1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam

88 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn TS. Phạm Đức Cường
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,08 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM XÂY LẮP VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT, QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (8)
    • 1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (8)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm củaTổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (9)
    • 1.3. Quản lý chi phí sản xuất xây lắp của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhâp khẩu và Xây dựng Việt Nam (12)
      • 1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý (13)
      • 1.3.2 Chức năng của các bộ phận liên quan đến kế toán CPSX và giá thành (13)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX (17)
    • 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VINACONEX (17)
      • 2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp CPSX (17)
        • 2.1.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phương pháp phân loại chi phí sản xuất tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt (17)
        • 2.1.1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (18)
        • 2.1.1.3. Giới thiệu khái quát về công trình đường cao tốc Láng Hòa Lạt (19)
      • 2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (22)
        • 2.1.2.4 Kế toán tổng hợp (30)
      • 2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (34)
      • 2.1.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (42)
      • 2.1.5 Kế toán chi phí sản xuất chung (49)
      • 2.1.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang (61)
        • 2.1.6.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang (61)
        • 2.1.6.2. Tổng hợp chi phí sản xuất (64)
  • CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (75)
    • 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại Tổng Công ty và phương hướng hoàn thiện (75)
      • 3.1.2. Những mặt còn tồn tại (77)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty (79)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM XÂY LẮP VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT, QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM

Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam

Các loại hình công trình xây dựng mà VINACONEX có đủ năng lực thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ cao nhất gồm:

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, cầu đường, sân bay, bến cảng, thủy lợi, đường hầm; Xây dựng các công trình văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, khách sạn, công sở, trường học, bệnh viện, bưu điện;

- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Xây dựng các công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải, môi trường;

- Xây dựng các công trình thủy điện, nhiệt điện, đường dây, trạm biến thế điện đến 500KV;

- Các loại hình công trình mang tính đặc thù khác.

Do đặc thù là các công trình xây dựng nên tính chất của sản phẩm là phức tạp bao gồm nhiều hạng mục công trình nhỏ trong một công trình lớn và mỗi hạng mục lại được hạch toán riêng theo từng đối tượng Loại hình sản xuất của Tổng Công ty là sản xuất đơn chiếc và theo đơn đặt hàng Thời gian sản xuất kéo dài qua nhiều năm đối với những công trình lớn Do đó mỗi công trình, hạng mục công trình sẽ có tên gọi khác nhau và mang đặc thù riêng của công trình, hạng mục công trình đó mà không có quy định cụ thể về tên gọi cho các sản phẩm xây lắp Ví dụ các công trình hạng mục công trình mà Tổng VINACONEX đã và đang thi công như: bảo tàng Hà Nội, đường cao tốc Láng Hòa Lạt, đại học quốc gia Lào, bệnh viện Viên Chăn

Tiêu chuẩn chất lượng: VINACONEX đã áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào các lĩnh vực hoạt động của mình nhằm cung cấp một cách ổn định sản phẩm thoả mãn các yêu cầu của khách hàng, đồng thời phải liên tục cải tiến hệ thống quản lý của mình để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng Nhờ đó, trong nhiều năm liền VINACONEX đều nhận được Huy chương vàng công trình chất lượng cao do Bộ Xây dựng trao tặng. Đặc điểm sản phẩm dở dang: Do đặc thù của các công trình xây dựng là mang giá trị lớn và thi công trong thời gian dài nên sản phẩm dở dang được đánh giá dựa trên giá trị công trình đã thi công và nghiệm thu theo tiến độ do đó sản phẩm dở dang mang giá trị lớn và nằm tại nơi thi công Hàng kỳ công ty thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo tiến độ thực hiện và theo tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện công trình hoặc theo những điểm dừng quan trọng trong quá trình thi công công trình.

Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm củaTổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam

- Quy trình công nghệ xử lý đơn đặt hàng và thực hiện thi công hoàn thiện công trình xây lắp đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình được thực hiện theo một quy trình chuẩn sau Theo sơ đồ hoạt động kiểm tra chất lượng của VINA CONEX được tiến hành xen kẽ trong các khâu của quá trình sản xuất, từ giai đoạn làm hồ sơ thầu đến khi kết thúc dự án Trong quá trình sản xuất, việc kiểm tra chất lượng cũng được tiến hành thường xuyên thông qua hoạt động giám sát cũng như sau khi nghiệm thu và bàn giao từng phần công trình Kết thúc dự án, các công trình còn được tổng nghiệm thu và tổng kết dự án để rút kinh nghiệm cho các dự án sau Như vậy để chất lượng công trình được đảm bảo theo quy trinh thực hiện này.

Sơ đồ1.1: Quy trình công nghệ

Xử lý Làm hồ sơ thầu

Thiết lập thương thảo hợp đồng

Thiết lập ban điều hành dự án

Lựa chọn thầu phụ Kế hoạch phân giao cho thầu phụ

Triển khai dự án Nghiệm thu và bàn giao từng phần

Tổng nghiệm thu và bàn giao

Hiện nay, VINACONEX đang ứng dụng một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thi công xây dựng như:

- Biện pháp thi công bán topdown

- Cải tạo máy cào vơ 2HB2 cho thi công

- Chế tạo khớp xoay treo cần khoan kellybar máy khoan Bauer VIMECO

- Công nghệ thi công coppha tự hành toàn tiết diện

- Công nghệ thi công bê tông cốt thép tiền chế dự ứng lực

- Giải pháp phần mềm điện tử VICOEOFFICE

- Công nghệ ván khuôn leo và ván khuôn trượt bề mặt cong.

- Cốp pha tự hành toàn tiết diện

- Phương pháp nâng vật nặng trong thi công xây lắp cùng với hệ thống ván khuôn trượt

- Công nghệ côppha định hình tấm lớn VINACONEX 2 Thi công lõi thang máy

- Công nghệ thi công tường vây bằng cọc bê tông cốt thép tiền chế ứng lực trước

- Công nghệ thi công cọc barret

- Cơ cấu tổ chức sản xuất theo tổ đội thi công thi công công trình được cơ cấu theo sơ đồ tổ chức sau.

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu các đội xây lắp

Quản lý chi phí sản xuất xây lắp của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhâp khẩu và Xây dựng Việt Nam

Đội trưởng đội xây lắp Đội Phó đội xây lắp

Bảo vệ công trình Công nhân

1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý

Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lý của TCT.

1.3.2 Chức năng của các bộ phận liên quan đến kế toán CPSX và giá thành a Đại hội đồng cổ đông ĐHĐCĐ Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng Công ty Quyết định mọi vấn đề trọng yếu của toàn Tổng Công ty. b Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Tổng Công ty Cổ phần, có toàn quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của

Tổng Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (theo quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty). c, Tổng giám đốc Đội XD

Ban đối ngoại pháp chế

Ban tài chính kế hoạch

Ban phát triển nhân lực Đội XD 12,13 Đội XD 10,11 Đội XD 7,8,9 Đội XD 4,5,6 Đội

1,2,3 Đội thi công cơ giới ĐẠI HỘI ĐỒNG

Ban giám sát kinh tế tài chính

Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Tổng Công ty Cổ phần, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng Quản trị, khách hàng về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Các quyền và nhiệm vụ của Tổng Giám Đốc theo quy định của Điều lệ và Quy chế quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam.

Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện việc ủy quyền một số quyền hạn nhất định cho các Phó Tổng Giám đốc. d Các ban, đơn vị chức năng

Ban Đối ngoại - Pháp chế

Ban Đối ngoại - Pháp chế là một ban chức năng tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty trong công tác Pháp chế, đối ngoại, quan hệ cổ đông và các công việc khác khi được lãnh đạo Tổng Công ty giao.

Ban Phát triển nhân lực

Ban Phát triển nhân lực có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Ban Thường vụ Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc Tổng Công ty trong việc điều hành các giao dịch, hoạt động nội bộ trong công tác tổ chức, cán bộ, tiền lương, giải quyết chế độ chính sách, thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác xây dựng Đảng bộ Tổng Công ty; đồng thời nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển chung cho toàn Tổng Công ty trong phạm vi lĩnh vực do Ban phụ trách Ngoài ra, Ban Phát triển nhân lực có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các Công ty con, các Công ty liên kết giải quyết các vấn đề trong công tác tổ chức - lao động - đào tạo theo quy chế phân cấp giữa Tổng Công ty và các Công ty.

Ban Xây dựng là một Ban chức năng của Tổng Công ty với chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty và thực hiện những nhiệm vụ do Tổng Giám đốc giao trực tiếp giao về lĩnh vực:đấu thầu và quản lý các dự án xây lắp của Tổng Công ty, tham gia các dự án đầu tư của Tổng Công ty, nghiên cứu phát triển khoa học kỹ công nghệ, an toàn lao động,v.v…

Ban Tài chính Kế hoạch

Ban Tài chính Kế hoạch là Ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng Công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán với các chức năng:

- Tạo lập, quản lý và phân phối nguồn vốn phục vụ cho việc đầu tư phát triển, các kế hoạch sản xuất kinh doanh;

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước và điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty;

- Xây dựng các cơ chế tài chính và vận dụng các mô hình tổ chức hạch toán kế toán trong Tổng Công ty;

- Đào tạo, bồi dưỡng và tham gia quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác Tài chính - Kế toán.

Ban Đầu tư là Ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng Công ty trong công tác đầu tư, lập kế hoạch, theo dõi và quản lý quá trình thực hiện đầu tư của Tổng Công ty trong các lĩnh vực

Ban Giám sát Kinh tế Tài chính

Ban Giám sát Kinh tế Tài chính là Ban chuyên môn nghiệp vụ của Tổng Công ty Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế - tài chính của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên của Tổng Công ty theo sự phân công chức năng.

Văn phòng có nhiệm vụ:

- Thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hành chính tổng hợp như tiếp nhận xử lý tài liệu, văn thư lưu trữ tài liệu, bảo mật hồ sơ,v.v ;

- Thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực quản trị như trang bị quản lý tài sản,thiết bị đồ dùng tại cơ quan Tổng Công ty, bảo vệ an ninh quốc phòng, phòng chống cháy nổ,v.v

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX

Kế toán chi phí sản xuất tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VINACONEX

và Xây dựng Việt Nam VINACONEX.

2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp CPSX

2.1.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và phương pháp phân loại chi phí sản xuất tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VINACONEX.

Trước tiên chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm) Nói một cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doang nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm như vậy thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn hay chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)

Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí thì sự phân loại chi phí là hết sức cần thiết trước hết phân loại chi phí là sự sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào cho hợp lý thì phải dựa vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đơn vị.

Tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam chi phí sản xuất được phân thành các loại sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sử dụng máy thi công

- Chi phí sản xuất chung

Cách phân loại này nhằm phục vụ kế toán dễ dàng tập hợp chi phí sản xuất cũng như phân bổ chi phí sản xuất và tình giá thành cho các công trình do công ty triển khai xây dựng và hoàn thành.

2.1.1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam.

Do đặc thù của sản phẩm xây lắp là phải trải qua qua trình thi công lâu dài và phức tạp, sản phẩm có tính đơn chiếc, cố định tại nơi sản xuất….Vì vậy để đáp ứng nhu cầu quản lý và công tác kế toán đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được công ty xác định là từng công trình, hạng mục công trình.

Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là: đối với các chi phí phát sinh sử dụng cho từng công trình, hạng mục công trình thì được tập hợp một cách trực tiếp cho công trình và hạng mục công trình đó, đối với các chi phí phát sinh gián tiếp liên quan đến nhiều công trình hạng mục công trình thì được phân bổ theo tỷ lệ cho từng công trình hạng mục công trình Hàng tháng, kế toán tập hợp các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình vào sổ chi tiết tương ứng cuối tháng kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình hạng mục công trình theo tiêu chức chi phí nhân công trực tiếp của công trình, hạng mục công trình đó. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp này tạo thuận lợi cho việc tính tổng giá thành sản phẩm Vì khi công trình hoàn thành kế toán chỉ cần tính tổng cộng chi phí sản xuất ở các tháng hay các quý từ khi bắt đầu thi công cho đến lúc tính giá công trình, hạng mục đó mà không cần thông qua giá hạch toán rồi tính lại giá thực tế.

Căn cứ vào sổ chi tiết các tài khoản ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công ) và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo quý và lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Do số lượng công trình công ty thực hiện và hoàn thành trong năm là nhiều và kéo dài trong nhiều năm nên để phản ánh quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành tại TCT em chọn công trình ‘đường cao tốc Láng Hòa Lạt’ hay với tên gọi khác là: ‘Đại lộ Thăng Long’ để nguyên cứu quá trình hạch toán chi phí và xác định giá thành của công trình này Và do thời gian thi công trong nhiều năm nên công tác hạch toán chi phí được tổng hợp theo từng quý hoặc theo những điểm dừng quan trọng vì vậy em chọn việc hạch toán chi phí và tính giá thành trong quý III năm 2010 để làm ví dụ điển hình

2.1.1.3.Giới thiệu khái quát về công trình đường cao tốc Láng Hòa Lạt: Địa điểm dự án: đường Láng - Hòa Lạc (đi qua 2 đơn vị hành chính là Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây cũ).

Quy mô Dự án: Đường Láng - Hòa Lạc là tuyến đường cao tốc trong quy hoạch chung chuỗi đô thị Xuân Mai Miếu Môn - Hòa Lạc - Sơn Tây. Tuyến đường là trục hướng tâm nối liền Trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị phía Tây, nối liền các tuyến thuộc hệ thống trục giao thông gồm đường vành đai II, III, IV của Tp Hà Nội với Quốc Lộ 21A (đường HCM) và các tỉnh lộ

70, 80, 81…với tổng chiều dài xây dựng L),264 Km (từ Km 1+800 Km Km 31+064): Điểm đầu: Km 1+800 nút Trung Hòa (giao vành đai III Hà Nội) và Điểm cuối: Km 31+064 nút Hòa Lạc (giao với đường HCM - Quốc Lộ 21A). Tổng mức đầu tư: 7.527,25 tỷ đồng (theo Quyết định số 3072/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 11/10/2007 phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư) Trong đó: Theo địa danh: Đoạn Hà Nội: 2.931,39 tỷ đồng và đoạn

Hà Tây cũ: 4.595,86 tỷ đồng Theo cơ cấu vốn đầu tư xây dựng: Xây lắp và thiết bị: 4.692,48 tỷ đồng; Chi phí khác 1.090,54 tỷ đồng; Dự phòng 1.677,08 tỷ đồng; Lãi vay trong thời gian XDCB 67,16 tỷ đồng.

Công trình khởi công ngày 20/3/2005 và hoàn thành ngày 3/10/2010.

2.1.1.4 Đặc điểm về sổ sách, phương pháp ghi sổ, cơ cấu sổ của kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam.

Sổ sách kế toán và phương pháp ghi sổ của kế toán chi phí giá thành tạiTCT hiện nay đã khá hoàn thiện và cơ bản theo hệ thống sổ sách ban hành theo quyết định 15 của bộ Tài chính với hình thức hạch toán kế toán chứng từ

- ghi sổ Công ty áp dụng hệ thống sổ chi tiết theo từng đối tượng công trình, hợp đồng , có các sổ tổng hợp về các đối tượng công nợ , công trình, các khoản mục chi phí Các sổ chi tiết được in cơ bản theo một mẫu chung tuy nhiên cũng có sự điều chỉnh tùy theo từng trường hợp.

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM

Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại Tổng Công ty và phương hướng hoàn thiện

Sau một quá trình phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên toàn TCT và được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan ban ngành liên quan TCT đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về bề rộng lẫn chiều sâu để đạt được trình độ quản lý cao cấp, hướng tới sự mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động như hiện nay và những kết quả sản xuất kinh doanh đáng nể trong thời gian vừa qua Việc thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế theo mô hình và các chính sách kinh tế của nhà nước, Công ty đã đạt được kết quả đáng khích lệ Công ty hoàn thành nghĩa vụ với NSNN, trong khi đó nguồn vốn tự có ngày một tăng lên đều đặn qua các năm.

Là một công ty có quy mô lớn và đi đầu trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong suốt thời gian qua TCT đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác quản lý và hạch toán kinh tế TCT đã tồn tại và đứng vững được trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt Để có được điều đó, TCT đã xây dựng một mô hình quản và hạch toán gọn nhẹ, khoa học, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường nói chung và điều kiện TCT nói riêng. Để nâng cao được năng suất lao động, TCT đã đầu tư mua sắm thiết bị thi công tiên tiến để tối đa các khâu trong quá trình thi công

Trước hết về bộ máy kế toán của TCT: có thể thấy công ty đã xây dựng được một bộ máy kế toán khá hoàn thiện TCT áp dụng mô hình kế toán tập trung gọn nhẹ phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh trong nghành xây lắp Đảm bảo được quy mô phòng kế toán đặt tại công ty, đồng thời bộ máy kế toán có sư phân công rõ ràng , quy định trách nhiệm cụ thể đối với kế toán viên phụ trách từng phần hành, đội ngũ kế toán với trình độ khá giỏi, làm việc nhiệt tình và có mối quan hệ qua lại chặt chẽ , không vi phạm quy tắc bất kiêm nhiệm và vẫn luôn có sự kiểm tra chéo nên đã đảm bảo việc hạch toán kế toán khá chính xác và đầy đủ, cung cấp thông tin kịp thời cho ban quản trị và những đơn vị lien quan.

Chế độ sổ sách được công ty áp dụng theo quyết định số 15 là hợp lý với quy mô DN , đồng thời hệ thống sổ sách này cũng phù hợp với đặc điểm riêng của nghành do đó giúp việc hạch toán kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng được đảm bảo Hệ thống tài khoản kế toán gồm tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, tổng hợp toàn TCT đáp ứng nhu cầu phản ánh thông tin cho các đối tượng liên quan và tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đối chiếu chi tiết theo chứng từ Công tác kế toán chi phí giá thành cũng được TCT chú ý coi trọng khi đã lập được hệ thống sổ sách báo cáo khá chi tiết cho phần hành và giao cho kế toán viên có trình độ nghiệp vụ tốt và có kinh nghiệm.

Việc áp dụng hình thức ghi sổ là hình thức chứng từ - ghi sổ là khá hợp lý cho TCT Nó giúp giảm bớt khối lượng ghi chép, phù hợp phần mềm kế toán đang áp dụng tại công ty và thuận tiện cho việc phân công công tác kế toán.

Cụ thể về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm :TCT áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành là công trình và hạng mục công trình là hợp lý với đặc điểm TCT cũng như quy mô hoạt động của TCT Cùng với đó là việc áp dụng kế toán máy trong TCT từ khá lâu và có đào tạo cụ thể cho các kế toán đã tạo điều kiện tốt cho kế toán dễ dàng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp , giúp báo cáo cụ thể, thông tin đầy đủ cho nhà quản lý để có phương thức tiết kiệm chi phí , tăng hiệu quả sản xuất xây lắp. Nhìn chung kế toán đã dảm bảo tính đúng đắn và đã có những ý kiến nhằm cải thiện cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho TCT Việc tổ chức kế toán như vậy đã giúp cho công việc phân tích chi phí được dễ dàng hơn cũng như các báo cáo quản trị có giá trị và hệ thống hơn.

3.1.2 Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những mặt đạt được trong tổ chức bộ máy kế toán nói chung và tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng vẫn còn tồn tại những hạn chế do sự thay đổi của chế độ kế toán trong những năm gần đây trong khi việc cơ cấu sắp xếp hệ thống kế toán của TCT đã được thực hiện từ khá lâu nên một số phần vẫn chưa đáp ứng.

Có thể đưa ra một số mặt tồn tại trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại TCT như sau:

+) Đối với việc kế toán chi phí NVL

TCT hiện nay đang thực hiện nhập xuất nguyên vật liệu theo phương pháp FIFO và tiến hành nhập nguyên vật liệu theo phương thức mua đến đâu nhập xuất đến đó, tuy giúp giảm lượng tồn kho, đảm bảo tính giá đúng NVL nhưng đối với DN xây lắp việc không có dự trữ vật tư tại kho là không tốt.

Do tình hình diễn biến giá của NVL tại VN là rất thất thường, đặc biệt như năm 2010 vừa qua, ngoài ra do điều kiện VN một số loại NVL đặc chủng của TCT không phải lúc nào cũng có sẵn trên thị truờng nên việc không tiến hành dự trữ NVL có thể gây ra thiếu NVL cho sản xuất thi công công trình, gây lãng phí nguồn lực và làm chậm tiến độ thi công.

Ngoài ra , việc TCT cho phép các công trường có kho riêng là hợp lý nhưng hiện tại việc luân chuyển chứng từ ở các đội còn chậm do đó gây ảnh hưởng đến việc tập hợp báo cáo số liệu kịp thời Điều này là do các nhân viên kế toán của tổ đội chịu trách nhiệm tập hợp phân loại chứng từ, tổng hợp nộp về cho kế toán TCT lên sổ sách, theo quy định thì khoảng 3 đến 5 ngày các chứng từ cần được chuyển về cho kế toán TCT để kịp thời vào sổ , tuy nhiên do các công trình thi công ở xa trụ sở chính nên nhiều lúc không đáp ứng kịp thời, chứng từ bị ứ đọng gây khó khăn cho việc tập hợp số liệu.

Cùng với đó , kế toán TCT hiện đang thực hiện phản ánh gộp cả giá trị NVL xuất dùng cho quản lý và CCDC thi công luân chuyển có giá trị nhỏ vào chi phí NVL trực tiếp là chưa đúng Điều này sẽ làm sai lệch ý nghĩa của chi phí NVL trực tiếp thi công công trình, gây khó khăn trong quản lý chi phí và tìm biện pháp giảm chi phí hạ giá thành.

+) Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Tiền lương công nhân trong danh sách và công nhân thuê ngoài đang được cùng hạch toán chung trên tài khoản 334 Việc hạch toán chung này tuy tiện cho công tác hạch toán tuy nhiên sẽ không theo dõi được chi tiết chi phí nhân công từng bộ phận do đó cũng khó khăn trong việc phân tích nguyên nhân tăng chi phí, so sánh chi phí nhân công trực tiếp hai bộ phận hay tìm các biện pháp hạ giá thành.

+) Đối với kế toán chi phí sử dụng máy thi công

TCT hiện không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công mà chỉ khi nào máy hỏng, có đơn đề nghị sửa chữa mói tiến hành sửa và thanh toán chi phí và hạch toán Điều này đã gây ra nhiều bất lợi do máy thi công không được sửa kịp thời nếu thời gian xét duyệt lâu , cũng như có thể không đủ chi phí trả cho việc sửa máy tại công trường Ngoài ra việc không trích trước chi phí sưả chữa lớn khiến chi phí sử dụng máy thi công trong tháng bị tăng lên một cách đột biến, không phản ánh đúng bản chất khoản mục chi phí này.

Từ những tồn tại trong công tác quản lý chi phí và hạch toán kế toán tại TCT nói trên em xin đưa ra một số ý kiến về phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại TCT như sau: TCT nên xem lại việc thực hiện hạch toán chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp theo hướng tính đúng và phân định rõ ràng các khoản mục để có thể phân tích chi phí một cách chính xác và có thể đưa ra được các dự toán có độ chính xác cao.

Chú ý đến việc dự trữ NVL trong kho, cũng như cải thiện việc luân chuyển chứng từ tại các đội Chú ý phân bổ chi phí hợp lý, có tiến hành trích trước các khoản chi phí để đảm bảo sự ổn định của chi phí đặc biệt là đối với những chi phí có giá trị lớn như chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty

Từ những phương hướng đã đề ra như trên em đưa ra một số giải pháp để hoàn thiên kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại TCT như sau.

Dựa theo những phương hướng đã nêu ra ở trên, em xin có một số ý kiến về giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:

+) Về việc Hoàn thiện công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Về công tác kế toán các khoản mục trong chi phí NVLTT

TCT đang hạch toán chi phí NVL trực tiếp gồm cả chi phí NVL sử dụng cho việc quản lý chung ở công trường , đội sản xuất và vật tư thi công luân chuyển công cụ dụng cụ giá trị nhỏ Trong khi đó theo chế độ kế toán thì các mục chi phí này phải hạch toán vào chi phí sản xuất chung Tuy điều này không làm cho giá thành thay đổi nhưng làm sai lệch ý nghĩa của tài khoản chi phí NVL trực tiếp, đồng thời làm chi phí này tăng lên trong khí chi phí sản xuất chung lại giảm xuống một khoản tương ứng, việc quản lý chi phí vì vậy sẽ trở lên khó khăn và không bóc tách được nguyên nhân gây tăng chi phí và không đưa ra được những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí TCT cần tách khoản chi phí này ra và hạch toán vào

+)Về luân chuyển chứng từ giữa các đội công trình và việc xây dựng mức tồn kho cho NVL

Việc hạch toán xuất NVL tại TCT đang dựa trên việc tập hợp các chứng từ nhập xuất gửi lên từ các đội công trình nếu các kho công trình tự ứng tiền mua vật liệu Việc luân chuyển chứng từ giữa các đội công trình với TCT hiện nay còn chậm , trong khi TCT lại đang hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp FIFO , nên sẽ không đảm bảo kịp thời và chính xác trong việc tính giá nhập xuất kho NVL trực tiếp Các đội công trình thường không gửi ngay các chứng từ về TCT mà thường đến lúc thanh toán mới đưa chứng từ lên phòng tài chính kế toán của TCT để thanh toán Để khắc phục điều này TCT cần đề ra những quy định rõ ràng nhằm quản lý việc luân chuyển chứng từ Có thể chọn thời gian cụ thể là sau 1 tuần hoặc nửa tháng , chứng từ của các đội phải được luân chuyển về TCT có thể thông qua việc chuyển trực tiếp hoặc Fax , internet để đảm bảo cho kế toán TCT kịp thời định khoản và vào số liệu Ngoài ra TCTcũng cần có biện pháp cụ thể để quản lý việc nhập xuất tại các đội công trình Có chế độ khen thưởng , kỷ luật rõ ràng.

+) Về việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp

TCT nên tiến hành phân chia tài khoản 334 cụ thể thành hai tài khoản cấp hai như sau:

TK 3341 : phải trả công nhân viên trong danh sách

TK 3342 : phải trả công nhân viên thuê ngoài Như vậy sẽ tiện cho việc theo dõi việc hạch toán chi tiết lương của hai bộ phận công nhân mà đang sử dụng ngoài ra cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc so sánh và có các quyết định về hai bộ phận công nhân này.

Ngoài ra , TCT cần chú ý hơn đến việc nâng cao năng suất lao động.Trong bối cảnh giá nhân công ngày càng cao, nguồn lực lao động trong nghành xây lắp không còn dồi dào như trước, việc nâng cao năng suất lao động sẽ giúp giảm chi phí nhân công trực tiếp Do vậy TCT cần chú ý phân công lao động hợp lý, phân công đúng chuyên môn, năng lực , sắp xếp có hệ thống các giai đoạn, khu vực thi công để tiết kiệm thời gian Bên cạnh đó, có các chương trình đào tạo , kiểm tra tay nghề thường xuyên hơn để nâng cao ý thức và trình độ công nhân Kèm theo tổ chức, phân việc như trên cần có các chính sách khen thưởng , đãi ngộ hợp lý chăm lo đời sống tinh thần của người lao động để khuyến khích công nhân cống hiến cho công ty.

+) Về việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sử dụng máy thi công

TCT hiện chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công.

Do vậy ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành các công trình có sử dụng máy bởi vì toàn bộ chi phí sửa chữa lớn máy thi công sẽ được tính vào công trình đang sử dụng máy thi công vào thời điểm máy sửa chữa lớn, trong khí các công trình , hạng mục khác sau khi máy sửa xong được chuyển đến sử dụng thì không mất chi phí này Như vậy, để đảm bảo tính đúng giá thành cho từng công trình, kế toán nên tiến hành trích trước chi phí này mỗi kỳ và phân bổ cho các công trình thi công có sử dụng máy tuỳ theo khối lượng thi công trong kỳ.

+) Về việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất chung

Do chi phí sản xuât chung là khoản mục chi phí phục vụ chung cho các tổ , đội Do vậy nó thường khó quản lý và thường bị đội lên so với thực tế nếu không quản lý chặt chẽ Do vậy , để giúp quản lý tốt hơn khoản mục này , tạo điêu kiện cho công ty tiết kiệm chi phí hạ giá thành công trình , theo em , TCT nên tiến hành xây dựng một hệ thống định mức hợp lý cho các khoản mục cụ thể trong chi phí sản xuất chung Hệ thống định mức này có thể xây dựng theo tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá trị trực tiếp toàn công trình, tuỳ theo kinh nghiệm và đánh giá của công ty dựa trên việc tham khảo các thông tư ,hướng dẫn Đồng thời với việc xây dựng định mức chi phí , cán bộ kỹ thuật, giám sát công trình cần thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện định mức chi phi của từng tổ đội, có sự điều chỉnh bổ sung kịp thời cho phù hợp từng công trình Luôn bảo đảm việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm phải đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình.

+) Về công tác quản trị chi phí và kế toán quản trị chi phí giá thành Để đảm bảo thông tin đầy đủ cho nhà quản trị , đảm bảo thông tin chi phí giá thành được tập hợp đầy đủ, hợp lý, dễ hiểu và kịp thời, theo quý , TCT nên tiến hành lập bảng phân tích giá thành từng công trình theo khoản mục chi phí, có sự so sánh giữa thực hiện và dự toán để thấy được sự biến động của từng khoản mục chi phí, các khoản mục thay đổi lớn có thể yêu cầu phân tích thêm.

Việc quản trị chi phí để có hiệu quả hơn, TCT nên tiến hành quy định lại rõ ràng hơn về các quy trình thuộc kiểm soát ,quản lý chi phí, kết hợp với kiểm soát nội bộ để lên được các quy trình kiểm soát phù hợp

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM XÂY LẮP VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT, QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM .3

1.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam .3

1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm củaTổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam .4

1.3 Quản lý chi phí sản xuất xây lắp của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhâp khẩu và Xây dựng Việt Nam .8

1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý 8

1.3.2 Chức năng của các bộ phận liên quan đến kế toán CPSX và giá thành 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX .12

2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VINACONEX .12

2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp CPSX 12

2.1.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và phương pháp phân loại chi phí sản xuất tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt

2.1.1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam .13

2.1.1.3.Giới thiệu khái quát về công trình đường cao tốc Láng Hòa Lạt: 14

2.1.1.4 Đặc điểm về sổ sách, phương pháp ghi sổ, cơ cấu sổ của kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam .14

2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17

2.1.2.1- Nội dung chi phí và các chứng từ sử dụng 17

2.1.2.3- Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .18

2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 29

2.1.3.1- Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng 29

2.1.4 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 38

2.1.4.1- Nội dung chi phí và các chứng từ sử dụng 38

2.1.4.3- Kế toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công 39

2.1.4.4- Kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công 43

2.1.5 Kế toán chi phí sản xuất chung 45

2.1.5.1- Nội dung chi phí và các chứng từ sử dụng 45

2.1.5.3- Kế toán chi tiết chi phí sản xuât chung 45

2.1.5.4- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung .53

2.1.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 56

2.1.6.1 Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang 56

2.1.6.2 Tổng hợp chi phí sản xuất .59

2.2 Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại TCT Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam .63

2.2.1- Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty 63

2.2.2- Quy trình tính giá thành .64

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM .67

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại Tổng Công ty và phương hướng hoàn thiện .67

3.1.2 Những mặt còn tồn tại 69

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty .71

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ1.1: Quy trình công nghệ: 5

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu các đội xây lắp 7

Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lý của TCT .8

Sơ đồ 1.4: trình tự hạch toán kế toán phần hành tập hợp chi phí và tính giá thành 16

Bảng 2.10: Bảng thanh toán lương tháng 09 năm 2010 33

Bảng 2.12: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 35

Biểu số 16: Bảng phân bổ khấu hao máy thi công 41

Bảng 2.20: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 49

Bảng 2.22: Tờ kê chi phí 51

Bảng 2.27: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất 60

Bảng 2.28: Chứng từ ghi sổ 61

Bảng 2.33 : Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành .66

Ngày đăng: 27/05/2023, 17:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w