Untitled ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CUNG CẦU VỀ MỘT LOẠI SẢN PHẨM, TRÊN CƠ SỞ ĐÓ KHẲNG ĐỊNH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG Giảng viên[.]
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CUNG CẦU VỀ MỘT LOẠI SẢN PHẨM, TRÊN CƠ SỞ ĐÓ KHẲNG ĐỊNH TIỀM NĂNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm Sociu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Kinh tế –Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã đưa môn học Kinh tế vi mô vào chương trình giảng dạy.Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn – Cô Yên đãdạy dỗ một cách tâm huyết để truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong thờigian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của cô, em đã trau dồi cho bảnthân được nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập nghiêm túc và hiệu quả Đây chắcchắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là nguyên liệu để em vun vén, xây dựngcho những mầm non tương lai sau này
Bộ môn Kinh tế vi mô là môn học thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cungcấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng, giúp sinh viên có thể ứng dụng vào thực tế Tuy nhiên,
do khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn hẹp, kiến thức chưa sâu rộng, bản thân đã cốgắng hết sức nhưng chắc chắn bài Tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
cô xem xét và góp ý để bài Tiểu luận của em được hoàn thiện và tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Ký tên
Nhóm sociu
Trang 3MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 4
I Lý do chọn đề tài 4
II Mục tiêu nghiên cứu 5
III Đối tượng và phạm vi nghiên cúu 5
IV Phương pháp nghiên cứu 5
V Bố cục đề tài 5
B NỘI DUNG 5
Phần 1: Cung hàng hóa 6
I Khái niệm 6
II Quy luật cung 6
III Áp dụng quy luật cung vào gạo 6
1 Tổng quan về tình hình nguồn cung lúa gạo tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 6
1.1 Điều kiện nguồn cung 6
1.2 Sự biến động của cung lúa 7
1.3 Nguyên nhân dẫn đến sự biến động 10
Phần 2: Cầu hàng hóa 13
I Khái niệm: 13
II Quy luật cầu 13
III Áp dụng quy luật cầu về gạo 13
1 Tổng quan về tình hình cầu gạo tại Việt Nam giai đoạn 2017-2021 13
1.1 Điều kiện nguồn cầu 13
1.2 Sự biến động cầu lúa gạo 14
1.3 Nguyên nhân biến động 16
Phần 3: Phân tích sự thay đổi giá cả hàng hóa – gạo 17
I Diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới 17
1 Diễn biến giá 17
2 Nguyên nhân 18
3 Diễn biến giá gạo trên thị trường Việt Nam 19
3.1 Diễn biến giá 19
3.2 Nguyên nhân 21
Trang 4C KẾT LUẬN TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 22
I Tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung và gạo nói riêng 22
II Tiềm năng xuất khẩu gạo trong năm 2022 22
D.TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 5A.MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt
và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủyếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nôngnghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi,
sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản
Trong bối cảnh phải chịu sự tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, thiên tai vàcơn đại dịch toàn cầu COVID – 19, một lần nữa ngành nông nghiệp đã chứng minhđược vai trò then chốt của mình khi không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà tổng giátrị hàng hóa xuất khẩu dự kiến đạt tới 41,25 tỷ USD trong năm 2020, cao nhất từ trước
từ trước đến nay Qua đó giúp Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩunông sản dẫn đầu Châu Á Đồng thời vượt qua khó khăn, thách thức đó ngành nôngnghiệp đã góp phần quan trọng giúp tăng độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 2,65% -đây là chỉ tiêu chung đánh giá sự phát triển rất tốt của toàn ngành
Đặc biệt, góp phần rất quan trọng trong nền phát triển nông nghiệp và nông thôn ViệtNam, không thể không nhắc đến sản xuất kinh doanh lúa gạo Nó đóng góp cho đảmbảo an ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng đến đời sống của số đông nông dân, ansinh và ổn định xã hội và là ngành có lợi thế về điều kiện sinh thái gắn với các giá trịvăn hóa và di sản của nền văn minh lúa nước lâu đời
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành lúa gạo đang đứng trước các thử thách do hiệu quảthấp, thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và do tác động của biến đổi khíhậu, đặc biệt ở những vùng xuất lúa trọng điểm Để vượt qua thử thách, phát huy lợithế, giữ vững vị trí quan trọng của lĩnh vực trồng trọt, ngành lúa gạo cần được tiếp tụctái cơ cấu đến năm 2025 và 2030 nhằm đáp ứng những yêu cầu mới cho sự phát triểncao hơn và bền vững hơn, ngày 26/01/2021 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đãban hành Quyết định số 555/QĐ-BNN-TT Phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạoViệt Nam đến năm 2025 và 2030”
Câu nói của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, contrai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (nguyên Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương):
“Phải đo độ bền vững của quốc gia bằng nông nghiệp” (đăng tải trên Báo Nông nghiệpViệt Nam) Ở đây có nghĩa nông nghiệp không chỉ là trụ đỡ đơn thuần mà là thước đocho sự bền vững của nền kinh tế, dù đóng góp vào GDP của nó không cao
Trang 6Và người chịu thiệt to lớn nhất ở đây chinh là những người nông dân lao động ngàyđêm, quanh năm vất vả để gieo, trồng, chăm sóc nền nông nghiệp, vừa để kiếm bát ăn,vừa để góp phần xây dựng phát triển nền nông nghiệp nước nhà
Là người Việt Nam, đã và đang thưởng thức những sản phẩm từ lúa gạo của người nôngdân quê mình, chịu ‘một nắng hai sương’ để làm ra từng bát cơm, chúng em thấu hiểuđiều này, mong ước được chính phủ quan tâm, có chính sách trợ giá cho nông sản họ
làm ra Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ cung cầu về
gạo, trên cơ sở đó khẳng định tiềm năng phát triển thị trường”
II Mục tiêu nghiên cứu
Nằm trong bộ môn nghiên cứu kinh tế vi mô, với đề tài nghiên cứu là chính sách giátrần và giá sàn của nhà nước đối với giá nông sản hiện nay Chúng ta cùng đi sâu vàonghiên cứu, tìm hiểu để hiểu sâu hơn các chính sách của nhà nước hiện nay với nôngdân Hơn nữa, điều này còn giúp sinh viên hiểu và biết cách vận dụng quy luật giá trần,giá sàn trong tính toán vi mô cũng như cung cấp những kiến thức giúp sinh viên vậndụng vào công việc nghiên cứu kinh tế sau này
III Đối tượng và phạm vi nghiên cúu
Hiểu hơn về các chính sách của nhà nước đối với người nông dân để trợ giá, cân nhắc
và điều chỉnh lượng nông sản, bao gồm lượng nông sản tạo ra và thu mua Qua đó, giảmthiểu được sự rủi ro nông dân, cũng như thương gia và tạo ra được nhiều lợi nhuận
IV Phương pháp nghiên cứu
- Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhậnxét đánh giá
- Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích
Trang 7Phần 1: Cung hàng hóa
I Khái niệm
Cung của một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó là tổng số lượng sản phẩm hay dịch vụ
đó mà các nhà cung cấp hay chủ thể kinh tế đưa ra để bán trên thị trường và ở các mứcgiá khác nhau tại một khoảng thời gian nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năngsản xuất và chi phí sản xuất xác định, bao gồm cả hàng hóa đã bán và hàng hóa chưabán được Chúng phụ thuộc vào các yếu tố như: giá, công nghệ, giá cả của các yếu tốđầu vào, số lượng các nhà sản xuất, chính sách thuế, cũng như các kỳ vọng của nhà sảnxuất đối với thị trường
II Quy luật cung
Cung hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả Nếu giá tăng và các yếu
tố khác không đổi, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn và ngược lại
Ta có thể tóm tắt như sau:
P QS
P QS
III Áp dụng quy luật cung vào gạo
1 Tổng quan về tình hình nguồn cung lúa gạo tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021
1.1 Điều kiện nguồn cung
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam Và đồng thờicũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước Là một đất nướcnông nghiệp với truyền thống trồng lúa, Việt Nam từ năm 1989 sản xuất lúa gạo khôngnhững đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài Trongnăm thương mại 2020/2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.Với những lợi thế trong sản xuất lúa gạo như:
Truyền thống lúa gạo là một thế mạnh Với lịch sử sản xuất lúa Việt Nam đã trải quahơn 4000 năm, nên chúng ta có thể tích tụ được các phương pháp sản xuất có hiệu quả,kinh nghiệm gieo cấy, chăm sóc, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển đảm bảo đượcnăng suất tối đa
Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành những vùng lúa tập trung chủ yếu chuyênsản xuất gạo bao gồm cả hai khu vực chính là ĐB sông Hồng và ĐBSCL Mỗi vùngthích hợp với những loại giống lúa khác nhau
Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa
Trang 8Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất vàthóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu, vụ ba.
Tuy nhiên, khi thống kê số liệu, chúng ta thống nhất có 3 vụ sản xuất lúa chính trongnăm ở Việt Nam, Vụ Đông Xuân (thời gian thu hoạch từ tháng 02 đến tháng 04) Điềukiện tự nhiên thuận lợi Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam rộng, phì nhiêu cao, chiphối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm
Việt Nam cũng có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho buôn bán và giao lưu quốc tếgiúp đẩy mạnh xuất khẩu gạo
Sự phát triển của khoa học công nghệ trong sản xuất máy móc, điều tiết nguồn nướccùng tạo ra các giống lúa mới với năng suất và chất lượng ngày càng tăng
1.2 Sự biến động của cung lúa
Là vụ chính có quy mô lớn nhất; Vụ Hè Thu (thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8) có quy
mô lớn thứ hai; Vụ mùa (thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12) có chất lượng lúa tốttương đương vụ Đông Xuân, nhưng có quy mô nhỏ nhất
Sau đây là biểu đồ năng suất và sản lượng lúa nước ta (do Tổng cục Thống kê cung cấp):
Bảng 1 : Năng suất và sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy sản xuất lúa gạo tại Việt Nam có một vài biến động tronggiai đoạn 2011 - 2020 Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng sản lượng ngành lúa gạo củaViệt Nam tăng mạnh từ 42.398,5 nghìn tấn trong năm 2011 lên 45.091 nghìn tấn trongnăm 2015 Tuy nhiên trong giai đoạn 2015- 2017, sản lượng và năng suất đột ngột giảmsâu vào năm 2016 và 2017 Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng sản lượng lúa gạocủa Việt Nam trong năm 2017 là 42.738,9 nghìn tấn, giảm 2.352,1 nghìn tấn so với
Trang 9cùng kỳ năm 2015 Sự sụt giảm này là do diện tích đất trồng lúa ở một số nơi tạiĐBSCL bị thu hẹp do thời tiết bất lợi dẫn tới giảm sản lượng lúa vụ hè thu Sau đó, sảnxuất lúa gạo có xu hướng phục hồi và tăng dần trong 3 năm tiếp theo
Theo số liệu bảng về sản lượng lúa gạo phân theo khu vực cho thấy, nhìn chung sản
lượng lúa cả nước giai đoạn 2011 – 2020 có xu hướng giảm nhẹ, năng suất có xu
hướng tăng, tuy nhiên lượng tăng, giảm không đồng đều qua các năm Xét theo địa
lý, ĐBSCL là khu vực có sản lượng lúa gạo lớn nhất nước ta, chiếm thị phần từ53,98%- 55,58% Tây Nguyên là nơi có lượng lúa, gạo ít nhất cả nước chỉ chiếm từ7.40% - 7.89% Xét trong cả giai đoạn 2011 - 2020, hầu hết tất cả các vùng đều có tốc
độ tăng trưởng trên 1%, ngoại trừ vùng Đồng bằng sông Hồng Tuy vậy, năng suất lúacủa vùng đồng bằng sông Hồng là cao nhất, đứng thứ hai là ĐBSCL, tiếp đến là BắcTrung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung du và miềnnúi phía Bắc
Nhìn chung có thể thấy xu hướng phát triển của ĐBSCL và cả nước có nhiều điểmgiống nhau cho thấy những biến động trong sản lượng lúa gạo của nước ta chủ yếu làđến từ vùng sản xuất ĐBSCL Kết quả này cho thấy, chú trọng nâng cao chất lượng lúa,sản lượng lúa ở vùng ĐBSCL cũng là một trong những phương án giúp Việt Nam giatăng sản lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
Như vậy, qua các số liệu thống kê cho thấy sản lượng lúa tăng mạnh rồi lại giảm dần, tuy nhiên năng suất lúa lại tăng dần thêm theo các năm Ngoài nguồn cung sản
xuất trong nước thì còn có một nguồn cung nhỏ từ việc nhập khẩu gạo từ các nước khácvào Nhưng do là một nguồn cung nhỏ nên chúng em không thể tìm được số liệu chínhxác của nó mà chỉ dự tính là mỗi năm nhập khẩu 0,07 triệu tấn vào nước ta
Phân tích chi tiết tình hình sản xuất lúa gạo 3 năm gần đây nhất:
Để hiểu sâu hơn tình hình cụ thể của thực trạng phát triển ngành lúa gạo Việt Nam,chúng ta có số liệu và các tác động trong 3 năm gần đây nhất như sau:
Trang 10Bảng 2 : Năng suất và sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021
Năm 2019: Kết quả sản xuất năm 2019 thấp hơn năm 2018 do thời tiết cả năm không
thuận lợi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa Vụ lúa hè thu năm 2019đạt kết quả sản xuất thấp hơn năm trước cả về diện tích, năng suất và sản lượng do thờitiết không thuận lợi, chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán lúa lại thấp nên nôngdân không đầu tư gieo trồng Kết quả sản xuất lúa năm 2019 trên biểu đồ xuất hiện xuhướng đi xuống do vụ thu đông lũ về chậm, vụ lúa mùa nắng nóng đầu vụ tại các địaphương phía Bắc và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ của Cà Mau làm diện tích gieo trồnggiảm mạnh nên sản lượng toàn vụ giảm
Năm 2020:
Sản lượng lúa năm 2020 giảm so với năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồngbởi tác động của hạn hán, xâm nhập mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ nhưng đánh dấu một năm sản xuất lúa thắnglợi với năng suất cao hơn năm trước ở tất cả các mùa vụ Sản lượng lúa giảm nhưng đápứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến và xuất khẩu
Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 74%
(cao hơn so với mức 50% của năm 2015) nhằm nâng cao giá trị “Thương hiệu gạo
Trang 11Việt” Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu đã góp phần nâng giá
gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020
Năm 2021: Tại bảng sau thống kê chi tiết tình hình sản xuất lúa gạo qua các mùa vụ.
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Sản lượng lúa năm 2021 tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020, đánh dấu một năm sản xuấtlúa thắng lợi với năng suất tăng ở tất cả các mùa vụ Sản lượng lúa đáp ứng nhu cầu tiêudùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ chế biến và xuất khẩu Có đượckết quả này là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và dochuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ hiệuquả Sản xuất lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao đểnâng cao giá trị “Thương hiệu hạt gạo Việt”, xuất khẩu gạo giảm về khối lượng nhưngtăng về giá trị
Với những số liệu khả quan trên trong 3 năm trở lại đây, chúng ta thấy rõ ràng so vớigiai đoạn 2011- 2018, các chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa như chính sách bình ổngiá và hỗ trợ người sản xuất, và các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nói chung như đầu
tư phát triển thủy lợi, tự do hóa thương mại, miễn giảm thủy lợi phí, khuyến nông, hỗtrợ nghiên cứu khoa học, cho vay tín dụng… đã tạo nên động lực đáng kể nhằm thúcđẩy sản xuất lúa và góp phần đưa năng suất lúa của Việt Nam không ngừng tăng lên
1.3 Nguyên nhân dẫn đến sự biến động
Xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay, mặc dù có những điểm mạnh nhưng ngành lúa gạocủa Việt Nam cũng có nhiều khó khăn và rào cản hạn trong việc phát triển ngành lúagạo như còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nhiều vùng canh tác còn lạc hậu, giá bán
Trang 12trên thị trường thế giới còn thấp Nguyên nhân dẫn đến sự biến động sản lượng lúa gạotheo các năm gồm những nhân tố chính sau đây:
Điều kiện tự nhiên: lúa gạo là một sản phẩm từ thiên nhiên nên các điều kiện tự nhiên
có những tác động đáng kể đến với năng suất và sản lượng của một nước đang pháttriển như nước ta
Ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình, đất đai: Vị trí địa lý của khu vực sản xuất lúagạo ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, chính vìvậy nó có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh cũng như tạo ra sự bất lợi cho một quốc gia,một địa phương hoặc một cơ sở sản xuất nào đó Việt Nam nằm ở vị trí kinh tế sôi độngbậc nhất thế giới nên vô cùng thuận tiện cho việc thương mại, trao đổi Cùng với Hiệpđịnh thương mại tự do châu Âu - Việt Nam và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP), năng lực xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đang ngàycàng nâng cao
Địa hình với các đặc trưng về độ cao, độ dốc hoặc là độ chia cắt sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến việc quy hoạch và phân bố các loại cây trồng vật nuôi cũng như khả năng mở rộngdiện tích đất trồng và thị trường tiêu thụ Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích sảnxuất ngành lúa gạo Với lợi thế hai đồng bằng lớn là ĐBSCL và ĐBSH có địa hình bằngphẳng vô cùng thích hợp canh tác cây lúa nước, Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển câylúa nước Tuy nhiên vì vị trí gần biển và thấp nên ĐBSCL thường xuyên phải chịu sựtàn phá của triều cường, nhiễm mặn gây ảnh hưởng lớn tới sản lượng
Yếu tố đất đai cũng góp phần tạo ra những lợi thế cho người nông dân trong sản xuấtngành lúa gạo, đặc biệt là đối với những khu vực có các loại đất đặc trưng tạo ra đượcnhững sản phẩm với hương vị đặc trưng riêng của vùng miền như nếp cái hoa vàng, gạothơm Điện Biên… Hiện nay, do sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và không cóchính sách khai thác đất hợp lý, đất đai tại Việt Nam đang ngày càng bị bạc màu, thiếuchất dinh dưỡng Từ đó khiến chất lượng, năng suất lúa giảm sút, gây ảnh hưởng tiêucực tới năng lực cạnh tranh của hạt gạo Việt
Điều kiện thời tiết: Chúng ta có thể nhìn thấy thời tiết tác động đến năng suất và sảnlượng lúa gạo lớn như thế nào qua sự sụt giảm bất thường gần 50% sản lượng và năngsuất năm 2016 và 2017 Đó là năm 2016 xảy ra nắng nóng và lũ về chậm, năm 2017nước ta phải chịu ảnh hưởng của thời tiết biến đổi bất thường, bão, mưa lớn gây ngậpúng, vỡ đê bao tại một số địa phương phía Bắc và hiện tượng lũ sớm ở Đồng bằng sôngCửu Long
Hầu như nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng suất trung bình của gạo nước ta Tại ĐBSCL, khu vực sản xuất chiếm mộtnửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến trễ đượccho là có thể làm giảm năng suất Bên cạnh đó, những năm gần đây Việt Nam thường