1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương tuyên truyền những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ việt nam cần giữ gin, phát triển trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

6 3,1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 23,47 KB

Nội dung

Đề cương tuyên truyền những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ việt nam cần giữ gin, phát triển trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀNNHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TỐT ĐẸP CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM CẦN GIỮ GÌN, PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH ĐẤT NƯỚCVỀ Ý THỨC TIẾP THU TRI THỨC SỰ TIẾN BỘ, LÀM CHỦ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆPCâu 1: Sự cần thiết phải tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học, công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp.Cùng với dòng chảy của lịch sử dân tộc, những phẩm chất, đạo đức của phụ nữ Việt Nam đã được hình thành và phát triển tạo nên nét đẹp riêng của người phụ nữ, đồng thời góp phần làm nên những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Do yêu cầu của thời đại, bên cạnh những phẩm chất, đạo đức truyền thống quí báu cần được tiếp tục giữ gìn, phát huy, phụ nữ Việt Nam cũng cần được bổ sung thêm những phẩm chất, đạo đức mới cho phù hợp. Trong đó, người phụ nữ phải không ngừng vươn lên tiếp thu tri thức mới, hiện đại; có đủ năng lực làm chủ khoa học, công nghệ mới và có kỹ năng nghề nghiệp để có thể thích ứng một cách linh hoạt với điều kiện mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình và đóng góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Quan niệm về ý thức vươn lên tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học, công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp- Vươn lên có nghĩa là vượt qua mọi rào cản khó khăn, thử thách; vượt qua tâm lý mặc cảm tự ti; vượt lên chính mình để không ngừng phấn đấu, học tập tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp nhằm hoàn thành tốt công việc và khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Thực tế đã chứng minh nhiều phụ nữ với sự nỗ lực vượt bậc, với bản lĩnh kiên cường và ý chí quyết tâm cao đã vượt qua hoàn cảnh, vượt qua số phận để tự khẳng định, vươn lên thoát nghèo, làm giàu và thành đạt.- Làm chủ khoa học - công nghệ nghĩa là khả năng chủ động, vận dụng đúng đắn, thành thạo các kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại, các tri thức khoa học để đạt năng suất cao và hiệu quả tốt trong quá trình lao động sản xuất, trong nghiên cứu khoa học…- Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng ứng dụng thành thạo tri thức và kỹ thuật, công nghệ mới trong quá trình lao động sản xuất; đồng thời có khả năng ứng biến linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, trong những biến đổi không ngừng của môi trường và điều kiện sống… để lao động sáng tạo. Trong đó, kỹ năng chủ yếu thuộc về năng lực của mỗi người, giúp cho sự thành công trong công việc và nghề nghiệp của mỗi người. Nếu thiếu kỹ năng nghề nghiệp, phụ nữ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển. Kỹ năng không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của quá trình học tập rèn luyện không ngừng, từ sự trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong cuộc sống hàng ngày với một sự tận tụy, tâm huyết trong công việc của mỗi người.Đây là những phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi người trong thời đại hiện nay, nhất là đối với phụ nữphụ nữ thường bị chi phối nặng bởi sự tự ti, mặc cảm, thụ động, thiếu tính quyết đoán hơn nam giới, bị ràng buộc bởi nhiều tập quán lạc hậu và các chức năng gia đình hơn nam giới và lao động thường thiếu kỹ năng hơn nam giới.Câu 2 : Sự cần thiết vươn lên tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học, công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp. Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nướcSự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước của nhân dân ta hiện nay đòi hỏi phải phát huy cao độ năng lực tinh thần của con người Việt Nam. Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh – một sự nghiệp to lớn của nhân dân ta đồng thời là quá trình cải biến xã hội sâu sắc, đòi hỏi phát huy nguồn lực trí tuệ và năng lực của mỗi con người Việt Nam. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu cầu tăng nhanh về văn hoá của mọi tầng lớp dân cư trong đó có phụ nữ, quá trình dân chủ hoá xã hội là yêu cầu đặt ra hiện nay.Việc mở cửa để hoà nhập với các khu vực và các nước trên thế giới, tiếp thu các thành tựu văn hoá, văn minh của nhân loại đòi hỏi chúng ta phải có một trình độ văn hoá, phẩm chất tinh thần tương ứng để làm chủ được những quá trình khoa học, công nghệ hiện đại. Việt Nam mở cửa, đổi mới đất nước trong thời đại mới - thời đại khoa học, công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Đặc trưng nổi bật của khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức là phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ cao, hiện đại trong quá trình sản xuất, chứ không chỉ dựa vào nguồn vốn tài chính và sức lao động như trong xã hội truyền thống. Phần lớn của cải vật chất được tạo ra dựa vào tri thức nhờ chất lượng lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và sáng tạo. - Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ mới, hiện đại và kinh tế tri thức là nguyên nhân căn bản làm cho toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, nhất là toàn cầu hóa về kinh tế. Những thay đổi mới này đã tác động trực tiếp và sâu sắc đến từng con người, gia đình, cộng đồng, xã hội, quốc gia và cả thế giới; làm triệt tiêu dần những ngành nghề giản đơn, trình độ thấp và làm phá sản hàng loạt cơ sở sản xuất và doanh nghiệp theo lối công nghiệp cổ điển; mặt khác làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp cao.- Trong thời đại hiện nay, những hoạt động lao động sản xuất nếu không được đào tạo mà chỉ bằng kinh nghiệm, bằng vốn sống thì năng suất lao động sẽ rất hạn chế, kém hiệu quả. Vì vậy, nó đòi hỏi mỗi người phải có ý thức vươn lên làm chủ tri thức mới, làm chủ khoa học - công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp để thích nghi với môi trường mới, có khả năng hành động linh hoạt trong cái phức tạp, bất định và thường xuyên biến động của môi trường mới nếu không muốn bị đào thải. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa một mặt tạo ra cơ hội cho người lao động, trong đó có lao động nữ có thể tiếp cận các phương tiện sản xuất hiện đại, góp phần giải phóng sức lao động, tăng thêm cơ hội tìm kiếm việc làm mới, nhất là việc làm phi nông nghiệp từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình; đồng thời tạo ra cơ hội cho phụ nữ có điều kiện vươn lên nắm bắt tri thức và khoa học - công nghệ hiện đại để tự khẳng định vị thế của mình trong xã hội và phát triển bằng chính tri thức, trí tuệ của mình. Song sự phát triển của khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ cao bị đẩy ra khỏi thị trường lao động, bị bất bình đẳng giới và bị xúc phạm nhân phẩm; đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đến các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe do trình độ học vấn thấp, lại bị ràng buộc chặt chẽ bởi những phong tục, tập quán xã hội lạc hậu. . Do yêu cầu của kinh tế thị trường với tính cạnh tranh gay gắtNước ta đang đẩy mạnh CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế này với cơ chế và nhiều chính sách mới, đã tạo cho ra cho phụ nữ nhiều cơ hội hơn để tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội. Phụ nữ được tự do trong sản xuất ở các lĩnh vực khác nhau, trong kinh doanh và trong nghiên cứu khoa học sáng tạo để tự khẳng định, làm giàu cho bản thân và gia đình và xã hội.- Song, kinh tế thị trường với tính cạnh tranh, sàng lọc gay gắt và quyết liệt cũng tác động mạnh mẽ đến phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, ít được đào tạo, trình độ và kỹ năng lao động thấp. Một trong những bất lợi lớn đối với phụ nữ khi tham gia vào kinh tế thị trường là vấn đề việc làm, do họ bị ràng buộc hơn bởi những chức năng gia đình nên khó cạnh tranh được với nam giới về sức khỏe, về trình độ thuật, về điều kiện thời gian vật chất. Hơn nữa, trong kinh tế thị trường, nhiều nhà tuyển dụng cũng không muốn tuyển dụng lao động nữnhững lý do nêu trên. Trong nhiều trường hợp, vì lý do sinh tồn khiến cho phụ nữ phải chấp nhận làm những công việc nặng nhọc, thu nhập thấp và nhiều rủi ro, nhất là lao động nữ trình độ thấp, thiếu kỹ năng nghề nghiệp. Tóm lại: Từ yêu cầu khách quan của thời đại mới với nhiều biến đổi, mỗi phụ nữ vì nhu cầu sinh tồn và phát triển của bản thân cũng như của gia đình cần luôn ý thức vươn lên tiếp thu tri thức mới, làm chủ khoa học – công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp để có thể trụ vững và tự khẳng định vị thế của mình trong thời đại mới. Câu 3: Nội dung tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học - công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp. Tiếp thu tri thức- Tri thức là những gì đã biết, đã được hiểu trong một lĩnh vực cụ thể của con người về các lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội thông qua quá trình nhận thức, quá trình học tập, giao tiếp của con người. Tri thức được biểu hiện cụ thể ở kiến thức của con người về các lĩnh vực, ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp của con người.- Tri thức đạt được ở các cấp độ khác nhau: từ tri thức kinh nghiệm (có được do quan sát, mô tả, thực nghiệm mang lại), đến tri thức lý luận (kết quả của sự khái quát hóa những tri thức kinh nghiệm); từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp. - Các tri thức ở cấp độ thấp cho kết quả tương ứng là những hoạt động trình độ thấp, năng suất hạn chế, hiệu quả không cao, tính cạnh tranh yếu và hạn chế về cơ hội phát triển. Các tri thức ở cấp độ cao giúp cho con người hiểu rõ và nắm vững qui luật, nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ để phát triển.- Ngày nay, sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại, của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa một mặt làm cho tri thức được quảng bá rộng rãi và phổ cập nhanh chóng, mặt khác cũng làm cho tri thức trở nên lạc hậu rất nhanh. Cho nên người lao động, trong đó có lao động nữ buộc phải luôn có ý thức vươn lên thường xuyên học tập, trau dồi cập nhật kịp thời tri thức mới, bao gồm cả tri thức chuyên môn và tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội (tri thức liên ngành, tri thức thực tiễn, tri thức khoa học hiện đại…). Đó là điều kiện quan trọng để có thể trụ vững và phát triển trong thời đại mới. - Tri thức do con người sáng tạo, đúc rút qua hoạt động thực tiễn hay nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể sáng tạo ra và sử dụng được các thành tựu của tri thức, nhất là tri thức hiện đại. Tri thức chỉ có được đối với những ai được đào tạo ở một trình độ nhất định. Vì vậy, học tập suốt đời, đào tạo liên tục, giáo dục thường xuyên để tiếp thu kịp thời tri thức của nhân loại, của thời đại, ở cấp độ cao hơn, có thể tham gia vào việc sáng tạo ra tri thức mới trên các lĩnh vực là một yêu cầu đã và đang đặt ra đối với người lao động, trong đó có lao động nữ. Làm chủ khoa học - công nghệ- Đặc điểm căn bản của quá trình sản xuất trong thời đại hiện nay là sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới và cao để hướng tới mục tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả, dẫn tới vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động giản đơn giảm đáng kể. Trong khi nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn kỹ thuật và có kỹ năng lao động giỏi trở thành cấp bách đối với nhà sản xuất trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học, lãnh đạo quản lý….- Do vậy, lao động nữ ở từng đối tượng phải luôn ý thức được điều đó để vươn lên làm chủ kỹ thuật, khoa học - công nghệ hiện đại. Việc làm chủ được tri thức, làm chủ khoa học - công nghệ cũng giúp cho phụ nữ có năng lực tổ chức tốt cuộc sống gia đình của mình một cách khoa học, hợp lý để có thể tham gia vào thị trường lao động một cách chủ động, tích cực và hiệu quả. Đối với nữ nông dân, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với đặc trưng sử dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại vào sản xuất nông nghiệp đòi hỏi lao động nữ trong khu vực nông nghiệp phải có ý thức vươn lên nắm vững tri thức trong lĩnh vực nông nghiệp để có thể làm chủ những tri thức mới, những kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm mà mình tạo ra. Đó là điều kiện không thể thiếu để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình. Đối với nữ công nhân, do khu vực sản xuất công nghiệp thường xuyên phải đổi mới công nghệ nên phải thường xuyên học tập, tự học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề, làm chủ những dây chuyền công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại để trụ vững và có vị trí tốt trong quá trình sản xuất công nghiệp. Đó là điều kiện không thể thiếu để nâng cao năng lực cạnh tranh với lao động namđể có thu nhập cao, ổn định. Đối với lao động nữ trong khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ gắn với công nghệ cao, ngoài việc làm chủ được kỹ thuật, công nghệ hiện đại liên quan trực tiếp đến công việc của mình, thì nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp, làm chủ ngoại ngữ… là một yêu cầu có tính bắt buộc nếu không muốn bị thải loại trong môi trường đầy tính cạnh tranh gay gắt này. Đối với nữ trí thức, các nhà khoa học nữ trên các lĩnh vực, việc tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học, làm chủ được những tri thức khoa học đã được đào tạo để say mê nghiên cứu sáng tạo những giá trị mới, công trình nghiên cứu khoa học mới, vươn lên trở thành những chuyên gia giỏi, những nhà khoa học tài ba trong lĩnh vực của mình là yêu cầu số một.Ngoài trình độ chuyên môn, làm chủ ngoại ngữ là hết sức cần thiết đối với trí thức nữ vì đó là công cụ giúp họ tiếp xúc và tiếp thu kịp thời những tri thức mới và những thành tựu văn minh nhân loại vốn thay đổi từng ngày, từng giờ để không bị lạc hậu với thời cuộc và để sáng tạo. Đối với nữ lãnh đạo, quản lý, các chị chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ khi làm chủ được chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là phải rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kỹ năng tổ chức, vận động thuyết phục quần chúng mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Có kỹ năng nghề nghiệp- Tri thức và kỹ năng lao động là những kết quả chỉ có thể có được trong quá trình rèn luyện chuyên môn hoặc qua thực tiễn, cho phép người lao động có khả năng thực hiện được một hoặc một số công việc trong hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với quá trình phát triển kinh tế và khoa học - kỹ thuật, việc phân công lao động ngày càng chuyên sâu. Do vậy, người lao động phải được đào tạo nghề nghiệp một cách cơ bản và chuyên sâu, kết hợp với tự đào tạo nghề thông qua môi trường hoạt động thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là trong một số nghề nghiệp mà kỹ năng, kỹ xảo dựa nhiều vào sự khéo léo như nghề thủ công mỹ nghệ, hay dựa vào kinh nghiệm truyền thống (nghệ thuật, y học cổ truyền…) Trong nền kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay, lao động nữ phải có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, đồng thời, cần có cả những phẩm chất mang tính toàn cầu. Họ cần được trang bị những kỹ năng, tầm nhìn và chiến lược thích ứng với nhu cầu quốc tế. BAN BIÊN TẬP TIỂU ĐỀ ÁN 3(Nguồn tài liệu: Sở Giáo dụcĐào tạo tỉnh Sóc Trăng)Duyệt . ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀNNHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TỐT ĐẸP CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM CẦN GIỮ GÌN, PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH ĐẤT NƯỚCVỀ Ý THỨC. tộc, những phẩm chất, đạo đức của phụ nữ Việt Nam đã được hình thành và phát triển tạo nên nét đẹp riêng của người phụ nữ, đồng thời góp phần làm nên những

Ngày đăng: 23/01/2013, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w