1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp trên địa bàn hà nội hiện nay

61 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cơ Sở Hạ Tầng Tại Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội Hiện Nay
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 706 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG (3)
    • 1. Khu Công Nghiệp (3)
      • 1.1. Khái niệm (3)
      • 1.2. Đặc điểm (4)
      • 1.3. Phân loại các khu công nghiệp (5)
      • 1.4. Vai trò của các Khu công nghiệp (6)
    • 2. Cơ sở hạ tầng (9)
      • 2.1. Khái niệm (9)
      • 2.2. Phân loại cơ sở hạ tầng (10)
      • 2.3. Vai trò của việc xây dựng cơ sở hạ tầng với sự phát triển kinh tế (10)
      • 2.4. Những tiêu chí xác định chất lượng cơ sở hạ tầng (12)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (15)
    • 1. Khái quát chung về Hà Nội (15)
      • 1.1. Vị trí địa lý (15)
      • 1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội (16)
    • 2. Thực trạng chất lượng cơ sở hạ tầng tại các KCN (18)
      • 2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (19)
        • 2.1.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (19)
        • 2.1.2 Cơ sở hạ tầng xã hội (29)
      • 2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng trong hàng rào (33)
        • 2.2.1. Khung giá đất còn cao, khó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước (33)
        • 2.2.3. Khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp thuê lại đất trong khu công nghiệp (34)
        • 2.2.4. Giải phóng mặt bằng khó khăn, chi phí cao (35)
      • 3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân (38)
        • 3.1.1. Kết quả đạt được (38)
        • 3.1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được (40)
      • 3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân (41)
        • 3.2.1. Những hạn chế chủ yếu (41)
        • 3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế (43)
  • CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY (45)
    • 1. Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp trong những năm tới (45)
      • 1.1. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng đến 2020 (45)
      • 1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng đến 2020 (45)
      • 1.2. Giao thông vận tải (0)
      • 1.2. Cấp, thoát nước (0)
      • 1.2. Hệ thống điện (0)
    • 2. Những giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các (48)
      • 2.1. Cần thống nhất quan điểm về khu công nghiệp (0)
        • 2.1.1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp thành phố Hà Nội (48)
        • 2.1.3. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng (51)
        • 2.1.4. Thực hiện thống nhất và đơn giản hóa các thủ tục pháp lý (53)
        • 2.1.5. Đền bù, giải phóng mặt bằng (54)
  • KẾT LUẬN (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (58)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, công cuộc xây dựng và đổi mới trên đất nước ta đang diễn ra với nhịp độ khẩn trương và nhanh chóng nhằm hoàn thành mục tiêu đưa đất nước ta cơ bản trở th[.]

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG

Khu Công Nghiệp

Mỗi một quốc gia trên thế giới có một đặc thù riêng trong quá trình phát triển, chính vì vậy khái niệm Khu Công Nghiệp cũng vì thế có sự khác nhau do tính chất hoạt động, nhưng tựu chung lại có hai định nghĩa khá phổ biến hiện nay về Khu Công Nghiệp:

- Định nghĩa 1: Khu Công Nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng, có nền tảng là sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở khu công nghiệp theo quan điểm này thực chất là khu hành chính – kinh tế đặc biệt như khu công nghiệp thương mại ở Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước ở Châu Âu

- Định nghĩa 2: Khu Công Nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống Theo quan điểm này, ở một số nước như Malaixia, Inđonesia, Thái Lan, Đài Loan đã hình thành nhiều Khu Công Nghiệp với qui mô khác nhau. Theo quy chế Khu Công Nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao - ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997, Khu Công Nghiệp là “khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có danh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập Trong Khu Công Nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất” Như vậy trong Khu Công Nghiệp ở Việt Nam được hiểu giống với định nghĩa 2.

+ Doanh nghiệp Khu Công Nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong Khu Công Nghiệp gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. + Doanh nghiệp sản xuất Khu Công Nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong Khu Công Nghiệp

+ Doanh nghiệp dịch vụ Khu Công Nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong Khu Công Nghiệp, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầngKhu Công Nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp.

Có thể nói hiện nay tại mỗi quốc gia đều đang nỗ lực tập trung phát triển Khu công nghiệp của riêng mình, đặc biệt là ở những nước đang phát triển Mặc dù có sự khác nhau về qui mô, địa điểm và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nói chung các Khu Công Nghiệp có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Khu công nghiệp là một tổ chức không gian, lãnh thổ hoạt động công nghiệp; luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh sống

- Khu công nghiệp có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi Đặc biệt là chính sách về đất đai và thuế, cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng những phạm vi đất đai nhất định để thành lập các nhà máy xí nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

- Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu được thu hút từ nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước Tại Việt Nam chúng ta do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp nên việc huy động cho phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu được huy động từ nước ngoài

- Sản phẩm sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu, và phần còn lại là tiêu dung trong nước Hiện nay để tăng thu ngoại tệ các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc sản xuất hàng hóa có chất lượng cao nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và chiếm lĩnh dần thị trường trong nước Chủ động nắm bắt công nghệ, giảm dần sự phụ thuộc vào các thiết bị máy móc đầu vào từ nước ngoài

- Mọi hoạt động kinh tế trong khu công nghiệp trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế Chính vì vậy, cơ chế quản lý kinh tế trong khu công nghiệp đều lấy điều tiết của thị trường làm chính

- Khu công nghiệp là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và hình thức sở hữu khác nhau cùng tại song song: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước

- Trên các Khu công nghiệp đều thành lập hệ thống Ban quản lý Khu công nghiệp cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các Khu công nghiệp còn có nhều Bộ như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng

1.3 Phân loại các khu công nghiệp

Chúng ta có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:

+ Căn cứ vào mục đích sản xuất, người ta chia ra khu công nghiệp và khu chế xuất Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêuthụ nội địa và xuất khẩu Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu.

+ theo mức độ mới, cũ khu công nghiệp có thể chia làm ba loại:

Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên

Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động

Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20).

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng hiểu theo nghĩa chung nhất là 1 tập hợp các yếu tố có quan hệ liên kết về cấu trúc nhằm cung cấp 1 mô hình hỗ trợ cho toàn bộ cấu trúc đó.Đây là một thuật ngữ rộng có nhiều ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đề cập đến nhiều yếu tố, tiện ích khác nhau Những yếu tố đa dạng này có thể xem như doanh nghiệp tư nhân hay chính phủ Các công trình công cộng này mang chức năng cụ thể như đường cao tốc, đường xá, cầu cống, kho bãi…

Cơ sở hạ tầng được hiểu rộng ra không chỉ là những công trình công cộng mà còn là những thủ tục điều hành, quản lý, chính sách phát triển có tương tác lẫn nhau đáp ứng nhu cầu chung của xã hội như giao thông vận tải, cung cấp nước uống, xử lý các chất thải của xã hội, cung cấp năng lượng, hệ thống thông tin trong cộng đồng và những tiện ích khác

2.2 Phân loại cơ sở hạ tầng

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm tiện ích công cộng, công chính, giao thông Cụ thể là hệ thống giao thông vận tải, cầu cống, sân bay, bến cảng…Hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật nguyên nhiên liệu phụ trợ sản xuất và đời sống, mạng lưới vận tải và phân phối năng lượng ( kể cả các trạm biến áp trung chuyển hạ thế, các thiết bị an toàn và bảo vệ) hệ thống thiết bị công trình và phương tiện thông tin lien lạc, bưu điện, lưu trữ và xử lý thông tin, hệ thống thủy lợi, thủy nông phục vụ cho việc giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người, hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất rừng, biển và các tài nguyên khác, hệ thống cung cấp và xử lý nước sinh hoạt, hệ thống xử lý rác thải…

- Cở sở hạ tầng kinh tế xã hội: gồm toàn bộ các công trình như nhà xưởng, kho bãi, khách sạn, khu thương mại ( siêu thị, chợ…) trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, kinh tế và các tổ chức xã hội…

- Cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội: Đó là toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hóa xã hội, bảo đảm cho việc thỏa mãn và nâng cao trình độ lao động của xã hội Hệ thống này bao gồm: các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai công nghệ, các cơ sở y tế, bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm xã hội, nghỉ ngơi…và các công trình phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao.

Tóm lại, cơ sở hạ tầng là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư Trong nhiều trường hợp, người ta còn dùng cả thuật ngữ kết cấu hạ tầng là cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững của cả một quốc gia nên người ta dùng thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” với nội dung đồng nhất khi dùng thuật ngữ “ kết cấu hạ tầng”

2.3 Vai trò của việc xây dựng cơ sở hạ tầng với sự phát triển kinh tế Ở bất kỳ quốc gia nào, việc phát triển cơ sở hạ tầng luôn được coi là một trong những điều kiện tiên quyết phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Trình độ tiên tiến của cơ sở hạ tầng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia Do vậy ở mọi quốc gia, chính phủ đều có chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và ban hành quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của từng vùng, bảo đảm xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, phục vụ hữu hiệu cho sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng và chủ quyền lợi ích quốc gia.

Ngân hàng thế giới đã khuyến nghị với chính phủ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam rằng: “ Hạ tầng thích hợp giúp xác định các quốc gia này thành công hay thất bại qua việc đa dạng hóa sản xuất, mở rộng thương mại, giải quyết vấn đề tăng trưởng dân số, giảm thiểu đói nghèo và cải tiến các điều kiện về môi trường Hạ tầng tốt làm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, nhưng nó cần theo kịp với sự tăng trưởng Các dịch vụ hạ tầng không chỉ giúp người nghèo mà còn góp phần làm bền vững cho môi trường Thị dân nghèo đều trực tiếp hưởng phúc lợi từ các dịch vụ hạ tầng tốt bởi họ thường sống tập trung và là đối tượng gánh chịu những điều kiện mất vệ sinh, ô nhiễm từ các chất thải và hiểm họa do tai nạn…

Cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua việc mở rộng giao lưu, thông thương hàng hóa, liên hệ giữa các ngành, vùng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế Chẳng hạn với hệ thống giao thông đường bộ, khi đầu tư cho hệ thống giao thông đòi hỏi có các nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thi công, nhân công…từ đó đặt ra nhu cầu cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo máy móc, công nghiệp nhựa đường, cung ứng lao động Từ đây đến lượt các ngành này lại tạo ra nhu cầu cho các ngành khác, thúc đẩy ngành khác tăng trưởng và tạo thành chuỗi phản ứng dây chuyền kích thích sự phát triển của các ngành và của cả nền kinh tế Mặt khác, không chỉ các ngành liên quan tới quá trình thi công cơ sở hạ tầng được hưởng lợi, các ngành thương mại, dịch vụ phải sử dụng cơ sở hạ tầng để vận chuyển cũng có được những tác động tương tự Bên cạnh đó tính đầy đủ và đồng bộ của cơ sở hạ tầng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình quyết định đầu tư của các nhà kinh doanh.

Hệ thống giao thông vận tải, cấp điện, cấp nước…có phát triển thì mới đảm thuận lợi Cơ sở hạ tầng không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế riêng của mỗi quốc giầm nó còn tác động đến quá trình hợp tác quốc tế Chẳng hạn, vai trò của hệ thống giao thông vận tải là duy trì sự thông thương hàng hóa giữa các quốc gia này với các quốc gia khác, còn hạ tầng viễn thông thì kết nối, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc kịp thời giữa các quốc gia, góp phần phục vụ cho nền kinh tế đối ngoại.

Cơ sở hạ tầng còn đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Như trên đã phân tích, cơ sở hạ tầng có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế Khi cơ sở hạ tầng được đảm bảo, giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc cập nhật, người dân có điều kiện nắm bắt kịp thời những thông tin kinh tế, học hỏi những phương pháp làm việc khoa học, tiến hành sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập của người dân Từ sự phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa xã hội, chăm sóc y tế…của người dân sẽ ngày càng được quan tâm Lúc đó, chính các bộ phận của cơ sở hạ tầng như hệ thống trường học, bệnh viện, các trung tâm vui chơi giải trí…là những yếu tố góp phần đánh giá chất lượng cuộc sống người dân.

Cơ sở hạ tầng nhìn chung là một loại hàng hóa công cộng được sử dụng chung và có tính thích ứng trong thời gian dài, không những đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà cả trong tương lai Do vậy, tác động của nó không chỉ là nhất thời mà có tính lâu dài Vì thế việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng không phải chỉ ngày một ngày hai mà cần có kế hoạch và phải được quan tâm trong mọi thời kỳ

2.4 Những tiêu chí xác định chất lượng cơ sở hạ tầng

- Xét về độ bền chắc của cơ sở hạ tầng: Do cơ sở hạ tầng có giá trị lớn, tuổi thọ cao so với những loại sản phẩm khác mà tính bền chắc phải được coi là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá chất lượng của cơ sở hạ tầng, nó được thể hiện qua: + Tuổi thọ của cơ sở hạ tầng

+ Khả năng chịu động đất bao nhiêu độ Gicte

+ Khả năng chịu bão cấp mấy

+ Cường độ chịu nén, chịu uốn của các kết cấu chính

+ Mức độ cho phép lún và biến dạng của công trình

- Đối với tiêu chuẩn công năng: thể hiện tính phù hợp với công dụng và chức năng của cơ sở hạ tầng phải thỏa mãn yêu cầu thiết kế đặt ra và được thể hiện qua các chỉ tiêu:

+ Phù hợp với công dụng

+ Đảm bảo được chức năng phục vụ

+ Tỷ lệ giữa các loại diện tích:

+ Khả năng chiếu sáng tự nhiên, thông gió, cấp nhiệt

+ Mức độ an toàn, khả năng chống cháy

+ Sự hợp lý giữa công trình chính và công trình phụ trợ: vườn hoa, lối đi, cây cảnh…

- Tiêu chuẩn kinh tế: phản ánh toàn bộ giá thành và giá trị cơ sở hạ tầng, chi phí hợp lý các bộ phận cơ sở hạ tầng, tính kinh tế được coi là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng, là cách nhìn của nền kinh tế thị trường về chất lượng sản phẩm, thỏa mãn túi tiền của khách hang, hay nói đúng hơn là giá trị của công trình là bao nhiêu để chủ đầu tư có thể chấp nhận được, giá trị nào thì tổ chức xây lắp có thể thắng thầu Đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn kinh tế không có nghĩa là các công trình phải rẻ nhất mà giá cả phải phù hợp với thiết kế, phù hợp với tuổi thọ, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, phù hợp với mức sống của nhân dân trong thời kỳ nhất định, do vậy nó được phản ánh qua các chỉ tiêu sau:

+ Giá trị toàn bộ cơ sở hạ tầng

+ Giá thành cơ sở hạ tầng

+ Giá thành thiết kế cơ sở hạ tầng

+ Giá thành thi công xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Giá trị 1 m2 diện tích sử dụng

THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Khái quát chung về Hà Nội

Hà Nội, trước đây được gọi là Thăng Long – “mảnh đất rồng bay”, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thuộc Châu thổ sông Hồng là nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch. Với hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt, và đường hàng không, đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha, Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã thành lập nhà máy tại đây Qua hàng nghìn năm phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hoá lớn có sức hấp dẫn của cả nước nói riêng và trên thế giới nói chung

Bên cạnh đó, Hà Nội còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam Phần lớn các chuyên gia đầu ngành đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở thủ đô Mảnh đất này tự hào là cái nôi rèn luyện và tạo dựng các thế hệ trí thức của thời đại mới.

Hà Nội có vị trí địa lý chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với cả nước, là Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ chính trị đã xác định Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế Hệ thống giao thông nối liền Hà Nội với các tỉnh thành trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học và kỹ thuật của thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vào quá trình phát triển hàng của khu vực

Hiện tại, ranh giới thủ đô đã được mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, TiếnXuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Chính vì vậy tổng diện tích lên tới 3.324,92 km² Giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam và Hoà Bình ở phía Nam;Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình và Phú Thọ ở phía Tây tạo điều kiện giúp thành phố giao lưu buôn bán, đẩy mạnh hoạt động sản xuất góp phần phát triển nền kinh tế của vùng cũng như của cả nước.

1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội:

Hà Nội là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn thứ hai Việt Nam về dân số với 6,233 triệu người (2008) Dân cư phân bố không đồng đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái.Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2.881 người/km2 ( Mật độ trung bình ở nội thành là 19.163 người/km2, riêng quận Hòa Kiếm là 37.265 người/km2) mật độ này cao gấp gần 12 lần so với trung bình của cả nước, gần gấp đôi so với mật độ dân số của đồng bằng sông hồng, và là thành phố có mật độ dân số cao nhất cả nước

Lực lượng lao động tại Hà Nội rất dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60% so với tổng dân số, nguồn lao động nhìn chung có trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật cao, tay nghề vững vàng, cần cù, siêng năng Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế khu vực nội thành như sau:

53.70% nông+ ngư nghiệp công ngiệp, xây dựng dịch vụ

( nguồn: www.hanoi.gov.vn)

Thời gian qua, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực như là kinh tế, văn hoá, xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện một cách đáng kể như mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, tàichính ngân hàng, đặc biệt hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn đã góp phần vào sự tăng trưởng của kinh tế xã hội Thành phố Hoạt động của nền kinh tế đã trở nên năng động hơn, năng lực và trình độ sản xuất trong một số ngành kinh tế đã được nâng lên đáng kể, công nghiệp đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Sự chuyển cơ cấu công nghiệp đã phát huy và khai thác tốt những lợi thế sẵn có về năng lực, nguồn nguyên liệu trong nước Nhiều cơ sở sản xuất đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất nên đã tạo nên sản phẩm mới cho xã hội , nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại Nhiều sản phẩm được xuất khẩu trên thị trường thế giới.

Năm 2007, GDP của thành phố tăng khoảng 12,1%, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD, tổng thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu.

Cơ cấu kinh tế Hà nội 2001-2010 Đơn vị: %

(Nguồn: www.hanoi.gov.vn )

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của thủ đô đang có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vu đang gia tăng, còn ngành nông nghiệp thì ngược lại, có xu hướng giảm tỷ trọng rõ rệt Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: kinh tế nhà nước tăng6,1% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,5%; kinh tế Nhà nước địa phương tăng8,1%); kinh tế ngoài Nhà nước tăng 11,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng8,0% Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm đầu(2001-2005) là 14,5 - 15,5%; 5 năm sau (2006 - 2010) là 9,5 - 10% Sự giảm sút này là do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Trong 10 năm qua, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 10,14% /năm Sở TT&TT Hà Nội vừa công bố điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn trên toàn thành phố Hà Nội trong năm 2010

Theo kết quả điều tra, có hơn 407.000 hộ gia đình ở Hà Nội, khoảng 28%, có máy tính Ở các cơ quan nhà nước, tỷ lệ cán bộ công chức có máy tính là 76% với các cơ quan cấp thành phố và 71% với các cấp huyện/thị với tổng số hơn 7.560 máy tính Số người dân thủ đô có điện thoại di động là 2,576 triệu người, chiếm 45% dân số; 59% số hộ gia đình có điện thoại cố định (cố định không dây chiếm 8%)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường xã hội tăng bình quân 24,2% /năm.

Nông nghiệp: trong 5 năm 2006-2010 sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân 4,89% /năm Đời sống vật chất tinh thần của người dân ở nông thôn ngoại thành được nâng cao Năm 2007 ghi nhận mức kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đạt 4,28 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2006). Năm 2007, cũng là năm ngành dịch vụ du lịch thu được kết quả quan trọng: lượng khách du lịch trong nước và ngoài nước tăng mạnh, ước khoảng 15% so với cùng kỳ Đặc biệt, tháng 1/2007, Hà Nội nhận danh hiệu là 1 trong 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất Châu Á do Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) - một tạp chí uy tín trong lĩnh vực du lịch bình chọn

Tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội thành phố vẫn đang đứng trước khó khăn như: cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất trong từng ngành từng lĩnh vực chuyển dịch dần và đang bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại; qui mô sản xuất còn nhỏ bé, phân tán, chất lượng hàng hoá không cao, chi phí sản xuất còn cao, tính hiệu quả và sức cạnh tranh trong từng ngành, từng sản phẩm và toàn bộ nền kinh tế còn thấp, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Hà Nội vẫn còn có khoảng cách so với yêu cầu, điều đó khó khánh khỏi những bất lợi khi tham gia cạnh tranh trong cơ chế thị trường Trong những năm qua vị trí vai trò của công nghiệp đối với nền kinh tế Thủ đô còn chưa tương xứng, chỉ số tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP qua các năm còn nhỏ Hệ số giữa nhịp độ tăng giá trị công nghiệp và nhịp độ tăng trưởng GDP còn thấp nếu cứ giữ hệ số tương quan này thì nền kinh tế của thành phố không thể có nhịp độ tăng cao Trước thực trạng đã nêu, để đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp là yêu cầu cấp thiết đối với thành phố trong những năm tới Do vậy chúng ta cần có những giải pháp sát thực mạnh mẽ, kiên quyết, hợp quy luật làm kim chỉ nam cho hành động để phát triển sản phẩm công nghiệp trong thời gian tới

Thực trạng chất lượng cơ sở hạ tầng tại các KCN

Xem xét thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn Hà Nội ta cần phải tìm hiểu cả hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào của các khu công nghiệp Hai khái niệm này có mối liên hệ chặt chẽ, móc xích với nhau, quan trọng như hai cánh tay trái, phải trên cơ thể mỗi người.

2.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào

2.1.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

 Hệ thống giao thông đường bộ

Trong những năm qua, hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội đã được đầu tư phát triển và đạt được một số kết quả góp phần tích cực trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phục vụ nhu cầu của người dân Nhiều công trình hạ tầng quan trọng đã được hoàn thành như cải tạo nâng cấp các tuyến đường quốc lộ hướng tâm, quốc lộ 32 (đoạn Cầu Giấy - Cầu Diễn), tuyến đường cao tốc Pháp Vân

- Cầu Giẽ; đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - Trung Hoà), tuyến đường Lê Văn Lương, đường Văn Cao, Nhiều công trình giao thông quan trọng đang được đầu tư xây dựng như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường Láng - Hoà Lạc, tuyến đường

5 kéo dài, tuyến đường La Thành - Thái Hà - Láng; Hạ tầng kỹ thuật của nhiều khu đô thị mới được đầu tư: Linh Đàm, Đại Kim - Định Công, Đông Nam Trần Duy Hưng, Khu thể thao Mỹ Đình, Hệ thống vận tải hành khách công công bằng xe buýt bước đầu đã phát triển và từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng cơ sở của Thành phố vẫn được đánh giá là còn yếu kém và còn nhiều bất cập chưa theo kịp nhu cầu của nền kinh tế và chưa tương xứng với tầm vóc và vị thế của Thủ đô

Trước hết là do dân số tăng nhanh, lại tập trung thành từng cụm đông đúc, trong khi mật độ đường so với số dân và mật độ đường so với diện tích đất sử dụng còn quá thấp Thành phố mới dành 6,1% quỹ đất cho giao thông, mặt đường của TP quá hẹp (80% có mặt cắt dưới 11m), khoảng cách trung bình giữa các nút giao thông từ 380m - 400m (quá gần), trong đó lại có tới 580 nút đồng mức; vỉa hè thì chật hẹp, đặc biệt có tới 35 điểm giao cắt với đường sắt Tại các quận Đống Đa, Hai

Bà Trưng thiếu đường ngang, đường qua khu vực dân cư, nhất là đường đông - tây

TP Ta có thể thấy được thông qua biểu đồ sau

So sánh mật độ đường của Hà Nội với một số thủ đô ở Châu Á năm

Tiếp đến là diện tích đất cho bãi đỗ xe chỉ đạt 1,2% diện tích đất (quy hoạch là 5-6% tổng quỹ đất) Còn phương tiện cá nhân tăng với tốc độ chóng mặt Hiện tại

Hà Nội có 172.444 ôtô các loại, 1.678.504 xe máy, hàng triệu xe đạp Ngoài ra, trong quá trình xây dựng các công trình giao thông vẫn phải đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân nên thường gây ùn tắc Trong 10 năm gần đây mới chỉ làm thêm 60km đường, trong đó 25km đường nội thành Thành phố có trên 580 nút giao thông, nhưng mới có trên 100 nút được lắp đèn tín hiệu Số lượng xe gắn máy mỗi năm tăng 12-20%, nhiều người không có giấy phép lái xe, hoặc có giấy phép nhưng không nắm vững luật giao thông, có khi vận hành xe chưa thành thạo vẫn tham gia giao thông

 Hệ thống giao thông đường sắt

Hà Nội là đầu mối giao thông đường sắt của các tuyến đường sắt đi Hải Phòng, Thái Nguyên, Đồng Đăng, Lào Cai và tuyến Thống Nhất, với chiều dài 159,5 km, có một ga trung tâm là Ga Hà Nội và 21 ga lẻ ở các huyện ngoại thành.

Có 60 đường ngang có gác chắn và 77 đường ngang có thiết bị cảnh báo (đèn,chuông) tự động, biển báo hiệu; 569 đường ngang dân sinh do dân tự mở Gần đây,nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện đường sắt của người dân cao,tại Hà Nội có 30 đôi tàu khách đi về Hà Nội và 14 đôi tàu đi, về các ga hàng hoá

Yên Viên, Giáp Bát Lượng khách trung bình từ 5.000 đến 7.000 lượt khách/ngày, đặc biệt vào các ngày lễ lượng khách tăng đột biến, có thời điểm lên tới 12 đến 15 nghìn người/ ngày.

Hiện nay, tình trạng đường dân sinh cắt qua đường sắt không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng Dọc theo tất cả các tuyến đường sắt từ các tỉnh vào ga Hà Nội đều xuất hiện các vi phạm đến trật tự an toàn giao thông đường sắt Theo thống kê, địa bàn Hà Nội có tới 133 điểm giao cắt đường sắt với đường bộ, trong đó 46 điểm có gác chắn, 39 điểm lắp đặt cảnh báo tự động, 48 điểm có biển báo và trên 500 đường dân sinh chằng chịt cắt qua đường sắt Tình trạng đường ngang dân sinh mở trái phép qua đường sắt được lát bằng những tấm bê tông, sắt, gỗ khá phổ biến Chính vì vậy có tới 90% các vụ tai nạn đường sắt đều xảy ra ở đây Điển hình là ở khu vực thuộc phường Trung Phụng, phường Phương Liệt và đoạn đường chạy dọc phố Phùng Hưng Tại xã Thạch Bàn hiện có gần 20 ngôi nhà, lều quán lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt Xã Dương Xá có một bãi đỗ xe vi phạm Phường Khâm Thiên có 106 nhà và 12m tường rào lấn chiếm hành lang ATGTĐS; Phường Trung Phụng có 105 nhà; phường Phương Mai có 12 nhà, 3 lều và 528 m tường rào vi phạm Phường Phương Liệt có 95 nhà Điển hình là ở đoạn đường sắt chạy qua Khâm Thiên, đường Lê Duẩn dân bày bán tràn lan các đồ gỗ, sành sứ xâm phạm nghiêm trọng đến ATGTĐS.

Trên tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến Ngọc Hồi có 66 đường ngang dân sinh được lát bằng các tấm bê tông hoặc kê gỗ bắc ngang qua đường ray Tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn có 10 đường ngang trái phép; tuyến Hà Nội - Hải Phòng có tới 314 đường ngang

Với tình trạng mất ATGT ĐS như trên, lâu nay TP Hà Nội cũng như Tổng công ty ĐSVN vẫn gần như bất lực, chưa có biện pháp gì nhằm cải thiện, giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt Bởi hiện nay hầu hết các đường ngang giao với đường sắt vẫn là giao cắt đồng mức

 Hệ thống giao thông đường thủy

Hiện nay, tình trạng phương tiện thuỷ chở quá tải trọng cho phép, tàu thuyền không có đăng ký, đăng kiểm và thiếu trang thiết bị an toàn, người điều khiển không có bằng lái hay chứng chỉ chuyên môn đang rất phổ biến trên những đoạn sông Hồng, sông Đuống thuộc quản lý của Hà Nội Không những thế, hàng loạt bến bãi đang hoạt động trái phép một cách công khai Không giấy phép, cơ sở hạ tầng rách nát không đủ tiêu chuẩn nhưng những bến bãi này vẫn được tư nhân khai thác ngày đêm

Các bãi khai thác cát trái phép kéo theo những bến trung chuyển và địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng xuất hiện ngày một nhiều trên sông Hồng, sông Đuống khiến dòng chảy cũng như luồng lạch chạy tàu, hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa thay đổi đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu và gây mất trật tự xã hội Một số chủ bến bãi thậm chí còn sử dụng cả hành lang bảo vệ công trình đường thuỷ để mở các bến thuỷ nội địa, bến bốc xếp kinh doanh vật liệu xây dựng

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY

Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp trong những năm tới

1.1 Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng đến 2020

 Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước tạo nền tảng, mở đường phát triển kinh tế xã hội theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 Mở hướng ra nước ngoài, hội nhập khu vực và quốc tế, phát triển theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, tham gia hợp tác các ngành kết cấu hạ tầng, tạo năng lực đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

 Tiếp nhận, chuyển giao các loại hình công nghệ tiên tiến của các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, tạo ra năng lực công nghệ có thế mạnh cho mình

 Phát triển theo cơ chế thị trường, một số lĩnh vực đi thẳng vào hiện đại hóa, hoạt động dịch vụ đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao, đồng thời kết hợp với dịch vụ công cộng, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, đảm bảo anh ninh quốc phòng

1.2 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng đến 2020

Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang giao thông vận tải Hà Nội

Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải ( tỷ đồng)

Tổng số đến 2020 Giai đoạn 2006-

1.Xây dựng mạng lưới giao thông 65.000 15.000 50.000

2.Xây dựng bến bãi đỗ xe

3.Giao thông công cộng bằng xe buýt

( Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội)

 Đường bộ Đến năm 2010 tỷ lệ đất đô thị giành cho giao đạt 15-16% phấn đấu đưa tỷ lệ mật độ đường đạt 19,03% năm 2020 theo quy hoạch

Hoàn thành dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thành phố Hà Nội, phát triển các hành lang kinh tế xuất phát từ Hà Nội

Hành lang nội thành Hà Nội – Nội Bài – Đại Lải – Tam Đảo

Hành lang kinh tế Hà Nội – Hòa Lạc – Suối Hai – Ba Vì

Hành lang Hà Nội – Sơn Tây – Suối Hai – Ba Vì

Mục đích hình thành và phát triển các hành lang kinh tế xuất phát từ Hà Nội nhằm tạo ra một không gian kinh tế tập trung hoặc tương đối tập trung theo các tuyến giao thông xuất phát tỏa đi các nơi trong cả nước và trên cơ sở đó giảm bớt sự tập trung quá mức vào khu vực nội thành Hà Nội ( cả trong hiện tại và cả tương lai), đồng thời tạo căn cứ để phục vụ việc hoạch định chính sách liên kết giữa Hà Nội với các địa phương khác xung quanh thành phố, hình thành không gian kinh tế thống nhất, gắn kết trên quy mô vùng, từ đó tạo tiền đề cho quá trình tăng tốc và phát triển có chất lượng không chỉ của Hà Nội mà còn của cả vùng

Triển khai tuyến xe điện thí điểm Nhổn – Kim Mã – Ga Hà Nội và phối hợp với Bộ Giao Thông Vận Tải để triển khai các tuyến đường sắt ( Ngọc Hồi Yên Viên, Hà Nội – Hà Đông) phấn đấu đưa vào khai thác vận hành 8 tuyến vào năm

2020 Tiếp tục cải tạo, hoàn chỉnh hệ thống đường sắt quốc gia chạy xuyên qua Hà Nội

Xây dựng mới tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại

Xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – Hòa Lạc chiều dài 30km

Phát triển đường hàng không, mở rộng các tuyến bay trong nước và quốc tế.

Mở rộng và hoàn chỉnh đưa sân bay Nội Bài thành sân bay quốc tế với 20 triệu hành khách/ năm và hơn 80.000 tấn hàng hóa/ năm vào năm 2020

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp các sân bay còn lại với các mục đích khác nhau: sân bay Miếu Môn dự bị cho sân bay Nội Bài, sân bay Gia Lâm là sân bay nội địa, sân bay Bạch Mai ( là sân bay chuyên dung cho quân sự)

2.2 Cấp, thoát nước Đầu tư các dự án phát triển nguồn nước: Nâng công suất nhà máy nước Nam Dư, Gia Lâm lên 60.000m3/ngđ, nhà máy nước ngầm Thượng Cát 60.000m3/ngđ, nhà máy nước mặt Sông Hồng 150.000m3/ngđ…Tiếp nhận và phân phối nguồn nước từ nhà máy nước mặt Sông Đà Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển nguồn

Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước cho các khu vực đạt tỷ lệ 100% dân số nội thành được cung cấp nước sạch với tiêu chuẩn 170 lít/người/ngày Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác kinh doanh cung cấp nước sạch Tiếp tục thực hiện chương trình giảm thất thoát nước sạch xuống còn 2020 Đầu tư cải tạo duy trì các song, mương thoát nước, các hồ điều hòa, các trạm bơm thoát nước, cải tạo, lắp đặt mới hệ thống cống thoát nước cho các khu vực còn thiếu và yếu trong thành phố như quận Long Biên và quận Hoàng Mai và các huyện mới sát nhập thuộc tỉnh Hà Tây cũ Đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung cho từng khu vực vào giai đoạn 2010 – 2015 Đảm bảo các nguông nước thải được xử lý 70-80% trước khi đổ vào các sông, trong đó xử lý nước thải đô thị đạt 20-25%, xử lý nước thải bệnh viện và công nghiệp hiện đại đạt 50-60% vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020 Đối với các khu vực phía bắc sông Hồng của thủ đô Hà Nội và các đô thị mới trong vùng cần tiến hành xây dựng đồng bộ mạng lưới thoát nước, và các công trình xử lý nước thải

Quy hoạch, xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải công nghiệp, đô thị hợp lý, đảm bảo khoảng cách phù hợp với các khu dân cư tập trung nhằm phòng chống ô nhiễm các nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước Nghiên cứu xây dựng khu xử lý nước thải cấp vùng

2.3 Hệ thống điện Ưu tiên phát triển mạng lưới điện đến các đô thị mới, các khu công nghiệp, khu du lịch Trong giai đoạn tới đẩy mạnh thực hiện hạ ngầm hệ thống điện khu vực đô thị Đến năm 2020 dự kiến xây dựng mới 4 trạm biến áp ( gồm Sóc Sơn, Tây Hà Nội, Phố Nối, Đông Anh) và tăng công suất trạm Thường Tín

Cải tạo, tăng cường chiếu sáng đường phố, quảng trường, chiếu sáng khu công

Những giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các

1.1 Cần thống nhất quan điểm về khu công nghiệp

Các cấp các ngành cần thống nhất nhận thức khu công nghiệp là một dự án đầu tư dài hạn, quy mô lớn Từ khi có quyết định thành lập phải mất vài năm để đền bù giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng mới có điều kiện thu hút đầu tư, sau đó cũng phải mất nhiều năm mới lấp đầy được Chúng ta đã thành lập khu công nghiệp bây giờ là bước chuẩn bị cho mục tiêu 5-7 năm sau đó là việc phát triển có tính toán cho thời gian dài Đồng thời phải coi khu công nghiệp là một thể chế của nền kinh tế, một dạng đơn vị kinh tế đặc thù mà trong đó cần có các quy định riêng, nổi trội nhằm có tốc độ phát triển nhanh, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, thế mạnh của vùng lãnh thổ Sự đồng bộ trong nhận thức của lãnh đạo các cấp nhát là tỉnh và các

Sở, Ban hành liên quan trong quá trình vận hành của khu công nghiệp sẽ đảm bảo phát huy hiệu quả cao của khu công nghiệp vì nó trực tiếp liên quan đến lợi ích của ngành, của địa phương và của nền kinh tế Đồng thời khắc phục tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Không hỗ trợ lẫn nhau mà lại gây trở ngại trong quá trình xây dựng phát triển khu công nghiệp.

2.1.1 Hoàn thiện quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp thành phố Hà Nội

Quy hoạch là một bộ phận trong tổng thể công nghiệp của Thành phố và của cả nước, trong đó các ngành công nghiệp kết hợp theo nguyên tắc hợp quy hoạch ngành với vùng lãnh thổ Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng Còn quy hoạch cụ thể cho từng ngành nghề, loại hình khu công nghiệp trên từng địa bàn là vấn đề lớn, mất nhiều thời gian và công sức của các cấp, các ngành mà thành phố phải thực hiện

 Thành lập các khu công nghiệp chuyên ngành

Phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô, các trung tâm công nghiệp lớn có thể khuyến khích thành lập những khu công nghiệp chuyên ngành tại các khu công nghiệp đã và đang hoạt động thành các khu công nghiệp may, công nghiệp chế biến thủy sản…vừa tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các khu công nghiệp, vừa phát triển tốt các loại hình dịch vụ chuyên ngành

 Tất cả các doanh nghiệp sản xuất phải ở trong khu công nghiệp

Một tình trạng phổ biến gần đây, đó là do cạnh tranh thu hút đầu tư nên mỗi địa phương giành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư để lôi kéo họ về địa phương mình, trong đó dĩ nhiên có ưu đãi về mặt bằng Các nhà đầu tư do đó có cơ hội kiếm được mặt bằng ở những vị trí tốt, gần trung tâm Kết quả là các nhà máy vẫn mọc ở các vùng ven đô nhưng lại ở ngoài khu công nghiệp và đôi khi ở ngoài cả quy hoạch chung Thực tế Hà Nội từ vài ba năm nay đã xuất hiện rất nhiều dự án được hình thành theo cách này. Để giải quyết được các vấn đề này, trước hết thành phố và chính quyền ở các địa phương có khu công nghiệp cần chỉ đạo theo hướng đưa tát cả các doanh nghiệp sản xuát vào khu công nghiệp, trừ các doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng ở nơi gần nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp đặc biệt không thể đưa vào các khu công nghiệp Như vậy sẽ vừa đúng quy hoạch, đảm bảo môi trường, vừa tránh được thực trạng hiện nay là nhà máy nằm giữa các khu dân cư Việc đưa các doanh nghiệp vào khu công nghiệp cũng giúp các địa phương không phải bỏ ngân sách ra giải phóng mặt bằng cho các khu đất độc lập Điều này có nghĩa là các công ty phát triển khu công nghiệp sẽ không còn phải đi thuê lại của nhà nước, rồi lại phải làm việc tự mình tiến hành giải tỏa đền bù trên diện tích mình đã thuê

 Quy hoạch hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp Đặc biệt, một khu công nghiệp không thể tách rời các công trình hạ tầng dịch vụ phụ trợ ngoài hàng rào, và chắc chắn không chỉ đơn giản khoanh một khu đất lại rồi xây dựng hạ tầng trong khu này là có thể thành ngay một khu công nghiệp được Do đó cần chú ý đến vấn đề quy hoạch hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp

2.1.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

 Huy động và sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn Yêu cầu chung là huy động và sử dụng đúng mục tiêu, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố

Về nguồn vốn ngân sách: Ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho các dự án lớn, bố trí nguồn vốn ngân sách kết hợp nguồn tín dụng cho các công trình như: khu thương mại, công viên, chợ, siêu thị, các cụm dịch vụ du lịch và một số công trình khác vì các công trình này sau khi hoạt động sẽ thu tiền hoàn trả vốn vay, vốn ngân sách chỉ đảm bảo một phần

Tăng cường công tác thu ngân sách dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.Muốn vậy phải nắm chắc hộ kinh doanh, các khách sạn, nhà nghỉ, các nhà máy, khu

 Tăng cường thu hút nguồn vốn từ quỹ đất

Nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất chủ yếu dung để xây dựng hạ tầng đô thị. Trong thời gian qua, thành phố đã cố gắng khai thác quỹ đất để tạo vốn đầu tư các công trình hạ tầng Nhưng nguồn quỹ đất hạn hẹp do đó trong tương lai cần có chính sách hấp dẫn để tăng cường vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Áp dụng giá đất thấp trong khung đất theo nghị định 87 chính phủ, riêng đất khu công nghiệp thì áp dụng giá thấp nhất để thu hút đầu tư

Miễn, giảm thuế một thời gian hoặc cho nợ tiền thuế đối với một số doanh nghiệp có triển vọng mang lại lợi ích xã hội cao, tạo nhiều công ăn việc làm

Đổi đất lấy công trình trên cơ sở ghi thu chi theo giá nhà nước quy định

Cho thuê đất sử dụng lâu dài, nộp ngân sách phần thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở những công trình đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội như: tạo được nhiều việc làm, thu ngân sách khá Cần hạn chế hình thức thuê đất đối với các dự án không thiết thực để giao đất, chưa tạo được niềm tin sẽ mang lại phúc lợi xã hội cao cho vùng được đầu tư

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo nhanh gọn, giải tỏa mặt bằng giao đất nhanh chóng để thu hút các đơn vị cá nhân nộp tiền đất vì đây là nguồn thu cơ bản để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Cần xây dựng các trục đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật sau đó mới đấu giá đất hoặc giao đất để tăng giá trị cấp quyền sử dụng đất nhằm có kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

 Tăng cường thu hút vốn trong dân

Ngày đăng: 27/05/2023, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w