1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thu hoạch triết học mác lênin đề tài kiến trúc của dinh độc lập

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến trúc của Dinh Độc Lập
Tác giả Lê Nguyễn Anh Khoa
Người hướng dẫn Nguyễn Dạ Thu
Trường học Trường Đại học Hoa Sen
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Danh mục hình ảnhHình 1 Cung điện Norodom thời Pháp...5 Hình 2 Sơ đồ tổng thể của Dinh Độc Lập..... Dinh Độc Lập là một trong số những di tích lịch sử quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đố

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

Bài thu hoạch

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Học kỳ: 2134

Đề tài: Kiến trúc của Dinh Độc Lập

Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Anh Khoa MSSV: 22118680

Lớp: DC140DV01 – 0200 Giảng viên: Nguyễn Dạ Thu  Năm học: 2022-2023

Trang 2

Mục lục

Danh mục hình ảnh 2

Lời cảm ơn 3

Lý do chọn đề tài 4

1 Tổng quan về Dinh Độc Lập: 5

1.1 Quá trình hình thành: 5

1.2 Kiến trúc: 6

1.2.1 Vị trí địa lý và tổng thể khuôn viên: 6

1.2.2 Kiến trúc bên ngoài: 7

1.2.3 Kiến trúc bên trong: 8

2 Ý kiến cá nhân: 13

3 Liên hệ môn học: 13

Trích dẫn tư liệu 14

Trang 3

Danh mục hình ảnh

Hình 1 Cung điện Norodom thời Pháp 5

Hình 2 Sơ đồ tổng thể của Dinh Độc Lập 6

Hình 3 Kiến trúc bên ngoài Dinh Độc Lập 8

Hình 4 Hành lang bên trong Dinh 9

Hình 5 Tầng trệt 10

Hình 6 Tầng một 10

Hình 7 Tầng hai 10

Hình 8 Nơi đáp trực thăng và chỗ bị ném bom 11

Hình 9 Tầng hầm 12

Trang 4

Lời cảm ơn

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Hoa Sen đã cho em trải nghiệm và học hỏi qua môn Triết học Mác - Lênin Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Nguyễn Dạ Thu đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thu hoạch khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét

và góp ý để bài thu hoạch của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!”

Trang 5

Lý do chọn đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch, không chỉ bởi

vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và mới mẻ của thời đại mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử cổ truyền của dân tộc, một thời vang bóng hào hùng, thiêng liêng của dân tộc Có

 bề dày lịch sử hơn 300 năm đã trải qua nhiều thăng trầm, hào hùng cùng đất nước Dinh Độc Lập là một trong số những di tích lịch sử quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với sự  phát triển của thành phố Dinh Độc Lập không chỉ nổi tiếng nhờ giá trị lịch sử mà nó mang lại mà nó còn nổi tiếng nhờ kiến trúc độc đáo, hấp dẫn của nó Vì thế em muốn tìm hiểu sâu hơn và viết về kiến trúc của Dinh Độc Lập

Trang 6

1 Tổng quan về Dinh Độc Lập:

1.1 Quá trình hình thành:

Trước đây, khu đất ở cuối phía tây của Đại lộ Lê Duẩn nằm trong tòa nhà này

là nơi có Cung điện của Chính phủ Pháp, còn được gọi là Cung điện Norodom Công trình được xây dựng từ năm 1868 đến 1873 Cung điện ban đầu được xây dựng bởi người Pháp Georges l’Hermitte Đây là kiến trúc sư được đào tạo nghệ thuật Beaux đầu tiên làm việc tại Đông Dương

Hình 1 Cung điện Norodom thời Pháp

Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève và rút quân khỏi Việt Nam Đất nước tạm thời bị chia cắt ở vĩ tuyến 17 Ngày

7-9-1954, dinh Norodom được đại diện chính phủ Pháp bàn giao cho đại diện chính quyền Ngô Đình Diệm Ngày 8-9-1954, Ngô Đình Diệm đổi tên dinh  Norodom thành dinh Độc Lập Từ đó, dinh Độc Lập trở thành nơi ở và làm việc của gia đình Ngô Đình Diệm

 Năm 1962, dinh bị phá hủy trong cuộc không kích của phe đảo chính Mục đích nhằm lật đổ chính quyền miền Nam Sau đó, một dinh Độc Lập mới được dựng rộng khoảng 12 ha ở trung tâm Sài Gòn Dinh mới được xây dựng theo

đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ Là người đầu tiên đoạt giải Khôi

Trang 7

nguyên La Mã – một giải thưởng kiến trúc danh giá ở châu Âu Kiến trúc sư  Ngô Viết Thụ đã kết hợp khéo léo và tính tế hai phong cách kiến trúc Một là hiện đại phương Tây, hai là những giá trị truyền thống Á Đông được lồng ghép hài hòa

1.2 Kiến trúc:

1.2.1 Vị trí địa lý và tổng thể khuôn viên:

Dinh có diện tích 120.000m² (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính, đó là:

- Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)

- Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)

- Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)

- Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh)

Hình 2 Sơ đồ tổng thể của Dinh Độc Lập

Phía trước và sau lưng Dinh là hai công viên cây xanh và các hồ nước nhân tạo, nhằm mục đích điều hoà không khí Vào những năm đầu thập niên 1960, đây là công trình đầu tiên xây dựng theo lối kiến trúc xanh Sân trước Dinh Độc Lập là một thảm cỏ hình oval có đường kính lên tới

Trang 8

có hồ sen và súng hình bán nguyện chạy dọc theo chiều ngang của đại sảnh, ngụ ý liên tưởng đến cảnh chùa của Việt Nam

Khuôn viên Dinh Độc Lập hầu như được phủ kín bởi những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ rợp bóng, vườn cây cảnh quý Xa xa, trên gò đất cao ở góc trái Dinh còn có một nhà chòi bát giác với không gian mở, dùng làm nơi thư giãn Ngoài ra, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà bát giác đường kính 4m, xây trên một gò đất cao, xung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn

1.2.2 Kiến trúc bên ngoài:

Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966 Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt

từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT (吉  ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU (口  ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận Hình chữ KHẨU (口  ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG (中  ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ  phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM (三  ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG (王  ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ (主  ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3

Trang 9

kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG (興  ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi

Hình 3 Kiến trúc bên ngoài Dinh Độc Lập

1.2.3 Kiến trúc bên trong:

Hơn 100 căn phòng ở Dinh Độc Lập được trang trí theo những phong cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ còn tạo nên vẻ đẹp thanh tao, nhã nhặn cho Dinh Độc Lập thông qua các  bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc dọc hành lang tầng hai  Những bức rèm này còn có tác dụng chống nắng hướng Tây, đón nắng nắng hướng Bắc, chắn gió, và che chắn kín đáo Ngoài ra, các đường nét kiến trúc bên trong Dinh đều sổ ngay thẳng, bằng phẳng, để gợi nhắc về

sự “quang minh chính đại”

Trang 10

Hình 4 Hành lang bên trong Dinh

Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m², cao 26m, nằm

ở vị trí trung tâm của khu đất Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Tổng diện tích sử dụng là 20.000m² chia làm 95  phòng Mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí  phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng Bao gồm: Tầng hầm, tầng trệt, 3 tầng chính, 2 gác lửng và 1 sân thượng Công trình có các  phân khu như sau Khu làm việc của tổng thống và chính quyền, khu ở của gia đình tổng thống Khu vực phụ trợ cùng hệ thống hầm trú ẩn có thể chịu được trọng pháo và bom hạng nặng Công trình ứng dụng nhiều loại vật liệu, công nghệ hiện đại thời bấy giờ Như là thang máy, kính cường lực khổ lớn và các hệ thống thông gió, điều hòa không khí Cùng với hệ thống phòng cháy chữa cháy và phương tiện thông tin liên lạc tối tân Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan

Tầng trệt gồm có nhà bếp nơi phục vụ các tiệc chiêu đãi trọng thể trong Dinh và phòng tập bắn

Trang 11

Hình 5 Tầng trệt 

Tầng một có phòng đại yến nơi tổ chức các buổi tiệc chiêu đãi khách với sức chứa hơn 100 người, phòng nội cát nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các Việt Nam Cộng Hòa Ngay lối vào có cầu thang tráng lệ dẫn lên tầng hai

Hình 6 Tầng một 

Tầng hai là các phòng họp để tổng thống, phó tổng thống tiếp khách, họp bàn để ký các hiệp định liên quan đến chiến tranh Đồng thời cũng

là nơi sinh hoạt của gia đình tổng thống và là nơi làm việc của ông

Hình 7 Tầng hai 

Trang 12

Tầng thượng là nơi đáp trực thăng, luôn có một chiếc trực thăng UH1 sẵn sàng cất cánh để phục vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Tại nơi đây cũng là nơi ném bom thành công vào ngày 8/4/1975 của phi công  Nguyễn Thành Trung, hai khoanh tròn đỏ cũng như mảnh bom được ghi nhận lại

Hình 8 Nơi đáp trực thăng và chỗ bị ném bom

Tầng hầm do kỹ sư Phan Văn Điền thiết kế, hầm ài 72,5m, rộng 0,8 – 22,5m, sâu 0,6 – 2,5m Các phòng được thông với nhau bằng lối nhỏ đúc bê tông, tường bọc thép và được trang bị hệ thống thông gió Được chia làm hai khu vực, khu vực 1 có sức chịu bom 500kg, là trung tâm điều hành, gồm ban tham mưu, đài phát thanh, giải mã, truyền tin, Khu vực 2 là hầm trú ẩn, sức chịu bom 2000kg Trong trường hợp khẩn cấp, Tổng thống xuống đây bằng thang bộ nối từ phòng làm việc ở tầng hai

Trang 13

Hình 9 Tầng hầm

Đặc biệt, Cung điện vẫn giữ được nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị Phòng tiệc giữ một bức tranh sơn dầu mô tả phong cảnh của đất nước Việt Nam Đây là tác phẩm mà kiến trúc sư Ngô Việt Thu đã hoàn thành vào năm 1966 Bức tranh màu nước “Việt quốc” trong phòng tiếp tân của họa sĩ Nội Nội và bức tranh “Bình Ngô Đại Cao” của Nguyễn Văn  Nghệ sĩ Minh miêu tả nền hòa bình của đất nước vào thế kỷ 15. 

Công trình kiến trúc hiện đang lưu giữ 2 bức tranh sơn mài quý giá Đó

là tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí theo chủ đề “Hoa sen” và “Ke cuc” (hoa cúc) Hàng chục bình gốm cổ của Trung Quốc từ thời Minh – Thanh được trang trí với nhiều chủ đề đa dạng cũng được tìm thấy ở đây

Bên cạnh đó, không gian triển lãm ngoài trời được trưng bày là chiếc xe tăng 843 mà trước đây đã dẫn đầu cuộc tấn công cuối cùng qua cổng cung điện vào lúc 11 giờ 30 sáng Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Chiếc máy bay chiến đấu F5E mà Trung úy Nguyễn Thanh Trung đã ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 8 tháng 4 năm 1975 Hai hiện vật góp phần  biến cung điện trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với khách du lịch nhờ các yếu tố lịch sử của chúng

Trang 14

2 Ý kiến cá nhân:

Dinh Độc Lập là nơi ghi dấu ấn sâu đậm cho ngày miền Nam hoàn toàn được giải  phóng, thống nhất đất nước, là hình ảnh lịch sử sâu đậm nhất, vẻ vang nhất trong lịch sử giải phóng dân tộc thống nhất đất nước Là nơi để tưởng nhớ sự hi sinh, nơi lưu trữ những giá trị giáo dục để truyền lại cho các thế hệ sau

Theo em, muốn dựng nên được một công trình kỳ công như vậy thì người kiến trúc sư phải thật rất tài giỏi Vì nó kết hợp rất nhiều yếu tố: công năng, vật chất –

kỹ thuật, nghệ thuật Các yếu tố được liên kết chặt chẽ với nhau thì mới nổi bật được nên cái công trình đó Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã cho ta thấy việc xây dựng một công trình đồ sộ và tầm cỡ như Dinh Độc Lập chứng tỏ người Việt Nam cực kỳ thông minh và sáng tạo

3 Liên hệ môn học:

Chúng ta đều biết, chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm triết học, kinh tế chính trị, xã hội, là học thuyết khoa học về sự phát triển lịch

sử tự nhiên của nhân loại Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin là một chuyển  biến cách mạng vĩ đại trong đời sống chính trị của nhân loại Là thế giới quan,  phương pháp luận khoa học về các quy luật của tự nhiên và xã hội, khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và xây dựng xã hội cộng sản

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn

 bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và trong đường lối của cách mạng Việt Nam

Tư tưởng đó thể hiện sự lựa chọn sáng suốt của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam, phù hợp với xu hướng của thời đại Trải qua thăng trầm lịch sử, Dinh Độc Lập không chỉ là một “chứng nhân” lịch sử Mà còn là biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước Đây là một bảo tàng kiến trúc tiêu  biểu, niềm tự hào của người dân Việt Nam

Trang 15

Trích dẫn tư liệu

1  Kiến trúc Dinh Độc Lập:https://dinhdoclap.gov.vn/di-tich/kien-truc-dinh/

2 Tìm hiểu về những nét tiêu biểu của kiến trúc Dinh Độc Lập:

https://trendviet.vn/kien-truc-dinh-doc-lap/

3  Dinh Độc Lập – Biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử sâu đậm của dân tộc ta:

https://wpg.com.vn/dinh-doc-lap-bieu-tuong-mang-y-nghia-lich-su-sau-dam-cua-dan-toc-ta/#:~:text=Dinh%20%C4%90%E1%BB%99c%20L%E1%BA%ADp

%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20thi%E1%BA%BFt,l%C3%A0%20t

Ngày đăng: 27/05/2023, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w