MỞ ĐẦU Chuyên đề thực tập GVHD TS Tạ Lợi Chuyên đề thực tập GVHD TS Tạ Lợi Chương I THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 ĐẦU NĂM 2012 1 Quá trình hình thà[.]
Tổng quan về công ty
Ngày 10 tháng 6 năm 2003 Công ty TNHH Á CHÂU được ông NGUYỄNVĂN THẬP sáng lập và là giám đốc công ,ban đầu công ty chỉ hoạt động kinh doanh một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ điển hình và thị trường nhỏ hẹp Để đáp ứng nhu cầu chung của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ngày 27 tháng 05 năm 2005 công ty CP XÂY DỰNG VÀXNK Á CHÂU ra đời
Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chúc của công ty CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ XNK ÁCHÂU không phức tạp lắm Cơ quan quyền lực nhất là Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết Đạ hội đồng cổ đông cử các thành viên vào Hội đồng quản trị và lập ra Ban kiểm soát để giám sát hoạt động chung của công ty.
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần công ty CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU) Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị cấp cao
Phó giám đốc sản xuất 1
Phòng hoạch kế đầu tư máy Nhà xuất cơ sản sở I
Phòng chức tổ hành chính
Nhà máy xuất sản cơ sở II
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng chính tài toán kế
* Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất tại công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền.
Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông:
- Thảo luận và quyết định kế hoạch phát triển dài hạn cả công ty, báo cáo tài chính quý , hàng năm, báo cáo của hội đồng quản trị, báo cáo của các kiểm toán viên.
Hội đồng quản trị của công ty gồm 5 thành viên, nhiệm kì 5 năm.
Hội đồng quản trị của công ty có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Xác định mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động trên cơ sở mục đích chiến lược do Đại hội đồng cổ đông quyết định và thông qua
- Quyết định kế hoạch ,chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty và Ngân sách hàng hàng năm.
- Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự của công ty
Ban kiểm soát là bộ phận độc lập với các phòng ban khác trong công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên Ban kiểm soát của công ty có quyền và những nghĩa vụ sau:
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng quản trị về chuyên môn, nghiệp vụ của mìnhvà tổ chức
- Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc điều hành, quản lý công ty ,cấp cao
- Kiểm tra tính trung thực, cẩn trọng, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
Giám đốc cấp cao là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty , có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ngành nghề kinh doanh và những quy định khác của Nhà nước.
* Phó giám đốc sản xuất
- Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ giúp Giám đốc lên kế hoạch sản xuất cho từng cơ sở sản xuất theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của công ty.
- Trực tiếp điều hành,kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất
*Phó giám đốc kinh doanh
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh trình giám đốc phê chuẩn,thông qua
- Chỉ đạo việc thực thi kế hoạch kinh doanh và có trách nhiệm đưa ra các giải pháp xúc tiến xuất khẩu quá trình tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường.
* Hệ thống các phòng ban trong công ty
Phòng kinh doanh có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh màPhó giám đốc đưa ra, , lập kế hoạch tiêu thụ trong từng tháng, quý năm và thực hiện các kế hoạch nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trong nước.
- Phòng tài chính kế toán:
Có trách nhiệm ghi chép, đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty đồng thời tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác quản lý.
- Phòng kế hoạch đầu tư:
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tính toán giá thành sản xuất theo từng tháng, quý, năm Lập kế hoạch và tổ chức cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng số lượng cũng như chất lượng các loại vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ tùng thiết bị theo kế hoạch sản xuất của công ty Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và theo dõi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, công tác sửa chữa nhỏ về thiết bị, nhà xưởng
Phòng xuất nhập khẩu thực hiện các công việc, nghiệp vụ xuất nhập khẩu để bán sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài, tổ chức tìm kiếm, khai thác thị trường
- Phòng tổ chức hành chính:
Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty đồng thời tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý.
Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ thực hiện các công việc xuất nhập khẩu để bán sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài, tổ chức tìm kiếm, khai thác thị trường các nước trên thế giới.Báo cáo kịp thời vấn đề gặp phải cho nhà quản trị cấp cao
- Phòng tổ chức hành chính:
Phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng các chính sách cho người lao động, quy chế của công ty Bố trí sắp xếp cán bộ, tuyển chọn và đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đặt ra , tổ chức thực hiện công tác hành chính như: thường trực công tác, thi đua khen thưởng, quản lý nhà ăn……
Các mặt hàng kinh doanh của công ty
Hiện nay công ty kinh doanh các loại mặt hàng sau :
+ Tranh sơn mài , hộp đựng trang sức , vật trang trí vv
+Hàng gỗ mỹ nghệ được trạm khảm hoa văn
+ Hàng cói , mây , dừa ,thảm với sự đa dạng về sản phẩm
Bên cạnh những mặt hàng chủ lực công ty tập trung vào các mặt hàng khác như đồ gỗ,nội thất
Bảng 1 : Danh mục các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cảu công
CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU
Sâ STT Danh mục Mã HS Mô tả hàng hóa
1 Tre, mây ,cói và lá cây
203.11 Các loại sản phẩm chiếu ,thảm mành bằng vặt liệu thực vật 203.12 Hàng mây tre,liễu và các mặt hàng khác làm từ vật liệu tiết biện ,hoặc từ các mặt hàng thuộc nhóm 203 và các sản phẩm từ cây họ mướp
203.13 Bằng vật liệu thực vật 203.14 Các loại mũ và các loại đồ đội đầu khác 203.15 Ghế bằng mây,song ,tre…
2 Đồ gốm ,sứ 204.11 Bộ đồ ăn bằng gốm sứ ,đồ gia dụng khác
204.12 Các loại tượng nhỏ và đồ trang trí bằng gốm sứ khác 204.13 Các sản phẩm khác bằng gốm sứ
3 Đồ gỗ 205.11 K Khung tranh ,khung ảnh ,khung gương bằng gỗ
205.12 B Bộ đồ ăn ,bộ đồ làm bếp bằng gỗ
206.11 C Các loại thảm ,rèm ,đồ trang trí 206.12 C Các loại tranh ảnh thêu ren thủ công
207.11 F Các loại tranh và đồ trang trí sơn mài
( nguồn :phòng sản xuất công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU )
Các mặt hàng kinh doanh chính của công ty là tập trung vào mặt hàng tre ,mây cói và lá cây Bởi đặc thù riêng của nhóm mặt hàng này là nguyên vậy liệu dễ kiếm chi phí sản xuất khá rẻ và có tính thẩm mỹ khá cao.
Nhưng để đáp ứng được yêu cầu của thị trường mà đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ và Eu thì các sản phẩm của Á CHÂU phải đạt được tiêu chuẩn nhất định
Bảng 2 :Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU
Tiêu chuẩn châu Âu Năm 2008 Năm
Phương pháp kiểm định Độ sai lệch kích thước chiều dài, chiều rộng (%)
EN98 TCVN 6415:2005 Độ chịu tác động của ngoại lực (%) 0 5 0 5 0 4 0 3
EN98 TCVN 6415:2005 Độ cong vênh (%) 0 5 0 5 0 3 0 3
EN98 TCVN 6415:2005 Độ hút nước (theo khối lượng) (%) 3-6 6.5 6.0 5.0 TCVN
Chịu tất cả các loại axit và kiềm
Chịu tất cả các loại axit và kiềm
Chịu tất cả các loại axit và kiềm
( nguồn : phòn sản xuất công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU )
2 Thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU :
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động xúc tiến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU
Quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu
Trong giai đoạn 2008-2011, phải cạnh tranh gay gắt, phải đối mặt với khung khoảng kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đã có những bước tiến mới Điều này được thể hiện qua bảng tổng hợp doanh thu lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu Trong giai đoạn 2008-
2011, phải cạnh tranh gay gắt, phải đối mặt với khung khoảng kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đã có những bước tiến mới Điều này được thể hiện qua bảng tổng hợp doanh thu lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của công ty dưới đây:
Qua bảng số liệu ta thấy, kết quả xuất khẩu của năm 2008 thấp nhất Năm
2008, công ty chỉ xuất khẩu được hơn 1 triệu đvsp trị giá 3.942.000 USD.Kết quả thấp như vậy là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào cuối năm 2008 đã khiến một loạt các hợp đồng đã kí với đối tác nước ngoài phải điều chỉnh lại số lượng hoặc từ bỏ còn một nửa, tại các thị trường NhậtBản và EU, nhiều hợp đồng đã không thể thực hiện được
Bảng 3: Báo cáo doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty năm 2008-2011
(Nguồn: phòng Xuất nhập khẩu công ty cổ phần xây dựng và XNK Á CHÂU ) Ảnh hưởng của khủng hoảng tới công ty qua quý 1 2009 Từ quý 2/2009, dường như những chính sách kích cầu, giảm lãi suất của các quốc gia để đối phó với khủng hoảng đã bắt đầu có tác dụng Kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu khả quan, hơn nữa Việt Nam là nước ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng hơn, kim ngạch xuất khẩu của Á CHÂU đã tăng rất nhanh kéo theo kết quả xuất khẩu năm 2009 tương đối tốt Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.313.750 đvsp tương đương 4.587.600 USD, một con số rất ý nghĩa.
Tới năm 2010, Á CHÂU tiếp tục duy trì phong độ như năm 2009 Giá trị xuất khẩu của công ty lần đầu tiên đạt mốc 5 triệu USD vào năm này.Nhưng năm 2011, qua 3 quý, kim ngạch cũng đã đạt 3.078.700 USD đạt 60% kim ngạch năm 2010, cho thấy có vẻ như thị trường xuất khẩu đang trùng xuống.
2.1.1.2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2009 so với năm 2008 là 16,37% và năm 2010 so với năm 2009 là 9,14% Với năm 2011 theo báo cáo của phòng xuất khẩu, nếu kim ngạch xuất khẩu của công ty trong quý IV không có bước tiến triển thì tốc độ tăng trưởng của năm 2011 mới không bị âm và đến cuối tháng 9/2011, kim ngạch xuất khẩu giảm 9% so với cùng kì năm 2010. Điều này cho thấy, dù từ năm 2008-2010 quy mô kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng lại dần chậm lại Điều này có thể lí giải do năm 2009 và năm 2010 kinh tế thế giới có những tiến triển và phục hổi bên cạnh đó các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của công ty đã có tác động lớn vì vậy mà giá trị xuất khẩu của công ty đã tăng mạnh như vậy Đến năm 2011 sau đỉnh cao của năm 2010 thì để duy trì con số 5 triệu USD doanh thu từ xuất khẩu sẽ là một việc khó thực hiện trong khi tại Nhật Bản ảnh hưởng của trận sóng thần kinh điển đã làm nền kinh tế nước này điêu đứng, những bất ổn chính trị kéo theo suy thoái kinh tế tại các nước Siri, Libi… ,cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã dẫn đến lượng xuất khẩu của công ty sang các quốc gia này giảm mạnh.
Nhìn chung trong giai đoạn 2008-2011, kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch của công ty khá tốt tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của công ty là như thế nào , hoạt động xuất khẩu của công ty có hiệu quả hay không để trả lời phòng Xuất nhập khẩu của công ty đã cung cấp những số liệu sau trong bảng 4.
Lợi nhuận xuất khẩu = Doanh thu xuất khẩu – Chi phí xuất khẩu
Lợi nhuận xuất khẩu của Á CHÂU liên tục tăng Năm 2008 là năm nhiều khó khăn cho nền kinh tế nhưng lợi nhuận của công ty đạt 390.700 USD (6,563 tỷ đồng).Năm 2009, lợi nhuận đạt 420.710 USD tương đương gần 7.5 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2008.
Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu giai đoạ n 2008-2011
Tỷ giá hối đoái VND/
Tỷ suất lợi nhuận/CP % 11 10,1 10,84 8,87
(Nguồn; Phòng Xuất nhập khẩu, công ty cổ xây dựng và XNK Á CHÂU)
Lợi nhuận năm 2010 đạt danh thu 489.690 USD, tăng 16,38% so với năm
2009 và tăng 25,33% so với năm 2008 Tốc độ tăng trưởng này có thể nói là kỉ lục của Á CHÂU và cũng cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác. Năm 2011, mới qua 3 quý nên chưa thể kết luận về tốc độ tăng lợi nhuận, nhưng nói chung là lợi nhuận của năm này sẽ giảm so với năm 2010.Để đạt được mức lợi nhuận này là do, năm 2008, công ty đã đầu tư khá lớn để phát triển, mở rộng hệ thống phân phối, xây dựng showroom tại thị trường ngoài cũng như thực hiện các biện pháp xúc tiến xuất khẩu đến các thị trường nước ngoài Đến năm 2009 và năm 2010, doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí, các biện pháp xúc tiến xuất khẩu đã có tác dụng, công ty đã xuất khẩu nhiều đơn hàng hơn nên tận dụng được tính kinh tế của quy mô nhưng đến năm 2011, thị trường có vẻ trầm hơn, doanh thu có giảm, Á CHÂU đã thực hiện triết khấu thương mại cho những khách đặt đơn hàng lớn, ngoài ra năm 2011, do lãi suất vay ngân hàng cao 20%/ năm, lạm phát năm 2011 cao đột biến khiến giá nguyên vật liệu đầu vào, giá xăng tăng khiến chi phí vận chuyển tăng…tổng hợp những yếu tố này đã khiến cho chi phí xuất khẩu tăng nên lợi nhuận giảm.
Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu theo doanh thu = (Lợi nhuận xuất khẩu/ Doanh thu xuất khẩu)*100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu bao nhiêu đồng là lợi nhuận Á CHÂU thu về Chỉ tiêu này càng cao càng tốt Đối với hoạt động xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty, tỷ suất lợi nhuận năm 2008, 2009, 2010 tương ứng là 9,11%, 9,17%, và 9,89% Và năm 2011 là 8,15% cho thấy trong
3 năm đầu, hoạt động xuất khẩu của công ty càng có hiệu quả hơn Với tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = (Lợi nhuận xuất khẩu/ Chi phí xuất khẩu)*100%
Chỉ tiêu này của công ty thay đổi tương ứng qua các năm Năm 2008, cứ 100 đồng chi phí sẽ đem lại 10 đồng lợi nhuận Năm 2009,nếu bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 10,1 đồng lợi nhuận, năm 2010 là 10,84 đồng tính đến năm
2.1.1.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Qua bảng số liệu và biểu đồ được trình bày dưới đây sẽ cho biết cơ cấu từng mặt hàng xuất khẩu của công ty như thế nào trong giai đoạn 2008-2011
Trong giai đoạn 2008-2011, sản phẩm mây ,tre cói và lá cây là sản phẩm chủ lực xuất khẩu ra nước ngoài, chiếm một nửa doanh thu suất khẩu. Năm 2008, sản phẩm mây ,tre cói và lá cây xuất 1.774.000 USD chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu và nhanh chóng tăng lên 45% vào năm 2009, năm
2010, doanh thu xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ này là 2.654.000 USD chiếm 50% và năm 2011, chiếm 52% Mặt hàng đồ gốm sứ cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008-2011, ban đầu, tỷ trọng mặt hàng này chỉ chiếm 19% nhưng đến năm 2011 đã là 29,2%, một tốc độ tăng rất nhanh đẩy kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm này từ 749.000 USD năm 2008 lên1.348.090 USD năm 2010, tăng gần gấp đôi.
Bảng 5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty giai đoạn 2008-2011
Mây ,tre cói và lá cây 1774 40 2340 45 2654 50 1610 52 Đồ gỗ 1419 36 1105.6 24 1005.2 16 580 8.8 Đồ gốm sứ 749 19 1142 25 1348.09 20 888.75 29.2
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu công ty cổ phần xây dựng và XNK Á CHÂU)
Và đương nhiên, khi hai mặt hàng trên tăng mạnh như vậy thì mặt hàng đồ gỗ giảm là điều tất yếu Từ con số 1.419.000 USD xuất khẩu năm 2008 sản phẩm này có tốc độ giảm nhanh chóng xuống 1.105.600 USD năm 2009 và chỉ còn 1.005.200 USD năm 2010 Năm 2011, dự báo, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này cũng sẽ chỉ đạt khoảng 700.000 USD chiểm 8,8% tổng kim ngạch xuất khẩu Lý do của sự sụt giảm này là do nền kinh tế bất ổn Sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ và hiện nay do khách hàng cũng dần chuyển sang loại nhựa ,kính và thủy tinh.
2.1.1.5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
* Số lượng thị trường xuất khẩu
Các nội dung xúc tiến xuất khẩu của công ty
Quảng cáo thương mại : Để đưa thương hiệu của công ty tới người tiêu dung trên các thị trường công ty không ngừng quảng cáo thương hiệu cũng như mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên các thi trường
dung trên các thị trường công ty không ngừng quảng cáo thương hiệu cũng như mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên các thi trường
Bảng 7: Thống kê chi phí quảng cáo thương mại
Giá trị xuất khẩu( nghìn USD)
Tỷ trọng chi phí quảng cáo thươn g mại (%)
Tỷ trọng chi phí quản g cáo thươ g mại (%)
Tỷ trọng (%) Tỷ trọng chi phí quảng cáo thươn g mại (%)
Tỷ trọng (%) Tỷ trọng chi phí quảng cáo thươn g mại (%)
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu, công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU)
Ta thấy rằng do điều kiện kinh tế mở cửa và sự cạnh tranh của nhiều đối thủ tăng lên theo từng năm do vậy công ty càng tập trung vào quảng cáo thương mại điều này được thể hiện rõ tỷ trọng quảng cáo thương mại tăng lên theo hàng năm
Thị trường khác chiếm tỉ trọng rõ ràng nhất do chiến lược phát triển của công ty mở rộng thị trường các thị trường mới công ty hướng đến như Nga ,NhậtBản ,
Trưng bày giưới thiếu sản phẩm
Nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng số lượng chủng loại mặt hàng và phòng trưng bày tăng lên trên tất cả các thị trường nhằm đưa sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng nhanh và đầy đủ nhất
Bảng 8 : Số lượng phòng trưng bày giai đoạn 2008-2011
Số lượng chủng loại sản phẩm trưng bày
Số lượng chủng loại sản phẩm trưng bày
Số lượng chủng loại sản phẩm trưng bày
Số lượng chủng loại sản phẩm trưng bày
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu, công ty CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU)
- Xây dựng phòng trưng bày là một cách rất hữu hiệu làm kênh thông tin giữa thị trường trong nước và nước ngoài Tuy nhiên việc xây dựng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian để có được kết quả như trên là một quá trình gần10mnawm của công ty Trong thời gian qua, công ty đã xây dựng các showroom tại một số quốc gia như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Irak… và gần đây nhất, tháng 17/6/2011, Á CHÂU đã khánh thành showroom tạiYangon, Myanmar Tất cả những sản phẩm mới đều được công ty giới thiệu tại đây.
Tham gia hội trợ , triển lãm
- Tại thị trường chủ lực MỸ và Eu, công ty tham dự hội chợ quốc tế triển lãm thường niên của NEW YORK diễn ra vào tháng 4 hàng năm được tổ chức bởi công ty I.T.E Vương quốc Anh (là công ty uy tín về tổ chức sự kiện của thế giới) Tham dự hội trợ gồm các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ nổi tiếng thế giới đến từ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc …Trong 4 ngày hội trợ quốc tế thu hút khoảng 100 nghìn lượt khách tham quan và tìm kiếm cơ hội kinh doanh Đặc biệt gian hàng tại r 2011 vừa qua của Á Châu nằm tại pavilon số 8/2 của Triển lãm – vị trí trung tâm trong quần thể chuyên trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ Đây là một cơ hội tốt được lãnh đạo công ty rất quan tâm và luôn chuẩn bị rất kĩ lưỡng khi tham dự hội chợ này bao gồm sản phẩm mới, đoàn tham gia gồm phó giám đốc kinh doanh, trưởng phòng xuất nhập khẩu…và đặc biệt là nguồn kinh phí tham dự cũng được ưu tiên rất lớn.
- Tại Trung Đông thị trường mới , bắt đầu từ năm 2009, sản phẩm của công ty tham dự hội chợ BIG5 được tổ chức tại Dubai hàng năm- một hội trợ lớn trên thế giới và có quy mô hoành tráng nhất Trung Đông Ngay từ lần đầu tiên tham gia hội chợ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức đến tham quan gian hàng và đã kí được một hợp đồng lớn với khách hàng Arap Saudi số lượng là 4.000sản phẩm gốm sứ và thảm thêu ren k.
- Tại NHẬT BẢN , năm 2010, công ty tham dự triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ khu vực Châu Á Hội chợ này thu hút 25.000 lượt khách tham quan tới
110 gian hàng của các công ty đến từ 18 quốc gia Ngoài những cuộc hội chợ thường niên quy mô quốc tế như trên, Á Châu cũng tham dự những cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ quy mô quốc gia như tại Angieri, công ty rất hân hạnh được Phó Thủ tướng Angieri đến gian hàng của công ty tham quan và bắt tay chúc mừng Hay cuộc triển lãm tại các nước Đông Nam Á nhưCampuchia, Lào… được công ty chủ động phối hợp với các doanh nghiệpViệt Nam khác tổ chức.
Khuyến mại
Công ty áp dụng chính sách khuyến mại với tất cả các thị trường nhằm kích cầu tiêu dùng
1.Dùng thử hàng mẫu miễn phí: Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
2.Tặng quà: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. 3.Giảm giá: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4.Tặng phiếu mua hàng: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
5.Phiếu dự thi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
6.Các chương trình may rủi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
7.Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
8.Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí: Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Trong thực tế, các hình thức này được các doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và có sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc, như vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm giá vừa bốc thăm trúng thưởng, giảm giá hoặc tặng quà trong những "giờ vàng mua sắm" nhất định trong ngày (thường là giờ thấp điểm để kích thích tiêu dùng) Giảm giá thường là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến xúc tiến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU
Tình hình phát triển kinh tế thế giới nói chung và của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Trong giai đoạn 2008-2011, hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh tế quốc tế và môi trường kinh tế của Việt Nam, trong đó có nhiều sự kiện tác động theo hướng thuận lợi nhưng cũng không ít sự kiện tác động theo hướng bất lợi.
Năm 2008: Gia nhập WTO được 1 năm (11/1/2007), Việt Nam đã có những thích nghi để tận dụng những cơ hội mà WTO mang lại Về phía Chính phủ Việt Nam thì ngày càng hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cảng, nghiên cứu triển khai…
2.2.5.3 Môi trường văn hóa xã hội : Ảnh hưởng đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng các thị trường xuất khẩu:
+ Sự lựa chọn giữa mặt hàng gốm sứ và mặt hàng mây tre đan
+ sự lựa chọn về chất lượng và độ tinh xảo hoa văn
Tại tất cả các thị trường, Á CHÂU phải cạnh tranh với các nhà sản xuất tại thị trường nước xuất khẩu, các nhà nhập khẩu từ một số quốc gia khác và cả các các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Tuy nhiên mức độ cạnh tranh này sẽ gay gắt hơn rất nhiều tại các thị trường lớn như, Trung Quốc , Đông Nam Á…
2.2.5.5 Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp :
Nguồn vốn đầu tư của CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU chủ yếu được lấy từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh Với những đơn hàng hay dự án lớn, công ty đều có phương án huy động vốn thích hợp qua các kênh khác nhau như vay từ ngân hàng, vay từ Tổng công ty hay phát hành thêm cổ phiếu. Trong những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU khá ổn định Doanh thu, lợi nhuận từ của doanh nghiệp năm 2008-2011 đều tốt Mặc dù năm 2008, tình hình kinh doanh của công ty có giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu cũng đạt
275 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 21 tỷ đồng
2.2.5.6 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp :
Bên cạnh 2 cơ sở sản xuất chính để đáp ứng nhu cầu thị trường công ty còn hợp tác với các làng nghề thủ công mỹ nghệ lâu đời của Việt Nam như Bát Tràng ,…
2.2.5.7 Nguồn nhân lực của công ty :
- Đội ngũ cán bộ quản lý: Đối với mỗi một công ty, nguồn nhân lực luôn là yếu tố trung tâm, là lợi thế cạnh tranh vô hình của doanh nghiệp đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý của công ty Tại Á CHÂU , cán bộ quản lý của công ty là những người có trình độ trên đại học, có tầm nhìn và khả năng nắm bắt thời cơ.
- Cán bộ làm công tác xuất khẩu:
Năm 2008, số cán bộ phòng xuất khẩu chỉ là 3 người và đã tăng lên 5 người trong năm 2011 Mặc dù lực lượng còn mỏng trong khi khối lượng công việc cũng khá nhiều nhưng ưu điểm là 100% nhân viên phòng xuất khẩu tốt nghiệp từ các trường đại học kinh tế hàng đầu trong nước như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân… vì vậy họ rất năng động và nắm vững được nghiệp vụ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu
- Công nhân sản xuất trực tiếp:
Số lượng công nhân tính tới năm 2011 là 68 công nhân tất cả họ đều được qua đào tạo hoặc tuyển từ những làng ghề truyền thống có tay
Xây dựng chiến lược xúc tiến xuất khẩu mặt hàng thủ công của công ty
Lập kế hoạch xúc tiến xuất khẩu
Trên cơ sở chiến lược xúc tiến xuất khẩu được ban lãnh đạo công ty đề ra, phòng kinh doanh triển khai lập kế hoạch từ ngày 15/12 đến ngày 31/12 của 5 năm trước Cụ thể việc lập kế hoạch xúc tiến xuất khẩu cho năm 2009 sẽ được tiến hành vào 15-31/12/2008, kế hoạch năm 2010 được lập vào 15- 31/12/2009…Việc lập kế hoạch xúc tiến xuất khẩu đối với từng thị trường bao gồm: xác định mục tiêu xuất khẩu, thời gian tiến hành, cán bộ phụ trách và nội dung công việc tiến hành tại từng thị trường như ngân sách dành cho xúc tiến xuất khẩu tại Về nội dung công việc tiến hành nhằm xúc tiến xuất khẩu tại các thị trường gồm có: nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh xuất khẩu. Đối với những thị trường chính , để lập được kế hoạch xúc tiến xuất khẩu, trưởng phòng kinh doanh dựa trên những phân tích về thị trường đó như kim ngạch xuất khẩu của năm trước, đưa ra những cơ hội hay thách thức cho năm sau, lượng khách hàng hiện có là bao nhiêu, mỗi khách hàng này nhập với lượng lớn hay nhỏ từ đó xác định mục tiêu xuất khẩu Trên cơ sở trả lời câu hỏi tại sao khách hàng lại đặt với số lượng như vậy, Á CHÂU cần phải thể làm gì để tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này đồng thời dự kiến những cuộc hội chợ, triển lãm trong năm diễn ra tại quốc gia đó mà công ty nên tham gia để đưa ra các nội dung của xúc tiến xuất khẩu. Đối với các thị trường mới: Á CHÂU đánh giá sơ bộ và quyết định xem trong năm sẽ thâm nhập vào những thị trường nào, thâm nhập thị trường nào trước, thị trường nào sau
Sau khi phân tích sơ bộ thị trường, Á CHÂU tiến hành phân tích nội bộ: số lượng người trong phòng là bao nhiêu mỗi người có sở trường, hiểu biết về thị trường nào nhất để phân chia thị trường cho mỗi người phụ trách sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian thực hiện: các công việc được phân theo quý , năm để thực hiện sau đó mỗi nhân viên sẽ tự lên kế hoạch chi tiết hơn cho riêng mình theo từng tháng để đạt được mục tiêu đã định.
Cuối cùng là dự kiến ngân sách cho từng thị trường: được dựa trên nguồn ngân sách của Á CHÂU dành cho công tác nghiên cứu thị trường từ đó chủ động phân bổ cho từng kế hoạch. Để minh họa cho nội dung lập kế hoạch xuất khẩu này, chuyên đề lấy ví dụ quá trình lập kế hoạch xúc tiến xuất khẩu của công ty vào thị trường mỹ được tiến hành cụ thể như sau:
- Phân tích thị trường mỹ : doanh thu xuất khẩu mạt hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2008 vào thị trường mỹ của công ty là 500.000 USD trong đó, quý 1 là 110.000 USD, quý 2 là 150.000 USD, quý 3 là 150.000 USD, quý 4 là 90.000 USD.Nguyên nhân sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu vào mỹ bất ngờ trong qúy 4 là do tác động của khủng hoảng kinh tế nên công ty hạn chế nhận được thêm đơn đặt hàng mới, mà chỉ xuất những đơn mà đối tác đã đặt từ trước Với đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới qua các bài báo, tin tức, tình hình nền kinh tế thế giới nói chung và của Mỹ nói riêng sẽ tiếp tục được duy trì ít nhất trong nửa đầu năm 2009, tăng trưởng như đầu năm
2008 thì phải đến năm 2010 Với tình hình kinh tế Mỹ như vậy không phải sẽ chỉ mang đến thách thức mà cũng mang đến cơ hội cho Á Châu nếu như công ty năng động nắm bắt cơ hội vì khi kinh tế khó khăn như vậy, người dân Mỹ sẽ cắt giảm chi tiêu chuyển từ việc tiêu dùng những sản phẩm cao cấp có giá đắt đỏ sản phẩm công nghiệp sang các mặt hàng thủ công mỹ nghệ , có giá cả phải chăng của Việt Nam nói chung và Á Châu nói riêng Vì vậy mục tiêu xuất khẩu của năm 2009 đưa ra là: quý 1 là 90.000 USD, quý 2 là 130.000 USD, quý 3 là 170.000 USD, quý 4 là 200.000 USD.
- Song song với việc duy trì kim ngạch xuất khẩu, Á CHÂU sẽ triển khai hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại Mỹ một cách có hệ thống Mặc dù đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ được gần 8 năm, tuy nhiên chủ yếu là hình thức xuất khẩu thụ động, khách hàng đặt hàng bao nhiêu, công ty sẽ xuất sang bấy nhiêu mà không hề có thông tin một cách hệ thống về thị trường Mỹ Vì thế, quý 1 năm 2009, công ty sẽ bắt tay vào xúc tiến xuất khẩu tại Mỹ , mở đầu bằng việc nghiên cứu môi trường kinh doanh của Mỹ một cách có chi tiết trên các khía cạnh: môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa xã hội, các đối thủ cạnh tranh để lập thành bản ‘Hồ sơ thị trường Mỹ ’ phục vụ cho hoạt động kinh doanh lâu dài Bên cạnh đó chủ động tìm kiếm những đối tác mới qua nhiều kênh khác nhau.
- Dự kiến nguồn nhân lực: Vì Mỹ là quốc gia lớn nên việc tìm kiếm thông tin không quá khó khăn nên chỉ cần 1 người phụ trách thị trường này, trong đó, anh Hoàng Văn Nhân là người có kinh nghiệm làm việc với các đối tác Mỹ trong thời gian qua vì vậy anh Hoàng Văn Nhân sẽ phụ trách kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Mỹ
- Nguồn ngân sách: vì tình hình của công ty cũng đi xuống trong năm 2008,nhưng xúc tiến xuất khẩu lại có vai trò hết sức quan trọng, vì vậy, ngân sách dành cho thúc đẩy xuất khẩu năm 2009 sẽ vẫn được giữ nguyên 60 triệu đồng như năm 2008
Qua các bước thực hiện trên, công ty đã có một bản kế hoạch xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2008, do anh Hoàng Văn Nhân phụ trách như sau:
Bảng 9: Bản kế hoạch xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Mỹ 2009
Thời gian Mục tiêu XK Nội dung công việc Ngân sách
- Đối với các đối tác quen thuộc: tiếp tục liên hệ, củng cố mối quan hệ.
- Tổ chức thu thập thông tin về thị trường MỸ
- Tham dự hội chợ triển lãm xây dựng tại New York vào tháng 6.
- Tổng hợp và phân tích thông tin về thị trường MỸ đã thu thập được
- Tìm kiếm thêm được 1 khách hàng mới
- Tìm kiếm các đối tác mới tiềm năng thông qua sự giới thiệu của các bạn hàng cũ hoặc chủ động tìm kiếm qua nhiều kênh khác nhau.
- Tìm kiếm được thêm 1 khách hàng mới
- Gửi email, quà tặng tới các đối tác.
- Tổng hợp thông tin về thị trường cũng như khách hàng mới.
- Lập báo cáo kết quả xuất khẩu cuối năm.
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU )
Triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến xuất khẩu tại từng thị trường
Việc triển khai kế hoạch xúc tiến xuất khẩu tại mỗi thị trường được tiến hành trình tự theo các bước: nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, lựa chọn đối tác xuất khẩu, lập phương án kinh doanh xuất khẩu, đàm phán và kí kết hợp đồng.
Nghiên cứu thị trường quốc tế là công việc hết sức quan trọng không chỉ đối với những thị trường mới mà cả những thị trường truyền thống vì mục đích của Á CHÂU muốn khai thác triệt để tại từng thị trường và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng Quá trình nghiên cứu thị trường của công ty được chia làm hai giai đoạn: nghiên cứu tổng quát về thị trường để thấy được sản phẩm của công ty có thích hợp và được chào đón tại thị trường đó ? Nếu thích hợp thì sẽ chuyển sang giai đoạn nghiên cứu chi tiết
Phương pháp nghiên cứu thị trường vẫn là phương pháp tổng hợp từ nguồn thông tin thứ cấp do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Cục xúc tiến thương mại Việt Nam Vietrade cung cấp, hoặc tổng hợp thông tin qua một số lần tham gia hội chợ triển lãm tại các thị trường.
Trong nội dung nghiên cứu tổng quát thị trường mà Á Châu đã thực hiện trong giai đoạn 2008-2011 bao gồm nghiên cứu môi trường kinh tế, môi trường chính trị-pháp luật, môi trường văn hóa và môi trường cạnh tranh của quốc gia nghiên cứu Trong mỗi môi trường, sẽ đưa ra những vấn đề mà ÁCHÂU thường nghiên cứu trong môi trường đó và để tiện cho người đọc hình dung, chuyên đề sẽ lấy ví dụ nghiên cứu tại thị trường Panama mà công ty đã thực hiện trong năm 2009 làm minh họa Tại các thị trường khác sẽ được tiến hành tương tự như tại Panama.
- Nghiên cứu môi trường kinh tế của thị trường:
Trong nghiên cứu môi trường kinh tế của thị trường, Á CHÂU sẽ nghiên cứu các yếu tố GDP trong một số năm gần nhất, GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia đó là nhanh hay chậm, lạm phát cao hay thấp, cơ cấu các ngành trong tổng GDP của quốc gia đó như thế nào vì các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu và khả năng thanh toán và tiềm năng phát triển sản phẩm của công ty trong dài hạn tại các thị trường này
Ví dụ môi trường kinh tế tại Panama:
+ GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế : theo số liệu của Bộ Tài chính và kinh tế Panama năm 2009, Panama là một nước có nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định Giai đoạn trước năm 2007, kinh tế Panama tăng trưởng với tốc độ từ 7-8%/ năm Năm 2008 kinh tế Panama có bước tiến lớn tăng trưởng đạt 8,3%, GDP đạt 36 tỷ USD đưa GDP bình quân đầu người lên con số 11.650 USD/ năm
+ Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Panama, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Panama sẽ phục hồi trong năm 2009 và hoàn toàn phục hồi trong năm 2010 Dự báo tăng trưởng kinh tế của Panama năm 2009 là 6% và năm 2010 sẽ đạt lại mức 8-9%.
+ Cơ cấu dịch vụ trong tổng GDP chiếm tới 76% trong đó du lịch là thế mạnh của Panama với những bãi biển đẹp nổi tiếng thế giới Điều này dẫn đến nhu cầu cung cấp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ lớn
- Môi trường chính trị-luật pháp của quốc gia mà doanh nghiệp muốn hướng đến:
Trong môi trường chính trị-luật pháp, Á CHÂU sẽ tập trung vào việc phân tích sự ổn định chính trị của quốc gia đó và thái độ của nhà nước đối với nhà kinh doanh Xem xét chính trị của quốc gia đó có ổn định hay không, công ty tìm hiểu: quốc gia đó có một chính phủ ổn định không, có hay xảy ra các cuộc bạo loạn, lật đổ chính quyền , có nội chiến xảy ra …
Về thái độ của nhà nước đối với nhà kinh doanh, công ty tìm hiểu quan hệ song phương giữa Việt Nam và quốc gia đó có tốt đẹp không, chính phủ nước bạn có những chính sách nào để hạn chế nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại thị trường họ không…
Cụ thể ví dụ như phân tích môi trường chính trị-luật pháp của Panama:
+ Sự ổn định chính trị: Á Châu nhận thấy Panama là quốc gia có tình hình chính trị khá ổn định: chính phủ quản lí vĩ mô tốt, không có hiện tượng nổi dậy lật đổ chính quyền, những cuộc đình công quy mô lớn là không có, hàng năm vẫn có một vài cuộc đình công nhưng nhỏ, không đáng kể của công nhân các nhà máy Đây là điều kiện cần có vì Á Châu cũng như các doanh nghiệp khác đều muốn kinh doanh lâu dài tại các thị trường mà mình đã thâm nhập.
+ Thái độ của nhà nước đối với các nhà kinh doanh: chính phủ Panama luôn khuyến khích tăng cường hoạt động trao đổi thương mại, giao lưu văn hóa với Việt Nam Với sản phẩm thông thường như mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì Panama không có bất kì hạn chế nào về hạn ngạch hay thuế suất nhập khẩu, chỉ cần sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định t, những tiêu chuẩn về bao gói, kí mã hiệu…sẽ được phép nhập vào Panama.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế, Á Châu mới chỉ tìm hiểu được phần nổi của môi trường văn hóa Công ty mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những màu sắc được ưa chuộng cũng như kiêng kị tại quốc gia đó, xu hướng mẫu hoa văn được yêu thích để có những cải tiến sản phẩm phù hợp.
Môi trường văn hóa của Panama: vì trước đây, Panama là thuộc địa củaTây Ban Nha nên văn hóa Panama là sự kết hợp chủ yếu của Tây Ban Nha vàAnh, của hiện đại và truyền thống hòa chộn một cách hài hòa,được sử dụng chủ yếu với các hình hoa văn mềm mại (khá giống với các hình hoa văn được in trên vải thổ cẩm của các dân tộc ở Việt Nam).
- Môi trường cạnh tranh: mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Panama chưa phát triển do cơ cấu GDP của Panama công nghiệp chỉ chiếm 16% Vì vậy đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Á Châu là các nhà nhập khẩu nước ngoài vào Đối thủ mạnh nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc
Xác định khách hàng mục tiêu
Để lựa chọn được khách hàng mục tiêu, công ty đã thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Phân đoạn thị trường: Á Châu thường phân đoạn thị trường theo cơ cấu thị trường đã được nghiên cứu ở trên.
Bước 2: Phân tích khả năng của doanh nghiệp bao gồm phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty tại thị trường đó tại mỗi thị trường công ty có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau
Bước 3: Lựa chọn khách hàng mục tiêu: từ các đoạn thị trường mà công ty đã phân ở bước 1, so sánh với khả năng đáp ứng của công ty tại bước 2 để lựa chọn đoạn thị trường mà công ty có lợi thế nhất Phần lớn tại các quốc gia, Á Châu đều chọn đoạn thị trường trung cấp để khai thác.
2 3.4 Lựa chọn đối tác xuất khẩu
Lựa chọn đối tác xuất khẩu có lẽ là công việc quan trọng và khó khăn nhất của công tác xúc tiến xuất khẩu Một đối tác tốt có thể giúp công ty thâm nhập và phát triển thị trường thuận lợi và hiệu quả Ngược lại, một đối tác tồi có thể làm hỏng tất cả Vì vậy, Á CHÂU luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành một cách nghiêm túc.
Đối với những thị trường mới bắt đầu thâm nhập
- Đối với mỗi thị trường bắt đầu thâm nhập, việc lựa chọn đối tác được thực hiện bắt đầu bằng việc Á CHÂU gửi bản tiêu chí chọn đối tác xuất khẩu cho Đại sứ quán hoặc Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nhờ các cơ quan này sàng lọc sơ bộ các đối tác giúp Các tiêu chí này bao gồm:
1 Đối tác phải vững mạnh, nổi tiếng, tin cậy.
2 Đối tác phải là doanh nghiệp có nguồn tài chính vững chắc và quản lý tốt.
3 Đối tác có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
4 Đối tác phải có văn phòng thích hợp, phương tiện lưu kho, đội ngũ bán hàng ít nhất 15 người, có điện thoại, email và hệ thống quản lý tin học hóa…
Từ danh sách các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu trên đã được Đại sứ quán hay Thương vụ gửi lại, Á CHÂU tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về từng doanh nghiệp như tình hình kinh doanh gần đây nhất thông qua các báo cáo tài chính, hệ thống kho bãi, cũng như hệ thống phân phối Dựa vào những phân tích này đưa ra đánh giá và lựa chọn những đối tác thích hợp nhất để liên hệ, đặt quan hệ với những đối tác này.
Ví dụ, tại Panama, Á CHÂU đã chọn được 5 nhà phân phối bao gồm công ty cổ phần XNK Sandinal, Plazuela, Specifile, Panmira và Solerium đáp ứng những tiêu chí công ty đưa ra và chủ động liên hệ, đưa ra đề nghị thiết lập quan hệ làm ăn Mục tiêu ban đầu của Á CHÂU là sẽ thuyết phục được ít nhất 2/5 nhà phân phối này làm đại lý phân phối sản phẩm cho công ty Tuy nhiên do một số lý do khách quan nên công ty đã quyết định thay đổi sẽ chỉ tập trung thuyết phục công ty cổ phần xuất nhập khẩu Specifile làm đại lý độc quyền cho Á CHÂU tại Panama Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Specifile- chuyên nhập khẩu và phân phối mặt hàng thủ công mỹ nghệ có hệ thống phân phối là 40 đại lý ở khắp cả nước, có tình hình kinh doanh tốt, doanh thu hàng năm khoảng 300 triệu USD…
Với cách lựa chọn đối tác như vậy của Á CHÂU Nội đã giúp Á CHÂU lựa chọn được những đối tác khá tin cậy tuy nhiên cách này cũng mất rất nhiều thời gian vì thông tin về các đối tác nhiều khi rất khó tìm kiếm đòi hỏi công ty phải hết sức kiên nhẫn.
Đối với những thị trường hiện tại
- Đối tác mới của công ty thường do bạn hàng quen giới thiệu vì vậy mà các thông tin tìm hiểu về đối tác mới này như đối với các công ty phân phối tại thị trường mới thâm nhập nhưng việc lựa chọn có phần bớt khắt khe hơn Như trường hợp công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Dịch vụ OHI- công ty đã có quan hệ với Á CHÂU hơn 5 năm giới thiệu bạn hàng mới là công ty TNHH Xây dựng Nicolas kí hợp đồng trị giá 50.000 USD với Á CHÂU , công ty sẽ chỉ cần xác minh doanh thu, vốn kinh doanh của Nicolas và nhận thấy Nicolas có đủ khả năng thanh toán hợp đồng này, công ty đã kí hợp đồng.
Lập phương án kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
Nhằm hạn chế rủi ro cũng như tính toán cụ thể chi phí, lợi nhuận, lập phương án kinh doanh là việc mà công ty thực hiện với tất cả các đơn đặt hàng Công việc lập phương án kinh doanh xuất khẩu của Á CHÂU không quá phức tạp, bất cứ nhân viên nào của phòng xuất khẩu đều có thể làm được. Khi nhận được đơn đặt hàng từ phí đối tác, Á CHÂU mau chóng lập phương án kinh doanh suất khẩu Nội dung lập phương án kinh doanh của công ty bao gồm mặt hàng, số lượng, tính toán các chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận theo mẫu có sẵn Ngoài ra, việc tính toán lợi ích khác mà không lượng hóa mà thương vụ kinh doanh đó đem lại như: uy tín của công ty, thương hiệu sản phẩm, kinh nghiệm thu được…sẽ được bàn bạc trực tiếp tại cuộc họp của phòng để kết luận xem công ty có nhận đơn đặt hàng đó hay không.
Về mặt hàng xuất khẩu thông thường sẽ được xác định theo 2 cách Cách thứ nhất, khách hàng tự thiết kế ra mẫu, gửi cho công ty để công ty thực hiện theo Cách thứ hai là Á CHÂU sẽ lên sẵn các mẫu và để khách hàng lựa chọn Đây là cách được dùng chủ yếu Tất cả các mẫu này được công ty chủ động mang chào hàng cho khách hàng thông qua catalogue, website của công ty. Đồng thời cũng tư vấn cho khách hàng các mẫu hiện đang thịnh hành, được người tiêu dùng yêu thích hay với từng kiểu mẫu mã sản phẩm
Sau đây sẽ là một phương án xuất khẩu mà công ty đã lập khi nhận được đơn đặt hàng từ phía công ty Cổ phần thương mại và du lịchMakkah- Arap Saudi vào ngày 23/2/2010 với số lượng 30.000 đvsp trị giá129.000 USD
Đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu
Á châu luôn giữ vững quan điểm hợp tác trong quá trình đàm phán và kí kết hợp đồng với tất cả các đối tác Công ty luôn mong muốn hai bên có thể thẳng thắn đưa ra quan điểm, điều kiện của mình để trao đổi từ đó tìm được phương án cùng có lợi và chia sẻ rủi ro cho cả hai bên.
Về phương thức giao dịch, đối với những đối tác lần đầu tiên ký kết, giá trị hợp đồng trên 5 tỷ đồng (250.000 USD), Á CHÂU sẽ tổ chức gặp gỡ trực tiếp để đàm phán và ký kết hợp đồng Đối với những khách hàng đã quen,phương thức đàm phán chủ yếu thông thư điện tử và điện thoại để có thể tiết kiệm chi phí ,cũng như thời gian cho cả hai bên đồng thời có thể linh hoạt hơn trong việc đặt hàng, giao hàng.
Tổng kết đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu
Cuối mỗi năm, Á CHÂU tiến hành tổng kết hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty Để đánh giá, công ty trả lời các câu hỏi: hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty có được tiến hành thường xuyên và đầy đủ trong năm đó không? Kết quả của việc xúc tiến xuất khẩu như thế nào, tăng hay giảm, chỉ tiêu nào tăng, chỉ tiêu nào giảm? Có đúng kế hoạch không Cán bộ nào thực hiện tốt nhiệm vụ, ai chưa hoàn thành nhiệm vụ? Có vấn đề gì phát sinh trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu không? Nếu có, công ty đã xử lý các vấn đề phát dinh đó như thế nào? Kinh nghiệm rút ra tại mỗi thị trường là gì?
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÚC TIẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU ĐẾN NĂM 2015
NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2015
Kinh tế thế giới đang phục hồi và có phát triển trong hoạt động đầu tư, tiêu dùng hàng hóa Hơn thế nữa, tại các thị trường có nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu thẩm mỹ trong cuốc sống rất nhanh, chính phủ ngày càng có các chính sách ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài Đây là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và của công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU nói riêng. Tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ đòi hỏi công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU có phương hướng, biện pháp cụ thể để có thể nắm bắt thời cơ tốt và tránh được những khó khăn mà thách thức mang lại.
1.1 Những cơ hội cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU giai đoạn 2011-2015
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan khi Việt Nam là thành viên WTO, các quốc gia như Panama, Pakistan, Yemen… sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuống còn 20% kể từ ngày 1/1/2012 và còn 15% năm 2015 So với mức thuế suất 350% như trước đây, đây sẽ là một cơ hội lớn cho công ty vì các thị trường Trung Đông này rất hài lòng về sản phẩm của Á CHÂU , họ đánh giá rất cao chất lượng sản phẩm tuy nhiên mức giá chưa hợp lý do thuế suất nhập khẩu cao đã khiến người tiêu dùng tại đây chuyển sang sản phẩm khác
Cơ hội thứ hai đến từ EU, thị trường lớn của Á CHÂU Liên minh châu Âu EU thông báo cho biết từ tháng 10/2011, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào thị trường
EU với mức thuế suất từ 23%-69% Trong giai đoạn 2008-2011, thị trường tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ EU chao đảo vì sự xuất hiện ồ ạt của các sản phẩm Trung Quốc với giá rẻ bất ngờ khiến cả các doanh nghiệp sản xuất nội địa và các nhà nhập khẩu đều chịu những ảnh hưởng lớn EU đã tiến hành điều tra và phát hiện 85% các doanh nghiệp Trung Quốc đã bán phá giá tại thị trường này và quyết định áp mức thuế chống bán phá giá từ 23-69% tùy theo mức độ phá giá của từng doanh nghiệp Với mức giá sau khi áp mức thuế này, sản phẩm của Trung Quốc sẽ trở về đúng giá trị thật, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp khác Sau sự kiện này Á CHÂU hy vọng thị trường EU sẽ chuyển tiêu dùng từ các sản phẩm Trung Quốc sang sản phẩm của công ty nhiều hơn.
Tại Đông Nam Á, theo quy hoạch của Lào sẽ triển khai xây dựng một số khu đô thị tại thủ đô Viêng-chăn và các tỉnh Luông-pha-băng, Xayabury và Sekong Với kinh nghiệm tham gia các dự án lớn của Tổng công ty, để trúng thầu cung cấp các thiết bị gốm sứ,gỗ mây tre nội thất cho các dự án này là khá cao và cơ hội xuất khẩu của công ty là rất lớn.
1.2 Thách thức đặt ra cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU
Bên cạnh những cơ hội,tình hình kinh tế, chính trị-xã hôi cũng được dự báo đem lại nhiều thách thức cho hoạt động xuất khẩu của công ty.
Tại các một số thị trường như Pakistan, Panama, Angieri, ,Nhật Bản
… nhận thấy dự hấp dẫn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ , Chính phủ các nước này đã khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tham gia vào ngành Mặc dù trong khoảng thời gian 2 đến 3 năm nữa, các doanh nghiệp này sẽ vẫn có quy mô nhỏ, kinh nghiệm chưa nhiều nên chưa có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Á CHÂU nhưng trong 4-5 năm nữa, đây sẽ là lực lượng cạnh tranh nguy hiểm với công ty, thị trường của công ty sẽ bị thu hẹp vì các doanh nghiệp nội địa sẽ được sự ưu đãi, bảo hộ rất lớn của chính phủ, không mất chi phí vận chuyển, chi phí xuất nhập khẩu…vì vậy mà Á CHÂU cần có kế hoạch để lựa chọn đoạn thị trường phù hợp và khẳng định vị trí, tên tuổi của công ty trong lòng người tiêu dùng trước khi các doanh nghiệp nội địa vùng lên, đánh bật doanh nghiệp ra khỏi thị trường của họ.
Tại Đông Nam Á, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc vì bắt đầu từ năm 2012, các nước như Thái Lan, Campuchia, Malaysia sẽ giảm mức thuế nhập khẩu của Trung Quốc xuống 0%, như vậy, lợi thuế chênh lệch giá do thuế nhập khẩu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và Á CHÂU nói riêng sẽ không còn, công ty cần phải có chiến lược giảm chi phí, nâng cao chất lượng hơn để có thể cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc.
Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước EU, chưa có dấu hiệu khả quan khiến thu nhập người dân giảm, đồng Euro giảm giá so với đồng Việt Nam làm giá hàng hóa của Việt Nam nói chung và giá mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu thụ tại đây tăng giá tương đối đặt ra thách thức lớn cho hoạt động xuất khẩu của công ty.
Cũng theo lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu khi gia nhập WTO, năm 2012 Việt Nam sẽ giảm thuế suất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu vào Việt Nam còn 35% và giảm còn 20% đến cuối năm 2015 điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải giành nhiều nguồn lực hơn để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam nhằm giữ vững và phát triển thị trường trong nước làm điểm tựa cho hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đồng thời phải tìm ra được chiến lược thích hợp cho hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt
Với những cơ hội và thách thức đặt ra như trên, đồi hỏi Á CHÂU cần có những chính sách giá cả, sản phẩm, chính sách xúc tiến xuất khẩu hợp lý nhằm tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức để ổn định và tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới.
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÚC TIẾN XUẤT MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU 2011-2015
Với những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 1008-2011 cũng những cơ hội và thách thức đặt ra cho hoạt động xuất khẩu của Á CHÂU trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, Á CHÂU nên có những định hướng đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu để hoạt động này sẽ thực sự phát huy được hiệu quả.
- Đối với những thị trường truyền thống: duy trì và củng cố mối quan hệ với các khách hàng ở những thị trường để có thể ký được những đơn hàng lớn hơn, đều đặn hơn Song song đó cũng tích cực chủ động tìm kiếm những khách hàng mới
- Đối với những thị trường đã mở rộng được trong giai đoạn 2008-2011: củng cố mối quan hệ, tăng cường các hình thức quảng cáo, khuyến mại để xây dựng niềm tin và sẽ mở rộng mạng lưới khách hàng mới
- Những thị trường dự định mở rộng sau 2011: do sự sụt giảm nhu cầu tại một số thị trường chính,Á CHÂU có kế hoạch triển khai thâm nhập vào một số thị trường mới tại khu vực Nam Phi và Mỹ Latinh Trong năm 2012, 2013,triển khai thâm nhập vào các nước MĨ Latinh như Peru, Bolivia,Nga ,NhậtBản… Trong năm 2014 và 2015 sẽ thâm nhập vào các nước khu vựa Nam Phi như: Nam Phi, Nigieria…
CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU TỪ NAY ĐẾN 2015
Trong giai đoạn 2008-2011, công ty CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU đã thu được những kết quả nhất định trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại làm hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Á CHÂU chưa thực sự đạt hiệu quả cao Vì vậy, trong mục này sẽ đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân của tồn tại đó trong giai đoạn 2008-2011và đồng thời giúp Á CHÂU có thể tận dụng được cơ hội, hạn chế những thách thức, để công ty tiếp tục xúc tiến xuất khẩu hiệu quả hơn trong giai đoạn từ nay đến năm
2015 và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
3.1 Tăng cường thêm nguồn nhân lực cho phòng kinh doanh
- Cơ sở của giải pháp:
Với số lượng 15 người trong phòng Kinh doanh phải chịu trách nhiệm cho cả hoạt động tiêu thụ nội địa và nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, công tác xúc tiến xuất khẩu được triển khai đồng thời tại nhiều khu vực thị trường đã khiến những nhân viên của phòng quá tải với công việc, dẫn đến chất lượng công việc không cao.
Tuyển thêm 3-4 nhân viên nữa cho phòng kinh doanh để phục vụ cho việc xúc tiến xuất khẩu ra nước ngoài Những người này cần đảm bảo yêu cầu: thông thạo tiếng anh (nếu thêm được một ngoại ngữ nữa thì càng tốt), tốt nghiệp các trường kinh tế chuyên ngành Marketing, chuyên môn tốt
- Lợi ích của giải pháp:
Khi công việc được chia sẻ bớt, nhân viên được tập trung hơn vào từng thị trường Mặc dù việc tuyển thêm nhân viên sẽ làm chi phí gián tiếp tăng (từ
12-15 triệu đồng/tháng) nhưng bù lại, hiệu quả công việc sẽ được tăng lên, Á CHÂU có điều kiện hơn trong việc chăm sóc khách hàng chu đáo nhằm có được sự trung thành của họ đối với sản phẩm của công ty.
3.2 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
- Cơ sở của giải pháp:
Nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp, là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn Trong thời gian qua, Á CHÂU tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường mới được chiều rộng mà chưa có chiều sâu do công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp được thực hiện trên bàn giấy thu thập thông tin thứ cấp, ít có cơ hội đi thực tiễn thị trường để nghiên cứu.
+ Tổ chức các chuyến đi thực tế tại các thị trường cho nhân viên nhằm thu được kết quả nghiên cứu sát thực và có kiến thức về thị trường Nếu như trước đây, tại các cuộc triển lãm, công ty yêu cầu nhân viên kết thúc triển lãm là phải quay về nước luôn làm cho việc thu thập thông tin qua các cuộc triển lãm này hạn chế, và cũng không có điều kiện để đi khảo sát thực tế các nhà phân phối chính, tìm hiểu tình hình kinh doanh của các hãng cạnh tranh Vì vậy công ty nên cho phép nhân viên có thời ở lại tại các cuộc hội chợ, triển lãm từ 2 đến 3 ngày Bên cạnh đó, đối với các thị trường mới, sau khi thực hiện xong giai đoạn nghiên cứu thị trường nếu thấy đó thực sự là thị trường tiềm năng thì nên có một cuộc khảo sát thực tế tại đó để xác định lại dung lượng thực sự của thị trường nhằm có những chính sách xuất khẩu hợp lí,tránh tình trạng xuất khẩu mù mờ như thời gian qua
+ Tiến hành bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho nhân viên làm nghiên cứu thị trường để các thông tin thị trường đã nghiên cứu thực sự có giá trị không phải là thông tin chỉ có trong lý thuyết.
+ Nguồn kinh phí: Việc tổ chức các chuyến đi thực tế sẽ tốn một lượng kinh phí khá lớn, thường khoảng 30-40 triệu cho một lần, thậm chí nhiều nước ở xa có thể lên tới 80 triệu Trung bình 1 năm, công ty tổ chức thực tế tại 10 quốc gia sẽ mất khoảng 300-400 triệu Với lợi nhuận 100 tỷ/năm, việc tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại thêm 0,1% để tăng nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu là hoàn toàn có thể thực hiện được.
-Lợi ích của giải pháp: thông tin có được từ các cuộc nghiên cứu thực tế sẽ chính xác hơn, giúp Á CHÂU có những quyết định đúng đắn trong trước mắt đồng thời, việc lập lại thành các bộ Hồ sơ thị trường sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công ty trong cả dài hạn.
3.3 Phối hợp chặt chẽ các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hơn nữa:
- Căn cứ của giải pháp
Trong giai đoạn vừa qua, Á CHÂU đã áp dụng nhiều biện pháp xúc tiến xuất khẩu nhưng lại thực hiện các biện pháp này đơn lẻ, rời rạc, không có sự phối hợp để tăng cường hiệu quả tổng thể của các biện pháp Ví dụ việc cải tiến sản phẩm chỉ dựa trên cải tiến hoa văn, nhưng chất lượng sản phẩm vẫn giữ nguyên như cũ
Kết hợp chặt chẽ các biện xúc tiến xuât khẩu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất: việc thực hiện các biện pháp xúc tiến xuất khẩu nên được thực hiện đồng bộ, có kế hoạch tại các thị trường nhằm thu được hiệu quả cao nhất Kết hợp giữa đa dạng hóa mẫu mã với nâng cao chất lượng cho chính các mẫu mới này để cho ra đời những dòng sản phẩm hoàn thiện Bên cạnh đó những mẫu mới nên được công ty cập nhật thường xuyên trên Website, catalogue tại các showroom để khách hàng có nhiều lựa chọn Á CHÂU nên liên kết với các đơn vị thành viên trong nghành nhằm kết hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác tìm kiếm thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh để tạo thành một khối vững mạnh.
- Lợi ích của giải pháp:
Một khi có sự thực hiện đầy đủ các biện pháp và gắn kết các biện pháp với nhau Á CHÂU sẽ tiết kiệm được chi phí trong việc quảng bá, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng và xây dựng được thương hiệu Á CHÂU vững chắc với khách hàng cùng với lợi nhuận sẽ ngày càng tăng.
3.4 Đa dạng hóa phong cách thiết kế
- Căn cứ của giải pháp:
Với thực tế các mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty mang âm hưởng cổ điển mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của đa số khách hàng Còm lại một bộ phận không nhỏ khách hàng có sở thích các sản phẩm theo phong cách hiện đại và bộ phận này có xu hướng ngày càng tăng thì Á CHÂU vẫn chưa đáp ứng được
+ Đối với bộ phận thiết kế, Á CHÂU đặt ra yêu cầu về số mẫu mã cách tân trong một năm, hoặc có thể tuyển thêm 2 nhân viên thiết kế trẻ tuổi nữa vào bộ phận này để thay đổi một phần cách nhìn nhận và phong cách thiết kế sản phẩm vì những người trẻ tuổi sẽ có cá tính và cách nhìn hiện đại hơn, gần gũi với giới trẻ bên ngoài hơn.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
- Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm của công ty nói chung và mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng: để tự một doanh nghiệp tổ chức giới thiệu, triển lãm sản phẩm nước ngoài thì chi phí rất cao hơn nữa để không để lại ấn tượng lớn cho khách hàng nước ngoài Vì vậy Cục xúc tiến thương mại nên có kế hoạch phối hợp các doanh nghiệp trong ngành tổ chức các cuộc triển lãm thương mại tại thị trường ngoài nhằm giảm chi phí tổ chức cho các doanh nghiệp đồng thời lại gây được tiếng vang tại thị trường nước bạn.
- Thường xuyên tư vấn tổ chức cho doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài, nhằm tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường Hướng dẫn cho doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền tại thị trường nước ngoài, mở showroom giới thiệu sản phẩm
- Công tác hỗ trợ thông tin thị trường, tư vấn doanh nghiệp cần được nâng cao: đảm bảo thông tin được cung cấp cho doanh nghiệp đẩy đủ, kịp thời, chính xác nếu được như vậy sẽ duos doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí và có những thong tin chính xác
- Đẩy mạnh các chương trình hợp tác thương mại với các nước châu Mĩ La tinh và châu Phi để công ty lấy đó làm cơ sở tham gia hoạt động xuất khẩu tới các thị trường
Tóm lại, chương 2 đã đưa ra một số định hướng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cổ phần CP XÂY DỰNG VÀ XNK Á CHÂU Trên cơ sở những nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại ở chương 1,trong chương này chuyên đề cũng đã đề xuất một vài giải pháp và kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty từ nay đến năm 2015 Đây cũng là mục tiêu chính mà toàn bộ nội dung chuyên đề tập trung hướng đến để đúc rút ra sau khi hoàn thành.