Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ TRONG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA VIỆT
Đặc điểm hàng rau quả của Việt Nam và đặc điểm của thị trường
1 Đặc điểm hàng rau quả của Việt Nam.
Việt Nam có điều kiện về đất đai và khí hậu thích hơp cho việc trồng các loại cây rau quả nhiệt đới và ôn đới Sản xuất rau quả của Việt Nam những năm qua đã có những bước tiến đáng kể về quy mô cũng như cơ cấu sản phẩm, nhiều loại rau quả đặc sản, có chất lượng cao được quy hoạch thành những vùng chuyên canh Tuy nhiên, năng suất các cây rau quả Việt Nam còn thấp so với mức chuẩn trung bình của khu vực cũng như trên thế giới, như năng suất dứa của Việt Nam chỉ đạt bình quân 13 tấn/ha trong khi đó Thái Lan đạt mức 24,5 tấn/ha Năng suất các vườn cà chua của Việt Nam chỉ đạt mức bình quân 15-20 tấn/ha so với mức bình quân trên thế giới là 50 tấn/ha.[16]
Nhiều giống rau quả hiện nay của Việt Nam chỉ phù hợp với thị trường trong nước chứ chưa thích hợp cho xuất khẩu, nhất là đối với dứa Trong khi dứa Cayen phù hợp để chế biến xuất khẩu thì phần lớn diện tích trồng dứa hiện nay của Việt Nam trồng dứa Queen Chóng ta chưa phát triển được bộ giống phong phú các loại rau quả để phục vụ cho thị hiếu đa dạng của thị trường nội địa và xuất khẩu, tiêu dùng tươi hay phục vụ ngành công nghiệp chế biến
Bên cạnh đó hầu hết các loại cây ăn quả được trồng hoặc xung quanh nhà với một vài cây hoặc tại các vườn cây ăn quả với quy mô nhỏ từ 0,5 đến 2 ha.Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của nhà nước, đã hình thành và phát triển nhiều vườn cây ăn quả có diện tích lớn đến vài chục ha, nhất là ở trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bé Khi các tiểu chủ đảm nhận phần lớn việc trồng rau và hoa quả thì vấn đề là chất lượng và nguồn cung không đảm bảo.
Hiện nay, hoạt động sau thu hoạch mới chỉ dừng chủ yếu ở việc phân loại và xấy tại các hộ gia đình Công nghệ và trang thiết bị xử lý sau thu hoạch để trừ côn trùng, vi sinh vật có hại, bảo vệ chất lượng rau quả cũng nh công nghệ bảo quản rau quả tươi chưa được ứng dụng rộng rãi Kho lạnh Ýt và phần lớn đặt không đúng chỗ nên Ýt phát huy tác dụng.
Diễn biến xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua tương đối phức tạp và có nhiều bất ổn Trong giai đoạn 1995-2001, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, từ 56,1 triệu USD năm 1995 lên
330 triệu USD năm 2001 [16] Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành rau quả Việt Nam cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của kim ngạch xuất khẩu Sự tăng trưởng nhanh trong những năm này do nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể đến:
Sù tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và tư thương vào hoạt động xuất khẩu
Các nhà xuất khẩu tăng cường tìm kiếm thị trường mới và đáp ứng yêu cầu về số lượng , chất lượng và an toàn thực phẩm của các thị trường này
Tác động của các chính sách vĩ mô như chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi
Sù gia tăng trong nhu cầu của các nước, đặt biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan
Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu rau quả chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Tuy nhiên, đây vẫn là mức thấp so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan 20,9%, Trung Quốc 22,8%, Philippin 39,6% Từ năm 2002,xuất khẩu rau quả Việt Nam lại có xu hướng giảm sút Kim ngạch xuất khÈu rau quả năm 2002 chỉ đạt 221,3 triệu USD, tiếp tục giảm xuống 151 triệu USD năm
2003 Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu giảm sút và lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất gặp khó khăn. Điều này cho thấy, xuất khẩu rau quả Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và các yếu tố bên ngoài Sang năm 2004-2005, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã phục hồi và đạt 235 triệu USD vào năm 2005, 263 triệu USD năm
Biểu đồ 1.1-Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 1996-2008
Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ (%)
Nguồn: Báo cáo các năm của Bộ Công thương
Xét về cơ cấu mặt hàng, một đặc điểm tương đối rõ ràng là sự phân đoạn thị trường xuất khẩu rau quả theo mức độ chế biến, giữa rau quả tươi/khô và rau quả chế biến Thông thường rau quả tươi/khô/bảo quản chiếm 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả hằng năm của Việt Nam, phần còn lại là rau quả đã qua chế biến Trung Quốc thường chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu rau quả chưa chế biến của Việt Nam, phần còn lại được xuất khÈu sang các nước châu Á khác Trong khi đó, đa sè rau quả chế biến của Việt Nam (đặc biệt là dứa hộp) lại được xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Hoa Kỳ.
Một hạn chế lớn trong phát triển xuất khẩu rau quả hiện nay là khả năng phát triển thị trường xuất khẩu Măc dù mặt hàng rau quả của nước ta đã xuất hiện ở gần 50 nước, cơ cấu thị trường trong những năm gần đây hầu như không có sự thay đổi lớn Các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam chủ yếu là các nước Châu Á (chiếm khoảng 90% tổng giá trị), còn các thị trường nhập khẩu rau quả chính của thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản thì mặt hàng này của Việt Nam vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, vì mặc dù có nhu cầu rất lớn về rau quả nhưng những điều kiện nhập khẩu rau quả tươi vào những thị trường này tương đối khắc khe về chủng loại và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện tại, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu chủ yếu, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam Vì vậy, khi xuất khẩu sang Trung Quốc phải đối mặt với những thử thách mới, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiệm trọng [16]
Biểu đồ 1.2-Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 2006
Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn
Tại thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, theo dù báo của
Bé Nông nghiệp Hoa Kú (USDA), do tác động của các yÕu tè như sù thay đổi cơ cÊu dân sè, thị hiÕu tiêu dùng và thu nhập dân cư…tiêu thô nhiÒu loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá Theo USDA, nhu cầu các loại rau xanh sẽ tăng khoảng 22-23% Giá rau tươi các loại sẽ tiÕp tôc tăng cùng víi tèc độ tăng nhu cầu tiêu thô Nhu cầu nhập khÈu rau dù báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm Nhu cầu vÒ quả còng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dù báo víi tèc độ tăng trưởng 8%.
Nghiên cứu thị trường của những loại rau quả mà Việt Nam có lợi thế sản xuất/xuất khẩu, cho thấy Việt Nam sẽ gặp phải những đối thủ cạnh tranh sau
Trong lĩnh vực xuất khẩu rau, Việt Nam cũng gặp phải sức Ðp cạnh tranh rất lớn mà đối thủ cạnh tranh là Thái Lan, Trung Quốc và Đài Loan – những nước có tiềm năng lớn hơn nhiều về sản xuất, bảo quản rau tươi và chế biến rau cũng như về kinh nghiệm phát triển thị trường.
Chuối: Việt Nam phải cạnh tranh với các nước Mỹ-Latinh và Caribê – nơi có sản lượng chuối lớn nhất thÕ giới và là những nước xuất khẩu chuối truyền thống Trong khu vực, nước có tiềm năng xuất khẩu chuối nhất là Philippin, nước đóng vai trò thống trị trên nhiều thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Nhật Bản, Nga.
Các yêu cầu khách quan đảm bảo thực hiện xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam vào thị trường EU
Để có thể xuất khẩu rau quả vào thị trường EU đồng thời đứng vững được trên thị trường này, các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển phải đáp ứng được các quy định về thuế quan và phi thuế quan đối với mặt hàng rau quả ở thị trường này Tuy nhiên, hiện nay các quy định về thuế quan nhập khẩu không còn được coi là rào cản đối với đại đa số các nước đang phát triển xuất khẩu hàng hóa vào EU bởi EU đã dành nhiều ưu đãi cho các quốc gia này bằng cách áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thấp thông qua Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) Cái thực sự gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu nước ngoài ở thị trường EU chính là các quy định phi thuế quan như các quy định về vệ sinh an toàn, các tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn bao bì, Các quy định phi thuế quan này không chỉ là điều kiện để rau quả nước ngoài thâm nhập vào thị trường EU mà còn là yếu tố cần thiết đảm bảo cho các loại rau quả này có thể bán được trên thị trường này vì người tiêu dùng EU có yêu cầu rất khắt khe đối với sản phẩm về chất lượng và trách nhiệm đối với môi trường.
1 Quy định về rào cản thuế quan.
Thuế nhập khẩu rau quả vào EU có một số đặc điểm sau:
Thuế dành cho trái cây nhiệt đới tương đối thấp (dứa: 5.8%; đu đủ và xoài: 0%)
Thuế theo vụ: thuế khá cao vào chính vụ và khá thấp với sản phẩm trái vụ
Ngoài ra EU còn đưa ra hệ thống giá nhập khÈu tối thiểu (entry prices- EP) hay còn gọi là giá tham chiếu Cách áp dụng giá tham chiếu như sau:
Nếu giá CIF nhập khầu của một hàng hóa > giá tham chiếu thì hàng hóa đó chỉ bị đánh thuế tính theo giá trị
Nếu giá CIF nhập khẩu của một hàng hóa < giá tham chiếu thì hàng hóa đó ngoài việc phải chịu thuế theo giá trị còn bị đánh thuế đặc định (special duty). Thuế đặc định dựa trên các mức giá CIF nhập khẩu:
Nếu 92% EP < CIF nhập khẩu < 94% EP thì giá hàng hóa đó sẽ được tính là: CIF + 8% EP
Nếu 94% EP < CIF nhập khẩu < 96% EP thì giá hàng hóa đó sẽ được tính là: CIF + 6% EP
Nếu 96% EP < CIF nhập khẩu < 98% EP thì giá hàng hóa đó sẽ được tính là: CIF + 6% EP
Nếu 96% EP < CIF nhập khẩu < 98% EP thì giá hàng hóa đó sẽ được tính là: CIF + 4% EP
Nếu 98% EP < CIF nhập khẩu < 100% EP thì giá hàng hóa đó sẽ được tính là: CIF + 2% EP.
Giá tham chiếu của EU còng thay đổi theo mùa: cao vào chính vụ và khá thấp đối với các sản phẩm trái mùa Ví dụ: giá tham chiếu của bí xanh trong khoảng tháng 4 và tháng 5 có thể dao động từ 451 euro/tấn lên 730 euro/tấn.
Ngoài ra các nước đang và kém phát triển thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU sẽ được hưởng mức thuế xuất nhập khẩu ưu đãi hơn so với các nước không được hưởng chế độ này khi xuất khẩu rau quả vào thị trường EU.
2 Quy định về rào cản phi thuế quan.
Có rất nhiều quy định phi thuế quan đối với rau quả xuất khẩu vào thị trường EU và được phân thành ba loại chính: các quy định về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm; các vấn đề về trách nhiệm đối với môi trường và xã hội; các quy định về bao bì, đóng gói và nhãn mác.
2.1 Các quy định về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh và an toàn được áp dụng đối với mặt hàng rau quả trên thị trường EU hiện nay phổ biÕn là Quy định về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa (MRLs), Hệ thống phân tích rủi ro bằng kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000-2000
2.1.1 Quy định về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa (MRLs)
Quy định về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật thuộc Quy định về an toàn thực phẩm của EU Mục đích của quy định này là nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng Ngoài ra, qui định này còn liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường vì mục đích sức khỏe cộng đồng Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong giới hạn an toàn sẽ đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước và đảm bảo sức khỏe nông dân cũng như người tiêu dùng Quy định này không những góp phần bảo vệ sức khỏe con người ở nước sản xuất mà còn bảo vệ người tiêu dùng ở thị trường nhập khẩu Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không phân hủy chứ trong thực phẩm là một trong những vấn đề nhạy cảm trong hoạt động bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường mà EU đặc biệt quan tâm Tất cả các loại rau quả nhập khẩu lẫn rau quả sản xuất nội khối có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép sẽ bị thiêu hủy hay trục xuất khỏi thị trường EU, thậm chí còn bị phạt tùy theo mức độ cố ý của nhà nhập khẩu.
2.1.2 Hệ thống phân tích rủi ro bằng kiểm soát tới hạn (HACCP)
Hệ thống HACCP thường áp dụng đối với ngành chế biến thực phẩm Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm của EU (93/43/EC có hiệu lực vào tháng 11/1996 qui định "các công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động của họ đều có liên quan tới an toàn thực phẩm và việc đảm bảo thủ tục an toàn thực phẩm phải được thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ sở của hệ thống HACCP".
Tất cả các nhà chế biến thực phẩm của EU theo quy định pháp luật phải áp dụng hệ thống HACCP hoặc là họ sẽ phải phối hợp thực hiện một hệ thống HACCP Hệ thống HACCP có thể có hiệu lực đối với các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vận chuyển, phân phối hay kinh doanh thực phẩm Những công ty này bắt buộc phải hiểu và phải chống lại các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ Đây là những rủi ro sinh học vĩ mô (súc vật), vi mô (vi rót vi khuẩn, mốc), độc tố (phóng xạ hoá học với thuốc trừ sâu) hay vật chất (gỗ, kim loại, thuỷ tinh, nhựa, xơ).
Quy định của HACCP rất quan trọng đối với các nhà xuất khẩu rau quả đã qua chế biến ở các nước đang phát triển bởi vì các nhà nhập khẩu thực phẩm ở các nước EU được coi là người có trách nhiệm về mặt pháp lý Các công ty Châu Âu nhập khẩu các thực phẩm đã được chế biến hay các thành phẩm thức ăn sẽ yêu cầu các nhà cung cấp phải thực hiện HACCP Do đó một trong những điều kiện để các nhà xuất khầu rau quả đã qua chế biến vào thị trường EU là phải áp dụng hệ thống HACCP.
2.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000-2000
EU đang bắt đầu quá trình đồng nhất các tiêu chuẩn trong việc ban hành pháp luật về đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng Kết quả là việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã trở thành điều kiện quan trọng đối với việc thâm nhập thị trường EU EU đã đang và sẽ đưa ra các yêu cầu tối thiểu, được áp dụng trong toàn khối, còn mỗi nước thành viên được phép bổ sung yêu cầu đối với nền sản xuất của mình Tuy nhiên, bất cứ sản phẩm nào đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đều được phép chuyển dịch tự do trong nội bộ EU Các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường EU nói chung và rau quả nói riêng phải đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000-2000.
2.2 Các quy định về trách nhiệm đối với môi trường và xã hội
Hiện tại, thị trường EU có các tiêu chuẩn phổ biến đối với mặt hàng rau quả về trách nhiệm đối với môi trường và xã hội như: Tiêu chuẩn đánh giá thực hành nông nghiệp tốt ( EurepGap), Chương trình đánh giá và quản lý sinh thái (EMAS), Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000:2000.
2.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá thực hành nông nghiệp tốt ( EurepGap)
Tiêu chuẩn Eurepgap là tiêu chuẩn do tập đoàn Công tác Sản xuất Bán lẻ(EUREP) ban hành nhằm cam kết cho một nền nông nghiệp an toàn và bền vững Tập đoàn Công tác Sản xuất Bán lẻ (EUREP) là một tổ chức kinh doanh của châu Âu với các thành viên gồm: nhà trồng trọt, tổ chức tiếp thị sản phẩm(PMO), hợp tác xã trồng trọt, nhà chế biến thực phẩm và nhà bán lẻ FoodPlus(ban thư ký của Eurep) đã xây dựng một tiêu chuẩn cho việc đánh giá thực hành nông nghiệp tốt (GAP) Phạm vi EurepGap hiện bao gồm việc sản xuất quả, rau,khoai tây, salad, hoa cắt cành và gia súc chăn nuôi FoodPlus được sự hỗ trợ từ phần lớn các nhà bán lẻ Châu Âu , PMO và nhà trồng trọt trên cơ sở toàn cầu.
Nghị định thư EurepGap xác định các yếu tố của Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP) Nã bao gồm các chủ đề như là: quản lý thu hoạch tích hợp (ICM), kiểm soát côn trùng gây hại tích hợp (IPC), hệ thống quản lí chất lượng (QMS), HACCP, sức khỏe công nhân, an toàn, phúc lợi và ô nhiễm môi trường và quản lí dự trữ
2.2.2 Chương trình đánh giá và quản lý sinh thái (EMAS)
Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt
1 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
Gia nhập tổ chức WTO với 150 nước thành viên sẽ là cơ hội lớn đối với Việt Nam để mở rộng thị trường xuất khẩu sang tất cả các nước trong một môi trường công bằng hơn Tuy nhiên, thách thức đặt ra là rau quả của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều nước có công nghiệp rau quả phát triển hơn Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc Đặt biệt, ngày 1/10/2003 Thái Lan và Trung Quốc đã thỏa thuận buôn bán rau quả Trong đó mức thuế nhập khẩu sẽ hạ xuống mức
0% đối với 188 chủng loại rau quả đã gây nên những khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Ngoài những thuận lợi về mặt thị trường, ngành sản xuất rau quả của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn khi thuế nhập khẩu đầu vào cho sản xuất rau quả như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một số loại vật tư nông nghiệp sẽ giảm xuống, sẽ tạo điều kiện tốt cho sản xuất các mặt hàng rau quả, đặc biệt là rau quả tươi phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên, thuế nhập khẩu các loại rau quả chế biến cũng giảm xuống và các loại rau quả chế biến trong nước phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ những sản phẩm nhập khÈu của các nước trong khu vực.
Quá trình hội nhập WTO chắc chắn không dễ dàng đối với ngành rau quả của Việt Nam Tuy nhiên Việt Nam cần phải cân nhắc đến những lợi Ých lâu dài mà tổ chức này mang lại đối với ngành rau quả Ngoài những nổ lực trong quá trình đàm phán thuộc về chính phủ, ngành rau quả cũng cần phải nỗ lực không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh tự thân để có thể đứng vững trên thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế.
2 CBI hỗ trợ Việt Nam xuất khẩu rau, hoa, quả sang EU.
Ngày 13/3/2008, Trung tâm Tư vấn - hỗ trợ nông nghiệp TP.HCM (HCACS) và Trung tâm xúc tiến Xuất khẩu sang EU từ các quốc gia đang phát triển của Hà Lan (CBI) đã ký kết thỏa thuận hợp tác và hội thảo khởi động dự án hỗ trợ xuất khẩu rau, hoa, quả sang thị trường EU [2]
Hợp tác này gồm 2 chương trình: phát triển tổ chức; quản lý và
“marketing” xuất khẩu Đây là chương trình hợp tác chiến lược để tận dụng các nguồn lực của các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của sản phẩm nông nghiệp cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập WTO.
Chương trình hợp tác này sẽ kéo dài trong 3 năm (2008-2010), với mục tiêu đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm rau, hoa, quả sang thị trường EU và nâng cao năng lực hỗ trợ của HCACS còng như mở rộng mạng lưới hợp tác giữa các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp của các địa phương có lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EU.
Trong đó, TP.HCM là một trong những vùng sản xuất chính có lợi thế phát triển hoa, lan, cây cảnh với nhiều chủng loại phong phó (mai vàng, lan, bonsai, cảnh lá, cảnh công trình, ), đồng thời còn là nơi tiêu thụ, trung chuyển rất lớn của cả nước.
3 Chính phủ các nước EU bãi bỏ chính sách trợ cấp sản xuất và xuất khẩu rau quả Đầu năm 2007, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề nghị cải cách ngành sản xuÊt kinh doanh hoa quả và rau xanh của Liên minh Châu Âu (EU), đồng thêi dù định bãi bá chính sách trợ cÊp cho sản xuÊt và xuÊt khÈu rau quả nội địa. Chính phủ các nước EU và Quèc héi Châu Âu sẽ thông qua kÕ hoạch cải cách trên vào mùa hè năm 2007 để có thÓ chính thức có hiệu lùc vào năm 2008 [9]
Trên thị trường EU, rau quả Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với rau quả của các nước đang phát triển như Thái Lan, Trung Quốc, Ên Độ, mà còn phải đương đầu với sức Ðp mạnh mẽ của rau quả đến từ các quốc gia nội khối
EU Rau quả của các nước nội khối EU thật sự là một trở ngại rất lớn cho rau quả đến từ các nước đang phát triển như Việt Nam không chỉ do rau quả của họ có chất lượng, mẫu mã vượt trội hơn so với rau quả của Việt Nam, mà còn do nền sản xuất rau quả ở các nước EU được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía chính phủ thông qua các chính sách trợ cấp Do đó, một khi chính phủ các nước EU bãi bỏ chính sách trợ cấp đối với nền sản xuất rau quả nội địa sẽ làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của rau quả nội địa, từ đó tạo ra các cơ hội lớn cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong việc thâm nhập, mở rộng thị trường cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả của mình sang thị trường to lớn này.
4 Xu hướng tiêu dùng rau quả của thị trường EU
Thị hiếu tiêu dùng và thói quen ăn uống có mối liên hệ mật thiết với thu nhập và lối sống của người tiêu dùng Một khi thu nhập của bản thân được cải thiện thì người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm tốt hơn và đẹp hơn Thị trường thực phẩm của EU có mức độ cạnh tranh rất cao và bởi vì người tiêu dùng không thể tiêu dùng nhiều thực phẩm hơn so với nhu cầu thì họ chỉ có thể chuyển tiêu dùng từ sản phẩm này sang sản phÈm khác.
Xu hướng tiêu dùng rau quả ở thị trường EU chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các vấn đề liên quan tới sức khỏe, sự thuận tiện trong tiêu dùng, bảo vệ môi trường, giá cả, sự đa dạng và thói quen
Nhiều người tiêu dùng EU rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe và do đó họ có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn những sản phẩm có lợi cho sức khỏe Rau quả tươi thường được đề cập đến nh là thực phẩm tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất đề kháng cần thiết cho cơ thể
Các loại rau quả ngoài việc tốt cho sức khỏe người tiêu dùng cũng cần có hương vị thơm ngon Hương vị thơm ngon của từng loại rau quả còn phụ thuộc vào sở thích và đặc tính của mỗi người và điều này là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định mua hàng của họ.
Lối sống của người dân Châu Âu đang dần dần thay đổi tạo ra những tác động nhất định đối với thói quen ăn uống của họ Tác động điển hình nhất là người dân Châu Âu ngày càng dành Ýt thời gian cho việc chế biến thức ăn. Điều này là hậu quả của hai nhân tố: số lượng phụ nữ tham gia lao động xã hội và số lượng người độc thân ngày càng tăng Những người độc thân Ýt tự nấu ăn và họ thường xuyên ăn bữa ở ngoài Những yếu tố này đã làm gia tăng số lượng của các loại rau ăn nhanh Những loại rau này đã được gọt, rửa sạch, cắt nhỏ hoặc đã được nấu chính do đó không đòi hỏi người dùng phải tốn nhiều thời gian chế biến Những loại rau này được tiêu dùng khá nhiều bởi những khách hàng trẻ tuổi Nhiều người tiêu dùng thấy việc ăn trái cây khá phiền phức, do trước khi ăn thường phải gọt vỏ Táo và chuối được tiêu dùng rất phổ biến so với các loại trái cây khác do khi ăn không đòi hỏi phải gọt vỏ phiền phức như những loại quả khác Xuất phát từ nhu cầu tiện lợi trong tiêu dùng, nhiều siêu thị đã bắt đầu cung cấp các loại rau quả ăn liền đã được gọt vỏ và rửa sạch.
Ý nghĩa thực tiễn của việc phân tích những hạn chế trong xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
1 Khái niệm phạm trù “hạn chế”.
Hạn chế là bất kỳ yếu tố gì, khách quan hay chủ quan, ngăn cản việc đạt được mục tiêu hoặc một cấp độ xác định nào đó trong một hoạt động nhất định. Một sự hạn chế có thể được nhìn nhận như một điểm nút cổ chai có hệ thống, nó có ảnh hưởng quyết định đến kết quả của một hoặc một số hoạt động nào đó. Các hạn chế bao gồm các hạn chế về vật chất và các hạn chế về khả năng Đối tương nghiên cứu của khóa luận là các hạn chế cơ bản trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU Hay nói cách khác,khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu các nguyên nhân sinh ra những yếu tố, khách quan lẫn chủ quan, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu rau quả của ViệtNam sang thị trường EU, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này Các hạn chế trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU có thể chia làm hai loại:
Hạn chế về vật chất (material constrains): như các hạn chÕ về nguyên vật liệu đầu vào, cây giống, máy móc phục vụ khâu thu hoạch và chế biến, mặt bằng sản xuất,
Hạn chế về khả năng (capacity constraints): như năng lực của máy móc, thiết bị; năng lực của nhân viên xuất khẩu, nhân viên marketing; năng lực tài chính,
2 Ý nghĩa thực tiễn của việc phân tích những hạn chế trong xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường EU. Đối với ngành rau quả Việt Nam, thị trường EU là thị trường tiềm năng quan trọng hàng đầu trong hiện tại và là một trong những thị trường chính trọng điểm trong tương lai Tuy nhiên, theo những phân tích ở trên, do còn tồn tại nhiều hạn chế trong hoạt động xuất khẩu rau quả vào thị trường này mà thị phần của rau quả Việt Nam ở đây là rất nhỏ bé Do đó, việc nhận thức rõ các hạn chế này là cơ sở để hoạch định những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào EU, biến thị trường này thành một trong những thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam trong tương lai Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường EU không những phù hợp với chiến lược phát triển xuất khẩu mà còn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ Việt Nam và đem lại các ý nghĩa thiết thực sau:
Thứ nhất, rau quả xuất khẩu sang thị trường EU góp phần giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng của sản phẩm trong xuất khẩu.
Thị trường EU mặc dù là điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với bất kỳ nhà xuất khẩu rau quả nào trên thế giới nhưng đồng thời cũng là thị trường có những quy định vô cùng ngặt nghèo về chất lượng và vệ sinh an toàn của thực phẩm nhập khẩu Do đó, để có thể thâm nhập được thị trường EU các nhà sản xuất và xuất rau quả trong nước phải sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao,đạt được những chuẩn mực nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm, những chuẩn mực về trách nhiệm đối với môi trường, Từ đó tạo ra sức Ðp buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu rau quả phải không ngừng cập nhật thông tin và cải tiến công nghệ sản xuất chế biến sao cho sản phẩm được làm ra phù hợp với yêu cầu chất lượng của thị trường EU Nh vậy, về lâu về dài thì chính điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa trong xuất khẩu nói chung và hàng rau quả trong xuất khẩu nói riêng.
Thứ hai, tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng (tăng sản lượng) và nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của ngành nông sản nói chung và ngành rau quả nói riêng.
Hiện tại, EU là thị trường có nhu cầu về rau quả và khả năng thanh toán lớn nhất thế giới Đa phần các hợp đồng nhập khẩu rau quả được ký kết giữa các nhà xuất khẩu ngoại khối với các đối tác EU thường là các hợp đồng lớn Do đó, khi giao thương với các đối tác EU, các nhà sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam phải chuẩn bị nguồn cung hàng có chất lượng cao và dung lượng đủ lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu của họ Điều này vô hình chung lại tạo ra sức Ðp buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu rau quả trong nước phải không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ sản xuất rau quả cả về chất lượng lẫn số lượng, từ đó góp phần mở rộng (tăng sản lượng) và nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của ngành nông sản Việt Nam.
Thứ ba, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Cây ăn quả và cây rau là một trong những cây trồng giúp chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp Nghĩa là diện tích trước đây dùng để trồng cây lâm nghiệp nay được chuyển sang trồng cây nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả và các loại hoa màu Các kết quả thống kê gần đây cho thấy cây ăn quả và rau ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng vì chúng không chỉ mang lại màu xanh cho những vùng bỏ hoang trước đây mà còn đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân giúp họ cải thiện đời sống, đặc biệt là cho các nông dân vùng núi, vùng dân tộc Ýt người.
Thứ tư, tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Chóng ta không thể phủ nhận rằng, việc sản xuất rau quả đã mang lại lợi Ých khá lớn cho nông dân Việt Nam, đặc biệt là nhân dân vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc Ýt người Đa số các loại cây ăn quả là cây lâu năm nên trồng và chăm sóc chúng đã khuyến khích họ định canh định cư, giảm tình trang chặt phá rừng và góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời còn mang lại cho họ công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói Việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang EU nói riêng và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung đã tạo ra nhiều việc làm cho xuất khẩu, giúp tận dụng được nguồn nhân lực nhàn rỗi Ngoài ra khi đến mùa thu hoạch còn tận dụng được rất nhiều nhân công thời vụ, một hàng ngũ các cán bé khoa học kỹ thuật được đào tạo để phục vụ cho việc sản xuất rau quả, góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống của tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, đặc biệt là ở vùng cao.
Thứ năm, mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước
EU là một thị trường rộng lớn, với 27 quốc gia thành viên có đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội rất đa dạng và phức tạp Hiện nay, mặc dù Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhưng hầu hết các quốc gia EU vẫn chưa công nhận nền kinh tÕ Việt Nam là nền kinh tế thị trường Điều này vô hình chung là một trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giao thương với các quốc gia EU Nguyên nhân chủ yếu là do thành kiến lịch sử và thực tế làm ăn buôn bán giữa Việt Nam và các quốc gia này chưa nhiều Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quan hệ làm ăn buôn bán với các nước EU hòng thông qua thực tế làm các quốc gia này thay đổi quan điểm về chế độ kinh tế của Việt Nam là một trong những biện pháp tốt nhất để gỉai quyết vấn đề này Không những thế, việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cuờng giao thương còn giúp tạo lập một mối quan hệ ban đầu làm cơ sở cho các quan hệ khác xa hơn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, giữa Việt Nam và EU trong những năm sắp tới.
Thứ sáu, mang lại một lượng ngoại tệ rất lớn cho quốc gia, góp phần đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước
Thị trường EU là thị trường có khả năng thanh toán lớn Do đó, nếu có thể khắc phục được các hạn chế trong hoạt động xuất khÈu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào thị trường này thì sẽ mang lại một lượng ngoại tệ rất lớn cho quốc gia, góp phần vào công cuộc CNH- HĐH đất nước
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ CƠ BẢN TRONG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm qua tương đối phức tạp và có nhiều bất ổn.
Trong giai đoạn từ 1996 đến 2001, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, từ 11,3 triệu USD năm 1996 lên 47,1 triệu USD năm 2001 [11]
Biểu đồ 2.1-Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU (1996-2001)
Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ (%)
Nguồn: Số liệu thống kê của phái đoàn EC tại Hà Nội
Trong bốn năm, từ 1996 đến 1999, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá ổn định, bình quân mỗi năm tăng 2,9 triệu USD, tuy có sự giảm nhẹ vào năm
1999 Sang năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng lên đến 82,74%, đạt 41,3 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng đạt 47,1 triệu USD vào năm 2001, tương đương với tốc độ tăng trưởng là 31,6%
[11] Như vậy, trong giai đoạn 1996 – 2001, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt
Nam sang EU tăng trưởng khá mạnh theo xu hướng tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả chung của cả nước Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng gia tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU trong giai đoạn này, trong đó có thể kể đến:
Sù gia tăng mạnh mẽ nhu cầu rau quả nhiệt đới của thị trường EU trong những năm từ 1997 đến 2001.[21]
Các nhà xuất khẩu rau quả trong nước tăng cường hoạt động mở rộng và khai thác các thị trường mới trong khối EU bằng cách tăng cường khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng và vệ sinh thực phẩm ở các thị trường này.
Tác động của hai lần điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái của chính phủ vào năm 1997 và năm 1998 [25]
Biểu đồ 2.2-Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU (2001-2007)
Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ (%)
Nguồn : Số liệu thống kê của phái đoàn EC tại Hà Nội; www.rauhoaquavietnam.vn và www.agro.gov.vn
Từ năm 2002, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU lại có xu hướng giảm sút Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này năm 2002 chỉ đạt mức 30,2 triệu USD, tiếp tục giảm xuống còn 22,3 triệu USD vào năm 2003 và 19,24 triệu USD năm 2004 Nguyên nhân của tình trạng giảm sút này là do giá xuất khẩu rau quả giảm cộng với nguồn cung rau quả trong nước sụt giảm do hạn hán hoành hành dữ dội khắp cả nước suốt từ năm 2003 đến 2004 [34].
Sang năm 2006, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đã có dấu hiệu phục hồi với kim ngạch xuất khẩu đạt 26,11 triệu USD, và tiếp tục tăng lên đạt 34,82 triệu USD trong 11 tháng năm 2007 [30].
2 Các thị trường xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam tại EU
B ng 2.3- Kim ng ch xu t kh u rau qu c a Vi t Nam sang các n ạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước EU (2004-2007) ất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước EU (2004-2007) ẩu rau quả của Việt Nam sang các nước EU (2004-2007) ủa Việt Nam sang các nước EU (2004-2007) ệt Nam sang các nước EU (2004-2007) ước EU (2004-2007) c EU (2004-2007) Đ vt: nghìn USD
Nguồn: www.rauhoaquavietnam.vn và www.agro.gov.vn
Hà Lan hiện là thị trường tiêu thụ rau quả Việt Nam nhiều nhất trong số các quốc gia EU Năm 2006, khối lượng rau quả Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này đạt 8,939 triệu USD, chiếm 29,11% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào EU.
Về trái cây, Hà Lan hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh tốt đẹp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hơn 40% lượng trái cây nhập khẩu vào nước này trong giai đoạn 2001-2005 là các nước ngoài khối EU [38] Các loại quả nhiệt đới thuộc thế mạnh của Việt Nam như đu đủ, lê tàu, vải thiều, thanh long, dứa, me rất được ưa chuộng ở thị trường này.
Tuy nhiên, phần lớn rau tiêu thụ ở Hà Lan lại được cung ứng từ các nước nội khối, đến hơn 85% tổng khối lượng rau nhập khẩu hằng năm Các loại rau được tiêu thụ nhiều nhất như cà chua, ớt, đậu Hà Lan, và củ hành chủ yếu do
Tây Ban Nha, Bỉ, Đức cung cấp [40] Các loại rau nhập khÈu từ các nước ngoại khối khó cạnh tranh được với rau nội địa do chất lượng thấp hơn mà giá thành lại cao hơn Vì có nhiều thách thức như thế nên thị trường rau Hà Lan Ýt hấp dẫn các nhà xuất khẩu rau quả ngoại khối hơn so với thị trường trái cây.
Với nhu cầu tiêu thụ rau quả hằng năm xấp xỉ 30 triệu tấn, thị trường Ý thực sự là điểm đến hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu rau quả trên thế giới Tuy nhiên, hằng năm Ý nhập khẩu rau quả Ýt hơn so với các nước trong khối như Đức và Pháp Năm 2005, lượng rau quả nhập khẩu của Ý đạt 1,914 triệu tấn, tương đương với 1,607 tỷ euro, tăng 14,61% về khối lượng và tăng 18,25% về giá trị so với năm 2001 [38]
Người tiêu dùng Ý có nhu cầu tiêu thụ rau quả quanh năm với chủng loại rau quả khá đa dạng, từ rau quả ôn đới cho đến rau quả nhiệt đới Điều này mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu rau quả như Việt Nam về rau quả nhiệt đới cả chính vụ lẫn trái vụ Thực tế, hơn 50% lượng trái cây và 70% lượng rau nhập khẩu vào Ý năm 2005 là từ các quốc gia ngoại khối EU.[40]
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu rau quả sang thị trường Ý từ rất sớm, nhưng rau quả Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch rau quả nhập khẩu của Ý, chỉ khoảng 0,2% (năm 2005) Song, lượng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khá ổn định và có dấu hiệu tăng lên kể từ năm 2006 Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Ý đạt 4,622 triệu USD tăng 35,75% so với năm 2004 Các loại rau quả chủ yếu xuất khẩu sang thị trường này là: chuối, dứa, cam, dưa leo, cà chua,
2.3 Đức Đức là quốc gia có lượng rau quả nhập khẩu hằng năm lớn nhất Châu Âu, xấp xỉ 8 triệu tấn/năm Trong đó, khoảng 20% là rau quả nhập khẩu từ các quốc gia ngoại khối, 80% lượng rau quả còn lại do các nước nội khối cung cấp.[40]
Khoảng 80% lượng rau quả ở đây được tiêu thụ thông qua các siêu thị và mạng lưới bán lẻ rộng khắp cả nước, trong khi lượng tiêu thụ ở các chợ phiên chỉ khoảng 10% Các loại rau quả được tiêu thụ nhiều nhất ở Đức là chuối, táo, nho, cam, dứa, kiwi, cà chua, dưa chuột, rau diếp, cà rốt, [36].
Những hạn chế cơ bản trong xuất khÈu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (2008-2020)
Với khối lượng tiêu thụ rau quả hằng năm lớn nhất thế giới, thị trường EU thực sự đóng vai trò quan trọng giúp nền sản xuất rau quả Việt Nam đạt mục tiêu xuất khẩu 1,2 tỷ USD vào năm 2020 của Chính phủ Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh mạnh mẽ cùng với những yêu cầu vô cùng khắc khe của thị trường EU đối với rau quả nhập khẩu mà kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường này còn rất nhỏ bé, hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất rau quả trong nước Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, yếu kém trong xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU, để từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu là một yêu cầu cấp thiết hiện nay Trong chương này, Khóa luận đã chỉ rõ các quan điểm phát triển, mục tiêu phấn đấu và phương hướng triển khai của ngành hàng rau quả Việt Nam (2008- 2020); đồng thời rót ra được các bài học kinh nghiệm hữu Ých cho Việt Nam thông qua nghiên cứu hoạt động xuất khẩu rau quả của các nước trong khu vực Từ đó, Khóa luận đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết các vướng mắc cơ bản nhất liên quan đến chất lượng, quảng bá thương hiệu, giá cả và hệ thống phân phối rau quả của Việt Nam tại thị trường EU
Trên thị trường EU, rau quả việt nam không chỉ phải đối mặt với vô số hàng rào bảo hộ mậu dịch phi thuế quan thuộc loại khắc khe nhất thế giới, mà còn phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ, điển hình là Thái Lan và Trung Quốc Do đó, Việt Nam cần nghiêm túc học hỏi các kinh nghiệm trong xuất khẩu rau quả của các quốc gia này nhằm làm cơ sở cho các giải pháp khắc phục các hạn chế, yếu kém trong xuất khẩu rau quả của chính mình
Có khá nhiều hạn chế trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU Tuy nhiên, các hạn chế quan trọng nhất trong số đó là các hạn chế liên quan đến chất lượng, hoạt động xây dựng quảng bá thương hiệu, giá thành sản xuất và
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG KHẮC PHỤC CÁC HẠN CHẾ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
Quan điểm phát triển, mục tiêu phấn đấu và phương hướng triển
Việc phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời gian tới cần được triển khai theo các quan điểm sau:
Kích thích phát triển sản xuất sản phẩm rau quả xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đẩy mạnh xuất khẩu cần xuất phát từ nhu cầu của thị trường, lấy thị trường làm căn cứ chủ yếu để xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất kinh doanh.
Phát triển xuất khẩu trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm xuất khẩu kết hợp với tổ chức tốt quá trình cung ứng dịch vụ xuất khẩu.
Phát triển rau quả xuất khẩu trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nhằm huy động mọi tiềm năng còn tiềm Èn.
Kích thích phát triển sản xuất rau quả xuất khẩu cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan.
Phương hướng phát triển xuất khẩu rau quả được Chính phủ Việt Nam xác định trong Phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày
Tiếp tục chương trình phát triển rau, quả và hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu nh: chuối, dứa, nhãn, thanh long, xoài, bưởi, vải, vú sữa
Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới Trong thời gian tới, đối với rau quả và hoa cây cảnh cần chú trọng đến thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật; còn đối với hồ tiêu cần chú trọng đến thị trường Châu Âu.
Sản xuất rau hoa quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu Trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm
Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Điều này cho thấy thị trường rau quả xuất khẩu thế giới có tiềm năng rất lớn và hứa hẹn đem lại một lượng ngoại tệ lớn nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội này. Bên cạnh đó, người tiêu dùng thế giới ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm rau quả chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe Xu hướng tiêu dùng này là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội lớn cho nền sản xuất rau quả Việt Nam cải tạo sản xuất theo hướng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và kim ngạch của rau quả Việt Nam trong xuất khẩu Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số 52/2007/QĐ-BNN phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 [12] như sau:
Tổng diện tích trồng cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, đến năm
2020 khoảng 1,3 triệu ha; tổng diện tích trồng rau đến năm 2010 đạt 700 ngàn ha, năm 2020 đạt 750 ngàn ha.
Tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả năm 2010 đạt 760 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm Trong đó, đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu rau đạt 155 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu quả đạt 295 triệu USD
Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch giảm còn 15%
Sản lượng : năm 2010 sản lượng rau đạt 14 triệu tấn và sản lượng quả đạt
Một sè kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các nước trong khu vực
Trên thị trường EU, rau quả việt nam không chỉ phải đối mặt với vô số hàng rào bảo hộ mậu dịch phi thuế quan thuộc loại khắc khe nhất thế giới, mà còn phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ thuộc nội khối lẫn ngoại khối EU Tuy nhiên, đối thủ gây ra sức Ðp mạnh mẽ nhất cho ViệtNam phần lớn là các đối thủ đến từ khu vực Đông Á, vốn có các đặc điểm về dân số, địa lý, khí hậu khá tương đồng với Việt Nam, điển hình là hai nước láng giềng Thái Lan và Trung Quốc Hai quốc gia này có thể sản xuất tất cả các chủng loại loại rau quả mà Việt Nam có thể sản xuất, kể cả các loại rau quả thuộc thế mạnh của Việt Nam nhưng ở một trình độ cao hơn hẳn cả về công nghệ lẫn cây giống Do đó, rau quả Việt Nam thường phải chịu lép vế so với rau quả của hai quốc gia này trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng Để đối phó với thực trạng này, ngoài việc phân tích những tồn tại, khuyết điểm trong hoạt động xuất khẩu của chính mình, Việt Nam cần phải tìm hiểu xem vì sao hai đối thủ này đạt được những thành công như thế, để từ đó rót ra những bài học kinh nghiệm cho mình
Ngày nay Thái Lan được biết đến như là mảnh đất màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp Chính phủ Thái Lan dưới sự lãnh đạo của Thủ Tướng Thaksin Shinawatra quyết tâm biến Thái Lan thành “căn bếp” của thế giới, sản xuất lương thực không chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn đủ sức trở thành nước xuất khẩu lương thực chủ chốt Trong vài năm gần đây, các sản phẩm của Thái Lan như gạo, cao su thiên nhiên, dứa, dưa hấu ruột vàng đã từng bước đưa Thái Lan lên vị trí nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.
Tổng diện tích lãnh thổ Thái Lan là 128 triệu mẫu Anh, trong đó có khoảng 52,4 triệu mẫu Anh được dùng cho sản xuất nông nghiệp Theo một khảo sát được thực hiện bởi Cục lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan vào năm 1999, diện tích đất canh tách dành cho sản xuất rau quả của Thái Lan là khoảng 10,5 triệu mẫu Anh, trong đó hơn 500 nghìn mẫu Anh dành cho sản xuất rau và hoa, còn lại là cho sản xuất trái cây.[41]
Thái Lan là quốc gia xuất khẩu rau quả nhiều nhất trong khối ASEAN,với kim ngạch xuất khẩu rau quả hằng năm tương đối ổn định trong khoảng 540 triệu đến 630 triệu USD Năng lực sản xuất các loại rau quả xuất khẩu của TháiLan còng cao hơn hẳn các nước trong khu vực, cụ thể hiện nay Thái Lan đang dẫn đầu về sản xuất xoài, quả có múi và dứa.[26]
Rau quả Thái Lan có mặt trên khắp các thị trường chính của thế giới như
Mỹ, EU, Nhật, Canada, Hông Kong, Hàn Quốc, Rau quả Thái Lan được người tiêu dùng trên khắp thế giới ưa chuộng không chỉ vì chất lượng thơm ngon mà còn do mẫu mã đẹp, bao bì bắt mắt và để tươi được lâu hơn so với các loại rau quả đến từ các quốc gia ASEAN khác Bên cạnh đó, rau quả Thái Lan còn đảm bảo được chất lượng vệ sinh, đáp ứng được các yêu cầu khắc khe nhất về an toàn thực phẩm và cũng chính nhờ đó mà rau quả Thái Lan thâm nhập được các thị trường khó tính nhất trên thế giới như thị trường EU và thị trường Hoa Kỳ
Bảng 3.1 - Sản lượng một số loại quả của các nước năm 2001 (Ngàn tấn)
Dứa Xoài Cõy cú mỳi Chuối
Nguồn: FAO, Tổng Cục Thống kê
Hiện tại kim ngạch xuất khẩu rau Thái Lan sang EU đạt khoảng 45,56 triệu USD/năm, tương đương 12% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hằng năm của Thái Lan Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Thái Lan sang EU đạt trung bình 61,84 triệu USD/năm, tương đương 6% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây mỗi năm của Thái Lan.[33]
Vì sao Thái Lan đạt được các thành công đó ?
Các kết quả của nền sản xuất rau quả mà Thái Lan đã đạt được trong thời gian qua thật vô cùng Ên tượng so với các nước trong khu vực Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công đó, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chính sau:
Cơ chế quản lý chất lượng hiệu quả kết hợp với việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại trong sản xuất và chế biến rau quả.
Sau khi thu hoạch các loại rau và trái cây thường rất dễ bị hư hỏng Theo các số liệu thống kê, thì tỷ lệ hao hụt do hư hỏng trong quá trình thu hoạch rau quả tại các đồn điền chuyên canh là 10%, trong khi tỷ lệ này tại các đơn vị nhà vườn nhỏ là từ 5% đến 25% Rau quả sau khi thu hoạch còn tồn động một lượng hơi nước rất cao, từ 70% đến 95%, nên rất dễ xuất hiện nước đọng gây hư hỏng rau quả Thông thường có thể giữ tươi rau quả trong vài ngày hoặc vài tháng tùy theo chủng loại Tuy nhiên, rau quả có thể bị hư hỏng nhanh hơn do tác động của các loại nấm mốc, vi khuẩn và quá trình khuân vác Những hao hụt này không những làm ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng dưỡng chất, mùi vị và giá thành của rau quả. Ý thức được điều này, chính phủ Thái Lan đã cho triển khai chương trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt cho sản xuất rau quả dựa trên hai khía cạnh chính: hình thức (mùi vị, kích cỡ, màu sắc, độ bóng, và các khía cạnh khác) và chất lượng bên trong (hàm lượng chất dinh dưỡng, mùi thơm, hương vị, kích cỡ hạt nếu có, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tạp chất) Quy trình quản lý chất lượng này kết hợp với công nghệ cơ khí hiện đại được ứng dụng trong sản xuất rau quả từ khâu canh tác cho đến khâu thu hoạch, làm sạch, phân loại, cắt gọt, đóng gói, vô trùng và thậm chí là giảm nhiệt độ nhằm hạn chế tổn thất và nâng cao tối đa chất lượng của rau quả [41] Chính nhờ quy trình quản lý chất lượng với công nghệ hiện đại này mà rau quả Thái Lan có thể tự tin đứng vững trên tất cả các thị trường rau quả chính của thế giới, dù là các thị trường rất khó tính như Mỹ và EU.
Giải quyết tốt các vấn đề về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại trong rau quả.
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là quốc gia phát triển hay kém phát triển, điều không trách khỏi việc sử dụng các loại phân và chất hóa học trong quá trình sản xuất nông nghiệp Vì thế, vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại trong các loại nông sản hiện nay đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu chứ không phải của riêng bất cứ quốc gia nào Để giải quyết vấn đề này, nông dân Thái Lan đã sử dụng các biện pháp tự nhiên để cải tạo đất canh tác và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm (PQC – Product Quality Control), như diệt côn trùng gây hại bằng các yếu tố tự nhiên, luân canh, và chọn lựa các loại hóa chất có hậu tác Ýt nhất Tuy nhiên đây chỉ là các biện pháp tạm thời trong ngắn hạn Trong dài hạn, các tổ chức thuộc chính phủ Thái Lan, các tổ chức tư nhân và nông dân còn phối hợp với nhau để thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển rộng khắp cả nước nhằm tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề này Quy trình sản xuất rau quả ở Thái Lan được kiểm soát chặt chẽ bởi nông dân, các cơ quan chính phủ và quan trọng nhất là bởi chính các nhà xuất khẩu – những người am hiểu và có thông tin cập nhật nhất về các yêu cầu chất lượng đối với rau quả ở các thị trường tiêu thụ trên khắp thế giới Hơn nữa, chính phủ Thái Lan còn cho thành lập trung tâm kiểm soát một chặn ( one-stop center) nhằm đảm bảo chất lượng của rau quả Thái Lan khi xuất khẩu ra thị trường thế giới.[41]
Sù hỗ trợ tích cực của chính phủ Thái Lan đối với nền sản xuất nông nghệp nước nhà Đã có rất nhiều các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp do Hoàng gia Thái Lan thực hiện với mục đích phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Thái Lan dự trên nguyên lý “Nền kinh tế thịnh vượng” (Sufficiency Economy) Với sự hỗ trợ của Hoàng gia Thái Lan, bảy tỉnh thành là Nong Hoi, Inthanon, Mae Hae, Ang Khang, Huay Pong, và Huay NamRin được quy hoạch cho dù án sản xuất rau hữu cơ (rau sạch) [29] Dự án trồng rau sạch ngay lập tức đem lại thành công cho nền sản xuất nông nghiệp TháiLan và nhanh chóng được áp dụng với các loại nông sản khác như trái cây, hồ tiêu, cà phê, chè, Ngày nay, rau quả sạch của Thái Lan xuất hiện trên khắp thế giới và là biểu tượng cho mét kinh nghiệm sản xuất rau quả hiệu quả mà các quốc gia khác cần học hỏi
Trong vòng 10 đến 12 năm trở lại đây, Trung Quốc đã dần dần nâng cao vị thế của mình trở thành nhà xuất khẩu rau quả hàng đầu ở nhiều thị trường lớn trên thế giới Các con số thống kê cho thấy trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1992 đến 4 năm 2002 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Trung Quốc gia tăng tới 122%, từ 2,3 tỷ USD lên 5,1 tỷ USD Thực tế, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Trung Quốc tháng 4 năm 2002 chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của thế giới.[42]
Rau quả đã qua chế biếm chiếm tỷ trọng lớn (60%) trong cơ cấu rau quả xuất khẩu của Trung Quốc Trong thời gian gần đây, các mặt hàng rau quả xuất khẩu chính của Trung Quốc là cà chua, nấm đóng hộp, rau đông lạnh và rau khô.
Kim ngạch xuất khẩu rau tươi của Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2006 tăng gấp ba lần, từ 512 triệu USD lên đến 1.703 triệu USD Các loại rau xuất khẩu chính trong giai đoạn hiện tại là tỏi, nấm, củ hành, cây hẹ tây, cà rốt và của cải.[42]
Về trái cây, Trung Quốc cũng đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, kim ngạch xuất khẩu trái cây năm 2006 (khoảng 750 triệu USD) tăng gấp 3 lần so với năm 2001 ( khoảng 230 triệu USD) Hiện nay, 65% lượng táo tiệu thụ trên khắp thế giới là do Trung Quốc cung cấp, đồng thời đó cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu trái cây xuất khẩu của Trung Quốc trong những năm gần đây Các loại trái cây xuất khẩu chủ lực khác của Trung Quốc là lê, mộc qua và quít.
Cùng với sự tăng trưởng ngoạn mục của kim ngạch xuất khẩu rau quả,nền sản xuất rau quả nội địa của Trung Quốc cũng đạt được những bước tiến thần tốc Sản lượng rau quả của Trung Quốc từ năm 1993 đến 2005 tăng gấp bốn năm lần, và không ngừng tăng lên theo thời gian Đây thực sự là kết quả mơ ước của bất cứ quốc gia sản xuất rau quả nào trên thế giới
Làm sao Trung Quốc đạt được các thành công đó?
Các giải pháp khắc phục hạn chế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
Qua các phân tích ở Chương 2 về tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU, có thể thấy rằng mặc dù khối lượng rau quả xuất khẩu có xu hướng tăng lên trong vài năm gần đây nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng khối lượng rau quả nhập khẩu của thị trường này, thậm chí là không đáng kể, đồng thời còn biến động khá phức tạp Nguyên nhân gây ra thực trạng này không chỉ do tác động của những thay đổi, biến động của phía thị trường EU về các chính sách sản phẩm nhập khẩu, nhu cầu, giá cả, cạnh tranh, mà còn do những tồn tại, khuyết điểm nhất định trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này
Mô hình 3.2-Mô hình liên kết bốn “nhà” để khắc phục các hạn chế của rau quả xuất khẩu sang thị trường EU
Có khá nhiều hạn chế trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU Tuy nhiên, các hạn chế quan trọng nhất trong số đó là các hạn chế liên quan đến chất lượng, hoạt động xây dựng quảng bá thương hiệu, giá thành sản xuất và kênh phân phối của rau quả Do đó, những giải pháp được đề xuất trong khóa luận này chủ yếu là nhằm giải quyết các hạn chế, yếu điÓm liên quan đến chÊt lượng, giá thành sản xuất và hoạt động xây dựng quảng bá thương hiệu và hoạt động phân phối rau quả của Việt Nam tại thị trường EU. Trong các giải pháp được đưa ra đã đều cần có sự phối hợp chặt chẽ của bốn
“nhà”: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông và nhà khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất Vì vậy, các giải pháp cho từng mặt như chất lượng, quảng bá thương hiệu, giá cả hay kênh phân phèi, đều có chỉ ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng “nhà” nhằm đạt được mục tiêu xuất khẩu 1,2 tỷ USD rau quả vào năm
2020 mà Chính phủ đã đề ra
1 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.1 Tập trung nâng cao chất lượng cây giống rau quả đặc sản
Về phía nhà nước: Để công tác nghiên, cứu lai tạo và phát triển giống rau quả được thực hiện đạt hiệu quả cao nhất, nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học nhằm hỗ trợ họ khắc phục các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai nghiên cứu, cụ thể nhà nước cần làm các việc sau:
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật của các cán bộ nghiên cứu, nâng cấp các trang thiết bị nghiên cứu tiến tới áp dụng các thiết bị nghiên cứu hiện đại (công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ lai tạo gen sinh học, ).
Tăng mức chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và cho ngành rau quả nói riêng Việc tăng chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học này của nhà nước có ý nghĩ rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp và hoạt động xuất khẩu của nước ta, vì hiện nay việc mở rộng diện tích canh tác cho nông sản có rất nhiều hạn chế nên để nâng cao năng suất chỉ còn con đường duy nhất là nghiên cứu tìm ra các loại giống tốt hơn.
Về phía nhà khoa học:
Các nhà khoa học phải nghiên cứu lai tạo các giống rau quả mới theo hướng chất lượng tốt, chú trọng lai tạo phát triển các giống rau quả đặc sản của từng địa phương và kết hợp với các giống rau quả tốt khác trên thế giới nhằm tạo ra các giống rau quả phù hợp với thổ nhưỡng của Việt Nam đồng thời tránh nghiên cứu các giống rau quả biến đổi gen vốn đang bị các nước nhập khẩu, đặc biệt là các nước EU kiểm soát gắt gao.
Ưu tiên đầu tư tuyển chọn, bảo tồn và phát triển các loại giống rau quả thuộc loại đặc sản của từng địa phương, thành lập quỹ gen phục vụ cho các vùng chuyên canh sản xuất rau quả đáp ứng nhu cầu của thị trường EU khó tính.
Áp dụng các công nghệ nghiên cứu lai tạo tiên tiến (công nghệ vi sinh, công nghệ tÕ bào, công nghệ lai sinh học, ) để gây tạo, chọn lọc các dạng đột biến, cải tiến các loại giống rau quả đặc sản sẵn có, đồng thời kÕt hợp lai tạo các giống trong nước với các giống có chất lượng cao trên thị trường thế giới để tạo ra các loại giống cho năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt, hương vị thơm ngon và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam.
Các công tác nghiên cứu lai tạo được thực hiện nhằm đáp ứng cho yêu cầu sản xuất Thế nên, các cán bộ nghiên cứu khoa học cần có sự phối hợp và tạo mối gắn kết với nông dân (người trực tiếp sản xuất) để có thể nhanh chóng nắm bắt các yêu cầu thực tiễn về giống từ đó có những điều chỉnh, cải tiến phù hợp và kịp thời.
1.2 Thực hiện tốt công tác nhân giống rau quả và bảo vệ nguồn giống
Hiện nay, một số vùng quy hoạch sản xuất rau quả sạch, chất lượng cao đã được hình thành tuy nhiên lại không đủ nguồn giống rau quả xác nhận có chất lượng để đưa vào sản xuất Đây cũng là một vấn đề thể hiện sự bất cập trong cơ chế quản lý của nhà nước và sự phối hợp không đồng bộ giữa doanh nghiệp với nông dân.
Trong thời gian qua, công tác nhân giống mới và đưa giống vào sản xuất đại trà chưa được thực hiện tốt do chưa có sự công nhận đối với đóng góp của những người gây giống và nhân giống, giá trị của các giống rau quả được công nhận và các giống rau quả thường chưa có sự phân biệt Hiện nay, việc thiếu những quy định về quyền bảo hộ của người gây giống và các tiêu chuẩn để thực hiện quyền này đã làm giảm động cơ nâng cao chất lượng giống của các công ty, viện nghiên cứu giống rau quả Do đó, để giải quyết vấn đề này, nhà nước cần thực hiện các công tác sau:
Thứ nhất, nhà nước cần ban hành một cách rõ ràng và cụ thể những văn bản pháp lý nhằm bảo hộ quyền lợi của người gây giống, khuyến khích sức sáng tạo đổi mới của tất cả các thành phần sản xuất trong xã hội, góp phần thực hiện xã hội hóa công tác nhân giống.
Thứ hai, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho các hộ nông dân tham gia chương trình sản xuất các loại giống rau quả chất lượng cao để khuyến khích các hộ nông dân tích cự tham gia, tạo thành phong trào rộng rãi mang tầm quốc gia trong ngành sản xuất rau quả nước nhà.
Thứ ba, nhà nước cần chú ý đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất và cung cấp giống chuyên nghiệp đúng chuẩn và sạch cho nông dân trong các vùng chuyên canh sản xuất rau quả.
1.3 Đẩy mạnh sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn GAP, EurepGAP.