Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường

11 607 0
Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường

BÁO CÁO KINH TẾ MƠ &THỊ TRƯỜNG THÁNG 8/2012 Ngày 10/09/2012 Phòng Phân Tích CTCP Chứng Khốn Bảo Việt Trụ sở chính Hà Nội Số 8 Lê Thái Tổ, Hồn Kiếm, HN Tel: (84-4)-3928 8080 Fax: (84-4)-3928 9888 Email: research-bvsc@baoviet.com.vn Website:www.bvsc.com.vn Chi nhánh Hồ Chí Minh Số 233 Đồng Khởi, Quận I, HCM Tel: (84-8)-3914 6888 Fax: (84-8)-3914 7999 KINH TẾ • Chỉ số CPI tháng 9 được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trước sức ép điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp gần đây. Dự báo mức tăng trong tháng 9 của lạm phát sẽ khoảng 0,5-0,7%. • Chỉ số sản xuất cơng nghiệp hàng tồn kho tiếp tục cho thấy sự cải thiện chậm chạp trong tháng 08. Tuy nhiên, mức tăng trưởng khá ấn tượng của doanh số bán lẻ đang mang đến hi vọng về sự phục hồi sớm của kinh tế trong các tháng cuối năm. • Thị trường tiền tệ có đơi chút xáo trộn sau vụ bắt giữ ơng Nguyễn Đức Kiên. Mặc dù vậy, sự chủ động vào cuộc mạnh mẽ của NHNN đã giúp tình hình sớm ổn định. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN • Các thơng tin liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Tình trạng bán tháo diễn ra trong nhiều phiên, đẩy các chỉ số giảm sâu đi ngược với xu thế tăng điểm của chứng khốn thế giới. • Rủi ro ngắn hạn tăng cao do thị trường thiếu dòng tiền các thơng tin tích cực. • Tuy nhiên, việc giảm đồng loạt của tất cả các cổ phiếu sẽ khiến mặt bằng P/E của thị trường trở về mức hấp dẫn. Chúng tơi kỳ vọng khối ngoại sẽ tiếp tục duy trì giải ngân ở vùng giá thấp như trong tháng 08, tạo sự ổn định cho thị trường trước các cú sốc ngắn hạn. 1 KINH TẾ Lạm phát so với tháng trước cùng kỳ năm trước Diễn biến giá một số nhóm hàng Tổng mức hàng hóa bán lẻ doanh thu dịch vụ tiêu dùng Giá trị sản xuất công nghiệp FDI các tháng Cán cân thương mại Lãi suất liên ngân hàng Lượng bơm OMO các tuần Nguồn: Bloomberg, GSO, BVSC 2 • Chỉ số CPI tháng 9 được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trước sức ép điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp gần đây. Dự báo mức tăng trong tháng 9 của lạm phát sẽ khoảng 0,5-0,7%. • Chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tồn kho tiếp tục cho thấy sự cải thiện chậm chạp trong tháng 8. Tuy nhiên, mức tăng trưởng khá ấn tượng của doanh số bán lẻ đang mang đến hi vọng về sự phục hồi sớm của kinh tế trong các tháng cuối năm. • Thị trường tiền tệ có đôi chút xáo trộn sau vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên. Mặc dù vậy, sự chủ động vào cuộc mạnh mẽ của NHNN đã giúp tình hình sớm ổn định. Lạm phát: nhiều khả năng sẽ nối tiếp đà tăng trong tháng 9 Diễn biến chỉ số giá tháng 8 của một số mặt hàng Nguồn: Bloomberg, BVSC CPI tháng 8 tăng mạnh trở lại sau 2 tháng âm liên tiếp. Đứng như dự báo của BVSC, chỉ số CPI của Việt Nam trong tháng 8 đã tăng trở lại sau 2 tháng âm trước đó. Mức tăng cũng khá đáng kể, đạt 0,63%, cao nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây. Với số liệu này, CPI YoY vào thời điểm cuối tháng 8 giảm về mức 5,04% (do CPI MoM cùng kỳ năm 2011 có mức tăng khá cao 0,93%) lạm phát tích lũy trong 8 tháng đầu năm đã tăng lên mức 2,84% (trung bình mỗi tháng tăng khoảng 0,35%). Một số nhóm hàng chịu sức ép tăng rõ rệt. Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo tháng 7, trong tháng 8, một số nhóm hàng đã chịu áp lực tăng rất lớn từ diễn biến giá cả thế giới cũng như lộ trình điều chỉnh giá trong nước. Điển hình là nhóm hàng thuốc dịch vụ y tế có mức tăng lên tới 5,44% (đã có lộ trình tăng giá ban hành từ nhiều tháng trước); nhóm hàng giao thông có mức tăng 1,07% (ảnh hưởng từ quyết định tăng giá xăng thêm 900 đồng/lít kể từ ngày 1/8); nhóm nhà ở vật liệu xây dựng có mức tăng 2,03% (điển hình là việc điều chỉnh giá gas). Ở chiều ngược lại, giá cả nhóm hàng ăn dịch vụ ăn uống trong tháng 8 được kiểm soát khá tốt, không bị tình trạng “tát nước theo mưa” theo giá xăng khi ghi nhận mức giảm 0,18% so với tháng 7. Dự báo lạm phát tháng 9: sẽ tiếp tục đà tăng? Theo quan sát của chúng tôi, chỉ số CPI trong tháng 9 sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng từ nhóm hàng giao thông (sau quyết định tăng giá xăng thêm 650 đồng/lít kể từ ngày 28/8); nhóm hàng nhà ở, vật liệu xây dựng; nhóm hàng văn hóa, giải trí du lịch (do ảnh hưởng dịp nghỉ lễ 2/9). Ngoài ra nhóm hàng ăn dịch vụ ăn uống cũng có thể đảo chiều tăng nhẹ trở lại trong tháng này trước tình hình mưa bão nhiều sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cũng như tác động của việc liên tiếp điều chỉnh tăng giá xăng gần đây. Theo dự báo của BVSC, CPI trong tháng 9 nhiều khả năng sẽ tăng khoảng 0,5%- 0,7%. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn tin tưởng chỉ số CPI sẽ duy trì ở mức khá thấp trong cả năm nay. Chúng tôi giữ nguyên dự báo cho lạm phát YoY của Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2012 ở mức 5- 6%. Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm Doanh số bản lẻ tăng tốt trong tháng 8: tín hiệu phục hồi sớm của tổng cầu? Chỉ số sản xuất công nghiệp có sự cải thiện qua từng tháng với tốc độ tăng chậm. Trong tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,1% so với tháng trước, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước thì chỉ số này chỉ tăng 4,4% (giảm so 3 Nguồn: GSO, BVSC Tốc độ tăng YoY của chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến Nguồn: GSO, BVSC Doanh số bán lẻ Nguồn: GSO, BVSC với mức tăng 6,1% so với cùng kỳ của tháng 7). Tính chung tám tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,9%, đóng góp 1 điểm phần trăm vào mức tăng của toàn ngành; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm; sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 12,7%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý xử lý nước thải, rác thải tăng 9,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến chưa có nhiều cải thiện. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/8/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so sánh với tháng 7 thì số liệu này chỉ giảm nhẹ 0,2%- một sự cải thiện khá khiêm tốn so với các tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: sản xuất xi măng tăng 50,6%; sản xuất pin ắc qui tăng 40,2%; chế biến, bảo quản thủy sản các sản phẩm từ thủy sản tăng 34,5%; may trang phục tăng 24,6%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm thủy sản tăng 22,2%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: sản xuất xe có động cơ tăng 11,1%; sản xuất giày, dép tăng 9,1%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 7,4%; chế biến sữa các sản phẩm từ sữa tăng 6,9%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 5,2%. Chỉ số hàng tồn kho là một trong những chỉ số quan trọng có độ nhạy tương đối cao phản ánh triển vọng phục hồi kinh tế trong tương lai. Sự cải thiện của chỉ số hàng tồn kho bất ngờ chậm lại trong tháng 8 khiến chúng tôi có chút lo ngại về khả năng kinh tế Việt Nam sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Sự phục hồi có thể sẽ diễn ra từ từ chậm hơn so với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Doanh số bán lẻ có sự cải thiện đáng kể trong tháng 8 khi bất ngờ tăng 0,7% so với tháng trước (mức tăng theo tháng cao thứ ba kể từ đầu năm, chỉ sau tháng 1 tháng 4 năm nay). Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì tốc độ tăng trưởng YoY của doanh số bán lẻ tiếp tục sụt giảm về mức 12,4% (thấp hơn so với mức tăng YoY 14,1% đạt được trong tháng 7). Sự tăng trưởng trở lại của doanh số bán lẻ rất có thể là tín hiệu sớm cho sự cải thiện của tổng cầu trong các tháng cuối năm. Điều này là có cơ sở bởi theo yếu tố mùa vụ, các tháng cuối quý 3 quý 4 thường là thời điểm tăng tốc của nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng khi cho rằng cần đợi thêm số liệu của thêm một vài tháng nữa trước khi có sự tin tưởng về việc doanh số bán lẻ đã chạm đáy trong quý 2 năm nay. Thị trường tiền tệ có đôi chút xáo trộn sau vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên Được biết đến với tư cách là người có nhiều mối quan hệ cũng như nắm giữ nhiều cổ phần tại một số ngân hàng tại Việt Nam, việc ông Nguyễn Đức Kiên bất ngờ bị bắt giữ hôm 20/8/2012 đã gây ra một chút xáo trộn trên thị trường tiền tệ. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng đã bất ngờ tăng vọt 4 Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ Nguồn: Bloomberg, BVSC NHNN bơm ròng mạnh qua OMO Nguồn: Bloomberg, BVSC trong khi hoạt động trên thị trường OMO cũng bất ngờ sôi động sau nhiều tháng “ngủ đông”. Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt trong 3 ngày từ 22 đến 24/08. Sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên ông Lý Xuân Hải – Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) chính thức bị bắt giữ, thị trường liên ngân hàng ngay lập tức đã cho phản ứng. Lãi suất các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần tăng vọt lên mức rất cao (8,5-9%). Mặc dù những ngày cuối tháng 8, lãi suất các kỳ hạn này đã hạ nhiệt đáng kể về mức 5-6%, tuy nhiên mức lãi suất này vẫn còn cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung 3-4% trước đó. Điều này phần nào cho thấy dư âm của vụ bắt giữ ông Kiên vẫn còn sự thận trọng vẫn đang phần nào chi phối các thành viên trên thị trường tiền tệ. Thị trường OMO bất ngờ sôi động sau nhiều tháng ngủ đông. Trước ảnh hưởng từ vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng (trực tiếp là ngân hàng ACB), NHNN đã kịp thời bơm ròng trên 23.000 tỷ đồng qua thị trường OMO trong tuần từ 20- 24/8. Đây được coi là con số bơm ròng kỷ lục trên thị trường OMO trong vòng 6 tháng trở lại đây, vốn vẫn chỉ quen với quy giao dịch từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng/tuần. Ở một khía cạnh khác, việc bơm ròng mạnh mẽ qua OMO cũng cho thấy sự chủ động phản ứng kịp thời của NHNN trong việc xử lý khủng hoảng thanh khoản (dù chỉ là tạm thời). Nhờ đó, sự thiếu hụt thanh khoản tạm thời tại ACB đã được khoanh vùng, không lan rộng sang các ngân hàng khác. Nhìn chung cho tới thời điểm này, ảnh hưởng từ vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên ông Lý Xuân Hải đối với thị trường tiền tệ đã được kiểm soát khá tốt. Lãi suất liên ngân hàng những ngày đầu tháng 9 đã hạ nhiệt, NHNN hút ròng trên OMO lượng tiền gửi đã dần tăng trở lại tại ACB. Mặc dù đã có những giải pháp linh hoạt giúp khống chế thành công khủng hoảng, ACB nói riêng NHNN nói chung chắc chắn đã có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để xử lý những tình huống tương tự phát sinh trong tương lai. Triển vọng chính sách Như vậy, sau 8 tháng, tình hình lạm phát vẫn đang được kiểm soát khá tốt. Tuy nhiên, việc CPI có mức tăng khá cao trở lại trong tháng 8 sau 2 tháng âm liên tiếp là tín hiệu cảnh báo sớm cho nguy cơ lạm phát tăng trở lại trong các tháng còn lại của năm nay cũng như các tháng đầu năm 2013. Theo dự báo của BVSC, chỉ số CPI tháng 9 nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà tăng của tháng 08 do ảnh hưởng từ việc điều chỉnh giá xăng kể từ ngày 28/8. Với sức ép lạm phát tăng dần trong các tháng cuối năm, NHNN sẽ phải thận trọng hơn trong các quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ. Chúng tôi duy trì quan điểm như đã nêu trong báo cáo tháng 7 khi cho rằng nhiều khả năng từ giờ cho tới cuối năm, NHNN sẽ khó có thêm động thái nào nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa. Việc cắt giảm trần lãi suất huy động (nếu có) sẽ chỉ tối đa từ 1-2%. 5 Bên cạnh đó, tổng cầu vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện khi các chỉ số sản xuất công nghiệp, hàng tồn kho cho thấy sự phục hồi rất chậm. Chúng tôi cho rằng để giải quyết tình trạng hàng tồn kho ở mức cao trong nền kinh tế hiện nay, Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa các khoản chi tiêu đã có trong kế hoạch, trong đó đặc biệt chú trọng đến hiệu quả đầu tư để phòng ngừa rủi ro lạm phát quay trở lại. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Biến động một số thị trường kể từ đầu năm P/E tại HSX HNX Tỷ trọng giao dịch các ngành tại HSX Tỷ trọng giao dịch các ngành tại HNX Giá trị giao dịch bình quân ngày các tháng Giao dịch nhà ĐTNN trong tháng tại HSX Tỷ trọng giá trị GD ĐTNN/giá trị GD toàn thị trường Tỷ lệ giao dịch các mã trong Vn30, Hnx30 6 Nguồn: Bloomberg, HNX, HSX, BVSC • Các thông tin liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Tình trạng bán tháo diễn ra trong nhiều phiên, đẩy các chỉ số giảm sâu đi ngược với xu thế tăng điểm của chứng khoán thế giới. • Rủi ro ngắn hạn tăng cao do thị trường thiếu dòng tiền các thông tin tích cực. • Tuy nhiên, việc giảm đồng loạt của tất cả các cổ phiếu sẽ khiến mặt bằng P/E của thị trường trở về mức hấp dẫn. Chúng tôi kỳ vọng khối ngoại sẽ tiếp tục duy trì giải ngân ở vùng giá thấp như trong tháng 08, tạo sự ổn định cho thị trường trước các cú sốc ngắn hạn. Trong tháng qua, thị trường biến động mạnh với hai giai đoạn trái chiều. Nửa đầu tháng 08, diễn biến tích cực của các blue chips đã đẩy chỉ số VnIndex có thời điểm tăng trên 5% so với cuối tháng 07. Tuy nhiên, thông tin về vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên Lý Xuân Hải bị bắt tam giam để điều tra đã đẩy thị trường rơi vào tình trạng bán tháo trên diện rộng, khiến các chỉ số giảm điểm sâu. Kết thúc tháng, VnIndex giảm 4,5% còn HnxIndex giảm 11,2%. Nếu tính từ đầu năm 2012 các chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam không còn nằm trong nhóm các thị trường tăng trưởng dẫn đầu. Hiện, VnIndex chỉ còn tăng 12,6% còn HnxIndex tăng 4,6% so với mức cuối năm 2011. Mức tăng thấp nếu so với một số chỉ số khác trên thế giới như SET của Thái Lan hay DAX của thị trường Đức với mức tăng đều trên 15%. Những thông tin liên quan đến việc xử lý vi phạm trong hệ thống ngân hàng vẫn đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, diễn biến này khiến nhà đầu tư duy trì sự thận trọng điều này có thể tiếp diễn trong thời gian tới. Thanh khoản cải thiện nhẹ trong bối cảnh chỉ số giảm mạnh Giao dịch trung bình phiên theo tháng (đơn vị: tỷ đồng) Giá trị đặt mua, đặt bán, giao dịch tại HSX các tháng Thanh khoản cải thiện nhẹ nhưng các chỉ số giảm mạnh. Các cổ phiếu thuộc nhóm ngành tài chính, ngân hàng, là nhóm chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi các thông tin tiêu cực. Diễn biến này đã tác động mạnh đến các chỉ số, VnIndex giảm 4,5% còn HnxIndex giảm đễn 11,2%. Tình trạng bán tháo khiến nhiều cổ phiếu giảm mạnh, trên 20%, chỉ trong vòng 4-5 phiên. Điều này khiến lượng cầu bắt đáy giá rẻ tăng, giúp thanh khoản được cải thiện nhẹ. Giao dịch trung bình phiên trong tháng 8 tại HSX đã tăng 9%, còn tại HNX tăng 14% so với giao dịch tháng 07. 7 Nguồn: Bloomberg, HNX, HSX, BVSC Chênh lệch giữa giá trị đặt mua- giá trị đặt bán lên mức cao nhất kể trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Tổng giá trị đặt bán trong tháng đã tăng tới 19%, trong khi nhu cầu bên mua chỉ tăng 7,5% khiến. nhiều nhà đầu tư lo ngại về khả năng áp lực giải chấp sẽ xuất hiện trên diện rộng. Trên thực tế, hiện tượng này có xuất hiện ở một số mã giá trị cũng không thực sự đáng lo ngại, do giai đoạn 2-3 tháng trước thị trường diễn biến tiêu cực nên nhu cầu sử dụng đòn bẩy không lớn. Mặc dù thị trường chung chịu áp lực bán mạnh, nhưng nhóm các cổ phiếu thuộc các ngành vật liệu cơ bản, dịch vụ công cộng hàng tiêu dùng, những ngành duy trì được kết quả kinh doanh khá thuận lợi trong 6 tháng đầu năm đã thu hút được sự quan tâm của dòng tiền. Tỷ trọng giao dịch của các nhóm ngành này tăng mạnh so với các tháng trước. Giá giảm sâu, nhà ĐTNN tăng tỷ trọng giao dịch Giá trị giao dịch nhà ĐTNN tại HSX Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: HNX, HSX, BVSC Tỷ trọng giá trị GD ĐTNN/giá trị GD toàn thị trường Nguồn: HNX, HSX, BVSC Trong tháng 08, giá trị giao dịch của nhà ĐTNN được cải thiện theo hướng tích cực. Giá trị mua đạt 2,614 tỷ, trong khi giá bán ở mức 2,017 tỷ, giá trị mua ròng đạt 596 tỷ. Xét trên tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, tỷ lệ mua vào của nhà ĐTNN đã tăng từ 10,8% của tháng 07 lên mức 16,8% trong tháng 08. Dù tỷ trọng giao dịch của khối ngoại có tăng nhẹ so với các tháng gần đây, tuy nhiên diễn biến này chưa cho thấy dấu hiệu của dòng vốn mới. Đáng chú ý, cổ phiếu GAS đã được bổ sung vào rổ chỉ số MSCI thị trường sơ khai, điều này khiến cổ phiếu GAS đặc biệt thu hút được sự quan tâm của khối ngoại với giá trị mua ròng tới hơn 200 tỷ, chiếm khoảng 45% tổng giá trị mua ròng. Bên cạnh cổ phiếu GAS, một số cổ phiếu khác như DPM, VIC, DRC cũng được mua ròng khá mạnh. Phía ngược lại nhóm các cổ phiếu chịu sức ép bán mạnh trong tháng chủ yếu là các cổ phiếu nhóm ngành tài chính như: BVH, STB, EIB, CTG. Trong tháng 09, sẽ có thời điểm các quỹ ETF điều chỉnh tỷ lệ các cổ phiếu trong danh mục. Không loại trừ khả năng cổ phiếu GAS sẽ được bổ sung vào danh mục, điều này giúp GAS tiếp tục có lực mua bền bỉ từ phía các nhà đầu tư ngoại, tạo ra diễn biến tích cực cho cổ phiếu này. Nhưng mặt khác, nhiều mã blue chips sẽ phải chấp nhận giảm tỷ lệ trong danh mục của các quý này, đây là áp lực không nhỏ đối với thị trường trong bối cảnh hiện nay. Nhà đầu tư chịu thiệt hại lớn do thông tin tiêu cực chiếm ưu thế Các nhà đầu tư còn tham gia thị trường đều chịu thiệt hại lớn do biến động tiêu cực trong nửa cuối tháng 8. Tổng vốn hóa hai sàn đã giảm từ mức 798 nghìn tỷ VND ngày 20/08 xuống mức 738 nghìn tỷ VND vào ngày 31/08. Vốn hóa thị trường đã giảm 59 nghìn tỷ VND – tương đương 2,9 tỷ USD. Việc bắt giữ một số cá nhân có thể gây tác động mạnh ngay trong ngắn hạn có thể tiếp tục ảnh hưởng do vụ việc chưa có kết luận cuối cùng. 8 Ngoại trừ UBCK, chỉ có số ít các doanh nghiệp đã kịp thời nhằm cung cấp thông tin trấn an nhà đầu tư. Ủy ban chứng khoán đã có thông báo kịp thời trấn an nhà đầu tư, đồng thời yêu cầu các thành viên trên thị trường giám sát tăng cao đạo đức nghề nghiệp phòng tránh các hoạt động thao túng, gây bất ổn tạo điều kiện cho giới đầu cơ trục lợi khi thị trường giảm điểm. Tuy nhiên, thông tin từ các công ty niêm yết là không xuất hiện nhiều không kịp thời để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Sự chậm trễ của các nguồn thông tin chính thống, đặc biệt từ các doanh nghiệp niêm yết khiến các tin đồn thêm môi trường hoạt động, gây nhiễu cho các quyết định của nhà đầu tư. Quan điểm về việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp đã đến lúc cần thay đổi, thay chỉ thực hiện theo các quy định bắt buộc, các doanh nghiệp cần thể hiện sự quan tâm hơn đối với nhà đầu tư. Nhờ mạnh tay xử lý các sai phạm, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ được đẩy nhanh xử lý được tận gốc từ đó mang đến sự bền vững cho hệ thống. Những biến động không thuận lợi có thể đến với thị trường tài chính, một số ngân hàng trong ngắn hạn, tuy nhiên, trong dài hạn, chúng tôi đánh giá đây là những việc làm cần thiết để mang lại sự lành mạnh cho hệ thống huyết mạch của nền kinh tế. Các thông tin tác động đến thị trường trong tháng 09 Trong tháng tới, mặc dù thị trường vẫn rất nhạy cảm với các thông tin liên quan đến việc xử lý các sai phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nhưng bên cạnh đó các thông tin cơ bản khác sẽ có những tác động nhất định tới thị trường, đó là các thông tin. • Thông tin về chỉ số CPI, tăng trưởng tín dụng tăng trưởng GDP quý III. Do áp lực từ việc tăng giá xăng, ảnh hưởng của giá các dịch vụ y tế, diễn biến lụt ở miền trung sẽ khiến chỉ số CPI bị ảnh hưởng tăng nhẹ trong một vài tháng tới. Đây là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý trong điều hành chính sách tiền tệ tài khoá. Các biện pháp nởi lỏng nhiều khả năng sẽ được tiến hành thận trọng hơn. • Kết quả kinh doanh quý III tiếp tục phân hóa. Sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra trong các nhóm ngành, doanh nghiệp. Chi phí tài chính giảm sẽ giảm áp lực đầu vào cho nhiều doanh nghiệp, mặc dù vậy nhu cầu đầu ra yếu vẫn tiếp tục là rào cản cho sự tăng trưởng doanh thu. Đối với các doanh nghiệp có đầu tư tài chính, diễn biến không tích cực của thị trường chứng khoán trong tháng 08 có thể là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp này có kết quả quý III không thuận lợi bằng 2 quý đầu năm. • Kỳ vọng vào việc nhà ĐTNN giải ngân khi mặt bằng P/E về vùng thấp. Tuy nhiên, sẽ khó có thêm dòng vốn lớn để tạo ra đợt tăng trưởng mạnh, mà lực mua trong bối cảnh hiện tại chỉ đủ giúp thị trường giảm bớt sốc trong ngắn hạn. 9 Triển vọng thị trường Chỉ số giảm điểm, thanh khoản thấp, xuất hiện những thông tin tiêu cực bất ngờ khiến nhà đầu tư phải chịu đựng rủi ro cao trong tháng 8. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ giá trị, chỉ số P/E của hai sàn lại đang giảm dần về mức thấp trong hơn 2 năm trở lại đây. Đây là cơ sở để kỳ vọng thị trường được hỗ trợ mạnh bởi yếu tố cơ bản, tuy nhiên trong ngắn hạn do thiếu hụt dòng tiền các thông tin hỗ trợ nên thị trường sẽ chưa thể có diễn biến tích cực. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên tiếp tục kiên nhẫn, chờ đợi đến thời điểm khi việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng cơ bản được hoàn thành, tín dụng tăng trưởng trở lại. Đó là dấu hiệu cho thấy dòng vốn đang chảy vào các doanh nghiệp, nhà đầu tư, từ đó mới có cơ sở để kỳ vọng về sự cải thiện của thanh khoản xu hướng thị trường. Khuyến cáo sử dụng Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích này đã được xem xét cẩn trọng, tuy nhiên báo cáo chỉ nhằm mục tiêu cung cấp thông tin mà không hàm ý khuyến cáo người đọc mua, bán hay nắm giữ chứng khoán. Người đọc chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn thông tin tham khảo. Mọi quan điểm cũng như nhận định phân tích trong báo cáo cũng có thể được thay đổi mà không cần báo trước. BVSC có thể có những hoạt động hợp tác kinh doanh với các đối tượng được đề cập đến trong báo cáo. Người đọc cần lưu ý rằng BVSC có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi thực hiện báo cáo phân tích này. Báo cáo này có bản quyền là tài sản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Mọi hành vi sao chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự đồng ý của BVSC đều trái luật. Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt. Ts. Phạm Thành Thái Lĩnh Trưởng phòng phân tích phamthanhthailinh@baoviet.com.vn Ths. Nguyễn Xuân Bình Phó phòng phân tích nguyenxuanbinh@baoviet.com.vn Phạm Tiến Dũng Chiến lược thị trường phamtien.dung@baoviet.com.vn Trần Hải Yến Kinh tế tranhaiyen@baoviet.com.vn Phạm Văn Khoa Chiến lược thị trường phamvankhoa@baoviet.com.vn 10 Phòng Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt . Dũng Chiến lược thị trường phamtien.dung@baoviet.com.vn Trần Hải Yến Kinh tế Vĩ mô tranhaiyen@baoviet.com.vn Phạm Văn Khoa Chiến lược thị trường phamvankhoa@baoviet.com.vn. BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MƠ &THỊ TRƯỜNG THÁNG 8/2012 Ngày 10/09/2012 Phòng Phân Tích CTCP Chứng

Ngày đăng: 23/01/2013, 09:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan