1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ

71 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ Vận Tải Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải & Dịch Vụ
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 621,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VÀ TẬP HỢP (3)
    • 1.1 Đặc điểm chung của ngành vận tải ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán 3 (3)
    • 1.2 cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tình giá thành dịch vụ vận tải (4)
      • 1.2.1 Khái niệm về chi phí vận tải (4)
      • 1.2.2 Phân loại chi phí vận tải (4)
        • 1.2.2.1 Phân loại chi phí vận tải theo công dụng kinh tế (4)
        • 1.2.2.2. Phân loại chi phí vận tải theo mối quan hệ với doanh thu vận tải (5)
        • 1.2.2.3. Phân loại chi phí vận tải theo khoản mục chi phí (5)
      • 1.2.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí dịch vụ vận tải (6)
      • 1.2.4. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí vận tải (6)
    • 1.3. Kế toán tính giá thành dịch vụ vận tải (7)
      • 1.3.1. Khái niệm giá thành dịch vụ vận tải (7)
      • 1.3.2. Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải (7)
    • 1.4. Phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải (7)
      • 1.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp) (7)
      • 1.4.2. Phương pháp tính giá thành định mức (8)
      • 1.4.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (8)
    • 1.5. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải (9)
      • 1.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nhiên liệu trực tiếp (9)
      • 1.5.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (10)
      • 1.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (12)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY (17)
    • 2.1.1. Khái quát chung về công ty tnhh vận tải và thương mại trường hưng (17)
    • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (17)
    • 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ (17)
    • 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý (19)
      • 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy (- Phụ lục 1) (19)
      • 2.1.3.2. Nhiệm vụ chính của các phòng ban (19)
    • 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán (20)
    • 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua (22)
    • 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ (23)
      • 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (23)
        • 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuât của Công ty (23)
        • 2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất (23)
        • 2.2.1.3. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất dịch vụ (24)
        • 2.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH vận tải và thương mại Trường Hưng (24)
        • 2.2.1.5 Tổng hợp chí phí dịch vụ vẩn tải (31)
      • 2.2.2. kế toán tính giá thành dịch vụ vận tải (32)
        • 2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành (32)
        • 2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành (32)
  • CHƯƠNG III:MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI & DỊCH VỤ (34)
    • 3.1.1. Ưu điểm (36)
      • 3.1.1.1. Về chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ (36)
      • 3.1.1.2. Về sổ sách kế toán (36)
      • 3.1.1.3. Về báo cáo kê toán (36)
      • 3.1.1.4. Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (36)
      • 3.1.1.5. Về công tác hạch toán kế toán các chi phí (36)
    • 3.1.2. Những hạn chế tồn tại (37)
    • 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cΧng tác kế toán tập hợp chi phí sảnng tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cΧng tác kế toán tập hợp chi phí sảnng ty cổ phần vận tải & dịch vụ. 38 3.3. Một số giải pháp khác tiết kiện chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hiện nay (37)
  • KẾT LUẬN (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)

Nội dung

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VÀ TẬP HỢP

Đặc điểm chung của ngành vận tải ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán 3

THÀNH DỊCH VỤ TAI CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Đặc điểm chung của ngành vận tải ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán

+ Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, thực hiện việc di chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác Tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải có đặc điểm sau:

- Doanh nghiệp vận tải quản lý: Là quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, vận chuyển hành khách, thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển.

- - Kế hoạch vận tải phải cụ thể hoá cho từng ngày, tuần, kỳ ngắn…Lái xe và phương tiện vận tải làm việc chủ yếu ở bên ngoài Doanh nghiệp, trên các tuyến đường khác nhau Vì vậy quá trình quản lý, điều hành phải rất cụ thể, phải xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất, chế độ khoáng hợp lý rõ ràng.

- Phương tiên vận tải: Là những tài sản cố định không thể thiếu được trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải Các phương tiện này bao gồm nhiều lại có tính năng, có tác dung, hiệu suất sử dụng và mức tiêu hao nhiền liệu khác nhau do đó ảnh hưởng không ít đến chi phí vận tải.

- Việc khai thác vận tải phụ thuộc vào sơ sở hạ tầng, đường xá, cầu phà và điều kiện địa lý của từng vùng.

- Sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất và được đo lường bằng các chỉ tiêu tấn, km, hàng hoá vận chuyển và người: km, hành khách vận chuyển chỉ tiêu chung của nghành là tấn, km tính đổi.

- Trong những năm gần đây Doanh nghiệp được tổ chức phân cấp quản lý, thực hiện cơ chế khoán theo đầu phương tiên và quản lý chi phí định mức.

Ngành vận tải gồm nhiều loại hình kinh doanh như vận tải ôtô, vận tải đường thuỷ, vận tải đường sông, biển, hàng không, đường sắt…Mỗi loại hình vận tải lại có những đặc điểm mang tính đặc thù, chi phối điến công tác kế toán chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh.

cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tình giá thành dịch vụ vận tải

Chi phí vận tải là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động vận hoá cà lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp vận tải đã bỏ ra trong một kỳ để thực hiện dịch vụ vận tải.

1.2.2 Phân loại chi phí vận tải.

Vì chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phả phân loại chi phi tạo thuận lợi cho công tác quản lý cà hạch toán chi phí Đối với chi phi vận tại hiện nay có 3 cách phân loại Cụ thể:

1.2.2.1 Phân loại chi phí vận tải theo công dụng kinh tế.

Theo các phân loại này, chi phí vận tải được sắp xếp theo các khoản mục có công dụng kinh tế khác nhau, phục vụ cho việc hoàn thanh dịch vụ vận tải.

Mỗi loại hình vận tải có đặc điểm khác nhau nên chi phí vận tải của những loại hình vận tải khác nhau cũa khác nhau.

- Đối với vận tải ô tô, các chi phi phân loại theo công dung kinh tế gồm các khoản mục: Tiền lương lái xe và phụ xe; BHXH;BHYT và KPCD của lái xe và phu xe, nhiên liệu, vật liệu, chi phí săm lốp; chi phí sửa chữa TSCĐ; chi phí khấu hao phương tiện; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản chi phí khác.

- Đối với vận tải đường thuỷ, chi phi vận tải phân loại theo công dụng kinh tế gồm: Tiền lương lái tầu, phụ lái và nhân viên tổ máy;BHXH,BHYT,KPCĐ của công nhân lái tầu; Nhiên liệu và đông lực, vật liệu, chi phí sửa chữa; Chi phí khấu hao; Chi phí thuê; Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí công cụ; Chi phí khác.

Cách ơhân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chi phí theo trọng điểm Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý xác định được nguyên nhân tăng giảm của từng khoản mục chi phí để từ đó có các biên pháp thích hợp nhằm hạ thấp giá thành dịch vụ vận tải.

1.2.2.2 Phân loại chi phí vận tải theo mối quan hệ với doanh thu vận tải.

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí khi doanh thu vận tải tăng hay giảm thì số chi phí cũng tăng hay giảm theo những chi phí cho một đồng doanh thu ( tỷ suất chi phí) thì hầu như không thay đổi.

Chi phí biến đổi bao gồm các khoản: Chi phí tiền lương, BHXH,BHYT, KPCĐ của lái xe và phu xe (trường hợp doanh nghiệp áp dụng lương khoán theo sản phẩm hoặc theo doanh thu vận tải, chi phí săm lốp, chi phí nhiên liêu….

Chi phí cố định là những khoản chi phí hầu như không bị thay đổi khi doanh thu vận tải thay đổ (tăng hay giảm), những tỷ suất chi phí thì sẽ thay đổ theo chiều hướng ngược lại (giảm hay tăng) Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị mới thì chi phí cố định sẽ tăng đột ngột.

Chi phí cố định bao gồm các khoản sau: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương, BHXH,BHYT,KPCD… của nhân viên quản lý đội xe ( nếu hưởng lương thính theo thời gian), tiền thuế bất động sản, tiền bảo hiểm tìa sản, thuê môn bài…

Phân loại chi phi vận tải theo tiêu thức này có ý nghĩa quan trong trong việc phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho công tác kế toán quản trị doanh nghiệp.

1.2.2.3 Phân loại chi phí vận tải theo khoản mục chi phí

Cách phân loại này dựa trên ý nghĩa của cho phí trong giá thành sản phẩm, đồng thời nó giúp cho người làm kế toán dễ dàng hạch toán chi phí và tích giá thành Theo tiêu thức này, chi phí vận tải được chia thành các khoản mục chi phí sau:

Chi phí vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

 Chi phí sản xuất chung

1.2.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí dịch vụ vận tải Đối tượng kế toán chi phí vận tải là phạm vi, giới hạn mà các chi phi cạn tải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định cho hoạt động vận tải đựoc tập hợp theo đó Xác định đối tượng kế toán chi phí vận tải là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phi Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí hoặc đối tượng chi phí cụ thể:

+ Đối với các Doanh nghiệp vận tải ô tô thì căn cư cào nhiệm vụ là cân chuyển hàng hoá hoặc vận chuyển hành khách thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn doanh nghiệp hay từng đầu xe, đội xe.

+ Đối với các Doanh nghiệp vận tải đường thuỷ có thể tập hợp chi phí vận tải theo từng con tầu, đoàn tàu. Đối với vận tải đường sắt do quy trình công nghệ phức tạp, nên chi phí vận tải tập hợp riêng cho từng bộ phận.

Kế toán tính giá thành dịch vụ vận tải

1.3.1 Khái niệm giá thành dịch vụ vận tải

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, công việc hay dịch vụ nhất định đã hoàn thành.

Giá thành dịch vụ là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền…Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Như vậy, trong doanh nghiệp vận tải ô tô giá thành dịch vụ vận tải bao gồm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung

1.3.2 Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải.

Việc xác định đối tượng tính giá thành vận tải phải được căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp Trong ngành vận tải hiện nay, đối với vận tải hàng hoá thương là tấn (hoặc 1000 tấn) Km hàng hoá vận chuyển Đối với vận tải hành khách thường là người (hoặc100người), km, hành khách vận chuyển.

Phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải

1.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp)

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có quy trình công nghệ giản đơn như vận tải ô tô, vận tải thuỷ, vận tải hàng không Giá thành theo phương pháp này được xác định như sau:

Giá thành sản phẩm = Chi phí vận tải còn đầu kỳ + Chi phí vận tải phát sinh trong kỳ - Chi phí vận tải còn cuối kỳ

Giá thành sản phẩm = Tổng giá thành

Khối lượng vận tải hoàn thành

1.4.2 Phương pháp tính giá thành định mức

Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp đã có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức, dự toán chi phí hợp lý Việc áp dụng tính giá thành theo phương pháp này có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện chi phí vận tải, sử dụng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả chi phí vận tải để hạ giá thành vận tải.

Công thức xác định giá thành định mức như sau:

Giá thành thực tế của

Giá thành định mức của HĐVT ±

Chênh lệch do thay đổi định mức ±

Chênh lệch do thoát ly định mức

1.4.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này thường được áp dụng với những doanh nghiệp vận tải hành khách và vận tải hàng hoá trong nhận vận chuyển hành khách du lịch hoặc vận tải chọn lô hàng theo hợp đồng của khách hàng Đối tượng tính giá thành là dịch vụ vận tải theo từng hợp đồng đặt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ cung cấp dịch vụ Khi có khách hàng ký hợp đồng, kế toán phải trên cơ sở hợp đồng đã ký để mở bảng tính giá thành cho hợp đồng đó.Khi kết thúc hợp đồng hay cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp được từ các đội vận tải.

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải

1.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nhiên liệu trực tiếp.

Trong giá thành dịch vụ vận tải nhiên liệu là khoản chi phí trực tiếp có tỷ trọng cao nhất Không có nhiên liệu không thể nào có hoạt động được, chi phí nhiên liệu cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Loại phương tiện vận tải, mức độ mới hay cũ của phương tiện… Do đó doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng định mức nhiên liệu tiêu hao cho từng loại phương tiện.

Chi phí nhiên liệu được xác dịnh theo công thức

Chi phí về nhiên liệu tiêu hao

Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện đầu kỳ

Chi phí nhiên liệu đưa vào sử dụng trong kỳ

Chi phí nhiên liệu còn phương tiện cuối kỳ.

* Chứng từ kế toán sử dụng

-Hàng hoá giá trị gia tăng.

-Bảng theo dõi nhiên liệu;

-Bảng tổng hợp nhiên liệu tiêu hao

* Tài khoản kế toán sử dụng Để tập hợp chi phí nhiên liệu, kế toán sử dụng tài khoản TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Kết cấu của TK 621”

Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế của nhiên liệu đưa vào sử dụng trực tiếp cho phương tiện vận tải.

Bên có: Kết chuyển giá trị nhiên liệu tính vào chi phí dịch vụ vận tải.

TK 621 không có số dư

*Phương pháp hạch toán chi phí nhiên liệu trực tiếp:

- Khi xuất nhiên liệu sử dụng cho phương tiện vận tải, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phân loại và nhập dữ liệu theo định khoản:

Nợ TK 621 : Chi phíi nguyên vật liệu trực tiếp.

(Chi tiết cho từng hoạt động)

Có TK : Nguyên vật liệu.

Trường hợp khoán chi phí nhiên liệu cho lái xe hoặc giao tiền cho lái xe để mua nhiên liệu trực tiếp cho phương tiện:

Kế toán ứng trước cho lái xe một số tiền nhất định, căn cứ vào phiếu chi kế toán nhập vào với định khoản:

-Sau khi hoàn thành chuyến vận tải cuối tháng lái xe thanh toán với phòng kế toán, kế toán căn cứ vào số thực chi đối chiếu với định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng xe.

Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

(Chi tiết cho từng hoạt động)

Cuối tháng tính toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (nhiên liệu) cho từng hoạt động vận tải:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

(Chi phí cho từng hoạt động )

Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Trị giá nhiên liệu còn ở phương tiện vận tải cuối kỳ là số dư của TK 154

“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Sơ đồ hạch toán (sơ đồ 1- phụ lục)

1.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Trong hoạt động vận tải, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương,khoảng tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của lái xe, không bao gồm tiền lương,BHXH, BHTY, KPCĐ của đội sửa chữa, quản lý.

Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan (đầu xe, đội xe), trường hợp cá biệt liên quan đến nhiều đối tượng thì cần phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý.

* Chứng từ kế toán sử dụng:

-Bảng thanh toán tiền lương

-Bảng phân bổ tiền lương

* Tài khoản kế toán sử dụng Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622.

“Chi phí nhân công trực tiếp” Nội dung, kết cấu của TK 622:

Bên nợ: Phản ánh chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của lái xe, phụ xe

Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Tài khoản này không có số dư Việc tính toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được hịên trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.

Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Căn cứ vào số liệu ở bảng thanh toán tiền công bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho lái xe, phụ xe trong kỳ để tập hợp và phân bổ cho từng đôi tượng liên quan:

Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp

(Chi tiết theo từng hoạt động)

Có TK334: Phải trả nhân viên

Các khoản trích về BHXH, BHYT,KPCĐ được tính trên cơ sở tiền công phải trả cho lái xe trong kỳ.

Nợ TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp

(Chi tiết theo từng hoạt động)

Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác

- TK 338(2): Kinh phí công đoàn

- TK 338(3): Bảo hiểm xã hội

Cuối kỳ kết chuyển cho từng đối tượng chi phí

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

(Chi tiết theo từng hoạt động)

Có Tk 622: Chi phí phân công trực tiếp

(Chi tiết theo tưng hoạt động)

(Sơ đồ hạch toán – Sơ đồ 2 - Phụ lục)

1.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Trong kỳ chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí như: Sửa chữa săm lốp, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa phương tiên, lương của nhân viên sửa chữa, chi phí vật liệu…và chi phi khác bằng tiền.

Chứng từ kế toán sử dụng

- Hoá đơn giá trị gia tăng

- Biên bản quyết toán sửa chữa phương tiên

Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sủa dụng TK 627”Chi phí sản xuất chung” Kết cấu và nội dung của Tk 627:

Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung

Bên có: Các khoản chi phí sản xuất chung ( nếu có)

- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Chi phí sản xuất không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các đối tượng chi phi

TK 624 không có số dư cuối kỳ được mở 06 tài khoản cấp 2để tập hợp yếu tố chi phí:

- TK 627 (1) –chi phí nhân viên hân xưởng

- TK 627(2) – chi phí vật liệu

- TK 627 (3) – chi phí dụng cụ sản xuất

- TK 627 (4) – chi phí khấu hao TSCĐ

- TK 627 (7) –chi phí dịch vụ mua ngoài

* Phương pháp hạch toán a phương pháp kế toán trích trước chi phí săm lốp

(1) căn cứ vào số liệu đã tính otán trích trước chi phí săm lốp vào chi phí vận tải, kế toán ghi :

Nợ TK 627 :chi tiết (627 (3) chi phí săm lốp cho từng hoạt đôngj )

Có TK 335 :chi phí phải trả

(2) khi phát sinh chi phí săm lốp trên thực tế :

Nợ TK 335 :chi phí phải trả

Có TK 152 :nguyên liệu, vật liệu

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng

(3) Cuối kỳ chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được hạch toán tăng thu nhập.

Nợ TK 335: Chi phí phả trả

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

(4) Ngược lại nếu chi phí trích trước nhỏ hơn chi phí trên thực tế phát sinh

Nợ TK 627: chi tiết ( 627.3 cho từng hoạt động)

Có Tk 335: Chi phí phải trả

(5) Cuối kỳ, chi phí săm lốp tình vao tri phí vận tải được kết chuyển sang

Tk 154 – “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, hoặc TK 631 – “Giá thành sản xuất” ( phương pháp kiểm kê đinh kỳ):

Nợ Tk 154: Chi phí SXKD dở dang (chi tiết theo từng đối tượng)

Có Tk 627: Chi phí sản xuất chung ( chi tiết theo từng đối tượng) b Phương pháp kiểm kế toán chi phí vật liệu

Chi phí vật liệu trong vân tải ô tô bao bồm: dầu nhờn, mỡ, xà phòng, giẻ lau và các phương tiện khác dùng để bảo quản xe

Chi phí vật liệu được tâp hợp vào Tk 627 (Tk 627.2) – Chi phí sản xuất chung

(1) Căn cứ vào phiếu xuất kho, khi xuất vật liệu sử dụng cho các phương tiện thuộc các hoạt động khác nhau, kế toán ghi:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có Tk 152: Nguyên vật liệu, vật liệu

(2) Trương hợp mua vật liệu ngoài đưa vào sử dụng ngay, kế toán ghi:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Nợ Tk 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

(3) Cuối kỳ, kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí vật liệu cho từng hoạt động vận tải theo tiêu chuẩn hợp lý, kế toán ghi:

Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết cho từng hoạt động)

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất ( Phương pháp kểm kê định kỳ)

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung c Phương pháp kế toán khấu hao phương tiện

(1) Hàng tháng, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao phương tiện cho các hoạt động vận tải, kế toán ghi:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (TK 627.4)

(Chi tiết cho tưng hoạt động)

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK 214.1)

(2) Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí khấu hao phương tiện cho từng hoạt động vận tải, kế toán ghi:

Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết cho từng hoạt động)

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất( Phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có Tk 627: Giá thành sản xuất chung ( chi tết cho từng hoạt động) d Phương pháp kế toán chi phí sửa chữa phương tiên

(1) Căn cứ vào số tiền trích trước chi phí sửa chữa, kế toán ghi:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có Tk 335: chi phí phải trả

(2) Cuối kỳ kế toán xử lý số chênh lệch về trích trước chi phí sửa chữa, đồng thời thực hiện kết chuyển chi phí sửa chữa vào TK 154- Chi phí SCKD dở dang, hoặc TK 631 – Giá thành sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang ( Chi phí theo từng hoạt động_

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK 627: chi phí sản xuất chung

( Chi tiết theo từng hoạt động) e Phương pháp kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền

Trong doanh nghiệp vận tải, chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: Chi phí điện nước, sửa chữa thuê ngoài Chi phí khác bằng tiền bao gồm chi phí cầu, phà, chi lệ phí bến bãi, chi phí quảng cáo…

(1) Phí phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán ghi:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (TK 627.7)

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

(2) Khi phát sinh các chi phí khác, kế toán ghi:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (TK 627 (8))

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

(3) cuối kỳ, kế toán tổng hợp các khoản chi phí sản xuất chung liên quan đế nhiều hoạt động vận tải để phân bổ cho từng hoạt động theo tiêu chuẩn phân bổ đã lựa chọn, phụ vụ cho việc tính giá thành sản phẩm kế toán ghi:

Nợ TK 154: chi phí SCKD dở dang (chi tiết theo từng hoạt động)

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung

(Sơ đồ hạch toán – Sơ đồ 3 - phụ lục)

1.6 Các hình thức sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải

Chế độ sổ kế toán sử dụng ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/ 3/ 2006, Bộ tài chính quy định rõ việc mở sổ, ghi chép quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ sách kế toán.Việc tận dụng hình thức sổ kế toán nào là tuỳ thuộc và đặc điểm tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức kế toán sau

-Hình thức Nhật ký sổ cái: Sơ đồ 4 - Phụ lục

-Hình thức Nhật ký chung: Sơ đồ 5 - Phụ lục

-Hình thức Chứng từ ghi sổ: Sơ đồ 6 - Phụ lục

-Hình thức Nhật ký chứng từ: Sơ đồ - Phụ lục

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH vận tải và thương mại trường hưng là một doanh nghiệp tư nhân hạch toán độc lập, Công ty được thành lập theo quyết định số 1501/QĐ- UBND ngày 15/01/1997 của UBND thành phố Hà Nội, kinh doanh về ngành vận chuyển hàng hoá từ Hà Nội đến TP HCM, từ TP HCM ra Hà Nội và trung chuyển đường ngắn từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc.

Công ty vận tải và thương mại trường hưng có trụ sở tại số 30 Đại CồViệt- Quận Hai Bà Trưng –Hà Nội.

Chức năng và nhiệm vụ

Hiện nay công ty có các chức năng nhiệm vụ chính như sau:

-Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng ô tô.

-Dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường sắt đường thuỷ (đường sông, đường biển) trong nước và quốc tế Dịch vụ vận tải và đại lý vận tải quá cảnh.

-Xuất nhập khẩu uỷ thác và trực tiếp hàng hoá sản phẩm nông lâm, thủy sản vật tư máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên liệu, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng thủ công, công mỹ nghệ phương tiện vận tải

-Kinh doanh thương nghiệp tổng hợp, đại lý giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành xe ôtô.

-Dịch vụ cho thuê kho bãi, cho thuê nhà xưởng

Thời gian đầu mới hoạt động kinh doanh, công ty chủ yếu sử dụng tài sản cố định (phương tiện vận tải ) của các nước xã hội chủ nghĩa, các phương tiện này đa số là những phương tiện lạc hậu, giá trị còn lại của tài sản cố định nhỏ. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ vận tải trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, những loại hình vận tải của nền kinh tế:

+ Vận tải hợp tác xã

+ Công ty liên doanh vận tải

-Vận tải đường hàng không

Quy mô của công ty vận tải và đại lý vận tải

Quy mô của công ty vận tải và đại lý vận tải về nguồn vốn kinh doanh của công ty:

Nguồn vốn kinh doanh của công ty hiện nay là:21.206.444.193 đ

Về nguồn nhân lực của công ty hiện nay:

Trình độ đại học:35 người

Trình độ trung cấp: 21 người

Công nhân kỹ thuật: 32 người

Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới phần lớn các phương tiện vận tải tiên tiến hiện đại của các nước: Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô… Nhờ sự mạnh dạn đầu tư đúng đắn nên công y đã tự khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường đặc biệt là lĩnh vực vận tải trong lúc nhiều đơn vị vận tải kinh doanh thua lỗ.

Tổ chức bộ máy quản lý

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy (- Phụ lục 1)

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ nên bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến Đứng đầu là giám đốc dưới là các phòng, chi nhánh, trạm đại diện…

Trong ban giám đốc công ty, giám đốc là người đứng đầu quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đó.

Phó giám đốc phụ trách vận tải và đại lý vận tải.

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh xuất khẩu tổng hợp.

Các phòng ban của công ty: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch đầu tư và phát triển thị trường, phòng vận tải và đại lý vận tải, phòng tài chính kế toán, phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp.

2.1.3.2 Nhiệm vụ chính của các phòng ban

+ Phòng tổ chức hành chính

Thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến nhân sự trong công ty tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.

Xây dựng các văn bản liên quan đến quy chế, nội quy, quy định cho việc điều hành và quản lý công ty, các quy chế an toàn lao động, chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên Trong cơ cấu tổ chức bộ máy công ty thông qua các biện pháp điều tra, tìm hiểu thực tế, phân tích báo cáo từ đó đề suất các phương án đổi mới, cải tiến hoàn thiện cơ cấu tổ chức.

+ Phòng tài chính kế toán:

Chức năng bộ phận tài chính kế toán là cập nhật trung thực chính xác, kịp thời đúng chế độ tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của công ty, thông qua các nghiệp vụ kế toán để thực hiện kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất.

Kiểm tra giám sát về các hoạt động kinh tế tài chính của tất cả các bộ phận trong công ty Ghi chép và thu thập số liệu trên cơ sở đó giúp giám đốc trong công việc phân tích các hoạt động kinh tế tính toán hiệu quả các hoạt động kinh doanh của công ty Phòng kế toán còn có nhiệm vụ báo cáo thống kê tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của công ty với các cơ quan chức năng.

+ Phòng kế hoạch đầu tư và phát triển thị trường.

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty các giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Tổ chức các hoạt động marketing tìm hiểu nhu cầu của xã hội lập các phương án mới nhằm thoả mãn những nhu cầu của xã hội.

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty trong năm, tổ chức hoạt động tiếp thị, điều tra phỏng vấn khách hàng của công ty thường xuyên nhằm phát hiện những khiếm khuyết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, để báo cáo lãnh đạo có phương hướng điều chỉnh kịp thời

Lập các kế hoạch chiến lược cạnh tranh cụ thể với những đối thủ cạnh tranh để, giữ vững thị trường truyền thống và chiến lược thị trường mới.

Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ bộ máy kế toán (Phụ lục)

Công ty vận tải & TM Trường Hưng là một công ty có hình thức kinh doanh dịch vụ Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động theo hình thức kinh doanh dịch vụ nên hình thức kế toán nay đang áp dụng tại công ty là hình thức.

Phòng tài chính kế toán là nơi phản ánh, ghi chép, kiểm tra tính toán các nghiệp vụ kinhtế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty Từ đó phân loại, xử lý tổng hợp số liệu, thông tin về hoạt động kinh doanh, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo để định hướng lựa chọn những phương án tối ưu đem lại hiệu quả cao nhất.

Với đội ngũ kế toán trẻ năng động phòng tài chính kế toán của công ty gồm: 8 người.

-Trưởng phòng tài chính kế toán

-Phó phòng tài chính kế toán

-Kế toán thanh toán tạm ứng và công nợ phải trả.

-Kế toán quỹ tiền mặt, TSCĐ, CCDC, NVL.

-Kế toán tiền lương, thống kê công nợ phải thu.

-Thủ quỹ kiêm kiểm toán vật tư, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn

+ Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.

-Trưởng phòng tài chính kế toán (kế toán trưởng)

Trách nhiệm của trưởng phòng tài chính kế toán là bao quát toàn bộ công tác kế toán trong công ty chỉ đạo trực tiếp đến phó phòng và các kế toán viên.Kế toán trưởng tổ chức công tác sao cho hợp lý mang lại hiệu quả cao bên cạnh đó trưởng phòng tài chính kế toán còn đảm trách việc lập quyết toán nộp cấp trên.

-Phó phòng tài chính kế toán.

Trách nhiệm phó phòng kế toán: Giúp việc cho trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo đôn đốc nhân viên kế toán trong phòng Bên cạnh đó còn phụ trách trực tiếp công việc theo dõi công tác đôn đốc thu hồi công nợ

-Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán ngân hàng, kế toán xuất nhập khẩu)

Nhiệm vụ kiểm tra lại các bảng thống kê, các bút toán chuyển và định khoản trước khi kế toán trưởng ký duyệt bút toán…

-Kế toán thanh toán tạm ứng và công nợ phải trả: Theo dõi các nghiệp vụ kế toán về chức năng kinh doanh đại lý vận tải của công ty đôn đốc cập nhật chứng từ để thanh toán kịp thời không để tồn đọng nợ.

-Kế toán quỹ tiền mặt: TSCĐ, CCDC, NVL và kê chi tiết tài khoản 642 theo khoản mục thuộc tài khoản 111 theo dõi về kinh doanh vận tải.

-Kế toán tiền lương, thống kê công nợ phải thu VAT hàng tháng

-Thủ quỹ kiêm kế toán vật tư nội bộ, kế toán bảo hiểm xã hội, kinh phí côngđoàn.

-Kế toán công nợ. Để đảm bảo tối đa năng lực tài chính cho hoạt động của công ty đôn đốc công nợ phải thu, tham mưu đưa ra các biện pháp để thu hồi công nợ một cách sớm nhất, thực hiện các biện pháp đòi nợ khi được lãnh đạo thông qua Cuối tháng có báo cáo về tình hình thu nợ hàng tháng.

Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007

Khối lượng h.hoá ĐL Tấn 250.000 275.000

Tổng lao động BQ Người 158 146

Thu nhập BQ ng/tháng 1.000đ 1.100 1.150

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công tyTNHH vận tải là

TM Trường Hưng có triển vọng tốt Tổng doanh thu năm2007 đạt 71.100.000.000đ tăng 5.100.000.000đ tương ứng với tỷ lệ 7,7% so với năm

-Doanh thu vận tải ô tô tăng 1000.000.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 27,7%

-Doanh thu KDTH tăng 400.000.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 3,8%

-Lợi nhuận năm 2007 đạt 500.000.000đ tăng 70.000.000đ tương ứng16,3% so với năm 2006.

-Thu nhập bình quân đầu người tăng 50.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 4,5%.

-Do có đổi mới trong chiến lược kinh doanh và định hướng tốt nên công ty đã tìm được nhiều hợp đồng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện nên yên tâm gắn bó với công ty.

Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ

2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuât của Công ty

Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải nói chung không làm tăng giá trị sử dụng cho xã hội mà chỉ tạo điều kiện để thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm Công ty Cổ phần vận tải và dịch mang đặc điểm chung của loại hình kinh doanh này như: Hợp đồng vận chuyển được thực hiện bên ngoài doanh nghiệp, việc khai thác vận chuyển phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, giao thông, địa lý khí hậu do đó chi phí vận tải cũng mang tính đặc thù và sự tham gia của các yếu tố chi phí vào quá trình thực hiện dịch vụ vận tải cũng khác các ngành sản xuất vật chất khác.

2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Công ty đã thực hiện phân loại chi phí của hoạt động vận tải ô tô là:

* Chi phí của hoạt động vận tải bao gồm:

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm giá trị nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình vận tải như là nhiên liệu (xăng,dầu…)

-Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản phải trả cho lái xe, phụ xe các khoản trích theo lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

-Chi phí sản xuất chung gồm:

Chi phí khấu hao phương tiện vận tải, tài sản cố định phòng vận tải.

Chi phí săm lốp, bảo dưỡng xe.

Chi phí sửa chữa phương tiện (sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên)

Chi phí bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn.

Hàng tháng, để phục vụ việc thực hiện các hợp đồng vận chuyển, phòng kế hoạch kinh doanh đều lập các bảng kê ứng chi phí xe điều động căn cứ vào hợp đồng vận chuyển, sau đó tính định mức tiêu hao nhiên liệu và các chi phí khác trong quá trình thực hiện hợp đồng để đề nghị tạm ứng được kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị duyệt ký, sau đó gửi tới phòng kế toán để viết phiếu chi.

Sau khi tập hợp đầy đủ các chứng từ càn thiết liên quan đến các chi phí xe điều động, phòng kinh doanh tiến hành lập giấy thanh toán tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng được ký duyệt giống giấy đề nghị tạm ứng Toàn bộ giấy tờ trên sẽ được gửi tới phòng KTTC làm căn cứ ghi vào các khoản chi phí

2.2.1.3 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất dịch vụ

Công ty TNHH vận tải và thương mại trường hưng là đơn vị kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Vận tải, kinh doanh thương mại tổng hợp… do đó công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, đối với lĩnh vực vận tải thì đối tượng tập hợp chi phí vận tải.

2.2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH vận tải và thương mại Trường Hưng

2.2.1.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động vận tải chỉ bao gồm chi phí nhiên liệu (xăng dầu) Trước khi thực hiện hợp đồng vận tải, phòng vận tải cần tạm ứng một số tiền căn cứ theo định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện vận tải để chi cho lái xe Với mỗi phương tiện vận tải khác nhau thì định mức tiêu hao nhiên liệu là khác nhau Khi đó chi phí nhiên liệu tiêu hao sẽ được tính theo công thức:

Chi phí = Số nhiên liệu cho 1 * Số km * Đơn giá nhiên liệu tiêu hao km đường bằng (định mức từng xe) đường xe đã đi thực tế 1 lít nhiên liệu Với các khoản mục chi phí đã được mã hoá, để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán Công ty sử dụng tài khoản 621 – “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và theo dõi trên cả sổ chi tiết, sổ cái.

Mỗi xe được mở một bảng theo dõi nhiên liệu (Phụ lục 3) để theo dõi tình hình sử dụng nhiên liệu trong cả tháng Cuối tháng, tổng hợp nhiên liệu tiêu hao của từng xe để lập bảng tổng hợp tiêu hao (phụ lục số 4) của toàn đội xe.

VD: Căn cứ vào hoá đơn mua nhiên liệu (Phụ lục 5) do Công ty Xăng dầu quân đội cung cấp trong tháng 12/2007, kế toán tiến hành định khoản trên máy tính.

Cuối tháng, căn cứ vào số NL tiêu hao thực tế và số NL còn tồn trên các xe trong bảng hợp nhiên liệu tiêu hao (phụ lục 4), kế toán ghi:

Cuối quý, toàn bọ CP NVL TT được kết chuyển sang TK 154 xác định

CP được phản ánh trên sổ chi tiết TK 6231 theo định khoản:

Máy tính sẽ tự động lên sổ nhật ký chung (phụ lục số 6)

2.2.1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí về lao động là một trong những chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ Chi phí này thường chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm dịch vụ Do vậy, việc hạch toán đúng chi phí này sẽ quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm, dịch vụ, mặt khác hạch toán tốt chi phí nhân công còn thúc đẩy người lao động làm việc, giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng lao động, hạ thấp giá thành sản phẩm, dịch vụ và bảo đảm thu nhập cho người lao động.

Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại trung tâm dịch vụ vận tải được hạch toán vào tài khoản 622.

Các căn cứ để tính lương:

Lương thực tế = Hệ số x lương cơ bản (820.000)24 * Ngày công thực tế VD: Tính lương cho lao động là ông Nguyễn Đức Huy, lái xe của công ty có hệ số lương là 2, lương cơ bản công ty trả cho ông là: 820.000 hệ số cấp bậc 2:

-Đơn giá lương sản phẩm được tính theo số km vận hành đối với xe có 02 lái xe chạy đường dài.

-Đơn giá lương sản phẩm được tính theo số km vận hành đối với xe có 01 lái xe chạy đường dài: 230 đồng/km

VD: Căn cứ vào số km trong bảng tiêu hao nhiên liệu (Phụ lục số 3) và đơn giá lương sản phẩm, kế toán tính lương sản phẩm cho ông Nguyễn Đức Dũng như sau:

(Các lái xe khác cũng được tính theo cách trên)

Quỹ BHXH: Được hình thành bằng cách tính vào chi phí của doanh nghiệp và trừ vào thu nhập của người lao động Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành về công tác kế toán tại công ty TNHH vận tải và thưong mại trường hưng việc lập trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20%.Trong đó:

+ 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

+ 5% trừ vào lương tháng của nhân viên.

Quỹ BHYT: Theo quy định của chế độ hiện hành, hàng tháng công ty phải đóng BHYT là 3% của tiền lương Trong đó:

+ 2% tính vào lương chi phí sản xuất kinh doanh

+ 1% từ vào lương tháng của nhân viên

Kinh phí công đoàn: Được tính trong quỹ lương thực thi trong doanh nghiệp gồm 2%,toàn bộ trích vào chi phí sản xuất kinh doanh.

VD: Tính lương cho lái xe Nguyễn Nam Chung

Trong đó:15% tínhvào chi phí: 3.000.000 x 15% = 450.000đ

Trong đó: 2% tính vào chi phí: 3.000.000đ x 2% = 60.000đ

Cuối tháng, căn cứ vào bằng thanh toán tiền lương của các lái xe (phụ lục số 7) kế toán định khoản trên máy tính.

Khi tạm ứng lương kỳ I, kế toán căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng (phụ lục số 06) và phiếu chi để cập nhật bút toán.

SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI & DỊCH VỤ

Ưu điểm

3.1.1.1 Về chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ

Hệ thống chứng từ mà công ty đang áp dụng là hợp pháp, quy trình luân chuyển chứng từ rất chặt chẽ Tất cả các nghiệp vụ đều được lạnh đạo kí duyệt sau đó các nhân viên mới thực hiện công việc, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty hay chi nhánh đều được ban lãnh đạo Công ty kiểm soát theo từng chức năng nhiệm vụ của mỗi người ở trong đó Giám đốc công ty là người nắm tình hình chung, tổng thể và ra quyết định cuối cùng , Quy trình bảo quản rất chặt chẽ, các chứng từ hỏng không sử dụng, hết thời hạn bảo quản đều được huỷ theo đúng trình tự của kế toán.

3.1.1.2 Về sổ sách kế toán

Hình thức sổ kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức "Chứng từ-ghi sổ" đây là hình thức rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty vì những hoạt động có cùng nội dung kinh tế sẽ được tập hợp một chứng từ -ghi sổ, đảm bảo cho việc quản lý được chặt chẽ

3.1.1.3 Về báo cáo kê toán

Hàng quý kế toán tổng hợp sổ sách để lên báo cấotì chính: bảng cân đối số phát sinh,bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ để từ đó ban lãnh đạo sẽ lập các kế hoạch cho kỳ tiếp theo Riêng quý IV kế toán sẽ lập thêm thuyết minh báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu của cơ quan cấp trên và đúng theo yêu cầu của Bộ tài chính.

3.1.1.4 Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành đồng nhất là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh đặc thù của Công ty nó riêng và ngành vận tải ôtô nói chung.

3.1.1.5 Về công tác hạch toán kế toán các chi phí

Xét về ưu điểm nhìn chung việc hạch toán chi phí sản phẩm chung và tính giá thành dịch vụ vận tải ở Công ty đã đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra, đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương hứng tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các kế toán viên và các bộ phận liên quan phục vụ tốt yêu cầu quản lý Tuy nhiên công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành dịch vụ vận tải vẫn còn một số khó khăn,tồn tại nhất định cần hoàn thiện hơn.

Những hạn chế tồn tại

Thứ nhất: Về bảng pháp tính khấu hao

Công ty áp dụng khấu hao đường thẳng đối với tất cả các TSCĐ trong công ty Tuy nhiên, đối với các phương tiện vận tải, công ty lại sây dựng định mức một số chi tiêutỷ lệ theo doanh thu và một số chỉ tiêu tỷ lệ theo số km hoạt động của xe (nhiên liệu, săm lốp ) Do đó, với phương pháp khấu hao đường thẳng thì chi phí khấu hao phương tiện vạn tải luôn cố định dù doanh thu vận tải ít hay nhiều Điều này là không hợp lý.

Thứ hai: về bản tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty chưa thật hoàn chỉnh. Bảng phân bổ này của công ty mới chỉ thể hiện được chỉ tiêu:"Số khấu háo TSCĐ phải trích trong tháng" mà chưa thể hiện được các chỉ tiêu sau: số khấu hao trích tháng trước, số khấu hao TSCĐ giảm đi (tăng lên) trong tháng.

Thứ ba: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Đối với mảng đại lý vận tải chi phí nhân công tính cho người công nhân vận tải được tính dựa trên hiệu quả của mỗi hợp đồng vận tải điều này là không hợp lý.

Thứ tư: Về bảo hiểm phương tiện

Hiện nay công ty mới chỉ mua bảo hiểm bộ phận cho các phương tiện Do đó, khi các phương tiện hoạt động nếu có rủi ro xảy ra thì không thể tránh khỏi những tổn thất lớn cho công ty.

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cΧng tác kế toán tập hợp chi phí sảnng tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cΧng tác kế toán tập hợp chi phí sảnng ty cổ phần vận tải & dịch vụ 38 3.3 Một số giải pháp khác tiết kiện chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hiện nay

Ý kiến 1: Về hoàn thiện phương pháp tính khấu hao Để hạch toán chi phí sản xuất được chính xác hơn, Công ty lên hạch toán chi phí khấu hao phương tiện vận tải tỷ lệ với số km hoạt động Khi đó cách tính khấu hao phương tiện vận tải sẽ như nhau:

Chi phí khấu Nguyên giá Số km xe chạy trong kỳ

Hao phương = phương tiện x Tổng số km xe chạy để khấu hao hêt tiện vận tải vận tải

Tổng số km xe chạy để khấu hao hết được tính toán theo tính năng,tác dụng của từng xe Thông số này được phòng vận tải và các chuyên gia kỹ thuật được xác định dựa tren tình trạng của xe khi mới mua (hoặc mới đánh giá lại nguyên giá). Ý kiến 2: Lập thêm bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Để thuận lợi hơn trong công tác hạch toán khấu hao TSCĐ, công ty lên nập lại "Bảng tính và phân bổ khấu haoTSCĐ" (VD: Theo mẫu) (Phụ lục 17- Trang )

Việc khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về ché độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Phương pháp lựa chọn khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng phải phù hợp với doanh nghiệp, phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp Trên thực tế hiện nay phương pháp khấu hao bình quân đang được áp dụng rất phổ biến Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty nên sản phẩm dịch vụ vận tải hàng tháng không đều nhau, dẫn tới sự phân bổ chi phí khấu hao và giá thành sản phẩm của công ty không chính xác và ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm

Hình thức khấu hao công ty đang áp dụng là hình thức khấu hao bình quân.

Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ

Năm Số năm sử dụng

Mức khấu hao Mức khấu hao bình quân năm

Muốn phân bổ khấu hao vào các tháng được chính xác theo tôi nên áp dụng phương pháp khấu hao trên 1km hoạt động. Đơn giá khấu hao Nguyên giá TSCĐ

1km hoạt động = - của một phương tiện Số km sử dụng

Hình thức khấu hao này phản ánh đúng giá trị thực tế đã hao mòn nên việc phân bổ khấu hao và chi phí sản xuất dịch vụ chính xác góp phần làm ổn định giá thành trong các kỳ hạch toán. Ý kiến 3: Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Việc hạch toán chi phí nhân công của công nhân viên quản lý tổ xe điều động vào TK 622 mà không phân bổ một phần nào chi phí của hoạt động vận tải như hiện nay sẽ làm cho chi phí nhân công trực tiếp của mảng đại lý vận tải tăng và giảm chi phí sản xuất chung của mảng vận tải làm cho cơ cấu chi phí thay đổi,giá thành từng hoạt động cũng thay đổi theo. Để khắc phục tồn tại trên, giúp việc xác định đúng chi phí sản xuất cho các đối tương tập hợp chi phí sản xuất và giá thành có hiệu quả, Công ty cần tách lương và các khoản trích theo lương của các cán bộ, nhân viên phòng vận tải và đại lý vận tải để hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Ý kiến 4: về bảo hiểm phương tiện

Công ty nên mua bảo hiểm toàn bộ cho các phương tiện để tránh mọi rui ro có thể xảy ra khi các phương tiện đang hoạt động.

3.3 Một số giải pháp khác tiết kiện chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hiện nay.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước công ty có tồn tại và phát triển hay không hoàn toàn phụ thuộc vào công ty có bù đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất không và phải có lợi nhuận bảo đảm được nghĩa vụ với Ngân sách NN không ngừng cải thiện nâng cao đời sống CBCNV trong Công ty.

Tiết kiện chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một mộc tiêu kinh tế chính trị của bất kỳ một DN nào Dể đật được mục tiêu này, chúng ta phải sử dụng nhiều biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cho DN nói riêng và cho toàn

+ Giải pháp tăng doanh thu bằng 2 lần trong 1 chuyến hàng vận chuyển do đặc thù riêng trong kinh doanh dịch vụ vận tải là phần lớn là vận chuyển hàng hoá là một chiều , có nghĩa là khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ bằng 1/2 số km đường tính trong gia thành nên việc tận dụng phương tiện vận chuyển hàng hoá cho số 1/2km đường còn lại (đã được tính trong giá thành ) đem lại hiệu quả kinh tế cao

+ Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm mọi tỷ trọng khá lớn trong giá thành vì vậy tiết kiệm NVL sẽ có ý nghĩa trực tiếp trong giá thành: Tiết kiệm bằng cách : Đầu tư các phương tiện vận chuyển tiêu hao ít nhiên liệu

+ Tăng năng suất lao động giảm lượng lao động hao phí cho giá thành và giảm một số chi phí khác

+ Chế độ chỉ tiêu đảm bảo hợp lý kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu nhằm khắc phục những sơ hở trong khâu quản lý chấp hành nghiêm chỉnh những chế độ chi tiêu tài chính chống tham ô lãng phí

+ Thực hiện tốt chế độ hạch toán chi phí : Hạch toán chi phí tốt sẽ phát hiện được những điểm cần phát huy , những thiếu sót cần khắc phục sửa chữa để đề ra biện pháp khắc phục thiết thực nhất.

+ Hạch toán kinh tế còn góp phần làm rõ trách nhiệm của công ty với NN và XH, lànm rõ trách nhiệm của CNVC với công ty.

+ Việc hạch toán yêu cầu phải tỷ mỉ , chính xác , kịp thời trên tất cả các khoản mục chi phí, quản lý tốt giá thành đảm bảo cho DN sản xuất có hiệu quả mang lại lợi nhuận tối đa cho DN giúp DN tăng thêm năng lực sản xuất cải thiện điều kiện làm việc và đời sống người lao động

+ Quản lý tốt giá thành không chỉ làm tăng uy tín cho DN mà đem lại cho

DN nhiều hợp đồng có giá trị giúp DN tồn tại và phát triển trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt nhất của thị trường

+ Như vậy công tác quản lý giá thành đòi hỏi DN không chỉ làm tốt công tác kế hoạch hoá và hạch toán giá thành mà còn phải tăng cường phân tích tình hình tăng giảm giá thành Công tác phân tích giá thành nhằm có kế hoạch về các chỉ tiêu sử dụng tiết kiệm nó thúc đẩy nâng cao trình độ quản lý , trình độ sử dụng các nguồn nhân lực của Đông Nam Á.

Ngày đăng: 06/06/2023, 08:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w