1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực tập tốt nghiệp Cty tinh lợi áo lông cừu a

228 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tập Tốt Nghiệp Cty Tinh Lợi Áo Lông Cừu
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Người hướng dẫn ThS. Đoàn Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ May
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 16,42 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI MÃ HÀNG MỚI TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY CÔNG NGHIỆP (11)
    • CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY (11)
      • 1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty (11)
      • 1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty (14)
      • 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty, xí nghiệp (15)
      • 1.4. Nội quy, quy chế của công ty (25)
      • 1.5. Mô hình sản xuất của công ty (26)
      • 1.6. Các loại đơn hàng, khách hàng thường xuyên, mặt hàng thế mạnh của công ty đang sản xuất (26)
      • 1.7. Các nhà cung cấp vật tư (31)
    • CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VẬT TƯ (34)
      • 2.1. Công đoạn chuẩn bị kho nguyên liệu (34)
        • 2.1.1. Sơ đồ mặt bằng kho nguyên liệu (34)
        • 2.1.2. Quy trình và phương pháp thực hiện (36)
      • 2.2. Công đoạn chuẩn bị kho phụ liệu (40)
        • 2.2.1. Sơ đồ mặt bằng kho phụ liệu (40)
        • 2.2.2. Quy trình và phương pháp thực hiện (41)
      • 2.3. Nhận xét và so sánh với kiến thức đã được học (43)
    • CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ KĨ THUẬT (45)
      • 3.1. Sơ đồ mặt bằng công đoạn chuẩn bi kĩ thuật (45)
      • 3.2. Tài liệu kĩ thuật (53)
        • 3.2.1. Quy trình nhận tài liệu kĩ thuật (53)
        • 3.2.2. Bộ tài liệu kĩ thuật cần thiết trong sản xuất may công nghiệp (55)
        • 3.2.3. Hệ thống cỡ vóc của quần áo đối với các nước (56)
      • 3.3. Thiết kế các loại mẫu (59)
        • 3.3.1. Quy trình và phương pháp thiết kế mẫu mỏng, các loại chất liệu vải, các đơn hàng xử lý hoàn tất sản phẩm( in, thêu, giặt, mài, nhuộm, xử lý chống nhàu, xử lý chống cháy…) (59)
        • 3.3.2. Quy trình và phương pháp chế thử (62)
        • 3.3.3. Quy trình và phương pháp thiết kế mẫu chuẩn, mẫu mực, mẫu thành phẩm, mẫu may (64)
          • 3.3.3.1. Mẫu chuẩn (64)
          • 3.3.3.2. Mẫu mực (65)
          • 3.3.3.3. Mẫu thành phẩm (0)
          • 3.3.3.4. Mẫu may (0)
        • 3.3.4. Phương pháp xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu( đặt hàng và cấp cho sản xuất) (66)
        • 3.3.5. Quy trình và phương pháp nhảy mẫu (67)
      • 3.4. Giác sơ đồ (0)
        • 3.4.1. Xây dựng tác nghiệp cắt theo đơn hàng (68)
        • 3.4.2. Quy trình và phương pháp giác sơ đồ (68)
      • 3.5. Cách tính toán chia và nhồi lông áo lông vũ: Cho từng chi tiết, từng cỡ.59 3.6. Nhận xét và so sánh với kiến thức đã học (69)
    • CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CHÍNH (72)
      • 4.1. Công đoạn cắt (72)
        • 4.1.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng phân xưởng cắt (72)
        • 4.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn trải, cắt vải (72)
        • 4.1.3. Xây dựng quy trình và phương pháp trải cắt vải (74)
        • 4.1.4. Nhận xét và so sánh với kiến thức đã được học (0)
      • 4.2. Công đoạn may (79)
        • 4.2.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng phân xưởng may (79)
        • 4.2.2. Xây dựng bản tiêu chuẩn thành phẩm (80)
        • 4.2.3. Phương pháp xác định định mức thời gian gia công của các nguyên công may (84)
        • 4.2.4. Phương pháp thiết kế dây chuyền và phân công lao động (84)
        • 4.2.5. Phương pháp giải chuyền một mã hàng mới (85)
        • 4.2.6. Phương pháp tổ chức sản xuất và điều hành dây chuyền (86)
        • 4.2.7. Xây dựng chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, các biện pháp kiểm soát sản phẩm lỗi trên dây chuyền (91)
        • 4.2.8. Nhận xét và so sánh với kiến thức đã học (96)
      • 4.3. Công đoạn hoàn tất sản phẩm (98)
        • 4.3.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng phân xưởng (98)
        • 4.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn là, gấp, đóng gói, hòm hộp xuất hàng (99)
        • 4.3.3. Xây dựng quy trình và phương pháp thực hiện công đoạn: là, gấp, đóng gói, hòm hộp, xuất hàng (100)
        • 4.3.4. Nhận xét và so sánh với kiến thức đã được học (102)
    • CHƯƠNG 5. NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÁC CÔNG ĐOẠN PHỤC VỤ VÀ XỬ LÝ HOÀN TẤT SẢN PHẨM (104)
      • 5.1. Công đoạn ép mex, cắt dập (104)
        • 5.1.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng (104)
        • 5.1.2. Quy trình và tiêu chuẩn (104)
          • 5.1.2.1. Quy trình và tiêu chuẩn ép mex (104)
          • 5.1.2.2. Quy trình và tiêu chuẩn cắt rập (105)
      • 5.2. Công đoạn in (105)
        • 5.2.1. Quy trình và tiêu chuẩn (107)
      • 5.3. Công đoạn giặt mài (108)
        • 5.3.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng (108)
        • 5.3.2. Quy trình và tiêu chuẩn (108)
      • 5.4. Nhận xét và so sánh với kiến thức đã được học (109)
    • CHƯƠNG 6. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC Ý TƯỞNG, GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY (110)
      • 6.1. Nhận xét chung (110)
      • 6.2. Ưu, Nhược điểm của từng bộ phận, công đoạn đã nghiên cứu (110)
      • 6.3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả (112)
  • PHẦN II: THỰC HÀNH ÁP DỤNG TRIỂN KHAI MỘT MÃ HÀNG MỚI (114)
    • CHƯƠNG 1. CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ KĨ THUẬT (114)
      • 1.1. Tiếp nhận và xử lý tài liệu (114)
      • 1.2. Thiết kế mẫu (130)
      • 1.3. Thiết kế mẫu chuẩn (133)
      • 1.4. Nhảy mẫu (139)
      • 1.5. Bảng thống kê nguyên phụ liệu (142)
      • 1.6. Bảng thống kê chi tiết (145)
      • 1.7. Giác sơ đồ (145)
      • 1.8. Kế hoạch chi tiết của mã hàng (152)
        • 1.8.1. Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu (152)
        • 1.8.2. Bảng định mức nguyên phụ liệu (167)
    • CHƯƠNG 2. CÔNG ĐOẠN CẮT (172)
      • 2.1. Tiêu chuẩn trải, cắt vải (172)
      • 2.2. Đánh số (174)
      • 2.3. Bóc tập (176)
      • 2.4. Phối kiện (0)
    • CHƯƠNG 3. CÔNG ĐOẠN MAY (177)
      • 3.1. Bảng thông số kích thước và ký hiệu thiết bị sử dụng trên chuyền (177)
      • 3.2. Lựa chọn phương tiện vận chuyển trên chuyền (178)
      • 3.3. Phân công số lượng thiết bị và lao động trên chuyền (178)
    • CHƯƠNG 4. CÔNG ĐOẠN HOÀN THÀNH SẢN PHẨM (185)
      • 4.1. Công đoạn dò kim (185)
      • 4.2. Gấp, đóng gói (186)
      • 4.3. Đóng thùng (189)
    • CHƯƠNG 5. Công đoạn xuất hàng (197)
      • 5.1. Quy trình xuất hàng (197)
      • 5.2. Tờ khai hải quan (198)
  • KẾT LUẬN (202)
  • PHỤ LỤC (203)

Nội dung

báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty tinh lợi KCN lai vu Kim Thành Hải dương sản phẩm áo jacket lông cừu A................................................................................................................................................................................................

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI MÃ HÀNG MỚI TRONG SẢN XUẤT HÀNG MAY CÔNG NGHIỆP

TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY

- Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH May Tinh Lợi là một thành viên của tập đoàn Crystal Hong Kong- một trong những nhà sản xuất và kinh doanh hàng may mặc hàng đầu trên thế giới.

Tập đoàn Crystal được Yvonne và Kenneth Lo thành lập vào tháng

11 năm 1970 Bước đầu khởi lập là nhà máy áo len tại Hong Kong với 70 người lao động Ngày nay tập đoàn đã có 15 nhà máy với trên 40.000 lao động Tập đoàn Crystal đã phát triển và hội nhập vào một số tổ chức quốc tế, hằng năm sản xuất và buôn bán 180 triệu sản phẩm may mặc.Với doanh thu hàng năm lên tới 950 triệu USD, Crystal trở thành một trong những tập đoàn kinh doanh hàng may mặc lớn nhất thế giới.

Công ty TNHH May Tinh lợi là một trong những công ty con của tập đoàn Crystal, hoạt động từ tháng 6/ 2006 đến nay đã có 02 nhà máy đang hoạt động tại Tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Nhà máy 1 (TL1) tại KCN Nam Sách, Phường Ái Quốc, TP Hải Dương với diện tích 9,2 ha Được thành lập vào tháng 3 năm 2003 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6.2006 Tổng vốn đầu tư 64.000.000 USD; hiện tại có 5 Block, tới nay đã có trên 5.000 lao động.

Nhà máy 2 (TL2) tại KCN Lai Vu, xã Lai Vu, huyện Kim Thành với diện tích 53 ha, hiện tại có 10 Block từ 1 đến 10 Được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 4.2013 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8.2014 với 2.500 lao động ban đầu, tăng gần 10.000 lao động vào cuối 2016 và 16.900 lao động vào năm 2022 Tổng vốn đầu tư: 124.000.000 USD Với quy mô 170.000.000 sản phẩm/năm.

Tinh Lợi hiện đang là nhà máy dệt may lớn nhất tại Tỉnh Hải Dương và khu vực phía Bắc Việt Nam.

Với các mặt hàng sản xuất phong phú, đa dạng bao gồm cả dệt kim, dệt len cùng các nhánh phụ trợ như giặt, in, thêu… may Tinh Lợi đáp ứng tất cả các nhu cầu của thị trường Châu Âu, Châu Á, Nhật Bản và trên toàn cầu.

Với một đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn cao, cùng việc trọng dụng và đào tạo nhân tài và quan trọng hơn hết là xây dựng công ty thành gia đình thứ 2 của Người lao động, sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng- Công ty May Tinh Lợi sẽ sẵn sàng cho các thử thách phía trước- Tương lai May Tinh Lợi sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển vững vàng cùng với sự phát triển của tập đoàn Crystal và Tỉnh Hải Dương cũng như đất nước Việt Nam.

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Hình 1.1 1 Hình ảnh công ty May Tinh Lợi

Bảng 1.1 1.Bộ máy quản lý và địa chỉ liên hệ công ty may Tinh Lợi

Tên công ty Tên tiếng việt: Công ty TNHH May Tinh Lợi

Tên tiếng anh: Regent Garment Factory Ltd Địa chỉ TL1: KCN Nam Sách- phường Ái Quốc- thành phố

Hải Dương TL2: KCN Lai Vu- huyện Kim Thành- tỉnh Hải Dương Điện thoại 03203574168

Wedsite của công ty w.w.w.tinhloi.com

Người đại diện theo pháp luật Ông Chin Kwee Richard- Giám đốc điều hành

1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Chức Công ty có 4 cấp quản lý chính:

+ Quản lý bộ phận sản xuất

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty, xí nghiệp

- Chức năng: quản lí toàn bộ hoạt động của công ty, đưa ra các chính sách, hoạch định tổ chức đào tạo nguồn lực kế thừa

- Nhiệm vụ: phân công nhiệm vụ cho các phó tổng giám đốc giải quyết và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề đã được giao phụ trách và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hàng ngày, hàng tháng, hàng quý.

Giám đốc sản xuất và trưởng các bộ phận chức năng

+ Giám đốc sản xuất ( gồm có giám đốc sản xuất hàng Âu- Mỹ và giám đốc sản xuất xưởng Nhật): quản lý các bộ phận liên quan đến sản xuất trong phạm vi toàn phân xưởng.

+ Trưởng các bộ phận chức năng: như Hành chính- Nhân sự, Tài chính- Kế toán,

- Chức năng: tổ chức xắp sếp, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra các bộ phận trên cơ sở phân công công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý.

+ Tiếp nhận kế hoạch sản xuất

+ Họp và triển khai thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng,

+ Kiểm tra việc thực hiện và điều chỉnh kịp thời tình hình sản xuất hàng ngày để đảm bảo kế hoạch sản xuất theo tuần tháng, quý đạt yêu cầu

+ Kiểm soát toàn bộ vật tư, hàng hóa, kí phiếu xuất vật tư, thiết bị, hàng hóa theo quy định của tổng công ty

+ Báo cáo tình hình sản xuất cho tổng giám đốc và phòng kế hoạch

+ Kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên xây dựng quy chế thi đua sôi nổi trong sản xuất

Quản lí bộ phận sản xuất

Bao gồm 4 quản lý: Quản lý bộ phận May- Hoàn thiện xưởng F, G, H, I, J ( sản xuất hàng Âu- Mỹ), Quản lý bộ phận May- Hoàn thiện xưởng A, E (sản xuất hàng Nhật), Quản lý bộ phận May- Hoàn thiện xưởng B, C, D (sản xuất hàng Nhật).

- Chức năng: thay mặt Giám đốc điều hành quản lí trực tiếp các bộ phận sau: tổ cơ điện, KCS tại chuyền, kĩ thuật chuyền

+ Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc thực hiện công việc của Quản đốc, chuyền trưởng, tổ trưởng, kỹ thuật chuyền.

+ Dựa vào kế hoạch sản xuất họp đầu tháng, xây dựng kiểm tra và thực hiện kế hoạch sản xuất của các chuyền theo đúng kế hoạch hàng ngày, hàng tháng mà giám đốc ban hành.

+ Họp triển khai sản xuất

+ Xử lý mang tính tập thể những ách tắc xảy ra

+ Điều hành bộ phận cơ điện kiểm tra phiếu đăng kí thiết bị, chuẩn bị máy móc, thiết bị, cữ gá, kiểm tra thái độ phục vụ, thời gian sửa chữa của họ

Có 10 quản đốc xưởng theo thứ tự từ A đến J ( theo bảng chữ cái tiếng anh

+ Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động tại chuyền mình khi Phó giám đốc đi vắng

+ Chịu trách nhiệm với Giám đốc, Phó giám đốc về công tác tổ chức sản xuất tại chuyền may và chất lượng sản phẩm

+ Báo cáo sản xuất cụm 2h/ lần cho Phó giám đốc về tình hình sản xuất tại chuyền may

+ Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của công nhân, chuyền trưởng, tổ trưởng

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

+ Chịu trách nhiệm với Giám đốc về năng suất, chất lượng sản phẩm thực hiện tại các chuyền may

+ Kiểm tra đôn đốc thiết bị đầu vào của cơ điện để chuẩn bị sản xuất

+ Kiểm tra việc thực hiện định mức từng cụm, phát hiện kịp thời cá nhân không đạt định mức, hướng dẫn kèm cặp công nhân có năng suất thấp, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực thợ trong từng cụm, chuyền may.

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VẬT TƯ

CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VẬT TƯ 2.1 Công đoạn chuẩn bị kho nguyên liệu

2.1.1 Sơ đồ mặt bằng kho nguyên liệu

Kho vải được tổ chức đảm bảo yêu cầu về tổ chức mặt bằng, yêu cầu về cấp phát vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo yêu cầu về chủng loại, số lượng, chất lượng khi cấp phát Đảm bảo được vật liệu trong kho không bị mối mọt ẩm ướt, phòng cháy chữa cháy Kho vải ở công ty TNHH may Tinh Lợi có diện tích khá lớn: 5000 m2, bao gồm kho vải, kho phụ liệu và kho thành phẩm.

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

2.1.2 Quy trình và phương pháp thực hiện

Giám đốc bộ phận sẽ cử cán bộ xuống làm thủ tục nhận hàng và thuê container để vận chuyển hàng về công ty Khi container đưa vải tới kho vải công ty, công nhân sẽ xem vận đơn, so sánh với chứng từ và nhận nguyên chì Nếu không đúng với chứng từ thì báo cáo lại với nhà cung cấp.

- Kiểm tra vải theo hệ thống 4 điểm

-Tất cả các lỗi đều được quy ra điểm.

- Các lỗi bị đùn lên (dù mỏng hay dày) đề phải đánh lỗi, trừ khi do tính chất của vải là như vậy.

- Lỗi tiếp diễn nhiều trên mỗi Yard (=0,9144m) được tính thành 4 điểm.

- Mỗi lỗi thủng, rách hay đứt sơi (dù lỗ nhỏ hay lớn) đều tính thành lỗi nặng và được tính thành 4 điểm.

 Các lỗi có chiều dài tới 3” (=7,6cm) được tính bằng 1 điểm.

 Các lỗi có chiều dài tới 6” (,2cm) được tính bằng 2 điểm.

 Các lỗi có chiều dài tới 9” (",8cm) được tính bằng 3 điểm.

 Các lỗi có chiều dài trên 9” (",8cm) được tính bằng 4 điểm.

Mỗi Yard chiều dài không được tính quá 4 điểm

Lỗi ngang hay dọc đều cùng điểm

Tất cả các lỗi đều phải được đánh đấu, các dạng lỗi khác các lỗi trên đều quy thành 1 điểm

Nếu đơn vị đo là cm thì phải tiến hành đổi thành Yard hoặc Inches

- Đối với một số khách hàng yêu cầu số điểm lỗi (đạt hay không đạt) có chỉ định riêng thì phải áp dụng số điểm lỗi theo quy định của khách

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh hàng đó.

Defect rate ( tỉ lệ sai sót)

+ Chú ý hơn với nhà cung cấp loại C, D.

+ Lỗi phải được đánh dấu bằng tem lỗi màu đỏ

+ Tất cả các lỗi phải được ghi rõ vị trí của lỗi, tên lỗi và tính điểm của lỗi

+ Phải vệ sinh máy kiểm vải khi kết thúc kiểm màu tối chuyển sang màu sáng

+ Cuộn vải loại A, B dán tem màu xanh

+ Cuộn vải chờ khách hàng xác nhận dán tem màu tím

+ Cuộn vải loại D dán tem màu đỏ và phải được lưu giữ tại kho riêng biệt

- Kiểm soát vải trong cuộn

+ Cân vải và so sánh với số cân trên tem của nhà cung cấp Nếu thiếu vượt quá 0.5 kg thì không mở túi bóng mà trả lại kho và báo cho nhóm Merchandise gọi cho nhà cung cấp.

+ So sánh chiều dài cuộn thực tế đo được trên máy với số yard trên tem và ghi chép vào báo cáo. vải: Phân loại và bảo quản cuộn nên được tách ra theo ánh màu, khổ vải lô hàng, độ co rút theo mã hàng.

- Không trộn các khổ vải với nhau trong cùng một giá chênh lệch 1” có thể chấp nhận được.

- Tất cả các giá phải có thứ tự để nhận dạng Số lượng trên kệ phải giống với sồ trên bảng trắng.

- Trên giá có nhãn đầu giá với thông tin: số giá, mã hàng, màu, giai đoạn kiểm tra, kết quả kiểm tra.

- Không trộn lẫn các loại vải khác nhau vào một giá.

- Không trộn lẫn các loại vải tối màu và sáng màu vào cùng một giá. vải cần phải bọc để tránh bẩn.

Hình 1.2 2 Hình ảnh lưu trữ vải

Hình 1.2 3 Máy đo độ ẩm và nhiệt độ trong kho nguyên phụ liệu Xuất vải - Thực hiện theo kế hoạch xuất nguyên phụ liệu theo định mức Dựa

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh cho sản xuất vào bảng màu để đối chiếu, lấy đúng nguyên liệu yêu cầu Với một số loại nguyên liệu cần xử lý trước khi cắt thì cần bám sát kế hoạch.

Quản lí hàng tồn, lỗi

Hàng tồn sẽ để riêng ra một vị trí trong kho Vải tồn sẽ được giữ lại để sản xuất mã hàng khác lặp lại.

2.2 Công đoạn chuẩn bị kho phụ liệu

2.2.1 Sơ đồ mặt bằng kho phụ liệu

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Bàn cho người ở xưởng lấy hàng Giá để phụ liệu đang sử dụng Giá để phụ liệu đang sử dụng Giá để phụ liệu đang sử dụng Giá để phụ liệu đang sử dụng Giá để phụ liệu đang sử dụng

Giá để phụ liệu lỗi hay thừa Bàn

Giá để phụ liệu mới nhập Giá để phụ liệu mới nhập

Bàn đổi thẻ ra vào kho

Hình 1.2 4 Sơ đồ mặt bằng kho nguyên phụ liệu

2.2.2 Quy trình và phương pháp thực hiện

Nhập phụ liệu vào kho

Khi phụ liệu về bên kho phụ liệu sẽ tiến hành: nhận hàng, kiểm tra số lượng và điền vào bảng Material input report Nhân viên QA sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn AQL 1.5.

- Khi phụ liệu về thì nhân viên của kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng phụ liệu theo packing list và nhân viên QA sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn AQL 1.5 Khi kiểm tra phụ liệu phải có tài liệu kỹ thuật, bảng màu gốc và bảng màu đã được duyệt do phòng kỹ thuật cung cấp để đối chiếu.

- Các loại tem, mác, thẻ bài, con giống theo tiêu chuẩn AQL 0.25

- Nhãn, thẻ treo, thẻ giá thì kiểm tra như sau: Kiểm tra mã hàng, màu sắc, thành phần hiển thị và chữ viết có giống yêu cầu của tài liệu kỹ thuật, bàng màu, thông số và chất lượng có đúng yêu cầu không? Kiểm tra ngoại quan xem chữ có rõ ràng, có bị xước chỉ, lỗi sợi, dầu bẩn, rách nát hay vấn đề gì kém chất lượng hay không ?

- Kiểm tra cúc: Kích thước và hình dạng có chuẩn xác không Mặt cúc có bị lỗi hay xước gì không? Nếu có chữ trên mặt cúc thì có chuẩn xác không? Viền ngoài cúc có bị xước hay có điểm gì sắc nhọn không?

- Thẻ dán: Kiểm tra xem bề mặt thẻ dán có bị nhòe, bẩn, có vấn đề về chất lượng không?

- Kiểm tra nội dung trên thẻ dán có chính xác không? Kiểm tra chữ in trên thẻ có nhìn rõ không?.

Nhập phụ liệu vào kho

- Kiểm tra chỉ may: Kiểm tra chủng loại chỉ, kiểm tra chi số chỉ, code màu, kiểm tra chỉ có khác màu không ?

- Kiểm khóa: Kiểm tra kích thước, hình dạng, màu sắc, chủng loại có đúng không? Có đày đủ răng khóa không? Đầu khóa và củ khóa có đúng không, bị sứt mẻ hay lỗi gì không? Phải kéo khóa lên xuống ít nhất 3 lần xem có bị hỏng không? Phải bẻ gập củ khóa xuống sau đó kéo khóa sang hai bên xem có đảm bảo không?

- Những loại phụ liệu khác: kiểm tra số lượng theo xác xuất

- Kiểm tra chất lượng thì sẽ tiến hành kiểm tra 10% cho mỗi lô hàng 10% không đạt sẽ kiểm thêm 10% Nếu kiểm thêm 10%vẫn không đạt thì sẽ chuyển mẫu lỗi cho khách hàng để phê duyệt lỗi Nếu lỗi không được phê duyệt thì sẽ tiến hành kiểm 100%.

- Đối với nhưng khách hàng yêu cầu phải dò kim thành phẩm thì tất cả các phụ liệu kim loại đều phải dò kim trước khi chuyển ra chuyền may.

- Đối với những khác hàng yêu cầu kiểm tra ánh mầu phụ liệu thì cần phải làm bảng ánh mầu kiểm tra phụ liệu cho tất cả các phụ liệu nhuộm mầu.

- Khi kiểm tra phụ liệu phải đưa qua hộp soi màu với ánh sáng UL3500 để kiểm tra màu sắc của phụ liệu.

- Phân loại, phân màu, phân theo đơn hàng để việc cấp phát phụ liệu cho công đoạn sản xuất diễn ra phù hợp với tiến trình sản xuất.

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ KĨ THUẬT

CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ KĨ THUẬT 3.1 Sơ đồ mặt bằng công đoạn chuẩn bi kĩ thuật

- Sơ đồ mặt bằng phòng kế hoạch sản xuất PPC ( Production Plan Control)

Khu vực pantry+ nhà vệ sinh

Khu vực pantry + nhà vệ sinh Phòng senior traning

Khu vực làm việc của nhân viên

Khu vực làm việc của nhân viên

- Phòng PPC được chia thành các bộ phận nhỏ, đảm nhận các vị trí công việc liên quan mật thiết với nhau PPC fabric (theo dõi vải về), MU (tính giá), DOC (tài liệu), shipment (xuất hàng), YYE ( định mức), MM (quản lí vải), ACC ( phụ liệu), FL (kế hoạch xuất hàng), Subcontrator ( nhà thầu phụ).

+ Nhóm DOC: chia thành 3 nhóm nhỏ là tài liệu, bảng màu và giao mẫu cho khách hàng Nhóm tài liệu sẽ nhận tài liệu đơn hàng từ Merchandise Đó là tài liệu dự kiến về số lượng màu sắc, cỡ Merchandise sẽ gửi mẫu PO rồi họp trước sản xuất Sau đó nhóm DOC sẽ dịch tài liệu dựa vào áo mẫu (PP sample), tài liệu dịch của merchandise và tài liệu về độ co của CMD để làm lại tài liệu kĩ thuật gửi cho sản xuất Bên làm bảng màu sẽ dựa vào mã code của màu, nguyên phụ liệu để dán sau đó check lại một lần nữa.

+ Nhóm PPC Fabric: theo dõi đơn hàng từ lúc bắt đầu đặt hàng cho đến khi hàng đến công ty, lấy thông tin về số lượng đơn hàng, mã đơn hàng, màu sắc, thành phần vải, phương thức vận chuyển, ngày tháng hàng về tới cảng từ vận đơn, chứng từ nhà cung cấp gửi qua email Từ đó lập kế hoạch sản xuất phù hợp với chuyên môn của từng chuyền mà không ảnh hưởng đến tiến độ của khách hàng đưa ra.

+ Nhóm subcontrator: Nhiệm vụ là xem khả năng sản xuất, năng lực của nhà thầu phụ để chia hàng cho nhà thầu phụ Nhà thầu phụ lớn của công ty: Công

Ty TNHH Nam Thuận- Hải Phòng

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Sơ đồ mặt bằng phòng kĩ thuật IE (Industrial Engineer)

Hình 1.3 2 Sơ đồ mặt bằng phòng kĩ thuật Khu vực pantry

Quy trình làm việc của phòng IE:

- Nhận thông tin về đơn hàng mới như nguồn mẫu, đơn hàng, bảng màu, thông tin SAM từ PPC, phòng kĩ thuật IE sẽ dựa theo quy trình, điều kiện thực tế của đơn hàng để làm việc.

- Nếu kế hoạch vào gấp các đơn hàng mới, IE sẽ tiến hành nghiên cứu đơn hàng trước, rồi chuyển cho bên phòng cơ khí kiểm tra máy móc, ke cữ theo layout.

- Nếu có kế hoạch vào hàng gấp, IE sẽ dựa vào các đơn hàng trước đó để giảm thời lượng đào tạo đơn hàng mới cho phù hợp với kế hoạch Trong trường hợp PPC không nhận được mẫu duyệt, đơn hàng từ khách hàng, IE sẽ thỏa thuận với sản xuất về việc đào tạo đơn hàng mới đối với quản lý may, chuyền trưởng bằng bất kỳ thông tin nào có sẵn trong tay để tiến hành sản xuất tránh tình trạng để chết chuyền.

-Tất cả layout, tài liệu kĩ thuật, các lưu ý và các video thao tác chuẩn ( nếu có) sẽ chuyển cho Trainer để tiến hành hướng dẫn đơn hàng mới cho quản lý và các công nhân sẽ được training, hướng dẫn thao thác trước khi vào sản xuất thực tiễn.

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Sơ đồ mặt bằng phòng giác, rập sơ đồ CMD ( computer marker department)

Phòng CMD sẽ chia thành 2 nhóm: CMD phát triển và CMD bulk

+ CMD phát triển sẽ tiếp nhận size gốc từ khách hàng do PPC đưa ra sau đó nhảy size theo thông số của khách hàng gửi

+ CMD bulk sẽ xử lý dung sai cho tài liệu đơn hàng của khách hàng.Tiếp đó gửi kết quả cho Merchandise để họ liên lạc hỏi ý kiến khách hàng Nếu khách hàng đồng ý thì merchandise sẽ gửi tài liệu đó cho các bộ phận khác Nếu khách hàng không đồng ý thì CMD xử lý lại dung sai.

Nhân viên máy in sơ đồ máy in sơ đồ máy in sơ đồ

Trưởng phòng Phó phòng máy in sơ đồ

Nhân viên máy in sơ đồ

+ Nhóm CMD phát triển sẽ tiến hành ra rập mẫu nếu có sự đồng ý của khách hàng Sau đó nhóm CMD Bulk sẽ thêm độ co vải sau khi tính toán, thí nghiệm vào bộ rập đó.

+ Trước khi tiến hành cắt vải, CMD sẽ nhận được kế hoạch của khách hàng từ merchandise, CMD sẽ đưa ra cách xả vải dựa trên cấu tạo, thành phần của loại vải đó và chuyển cho khu vực xả.

- Sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm vải LAB ( Laborary store)

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Văn phòng Kho lưu trữ

EXIT Cầu thang thoát hiểm

Hình 1.3 3 Sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm vải LAB

Xả hơi/ xả thường Vải được nghỉ 4h

Kẻ vẽ thông tin lên cây vải:đơn/batch/số cây

Giặt áo (G/M) Giặt vải (Spray) Đo

Vắt sổ nối với nhau Đo

Nhận lại Gửi cho nhà giặt

- Sơ đồ mặt bằng phòng may mẫu SPL ( Sample room)

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

KHU VỰC MAY KHU VỰC MAY KHU VỰC MAY KHU VỰC MAY KHU VỰC MAY KHU VỰC MAY KHU VỰC MAY

KHU VỰC MAY KHU VỰC

Hình 1.3 4 Sơ đồ mặt bằng phòng may mẫu

-Sau khi nhận được BTP và tài liệu, nhân viên may mẫu sẽ kiểm tra lại sau đó tiến hành may mẫu.

Trong quá trình may mẫu nếu có vấn đề gì chưa rõ, cũng như có những điểm không thể may được cần sửa đổi sẽ nói vs mer để mer trao đổi với khách hàng để đưa ra phương án tốt nhất.

3.2.1 Quy trình nhận tài liệu kĩ thuật

Bộ phận liên quan Nội dung

1 Bộ phận kế hoạch - Nhận tài liệu và sắp xếp lên kế hoạch

- Quản lí toàn bộ đơn hàng từ lúc nhập NPL đến khi thành thành phẩm xuất

- Chịu trách nghiệm về tiến độ của mẫu.

Xác định độ co giãn (Vải chính, lót, mex ), lên kế hoạch trải vải

Xác định độ co, độ giãn gửi cho nhân viên nhảy độ co giãn

4 Chỉnh sửa và nhảy độ co giãn Chỉnh sửa và nhảy độ co giãn

5 Giác sơ đồ - Lên kế hoạch giác sơ đồ

- Tính số mét vải cần dùng cho đơn hàng

6 Kiểm tra thông số, số lượng chi

- Kiểm tra thông số đo, số lượng các chi tiết khớp với thông tin của sản phẩm của từng khách hàng tiết và rập mẫu cứng - Rập và sắp xếp các chi tiết của từng mã hàng

- Nhận mẫu cứng và tài liệu cắt BTP theo yêu cầu từng loại vải để đảm bảo khi lên thành sản phẩm vải sẽ cùng chiều nhau.

- BTP sau khi cắt sẽ được kiểm tra lại, đánh số, cắt bổ sung những chi tiết không đạt yêu cầu (nếu có).

- Sau khi nhận được BTP và tài liệu, nhân viên may mẫu sẽ kiểm tra lại sau đó tiến hành may mẫu.

- Trong quá trình may mẫu nếu có vấn đề gì chưa rõ, cũng như có những điểm không thể may được cần sửa đổi sẽ nói vs mer để mer trao đổi với khách hàng để đưa ra phương án tốt nhất.

- Kiểm tra thông số kích thước, quy cách may, form sản phẩm từ sản phẩm may mẫu so với sản phẩm mẫu từ phòng may mẫu gửi về, nếu cần chuyển đổi sẽ gửi cho may mẫu sửa.

10 Phiên dịch và bảng màu

- Dựa vào áo mẫu , xây dựng bảng quy trình tạm thời gửi xuống truyền sản xuất

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CHÍNH

CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CHÍNH 4.1 Công đoạn cắt

4.1.1 Vẽ sơ đồ mặt bằng phân xưởng cắt

A : Khu tẩy bẩn E: Máy cắt vòng

B : Máy cắt viền F : Máy đánh chỉ

: Xe hàng D: Máy đánh chun

4.1.2 Xây dựng tiêu chuẩn trải, cắt vải

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Hình 1.4 1 Sơ đồ mặt bằng phân xưởng cắt

- Đối chiếu tác nghiệp bàn trải, bảng màu, thông tin nguyên liệu ( vải, ánh màu)

- Kiểm tra khổ vải, mặt phải trái của vải, chiều tuyết, chiều hoa theo yêu cầu kĩ thuật

- Quyết toán vải để phát hiện tình trạng thiếu thừa của nguyên liệu khi trải hết cây

- Báo cáo quản lý khi phát hiện sự khác biệt của mã hàng

- Đối chiếu sơ đồ với tác nghiệp bàn cắt, ghi lại toàn bộ thông tin của bàn trải vải cho QC, thợ cắt đối chiếu kiểm tra trước khi đưa vào cắt

- Bó buộc , ghi rõ thông tin cây vải , số bàn vải , ký hiệu lên đầu tấm vừa trải khi chuyển ra khu vực để đầu tấm.

+ Kiểm tra đúng sơ đồ Kiểm tra hai bên biên, dùng kẹp cố định vải và mẫu.

+ Đeo găng tay sắt trước khi cắt( nếu cắt thủ công), gọt biên, bấm nhả để giảm độ căng của bàn cắt

- Yêu cầu khi cắt vải:

+Khi đưa bàn vải vào cắt , công nhân phải kiểm tra đối chiếu với sơ đồ giấy , cài đặt thông số như tốc độ, lực hút, độ rung cao , dùi dấu , … thuộc chất liệu của từng mã hàng.

+ Vải phải được xả trước và xổ vải 24 tiếng trước khi cắt.

+ Chiều dài, rộng sơ đồ không dài quá chiều dài, rộng của bàn trải vải.

+Chiều cao bàn vải không quá 6 inch Số lớp vải trên bàn cắt tùy thuộc vào độ dày của từng loại vải.( sẽ theo khuyến nghị của phòng CMD)

+ Cắt chính xác theo đường vẽ trên sơ đồ.(tùy thuộc vào từng đơn hàng, nếu đơn hàng là vải kẻ thì cắt phá trước, sau đó mới cắt gọt chi tiết))

+ Dung sai khi cắt chi tiết lớn (± 3 mm), chi tiết nhỏ cắt chính xác.

+ QC cắt kiểm tra bán thành phẩm theo rập cứng Bán thành phẩm phải được may.

4.1.3 Xây dựng quy trình và phương pháp trải cắt vải

- Trước khi được đem đến nhà cắt, vải được chuyển từ kho vải đến nhà xả vải để tiến hành xả.

- Công ty có 3 loại máy xả vải: xả spostling ở nhiệt độ cao, xả hơi và xả thường Phương pháp xả phòng CMD sẽ đưa ra sao cho phù hợp với cấu trúc, thành phần, đặc tính của từng loại vải.

- Sau khi xả xong, vải sẽ được cho vào khu vải chờ, để vải nghỉ từ 24- 48h tùy loại vải.

Hình 1.4 2 Hình ảnh máy xả vải của công ty Quy trình trải vải

STT Tên công đoạn Miêu tả quá trình hoạt động Yêu cầu

- Yêu cầu tất cả các điều kiện về an toàn lao động để sẵn sàng cho sản xuất.

- Lấy và hoàn trả xe xả đã kết thúc. Đảm bảo sẵn sàng trước khi bắt đầu sản xuất

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

STT Tên công đoạn Miêu tả quá trình hoạt động Yêu cầu

Kiểm tra thông tin trên phiếu

Công nhân trải vải kiểm tra tỉ lệ size, cỡ, số lượng giữa các phiếu trải vải xem có khớp trên phiếu đầu xe.

Hiểu rõ yêu cầu, hướng trải của vải

- Công nhân làm theo hướng dẫn công việc của quản lý về việc tạo chủng loại trên các máy trải vải dựa theo đặc tính của mỗi loại vải.

- Công nhân trải vải phủ và cố định giấy lên bàn cắt.

- Theo sát quá trình trải vải song song điều chỉnh máy nếu có và cũng có thể điều chỉnh vải bẳng tay.

- Khi trải xong 1 cuộn, phải dùng chỉ để phân tách riêng.

- Bề mặt giấy song song với cạnh bàn cắt.

- Nếu thấy cây vải bị thiếu yards thì gửi báo cáo cho các bộ phận liên quan.

- Điền vào phiếu trải vải đầy đủ thông tin như: Màu, số lượng, lớp, các thông tin sai hỏng khác( nếu có)

Công nhân / Nhân viên phòng kỹ thuật

STT Tên công đoạn Miêu tả quá trình hoạt động Yêu cầu

- Kiểm tra các lớp xem có đúng hay không, sau đó gửi phiếu trải vải cho nhà cẳt để nhập lên hệ thống.

- Đặt các cuộn vải sai hỏng vào vị trí riêng để chờ vải thay thế.

- đảm bảo vải sạch sẽ.

Dọn dẹp khu vực làm việc

Tắt hết các thiết bị điện và dọn dẹp khu vực làm việc trước khi ra về. Đảm bảo 6S tại khu vực làm việc.

- Kiểm tra trước khi cắt:

+ Kiểm tra nguyên liệu phải đúng với chất liệu vải, màu vải, canh sợi, chiều tuyết.

+ Kiểm tra sơ đồ, phiếu tác nghiệp, phiếu bàn cắt, thời gian tở vải phải đúng với mã hàng cần cắt.

- Kiểm tra trong quá trình cắt:

+ Công nhân cắt và QC cắt có trách nhiệm kiểm tra và chỉ được cắt sau khi đã kiểm tra trải vải đạt yêu cầu.

+ Thợ cắt phải cắt đúng theo mẫu sơ đồ.

+ Trong quá trình cắt, nếu có sai lỗi lớn (không đúng màu, đánh lộn số) thì

QC cắt phải lập biên bản và yêu cầu sửa chữa khắc phục sai hỏng.

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Bảng 1.4 1 Quy trình cắt vải Quy trình:

Bước 1 Trải sơ đồ và kẹp sơ đồ:

+ Sau khi trải vải xong thì trải sơ đồ giác lên để đánh số bàn cắt.

+ Dùng kẹp để cố định vải với sơ đồ giác.

Bước 2 Gọt cách biên vải 1,5cm

Bước 3 Cắt phá theo từng chi tiết:

+ Cắt từng chi tiết theo chiều từ ngoài vào trong.

+ Cắt theo đường chì trên sơ đồ.

Bước 4 Cắt thân trước, vòng nách, sườn.

Bước 5 Cắt thân sau, Vòng nách.

Bước 6 Cắt gấu: Cắt gấu từ phía ngoài vào và cắt sườn từ phía gấu lên.

+ Có nhiều loại máy cắt hiện đại: máy cắt tự động, máy cắt đẩy tay, , máy ép mex, máy cắt viền, máy cắt vòng

+ Khu vực trong nhà cắt được bố trí hợp lý

- Một vài công nhân chưa có ý thức thực hiện đúng nội quy an toàn lao động, mặc đầy đủ trang thiết bị, đồ bảo hộ lao động của công ty cấp phát dễ gây tai nạn lao động.

Nội dung Trường Đại học Công nghiệp

Công ty TNHH May Tinh Lợi

Giống nhau - Các tiêu chuẩn trải cắt, quy định trải cắt vải là giống nhau.

Khác nhau - Trải cắt vải đều thủ công khiến số lượng cắt bán thành phẩm ít.

- Thực hiện xả vải trước khi cắt.

- Có nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu của nhiều loại vải và yêu cầu của khách hàng.

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

4.2.1 Vẽ sơ đồ mặt bằng phân xưởng may

Xe để BTP đang sản xuất

Xe để BTP đang sản xuất

Xe để BTP đang sản xuất

Khu vực làm việc của thư kí

Khu vực là QA Bàn thành phẩm

Chuyền may xường 1 Bàn kẹp hàng

Khu vực là QA Bàn thành phẩm

Chuyền may xường 1 Bàn kẹp hàng

Khu vực là QA Bàn thành phẩm

Chuyền may xường 1 Bàn kẹp hàng

Hình 1.4 3 Sơ đồ mặt bằng phân xưởng may

4.2.2 Xây dựng bản tiêu chuẩn thành phẩm Đơn hàng 5V2207227 của style 242F056

Bảng 1.4 2 Bảng tiêu chuẩn thành phẩm đơn hàng 5V2207227

MẬT ĐỘ MŨI CHỈ/SPI

34 Viền cửa tay*2 B 0,29 FL(vien) organ 13 15/3cm Viền đúng thông số, êm phẳng không căng chặt chỉ 37

Vắt sổ 1 cạnh lót túi

C 0,23 OL 11 15/3cm Vắt sổ đều, không bị mất mũi

May miệng túi lót vào thân+đo

B 0,65 SN 14 15/3cm May đúng thông số, đường may chắc chắn, túi 2 bên phải đối xứng

39 Mí miệng túi lót B 0,50 SN 14 15/3cm Mí đều, đúng tiêu chuẩn

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

40 Kê lót túi C 0,50 SN 14 15/3cm May đều, đúng tiêu chuẩn

41 Vắt sổ cạnh túi trên C 0,35 OL 11 15/3cm Vắt đều tròn góc

C 0,87 SN 14 15/3cm Ghim chắc chắn, đúng thông số

43 Bọ túi C 0,33 BTK 14 15/3cm Đính bọ 2 miệng túi chắc chắn, đúng thông số, tránh làm rách viền túi

44 Chắp vai con C 0,28 OL 11 15/3cm Đường may êm phẳng

45 Tra cổ vào thân+kiểm B 0,58 SN 14 15/3cm Tra cổ đều, đường nhấm trùng nhau, hai vai con trùng nhau

46 Vắt sổ cổ C 0,32 OL 11 15/3cm Đường vắt sổ đều, đúng thông số

47 Viền chân cổ C 0,22 FL(vien) organ 13 15/3cm Viền đúng thông số, êm phẳng, thẳng đều

48 Tra tay B 0,62 OL 11 15/3cm Tra tay cong đều, đường may êm phẳng

B 0,95 OL 11 15/3cm Chắp túi khít, êm phẳng, đặt mác đúng vị trí yêu cầu

46 Vắt sổ gấu áo+đo C 0,30 OL 11 15/3cm Vắt sổ êm phẳng, thẳng đều

51 Viền gấu+đo B 0,36 FL(vien) organ 13 15/3cm Viền ôm, sau khi may đúng thông số kĩ thuật

52 Tra khóa B 1,10 SN 14 15/3cm Tra khóa êm phẳng, không sóng, các điểm đầu cổ, miệng túi đối xứng

49 Quay lộn đầu khóa B 0,60 SN 14 15/3cm Đầu khóa đối xứng nhau

50 May mù cạnh khóa B 0,70 OL ( thường

1 kim 4 chỉ) 14 15/3cm Đường may mù dày, đều

53 Kẹp cổ B 0,35 SN 14 15/3cm Kẹp cổ đúng thông số

Diễu khóa+chặn đuôi khóa

B 1,10 SN 14 15/3cm Diễu khóa bằng nhau, các diểm cổ gấu đối xứng, êm phẳng.

55 Diễu chân B 0,60 SN 14 15/3cm Diễu êm phằng, đúng thông số

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh cổ+Đặt mác+đo

56 Chặn chỉ cửa tay C 0,36 SN 14 15/3cm Chặn chỉ chắc chắn và đường may trùng khít

4.2.3 Phương pháp xác định định mức thời gian gia công của các nguyên công may

Nhân viên phòng kĩ thuật sẽ tiến hành bấm giờ từng công đoạn may Sau đó nhập số liệu vào phần mềm IED để phân tích thời gian chuẩn của các nguyên công may (để loại bỏ thời gian của những thao tác thừa).

Hệ thống sẽ tự động tính ra thời gian chuẩn cho từng công đoạn may.

+ Thời gian làm việc của công nhân trong 1 ngày: 8h75 phút = 525 phút.

+ Có 43 công nhân chia vào 2 chuyền.

Target q’ty = Thời gianlàm 1 ngày

Sam 100 % = Sam100 % 525 + Số công nhân:

No operator 1 công đoạn = Sam côngđoạn đó

Samtổng xTổng số công nhân

+ Dựa theo bậc thợ và tay nghề của từng công nhân, cùng số lượng máy móc thiết bị có trên chuyền, sẽ cân đối số lao động vào các công đoạn cho phù hợp.

+ Sam/pcs: là thời gian của từng công đoạn.( 1 SAM= 1 phút)

+ Sam tổng: tổng thời gian của tất cả các công đoạn.

+ Target qty: tổng sản lượng mà công nhân làm được trong 1 ngày.

+ No operator: số công nhân trong một công đoạn.

4.2.4 Phương pháp thiết kế dây chuyền và phân công lao động

- Công ty TNHH may Tinh Lợi áp dụng mô hình dây chuyền hàng dọc

(Straight-line) hay còn gọi là dây chuyền nước chảy Với hệ thống treo hàng trên dây chuyền, bán thành phẩm di chuyển từng chiếc Khoảng cách giữa các máy 1,5- 1,8m

Công ty TNHH May Tinh Lợi sử dụng hệ thống dây chuyền treo bán tự động có tên gọi: TECHZEN ETS

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

+ Dây chuyền may dạng treo được hiểu là một hình thức tổ chức chuyền được tiến hành theo một quy trình công nghệ định sẵn, với số công nhân xác định trong điều kiện kĩ thuật nào đó Trong đó, các BTP được luân chuyển qua các vị trí dưới dạng treo

- Hệ thống treo mã hàng 5V2207227 chạy dây chuyền đôi Bao gồm có 2 chuyền chạy song song.

- Nhân viên phòng kĩ thuật sẽ tiến hành bấm giờ từng công đoạn may Sau đó nhập số liệu vào phần mềm IED để phân tích thời gian chuẩn của các nguyên công may.Hệ thống sẽ tự động tính ra thời gian chuẩn cho từng công đoạn may.

+ Đầu tiên, các tập BTP được chuyển từ công đoạn cắt, sau đó bộ phận ghép chi tiết kẹp vào móc treo và đẩy bằng tay đến từng công đoạn may.

+ Trình tự này được lặp lại, các móc treo chi tiết sẽ di chuyển từ đầu đến cuối chuyền may Khi tới đầu ra chuyền, trên mỗi móc treo sẽ là một sản phẩm hoàn chỉnh Sản phẩm được lấy ra khỏi móc treo và móc treo trống được đưa lại bộ phận ghép chi tiết, lặp lại chu kì sản xuất sản phẩm.

+ Sau khi may xong, công nhân trước sẽ đẩy sản phẩm theo ray treo tới vị trí chung để công nhân sau có thể kéo tới vị trí của mình để may (hoặc do người điều chuyền kéo tới công đoạn kế tiếp).

4.2.5 Phương pháp giải chuyền một mã hàng mới

- Chuẩn bị dải chuyền mã hàng mới:

+ phòng PPC sẽ lên kế hoạch cho sản xuất.

+ Phòng IE sẽ thiết kế dây chuyền, tính toán thời gian hoàn thành một công đoạn theo thao tác chuẩn.

+ Phòng mẫu may trước sản phẩm mẫu.

+ Sup và UO cùng với nhân viên IE và nhân viên bảo trì sắp xếp máy móc để thay đơn hàng mới.

+ Tổ trưởng quản lí chuyền, quản lí chất lượng nhận hướng dẫn may mẫu từ phòng mẫu, xem xét mặt bằng chuyền may, bản yêu cầu kĩ thuật, thời gian hoàn thành các công đoạn.

+ SUP và UO học kĩ thuật, thao tác may đơn hàng mới, sau đó hướng dẫn lại cho công nhân trong chuyền đúng thao tác may.

- Tiến hành dải chuyền mã hàng mới:

+ Chuẩn bị xâu phân size trên chuyền, mỗi size một màu, để tránh nhầm cỡ và kiểm soát được size đang chạy trên chuyền.

+ Kĩ thuật chuyền theo dõi và giám sát qui trình may của công nhân.

+ Quản lí chuyền tiến hành nhận và kiểm tra chất lượng bán thành phẩm từ nhà cắt, nguyên phụ liệu từ kho rồi đối chiếu với bảng màu.

+ Sau khi ra chuyền được một sản phẩm đầu tiên đem đi là form, đo thông số, nếu sản phẩm có vấn đề thì báo lại với phòng kĩ thuật để điều chỉnh.

+ UO mỗi chuyền lần lượt cài công đoạn cho từng công nhân trên máy Terminal để công nhân dập thẻ ăn sản lượng.

4.2.6 Phương pháp tổ chức sản xuất và điều hành dây chuyền

A Phương pháp tổ chức sản xuất

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT CÁC CÔNG ĐOẠN PHỤC VỤ VÀ XỬ LÝ HOÀN TẤT SẢN PHẨM

CÁC CÔNG ĐOẠN PHỤC VỤ VÀ XỬ LÝ HOÀN TẤT SẢN PHẨM

5.1 Công đoạn ép mex, cắt dập

5.1.1 Vẽ sơ đồ mặt bằng

5.1.2 Quy trình và tiêu chuẩn

5.1.2.1 Quy trình và tiêu chuẩn ép mex

Bước 1 Sau khi nhận bán thành phẩm từ nhà cắt, BTP sẽ được chuyển về bàn ép.Trước khi ép mex phải kiểm tra số lượng,chất lượng mex và

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Bàn để BTP chờ ép mex hoặc mác heat

Máy ép mex, mác heat

Máy ép mex, mác heat

Xe để thành phẩm đã ép mex, mác heat

Bàn để BTP chờ ép mex hoặc mác heat

Xe để thành phẩm đã ép mex, mác heat

Hình 1.5 2 Sơ đồ mặt bằng công đoạn ép mex

EXIT chi tiết cần ép.

Bước 2 Công nhân ép sẽ đọc bản quy định ép từ phòng IE( đã nghiên cứu) và sau đó điều chỉnh nhiệt độ và lực ép phù hợp cho máy để đưa vào ép hàng loạt.

Bước 3 Kiểm tra trong và sau quá trình ép Khi ép phải giám sát máy.

Bước 4 Lấy sản phẩm vừa ép ra Để BTP nguội và chuyển vào tủ đựng BTP để chuẩn bị đưa xuống chuyền.

- Ép đúng vị trí, cỡ.

- Đảm bảo đúng thông số.

- Sau ép, BTP phải êm phẳng, kết dính với mex.

- Mex ép xong phải có độ bám Cứ 500 sản phẩm qua ép thì lấy mẫu 1 lần

- Công nhân phải có kinh nghiệm và được hướng dẫn chi tiết trước khi thực hiện.

- Không bị cháy, ố, nhăn nhúm.

5.1.2.2 Quy trình và tiêu chuẩn cắt rập

+ Để ra được bộ rập chính xác thì trước khi vào mọi đơn hàng, phòng IED và phòng mẫu đã qua nhiều lần chế thử, để đảm bảo cho thành phẩm hoàn thành đảm bảo đúng thông số.

+ Lập trình máy cắt rập theo thông số đơn hàng.

+ Mẫu thành phẩm đúng thông số

+ Các đường sang dấu phải đúng

+ Phải ghi rõ size, canh sợi, chi tiết.

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Khu vực máy sấy mực trong quá trình in ( máy nhỏ)

Máy sấy mực sau khi đã in hoàn tất sản phẩm (máy to)

Bản in thủ công Bản in thủ công

Khu vực máy in tự động

Khu vực máy in tự động

5.2.1 Quy trình và tiêu chuẩn

- Checker kiểm tra xác suất BTP trước khi in: các lỗi như bẩn, thiên canh, sai thông số,

-Kiểm tra về : kích thước hình in, chiều cao, rộng

- Kiểm tra thông tin rập, tài liệu của đơn hàng với BTP chuẩn bị in Kiểm tra quy trình setup máy Trên bàn chỉ in duy nhất một đơn hàng Bàn in và khung in sạch sẽ Đảm bảo bàn keo được sấy khô trước khi trải BTP.

- Checker kiểm tra chất lượng in trên bàn máy.Kiểm tra ngoại quan hình in.

- Cứ sau 15 phút, checker inline lấy 1 BTP sau sấy để so sánh ánh màu Đánh dấu STT để tránh nhầm lẫn Nếu checker inline phát hiện hàng hỏng phải lập tức yêu cầu thợ đứng máy kiểm tra lại để khắc phục Cần kiểm tra chặt chẽ sau khi thợ máy đã chỉnh sửa để đảm bảo chất lượng in tốt.

- Ghi thông tin ngày giờ, màu lót trên BTP khớp với trình tự trên bàn hàng.

- Kiểm tra ánh màu hình in so với mẫu của khách hàng đưa ra theo từng đơn hàng.

- Hình in mịn, không bị thừa keo ra khỏi hình in

- Hình in xong phải đảm bảo màu, thông số như trong tài liệu

- Hình in phải đảm bảo không bị nứt, nổ khi vải co giãn hoặc trong các điều. kiện giặt là thông thường

5.3.1 Vẽ sơ đồ mặt bằng

5.3.2 Quy trình và tiêu chuẩn

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Giặt hóa chất Xả Làm mềm Sấy

Tủ chứa sản phẩm sau gấp- bó

Tủ chứa sản phẩm sau gấp- bó

Tủ chứa sản phẩm sau gấp- bó

Tủ chứa sản phẩm sau gấp- bó

Bàn tiếp nhận và trả hàng

Kiểm tra sản phẩm trước giặt

Bàn Gấp – bó sản phẩm

Bàn Gấp – bó sản phẩm

Bàn Gấp – bó sản phẩm

Kiểm tra sản phẩm sau giặt

Kiểm tra sản phẩm sau giặt

Hình 1.5 3 Sơ đồ mặt bằng công đoạn giặt mài

Bước 1 Ngâm với nước hoặc hóa chất khoảng 5-10 phút, tùy theo yêu cầu của đơn hàng và chất liệu.

Bước 2 Giặt: Thời gian và tốc độ giặt theo yêu cầu đơn hàng và từng loại chất liệu.

Bước 3 Xả: sản phẩm sẽ được xả sạch bằng nước thường( nhiệt độ phụ thuộc yêu cầu kĩ thuật ) Bước 4 Làm mềm bằng enzim.

Bước 5 Sấy: nhiệt độ và thời gian sấy phụ thuộc vào từng chất liệu vải.

- Sau giặt sản phẩm không được âm hoặc dương thông số.

- Giặt theo tiêu chuẩn của từng mã hàng.

- Sau khi giặt, hàng sạch sẽ, vệ sinh công nghiệp.

- Sản phẩm sau giặt đạt được hand feel như trong đã quy định

- Sấy sản phẩm với nhiệt độ và thời gian vừa đủ.

5.4 Nhận xét và so sánh với kiến thức đã được học

+ Công ty có máy móc hiện đại,các công đoạn như giặt, mài… đều tiên tiến, đáp ứng kịp thời công việc

+ Hàng hóa xếp gọn gàng không gây mất thẩm mĩ

+ Quy trình giặt, điều kiện, thời gian đều đảm bảo những yêu cầu tiên quyết của khách hàng, phòng nghiên cứu đưa ra

Nội dung Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Công ty TNHH may Tinh Lợi

Giống nhau Quy trình và phương pháp giặt mài giống nhau

Khác nhau Ở trường không có máy móc thiết bị hiện đại, hiện chưa có thiết bị giặt mài

Trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu thị trường

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC Ý TƯỞNG, GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY

GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA

CÔNG TY 6.1 Nhận xét chung

Qua kì thực tập tại công ty TNHH MayTinh Lợi, bản thân em đã học được thêm rất nhiều kiến thức thực tế, vận dụng những kiến thức trên lớp vào thực tế sản xuất trong nhà máy Nhờ vậy em có thể hiểu rõ và nhớ lâu hơn các kiến thức chuyên ngành.

Theo những gì em quan sát và thực tập tại công ty, em nhận thấy Tinh Lợi thực sự là một công ty chuyên nghiệp, môi trường làm việc năng động, thân thiện và sạch sẽ, thoáng mát, hệ thống quản lý chặt chẽ nên các hoạt động diễn ra theo quy trình rõ ràng Các xưởng được bố trí hợp lý, thuận tiện giao thông, vận chuyển hàng với hệ thống thông gió thoáng mát Vì vậy, được thực tập và học hỏi tại công ty đã giúp em phát triển bản thân rất nhiều.

Trong quá trình thực tập tại công ty, em tìm hiểu được rất nhiều kiến thức tại bộ phận IE (kĩ sư công nghiệp) Em được tìm hiều về định mức thời gian, quản lý chuyền, cân bằng chuyền, quản lý sản xuất Ngoài ra, còn các kiến thức về máy móc, các loại vải và cấu trúc các sản phẩm khác nhau trong sản xuất hàng loạt tại nhà máy Tìm hiểu về các phòng ban tại nhà máy như xưởng trải cắt, xưởng may, kho nguyên phụ liệu và kho thành phẩm Trong quá trình sản xuất, mọi người luôn tìm ra mọi phương pháp để cải tiến chuyền, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo hàng ra chuyền đạt kết quả tốt nhất, đạt năng xuất cao nhất.

6.2 Ưu, Nhược điểm của từng bộ phận, công đoạn đã nghiên cứu

Công đoạn Ưu điểm Nhược điểm

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Kho nguyên liệu gần nhà cắt giúp thuận tiện việc vận chuyển nguyên liệu từ kho tới nhà cắt.

- Việc kiểm tra nguyên liệu theo sắc xuất kết hợp với nhà cắt sẽ giảm được thời gian kiểm tra với những lô hàng có số lượng lớn.

- Kho phụ liệu bố trí khá xa xưởng may khiến cho việc di chuyển khó khăn.

- Cán bộ có trình độ, chuyên môn Có đầy đủ trang thiết bị hiện đại

- Sử dụng máy giác và cắt tự động nên tiết kiệm thời gian.

- Có sự theo dõi và hướng dẫn cụ thể cho từng công đoạn.

- Mất thời gian để chuẩn bị cho các khâu không cần thiết.

- Sử dụng phương pháp cắt phù hợp với từng đơn hàng

- Sử dụng phương pháp trải vải bằng tay và bằng máy trải tự động có độ chính xác cao.

- Sử dụng máy đánh số nên tránh được nhầm lẫn.

- Có phương tiện hỗ trợ chuyển vải từ nhà xả đến nhà cắt.

- Diện tích rộng chưa tận dụng hết không gian.

- Vải dư thường cắt bỏ mà không lưu kho.

-Tình trạng lãng phí vải vẫn xảy ra do trải thừa đầu bàn quá nhiều.

May - Có nhiều máy móc thiết bị hiện đại.

- Ý thức kỉ luật của công nhân cao.

- Diện tích các xưởng may rộng

- Áp dụng 6S vào công đoạn may khiến không gian sạch sẽ hơn, các quy

- Kiểm soát việc dọn vệ sinh quá cao gây mất tập trung cho công nhân

- Công ty đang đóng rất nhiều xưởng do thiếu đơn hàng, máy hiện.

- Công nhân được hướng dẫn may thao tác chuẩn khi training đơn hàng mới khiến năng suất tăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. móc bị bỏ trống nhiều

- Mở nhạc to, khi quản lý hướng dẫn gây nhầm lẫn.

- Một số công nhân tay nghề chưa cao khiến tình trạng hàng lỗi hòng nhiều.

- Quy trình làm việc hợp lý, rõ ràng.

- Công nhân thực hiện theo các thao tác chuẩn nên năng suất cao.

- Có nhiều xe vận chuyển hàng giữa các khu vực giúp tiết kiệm sức người.

- Nhiều công nhân chủ quan không để ý hướng dẫn đóng thùng dẫn đến sai hỏng hàng loạt.

6.3 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả

Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp

- Công nhân thực hiện thao tác sai như ghim sai mặt mác sườn Khi kết thúc đơn hàng mới phát hiện ra

- Trong quá trình may mẫu đã ghim sai mác nhưng không kiểm tra lại tài liệu kĩ thuật

- Trong từng công đoạn nên thêm 1 bước kiểm tra trước khi đưa và sản xuất và đưa ra quy định ai sẽ là người chịu trách nhiệm để sát sao trong việc quản lý hơn.

- Công nhân nhiều khi nhờ cà thẻ chấm công hộ, hoặc cà thẻ cho người nghỉ nhưng không có phép

Lỏng lẻo trong khâu quản lý, lỗ hổng trong hệ thống

- Lắp camera quan sát trước máy chấm công hoặc sử dụng quét mã bằng nhận diện khuôn mặt

- Xảy ra tình trạng mất Mở các cửa của các - Tăng cường kiểm tra kĩ

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh hàng với số lượng lớn nhà xưởng đã đóng, thuận tiện cho quá trình lấy cắp sản phẩm

- Chưa có số liệu, hệ thống kiểm soát số lượng hàng hỏng 1 cách chính xác theo ngày càng công nhân trước khi ra khỏi nhà máy.

- Kiểm tra xác suất công nhân với số lượng nhiều hơn

THỰC HÀNH ÁP DỤNG TRIỂN KHAI MỘT MÃ HÀNG MỚI

CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ KĨ THUẬT

1.1 Tiếp nhận và xử lý tài liệu

Dưới đây là bộ tài liệu kĩ thuật của mã hàng 5V2207227 style 242F056

Hình 2.1 1 Hình ảnh minh họa mã hàng 242F056

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Hình 2.1 2 Hình ảnh thực tế mã hàng 242F056

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Mô tả sản phẩm: là áo Jacket lông cừu cho nam giới

+ Áo jacket 1 lớp, chất liệu lông cừu mịn

+ Có 2 túi có miệng túi nằm trên đường may, 2 túi trong được thiết kế thêm từ túi có miệng túi nằm trên đường may

+ Sử dụng khóa cùng màu vải và được bọc viền khóa trước khi may.

ASIA XS S M L XL XXL 3XL Tol.

BODY LENGTH BACK(CB)/Dài áo thân sau CB 55,5 57,0 59,0 61,0 63,0 63,0 65,0 -

BODY LENGTH BACK(NP)/ Dài áo thân sau NP (57,1) (58,6) (60,7) (62,8) (64,9) (65,0) (67,1) Ref

⑤ BOTTOM WIDTH/ Rộng gấu (47,6) (50,1) (52,6) (55,6) (59,6) (62,6) (65,6) Ref

BOTTOM WIDTH(RIB)/ Rộng gấu rib 42,0 44,5 47,0 50,0 54,0 57,0 60,0 +-1

⑥ SLEEVE LENGTH/ Dài tay áo 54,9 55,9 56,4 57,6 57,6 57,6 57,6 -

SLEEVE LENGTH (CB)/ Dài tay áo CB (73,5) (75,0) (76,0) (78,0) (78,7) (79,2) (79,7) Ref

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

⑧ SLEEVE WIDTH/ rộng bắp tay (18,7) (19,6) (20,6) (21,6) (22,5) (23,6) (24,7) Ref

SLEEVE HEM WIDTH/ Rộng cửa tay (13,5) (13,5) (14,0) (14,5) (14,8) (15,0) (15,3) Ref

BACK NECK WIDTH Seam TO

FRONT NECK DEPTH/ Hạ cổ trước 9,1 9,3 9,5 9,8 10,0 10,2 10,4 +-0.5

COLLAR WIDTH(CB)/ Cao bản cổ 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 +-0.3

POCKET SIZE A/ Vị trí túi A 14,0 14,0 14,0 14,0 14,5 14,5 14,5 +-0.5

BACK NECK DEPTH/ Hạ cổ sau 1,6 1,6 1,7 1,8 1,9 2,0 2,1 +-0.3

Collar girth stretch(Min measurement) 31,0

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- MD sheet: hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Workmanship: hướng dẫn công việc và cụm chi tiết đường may

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh Đàm phán, ký kết hợp đồng Sáng tác mẫu, chào hàng

Thiết kế mẫu chuẩn, làm tác nghiệp cắt, tính định mức, giác sơ đồ

Khách hàng duyệt sản phẩm

Phòng CMD (giác sơ đồ) Phòng Mẫu

Phòng kỹ thuật (tính SAM và làm bộ tài liệu kỹ thuật)

Phòng kế hoạch (lập kế hoạch sản xuất)

Merchandiser-sale May Tinh Lợi Việt Nam

Merchandiser-sale Crystal Hong Kong

Khách hàng(Tài liệu kỹ thuật, áo mẫu,bảng màu, yêu cầu nguyên phụ liệu, ngày nhận hàng)

- Bản thiết kế mã hàng 5V2207227 của style 01242F056

- Bản thiết kế chi tiết đơn hàng 5V2207227

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

 Thí nghiệm để xác định độ co bốc của vải:

Lấy mảnh vải có khổ rộng 60x60 cm.

+ Độ co khi xì hơi: Xì hơi đúng nhiệt độ theo yêu cầu kĩ thuật =˃ Đo khổ vải sau khi xì hơi

+ Độ co sau xấy nguội : Xấy nguội theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm=˃ Tiến hành đo khổ vải sau khi giặt. Đo thông số, áp dụng công thức tính độ co rút như sau:

+ L0: Chiều dài ban đầu của mẫu trước khi thực hiện thao tác tính độ co bốc.

+ L1: Chiều dài của mẫu sau khi thực hiện thao tác tính độ co bốc.

Fabric type/ Loại vải Main fabric

Material description/ mô tả chất liệu

Bảng 2.1 1.Báo cáo tính độ co của vải

Màu Mã Trọng lượng của vải Khổ vải Tổng số cuộn

% độ co sau giặt hoặc xả hơi % thiên canh Độ mài mòn ma sát

Trọng lượng thực tế bên trái

Trọng lượng thực tế ở giữa

Trọng lượng thực tế bên phải

Trọng lượng trung bình Đánh giá Đạt/

Dọc vải Ngang vải Ướt Khô Đánh giá Đạt/ Không đạt

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- - Bản nhảy cỡ mã hàng 5V2207227 của style 01242F056

- Bản nhảy cỡ chi tiết mã hàng 5V2207227 của style 01242F056

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

1.5 Bảng thống kê nguyên phụ liệu

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Bảng thống kê nguyên phụ liệu cho sản phẩm đã lựa chọn:

Bảng 2.1 2 Bảng thống kê nguyên phụ liệu cho style 242F056 đơn hàng

Mô tả Màu sắc Vị trí

1 Vải chính - Thành phần: Fluffly yarn fleece full zip L/S,100% polyester

-Nguồn gốc xuất xứ: MACAO

Thân trước, thân sau, cổ áo, tay áo, lót túi dưới

2 Vải lót - Thành phần: Tricot PE 75/

Cùng màu với vải chính

4 Khóa YKK Cùng màu vải chính

Gấu áo, cửa tay, khóa áo

6 Dây viền cổ Thành cuộn Cùng màu vải chính

7 Nhãn cỡ Trắng Giữa cổ áo

8 Nhãn hướng dẫn sử dụng

9 Mác tháng Trắng Sườn trái

11 Thẻ bài Trắng Khóa kéo

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

1.6 Bảng thống kê chi tiết

Bảng 2.1 3.Bảng thống kê chi tiết style 5V227227

STT Tên chi tiết Kí hiệu và số lượng Canh sợi

5 Viền gấu tay C6x2 Canh dọc

6 Viền gấu áo C7x1 Canh dọc

8 Lót túi trên L8x2 Canh dọc

9 Lót túi dưới A9x2 Canh dọc

- Bảng số lượng đơn hàng 5V2207227

Bảng 2.1 4 Bảng số lượng đơn hàng 5V2207227

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Do đơn hàng là chất liệu vải lông cừu nên độ dày 1 lớp vải tương đối lớn, ta chọn số lớp vải khoảng từ 20- 30 lớp/ 1 bàn cắt.

Tác nghiệp cho mã hàng 5V2207227 style 242F056:

Chú thích :M(1) là đầu bàn; 1 inch

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

1.8 Kế hoạch chi tiết của mã hàng

1.8.1 Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu

+ Style 242F056 gồm 15 màu :10 PINK, 09 BLACK, 524 ORANGE, 36 BROWN, 47 YELLOW, 01 OOF WHITE.67 BLUE, 30 NATURAL, 15RED, 37BROWN, 55GREEN, 76PURPLE, 53 GREEN, 63BLUE, 68BLUE

- Đơn hàng 2V2207227 thuộc style 242F056 gồm 8 màu 10 PINK, 09 BLACK, 524 ORANGE, 36 BROWN, 47 YELLOW, 01 OOF WHITE, 67 BLUE, 30 NATURAL.

+ sử dụng chỉ, vải lót, khóa đồng màu với vải chính

+ Tùy vào khu vực sẽ có các loại nhãn hướng dẫn sử dụng, thẻ bài, hagtag khác nhau.

+ Các khu vực đều sử dụng chung mác cỡ, mác tháng

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

UQ FW22 ZIPPER CARD: APP STAGE STYLE:242F056A/K

FABRICATION: BODY: Polyester SD 150D/288F DTY * Recycted Polyester SD 100D/36F DTY Boa Fleece

CODE KIND OF ZIPPER SUPPLIER ZIPPER

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

UQ FW22 ZIPPER CARD: APP STAGE STYLE:242F056A/K

FABRICATION: BODY: Polyester SD 150D/288F DTY * Recycted Polyester SD 100D/36F DTY Boa Fleece

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

FABRICATION: BODY: Polyester SD 150D/288F DTY * Recycted Polyester SD 100D/36F DTY Boa Fleece

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

 Nhận xét và đề xuất

 Nhận xét: Mã hàng 5V2207227 sản xuất với số lượng 109845 sản phẩm với 8 màu khác nhau:10 PINK, 09 BLACK, 524 ORANGE, 36 BROWN,

47 YELLOW, 01 OOF WHITE.67 BLUE, 30 NATURAL

+ Tài liệu kỹ thuật cung cấp đầy đủ thông số của các cỡ để thiết kế

+ Hình vẽ mô tả kiểu dáng rõ ràng.

+ Đầy đủ dữ liệu để xây dựng tài liệu kĩ thuật cắt, may, gia công sản phẩm.

+ Về các cỡ của đơn hàng: đơn hàng gồm 4 cỡ : S, M, L, XL

 Đề xuất: để thuận tiện cho quá trình thực hiện, em lựa chọn cỡ M màu 47YELLOW là cỡ gốc để xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng5V2207227

- Kế hoạch chi tiết mã hàng 5V2207227

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

1.8.2 Bảng định mức nguyên phụ liệu

- Định mức phụ liệu khác

Bảng 2.1 5 Định mức các nguyên phụ liệu khác

STT Phụ Liệu Số lượng Đơn vị

+ Định mức 10 chiếc cho khách hàng = định mức 10 chiếc thực tế x % hao phí cho khách hàng

Bảng 2.1 6 Bảng định mức tiêu hao nguyên liệu

Tên nguyên liệu màu Định mức thực tế ( yard/ doz)

% hao phí cho khách hàng Định mức gồm hao phí (yard/doz)

Khổ vải sử dụng thực tế( inc h) Định mức đặt hàng( i nch)

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

 Định mức chỉ: Định mức đặt hàng phụ liệu 5% Định mức cấp cho sản xuất 3%

=> Chọn phương pháp định mức chỉ theo chiều dài đường may Đo chiều dài tất cả các đường may khi chế thử cộng lại với 5% hao phí.

- Với mã hàng này em chọn cỡ M để đo chiều dài thực tế chỉ trên sản phẩm, sau đó dựa vào độ chênh lệch của các cỡ để tính định mức chỉ cho 1 sản phẩm của các cỡ, rồi cộng 5% tiêu hao và tính định mức cho cả đơn hàng.

- Căn cứ vào đặc điểm vải chính của mã hàng, cùng với đặc điểm kết cấu các đường may tương ứng với các thiết bị được sử dụng trong mã hàng 242F056K tiến hành khảo sát hệ số của các đường may như sau:

- Bảng định mức chỉ của đơn hàng 5V2207227:

Bảng 2.1 7 Bảng định mức chỉ của đơn hàng 5V2207227 STT Loại đường may

Loại máy Chiều dài đường may(cm) Đầu ra và vào của đường may

3 Tra viền cổ Máy 1 kim 53 57 3.531 201.27 201.27

6 May và diễu miệng túi

8 Chặn cửa tay+ nách+ khóa

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

2 May vai con Kansai 3 kim

1 Vắt sổ miệng túi trong

1 May viền cổ Máy viền

1 Bọ miệng túi Bọ 7mm 4 4.4 30 132 132

*Công thức tính định mức chỉ : x hệ số quy định của loại chỉ may

CÔNG ĐOẠN CẮT

KCN LAI VU-KIM THÀNH-

HẢI DƯƠNG Sản phẩm: áo jacket nữ lông cừu

Số lượng sản phẩm: 109872 sản phẩm TIÊU CHUẨN TRẢI, CẮT VẢI

+ Vải phải được xả trước và xổ vải 24 tiếng trước khi cắt.

+ Trải 20-30 lớp 1 bàn cắt, dư bàn cắt 2cm

+ Trải vải êm phẳng, không căng, không đùn.

+ Khổ của sơ đồ cắt phải nhỏ hơn khổ vải.

+ Chiều dài sơ đồ không dài quá chiều dài của bàn trải vải.

+ Chiều cao bàn trải vải là 6 inch.

+ Cắt đúng phương pháp.

+ Cắt chính xác theo đường vẽ trên sơ đồ.

+ Độ dung sai khi cắt chi tiết lớn (± 3 mm), chi tiết nhỏ cắt chính xác.

+ Khâu kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành sau mỗi bước công việc bằng cách tự kiểm tra và chuẩn bị kĩ thuật.

+ QC cắt kiểm tra bán thành phẩm theo rập cứng.Bán thành phẩm phải được cắt đúng mẫu, đường cắt trơn đều, không răng cưa, xờm mép Các chi tiết phải đối xứng nhau (nếu có), phải đối nhau không cùng chiều.

2 Tiêu chuẩn cắt vải Đơn hàng 5V2207227 được trải vải bằng máy trải vải và cắt vải bằng máy cắt vải công nghiệp, theo sơ đồ giác đã có sẵn.

+ Kiểm tra trước khi cắt:

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

+ Kiểm tra sơ đồ, phiếu tác nghiệp, phiếu bàn cắt, thời gian tở vải phải đúng với mã hàng cần cắt.

+ Kiểm tra nguyên liệu phải đúng với chất liệu vải, màu vải, canh sợi, chiều tuyết

+ Kiểm tra trong quá trình cắt:

+ Công nhân cắt và QC cắt có trách nhiệm kiểm tra và chỉ được cắt sau khi đã kiểm tra trải vải đạt yêu cầu.

+ Thợ cắt phải cắt đúng theo mẫu sơ đồ.

+ Luôn đeo gang tay sắt khi cắt, giữ khu vực cắt luôn sạch sẽ và dao cắt trong khu vực an toàn.

+ Trong quá trình cắt, nếu có sai lỗi lớn ( không đúng màu, đánh lộn số) thì

QC phải lập biên bản và yêu cầu sửa chữa khắc phục sai hỏng.

Với đơn hàng 5V2207227 công ty sử dụng các thiết bị như máy cắt phá, cắt gọt.

Cắt phá: dùng để cắt phá bàn vải ra từng đoạn và cắt trực tiếp những chi tiết lớn (thân trước, thân sau, tay, bot ay, bo cổ,…)

- Cắt gọt: cắt trên máy Eastmen and cutter/ model EC_3 để cắt những chi tiết nhỏ như cổ áo, đáp tay, túi,…

- Trước khi cắt vải nhân viên phòng cắt phải kiểm tra sơ đồ , vải và nhận lệnh

+ Sau khi cắt phải bóc tách chi tiết, ghi rõ màu, code màu và size.

+ Dán số vào mặt phải vải đúng nơi quy định.

+ QA nhà cắt phải kiểm tra lỗi của bán thành phẩm trước khi cho lên xe trolley.

Sau đó dựa vào kế hoạch cắt để cắt bán thành phẩm và chuyển xuống chuyền may.

- Sử dụng dụng cụ đánh số: Máy bằng mực nhũ Đánh trên mặt trái của chi tiết

- Sau khi cắt xong, đầu khúc vải xếp gọn gàng và ghi lại số bàn cắt đánh số lên mã hàng theo nguyên tắc XXYYZZ với XX-Số bàn cắt, YY-Số size, ZZ-

Số thứ tự của lớp

- Đánh số tại vị trí giữa dưới cùng của chi tiết, cách mép vải 0.1- 0.3 cm

- Số đảm bảo dễ đọc, không còn lại trên sản phẩm sau khi hoàn thiện.

- Số cao 0,5 cm, đánh cách mép vải 0,1 cm

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Hình 2.2 1 Vị trí đánh số đơn hàng 5V2207227

-Sau khi cắt bàn vải cần phân ra nhiều nhóm nhỏ để tiện cho việc dải chuyền

- Khi bóc tập cần chú ý đúng bàn cắt, cỡ vóc, không đổi chiều hay thiếu sót chi tiết Bó buộc phải chặt, không lẫn lộn chi tiết của mặt bàn Phải kiểm tra và xác nhận chất lượng KCS đạt yêu cầu mới được xuất nhập kho bán thành phẩm

- Các chi tiết được cột lại thành từng bó, theo từng size, từng chi tiết, bàn vải

- Số lượng chi tiết trong tập bằng số lượng lớp vải của từng bàn cắt

- Dựa trên quy trình đánh số để bóc tập.

Khi phối kiện phải xem bảng thống kê chi tiết, kiểm tra chi tiết nào đối xứng

- Tất cả các chi tiết nhỏ bó buộc chặt rồi xâu với nhau thành một cụm

- Khi phối kiện bàn cắt có nhiều cỡ chú ý tránh nhầm lẫn, thừa thiếu

- Khi bó buộc, thân to để ở trên và dưới, các chi tiết nhỏ để ở giữa, bó buộc chặt chẽ, gọn gàng, cài số mặt bàn vào dây buộc.

- Dùng dây cùng màu vải buộc dây chắc chắn theo từng tập chi tiết bán thành phẩm Trên mỗi tập chi tiết phải còn nguyên giấy sơ đồ( đảm bảo đủ các thông tin: tên mã hàng, tên chi tiết, số lượng chi tiết, kí hiệu canh sợi, )

- Xếp các tập chi tiết trong thùng xe trolly đảm bảo êm phẳng, không xếp nếp, không cong vặn.

- Ngoài thùng ghi đầy đủ các thông tin:

+ Số lượng tập chi tiết

+ Số lượng lớp vải/ mỗi tập chi tiết

- Bảo quản nơi khô thoáng

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

CÔNG ĐOẠN MAY

Bảng 2.3 1 Bảng thông số kích thước và ký hiệu thiết bị sử dụng trên chuyền mã hàng 242F056

STT Tên thiết bị Ký hiệu thiết bị

Kích thước (m) Dài Rộng Cao

2 Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ 1.2 0.6 1

3.2 Lựa chọn phương tiện vận chuyển trên chuyền Đối với mã hàng 5V2207227 chọn phương pháp vận chuyển bằng xe đẩy tay và sử dụng hệ thống dây chuyền treo bán tự động.

+ Đường đi BTP trên chuyền ngắn, dây chuyền tương đối thoáng.

+ Các nguyên công phối hợp với nhau dễ dàng và liên tục phù hợp với khả năng từng người.

+ Tiết kiệm thời gian vì cân đối chuyền chặt chẽ

+ Hạn chế tối thiểu công nhân phải tự đi lấy hàng ở vị trí xa, hạn chế thợ chạy chuyền

+ Công suất và hiệu suất của dây chuyền tương đối cao Năng suất dây chuyền ở mức độ tương đối hiệu quả.

+Phải thực hiện theo quy trình may,cần có thợ chạy chuyền giỏi Công nhân làm ở 1 vị trí nên dễ gây nhàm chán.

3.3 Phân công số lượng thiết bị và lao động trên chuyền

- Dưới đây là Bảng phân công số lượng thiết bị và lao động của từng công đoạn sản xuất trên chuyền Trong đó:

+ Thời gian làm việc của công nhân trong 1 ngày: 8h75 phút = 525 phút.

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

+ Có 43 công nhân chia vào 2 chuyền Trong đó có 2 chuyền trưởng, 1 người hỗ trợ chuyền.

+ Target q’ty = Thời gianlàm 1 ngày

No operator 1 công đoạn = Sam côngđoạn đó

Samtổng xTổng số công nhân

+ Dựa theo bậc thợ và tay nghề của từng công nhân, cùng số lượng máy móc thiết bị có trên chuyền, sẽ cân đối số lao động vào các công đoạn cho phù hợp.

+ Sam/pcs: là thời gian của từng công đoạn.

+ Sam tổng: tổng thời gian của tất cả các công đoạn.

+ Target qty: tổng sản lượng mà công nhân làm được trong 1 ngày.

+ No operator: số công nhân trong một công đoạn.

Bảng tính SAM và target mã hàng 5V2207227 (style 242F056A

Bảng 2.3 2 Bảng tính SAM và target mã hàng 5V2207227 (style 242F056A):

NO STT OPERATION NAME Skill

1 34 Viền cửa tay*2 B 0,29 1810 1,0 FL(vien) 1 1

2 35 Vắt sổ 1 cạnh lót túi *2 C 0,23 2283 0,8 OL 1 1

3 36 May miệng túi lót vào thân+đo B 0,65 808 2,1 SN 2 2

4 37 Mí miệng tui lót B 0,50 1050 1,6 SN 1 1

6 39 Vắt sổ cạnh túi trên C 0,35 1500 1,2 OL 1 1

7 40 Ghim túi vào sườn +nẹp+ gấu C 0,87 603 2,9 SN 3 3

10 43 Tra cổ vào thân+kiểm B 0,58 905 1,9 SN 2 2

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

12 45 Viền chân cổ C 0,22 2386 0,7 FL(vien) 1 1

14 47 Chắp sườn + đặt mác *2 B 0,95 553 3,1 OL 3 3

15 48 Vắt sổ gấu áo+đo C 0,30 1750 1,0 OL 1 1

16 49 Viền gấu+đo B 0,36 1458 1,2 FL(vien) 1 1

18 51 Quay lộn đầu khóa B 0,60 875 2,0 SN 2 2

19 52 May mù cạnh khóa B 0,70 750 2,3 OL(thường

21 54 Diễu khóa+chặn đuôi khóa B 1,10 477 3,6 SN 4 4

22 55 Diễu chân cổ+Đặt mác+đo B 0,60 875 2,0 SN 2 2

23 56 Chặn chỉ cửa tay C 0,36 1458 1,2 SN 1 1

24 69 Sang dấu điểm giữa khóa và thân C 0,10 5250 0,3

25 70 Sang dấu điểm khóa cổ C 0,10 5250 0,3

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Tổng số lượng máy cần sử dụng:

Bảng 2.3 4 Tổng số lượng máy cần sử dụng cho đơn hàng 5V2207227

Bảng 2.3 5 Tổng số lượng cữ, chân vịt cần sử dụng cho đơn hàng

Thông số Số lượng Loại cữ

Cữ viền 2 mép máy FL (cửa tay+gấu) 4cm=>1cm 4

Ke viền cổ 1 mép FL 3.0cm=>1.0cm 1

Cầu răng cưa 3 chân- máy SN 5

Chân vịt mài máy vắt sổ ( có thổi hơi) 3

Chân vịt tra khóa(chân vịt lá lúa) (có thổi hơi) 4

Chân vịt diễu khóa 0.4cm + hàn mũi tàu ( có thổi hơi) 4

Chân vịt 3ly (chặn chỉ) 3mm 2

Máy tời dây vai + bún tay 3

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

CÔNG ĐOẠN HOÀN THÀNH SẢN PHẨM

Bước 1 Phòng dò kim sẽ nhận hàng từ khu hoàn thiện rồi để hàng tại khu hàng chờ công nhân sẽ kiểm tra bằng máy kiểm tra đảm bảo đúng thông tin từ sản xuất.

Bước 2 Công nhân kiểm tra từng sản phẩm trong thùng cho chạy qua máy dò kim

+ Nếu sản phẩm đạt sẽ chuyển đến công đoạn tiếp.

+ Nếu sản phẩm không đạt, máy sẽ báo lỗi, sản phẩm sẽ được đặt vào bàn hàng lỗi.

Bước 3 Công nhân nhận sản phẩm đạt Đóng túi theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 4 Đóng thùng theo yêu cầu của khách hàng Thùng sẽ được dính băng dính và đóng dấu xác nhận đã dò kim.

Bước 5 Kiểm tra số sản phẩm/1 túi, số lượng túi/1 thùng, mã hàng, màu sắc…

Bước 6 Cho hàng vào balet theo đúng thông tin ban đầu nhận từ sản xuất

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Flat garment Put tissue paper on the back for all cols

Tissue paper must be seen and taken out easily./ Trải phẳng áo, đặt 1 giấy chống ẩm ở thân sau cho tất cả các màu Giấy chống ẩm phải được nhìn thấy và rút ra dễ dàng.

Fold side seam part and sleeves part as below picture

Gập tay và sườn 2 bên như hình ảnh.

3 Finish garment: bottom hem match match neck point/

Gập đôi áo, gấu áo đầu cổ

4 Tag pin through zipper puller hole

Size seal from the right edge 3cm.

Treo thẻ giá và CT tag vào lỗ khóa ở tay kéo khóa.

Dán size seal cách mép phải 3cm từ ngoài vào ĐÓNG SOLID: 1 CHIẾC/TÚI BÓNG NHỎ, SỐ LƯỢNG CHIẾC/TÚI NHỠ YÊU CẦU XEM MỤC "SET PICKING UNIT" TRÊN PO/DO TỪNG THỊ

TRƯỜNG, TỪNG CẢNG, TỪNG ĐƠN HÀNG

Tag sequence/Thứ tự treo thẻ

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Hình dạng thùng carton theo hình vẽ sau:

- Kích thước thùng : 40x30x23 với size XS,S

- Mỗi thùng đóng 12 sản phẩm tổng trọng lượng thùng không vượt quá 9 kg.

- Đóng cùng cỡ, cùng màu.

- Nếu phối cỡ, màu thì dãn nhãn dán màu cam đánh dấu

- Giấy lót chống ẩm bằng bìa cứng đặt dưới đáy thùng carton trước khi xếp sản phẩm lên + 1 bìa cứng đặt mỗi bìa dày khoảng 1cm, kích thước bằng kích thước của hòm trên miệng thùng carton.

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Bảng 2.4 1 Packing list đơn hàng 5V2207227

Công ty:TNHH May Tinh Lợi Ngày:

Mã hàng: 242F056 Chủng loại: Jacket nữ lông cừu Đơn hàng: 5V2207227 Số lượng: 109872

T Số thùng Cỡ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm/ thùng Số lượng thùng

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Số lượng sản phẩm/ thùng Số lượng thùng

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Thùng phối màu phối cỡ

STT màu cỡ số lượng sản phẩm

Số lượng sản phẩm/ thùng Số lượng thùng

01 OFF WHITE+10 PINK+30 NATURAL+36 BROWN

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Công đoạn xuất hàng

Sau khi đóng hàng vào thùng, công ty sẽ đưa hàng lên xe container vận chyển ra bến cảng để đưa về công ty khách hàng.

Bước 1: Trước khi đóng thùng, nhân viên xuất hàng sẽ dựa vào list sản phẩm đó để xác định màu, cỡ sản phẩm và tỷ lệ số lượng giữa các mã hàng với nhau và ghép các cỡ sản phẩm khác nhau lại vào thùng.

Bước 2: Ghi số lượng pack mà số thứ tự thùng carton

Bước 3: In phiếu xuất kho điều chuyển

Bước 4: Phương tiện vận chuyển và người vận chuyển đến chuyển hàng đi.

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu của dơn hàng 5V2207227:

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Thủy SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Ngày đăng: 06/06/2023, 09:18

w