng chậm trễ thường gặp bởi các rui ro như giá thành đền bù không hợp lý nên người dân, doanh nghiệp không chịu bàn giao, hay vị trí tái định cư cho doanh nghiệp, chủ đầu tư không phù hợp dẫn đến không thể giải phòng mặt bằng để thi công được kéo dài thời gian chờ đợi dẫn đến tiến độ dự án kéo dài hơn so với thời gian ký kết hợpđồng.

 Các rủi ro liên quan đến nhàthầu

- Công tác thi công, giám sát và quản lý hời hợt, yếu kém: Thường nguyên nhân xảy ra rủi ro này là do nhà thầu thuê các nhân viên quản lý không có kinh nghiệm, đội ngũ công nhân tay nghề thấp, không có quy trình quản lý chất lượng, giám sát chất lượng tốt nhân viên không được đào tạo và hướng dẫn cận kẽ Thực tế hiện nay rất nhiều công ty xây dựng đang là tổng thầu họ thuê nhân viên giám sát về sau đó đưa ra dự án triển khai mà không kiểm tra, đánh giá năng lực tay nghề nhân viên, kỹ sư Rủi ro này khá phổ biến hiệnnaykể cả các doanh nhiệp xây dựng có tiếng tại Việt Nam hiện nay. Chất lượng công nhân không đảm bảo, tay nghề yếu, ban điều hành non kèm kinh nghiệm thì tất yếu sẽ dẫn đến rủi ro cho dự án vô cùng lớn từ chất lượng thi công, tiến độ thi công, an toàn lao động, và môi trường thicông.

- Tai nạn lao động trong thi công xây dựng : Rủi ro này rất hay xảy ra đa phần là do nhận thức người lao động không đúng về an toàn lao động hoặc người lao động không được huấn luyện kiến thức an toàn trong thi công dẫn đến trong quá trình triển khai thi công ngoài công trình rủi ro mất an toàn xuất hiện hậu quả là tai nạn lao động xảy ra đối với bản thân người lao động một cách trực tiếp hay gián tiếp Việc xảy ra rủi ro này gây ra hệ lụy rất lớn làm gián đoạn thi công của công trình, ảnh hưởng đến tiến độ,chi phí phát sinh cho dự án khi tiến hành khắc phục rủi ro,gâyhoang mang trong thời gian dài kể cả khi dự án được tiếp tục triểnkhai.

- Khó khăn về tài chính của Nhà thầu thi công: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro này bao gồm như năng lực tài chính nhà thầu kém, khả năng huy động vốn của nhà thầu không có hoặc ít, không có uy tín trong việc vay vốn, tạm ứng hay thanh toán của chủ đầu tư chậm trễ và kéo dài Tình trạng này gây ra mất thanh khoản cho nhà thầu khiến cho công trình sẽ bị ảnh hưởng lớn khi Nhà thầu không thể huy động đủ kinh phí để mua sắm vật tư thiết bị, thuê mướn thiết bị, thuê mướn nguồn nhân công/thầu phụ, và bao gồm cả máy móc phục vụ cho việc thicông.

- Rủi ro trong việc ứng dụng công nghệ thi công mới vào thi công công trình xây dựng bao gồm như; khi nhà nhà thầu mua sắm thiết bị mới, công nhân hoặc người quản lý không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng, không thành thạo các thiết bị công nghệ thi mới theo yêu cầu của nhà sản xuất Ngoài ra các công nghệ mới này mặc dù được nhiều nước trên thế giới sử dụng tuy nhiên khi về việt Nam do điều kiện khí hậu, môi trường, do công nhân không nắm bắt hoặc không được huấn luyện vận hành tốt dẫn đến sử dụng sai công năng của thiết bị, gây hư hỏng nhanh chóng, hoặc không thể sử dụng được để kịp thời thi công cho dựán.

- Rủi ro do quá trình tính toán và đấu thầu công trình hay hạng mục công trình thiếu chính xác: Bóc tách khối lượng không đúng với bản vẽ, thiếu đầu mục công việc, tinh toán giá thành chi phí không hợp lý với thời gian thi công không thực tế gây ra quá trình thi công vật tư leo thang, nhân công đắt đỏ do vùng miền, khu vực, giá vật tư cao hơn dự toán do phụ thuộc nguồn cung cấp của địa phương Nguy hiểm hơn là quá trình bóc tách khối lượng thiếu đầu mục công việc quan trọng mà đầu mục này chi phí giá thành cao ảnh hưởng đến chi phí của nhà thầu hay nhà đầu tư trong quá trình hoàn thành dựán.

- Rủi ro liên quan đến các nhà thầu phụ và tổ đội: Đây là một dạng rủi ro thường xuyên xảy ra ở Việt Nam nhất là ở các thành phố lớn như TP.HCM, Rủi ro này thường có các trườnghợp:

+ Một là nhà thầu và tổ đội khan hiếm trong các mùa cao điểm về xây dựng gây ra tình trạng thiếu thốn nguồn nhân lực thi công ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

+ Hai là nhà thầu và tổ đội không đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện các hạng mục công việc của dự án Dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm làm ra kém, không đáp ứng được tiêu chuẩn như mong muốn của chủ đầu tư.

+ Ba là nhà cung cấp khi cung cấp vật tư thiết bị không đảm bảo chất lượng như bê tông, thép, gạch, cát, đá, xi măng… do nguồn cung cấp của địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tiến độ của dự án Rủi ro này là vô cùng lớn đối với một dự án đang thi công.

- Rủi ro sai sót hay đánh giá sai trong kỹ thuật thi công: Nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng để xảy ra rủi ro liên quan đến chất lượng, kỹ thuật cho dự án Đây là trường hợp rủi ro hay xảy ra và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến dự án thicông.

 Các rủi ro liên quan đến tư vấn giám sát:

Nội dung công tác quản lý rủi ro thi côngphầnkhung

+Hồ sơ thiết kế thi công dự án

+Khối lượng – giá thành của các hạng mục thi công

+An toàn động và vệ sinh môi trường

+Định mức hao hụt máy móc, thiết bị, vật tư thi công.

+Các khoản thanh toán giữa CĐT và Tổng thầu, Tổng thầu và Thầu phụ, Tổng thầu và nhà cung cấp.

+Các ảnh hưởng từ bên ngoài tác động vào dự án

Quá trình quản lý rủi ro cho dự án thi công xây dựng bao gồm 4 bước như sau:

Bước 1 : Nhận dạng rủi ro → Bước 2 : Phân loại rủi ro → Bước 3: Phân tích định tính đánh giá rủi ro → Bước 4: Lập kế hoạch ứng phó với rủi ro.

Có Rủi ro có lơn không?

Có Loại trừ được không? Không

Loại trừKhông Có giảm nhẹ được Cókhông?

Không Đánh giá chi phí -Kinh phí Đảm bảo tài chính Theo dõi

Tự nguyện giữ lại Buộc phải giữ lại

Giảm nhẹ Đánh giá các rủi ro còn lại và xử lý

Mức độ thiệt hại, tần số xảy ra

Rủi ro mới Rủi ro đã biết

Các chương trình kiểm tra và đánh giá lại

Phương thức xử lý Phân về các bộ phận

Lập riêng hoặc tham gia bảo hiểm ngành

Tần số Tác động Phòng ngừa Bảo vệ Lập kế hoạch Đào tạo Cung cấp thông tin

Sơ đồ 2 3: Sơ đồ quản lý rủi ro Dự án xây dựng

Sơ đồ quản lý rủi ro dự án cho ta thấy được một cách rất tổng quan và khái quát về quá trình quản lý rủi ro trong quá trình thi công công trình Sơ đồ này chỉ có mục đích minh họa Quá trình này cần phải lặp đi lặp lại để chúng ta nắm bắt, tìm ra và xử lý lần lượt các rủi ro Khi chưa xác định rõ chúng ta cần quay trở lại bước ban đầu hoặc bước trước đó vì không làm như vậy các biện pháp kiểm soát đánh giá rủi ro đem đến cho chúng ta một nguy cơmới.

Nguyên tắc quản lý rủi ro thi công phần khung nhàcaotầng

Sau khi đã đảm bảo các yêu quá trình xử lý sự cố cần đảm bảo được các nguyên tắc chung sau:

+ Xác định chính xác tính chất sự cố xảy ra vì đây là điều kiện tiên quyết để xử lý các sự cố.

+ Xác định chính xác phạm vi xử lý sự cố: Khi xảy ra xự cố ngoài việc xác định chính xác khu vực xảy ra sự cố trực tiếp chúng ta cần phải kiểm tra mức độ ảnh hưởng của sự cố đó đối với các khu vực lân cận để đưa ra chính xác phạm vi cần sử lý Ví dụ như quá trình xảy ra sụt lún công trình thi công thì khi phong tỏa phạm vi sự cố chúng ta cần phải kiểm tra ngay các công trình lân cận có bị ảnh hưởng hay không và cần khẩn trương khoanh vùng các khu vực xảy ra sự cố bị ảnh hưởng để có hướng xử lý kịp thời. Đáp ứng yêu cầu cơ bản của xử lý sự cố rủi ro bao gồm năm yêu cầu cơ bản sau: + An toàn tin cậy, không để di chứng.

+ Đáp ứng yêu cầu sử dụng hoặc sản xuất

+ Đáp ứng yêu cầu điều kiện vật liệu, thiết bị và kỹ thuật

+ Thi công thuận lợi, an toàn.

Chọn phương án xử lý và thời gian xử lý phù hợp cần dựa vào các nguyên nhân sự cố và mục đích đưa ra hướng xử lý, lựa chọn phương án xử lý và thời gian xử lý một cách chính xác nhất và hiệu quảnhất.

Các nguyên tắc khắc phục các lỗi kỹ thuật khi thi công công trình như :

+ Đối với thi công phần thân nhà cao tầng cần phải nâng cao chất lượng quản lý thi công và thiết kế bản vẽ, phát hành bản vẽ phù hợp.

+ Chủ động khắc phục mọi khó khăn khi xảy ra sự cố, nghiên cứu kỹ các yêu cầu kỹ thuật, tiến độ, kế hoạch thi công bằng nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết các vướng mắc và khó khăn nhằm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

+ Thi công đúng bản vẽ thiết kế phát hành : Đối với hồ sơ thiết kế đã phát hành thi công cần tuân thủ bản vẽ từ hình dáng, kích thước, các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm tra sự xung đột giữa các bộ môn trong hồ sơ thiết kế để đến khi triển khai đảm bảo thi công tránh sai sót Đơn vị thi công phải triển khai các hồ sơ shop, biện pháp trình TVGS, Ban DQDA phê duyệt trước khi triển khai thi công nhằm hạn chế các sai sót và kiểm soát mọi xugn đột giữa các bộ môn, không tự ý thay đổi hồ sơ thiết kế nếu không có sự đồng ý của cơ quan quản lý có thẩm quyền và đơn vị thiết kế.

+ Lên kế hoạch thi công, hoàn thành tốt công tác tổ chức từ ban đầu để khi triển khai không bỡ ngỡ hay không kiểm soát được mọi tình huống xảy ra.

Đặc điểm thi công phần khung nhàcaotầng

Việc thi công phần khung nhà cao tầng cần tuân theo TCXD 202:1997 Nhà cao tầng – thi công phần thần. Đối với các dự án thi công nhà cao tầng nằm trogn trung tâm thành phố cần quan tâm đặc biệt đến các yếu tố trong thiết kế biện pháp thi công như :

+ Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.

+ Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ an toàn lao động, khi thi công trên cao phải đảm bảo che chắn tốt để hạn chế các rủi ro về vật tư, thiết bị, con người khi làm việc trên cao Đảm bảo tuân thủ đúng kích thước hình học, phương ngang, phương thẳng đứng vv.

+ Thiết bị nâng cẩu phải vận hành ổn định kể cả trong điều kiện thời tiết không được tốt như lũ lụt, gió bão, sét, khuất tầm nhìn trong suốt quá trình thi công.

+ Sự ảnh hưởng của tiếng ồn và ánh sáng, môi trường ô nhiễm, khí độc hại.

+ Sự ảnh hưởng mọi mặt đến công trình hiện hữu xung quanh dự án hay kết nối với các công trình kỹ thuật hiệncó,

Khi các giải pháp và phương thức quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình phần khung nhà cao tầng sẽ giúp chúng ta như :

Hạn chế được các rủi ro hay sự cố xảy ra.

Hạn chế được các phát sinh không mong muốn trong suốt quá trình thi công.

Tăng hiệu quả trong thi công xây dựng nhất là quá trình thi công phần thô.

Tùy theo thực trạng của dự án mà chúng ta có những biện pháp thi công phù hợp và sẽ được các đơn vị chức năng đề xuất cụ thể.Tuy nhiên các giải pháp này phải được dự trên cơ sở khoa học, được áp dụng một cách phù hợp theo các đặc điểm và chức năng phục vụ của hó Chương hai đã thống kê và sắp xếp được các giải pháp cụ thể quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình phần khung nhà cao tầng nói chung và thi công công trình dự án Garden Gate phần khung nhà cao tầng nói riêng.

Nhìn chung để ứng dụng các giải pháp này vào thực tế chúng ta còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan cũng như khác quan khác nhau trong hoàn cảnh và thời gian xảy ra Các giải pháp được nêu ra tại chương 2 đã ít nhiều đưa ra được ác phương án, phương pháp phù hợp giải quyết được các bất cập thực tế trong quản lý rủi rot hi công công trình xây dựng.

Chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu và đưa ra các giải pháp mới phù hợp hơn nữa để áp dụng vào các dự án xây dựng trong tương lai nhằm phát hiện sớm các yếu tố có thể dẫn đến những rủi ro gây ra tổn thất hay sự cố ảnh hưởng đến dự án, Luôn kiểm sót được chất lượng thi công xuyên suốt trong quá trình thi công công trình xây dựng Đề xuất phương thức và phạm vi áp dụng quản lý rủi ro vào các công trình thi công Một ví dụ điển hình như chúng ta áp dụng các công nghệ mới vào thi công để hạn chế rủi ro điển hình như quan trắc lún, quan trắc chuyển vị công trình, áp dụng hệ giàn giáo bao che mới thay thế hệ giàn giáo bao che cổđiển.

Luôn luôn đổi mới luôn luônxâydựng các kịch bản ứng phó rủi ro khi xảy ra các sự cố trong quá trình thicông.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ QUẢN LÝ RỦI RO THI CÔNG PHẦN KHUNG NHÀ CAOTẦNG TẠI DỰ ÁNGARDENGATE

Giới thiệu chung về Dự ánGardenGate

Hình 1 12: Phối cảnh tổng thể dự án

3.1.1 Sự cần thiết và phát triển dự án GardenGate

Với mật độ dân số ngày càng đông của thành phố Hồ Chí Minh việc quy hoạch các dự án cao tầng ngày càng trở nên cấp thiết, nắm bắt được nhu cầu thực tế trên Tập đoàn Novaland được thành lập ngày 18.09.1992 (tiền thân là công ty TNHH TM Thành Nhơn), đã triển khai hàng loạt các dự án cao tầng và trong số đó có dự án Garden Gate Với phương châm tất cả vì khách hàng vào sự hài lòng của khách hàng là nền tảng để phát triển Tập đoàn Novaland đã triển khai dự án với tâm thế là giải quyết được một phần nào về sự cấp thiết trong nhu cầu nhà ở của người dân TP.HCM đang tham gia làm việc và sống tại thành phố Dự án Garden Gate khác biệt với một số dự án khác là năm ngay cửa ngõ trung tâm thành phố nơi mà có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là nơi trung chuyển để người dân từ Thành phố đi khắp nơi trên thế giới và ngượclại,cũngvìđiềunàykhuvựcPhúNhuậncũnglànơitậptrungkháđôngngười dân ở làm việc, và học tập chính vì điều này dự án Garden Gate ra đời đã giải quyết được một phần nào đó về nhu cầu nhà ở cho người dân sống tại đây.

Hình 1 13: Mặt bằng tổng thể vị trí dự án

3.1.2 Cơ sở thiết kế dự án GardenGate

Tọa lạc bên cạnh công viên cây xanh lớn nhất thành phố, sở hữu cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và êm ả với những đồi cỏ xanh ngắt, khóm hoa màu sắc, đài phun nước bóng cây cao rợp mát tạo nên thảm xanh phong phú, đẹp và đa dạng GardenGate là nơi hội tụ đầy đủ cho mọi nhu cầu về một nơi an cư với không gian sống yên tĩnh, riêng biệt mà không kém phần náo nhiệt của trung tâm thành phố Với vị trí cách sân bay Tân Sơn Nhất chỉ vài phút, dự án còn là một sự lựa chọn lý tưởng của các doanh nhân, cán bộ thường xuyên đi công tác xa.

Dự án Garden Gate được sự đầu tư và phát triển của tập đoàn Nova Land, là một trong những tập đoàn hàng đầu về bất động sản với sự thành công và uy tín hàng đầu Dự ánGarden Gate với tổng diện tích xây dựng là 4684 m2 được chủ đầu tư cho xây dựng bao gồm 21 tầng Trong 21 tầng của dự án bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh như căn hộ – thương mại – dịch vụ – văn phòng để phục vụ cho mọi khách hàng mua nhà nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của quý khách hàng.

Có tổng số 272 căn hộ cao cấp được cho xây dựng trong dự án này Bao gồm nhiều loại căn hộ khác nhau nhẳm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu của quý khách hàng mua nhà Các căn hộ ở đây có số lượng phòng ngủ, diện tích, cách bày trí đadạng.

Hình 1 14: Mặt bằng tổng thể vị trí dự án

3.1.3 Hồsơ gói thầu dự án GardenGate

Hồ sơ gói thầu của dự án được chia làm 4 phần :

STT Hạng mục gói thầu Đơn vị Giá trị

1 Gói thầu phần ngầm VNĐ 66.912.969.604

2 Gói thầu phần Thân VNĐ 78.554.336.372

3 Gói thầu phần hoàn thiện cơ bản VNĐ 84.520.447.928

3.1.4 Nguồn vốn đầu tư dự án GardenGate

Nguồn vốn của dự án là nguồn vốn do tập đoàn Novaland bỏ vốn đầu tư để thực hiện dự án Tổng mức đầu tư dự án là286.238.225.486

Các bước quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn trong thi công xây dựngcông trìnhGardenGate

Xác định rủi ro là quá trình quyết định rủi ro nào có thể có tác động, ảnh hưởng tới dự án và ghi nhận bằng văn bản các đặc tính của chúng Để xác định các bước quản lý rủi ro trong thi công phần khung nhà cao tầng dự án Garden gate chúng ta cần căn cứ vào thực tế tình hình thi công tại các dự án, tầng suất xảy ra của các rủi ro xảy tại các dự án đã trực tiếp tham gia thi công tuy nhiên phổ biến nhất là phương pháp dựa vào dữ liệu quá khứ để tổng hợp nên.

Thực tiễn khi xác định rủi ro của dự án Garden gate bản thân học viên xác định vào kinh nghiệm thực tiễn khi trải qua quá trình thi công các dự án cao tầng tại khu vực TP.HCM bao gồm các dự án như :

+ Dự án Sunevenue của tập đoàn Novaland làm chủ đầu tư.

+ Dự Án Botanica của tập đoàn Novaland làm chủ đầu tư.

+ Dự án Lucky Place của tập đoàn Novaland làm chủ đầu tư.

+ Dự án Compassone của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tây Hồ.

+ Dự án Tái định cư Bình Khánh do Tập đoàn Đức Khải làm chủ đầu tư.

+ Dự án Chung cư Bộ Công An do Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Cường làm chủ đầu tư.+ Và một số dự án khác học viên có tham gia trong một số giai đoạn thi công…/.

1 Thông báo phạm vi dựán.

2 Kế hoạch quản lý chiphí.

3 Kế hoạch quản lý tiếnđộ.

4 Kế hoạch quản lý thôngtin.

5 Các nhân tố môi trường xung quanh doanh nghiệp, dựán.

1.Kế hoạch quản lý rủi ro

1 Ghi nhận các rủi ro

Rủi ro khi thi công trong thành phố.

Rủi ro từ chính quyền địa phương

Rủi ro từ môi trường xung quanh

Rủi ro trong tổ chức mặt bằng thi công

Rủi ro khi cung cấp vật tư, thiết bị cho dự án.

Rủi ro biến động nguồn nhân lực

Rủi ro về tiến độ

Rủi ro về chất lượng công trình

Rủi ro từ năng lực Ban chỉ huy

Rủi ro về an toàn lao động Đầuvào Đầura

3.2.2 Lập kế hoạch quản lý rủiro:

Lập kế hoạch quản lý rủi ro là quá trình làm rõ việc cần phải áp dụng các hoạt động quản lý rủi ro như thế nào cho dự án. Đầu vào Đầura

3.2.3 Tiến hành phân tích rủi ro địnhtính:

Tiến hành phân tích rủi ro định tính là quá trình lựa chọn rủi ro ưu tiên trong phân tích hoặc có hành động cụ thể bằng cách đánh giá và kết hợp các khả năng xuất hiện và tác động của chúng đối với dự án.

2 Kế hoạch quản lý rủiro

3 Thông báo về phạm vi dựán

1 Các cập nhật về ghi nhận các rủi ro

2 Kế hoạch quản lý rủiro

3 Kế hoạch quản lý chiphí

4 Kế hoạch quản lý tiếnđộ

1 Các cập nhật về ghi nhận các rủi ro Đầuvào Đầura

3.2.4 Tiến hành phân tích rủi ro địnhlượng

Là một quá trình phân tích tính toán và phân tích xác xuất của các tác động rủi ro đã được xác định cụ thể lên các mục tiêu tổng thể của dự án. Đầuvào Đầura

3.2.5 Lập kế hoạch ứng phó với rủiro

Lập kế hoạch ứng phó với rủi ro là quá trình phát triển các giải pháp và các hành động có thể để nâng cao các cơ hội và giảm thiểu các đe dọa tiêu cực với các mục tiêu của Dự án.

Một kế hoạch ứng phó với rủi ro toàn diện và khoa học sẽ giúp chúng ta chủ động giải quyết rất nhiều việc đang hoặc có thể sẽ trở nên tồi tệ và tác động xấu đến công trình.

Xác định rủi ro dự án

Quản lý rủi ro trong thi công là xác định, phân tích và lập kế hoạch ứng phó; sau đó giám sát và kiểm soát dự án.

Quản lý rủi ro cần được bắt đầu sớm ngay từ quy trình quản lý và tiếp tục trong suốt quá trình thi công Chìa khóa cho sự thành công trong giải quyết các rủi ro là bắt đầu phân tích sớm và chuẩn bị các điều kiện cho quản lý rủi ro; chủ động, chứ không phải bị động;quản lý rủi ro một cách nghiêm túc theo một quy trình; và phải linh hoạt.

– Bước 01: Lập danh sách các rủi ro trong quá trình thicông.

– Bước 02 và 03: Xác định khả năng xảy ra và mức độ tác hại của các rủiro.

– Bước 04: Ngăn chặn hoặc giảm nhẹ rủiro.

– Bước 05: Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứngphó.

– Bước 06: Xác định điểm kích hoạt biện pháp ứngphó.

Một kế hoạch rủi ro toàn diện nhất cũng có thể đổ bể nếu chúng ta không có thời gian hoặc phương tiện để thực hiện các hành động cần thiết.

Thiết lập các nguồn dự phòng ứng phó và dự phòng quản trị cho phép chúng ta phát huy hết tiềm năng của kế hoạch rủi ro trong thi công lập ra.

Bảng liệt kê rủi ro

Là công cụ hiệu quả để tổ chức và xác định mức độ ưu tiên cho các mối đe dọa trong quá trình thi công bao gồm như :

+Rủi ro khi thi công trong thành phố.

+Rủi ro từ chính quyền địa phương

+Rủi ro từ môi trường xung quanh

+Rủi ro trong tổ chức mặt bằng thi công

+Rủi ro khi cung cấp vật tư, thiết bị cho dự án.

+Rủi ro biến động nguồn nhân lực

+Rủi ro về tiến độ

+Rủi ro về chất lượng công trình

+Rủi ro từ năng lực Ban chỉ huy

Có Rủi ro có lơn không?

Có Loại trừ được không? Không

Loại trừKhông Có giảm nhẹ được Cókhông?

Không Đánh giá chi phí -Kinh phí Đảm bảo tài chính Theo dõi

Tự nguyện giữ lại Buộc phải giữ lại

Giảm nhẹ Đánh giá các rủi ro còn lại và xử lý

Mức độ thiệt hại, tần số xảy ra

Rủi ro mới Rủi ro đã biết

Các chương trình kiểm tra và đánh giá lại

Phương thức xử lý Phân về các bộ phận

Lập riêng hoặc tham gia bảo hiểm ngành

Tần số Tác động Phòng ngừa Bảo vệ Lập kế hoạch Đào tạo Cung cấp thông tin

+Rủi ro về an toàn lao động

3.2.6 Quá trình quản lý rủi ro trong thi công xây dựng côngtrình

Quá trình quản lý rủi ro cho dự án bao gồm 4 bước nhưsau:

Bước 1: nhận dạng rủi ro → Bước 2: Phân loại rủi ro → Bước 3: Phân tích định tính đánh giá rủi ro → Bước 4: Lập kế hoạch ứng phó với rủiro.

Sơ đồ 3 1: Sơ đồ quản lý rủi ro dự án

3.2.7 Những nguyên tắc chung khắc phục rủi ro trong thi công công trình caotầng

Sau khi đã đảm bảo các yêu cầu đó, quá trình xử lý sự cố cần đảm bảo nguyên tắc chung sau:

- Xác định chính xác tính chất sự cố, rủi ro : Đây là điều kiện tiên quyết để xử lý sự cố, rủi ro xảy ra trong quá trình triển khai dựán.

- Xác định chính xác phạm vi xử lý sự cố, rủi ro: Ngoài phạm vi sự cố trực tiếp xảy ra cần kiểm tra sức ảnh hưởng của sự cố đó đối với các công trình, hay dự án lâncận. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản của xử lý rủi ro dự án thi công bao gồm năm yếu tố sau:

An toàn tin cậy, không để di chứng. Đáp ứng yêu cầu sử dụng hoặc sản xuất

Kinh tế hợp lý Đáp ứng các yêu cầu điều kiện nguyên vật liệu, thiết bị máy móc và kỹ thuật

Thi công thuận lợi, an toàn.

Dựa vào nguyên nhân sự cố và mục đích xử lý để lựa chọn phương án và thời gian xử lý cho phù hợp, một cách chính xác nhất.

Các nguyên tắc khắc phục các lỗi kỹ thuật khi thi công xây dựng công trình cao tầng như :

+ Đối với thi công phần thân nhà cao tầng cần phải nâng cao chất lượng quản lý thi công và thiết kế bản vẽ, phát hành bản vẽ phù hợp.

+ Chủ động khắc phục mọi khó khăn khi xảy ra sự cố, nghiên cứu kỹ các yêu cầu kỹ thuật, tiến độ, kế hoạch thi công bằng nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết các vướng mắc và khó khăn nhằm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Các rủi ro trong giai đoạn thi công phần khung nhà cao tầng dự ánGarden gate

3.3.1 Rủi ro khi thi công trong Thànhphố

Dự án Garden gate nằm ở phía tây TP.HCM, dự án nằm ngay ngã tư đường Hồng Hà và Hoàng Minh Giám là tuyến đường trọng điểm đi vào sân bay Tân Sơn Nhất Chính vì điều này tyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thi công của dự án, đặc biệt là quá trình triển khai thi công phần khung của dự án, với khối lượng bê tông lớn cho mỗi sàn và chạy liên tục để đáp ứng thời gian thi công thì tình trạng ùn tắc giao thông là bài toán rất nan giải cho Ban chỉ huy công trình và Ban quản lý dựán.

Hình 1 15: Mặt bằng định vị khu đất dự án

3.3.2 Rủi ro từ chính quyền địaphương

Mặc dù thời gian gần đây chính phủ đã rất nhiều lần đề cập đến vấn đề nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước tuy nhiên tình trạng này vẫn còn xảy ra mặc dù vấn đề này hạn chế hơn nhưng cũng không tránh khỏi khó khăn cho Ban chỉ huy công trình trong thời gian triển khai thi công, thường xuyên có các đơn vị thanh tra kiểm tra liên nghành vào dự án có những kiểm tra, thanh tra chưa đúng với bản chất vấn đề gây khó khăn cho dựán.

3.3.3 Rủi ro từ môi trường xungquanh

Mặc dù trong quá trình lập dự án đầu tư, tất cả các dự án có công suất, quy mô quy định tại Phụ lục II của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ đều quy đinh rõ việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và cam kết bảo vệ môi trườngcủa dự án Trong đó đều quy định rõphải xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án, đánh giá tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án cũng như đề ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, quản lý và dự phòng sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của dự án Nhưng thực tế cho thấy khi rủi ro môi trườngxảy ra do công tác quản lý hoạt động đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và gián tiếp tác động đến dânsinh.

Vì dự án Garden gate nằm ngay cửa ngõ, là trung tâm của Quận Phú Nhuận dân cư xung quanh khá đông đúc, bên cạnh là công viên Gia Định khi triển khai thi công không tránh khỏi tình trạng không khí ảnh hưởng, tiếng ồn từ trong dự án, xe chạy liên tục gây ảnh hưởng đến không khí xung quanh, đã có rất nhiều lần dự án phải tạm ngưng thi công vì các hộ dân lân cận viết đơn phản ánh lên chính quyền khi công trình thi công về đêm gây tiếng ồn, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án, tâm lý Ban điều hành công trình xuyên suốt quá trình thi công.

3.3.4 Rủi ro trong tổ chức mặt bằng thicông Đối với dự án Garden Gate mặt bằng thi công là một vấn đề rất nan giải, vì một dự án nằm trong trung tâm thành phố tấc đất là tấc vàng xung quanh Hai mặt tiếp giáp đường đi, hai mặt còn lại tiếp giáp hộ dân lân cận và công viên nên khi bố trí và tổ chức mặt bằng thi công gặp rất nhiều khó khăn.

+ Với việc bố trí mặt bằng không đồng bộ đã xảy ra xung đột trong quá trình vận hành dự án từ lối di chuyển của xe phục vụ thi công : xe chở vật tư, xe chở thiết bị, xe cẩu thùng, xe bồn chở bê tông cho đến quá trình đặt vị trí xe bơm bê tông lên tầng.

+ Sự xung đột trong quá trình đặt vị trí kho, văn phòng, bãi gia công, bãi chứa rác thải, khu vực huấn luyện ATLĐ, ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình triển khai thực thiện thi công.

+ Quá trình triển khai thi công vì mặt bằng chật trội các vật tư đã gia công khi cẩu lên sàn gây khó khăn cho quá trình lắp đặt.

Hình 1 16: Mặt bằng tổ chức thicông

3.3.5 Rủi ro khi cung cấp vật tư, thiết bị cho dựán a Rủi ro trong đầu tư mua máy móc thiết bị phục vụ cho dự án:

+ Khả năng thu hồi vốn đầu tư, khấu hao đầu tư thấp.

+ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, nên khi đầu tư vào máy móc thiết bị cho dự án trở nên lạc hậu không đáp ứng nhu cầu trong tương lai đây được coi là một rủi ro vôhình.

+ Trong quá trình mua sắm đầu tư mới máy móc thiết bị cho dự án vì lý do nào đó mà việc mua sắm không đồng bộ sẽ dẫn đến không thể vận hành kịp thời hoặc không thể sử dụng được làm chậm quá trình đưa vào sử dụng gây ra lãng phí, ứ đọng vốn đầu tư ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công, vận hành của dự án.

+ Rủi ro do nắm bắt thông tin chậm trễ, không tìm hiểu kỹ thuật mới vào quá trình mua sắm trang thiết bị cho dự án, khi mua sắm các thiết bị máy móc này trở nên lạc hậu không phù hợp với nhu cầu sử dụng mới trường hợp này thường xảy ra ở các dự án đầu tư của chínhphủ. b Rủi ro trong việc sử dụng máy móc thiếtbị:

+ Người lao động không được huấn luyện, đào tạo hoặc đào tạo một cách qua loa khi sử dụng các máy móc thiết bị công nghệ mới và hiện đại, không am hiểu về các thao tác vận hành, các cách thức và điều kiện bảo trì bảo hành cho máy móc thiết bị mới.

+ Sự không đồng bộ giữa máy móc thiết bị và người sử dụng vận hành thiết bị làm ảnh hưởng đến năng suất, công suất hoạt động của máy móc, thiết bị dẫn tới tình trạng không sử dụng được hết năng suất hoạt động của máy móc, thiết bị, hay máy móc thiết bị mới vận hành chưa đồng bộ và đúng kỹ thuật của nhà sản xuất.

+ Người lao động thiếu kinh nghiệm, tay nghề khi sử dụng các máy móc thiết bị

+ Ý thức tuân thủ kỷ luật, tuân thủ quy trình vận hành của người lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị kém.

+ Là nước trong vùng nhiệt đới nóng ẩm quanh năm đây cũng là rủi ro cho các máy móc thiết bị được đầu tư mua sắm từ nước ngoài, khi mà các thiết bị này được sản xuất tại các nước châu âu khí hậu khác hoàn toàn với khí hậu Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trong đến quá trình vận hành và bảo quản máy móc thiết bị.

Trong quá trình lập và lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị tuy nhiên vì lý do nào đó mà máy móc thiết bị không về đúng tiến độ, hoặc quá trình lập kế hoạch mua sắm không lường trước hết mọi rủi ro vì vậy trang thiết bị không về kịp ảnh hưởng đến tiến độ thi công, vận hành của dự án Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí đầu tư và vận hành của dự án gây ra lãng phí và không phù hợp cho dự án.

3.3.6 Rủi ro biến động nguồn nhânlực

Một dự án thành công thì 70% của sự thành công đó bắt nguồn từ nhân lực thi công của dự án, đối với dự án Garden Gate nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành công với diện tích sàn điển hình gần 2000m2 thi công trong thời gian 6 ngày thì sự biến động về nguồn nhân lực là sự quyết định đến yếu tố thành bại của dựán. Đối với thi công phần khung nguồn nhân lực thi công bao gồm :

1.Nguồn nhân lực trực tiếp phần khung (thô):

+ Nhân lực thi công coffa

+ Nhân lực thi công cốt thép

+ Nhân lực đổ bê tông

+ Nhân lực thi công lắp đặt giàn giáo ( Bao che, hệ formtech trượt )

+ Nhân lực đục phá bê tông.

+ Nhân lực khoan cấy thép

+ Nguồn nhân lực chống thấm

+ Công nhân Tiện ích : ( công nhân vệ sinh, công nhân thi công điện nước tạm, Thi công ATLĐ.

Nguồn nhân lực gián tiếp :

+ Nhân lực ban điều hành công trình, Ban quản lý dự án, Đơn vị TVGS.

+ Nhận lực các phòng ban công ty tham gia vào dự án.

Thực trạng xử lý rủi ro trong thi công phần khung nhà cao tầng dự ánGarden gate

3.4.1 Thựctrạng xử lý rủi ro khi thi công trong Thànhphố

Quá trình thi công trong thành phố luôn là mối lo lắng cho chúng ta với mật độ dân số trong các thành phố và nhất là các khu vực trung tâm lưu lượng phương tiện di chuyển hàng ngày, tình trạng tắt đường giờ cao điểm, tình trạng phân làn đường lối đi chính vì điều này luôn ảnh hưởng rất lớn trong quá trình triển khai dự án trong khu đô thị xầm uất điển hình như dự án Garden gate Sự ảnh hưởng nghiêm trọng thể hiện thấy rõ ràng nhất là trong quá trình đẩy nhanh tiến độ thi công, lượng xe chở vật tư thiết bị vào dự án rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

Chính vì điều này Ban điều hành đã tính toán rất kỹ lưỡng nhằm hạn chế các rủi ro trong quá trình triển khai thi công trong thành phố như tiến hành làm việc và tập kết vật tư ở các ca khácnhau.

+ Đối với thiết bị : Tập trung chở vào dự án sau 22h đêm đến 5h sáng

+ Đối với vật tư phụ : Tập trung chở vào các giờ nghỉ trưa, hoặc vào thời gian có lưu lượng xe di chuyển ít nhất.

+ Đối với vật tư chính : Lên kế hoạch chi tiết và điều phối vật tư tập kết về công trường từ 22h đêm đến 5hsáng.

+ Đối với các trường hợp đặc biệt hoặc tính chất nóng thì đề xuất với Chính quyền tại địa phương để có biện pháp phân luồn và hướng dẫn người dân di chuyển để không ảnh hưởng đến việc di chuyển vào công trình cũng như ảnh hưởng đến người dân tham gia giaothông.

Hình 1 18: Hình ảnh chuyển vật tư vào ban đêm

3.4.2 Thựctrạng xử lý rủi ro từ chính quyền địaphương

Thường việc nhũng nhiểu hạch sách, haygâyra các tình trạng khó khăn nằm ở thiểu số người đại diện chính quyền, để hạn chế việc này ngoài việc nắm vững các kiến thức về luật pháp quy định trong xây dựng để phản biện quá trình kiểm tra hay nhũng nhiểu của một cơ số cán bộ nhũng nhiểu cửa quyền Một mặt xuyên suốt quá trình thi công và chuẩn bị Ban điều hành luôn đặt mục tiêu và tinh thần làm việc nghiêm túc có trách nhiệm cao hạn chế các rủi ro xảy ra trong quá trình thi công nhất là công tác an toàn lao động cũng như thi công đúng với thiết kế đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt và cấp phép xây dựng Cũng vì điều này mà trong quá trình kiểm tra, tổng kiểm tra từ cấp sở xây dựng đến cấp bộ xây dựng đã hạn chế phần nào các yếu tố nhũng nhiểu, phát sinh các chi phí không đáng có khi đoàn công tác đến kiểm ra và tham quan dự án.

3.4.3 Thựctrạng xử lý rủi ro từ môi trường xungquanh

Luôn thường xuyên cải tạo môi trường xung quanh dự án bằng cách trồng nhiều cây xanh để tăng lượng oxy và lọc không khí tại vị trí thi công và xung quanh dự án, ngoài ra còn tiến hành bao che bằng các vật liệu như lưới để hạn chế ảnh hưởng đến không khí ra bên ngoài môi trường xung quanh Đặc thù trong dự án là tiếng ồn và bụi bẩn khi xuất hiện các cơn gió lớn thường kéo theo các bụi bẩn này ra môi trường bên ngoài nhất là làm ảnh hưởng đến các hộ dân sống lân cận Chính vì vậy ngoài việc hạn chế các rủi ro ra bên ngoài ban điều hành còn tiến hành triển khai công tác dọn dẹp thường xuyên, nhất là các khu vực ẩm thấp nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh sốt xuất huyết để làm sao không ảnh hưởng cũng như không gây ra hậu quả quá nặng nề đến môi trường xungquanh.

3.4.4 Thựctrạng xử lý rủi ro tổ chức mặt bằng thicông Đối với tổ chức mặt bằng thi công vì điều kiện làm việc và thực trạng dự án có diện tích không gian không lý tưởng để có thể bố trí theo mong muốn Ban điều hành dự án garden gate đã đề xuất phương án cụ thể : Đối với mặt bằng bãi gia công tầng trệt :

Mặt bằng thi công tại tầng trệt cũng là mặt bằng chính của dự án thường xuyên có xe ra vào, khu vực tập kết vật tư đi và đến dự án liên tục để hạn chế việc ảnh hưởng không gian và tắc nghẽn Ban điều hành đã đề xuất toàn bộ thép gia công chuyển sang phương án thép gia công sẵn thành thép cấu kiện lồng theo modun và được gia công tại nhà máy trước khi chuyển đển công trình và lắp đặt.Các cấu kiện thép lồng bao gồm cột, vách, lõi thang,dầm sẽ được tổ hợp thành từng modun khi đến công trình chỉ tiến hành lắp đặt và gia cường theo thiết kế, Riêng thép sàn thì được gia công và bó lại theo từng loại và khu vực khi đến công trình cũng chỉ tiến hành lắp đặt ngay, phương án này cũng giảm được rất nhiều thời gian gia công lắp đặt và đẩy nhanh được tiếnđộ.

Hình 1 19: thi công thép gia công sẵn theo cấu kiện Đối với mặt bằng trên các sàn tầng thi công:

Ngoài việc sử dụng thép gia công sẵn thành cấu kiện lồng, Thì coffa sử dụng toàn bộ bằng coffa nhôm dễ lắp đặt và tao tác cũng như tập kết gọn gàng chất lượng bề mặt bê tông khi sử dụng bằng coffa nhôm cũng đem lại chất lượng được chủ đầu tư khen ngợi.

Hình 1 20: thi công bằng coffa nhôm

Ngoài ra để hạn chế phần giàn giáo bao che, Ban chỉ huy cùng bộ phận thiết kế và phòng vật tư đi đến thống nhất sử dụng hệ giàn giáo trượt Formtech Với phương án mới này ngoài mặt hạn chế được lượng thiết bị giàn giáo lớn về dự án còn đem lại tính thẩm mỹ, mỹ quan của công trình khi thi công vừa kết hợp thi công phần thô lẫn triển khai hoàn thiện bề mặt bên ngoài của dự án.

Hình 1 21: giàn giáo trượt bao che Formtech

3.4.5 Thựctrạng xử lý rủi ro tình trạng cung ứng vật tư, thiếtbị Để giải quyết bài toán cung ứng vật tư thiết bị kịp tiến độ một mặc BCH công trình lên kế hoạch cụ thể thời gian thi công của từng hạng mục, một mặc lập kế hoạch vật tư, thiết bị chi tiết để các bộ phận phòng ban công ty phối hợp triển khai lên kế hoạch trình BLĐ phê duyệt và cung ứng đúng thời gian đã dự định, Phân định các ngày chẵn và lẽ cũng như kết hợp xuất nhập vật tư, thiết bị vào ban đêm để giảm bớt gánh nặng mặt bằng thi công vào ban ngày Song song đó liên kết và ký hợp đồng với các đối tác vận chuyển chuyên nghiệp để quá trình vận chuyển vào thành phố không ảnh hưởng đám ứng được nhu cầu của ban điều hành côngtrình.

Ngoài vấn đề về kế hoạch vật tư Ban điều hành cũng phải chuẩn bị kế hoạch nhân lực bốc dỡ thiết bị, vật tư đến và đi tại công trường, kể cả ban ngày và ban đêm Với phương châm thần tốc giải phóng xe ra vào thần tốc vận chuyển tập kết vật tư thiết bị đúng nơi quy định đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nhà thầu phụ, tổ đội để phát huy hết năng lực thi công của nhà thầu, tối ưu mọi nguồn lực phục vụ thi công đáp ứng tiến độ đã đề ra.

Hình 1 22: vật tư, thiết bị tập kết tại tầng trệt chuẩn bị vận chuyển vê kho công ty

3.4.6 Thựctrạng xử lý rủi ro biến động nguồn nhânlực

Nguồn nhân lực là linh hồn của dự án thi công, mỗi sự biến động của nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực trực tiếp thì tiến độ dự án ảnh hưởng nghiêm trọng Nhằm giải quyết bài toán nan giải này Ban chỉ huy công trình đã vạch ra một kế hoạch cụ thể bao gồm:

Lên kế hoạch nhân lực nhà thầu phụ, tổ đội.

Lựa chọn các nhà thầu uy tín, có năng lực trong sự điều phối công nhân thi công kết hợp cùng phòng hợp đồng ký kết các hợp đồng chiến lược với các nhà thầu phụ để họ yên tâm thi công xuyên suốt cho dự án.

Liên kết với các dự án của công ty để dự phòng công việc cho nhà thầu khi dự án vào giai đoạn hoàn thành bàn giao để nhà thầu không rơi vào tình trạng xong không có việc làm, phải tìm kiếm việc mới, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc và kế hoạch chiến lực nhân lực với nhà thầuphụ.

Mỗi tháng triển khai công tác đánh giá năng lực nhà thầu để lường trước các rủi ro về nhân lực thi công không để ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án.

3.4.7 Thựctrạng xử lý rủi ro về mặt tiếnđộ

Các cơ sở để kiến nghị quản lý rủi ro trongthi công

3.5.1 Cáckiến nghị trước mắt về giải pháp quản lý rủi ro trong quá trình thicông

1 Đánh giá lại nguyên nhân và rủi ro trong kế hoạch chuẩn bị thi công từ banđầu

Vì là một dự án áp dụng nhiều thiết bị công nghệ mới, thiết kế công trình cũng là một vấn đề mới khi áp dụng toàn bộ vách bao che công trình bằng bê tông cốt thép chính vì điều này trong quá trình triển khai thi công Ban điều hành đã gặp một số lúng túng trong công tác triển khai từ : kế hoạch thi công, kế thoạch thiết bị, kế hoạch vật tư, kế hoạch dòng tiền, và kế hoạch nhân lực để cho phù hợp trong quá trình thi công. Đề xuất khắc phục hạn chế rủi ro: Để vấn đề giải quyết được thuận lợi ban điều hành triển khai thi công không gặp khó khăn vướng mắc kiến nghị phải có kế hoạch cụ thể từ đầu một cách bài bản và suyên suốt quá trình thi công Ban lãnh đạo công ty cũng như các phòng ban cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị để thống nhất tất cả các vướng mắc, ngoài ra tạo thêm cơ hôi cho các nhân sự ban điều hành tiếp cận các công nghệ thiết bị mới bằng cách tham quan tìm hiểu các đơn vị đối tác từng triển khai sử dụng hoặc mời các chuyên gia có kinh nghiệm giảng dạy quy trình vận hành lắp đặt thiết bị mới này một cách thuần thục nhất.

2 Đánh giá nguyên nhân và hâu quả rủi ro trong bố trí mặt bằng tổ chức thicông Đối với mặt bằng tổ chức thi công phải có sự chuẩn bị và khảo sát từ ban đầu một cách kỹ càng, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tìm ẩn trong quá trình tổ chức mặt bằng thi công, nếu không có sự đồng bộ về việc tổ chức tốt mặt bằng thi công thì hầu như các vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ dự án xuất phát từ việc tổ chức mặt bằng thi công không đảm bảo. Đề xuất khắc phục hạn chế rủi ro: Đối với dự án: “Nghiên cứu giải pháp quản lý rủi ro trong thi công phần khung nhà cao tầng Dự Án Garden gate ” là dự cao tầng có quy mô lớn Chúng ta cần có biện pháp, giải pháp để đưa ra phương án tổ chức mặt bằng hiệu quả, vì thực tế dự án garden gate là một trong những dự án trọng điểm có vị trí đắc địa và nằm trong khu vực đông dân cư, mật độ xe lưu thông lớn, ngoài ra diện tích của dự án không phải là lý tưởng cho việc tổ chức thi công một cách thoải mái chính vì vậy đề xuất cần phải khảo sát kỹ càng đưa ra giải pháp tổ chức mặt bằng thi công hiệuquả.

3 Đánh giá nguyên nhân và hâu quả rủi ro trong cung ứng vật tư, thiếtbị

Trong vấn đề lựa chọn thiết bị thi công chúng ta cần phải đánh giá một cách toàn diện khi áp dụng công nghệ thiết bị mới tiên tiến thay thế cho các công nghệ cũ và truyền thống bởi vì lựa chọn nào cũng có mặt phải và trái của nó Nếu áp dụng phương án truyền giống để giảm chi phí đầu tư cho dự án thì cái giá phải trả cho nó là rủi ro chất lượng dự án và rủi ro mất an toàn lao động là khá lớn, còn ngược lại nếu chúng ta mạnh dạn đầu tư để đảm bảo chất lượng và hạn chế rủi ro mất an toàn lao động thì chi phí bỏ ra là khá lớn.

Các rủi ro do khan hiếm vật tư, máy móc thiết bị cho dự án, Các biến động về giá nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nguồn lực lao động thay đổi là các tác nhân gây ra rủi ro tác động lớn đến dự án, làm tăng chi phí đầu tư và kéo dài thời gian thực hiện và đưa vào sử dụng cho các dự án. Đề xuất khắc phục hạn chế rủi ro:

- Đối với dự án “Nghiên cứu giải pháp quản lý rủi ro trong thi công phần khung nhà cao tầng Dự Án Garden gate ” kiến nghị nên tính toán chi phí từ đầu một mặt quảng báo thương hiệu công ty cho đối tác khách hàng khi đi qua dự án, một mặt thể hiện tính chuyên nghiệp và nâng tầm công ty lên một tầm cao mới là một nhà thầu chuyên nghiệp tiên phong trong áp dụng công nghệ mới vào thicông.

- Một mặc chúng ta tính toán chi phí, giá thành, khấu hao tài sản thiết bị từ đầu nhằm hạn chế mức thấp nhất chi phí trong quá trình thực hiện đầu tư sản phẩm thiết bị chất lượngcao.

4 Đánh giá nguyên nhân và hâu quả của các rủi ro trong khâu lựa chọn nhàthầu

Trong khâu này dễ xuất hiện các rủi ro như sau:

- Các rủi ro không thực hiện đúng quy trình đấuthầu:

+ Lập hồ sơ đấu thầu.

+ Đánh giá và lựa chọn nhà thầu không phù hợp.

+ Không khách quan, tư lợi riêng trong quá trình lập và đánh giá năng lực, lựa chọn nhà thầu.

+ Tổ chức đấu thầu không đúng quy trình, không đảm bảo chất lượng.

Các rủi ro này dẫn đến tình trạng tiêu cực và thất thoát vốn và tài sản trong đầu tư xây dựng công trình Hiện tượng thông thầu giữa các nhà thầu hoặc chủ đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều đơn vị tham gia đấu thầu để nâng giá công trình để chia Ngoài ra, chủ đầu tư có thể thống nhất các nhà thầu tham gia đầu thầu để một nhà thầu trúng thầu với điều kiện ưu đãi.Đâylà các rủi ro gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đến việc đảm bảo hoàn thành mục tiêu Dự án[ 1 0 ]

- Các rủi ro do nhà thầu bỏ thầu giá quá thấp, hoặc chủ đầu tư có thể thống nhất giá bỏ thầu thấp để trúng thầu, khi thi công sẽ cho phép phát sinh và quyết toán cao hơn giá trúng thầu cũng gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng[10

Các nguyên nhân gây ra các rủi ro này chủ yếu là do cơ chế lựa chọn nhà thầu chưa rõ ràng, chưa có cơ chế để thực hiện đấu thầu minh bạch [10]. Đề xuất khắc phục hạn chế rủi ro: Đối với dự án: “Nghiên cứu giải pháp quản lý rủi ro trong thi công phần khung nhà cao tầng Dự Án Garden gate ” là dự cao tầng có quy mô lớn Chúng ta cần có biện pháp, giải pháp để đưa ra phương án quy trình chọn thầu, chấm thầu có năng lực triển khai, minh bạch trong khâu trọn thầu, thường xuyên đi đánh giá năng lực nhà thầu từ các dự án nhà thầu đã làm và đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đánh giá lại năng lực bộ máy nhà thầu để đảm bảo đáp ứng được mọi điều kiện tiên quyết trong quá trình triển khai thi công các dự án của côngty.

5.Đánh giá nguyên nhân và hâu quả của rủi ro trong kiểm soát chất lượng, và nănglực điều hành của Ban chỉ huy công trình và an toàn lao động vệ sinh môitrường.

Trong quá trình thi công, có thể xảy ra các rủi ro như sau:

- Các rủi ro do áp dụng định mức, vật tư không đúng với nhu cầu đầu tư Trong quá trình thi công xây dựng rủi ro không đảm bảo khối lượng xây lắp theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt Thiếu đầu mục công việc hoặc thi công sai khác với hồ sơ thiết kế,nghiệm thu không đúng thực tế, kê khai khống khối lượng hoàn thành, chất lượng thi công không đảm bảo nhưng được bỏ qua vì lợi ích nhóm, tham ô, tham nhũng hoặc cũngdođánhgiásaichấtlượngthicôngtheoýđồthiếtkế.Trênđâylàcácrủirovô cùng nguy hiểm để lại hậu quả nặng nề cho dự án, gây thất thoát và lãng phí cho dự án, chất lượng công trình đưa vào sử dụng không đảmbảo.

- Khi triển khai dự án do CĐT không chú tâm hay bỏ sót hoặc không đưa ra giải pháp để hạn chế và bảo vệ môi trường, các vấn đề an toàn lao động trong quá trình triển khai dự án là những rủi ro dẫn đến việc dự án không đạt được mục tiêu, bị cơ quan chính quyền phát hiện đình chỉ thi công, người dân lân cận bức xúc kiện tụng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dựán.

Ngoài ra khi thi công vì tính chất và áp lực tiến độ hoàn thành nên tình trạng nhà thầu bỏ qua rất nhiều công đoạn hay thi công không tuân thủ quy định làm ảnh hưởng đến chất lượng cho dự án. Đề xuất khắc phục hạn chế rủi ro: Đối với dự án “Nghiên cứu giải pháp quản lý rủi ro trong thi công phần khung nhà cao tầng Dự Án Garden gate ” chúng ta cần nâng cao chất lượng thi công thường xuyên trao dồi chuyên môn nghiệp vụ cho ban chỉ huy công trình ,nhằm đảm bảo chất lượng công trình Về mức độ an toàn chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xảy ra những sự cố ảnh hưởng đến các công trình lân cận làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân quanh khu vực dự án Đối với vật tư thiết bị cần tìm hiểu và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm luôn đảm bảo cung ứng vật tư, thiết bị kịp thời cho dựán.

3.5.2 Cáckiến nghị lâu dài về giải pháp quản lý rủi ro trong quá trình thicông

Xây dựng sơ bộ quy trình bảng biểu đánh giá rủi ro trong quá trình thi công Dự án:

“Nghiên cứu giải pháp quản lý rủi ro trong thi công phần khung nhà cao tầng Dự Án Garden gate ”.

Bảng 3 3: Đánh giá rủi ro thực tế trong quá trình thi công Dự án Garden Gate.

TT Các trục trặc thường gặp

Nguyên nhân của các trục trặc

1 Chất lượng sản phẩm xây

Phổ biến Nghiêm trọng - Nhà thầu năng lực hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu. dựng kém, không đáp ứng nhu cầu đề ra.

- Giá bỏ thầu quá thấp, khôngđủchi trả các chi phí xâydựng.

- Ảnh hưởng của thời tiết,khítượng thuỷ văn và củaconngười.

- Bắt đầu xây dựng khi quá trình giải phóng mặt bằng chưa hoàn tất.

- Nguồn vốn ( tài chính) không đủ khi thanh toán hàng tháng bị chậm Nhà thầu bị nhân lực thi công biểu tình.

- Nhiều tiêu cực trong quá trình xây dựng của các bên tham gia dự án.

2 Sử dụng vật Phổ biến Nghiêm trọng - Quá trình giao khoán hạng mục liệu kém chất bao gồm cả phần nhân công và lượng và bớt vật tư nhà thầu vì lý do nào đó khối lượng xử dụng vật liệu không đáp ứng yêu cầu dẫn đến chất lượng kém.

3 Chi phí quyết toán chậm,nợ đọng lâungày

Rất biến phổ Bình thường Đa phần tình trạng quyết toán hồ sơ hiện nay rất chậm và kéo dài ảnh hưởng lớn đến nhà thầu.

4 Xây dựng ảnh hưởng tới môi trường (bụi, tiếng ồn )

Phổ biến Nghiêm trọng Đối với dự án gần trung tâm, gần đường thì việc ảnhhưởngnày sảy ra rất khó tránhkhỏi

5 Chậm tiến độ xây dựng

Nghiêm trọng Nguyên nhân chính từ việc nhà thầu không đáp ứng được năng lực và một số lý do khác

6 Tăng chi phí xây dựng

Phổ biến Nghiêm trọng Giá thành vật tư tăng cao so với dự kiến ảnh hưởng đến cả dự phòng phí

7 Hồ sơ xây dựng không đầy đủ

Phổ biến Bình thường Chủ đầu tư khi triển khai chưa đáp ứng được đủ hồ sơ nên quá trình triển khai hay phải tạm dừng thi công.

8 Các lỗi kỹ thuật (rỗ bê tông, rỉ thép, cấp phối không đạt )

Phổ biến Nghiêm trọng Các lỗi thường gặp khi nhà thầu chủ quan

9 Không quyết toán được các hạng mục đã hoàn thành

Phổ biến Bình thường Một số hạng mục khi triển khai phát sinh ngoài hợp đồng, thiết kế tuy nhiên vì do cả nể nhà thầu triển khai trước mà không có giấy tờ pháp lý nên việc không quyết toán được một số hạng mục này thường xảy ra.

10 Nhiều tai nạn lao động

Sự lơ là trong quá trình thi công của công nhân, sự chủ quan của nhà thầu là điều dễ gây ra tai nạn lao động.

3.5.3 Đề xuất các giải pháp và lựa chọn giải pháp trong công tác quản lý rủi rotrong quá trình thicông

1 Những điều cần lưu ý khi khắc phục rủiro

Trong quá trình xử lý rủi ro, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w