Phòng Khánh tiết, có sức chứa 500 người, để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, ra mắt nội các.. Phòng nội các, nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các Việt Nam Cộng hò
Trang 3Đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Trang 4Công trình này được xây dựng trên một diện tích rộng 12
ha Dinh có diện tích sử dụng 4500 mét vuông, gồm 1 tầng hầm, 3 tầng chính, 2 tầng lửng, 1 sân thượng và lầu nghỉ mát gọi là lầu Tứ Phương
Sân thượng
Trang 5Dinh có khoảng 100 phòng, mỗi phòng có cách bài trí riêng theo nội dung từng phòng.
Trang 6Lối lên xuống trải thảm nhưng không được sử dụng giữa tòa nhà Dinh Độc Lập
Trang 8Phòng Khánh tiết, có sức chứa 500 người, để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, ra mắt nội các Tháng 11/1975, tại đây diễn ra Hội nghị Hiệp thương chính trị bàn các vấn đề thống nhất hai miền Nam Bắc.
Trang 9Phòng nội các, nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các
Việt Nam Cộng hòa
Trang 10Phòng khách của Tổng thống gồm hai phòng thông nhau.
Trang 11Phòng trình quốc thư Năm 1975 có nhiều nước đặt Đại sứ quán tại Sài Gòn Các Đại sứ đến đây trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống Nội thất căn phòng nổi bật với bức tranh "Bình Ngô đại cáo" gồm 40 miếng nhỏ ghép lại miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ 15.
Trang 12Bàn làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở lầu 1 Phía sau là bức tranh phong cảnh bờ biển Phan Rang, Ninh Thuận, quê hương ông Thiệu.
Trang 13Phòng Đại yến, nơi tổ chức các cuộc chiêu đãi với sức chứa hơn 100 khách Ngày 31/10 năm 1967, nơi đây diễn ra bữa tiệc nhân lễ nhậm chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ
Trang 15Khuôn viên tầng 2 dinh Thống Nhất là nơi dành riêng cho gia đình Tổng thống
sinh hoạt
Trang 16Phòng ngủ của tổng thống
Trang 18Phòng thư giãn dành cho gia đình Tổng thống và các tướng lĩnh
Trang 21Lối xuống tầng hầm
Trang 22Vách nền đường hầm đều được bọc thép
Trang 23Phòng trực chiến của tổng thống
Trang 24Ở tầng hầm có đầy đủ các phòng truyền tin, phòng in ấn… Bảo đảm việc phát
mệnh lệnh của Tổng thống ra bên ngoài
Trang 25Phòng thông tin liên lạc
Trang 26Xe Mercedes Benz 200 W110 biển số VN-13-78 của Đức được sản xuất vào thập kỷ 1960 là một trong những chiếc xe mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dùng để di chuyển
Trang 27Chiếc xe Jeep M152A2, đây là phiên bản của chiếc Jeep đã đưa Tổng thống Dương Văn Minh sang Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính quyền cách mạng trưa 30/4/1975.
Trang 28Khu vực trưng bày các bức ảnh và vật dụng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những tư liệu lịch sử về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Trang 29Khu vực trưng bày các bức ảnh và vật dụng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những tư liệu lịch sử về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Trang 30Lá cờ, con dấu và huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ mà bộ đội ta thu
được trong Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975
Trang 31Khẩu AK của đơn vị tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 cũng được
trưng bày tại đây
Trang 32Mũ của trung úy Bùi Quang Thận, người đã cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc
11h30' ngày 30/4/1975
Trang 33Phòng ăn với buồng kính, trải thảm sang trọng, sạch sẽ.
Trang 34Bếp bên trong Dinh Đây là nơi nấu ăn phục vụ các buổi tiệc chiêu đãi trọng thể, được trang bị hiện đại như bếp của khách sạn 5 sao thời bấy giờ Các thiết bị đều được làm bằng inox, sản xuất tại Nhật 1966, sử dụng gas và điện, có kho lạnh riêng biệt để bảo quản thức ăn, có hệ thống hút khí và thang máy vận chuyển 100kg lên các tầng trên.
Trang 35Rạp xem phim với sức chứa 50 khán giả.
Trang 36Khu vực đặt máy chiếu phim.
Trang 37Trên sân thượng vẫn còn một chiếc trực thăng UH1 Đây là loại máy bay chiến đấu do hãng Bell (Mỹ) chế tạo, trang bị cho Mỹ năm 1959 và sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962 Hai khoanh tròn đỏ cũng như mảnh bom còn sót lại ghi nhớ vụ ném bom ngày 8/4/1975 của phi công Nguyễn Thành Trung.
Trang 38Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54 mang số hiệu 843 của Quân giải phóng miền Nam đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập
Trang 39Tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh
Trang 40Ngày 8/4/1975, Trung úy Nguyễn Thành Trung, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động bí mật trong Không lực Việt Nam Cộng hòa đã lái chiếc máy bay chiến đấu F5E cùng loại máy bay này ném bom Dinh Độc Lập
Trang 42Nhóm chúng em đã tham quan và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, là minh chứng cho những trang sử hào hùng của dân tộc.
Lá cờ Việt Nam bay phất phới trên nóc Dinh tượng trưng cho hòa bình, độc lập của dân tộc, đồng thời nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta, giành lại tự do cho đất nước.
Là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa, có giá trị lớn trong ngành du lịch và dịch vụ.
=> Có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam.