TỔNG QUAN DỰ ÁN, NGUỒN VỐN VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHVĂNHÓA
Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trìnhvănhóa
1.1.1 Dự án đầu tư và dự án đầu tư xâydựng
Về mặt hình thức, dự án đầu tư DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tươnglai.
Về nội dung, DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xácđịnh.
Về quản lý, DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một thời gian dài.
Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xácđịnh.
Dự án là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ dự án định làm gì, làm như thế nào và làm thì được cái gì.[1]
1.1.1.2 Dự án đầu tư xâydựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.[2]
1.1.2 Đầutư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhànước Đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước bỏ vốntừngânsách(toànbộhoặcmộtphầngiátrịđầutư)đểtiếnhànhcáchoạtđộng xây dựng cơ bản, nhằm tạo ra tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, để nhằm phát triển kinh tế, xã hội (thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cốđịnh).
1.1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là sự điều hành các công việc xây dựng theo một kế hoạch đã định, kể cả các công việc phát sinh trong quá trình hoạt động xây dựng, với các điều kiện ràng buộc nhằm đạt được các mục tiêu đề ra một cách tối ưu.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng (khoản 1 Điều 1Nghị định 59/2015quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình).
Theo đó, có thể hiểu đơn giản, quản lý dự án đầu tư xây dựng là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án đồng thời điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó để đạt được mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách.[3]
1.1.4 Chi phí dự án đầu tư xây dựng côngtrình
Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình Nó được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.
1.1.5 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là quá trình quản lý chi phí, giáthànhdự ánnhằmđảmbảohoànthànhdựánmàchiphíkhôngvượtquámứcdựtrùbanđầu
(tổng mức đầu tư) bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.[4]
1.1.5.2 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng; thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.[4]
1.1.6 Đầutư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhànước Đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước bỏ vốn từ ngân sách (toàn bộ hoặc một phần giá trị đầu tư) để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản, nhằm tạo ra tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, để nhằm phát triển kinh tế, xã hội (thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng,hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cốđịnh).
Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện nay ởViệtN a m
Là những hành động của cả Nhà nước và của cả Chủ đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả vốn ĐTXD công trình, đảm bảo các chi phí đầu tư của dự án nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được phê duyệt.
Những quy trình này bao gồm:
Lập kế hoạch cho nguồn vốn: xác định nguồn vốn cần thiết và số lượng để thực hiện dựán Ước lượng chi phí: ước tính chi phí về nguồn vốn để hoàn tất một dự án
Dự toán chi phí: phân bổ toàn bộ chi phí ước tính vào từng hạng mục công việc để thiết lập một đường định mức cho việc đo lường thực hiện Kiểm soát - Điều chỉnh chi phí: điều chỉnh thay đổi Chi phí dựán.
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị dựán
Lập sơ bộ tổng mức đầu tư với ước tính chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Trong đó, nội dung của sơ bộ tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.
Lập tổng mức đầu tư của dự án với toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Trong đó, nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.
1.2.2 Giai đoạn thực hiện dựán
Lập dự toán xây dựng công trình với toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình Trong đó, nội dung của dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dựphòng.
Lập dự toán gói thầu được xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt và được thực hiện trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng Trong đó, dự toán gói thầu xây dựng gồm: dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng và dự toán gói thầu hỗnhợp.
Thanh toán hợp đồng xây dựng phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết Khi thanh toán theo các thỏa thuận trong hợp đồng các bên không phải ký phụ lục hợp đồng, trừ trường hợp bổ sung công việc chưa có trong hợp đồng Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.
Quyết toán hợp đồng nhằm xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sửdụng
Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách sau khi hoàn thành đã nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt, hợp đồng đã ký kết, kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền.Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điềuchỉnh.
Tổng quan về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình hiệnnay ởNinhThuận
1.3.1 Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng giai đoạn chuẩn bị đầutư
Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, nhóm B sử dụng nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật có sử dụng nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư dự án nhóm B trở xuống sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách do tỉnh quản lý.
1.3.1.1 Thẩm quyền thẩm định dựán
Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP[5] chủ trì thẩm định các dự án nhóm B, nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh trừ các dự án sau đây: Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án nhóm A; các dự án nhóm B, nhóm C (trừ các dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan ở trung ương) quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên và các Báo cáo kinh tế - kỹ thuật do phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩmđịnh.
Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
Thẩm định thiết kế công nghệ đối với dự án có nội dung thuộc lĩnh vực thông tin liên lạc, điện tử, tin học, cơ quan chủ trì thẩm định dự án lấy ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông về phần công nghệ thông tin Đối với dự án có thiết kế công nghệ, cơ quan chủ trì thẩm định dự án gửi Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định công nghệ theo quy định của Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/3/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.[6]
Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định đối với các dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do các bộ, cơ quan ở trung ương quyết định đầu tư trừ các dự án có công trình cấp I trở lên Kết quả thẩm định phải được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành để theo dõi, quản lý theo quy định Trường hợp cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định thì yêu cầu chủ đầu tư trình thẩm định tại cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành nơi thực hiện đầu tư xây dựng dự án.
1.3.2 Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầutư
1.3.2.1 Thẩm quyền phê duyệt thiết kế dự toán xây dựng côngtrình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán xây dựng trường hợp thiết kế 3 bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước đối với các dự án nhóm A, B có sử dụng nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước đối với các dự án nhóm C có sử dụng vốn ngân sách do tỉnh quản lý. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước đối với các dự án sử dụng toàn bộ vốn ngân sách địa phương cấp huyện, xã.
Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.
1.3.2.2 Điều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng côngtrình
1 Các trường hợp điều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 84 của Luật Xây dựng và Điều 11 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.[7]
2 Người quyết định đầu tư quyết định việc điều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng công trình khi việc điều chỉnh này dẫn đến phải điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.Các trường hợp điều chỉnh khác do chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệmvề quyết định điều chỉnh của mình Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo người quyết định đầu tư về nội dung điều chỉnh thiết kế xây dựng do mình quyết định thực hiện.
3 Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh trong các trườnghợp Điều chỉnh thiết kế xây dựng do có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực (trừ trường hợp làm tăng tính an toàn cho công trình) và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của côngtrình; Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình do việc điều chỉnh dẫn đến làm vượt tổng mức đầu tư hoặc vượt dự toán xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.
4 Đối với thiết kế, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thuộc thẩm quyền quyết định của chủ đầu tư và không thuộc trường hợp phải thẩm định của cơ quan chuyên môn, trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở để xem xét, phêduyệt.
5 Việc phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư gồm những nội dung được điều chỉnh hoặc toàn bộ nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi điều chỉnh Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh do mình quyết định điềuchỉnh.
1.3.2.3 Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng côngtrình
Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điều 76Nghị định số 59/2015 chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) của công trình từ cấp II trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh trừ các công trình do Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định;[5]
Cơ quan chủ trì thẩm định lấy ý kiến Sở Tài chính về trang thiết bị được mua cùng dự án đối với các công trình.
Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình Văn hóa hiện nay ởNinhThuận
Ninh Thuận là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đã để lại cho thế hệ hôm nay nhiều di sản văn hóa tiêu biểu và độc đáo góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đặc biệt là những di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể gắn liền với vùng đất đầy nằng và đầy gió này Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ít nhiều đã tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến quá trình bảo tồn gìn giữ các giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay Vì thế việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, và đây cũng là một trong nhiệm vụ quan trọng nhằm giừ giữ tốt vốn di sản văn hóa của cha ông truyền lại cho thế hệ maisau.
Hình 1.1 Tháp Chăm Pô kolong Garai
Xác định di sản văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ cha ông ta để lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau là phần hồn của nền văn hóa dân tộc Di sản văn hóa có ý nghĩa rấtquantrọngtrongviệcgiáodụcthếhệtrẻvềtruyềnthốnglịchsửvănhóacủadân tộc Bên cạnh đó, nó còn là phương tiện để giới thiệu về hình ảnh địa phương cho khách du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các chiến lược phát triển du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh nhà Xác định rõ điều đó, trong những năm trở lại đây, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã chủ động tích cực triển khai việc nghiên cứu, sưu tầm, quản lý và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu lớn về văn hóa đã được xác định trong Nghị quyết TW 5 khóa VIII về “Xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, và gần nhất là Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”[8] đã đạt được một số kết quảnhư:
Công tác lập hồ sơ di tích: Tính tới thời điểm tháng 2020, tỉnh Ninh Thuận có tổng số gần 60 di tích được xếp hạng (trong đó 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt; 15 di tích cấp quốc gia, 12 di tích vật thể, 03 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, khoảng gần 38 di tích cấp tỉnh); là 01 trong 21 tỉnh có Nghệ thuật Đờn ca Tài tử được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Trong năm 2018, tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc lập hồ sơ đề nghị Hội đồng Di sản thế giới công nhận “Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm Bàu trúc” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.
Công tác trùng tu, tôn tạo di tích: Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển chịu nhiều sự tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội Nhiều di tích trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang bị xuống cấp Nhưng với sự nỗ lực của ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban ngành chức năng, sự đóng góp tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân Đến nay, đã có nhiều di tích xếp hạng được bảo quản, trùng tu – tôn tạo, phục hồi chống xuống cấp theo đúng quy định của Nhà nước Kinh phí trùng tu, tôn tạo và phục hồi mỗi di tích từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ đồng Do đó, nhiều di tích di tích xếp hạng được bảo tồn khang trang như: cụm du lịch tháp Pô Kong Garai, tháp Pô Rôme, tháp Hòa Lai, Đình Vạn Phước, ĐìnhThuận Hòa, Miếu Xóm Bánh, Đình Tấn Lộc, nhà Cách Mạng Nguyễn HữuHương,….
Công tác tuyên truyền, phát huy giá trị di tích: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về “Xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và gần nhất là Nghị quyết 33 về “Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước” Nhiều năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo ngành VHTTDL xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Kết quả là năm 2015, Sở VHTTDL tham mưu UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 84/2015/QĐ-UBND về phục hồi, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Di sản văn hóa[9],… Tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di tích gắn văn hóa với phát triển kinh tế, văn hóa với phát triển du lịch; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về di tích, danh thắng dưới nhiều hình thức như: phim tư liệu, in sách, tờ gấp; mở nhiều cuộc trưng bày triển lãm tại Bảo Tàng tỉnh và Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm nhằm mục đích giới thiệu và trưng bày các hiện vật về các giá trị văn hóa Chăm, những thành tựu về Kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh; vừa phục vụ nhu cầu giáo dục về lịch sử truyền thống về đất nước con người Việt Nam, vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trongtỉnh.
Mặc dù công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa tỉnh Ninh Thuận đã nhận được sự quan tâm, đầu tư và đạt được kết quả đáng khích lệ trong niều năm qua. Nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định cần khắc phục như:
+ Việc giao nhiệm vụ cho các Ban Quản lý dự án xây dựng làm nhiệm vụ trùng tu, tôn tạo di tích đã khiến nhiều di tích bị biến dạng, trái với hướng dẫn của Luật Di sản Văn hóa, do các chủ đầu tư khi ký hợp đồng với vối đơn vị thi công không có năng lực chuyên môn về công tác tu bổ, tôn tạo di tích và đội ngũ kiến trúc sư không có chứng chỉ về trung tu, tôn tạo di tích do Bộ VHTTDL cấp Các di tích cấp tỉnh hiện nay tỉnh chưa có nguồn đầu tư sửa chữa nên một số di tích tự người dân đóng góp và tự ý trùng tu và sửa chữa nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bảo tồn các giá trị của ditích.
+ Chính sách đào tạo cán bộ là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay đối với quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, đặc biệt là ở cấp huyện, cấpx ã , phường, thị trấn Hiện nay công tác xã hội hóa hoạt động di tích ở tỉnh chưa được phát huy và chưa có chủ trương của tỉnh.
Nhìn chung trong những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cố gắng và đạt được những hiệu quả nhất định trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống văn hóa lịch sử và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đềsau:
1 Tiếp tục quán triện sâu rộng Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh NinhThuận.
2 Tăng cường công tác sưu tầm, bảo quản các di sản văn hóa Sưu tầm là một trong những hình thức bảo tồn di sản văn hóa hiệu quả và mang tính lâu dài Do đó cần đẩy mạnh công tác sưu tầm để lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng tỉnh và Trung tâm nghiên cứu văn hóaChăm.
3 Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức kinh tế, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân Tạo mọi điều kiện mở rộng nguồn đầu tư khai khác về tiềm năng vật lực và tài lực trong xã hội tham gia bảo tồn và phát huy di sản văn hóa theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
4 Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Kết hợp giữa đầu tư, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh với khai thác phát triển du lịch Phát huy vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức về Luật di sản văn hóa đến từng người, từng giađình.
5 Mở lớp tập huấn năng cao nhận thức về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Luật Di sản văn hóa[10]; Nghị định 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ [11],… Các hoạt động tuyên truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người dân trên địa bàn toàntỉnh.
Bài học kinh nghiệm về quản lý chi phí ở một số dự ánđiển hình
Luật Đầu tư công được ban hành đã tạo ra công cụ quan trọng đảm bảo việc quản lý đầu tư công được công khai, minh bạch, góp phần tích cực chống thất thoát, lãng phí. Luật Đầu tư công cũng là căn cứ pháp lý để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, khắc phục tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu trong quản lý đầu tư công Luật Đầu tư công không chỉ quy định có tiền mới được quyết định đầu tư mà còn quy định người ký quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc quyết định đầu tư xây dựng công trình của mình ban hành Qua đó, Luật Đầu tư công đã khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò của Nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ngày càng nâng cao nhằm đáp ứng với sự phát triển của tiếnbộkhoa học kỹ thuật và nhu cầu hội nhập quốc tế Thời gian qua Quốc hội đã ban hành các Luật mới (Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công…) thay thế các Luật cũ không còn phù hợp với tình hình kinh tế hội nhập, Chính phủ cũng ban hành các Nghị định mới (về Quản lý dự án, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Quản lý chất lượng và bảo trì công trình…) hướng dẫn kịp thời hướng dẫn thi hành các Luật mới Trên cơ sở đó các Bộ, Ngành đã ban hành các Thông tư, Quyết định, Định mức… nhằm hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa việc thực hiện công tác quản lý chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng công trình Qua đó, phân cấp rõ ràng cho các Bộ quản lý chuyên ngành và địa phương có thẩm quyền lập và công bố các định mức xây dựng cho các công việc đặc thù của ngành và địa phương sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng Đồng thời, phân cấp trách nhiệm xây dựng đơn giá và chỉ số giá xây dựng cho UBND cấptỉnh.
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được quản lý chặt chẽ từ khâu chuẩn bị dự án đến kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng Giai đoạn chuẩn bị dự án tổng mức đầu tư xây dựng được xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án, xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình, xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện hoặc xác định bằng cách tổng hợp 03 phương pháp xác định này Giai đoạn thực hiện dự án dự toán xây dựng công trình được được lập với toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình, dự toán xây dựng công trình được lập phù hợp định mức, đơn giá công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chiphíkhác và chi phí dự phòng Trong giai đoạn này, khâu thẩm tra, thẩm định được thực hiện chặt chẽ nên đã kiểm soát tốt về chi phí đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm
A, B, C có kỹ thuật phức tạp hoặc áp dụng công nghệ cao Giai đoạn kết thúc dự án thực hiện nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng, tiến hành quyết toán dự án hoàn thành với toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng, là các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt, hợp đồng đã ký kết kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền, chi phí đầu tư được quyết toán nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc tổng mức đầu tư được điềuchỉnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được tăng cường, qua đó đã đánh giá, nhận xét về kết quả thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng với quy định của pháp luật hiện hành Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm kịp thời phát hiện những thiếu xót trong công tác quản lý chi phí để có biện pháp phòng ngừa, xử lý những vi phạm đảm bảo sự chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, đồng thời phát huy, phổ biến rộng rãi những yếu tố tích cực Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ngoài việc góp phần tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định của pháp luật, mà qua đó tổng hợp những lỗ hỏng, hạn chế của quy định hiện hành nhằm góp phần kiện toàn và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng có phạm vi rộng, phức tạp do chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật khác nhau như: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Di sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở… nhiều Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn các Bộ, ngành và rất nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phải áp dụng từ khâu xác định chủ trương đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác Do phải thực hiện đầu tư theo nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau đã làm tăng thủ tục hành chính, gây lúng túng cho đơn vị thực hiện do giữa quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thống nhất và đây cũng là rào cản lớn nhất trong việc cải tiến các thủ tục của công tác đầu tư xây dựng Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc tổ chức, quản lý việc thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng chưa chặt chẽ, kịpthời.
Các quy định hiện hành chưa hướng dẫn cụ thể việc tính toán một số thành phần chi phí được dự tính trong tổng mức đầu tư như: chí phí kiểm tra nghiệm thu công trình, chi phí thí nghiệm đối chứng, chi phí kiểm định, chi phí thí nghiệm khả năng chịu lực công trình, chi phí hạng mục chung Trong đó, chi phí hạng mục chung được tính theo tỷ lệ phần trăm, trên thực tế chưa phù hợp với đặt thù của từng loại công trình và từng công trình cụ thể, có những chi phí cho công việc như hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công lớn hơn tỷ lệ theo quyđịnh.
Hệ thống định mức do Nhà nước ban hành còn chậm sửa đổi, chưa đáp ứng được nhịp độ phát triển và hội nhập của ngành Xây dựng Định mức dự toán xây dựng công bố hiện nay được xác định trong một điều kiện chuẩn nên không còn phù hợp với cơ chế thị trường Nhiều định mức xây dựng chưa theo kịp sự thay đổi của các tiêu chuẩn,quy chuẩn xây dựng mới, một số định mức về máy móc, thiết bị thi công đã có thay đổi về chủng loại, công suất, định mức nhiên liệu, nguyên giá… nhưng chưa được cập nhật để quản lý Trong thực tế các nhà thầu thi công áp dụng công nghệ mới tiên tiến,cónăngsuấtcaohơnnhưngkhilậpdựtoánvẫnápdụngđịnhmứctheocôngnghệcũ làm cho giá xây dựng tăng cao Ngoài ra, các định mức về số chuyên gia, mức lương của chuyên gia chưa có cơ sở quy định cụ thể để xác định gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Trong công tác lựa chọn nhà thầu theo hồ sơ đơn vị trúng thầu đáp ứng được năng lực về con người, tài chính, thiết bị máy móc… nhưng thực tế triển khai thi công các nhà thầu bố trí năng lực chưa đảm bảo so với hồ sơ đã dự thầu dẫn đến tiến độ thi công kéo dài Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng chưa kiên quyết trong việc xử lý những nhà thầu có năng lực thực tế không đúng hồ sơ dự thầu, nhiều nội dung ràng buộc trong hợp đồng còn chung chung chưa có biện pháp chế tài cụ thể.
Thời gian hoàn tất thủ tục quyết toán dự án hoàn thành còn kéo dài hơn so với quy định do công tác kiểm tra nghiệm thu phải thực hiện qua nhiều bước thủ tục rườm rà,nhà thầu thi công chậm hoàn thiện hồ sơ quyết toán trình cho chủ đầu tư Vì vậy, đã làm kéo dài thời gian thực hiện dự án ảnh hưởng đến kế hoạch bố trí nguồn vốn, làm tăng chi phí đầu tư xây dựng và giảm hiệu quả đầu tư dựán.
Từ những cơ sở trình bày nêu trên cho ta thấy quản lý chi phí có một ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện đầu tư dự án Quản lý tốt chi phí góp phần nâng cao chất lượng công trình, ngăn ngừa thất thoát, lãng phí và sự cố đáng tiếc xảy ra trong đầu tư xây dựng Đồng thời, phân cấp quản lý rõ ràng cho từng cấp, thể hiện vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý chi phí của dự án, đặc biệt vai trò quản lý Nhà nước được thể hiện xuyên suốt từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến kết thúc dự án bằng việc ban hành nhiều Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, định mức, đơn giá…nhằm hướng dẫn việc thực hiện quản lý chi phí một cách hệ thống, chặtchẽ.
Các nội dung trình bày ở Chương 1 cũng đã tổng quan chung về những thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, tiếp theo ở chương 2 tác giả sẽ đi sâu để tìm hiểu rõ hơn các cơ sở để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn của xã hội.
CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝCHI PHÍ ĐẦU TƯXÂYDỰNG
Cơ sở pháp lý về quản lý chi phí đầu tưxâydựng
Hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản:
Bảng 2.1 Hệ thống văn bản trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
Stt Loại văn bản Cơ quan ban hành Ghi chú
1 Các bộ Luật Quốc hội
2 Nghị định Thủ tướng Chính phủ
Tiểu chuẩn, Quyết định Các bộ, cơ quan ngang bộ Hướng dẫn thực hiện
Quyết định, Đơn giá, Hệ thống, hướng dẫn
4 Văn bản hướng dẫn UBND tỉnh thực hiện các quy định
Bảng 2.2 Tổng hợp văn bản liên quan đến lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Stt Loại, ký hiệu văn bản
Thời gian có hiệu lực
Quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bênliênquan và các hoạt động đấuthầu
Stt Loại, ký hiệu văn bản
Thời gian có hiệu lực Phạm vi điều chỉnh
Quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu
Quốc hội 01/01/2015 tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
Quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cánhânvà quản lý nhà nước trong hoạtđộngđầu tư xâydựng.
Luật Di sảnvănhóa được Quốc hội ban hànhnăm2001 số 28/2001/QH10, được sửa đổi năm
14/8/2019vềquản lý chiphíđầu tư xâydựng
Quy định về quản lý chi phí đầu tưxây dựng gồm TMĐT, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, định mức, giáxâyd ự n g , c h ỉ s ố g i á x â y d ự n g ; c h i p h í Q L D A v à t ư v ấ n đ ầ u t ư x â y d ự n g ; t h a n h t o á n v à q u y ế t t o á n h ợ p đồng,vốn đầu tư; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xâydựng.
Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
Chính phủ 15/6/2015 Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
Về quản lý dựánđầu tư xâydựng
Quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014vềquản lý dự án đầu tư xây dựng,gồm:Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựngđưa
Stt Loại, ký hiệu văn bản
Thời gian có hiệu lực Phạm vi điều chỉnh công trình của dự án vào khai thácsửdụng; hình thức và nội dung quảnlýdự án đầu tư xâydựng.
4 Nghị định số70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012
Chính phủ 18/9/2012 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
Hướng dẫnxácđịnh đơn giánhâncông trongquảnlý chi phí đầutưxâydựng
25/02/2020 Hướng dẫn xác định đơn giánhâncông trong quản lý chi phí đầu tưxâydựng.
Hướng dẫnxácđịnh và quảnlýchi phí đầu tưxâydựng
Hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dựtoángói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công.
Hướng dẫn điều chỉnh giá hợpđồngx â y d ự n g b a o g ồ m : n g u y ê n t ắ c , cáct r ư ờ n g h ợ p đ ư ợ c đ i ề u c h ỉ n h , t r ì n h t ự , t h ủ t ụ c , n ộ i d u n g v à p h ư ơ n g p h á p đ i ề u c h ỉ n h g i á h ợ p đ ồ n g x â y d ự n g
Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng
Hướng dẫn một số nội dung của các hợp đồng tư vấn xây dựng gồm: tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng công trình, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
5 Thông tư số Bộ 01/5/2016 Hướng dẫn một số nội dung thi công
Stt Loại, ký hiệu văn bản
Thời gian có hiệu lực Phạm vi điều chỉnh
Hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng
Xây dựng xây dựng công trình
Quy định chi tiết và hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình
15/8/2016 Hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN
Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phần dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của thông tư này
Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn.
Thông tư này không quy định đốivớic á c d ự á n d o C h ủ t ị c h Ủ y b a n nhândân xã, phường, thị trấn quyết định đầutư
Sửa đổi, bổ sung một số điềucủaThông tưsố08/2016/TT-
Thông tư này quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ); các dự án đầu tư sửdụngnhiều nguồn vốn khác nhau trongđócó sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phần nguồn vốn ngânsách nhà nước của dự án được thựchiện
Stt Loại, ký hiệu văn bản
Thời gian có hiệu lực Phạm vi điều chỉnh
108/2016/TT-TC theo quy định tại Thông tư này.
Sửa đổi bổ sung một số điềucủaThông tưsố09/2016/TT-
Quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiệnvĩnhviễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản cho dừng hoặc cho phép chấmdứtthực hiện dựán.
IV Các văn bản khác
1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 định mức cáchaophí xác địnhgiáca máy và thiếtbị.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquantham khảo, sử dụng trong việcxácđịnh và quản lý chi phí đầu tưxâydựng.
15/02/2017 Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquanxác định chi phí quản lý dự án, tưvấnđầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình, xác định giá gói thầu và quảnlýchi phí đầu tư xâydựng.
Hướng dẫn đo bóc khối lượng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định khối lượng xây dựng của công trình và chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Công bố suấtvốnđầu tư xâydựngcông trình vàgiáxây dựngtổnghợp côngtrìnhnăm2016
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquanđến việc quản lý đầu tư xây dựngcôngtrình tham khảo, sử dụng trongviệcl ậ p v à q u ả n l ý c h i p h í đ ầ u t ư x â y d ự n g c ô n g trình.
Nội dung công tác quản lý chi phí đầu tưxâydựng
2.2.1 Quản lý tổng mức đầutư
2.2.1.1 Nội dung tổng mức đầu tư dự ánĐTXDCT
Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng gồm các khoản mục chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 32/2015 về quản lý chi phí.
Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượtgiá. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng là dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếucó).
Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau:
Hình 2.1Cơ cấu các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư dự án
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;
Chi phí xây dựng gồm: chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;
Chi phí thiết bị gồm: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;
Chi phí quản lý dự án gồm: các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lýdựán từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sửdụng;
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm: chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác liênquan;
Chi phí khác gồm: chi phí hạng mục chung như chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;
Chi phí dự phòng gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
2.2.1.2 Lập TMĐT (Phương pháp lập định mức dự toán XDCT được hướng dẫn cụthể theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD của Bộ Xâydựng)
TMĐT được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
Tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án, trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng;
Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn ĐTXDCT tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầutư;
Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầutư;
Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c nêu trên.
Sơ bộ tổng mức đầu tư: Các công trình phải lập báo cáo đầu tư và các công trình áp dụng hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình.
Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh: được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn ĐTXD; chi phí khác Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ theo năm, bình quân năm biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốctế.
2.2.1.3 Thẩm định, phê duyệt tổng mức ĐTXD côngtrình
Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án ĐTXD công trình, bao gồm các nội dung
Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án;
Kiểm tra đầy đủ của các khối lượng sử dụng để xác định tổng mức đầu tư xây dựng; sự hợp lý, phù hợp với quy định, hướng dẫn của nhà nước đối với các chi phí sử dụng để tính toán, xác định các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng;
Tính đặc thù các loại hình dự án di tíchvănhóa
Bảo quản và tu bổ toàn bộ cụm tháp Pô Klong Garai cũng như các hạng mục khác nhằm bảo tồn và phát huy giá trị một quần thể công trình kiến trúc mang tính chất rất đặc biệt trong quần thể kiến trúc chăm tại Ninh Thuận: công trình tiêu biểu của nềnkiến trúc tôn giáo Chăm pa Bởi vậy, bản thân công trình đã có ý nghĩa lịch sử, lễ hội, giá trị văn hóa và kiến trúc rất sâu sắc, thể hiện sức mạnh của quyền lực trong triều đại người Chăm Việc trùng tu phục hồi công trình này sẽ làm phong phú thêm cho quần thể di tích Chăm pa, tạo tính bền vững cũng như tôn vinh phát huy giá trị di tích, có giá trị về văn hóa, kiến trúc và lịchsử.
Công tác tu bổ phục hồi:
Trước hết, đảm bảo bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc, các giá trị chân xác của di tích, gia cố, xử lý các vết nứt và bề mặt phong hoá, vệ sinh chống rêu mốc và cây cỏ xâm thực để các tháp không bị hư hỏng thêm, không làm biến dạng hiện hữu;
Sau đó, dựa vào các căn cứ tại chỗ (hiện trạng) và tính đăng đối của kiến trúc thápChăm để tiến hành phục hồi một phần các chi tiết kiến trúc bị thất lạc đảm bảo sự phân biệt giữa yếu tố gốc và phần tu bổ Đối với các chi tiết chưa có đủ căn cứ phục hồi thì được bảo vệ để nghiên cứu và xử lý trong các lần tu bổ sau.
Bề mặt phần xây phục hồi cần được thực hiện theo kiểu mài chập, không để mạch lớn quá 0,5mm; các viên xây đồng nhất màu với gạch cũ, có độ rỗng xốp tương đương gạch gốc các khe nứt được trám vá bằng vật liệu đ8ồng màu gạch và có độ bền thời gian.
Các giải pháp kỹ thuật căn cứ vào kết quả nghiên cứu về di tích như khảo sát, phân tích, thí nghiệm vật liệu, kết cấu và kỹ thuật xây dựng Các giải pháp cơ bản dựa trên vật liệu và công nghệ truyền thống không gây xung đột với các yếu tố nguyên gốc. Đưa ra quy trình-giải pháp tu bổ, gia cường đối với các hư hỏng trong công trình tháp Chăm.
Gạch xây tháp: Gạch sau khi nung có các chỉ tiêu sauR n ≥100daN/cm2
Khối lượng thể tích xấp xỉ bằng 1650kg/m 3 Độ mài mòn xấp xỉ bằng 0,28g/cm 2
Gạch không bị nứt, rạn, cong vênh, chín đều từ trong ra ngoài Gạch phục chế dùng để phục hồi có đánh dấu niên đại sản xuất và nơi sản xuất.
Chất kết dính: nhớt thực vật kết hợp keo vô cơ Keo vô cơ là chất kết dính đảm bảo độ liên kết giữa các viên xây và không có tính xâm thực với gạch Đảm bảo cường độ bám dính giữa các viên xây ≥ 0,4daN/cm 2 ; Cường độ khối xây bằng chất kết dính hữu cơ, keo vô cơ >40daN/cm 2
Vật liệu gia cường khe nứt: Thép không gỉ, chất kết dính và bột hoạt tính có màu gạch. Ðể giữ gìn những giá trị truyền thống, đặc sắc còn lưu giữ được tại các di tích, việc đầutư,tubổditíchngàycàngnhậnđượcsựquantâmtolớncủaÐảng,Nhànướcvà của toàn xã hội Ðầu tư của Nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa Ngân sách Nhà nước đầu tư cho mục tiêu chống xuống cấp và tu bổ di tích ổn định và tăng dần theo từng năm Nhiều di tích đã được tu bổ, tôn tạo và đang trở thành những sản phẩm du lịch- văn hóa hoàn chỉnh, có sức hấp dẫn khách tham quan ở trong và ngoài nước, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, đồng thời tạo thêm việc làm cho nhân dân địa phương như: Khu di tích Yên Tử, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vịnh Hạ Long, thắng cảnh Hương Sơn, quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu di tích tháp Chăm Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Tháp Bà Ponagar, Ðịa đạo Củ Chi, Núi Bà Ðen, Ðền Bà chúa Xứ Bên cạnh nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho việc tubổ,tôn tạo di tích cũng ngày một tăng lên, do đó nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên được hồi sinh, nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống được phục hồi và tổ chức tại di tích, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của xãhội.
Hoạt động tu bổ di tích đang từng bước đi vào nền nếp và tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việc thẩm định về chuyên môn đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn kinh phí của Nhà nước được làm khá chặt chẽ, cho nên chất lượng thi công tu bổ cơ bản đạt yêu cầu về mặt khoa học Sau hơn mười năm được đầu tư, Cố đô Huế đã thoát khỏi tình trạng cứu nguy khẩn cấp và đang hướng tới sự phát triển bền vững. Hàng chục ngôi nhà của Phố cổ Hội An được tu bổ, cảnh quan được tôn tạo, nhiều di sản văn hóa phi vật thể được trình diễn thường xuyên tại Hội An đã đưa Khu di sản này trở thành một điểm du lịch văn hóa thật sự hấpdẫn.
Dù còn gặp nhiều khó khănvề kỹ thuật, nhưng một số Tháp Chăm ở các tỉnh miền trung đã được tu bổ Hàng trăm ngôi đình, ngôi chùa, đền, miếu có giá trị lớn về kiến trúc- nghệ thuật đã được tu bổ như Ðình Tây Ðằng, Ðình Ðình Bảng, Ðình Hàng Kênh, Ðình Mông Phụ, Ðình Tường Phiêu, Ðình Thụy Phiêu, Ðình Lâu Thượng, Ðình Sùng Văn, Ðình An Cố, Chùa Mía, Chùa Dâu, Chùa Bối Khê, Chùa Keo Thái Bình, Chùa Keo Hành Thiện, Ðền Nghè, Ðền Ða Hòa, Ðền Ðào Lâm Nhiều di tích lịch sử cách mạng kháng chiến được tu bổ, phục hồi: ATK Ðịnh Hóa, ATK Hiệp Hòa, Khu cănc ứ T â n T r à o , P á c B ó , S ở c h ỉ h u y M ư ờ n g P h ă n g t r o n g c h i ế n d ị c h Ð i ệ n B i ê n , Ðường Hồ Chí Minh thuộc các tỉnh miền Trung, Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001- 2005, hơn 500 lượt di tích đã được đầu tư cộng với hơn 900 lượt di tích của giai đoạn 2006- 2009 Kết quả là, trong chín năm qua (từ 2001), trên cả nước đã có gần 1.500 lượt di tích được đầu tư tu bổ ở những cấp độ khácnhau.
Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, hiện vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra.
Do các di tích được phân bố ở khắp nơi, làng xã nào cũng có, di tích công trình tôn giáo- tín ngưỡng chiếm số lượng rất lớn trong các di tích đã được xếp hạng Ðó là các chùa, đền, miếu liên quan đến truyền thống tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, truyền thống tôn vinh những người có công với quê hương đất nước của nhân dân ta.
Di tích vốn là công trình do dân làng xây dựng và tu bổ khi hư hỏng, nên tính chất tự phát trong ứng xử với di tích còn tiềm tàng trong các cộng đồng dân làng Việc tự động tu bổ không xin phép, không có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn còn khá phổ biến, dẫn đến tình trạng di tích bị tu bổ sai nguyên tắc khoa học Một số di tích được Nhà nước đầu tư cũng gặp nhiều trở ngại khi triển khai bởi dân làng chỉ muốn di tích được "bền vững", "xứng tầm", "bề thế" hơn thời trước, nên muốn thay mới toàn bộ các cấu kiện gỗ, phản đối việc áp dụng các biện pháp nối vá, gắn chắp, gia cố cấu kiện cũ Kết quả là, yếu tố gốc bị biến dạng, các giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của di tích bị suy giảm, mấtmát.
Trong khi đó, đội ngũ cán bộ quản lý về di sản văn hóa ở cấp huyện, xã hiện nay hết sức mỏng, hầu hết các huyện đều chưa có cán bộ chuyên môn về di tích, nếu có cũng phải phụ trách nhiều mảng công tác, cấp xã mới có một định biên cho cán bộ văn hóa nói chung nên khó có thể nắm bắt kịp thời các diễn biến xảy ra trên địa bàn Hai khả năng sẽ xảy ra là công tác quản lý bị buông lỏng hoặc trình độ quản lý không đáp ứng yêu cầu. Ðội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn- thiết kế- giám sát, đội ngũ cán bộ kỹ thuật- công nhân lành nghề về tu bổ di tích của chúng ta còn ít, năng lực không đồng đều, dẫn đến chất lượng quản lý và tu bổ ở một số di tích còn chưa được như mong muốn Nâng cao cả về số lượng và chất lượng để hướng tới mục tiêu hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, chuyên nghiệp trong lĩnh vực tu bổ di tích là nhiệm vụ quan trọng hiện nay đòi hỏi công tác đào tạo cần được đầu tư có chiều sâu ngay từ bây giờ.
Việc lập dự án, thiết kế tu bổ di tích hiện cũng chưa huy động được sự tham gia của các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực có liên quan nên còn nhiều dự án phải mất nhiều thời gian, chi phí cho việc góp ý, sửa chữa thì mới hoàn chỉnh Tầm quan trọng của các dự án về mặt chuyên môn chưa được một số cơ quan có thẩm quyền nhận thức đầy đủ mà chất lượng dự án thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các khâu tiếp theo, đó cũng là một thực tế rất đáng quanngại.
Tu bổ di tích được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và Luật Di sản văn hóa. Việc áp dụng quy định như xây dựng công trình dân dụng thông thường (đơn giá xây nhà cấp IV) đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tu bổ Tu bổ di tích là một hoạt động khoa học có tính đặc thù, vì vậy cần có quy định riêng về lập, phê duyệt, triển khai dự án và thiết kế tu bổ di tích Ðơn cử như công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án tu bổ di tích Ðây là một công việc rất phức tạp Các nội dung phải khảo sát như khai quật khảo cổ, lấy thông số khí hậu, xác định loại côn trùng mối mọt đang tàn phá di tích, đặc điểm vật liệu và chất kết dính , đều đòi hỏi phải được tiến hành toàn diện, tỉ mỉ và khoa học, nên rất cần sự tham gia của nhiều lĩnh vực khoa học, đặt trong sự phối hợp liên ngành hết sức chặt chẽ Vậy mà, trong quá trình thi công vẫn luôn phải điều chỉnh thiết kế (do nhiều hư hỏng của di tích khi tháo dỡ mới bộc lộ đầy đủ) Hoặc như việc tổ chức công bố, tuyên truyền về dự án tu bổ di tích tại địa phương nơi có di tích nhằm vừa thể hiện sự công khai, minh bạch của dự án, vừa tranh thủ được ý kiến đóng góp, giám sát của quần chúng cũng là một yêu cầu hết sức nghiêm túc, hợp lý thuận tình, nhưng khi thực hiện không đơn giản vì các văn bản pháp lý hiện hành còn thiếu rất nhiều quy định cụ thể Ðể khắc phục tình trạng này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa vừa được Quốc hội thông qua đã có quy định giao: "Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự ánbảoquản,tubổ,phụchồiditích".Chắcchắnrằng,vớiquyđịnhnày,hoạtđộngtu bổ di tích sẽ có một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ hơn, giúp cho việc nâng cao chất lượng tu bổ di tích.
Giới thiệu chung về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dândụng và Công nghiệp tỉnhNinhThuận
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận là Ban chuyên trách trực thuộc UBND tỉnh Ninh Thuận trên cơ sở hợp nhất giữa Ban Quản lý dự án chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lich; Ban Quản lý dự án chuyên ngành Y tế và Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giáo dục, được thành lập với nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao và quyền hạn do Chủ đầu tư ủy quyền Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận có địa chỉ nhưsau: Địa chỉ trụ sở: 02 Nguyễn Đức Cảnh, Đường 16/4, Tp Phan Rang - Tháp Chàm,tỉnh Ninh Thuận.
3.1.1 Quá trình thành lập của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trìnhDân dụng và Công nghiệp tỉnh NinhThuận
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 19/03/2009 của UBND Tỉnh Ninh Thuận Ban được giao nhiệm vụ là thực hiện nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao và quyền hạn do Chủ đầu tư ủy quyền Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện cácchứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dựánt he o q u y ch ếh oạt độ ng d o Ch ủt ị c h U B N D Tỉ nh ba n h à n h t h e o q u y đ ị n h tạ i
Phòng Quản lý dự án 2 Phòng Quản lý dự án 1
Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng Hành chính – Tổng hợp
Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Tổ chức bộ máy: Gồm Ban giám đốc và các phòng chức năng: Hành chính - Tổng hợp,
Kế hoạch - Tài chính, Kỹ thuật, Quản lý dự án.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân lực, thiếtbị
Ban QLDA được UBND Tỉnh giao làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng và thực hiện một số chức năng quản lý dự án với một số dự án dân dung và công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận làm chủ đầu tư, đông thời Ban QLDA giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị đầu tư các dự án và tổ chức thực hiện các dự án, mở thầu tư vấn thiết kế, thi công và theo dõi giám sát thi công các công trình, nghiệm thu và thanh quyết toán các công trình, dự án khi công trình được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sửdụng.
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý Giám đốc: là người có quyền điều hành cao nhất trong Ban,
Giám đốc điều hành Phó giám đốc và tất cả các nhân viên dưới quyền.
Phó giám đốc: Giúp việc Giám đốc Ban phụ trách các công việc trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ đạo điều hành các Phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ đượcGiám đốc phân công.
Phòng Hành chính - Tổng hợp: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Ban về công tác hành chính, quản trị nội bộ; quản lý về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ theo phân cấp; thực hiện các chính sách đối với CBVC trong Ban.
Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc Ban về công tác quản lý chi phí thanh quyết toán các dự án và quản lý việc thu, chi tiền lương của nhân viên trong Ban theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Phòng Quản lý dự án: Tham mưu và giúp giám đốc Ban thực hiện việc lập dự án, lập kế hoạch phân bổ vốn cho các dự án trong năm, lên kế hoạch thực hiện triển khai các dự án, quản lý việc thực các giai đoạn của dự án như tham gia trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thẩm tra hồ sơ thiết kế dự toán, tổng mức đầu tư, thực hiện công tác đấu thầu và chấm thầu xây dựng, giám sát chất lượng thi công các công trình ngoài hiện trường, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án Phối hợp, cung cấp các số liệu choPhòng Tài chính – Kế toán thực hiện công việc thanh quyết toán các công trình.
Giới thiệu về công trình Bảo tồn, tu bổ di tích tháp Chăm Pô Kolong Garai.77
Hình 3.2 Vị trí tháp Pô Klongarai
Tháp Pô Klongarai được xây dựng trên đồi cao thuộc địa phận phường Đô Vinh, cách thành phố Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 7km về phía Tây-Bắc.
Từ trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm theo quốc lộ 27(đường đi thành phố Đà Lạt) khoảng 6km, sau đó rẽ phải khoảng 500m là đến di tích Đường vào tháp Pô Klongarai tương đối rộng, nên thuận lợi cho tất cả các loại xe cơ giới, du lịch đến di tích Tháp Pô Klongarai còn có tên gọi là BửuSơn.
3.2.1 Giới thiệu khái quát về ditích
Tháp Pô Klongarai (Pô Klong Giarai ; Pô Klaung Garai, Pô Klaun Garai) còn có tên gọi là Bửu Sơn Tháp được xây dựng trên đồi cao, theo sử cũ đồi này được gọi là đồi Trầu (Cok Hala), mặc dù ngọn đồi này không cao quá 100m nhưng đứng trên đỉnh đồi có thể nhìn bao quát cả cánh đồng Phan Rang rộng lớn.
Tháp Pô Klongarai được xây dựng để thờ vua Pô Klongarai – vị vua có nhiều công lao đối với sự nghiệp phát triển của dân tộc Chăm cuối thế kỷ 13 Thực tế không phải tháp được xây dựng dưới triều vua Pô Klongarai trị vì mà được xây dựng dưới triều vua Jaya Simhavarman III (hay còn gọi là Indravarman), người Việt gọi là Chế Mân – cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14.
Vua Pô Klongarai (1151 – 1205) lúc sinh thời đã có nhiều công lao to lớn đối với các dân tộc Chăm ở vùng phía Nam mới được khai khẩn, nhất là trên lĩnh vực thủy lợi (dẫn thủy nhập điền) Ông đã cho nhân dân Chăm đào đắp nhiều kênh mương, đập dần nước vào ruộng trồng lúa nước Ông đã để lại nhiều công trình thủy lợi quan trọng, đến ngày nay vẫn còn sử dụng như: đập Nha Trinh, đập Lâm Cấm ở phía Tây Phan Rang Hơn thế nữa, dưới triều vua Pô Klongarai trị vì, vương quốc ChămPa luôn được hưng thịnh, nhân dân ấmno.
Công trình được xây dựng liên tục nhiều năm Hiện niên đại tuyệt đối của di tích này không được chính xác, nhưng về niên đại tương đối thì dựa vào các kết cấu, nghệ thuật trang trí trên tháp… các nhà nghiên cứu khẳng định tháp được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 14.
Tháp Pô Klongarai được xây dựng để thờ vua Pô Klongarai – vị vua có nhiều công lao đối với sự nghiệp phát triển của dân tộc Chăm cuối thế kỷ 13 Thực tế không phải tháp được xây dựng dưới triều vua Pô Klongarai trị vì mà được xây dựng dưới triều vua Jaya Simhavarman III (hay còn gọi là Indravarman), người Việt gọi là Chế Mân – cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 thời kỳ mà vương quốc Chăm Pa tương đối hưng thịnh trong lịch sử phát triển.
Vua Pô Klongarai (1151 – 1205) lúc sinh thời đã có nhiều công lao to lớn đối với các dân tộc Chăm ở vùng phía Nam mới được khai khẩn, nhất là trên lĩnh vực thủy lợi (dẫn thủy nhập điền) Ông đã cho nhân dân Chăm đào đắp nhiều kênh mương, đập dần nước vào ruộng trồng lúa nước Ông đã để lại nhiều công trình thủy lợi quan trọng, đến ngày nay vẫn còn sử dụng như: đập Nha Trinh, đập Lâm Cấm ở phía Tây Phan Rang Hơn thế nữa, dưới triều vua Pô Klongarai trị vì, vương quốc Chăm Pa luôn được hưng thịnh, nhân dân ấmno. Để tưởng nhớ công lao và những cống hiến sáng tạo của vua Pô Klongarai trong sự phát triển của dân tộc Chăm xây dựng công trình kiến trúc nghệ thuật điêu khắc vĩ đại này để thờ vua Pô Klongarai.
Với các giá trị vốn có của nó Tháp Pô Klongarai là biểu tượng của sự phồn vinh, phát triển của một thời kỳ thịnh vượng của đế quốc Chăm Pa, nó còn là một dấu ấn của sự phát triển nền nông nghiệp của dân tộc Chăm cũng như dân tộc Việt sau này về quá trình "dẫn thủy nhập điền" Công trình còn là một dấu son về nghệ thuật xây dựng, trang trí nghệ thuật cũng như bố cục xây dựng của nền văn hóa Chăm Pa.
3.2.3 Giá trị kiến trúc nghệthuật
Tháp Pô Klongarai thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc.
Cùng với sự phát triển về phía Nam, các công trình xây dựng của vương quốc Chăm
Pa cũng được xây dựng rải rác từ Quảng Nam-Đà Nẵng vào đến Bình Thuận Hiện nay trên vùng đất hai tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận, phần đất phía Nam xưa của vương quốcChămPa;cònlạirấtnhiềucáckiếntrúccủadântộcChăm.Và tấtcảcáccông trình xây cất đó đều được gọi là tháp Chàm Tuy nhiên, ở mỗi tháp đều có những sự kiện, nhân vật lịch sử khác nhau, xây dựng vào những thời điểm khác nhau, cho nên các tháp đều có tên khác nhau, nhưng tháp Pô Klongarai để thờ vua Pô Klongarai, tháp
Pô RôMê để thờ vua Pô RôMê…
Bản thân về bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình kiến trúc nghệ thuật. Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết gốm, đá, với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần… Tất cả các loại hình những họa tiết trang trí trên thân tháp đều là những công trình chạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ và tinh vi, mang đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm Về nghệ thuật kiến trúc mà nói, so với các công trình đền tháp khác thì công phu hơn, đường néthơn.
Về nghệ thuật trang trí ở tháp: tháp Chính cao 20,50m được chia làm 4 tầng Mỗi tầng trang trí, cấu trúc cần giống nhau và cuối cùng thu nhỏ lại ở đỉnh Ở đỉnh là một khối đá lớn được trang trí bằng nhiều hoa văn đẹp, thực tế đây là biểu tượng Linga.
Tháp Cổng: tháp Cổng xây đối diện với tháp chính, có bình đồ vuông quay về hướng Đông, tháp giống như tháp chính nhưng nhỏ và thấp hơn, có hai cửa thông nhau theo hướng Đông-Tây nên gọi là tháp Cổng Tháp cũng được xây theo nguyên tắc thu nhỏ dần lên (tương tự như tháp chính).
Tháp Nhà (tháp Lửa): Nằm ở phía Nam, ngôi tháp này có hình dáng và cấu trúc khác nhiều so với ngôi tháp Chính và ngôi tháp Cổng Kéo dài theo hướng Đông-Tây Tháp Nhà có bình đồ hình chữ nhật, tháp có ba cửa thống nhau ba hướng Đông, Nam và Bắc, riêng phía Nam là cửa sổ Bên ngoài mặt tường có trang trí bằng các cột ốp, mặt tường dài 5 cột, mặt tường ngắn 3 cột nhưng ở dưới chân không có hình trang trí chân cột thuộc loại gờ lượn đơn giản Tháp gồm 2 tầng giả phíatrên.
Nghệ thuật cấu trúc cũng như trang trí ở tháp mang tính chất đối xứng Chẳng hạn như ở hướng tây có một cửa nhỏ và tượng thánh bằng đá, thì mặt hướng Đông và hướngNam cũng được trang trí như vậy… ngay cả tỉ lệ cấu trúc ở những điểm chính của tháp cũng vậy.
Nghệthuậtđiêu khắcởtháp thểhiệnởcả3tháp.Đặcbiệtởcáctượng thánh, tượng Shiva,tượngbòthầnNandin,bộphậnLinga-Yoni,cáchìnhđuôirồngbằngđáđượctạc từthếkỷ13,14thểhiệnởtrìnhđộcaomà kỹthuậtthủcôngngàynaykhómàđạtđược nhưvậy.
Với những giá trị về lịch sử, khoa học và nghệ thuật… ở tháp Pô Klongarai, nên từ xưa tới nay có rất nhiều nhà nghiên cứu về kiến trúc và lịch sử nghệ thuật, điêu khắc, di tích cổ… và đã có rất nhiều tập sách, ảnh và các công trình khoa học phát hành trong nước và trên thếgiới.
Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Văn hóa tạiBan Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnhNinhThuận
Tổ chức bộ máy Ban QLDA phân công 01 phó Giám đốc (phụ trách chuẩn bị đầu tư) quản lý tổ công trình Hạ tầng kỹ thuật, 01 phó giám đốc (phụ trách công tác giám sát và thanh quyết toán) quản lý tổ công trình Dân dụng Tuy nhiên, theo lĩnh vực được phân công Phó giám đốc quản lý tổ công trình dân dụng còn phụ trách công việc giám sát, thanh quyết toán của tổ Hạ tầng kỹ thuật, Phó giám đốc quản lý tổ Hạ tầng kỹ thuật phụ trách công việc chuẩn bị đầu tư của tổ công trình Dân dụng Do sự phân công như vậy, dẫn đến trong cùng 01 thời điểm mỗi viên chức Ban QLDA sẽ phụ trách nhiều công trình vừa cùng lúc công việc thực hiện chuẩn bị đầu tư, giám sát công trình, thanh quyết toán dự án hoànthành.
Trong công tác lập thiết kế, dự toán chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích đánh giá kết quả khảo sát dẫn đến việc khi thi công thực tế phải điều chỉnh phương án thiết kế Một số hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công khi sao chép có nhiều chi tiết thiếu kích thước, mặt cắt, quy cách cấu tạo không phù hợp với bản vẽ tổng thể, dự toán tính sai khối lượng, sai đơn vị, áp sai đơn giá và chế độ chính sách làm tăng chi phí đầu tư.
Trong công tác thẩm tra đơn vị tư vấn chưa đề cập hết các nội dung của dự án, chủ yếu xem xét về tính pháp lý, kiểm tra bản vẽ thiết kế và dự toán, chưa đánh giá, so sánh để đề xuất phương án thiết kế, giải pháp kết cấu hiệu quả, tối ưu hơn giúp chủ đầu tư có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời Công tác kiểm soát hồ sơ chưa thật sự chặt chẽ nên có sự không thống nhất giữa các bản vẽ và dự toán, một số đơn vị tư vấn thẩm tra chưa pháthiệnracácsaisót củadự toán nhưnhầm lẫngiữađơnvị giữam 2 và100m 2 ; m 3 và 100 m 3 ; kg và tấn, đơn giá vật liệu chưa được khảo sát, cập nhật theo thị trường nêncó một số chủng loại vật tư áp dụng đơn giá chênh lệch cao hoặc thấp hơn giá thực tế, dẫn đến sự sai lệch khối lượng và giá trị dự toán.
Trong công tác lựa chọn nhà thầu: Đối với các gói thầu tư vấn khảo sát thiết kế, thẩm tra, kiểm toán, đo đạc… chủ yếu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu giá trị trúng thầu theo giá trị đã được phê duyệt nên việc lựa chọn nhà thầu của công tác tư vấn hầu như không có giá trị giảm thầu hoặc nếu có giảm thì giá trị rất thấp Đối với công tác lựa chọn nhà thầu bằng phương pháp đấu thầu rộng rãi giá trị giảm thầu còn thấp, một số đơn vị trúng thầu không đáp ứng năng lực về kinh tế, nhân lực theo hồ sơ dự thầu làm kéo dài thời gian thi công và tăng chi phí đầu tư xây dựng Tỷ lệ dự án thực hiện đấu thầu qua mạng chưa cao nên giá trị giảm thầu tiết kiệm cho ngân sách còn thấp.
Trong quá trình thi công xây dựng với tỷ lệ trên 82% dựánkhi triển khai thi công đều phải điều chỉnh, bổ sung dự toán do tư vấn thiết kế thiếu kinh nghiệm lựa chọn phương án móng không phù hợp với tình hình địa chất của khu vực xây dựng công trình, đối với những công trình xây dựng có công tác sửa chữa khối lượng dự toán theo bản vẽ chưa phù hợp với thực tế do công tác khảo sát đánh giá hiện trạng ban đầu không chi tiết, cụ thể Ngoài ra, những điều chỉnh bổ sung theo đề nghị của đơn vị tiếp nhận sử dụng công trình cho phù hợp với đặc thù từng ngành, lĩnh vực nhằm phát huy khả năng khai thác sử dụng côngtrình.
Trong công tác thanh quyết toán công trình: Đơn vị thi công khi lập hồ sơ quyết toán nhiều khối lượng công việc đã xử lý điều chỉnh không thực hiện thi công nhưng vẫn đề nghị chủ đầu tư thanh toán làm sai lệch giá trị quyết toán công trình Một số công trình thực tế đã được cán bộ giám sát, đơn vị kiểm toán độc lập rà soát, kiểm tra khối lượng dự toán khi lập quyết toán nhưng khi cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước thực hiện thanh kiểm tra vẫn còn phát hiện những sai sót về khối lượng, định mức, đơn giá, chế độ chính sách dẫn đến việc giảm trừ giá trị dự toán công trình.
Nguyên nhân a Nguyên nhân kháchquan
Các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản như Luật, Nghị định thường xuyên thay đổi,điều chỉnh cho phù hợp với thời kỳ kinh tế hội nhập thế giới Tuy nhiên, các Thông tư,
Quyết định còn chưa ban hành kịp thời, chưa rõ ràng, dẫn tới việc hiểu và vận dụng để lập chi phí đầu tư xây dựng có sự khác nhau, chưa thống nhất.
Hệ thống định mức chưa kịp thời cập nhật công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại làm đơn giá công việc tăng cao Các địa phương, tỉnh thành chưa đủ khả năng xây dựng được định mức riêng cho phù hợp với đặc thù của địa phương mình, chủ yếu sử dụng định mức của Bộ Xây dựng ban hành do vậy có những công việc khi lập dự toán sẽ có đơn giá không phù hợp với tình hình thựctế.
Cách tính định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị dự toán được duyệt còn nhiều bất cập Nhiều hồ sơ thiết kế chưa coi trọng hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư, chưa tìm tòi ứng dụng công nghệ mới, giải pháp thiết kế tốt hơn khi lập hồ sơ, phương án thiết kế để có thể làm giảm giá trị đầu tư xây dựng công trình.
Sự biến động của nền kinh tế cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của dự án Sự thay đổi về lãi suất tỷ giá tiền tệ, tăng giá điện, tăng giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành vật liệu xây dựng như sắt, thép xi măng, gạch ngói, sự biến động về nguyên liệu làm tăng giá ca máy, điều này buộc các chủ đầu tư phải tăng thêm chi phí xây dựng côngtrình. b Nguyên nhân chủquan
Tổ chức bộ máy quản lý hiện nay còn chồng chéo cùng lúc cán bộ kỹ thuật vừa chịu sự quản lý của 02 phó giám đốc về công việc chuyên môn, các cán bộ kỹ thuật không chủ động sắp sếp công việc được giao, làm ảnh hưởng đến chất lượng hồ lượng hồ sơ thiết kế dự toán và thanh quyết toán Ngoài ra, năng lực chuyên môn của các cán bộ kỹ thuật trong Ban QLDA không đồng đều, một số cán bộ kinh nghiệm còn hạn chế dẫn đến tham mưu hồ sơ còn thiếu sót phải điều chỉnh dự án khi triển khai thi công làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án và chi phí đầu tư xâydựng.
Công tác khảo sát còn chưa được quan tâm đúng mức nhiều số liệu khảo sát không chuẩn xác, chưa đúng quy trình, tiêu chuẩn Các đơn vị tư vấn thực hiện công tác khảo sát với thiết bị thô sơ, trình độ chuyên môn của cán bộ khảo sát còn hạn chế sẽ không thu thập đầy đủ số liệu hiện trường làm sai lệch kết quả khi thí nghiệm dẫn đến chất lượng khảo sát chưa đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, ngoài ra, công tác khảo sát thực hiện không kỹ dẫn đến điều chỉnh phương án thiết kế, làm tăng chi phí đầu tư xây dựng.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công – dự toán chưa được tư vấn thiết kế đi sâu nghiên cứu, thu thập các số liệu liên quan để tư vấn chochủđầu tư phương án thiết kế tối ưu, hiệu quả về mặt kinh tế Các đơn vị tư vấn thiết kế thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm của mình trước khi xuất hồ sơ cho chủ đầu tư Kỹ sư làm công tác thiết kế chưa có nhiều kinh nghiệm thi công dẫn tới hồ sơ thiết kế, biện pháp thi công không phù hợp với tình hình thực tế Ngoài ra, việc kiểm soát giữa bản vẽ thiết kế và dự toán của tư vấn chưa chặt chẽ dẫn đến việc lập dự toán không chính xác ảnh hưởng đến giá trị đầu tư xây dựng côngtrình.
Công tác thẩm tra chủ yếu là kiểm tra khối lượng dự toán, chưa xem xét toàn diện để đánh giá, lựa chọn giải pháp thiết kế, biện pháp thi công tối ưu về mặt kinh tế - kỹ thuật Một số đơn vị do phải thẩm tra nhiều dự án cùng thời điểm nên công tác thẩm tra sơ sài sử dụng dữ liệu dự toán của tư vấn thiết kế đưa vào phần mềm dự toán để kiểm tra khối lượng, dẫn tới nhiều công tác còn sai sót về đơn vị chưa được chỉnh sửa, làm sai xót về khối lượng ảnh hưởng đến giá trị dự toán côngtrình.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình cho công trình Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di tích Tháp ChămPoKlongGarai
Từ thực trạng những tồn tại của Ban QLDA tác giả đưa ra các nhóm giải pháp để quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm: Giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng của bộ máy chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn như: thiết kế, thẩm tra, nhà thầu xây lắp; Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đền bù giải phóng mặt bằng; Giải pháp áp dụng chế độ chính sách và đơn giá vật tư; Giải pháp trong công tác thanh quyết toán dự án hoàn thành.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tu bổ di tích, kiểm soát chặt chẽ hoạt động này theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa[15], phải: “Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích” Hiện nay, Bộ VH-TT&DL đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh [13] Sau khi Nghị định được ban hành sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và chất lượng trong hoạt động tu bổ di tích.
Triển khai, thực hiện các quy định tại Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam [16] nhằm ngăn chặn việc khai thác làm ảnh hưởng tới giá trị của di sản thế giới; thực hiện có hiệu quả kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017.
Chỉ đạo các địa phương có di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt lập quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Căn cứ quy hoạch di tích, việc triển khai các dự án bảo tồn, tu bổ di tích luôn được ưu tiên, coi trọng; những hoạt động khai thác di tích đều được tính toán hợp lý, phù hợp với tính chất của di tích.
Bộ VH-TT&DL đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững, trong đó có việc nâng cao trách nhiệm của Bộ VH-TT&DL, các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương và các địa phương trong công tác bảo vệ gắn với phát huy bền vững các giá trị di sản văn hóa.
Thường xuyên kiểm tra các di tích, lễ hội để chỉ đạo địa phương xử lý nghiêm các hành vi trục lợi trái phép làm tổn hại tới giá trị ditích.
Tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu những giá trị tiêu biểu, đặc sắc của di sản văn hóa; theo dõi, đưa tin về tình hình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cả nước.
Về quản lý nguồn ngân sách tu bổ di tích: Nguồn ngân sách đầu tư cho những công trình tu bổ di tích do UBND cấp tỉnh, Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý trực tiếp di tích quản lý Việc quản lý ngân sách đầu tư cho những công trình tu bổ di tích được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan Trong những năm qua, Bộ VH-TT&DL và một số địa phương có nhiều di tích đã xây dựng, ban hành các văn bản, như Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/4/2004 ban hành “định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh” [17], Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, định mức vữa truyền thống trong tu bổ di tích Các văn bản trên đã góp phần quan trọng quản lý chặt chẽ nguồn ngân sách của Nhà nước đầu tư cho tu bổ ditích. Đối với định mức kinh tế trong tu bổ di tích: Cần phải khẳng định rằng, hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải được coi là lĩnh vực chuyên ngành (như các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã quy định về vấn đề này) để đáp ứng các nguyên tắc về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Do đó, hệ thống định mức kinh tế trong hoạt động này đã và đang tiếp tục được ngành VH-TT&DL coi trọng bổ sung, hoàn thiện Cụ thể như, trong năm 2016 và năm 2017, tiêu chuẩn định nghĩa, thuật ngữ trong lĩnh vực di sản văn hóa và tiêu chuẩn tu bổ di tích kiến trúc gỗ đã được xây dựng, ban hành; định mức kinh tế kỹ thuật tu bổ kiến trúc Chăm; định mức tu bổ loại hình kiến trúc gạch, đá đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu xâydựng.
3.4.1 Nâng cao chất lượng, năng lực chủ đầu tư và các đơn vị tưvấn
3.4.1.1 Cải tiến mô hình tổ chức quản lý và nhân lực quản lý chi phí đầu tư xây dựngcông trình tại Ban Quản lý dựán. a Cải tiến mô hình tổ chức quảnlý
Lập chứng từ thanh toán; báo cáo quyết toán
Phòng Giám sát thi công
(10 viên chức) Phòng Kế hoạch – Đầu tư (9 viên chức)
Thực hiện chuẩn bị đầu tư Tham mưu kế hoạch vốn
Phòng Đền bù giải phóng MB (4 viên chức)
Lập hồ sơ đền bù
Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Một trong những yếu tố giúp cho việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng đạt hiệu quả cao chính là mô hình tổ chức quản lý hoạt động, vì vậy, để khắc phục những tồn tại tác giả đề xuất mô hình tổ chức quản lý của Ban QLDA trong thời gian tới nhưsau:
Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 02 phó giám đốc, Giám đốc trực tiếp chỉ đạo Phòng
Tài vụ - Văn phòng, 01 phó giám đốc phụ trách công tác chuẩn bị đầu tư chỉ đạo trực tiếp phòng Kế hoạch – Đầu tư và Phòng Đền bù giải phóng mặt bằng, 01 phó giám đốc phụ trách công tác giám sát và quyết toán công trình chỉ đạo trực tiếp phòng Giám sát thi công.
Kiểm Giám Thanh Phụ kê, sát toán, trách áp chất quyết lương, giá lượng toán văn đền công công thư, thủ bù trình trình quỹ
Hình 3.3 Mô hình cải tiến tổ chức bộ máy Ban QLDA
Các phòng trực thuộc đứng đầu là trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban giám đốc, 01 phó trưởng phòng và các thành viên Phòng Kế hoạch – Đầu tư tham mưulậpkếhoạchvốn,lậpdựánđầutưxâydựng,thựchiệnlựachọnnhàthầu.Phòng Đền bù giải phóng mặt bằng trực tiếp tham mưu các thủ tục về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kiểm kê và áp giá đền bù Phòng Giám sát thi công tham mưu giám sát chất lượng công trình, thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành Phòng Tài vụ - Văn phòng tham mưu về tiền lương, chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng, công tác văn thư, lưu trữ lập chứng từ thanh quyết toán, lập báo cáo quyết toán. b Giải pháp nâng cao chất lượng mô hình tổ chức chủ đầutư:
Viên chức của tổ Hạ tầng kỹ thuật và tổ công trình Dân dụng hiện tại gồm 16 viên chức sẽ được phân chia lại thành Phòng Kế hoạch – Đầu tư (9 viên chức gồm: 03 kỹ sư giao thông, 04 kỹ sư xây dựng, 01 kỹ sư cấp thoát nước, 01 kỹ sư điện) và Phòng Giám sát thi công (10 viên chức gồm: 03 kỹ sư giao thông, 05 kỹ sư xây dựng, 01 kỹ sư cấp thoát nước, 01 kỹ sưđiện).
Phòng Tài vụ - Văn phòng hiện tại 05 kế toán bố trị lại Phòng Tài vụ - Văn phòng với
04 kế toán điều chỉnh giảm 01 kế toán chuyển qua Phòng Đền bù giải phóng mặt bằng.
Thành lập mới Phòng Đền bù giải phóng mặt bằng gồm 04 viên chức gồm 01 kế toán (từ tổ Tài vụ - văn phòng chuyển qua) và 03 viên chức kỹ sư chuyên ngành quản lý đất. Đến tháng 6/2020 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ tuyển thêm 06 viên chức gồm: 01 kỹ sư cấp thoát nước, 01 kỹ sư điện, 01 kỹ sư xây dựng cho Phòng Kế hoạch – Đầu tư và Phòng Giám sát thi công; tuyển bổ sung 03 kỹ sư Quản lý đất đai cho Phòng Đền bù giải phóng mặt bằng được thành lập mới để hoàn thiện bộ máy tổ chức của Ban Quản lý dự án.
Về công tác đào tạo, trang bị cơ sở vật chất:
Phòng Kế hoạch – Đầu tư: Cử viên chức tham gia các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý dự án, Nghiệp vụ đấu thầu Các viên chức phòng này lập hồ sơ thi bổ sung các chứng chỉ về Quản lý dự án (lĩnh vực Giao thông, Hạ tầng kỹ thuật, Công trình dân dụng và công nghiệp) hạng 2, kỹ sư định giá hạng 2, chứng chỉ hoạt động đấu thầu.