Trình bày ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các cách thực hiện phép đo.. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các loại cơ cấu chỉ thị.. 10.Trình bày nguyên tắc làm việc chun
Trang 1Câu hỏi ôn tập học phần
Kỹ thuật đo lường
1 Hiệu chuẩn là gì ? ý nghĩa của việc hiệu chuẩn trong kỹ thuật đo lường
2 Trình bày ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các cách thực hiện phép đo Nêu ví dụ minh họa cụ thể
3 Phương pháp đo là gì ? có mấy loại phương pháp đo ? Trình bày dưới dạng sơ đồ khối và lưu đồ thuật toán Cho ví dụ minh họa cụ thể
4 Phân loại sai số và định giá sai số trong đo lường
5 Nêu các nguyên nhân gây ra sai số Trình bày các cách hạn chế sai số
6 Độ chính xác của dụng cụ đo là gì ? Thông số này cho biết điều gì ?s
7 Để tăng độ chính xác của kết quả đo cần làm gì ?
8 Trình bày cấu trúc cơ bản của một dụng cụ đo Lấy ví dụ cụ thể và phân tích để minh họa
9 Phân tích vai trò của cơ cấu chỉ thị trong một dụng cụ đo So sánh ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các loại cơ cấu chỉ thị
10.Trình bày nguyên tắc làm việc chung của các loại chỉ thị cơ điện So sánh ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các loại chỉ thị cơ điện 11.Có mấy loại chỉ thị cơ điện ? trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc điểm và ứng dụng của các loại chỉ thị từ điện, điện từ, điện động 12.Vẽ cấu tạo cơ bản và trình bày nguyên tắc làm việc của ống phóng tia điện tử
13.Trình bày sơ đồ khối của dụng cụ đo chỉ thị số Minh họa cụ thể
14.So sánh ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của dụng cụ đo tương tự
và dụng cụ đo số
Trang 215.Chuyển đổi sơ cấp là gì ? nêu đặc tính của chuyển đổi sơ cấp.
16.Trình bày cấu tạo của Ampe kế một chiều và các phương pháp mở rộng thang đo của ampe kế một chiều
17.Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ampe kế nhiệt điện
18.Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và phương pháp mở rộng thang
đo của Vônmet một chiều
19.Trình bày cấu tạo và đặc điểm của Vôn kế và Ampemet từ điện chỉnh lưu
20.Trình bày nguyên tắc cơ bản của phương pháp đo điện áp bằng phương pháp so sánh Cho biết ưu nhược điểm của phương pháp này Vẽ các sơ
đồ mạch để hạn chế những nhược điểm đó
21 Trình bày cấu tạo và hoạt động của điện thế kế một chiều
22.Trình bày cấu tạo, nguyên tắc làm việc và đặc điểm của các loại Vôn kế số
23.Trình bày các cách đo gián tiếp một điện trở, vẽ sơ đồ minh họa Cho biết đặc điểm của cách đo này
24.Trình bày các cách đo điện trở nhờ điện trở mẫu và Vôn kế (hoặc Ampe kế), vẽ sơ đồ minh họa
25.Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Ohmmet (nối tiếp và song song)
26 So sánh ưu nhược điểm của hai loại Ohm kế nối tiếp và song song 27.Trình bày các phương pháp cân chỉnh Ohmmet và mở rộng thang đo cho Ohmmet nối tiếp
28.Vẽ sơ đồ và nêu nguyên tắc hoạt động của cầu đo điện trở (Wheatstone) Trình bày phương pháp mở rộng thang đo và bảo vệ cơ cấu chỉ thị của cầu đo điện trở
Trang 329 Trình bày nguyên tắc hoạt động của cầu đo xoay chiều Nêu ví dụ minh họa trong ứng dụng để đo điện cảm hoặc điện dung
30.Trình bày cách đo điện dung bằng cầu xoay chiều, phương pháp mở rộng thang đo cho cầu như thế nào ?
31.Trình bày cách đo điện cảm bằng cầu xoay chiều, phương pháp mở rộng thang đo cho cầu như thế nào ?
32.Phân tích ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các loại tần số kế 33.Phân tích sơ đồ khối của một máy hiện sóng thông dụng
34.Trình bày ứng dụng của máy hiện sóng trong kỹ thuật đo lường điện tử
Bài tập:
1 Một điện trở có giá trị trong khoảng 1,14KΩ ÷ 1,26KΩ Biết R = 1,2KΩ tại
25 0 C, hệ số nhiệt là 500ppm/ 0 C.
Hãy tính sai số tương đối của điện trở trên.
Xác định giá trị lớn nhất của điện trở tại 75 0 C
2 Một nguồn điện áp 12V được mắc với một điện trở có trị số 470Ω±10% Điện áp của nguồn đo bằng một Vôn kế có khoảng đo 25V với độ chính xác là 3% Tính công suất của điện trở và sai số của phép đo.
3 Một Vôn kế có thang đo 30V và độ chính xác 4%, ampe kế có thang đo 100mA và độ chính xác 1% được sử dụng để đo điện áp và dòng điện qua điện trở R Kết quả đo là 25V và 90mA Hãy tính giá trị R và Pmin và Pmax
4 Một thiết bị đo có thang đo đều với giá trị cực đại là 100µA, sai số chiết hợp của thiết bị đo này là ±1% Tính giới hạn trên và giới hạn dưới của dòng cần
đo và sai số tương đối trong phép đo có kết quả ở:
+ Độ lệch cực đại
+ 0,5 độ lệch cực đại
Trang 4+ 0,1 độ lệch cực đại
5 Một dụng cụ đo có độ lệch toàn thang ở 250µA, sai số chiết hợp là ±2% Tính dải giá trị thực của đại lượng cần đo khi kết quả đo là 200µA và 100µA
6 Một dụng cụ đo có thang đo cực đại là 100V Để kết quả đo là 40V có sai số tương đối là ±3% thì dụng cụ này cần có độ chính xác là bao nhiêu ?
7 Một máy đếm tần có tần số cực đại là 100MHz với độ chính xác là ±10ppm Nếu kết quả đo khi sử dụng máy đếm tần này là 80MHz thì dải giá trị thực của đại lượng cần đo là bao nhiêu ?
8 Một dụng cụ từ điện có dòng cực đại qua chỉ thị là 100uA và điện trở cuộn dây
RCT = 1kOhm Tính điện trở sun cần thiết để biến dụng cụ thành 1 ampe kế có độ lệch toàn thang đo 100mA và 1A
9 Một ampe kế từ điện có dòng điện cực đại chạy qua chỉ thị là 0,1mA; điện trở khung dây chỉ thị RCT = 99Ohm Điện trở sun RS = 1Ohm Xác định dòng đo được khi kim của ampe kế ở vị trí:
+ Lệch toàn thang đo
+ Lệch 1/2 thang đo
+ Lệch 1/4 thang đo
10 Một ampe có 3 thang đo với các điện trở sun R1=0,05Ohm; R2=0,45Ohm; R3=4,5 Ohm mắc nối tiếp RCT = 1k Ohm; ICT = 50uA
Tính độ lệch toàn thang của dụng cụ trong 3 trường hợp đó
11 Một miliampe kế từ điện có thang đo 150 vạch với giá trị độ chia là
C = 0.1mA; Rct = 100 Ohm Tính giá trị Rs để đo được các giá trị dòng tối đa là 1A, 2A và 3A
12 Một dụng cụ đo TĐNCVC với ĐLTT là 100µA và Rct = 1kOhm được sử dụng để làm Vôn kế
Xác định điện trở nhân cần thiết nếu muốn đo điện áp 100 V trên toàn thang
Tính điện áp đặt vào khi kim chỉ 3/4; 1/2 và 1/4 ĐLTT
Trang 513 Một dụng cụ đo TĐNCVC với ĐLTT là 100uA và Rct = 1kOhm được dùng như một Vôn kế xoay chiều có ĐLTT là 100V bằng cách sử dụng sơ đồ chỉnh lưu cầu diode
Xác định giá trị của điện trở nhân cần thiết
Xác định số chỉ của kim khi điện áp vào Vrms là 75V và 50V
14 Một cơ cấu đo có giá trị giới hạn đo là Imax = IA = 50µA , điện trở nội của
cơ cấu đo là Rct = 300 Ohm Tính các giá trị của điện trở shunt để có thang đo 100mA , 1A và 10A
15 Cho mạch điện như sơ đồ dưới Hãy tính giá trị của các điện trở R1, R2 và R3 để mạch có dải đo x1, x10 và x100 Biết rằng cơ cấu chỉ thị từ điện có dòng chỉ thị lớn nhất là 1mA, nội trở là 0,2KOhm
16 Cho mạch điện đo điện trở như sơ đồ dưới Biết rằng E = 1.5V ; R1 = 15kOhm ; Imax = 50 µA và Rm = R2 = 1 kOhm
Xác định giá trị của điện trở RX khi kim chỉ thị ở vị trí ¼ thang đo
Xác định giá trị của điện trở RX khi kim chỉ thị ở vị trí 1/2 thang đo
Xác định giá trị của điện trở RX khi kim chỉ thị ở vị trí độ lệch toàn thang đo