ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN EVD
Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Tập đoàn EVD
Công ty TNHH Tập đoàn EVD là công ty thương mại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa Hàng hóa của Công ty chủ yếu là các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành điện, xây dựng và trong công nghiệp
Hiện nay, công ty đang cung cấp vật tư thiết bị điện trung - cao thế cho các dự án trong và ngoài ngành điện và xây lắp đường dây và trạm biến áp, lắp đặt hệ thống phân phối, truyền tải điện cho ngành điện, điện công nghiệp, năng lượng Các Tổng công ty Điện lực lớn như Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực miền Trung, các Công ty Xây lắp điện, Công ty Điện lực của các tỉnh, các Công ty TNHH cùng các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, năng lượng…đã và đang sử dụng các sản phẩm chất lượng cao do Công ty sản xuất và phân phối.
Công ty đã triển khai nhiều hợp đồng cung cấp thiết bị cho ngành điện, ngành đóng tàu, ngành than, một số công ty xi măng và một số hợp đồng trong khối dạy nghề.
Sản phẩm được Công ty cung cấp với chất lượng cao của các công ty và hãng uy tín trên thế giới mà công ty đã lựa chọn để cung cấp như: Sứ cách điện thuỷ tinh, sứ cách điện polymer; Cáp quang OPGW (12 hoặc 24 sợi), phụ kiện cáp hạ thế, phụ kiện đường dây và thiết bị đấu nối; Tủ trung thế, máy cắt Recloser; Cầu chì tự rơi; Aptomat; Chống sét van; Hộp đầu cáp - hộp nối cáp; v.v…
+ Thiết bị điện trung thế và cao thế: các thiết bị điện phân phối 12kV, 24kV, 35kV và 110kV như các loại dao cách ly, cầu dao cắt có tải, cầu chì tự rơi, cầu chì ống, tủ điện phân phối, chống sét van, chống sét đường dây; Các loại cáp điện cao thế nhập ngoại từ Hàn Quốc, Ý; Các loại băng bọc cách điện trung thế nhập từ Anh quốc; Các thiết bị đo kiểm như đồng hồ vôn, đồng hồ ampe, cầu đo điện trở…do các công ty của Liên bang Nga, Nhật và các nước G7 sản xuất.
+ Thiết bị và vật liệu hàn/cắt ESAB – Thụy Điển: các loại que hàn, dây hàn và thuốc hàn; các loại máy hàn từ đơn giản đến hiện đại, phục vụ được tất cả các công việc khác nhau như máy biến thế hàn, máy hàn một chiều, máy hàn bán tự động MIG/MAG, máy hàn TIG (hàn điện cực Wonfram có khi bảo vệ), thiết bị hàn tự động; Thiết bị cắt tự động.
+ Thiết bị và phụ tùng xe VOLVO xây dựng – Thụy Điển: các loại xe tải, máy xúc, máy đào, máy gạt, cùng các chủng loại phụ tùng phục vụ trong các ngành Công nghiệp và Xây dựng.
1.1.2.Các phương thức bán hàng:
Hiện nay công ty đang thực hiện các phương thức bán hàng sau:
+ Phương thức bán buôn qua kho:
Bán buôn qua kho là phương thức bán hàng hóa trong đó hàng hóa được xuất kho bảo quản của doanh nghiệp Khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh kế toán sẽ viết hóa đơn và thủ kho xuất hàng hóa, thành phẩm tại kho.
Bán buôn qua kho được thể hiện dưới các hình thức:
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: theo hình thức này, bên mua cử nhân viên mua hàng đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng Sau khi tiến hành xong thủ tục xuất kho, bên mua ký nhận và chứng từ coi như hàng hóa được tiêu thụ.
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng : dựa vào hợp đồng đã ký kết bên bán hàng sẽ đưa hàng tới địa điểm giao hàng theo quy định, bên mua sẽ cử nhân viên tới địa điểm giao hàng để nhận hàng Khi bên mua ký vào chứng từ giao nhận hàng hóa có thể do bên bán hoặc bên mua chịu tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.
+ Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng:
DN sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua Đây là phương thức bán hàng tiết kiệm vì nó giảm được chi phí lưu thông và tăng nhanh sự vận động của hàng hóa Hiện tại, Công ty đang thực hiện phương thức này chủ yếu với những hàng hóa có khối lượng và trọng lượng lớn, thực hiện dưới 2 hình thức:
- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp: DN sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: DN sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận.
1.1.2.2.Phương thức bán lẻ hàng hóa
Phương thức bán lẻ hàng hóa là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nội bộ không mang tính chất kinh doanh Bán lẻ hàng hóa là giai đoạn vận động cuối cùng của hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Bán lẻ hàng hóa thường bán hơn chiếc hoặc khối lượng nhỏ, giá bán thường ổn định và thường thanh toán ngay bằng tiền mặt, bán lẻ thường có các hình thức sau:
+ Bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức bán hàng mà nghiệp vụ thu tiền và giao hàng tách rời nhau Mỗi quầy hàng có 1 nhân viên thu tiền riêng làm nhiệm vụ thu tiền của khách hàng, viết hóa đơn cho khách hàng đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên giao hàng Cuối ca nhân viên sẽ làm giấy nộp tiền và nộp tiền hàng cho thủ quỹ Còn nhân viên giao hàng xác định số lượng hàng hóa bán trong ca để lập báo cáo bán hàng.
Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng và xác định KQKD tại Công ty
ty TNHH Tập đoàn EVD
Với mục tiêu đẩy mạnh khối lượng hàng hóa bán ra và mở rộng thị trường tiêu thụ nên sản phẩm của công ty luôn chất lượng, giá cả phù hợp và kiểu dáng đa dạng, khách hàng có thể lựa chọn hình thức thanh toán thich hợp Do vậy, công ty luôn chú trọng các mặt sau:
Về chất lượng hàng hóa: Trước khi chuyển tới khách hàng công ty sẽ kiểm tra kỹ về chất lượng, kiểu dáng, logo, chủng loại, qui cách để đảm bảo uy tín với khách hàng.
Về giá bán: Được xác định trên giá thực tế mua từ các nhà cung cấp, chi phí thu mua, thuế, chi phí bảo quản và gắn liền với sự vận động của giá cả thị trường.
Công tác bán hàng và xác định KQKD có nhiệm vụ:
+ Cập nhật và phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác tình hình hàng bán ra để xác định doanh thu, giá vốn hàng bán, thuế GTGT…
+ Theo dõi tình hình thanh toán chi tiết để công ty kịp thời xử lý sai phạm và hạn chế tổn thất.
+ Xác lập phương pháp tính giá vốn hàng bán, phân bổ chi phí, kết chuyển giá vốn, doanh thu, chi phí…
+ Xác định kết quả bán hàng, lập báo cáo …
Hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh để đạt hiệu quả cao cần có sự quan tâm và phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong
Công ty Trong đó bao gồm ban Giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh, bộ phận kho.
Sơ đồ 01: Mô hình bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty
+ Ban Giám đốc: Đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hoạt động, kết quả kinh doanh chung của công ty, điều hành và quản lý chung các phòng ban, các trung tâm, chỉ đạo hoạt động của từng trung tâm, các bộ phận kinh doanh: Trung tâm Điện; Trung tâm Volvo; Trung tâm Esab;
Trung tâm dịch vụ Định hướng và đưa ra các chính sách cho bộ phận kinh doanh, marketing, chăm sóc và thúc đẩy nhu cầu của khách hàng, nâng cao số lượng tiêu thụ Đồng thời, ban Giám đốc theo dõi hoạt động bán hàng hàng ngày, hàng tháng thông qua các báo cáo bán hàng và doanh thu tiêu thụ từ bộ phận kế toán, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình bán hàng như khiếu nại, thanh toán nợ.
Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuËt Phòng tài chính - kế toán
Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác; thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh doanh xuất, nhập khẩu; đặc biệt đẩy mạnh phát triển dịch vụ sau bán hàng nhằm đem lại sự hài long cho khách hàng Phối hợp với phòng kế toán dựa vào số lượng tiêu thụ, xác định nhu cầu và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Phòng kinh doanh dựa vào nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong tương lai của các khách hàng lập kế hoạch về mục tiêu tiêu thụ theo quý, năm hoặc theo các gói thầu Chủ động giao dịch, đàm phán trong và ngoài nước, ký các thư từ, đơn chào hàng, trao đổi thông tin với khách hàng trong nước và nước ngoài trong quá trình giao dịch khi đi đến ký kết hợp đồng kinh doanh của Công ty; Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty; Tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã được ký kết; Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác kinh doanh của Công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt Thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh theo đúng tiến độ và quy định Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Ban Giám đốc Công ty;
Thu thập, xử lý số liệu, kiểm tra các khoản thu – chi tài chính, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt dộng kinh doanh, từ đó lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính hiệu quả Có trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại công ty, lập kế hoạch để phục vụ hoạt động kinh doanh, thanh toán hợp đồng Đối chiếu công nợ với khách hàng theo định kỳ hoặc đôn đốc và thực hiện thu hội công nợ Có nhiệm vụ định kỳ hoặc theo chỉ định báo cáo cho ban Giám đốc tình hình bán hàng, doanh thu tiêu thụ, cùng phòng kinh doanh trao đổi, xác định các khách hàng tiềm năng cũng như khả năng về nhu cầu tiêu thụ của từng khách hàng để có những đề xuất phù hợp.
Chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng trong nước và nước ngoài; soạn thảo, quản lý và thực hiện các hợp đồng kinh tế; tham gia đầu tư dự án, và gồm các tổ chuyên môn cụ thể. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của Công ty như: chuẩn bị nguồn cung ứng xuất khẩu, tiêu thụ hàng nhập khẩu, các khâu giám định, kiểm dịch, hải quan, giao nhận, bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi thường, và đối ngoại như: tìm kiếm giao dịch giữa những người bán và người mua, giải quyết tranh chấp khiếu nại với khách hàng có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công.
Nghiên cứu xây dựng đề án đầu tư các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty Đề xuất những giải pháp kỹ thuật cải tiến trang thiết bị hiện có nhằm phục vụ hữu ích công tác kinh doanh của Công ty; Thực hiện các hạng mục sửa chữa, cải tạo xây dựng mới; Vận hành bảo trì, sửa chữa Phân tích đánh giá tình hình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc của Công ty; Hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện dịch vụ bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng Kiểm tra các thông số kỹ thuật sau khi tiến hành bàn giao cho khách hàng
Thường xuyên đối chiếu hàng hóa nhập, xuất, tồn với bộ phận kế toán để cập nhật số lượng hàng hóa và có kế hoạch nhập hàng kịp thời đáp ứng cho các khách hàng.
Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty
Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ: tỷ giá thực tế
- Phương pháp kê khai: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ
- Phương pháp KHTSCĐ: theo đường thằng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp: Thực tế đích danh
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KQKD TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN EVD
Kế toán doanh thu bán hàng
2.1.1 Nội dung của doanh thu bán hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu:
Nội dung của Doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng: là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Phương thức xác định doanh thu bán hàng
Doanh thu thuần về bán hàng được xác định bằng tổng số doanh thu sau khi trừ đi các khoản giảm trừ: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại.
Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ nên doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Hóa đơn GTGT (mẫu 01 – GTKT - 3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 – GTTT - 3LL)
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (mẫu 01 – BH)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 – TSCĐ)
- Chứng từ kế toán liên quan khác nhau như phiếu nhập kho hàng trả lại Hóa đơn GTGT do kế toán lập thành 3 liên:
Liên 2: Giao cho khách hàng.
Liên 3: Làm căn cứ để thủ kho xuất kho hàng hóa sau đó chuyển cho phòng kế toán.
2.1.3 Tài khoản sử dụng: Để phản ánh doanh thu bán hàng trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản:
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
TK 512: Doanh thu nội bộ.
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
Và các tài khoản liên quan: TK 111, TK 112, TK 131…
Bên Nợ : Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp.
Các khoản ghi giảm doanh thu bán hàng( giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại )
Kết chyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu BĐSĐT sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh thu
BĐSĐT của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
TK 511 không có số dư cuối kỳ, và có 5 TK cấp 2:
TK 5111: DT bán hàng hóa - được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, vật tư.
TK 5112: DT bán thành phẩm - được sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất vật chất như công nghiệp, xây lắp , lâm nghiệp.
TK 5113: DT cung cấp dịch vụ - được sử dụng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng.
TK 5114: DT trợ cấp trợ giá - được dùng để phản ánh các khoản từ trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.
TK 5117: DT kinh doanh BĐSĐT
Kế toán DTBH được thực hiện theo sơ đồ sau:
DTT (2) DTBH bị trả lại,bị
Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị
Giảm giá, chiết khấu thương mại
(3) Kết chuyển DT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, chiết khấu TM
Sơ đồ 02: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ
Doanh thu của hàng hoá, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ kế toán Theo sơ đồ có các nghiệp vụ chủ yếu sau:
NV1 Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT) (TK 5111, 5112, 5113, 5117)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (TK 33311).
NV2 Doanh thu hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, chiết khấu thương mại.
Nợ TK 33311: Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, CKTM
Có TK 111, 112, 131 NV3 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu của các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán
Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.
NV4 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu thuần sang Tài khoản 911, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
1, Ngày 03/05/2013 công ty TNHH Tập đoàn EVD xuất bán 1 chiếc máy cắt khoan Laser với giá trị vốn 480.000.000 đ cho ông Nguyễn Đăng Nhật.Giá bán chưa thuế là 500.000.000 đ, thuế suất GTGT 10% Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0024761 (Phụ lục 01, 02), phản ánh như sau:
2, Ngày 07/05/2013 công ty TNHH Tập đoàn EVD ký hợp đồng bán 2 chiếc máy điều khiển cho công ty Hưng Phát đã thu tiền Trị giá bán chưa thuế là 600.000.000 đ, thuế suất thuế GTGT là 10%, công ty Hưng Phát đã thanh toán qua ngân hàng, công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng.
Kế toán căn cứ vào hóa đơn 0024957 (phụ lục 03, 04), phản ánh như sau:
3, Ngày 14/05/2013 công ty TNHH Tập đoàn EVD bán máy phát điện cho công ty CP Tiến Lợi, trị giá bán cả thuế là 35.750.000 đ, thuế suất GTGT 10% Công ty CP Tiến Lợi thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0024958 (phụ lục 05, 06), phản ánh như sau:
4, Ngày 19/05/2013 công ty TNHH Tập đoàn EVD ký hợp đồng bán hàng cho công ty Đại An 4 tủ điều khiển hệ thống với tổng giá thanh toán là 853.600.000 đ, thuế GTGT 10% , chưa thanh toán Kế toán căn cứ vào hóa đơn 0024967 (phụ lục 07, 08), phản ánh như sau:
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vào sổ cái TK
511 (phụ lục 09) và sổ cái TK 911 (phụ lục 20)
Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại , Các khoản giảm trừ doanh thu là tính cơ sở để tính doanh thu thuần và kết quả kinh donah tỏng kỳ kế toán Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh, theo dõi chi tiết, riêng biệt trên những TK kế toán phù hợp, nhằm cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính.
2.2.1 Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu:
+ Kế toán chiết khấu thương mại.
Chiết khấu thương mại là số tiền giảm giá, bớt giá cho người mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán.
TK kế toán sử dụng: Để phản ánh chiết khấu thương mại, kế toán sử dụng
Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp thuận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản “
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để giảm trừ doanh thu.
TK 521 không có số dư cuối kỳ TK 521 có 3 TK cấp 2:
TK 5211: Chiết khấu hàng hóa.
TK 5212: Chiết khấu thành phẩm.
TK 5213: Chiết khấu dịch vụ.
+ Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại.
Doanh thu hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nhiệp đã xác định tiêu thụ, đã nghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất, sai quy cách,
TK sử dụng: TK 531 – hàng bán bị trả lại
Bên Nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại.
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của hàng bị trả lại làm giảm doanh thu thuần.
TK 531 không có số dư cuối kỳ.
+ Kế toán giảm giá hàng bán.
Giảm giá hàng bán là khoản tiền giảm trừ cho người mua do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trên hợp đồng.
+TK sử dụng: TK 532- Giảm giá hàng bán.
Bên Nợ: Các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.
TK 532 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 03: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Số tiền giảm trừ cho ng ời mua
( CKTM,GGHB, Số tiền hàng bị trả lại ) trừ vào số phải thu
Số tiền hàng bị trả lại trừ vào doanh thu
Thuế GTGT đầu vào đ ợc khấu trừ
Theo sơ đồ, có một số nghiệp vụ chủ yếu sau:
NV1, Số tiền giảm trừ cho người mua (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 521, 531, 532 - các khoản giảm trừ
Nợ TK 33311 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
NV2, Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hiện tại, Công ty TNHH Tập đoàn EVD không sử dụng tài khoản này.
Kế toán giá vốn hàng bán
2.3.1 Nội dung giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là giá gốc của sản phẩm, hàng hóa lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ Đối với doanh nghiệp sản xuát, trị giá vốn thành phẩm xuát kho để bán hoặc thành phẩm hoàn thành không nhập kho mà đưa đi bán ngay chính là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn hàng xuất bán bao gồm trị giá mau thực tế và chi phí mau phân bổ cho hàng bán Trong đó nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua của hàng bán không có thuế GTGT đầu vào, còn nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá mua của hàng bán bao gồm thuế GTGT đầu vào.
Phương pháp xác định giá vốn hàng bán
Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp Hiện tại, Công ty TNHH Tập đoàn EVD đang thực hiện xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp giá thành thực tế đích danh.
+/ Phương pháp giá thành thực tế đích danh.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp quản lý hàng hóa theo từng lô hàng Hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá của lô hàng đo để tính Phương pháp này thường được sử dụng với những loại hàng có giá trị cao, thường xuyên cải tiến mẫu mã chất lượng.Mỗi một phương pháp tính giá đều có nội dung, ưu nhược điểm khác nhau Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, khả năng nghiệp vụ của cán bộ kế toán, yêu cầu quản lý cũng như điều kiện trang bị phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin để đăng ký một phương pháp tính giá thích hợp.
Kế toán sử dụng TK 632: Giá vốn hàng bán – phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ xuất trong kỳ.
TK 632 không có số dư cuối kỳ.
Và một số tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 156…
2.3.4 Phương pháp giá vốn hàng bán:
Hiện tại, Kế toán xác định giá vốn hàng bán áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 04: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trị giá vốn của vốn hàng hóa xuất bán
Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho đ ợc tính vào giá trị hàng hóa bán
Trích khấu bất động sản đầu t
K/c giá vốn hàng bán và các chi phí khi xác định kết quả kinh doanh
Hàng bán bị trả lại nhập kho
Hàng nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo sơ đồ, ta có các nghiệp vụ chủ yếu sau:
NV1, Khi xuất các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có các TK 156, 157, .NV2, Phần hao hụt mất mát hàng tồn kho được tính vào giá trị hàng hóa bán.
Có Tk 632 - Giá vốn hàng bán NV3, Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Có TK 632 - Giá vốn bán hàng.
NV4, Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Trường hợp số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước,(bé hơn thì ngược lại) ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
NV5, Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán Công ty tính vốn theo giá đích danh, theo dõi vật tư theo lô hàng nhập, xuất lô hàng nào lấy giá nhập của lô hàng đó làm giá xuất kho.
Trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho được xác định như sau:
Tổng giá vốn hàng bán ra = Đơn giá mua vào x Số lượng hàng xuất kho.
Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu nhập kho, xuất kho…
TK sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán; TK 156 – Hàng hóa.
1, Ngày 03/05/2013 công ty TNHH Tập đoàn EVD xuất bán 1 chiếc máy khoan cắt Laser cho ông Nguyễn Đăng Nhật Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0024761 (phụ lục 01), xác định giá vốn như sau:
2, Ngày 07/05/2013 công ty TNHH Tập đoàn EVD ký hợp đồng bán 2 chiếc máy điều khiển cho công ty Hưng Phát đã thu tiền Trị giá vốn
450.000.000 đ Căn cứ vào HĐ 0024957 (phụ lục 03), kế toán ghi:
3, Ngày 14/05/2013 công ty TNHH Tập đoàn EVD bán máy phát điện cho công ty CP Tiến Lợi, trị giá vốn 25.000.000 đ Căn cứ vào HĐ số 0024958 (phụ lục 05), kế toán ghi:
4, Ngày 19/ 05/2013 công ty TNHH Tập đoàn EVD ký hợp đồng bán hàng cho công ty Đại An 4 tủ điều khiển hệ thống với giá vốn là 400.000.000 đ Căn cứ vào HĐ số 0024967 (phụ lục 07), kế toán ghi:
Có TK 156 : 400.000.000 đ Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán vào sổ cái TK 632 (phụ lục 10) và sổ cái TK 911 (phụ lục 20).
Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính
Hiện tại, Công ty không có doanh thu, chi phí phát sinh từ hoạt động TC.
Kế toán chi phí bán hàng
2.5.1 Nội dung kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chi phí bao gồm sản phẩm, bảo quan hàng hóa, quảng cáo…
Theo quy định hiện hành, chi phí bán hàng của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
- Chi phí nhân viên: là các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản… và các khoản trích BHXh, BHYT, KPCĐ trên tiền lương theo quy định.
- Chi phí vật liệu bao bì: là các khoản chi phí để bao gói sản phẩm, hàng hóa, chi phí vật liệu dùng cho bảo quản bốc vác nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm.
- Chi phí dụng cụ đồ dùng: là các chi phí công cụ, dụng cụ , đồ dùng đo lường, tính toán trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là nhà kho, cửa hàng…
- Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa: bao gồm các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian quy định về bảo hành như tiền lương, vật liệu…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ như: chi phí thuê TSCĐ, thuê kho, thuê bãi, vận chuyển….
- Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ngoài các khoản chi phí kể trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí giới thiệu sản phẩm…
Trong hạch toán chi phí bán hàng, công ty sử dụng các chứng từ sau:
- Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT
- Giấy thanh toán tạm ứng
- Bảng kê thanh toán lương…
- Tài khoản 641: Chi phí bán hàng – dùng để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ Tài khoản 641 sau khi kết chuyển không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6411: chi phí nhân viên
Tài khoản 6412: chi phí vật liệu
Tài khoản 6413: chi phí dụng cụ, đồ dùng
Tài khoản 6414: chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6415: chi phí bảo hành
Tài khoản 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6418: chi phí bằng tiền khác
- Và một số TK liên quan như : TK 111, TK 112, TK 331…
Kế toán chi phí bán hàng tại Công ty TNHH Tập đoàn EVD được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 05: Hạch toán chi phí bán hàng
Chi phí tiền l ơng và các khoản trích theo l ơng
Chi phí phân bổ dần Chi phÝ trÝch tr íc
Chi phÝ khÊu hao TSC§
Dự phòng phải trả về chi phí bảo hành hàng hóa, sản phẩm
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Hoàn nhập dự phòng về chi phí bảo hành sản phẩm
Cuèi kú kÕt chuyÓn CPBH Các khoản thu giảm chi
Theo sơ đồ có các nghiệp vụ chủ yếu sau:
NV1, Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính,các khoản trích theo lương cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 334, 338, . NV2, Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax ), chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị nhỏ, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
NV3, Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, ghi:
Có TK 641 - Chi phí bán hàng.
NV4, Cuối kỳ kế toán sau, doanh nghiệp phải tính, xác định số dự phòng phải trả về sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá cần lập:
1, Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6415)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (kỳ này > kỳ trước)
2, Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (kỳ này < kỳ trước)
Có TK 641 - Chi phí bán hàng (6415).
NV5, Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng.
1, Ngày 10/05 công ty TNHH Tập đoàn EVD chi tiền mặt cho nhân viên Ngô Lan Anh mua quà khuyến mại, phiếu chi số 00890 (phụ lục 11), số tiền là 3.850.000 đ, thuế suất GTGT 10%, kế toán ghi:
2, Ngày 27/05/2013 kế toán bán hàng thanh toán tiền điện nước tại cửa hàng bằng tiền mặt là 5.943.000 đ Căn cứ vào phiếu chi số 00945 (phụ lục
3, Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm (phụ lục 16, 17), kế toán hạch toán:
BT1: Tính lương của NVBH.
Có TK 334 : 28.560.000 đ BT2: Các khoản trích theo lương.
Có TK 338 : 9.282.000 đ Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào sổ cái TK 641(phụ lục 18) và sổ cái TK 911 (phụ lục 20).
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.6.1 Nội dung kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
Chi quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản cụ thể, có nội dung và công dụng khác nhau Theo quy định hiện hành, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các loại sau:
- Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và các khoản trích BHXH, BHXH, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo quy định.
- Chi phí vật liệu quản lý: trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý chung của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, cho việc sữa chữa TSCĐ, CCDC dùng chung của doanh nghiệp.
- Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí về dụng cụ đồ dùng văn phòng cho công tác quản lý chng của doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao của những tài sản cố định dùng cho DN: văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc…
- Thuế , phí , lệ phí: gồm các khoản thuế như nhà đất, thuế môn bài… Các khoản phí , lệ phí cầu phà…
- Chi phí dự phòng: gồm các khoản chi về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như tiền điện, tiền nước, thuê sữa chữa TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp.
- Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên, như chi hội nghị, tiếp khách chi công tác phí.
2.6.2 Chứng từ kế toán sử dụng:
- Hóa đơn GTGT: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại dùng cho quản lý doanh nghiệp
- Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý doanh nghiệp.
- Phiếu xuất kho, phiếu chi, bảng kê thanh toán tạm ứng
- Bảng trích khấu hao TSCĐ dùng cho chi phí quản lý…
- Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: dùng để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp.
Tài khoản này có 8 tài khoản cấp 2:
+ TK 6421: CP nhân viên quản lý.
+ TK 6423: CP đồ dùng văn phòng.
+ TK 6424: CP khấu hao TSCĐ
+ TK 6425: Thuế, phí, lệ phí.
+ TK 6427: CP dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6428: CP bằng tiền khác
Và các TK kế toán khác có liên quan: TK 111, TK 112, TK 331
Kế toán CPQLDN tại Công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 06: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí tiền l ơng, tiền công, phụ cấp tiền ăn ca và các khoản trích theo l ơng
Chi phí vật liệu,công cụ
Chi phí phân bổ dần Chi phÝ trÝch tr íc
Chi phÝ khÊu hao TSC§
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
Cuèi kú kÕt chuyÓn CPQLDN Các khoản thu giảm chi
Chi phí dự phòng phải trả về tái cơ cấu
DN,HĐ có rủi ro lớn, dự phòng phải chi trả khác
Thuế môn bài,tiền thuế đất phải nộp NSNN
Dự phòng phải thu khó đòi
Hoàn nhập dự phòng phải về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa
Theo sơ đồ có các nghiệp vụ chủ yếu sau:
1, Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính,các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN
2, Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
3, Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4, Cuối kỳ kế toán sau, doanh nghiệp phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả về hợp đồng có rủi ro lớn.
1, Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (6425)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (kỳ này > kỳ trước)
2, Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (kỳ này < kỳ trước)
Có TK 642 - Chi phí QLDN (6425).
5, Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí QLDN phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
1, Ngày 05/05 Công ty mua giấy bút và các dụng cụ văn phòng phẩm về phục vụ cho văn phòng về phục vụ cho phòng kế toán số tiền là 2.574.000 đ Căn cứ phiếu chi số 00876 (phụ lục 13), kế toán ghi:
2, Ngày 15/05 trích quỹ tiền mặt may đồng phục cho nhân viên bộ phận văn phòng số tiền là 12.000.000 đ Căn cứ phiếu chi số 00901 (phụ lục 14), kế toán ghi:
3, Ngày 27/05, chi đóng tiền điện cho bộ phận văn phòng là 7.700.000 đ bằng tiền mặt Căn cứ phiếu chi số 00846 (phụ lục 15), kế toán ghi:
4, Căn cứ vào bảng phân bổ lương và bảo hiểm (phụ lục 16, 17), kế toán hạch toán:
BT1: Tính lương của NVBH
Có TK 334 : 77.720.000 đ BT2: Các khoản trích theo lương
Có TK 338 : 25.259.000 đ Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN vào sổ cái TK 642 (phụ lục 19), và sổ cái TK 911 (phụ lục 20):
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
2.7.1 Nội dung xác định kết quả kinh doanh.
Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa bán ra, là kết quả được thu từ hoạt động kinh doanh hàng hóa sau khi lấy doanh thu trừ các khoản chi phí phát sinh.
Cuối tháng doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu giá vốn hàng bán , chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả bán hàng theo công thức:
Kết quả bán hàng = DTT – GVHB – CPBH – CPQLDN
Trong đó DTT là doanh thu bán hàng sau khi đã loại trừ các khoản giảm trừ DT.
2.7.2 Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Sau khi đã tập hợp đầy đủ giá vốn hàng xuất kho để bán: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng đã bán doanh nghiệp sẽ xác định được kết quả bán hàng Kế toán sử dụng tài khoản:
+ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh dùng để phản ánh xác định kết quả hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ.
TK 911 sau khi kết chuyển không có số dư cuối kỳ.
+ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối – dùng để phân phối kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
TK 4211: Lợi nhuận năm trước.
TK 4212: Lợi nhuận năm nay.
Và TK có liên quan như: TK 511, TK 632, TK 641, TK 642
Kế toán xác định kết quả kinh doanh được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 07: Kế toán xác định kết quả bán hàng
Theo sơ đồ có các nghiệp vụ chủ yếu sau:
- Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
- Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng , chi phí QLDN
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
- Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
Trích tài liệu 31/05/2013 (phụ lục 20)
Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng:
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Kết chuyển chi phí bán hàng:
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Có TK 642 : 116.935.600 đ Kết quả hoạt động bán hàng được xác định như sau:
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾTOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
Đánh giá chung về kế toán bán hàng và xác định KQKD tại Công ty
ty TNHH Tập đoàn EVD
+/ Thứ nhất : Bộ máy kế toán.
Với hình thức tập trung dễ dàng phân công công việc, kiểm tra xử lý thông tin giúp các nhân viên kế toán có thể phối hợp, hỗ trợ nhau một cách nhịp nhàng, hiệu quả trong công việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty Các phần hành kế toán được tiến hành hợp lý với mô hình kế toán gọn nhẹ, linh hoạt Sự phân công, phân cấp rõ ràng góp phần cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ kịp thời giúp cho công tác kế toán được hiệu quả Các nhân viên kế toán luôn học hỏi và nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty đã tạo ra nhiều thuận lợi cho bộ phận kế toán trong quá trình thu thập số liệu, lên kế hoạch và triển khai các phương án liên quan đến tài chính.
+/ Thứ hai: Hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ.
Hệ thống chứng từ công ty được sử dụng đúng về mẫu mã, cách lập và quản lý chứng từ theo đúng quy định nhà nước Mọi chứng từ kế toán của công ty đều đúng mục đích, chức năng đơn vị.
Quá trình luân chuyển chứng từ của các phần hành kế toán được thực hiện một cách phù hợp, đảm bảo kiểm soát nội một cách chặt chẽ trách nhiệm của từng cán bộ tham gia Đồng thời việc luân chuyển chứng từ diễn ra nhanh chóng tạo điều kiện cho kế toán phản ánh kịp thời tình hình tiêu thụ hàng hóa và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác.
+/ Thứ ba: Hệ thống tài khoản.
Hệ thống TK của công ty được thiết kế phù hợp, chi tiết các mặt hàng và chức năng của bộ phận đảm bảo phản ánh đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhìn chung công tác kế toán của công ty thực hiện khá chặt chẽ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế.
+/ Thứ nhất: Về TK sử dụng.
Công ty chưa sử dụng TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa để tập hợp chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ Các chi phí phát sinh trong qua trình thu mua hàng hóa như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, mở L/C… không được hạch toán riêng vào TK 1562 mà phản ánh chung vào 642 – Chi phí QLDN Hạch toán như vậy là chưa đúng chế độ hiện hành, không phản ánh đúng giá vốn của hàng nhập kho cũng như không phản ánh dúng bản chất của chi phí doanh nghiệp.
+/ Thứ hai: Về áp dụng chiết khấu thanh toán.
Là một doanh nghiệp thương mại về tiêu thụ hàng hóa chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của công ty Thực tế, công ty chưa thực hiện chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán trước tiền hàng. Đây là một thiếu sót rất lớn trong chiến lược thu hút khách hàng khiến công ty lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn.
+/ Thứ ba: Về khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Công ty có nhiều đối tác, những khách hàng mua trả tiền ngay, ngoài ra công ty còn có nhiều khách hàng trả góp trả chậm và nợ nhưng công ty không trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định
KQKD tại Công ty TNHH Tập đoàn EVD
+/ Thứ nhất: Về TK sử dụng.
Công ty nên sử dụng TK 1562 – chi phí hàng hóa để hạch toán riêng chi phí thu mua của hàng hóa mua vào, công ty không nên phản ánh chi phí này và TK 642 vì nó không phản ánh đúng nội dung của TK này Điều này làm cho giá vốn hàng xuất kho để bán bị giảm đi Vì vậy, trong trường hợp chi phí thu mua lớn nhưng lại không được phản ánh vào TK 632 có thể dẫn đến việc định giá bán không phù hợp với mặt hàng kinh doanh của công ty đồng thời gây khó khăn trong việc nghiên cứu để giảm chi phí thu mua hàng hóa. Đối với những hàng hóa mà chi phí thu mua tập hợp riêng thì tập hợp riêng cho mặt hàng đó Còn đối với mỗi lần nhập mà chi phí thu mua liên quan đến nhiều mặt hàng thì thực hiện phân bổ cho từng mặt hàng theo tiêu thức trị giá mua thực tế nhập kho.
Chi phí thu mua phân bổ cho mặt hàng i
= Tổng chi phí thu mua phát sinh x Trị giá thực tế của mặt hàng i
Tổng trị giá thu mua thực tế nhập kho của hàng hóa
Và tổng hợp chi phí thu mua trong quá trình mua hàng được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ và tồn kho cuối kỳ theo công thức:
Chi phí mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ
= Chi phí mua hàng tồn đầu kỳ
Chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ x
Trị giá hàng xuất bán
Trị giá mua hàng đầu kỳ +
Trị giá mua hàng nhập trong kỳ trong kỳ
Ví dụ: Tháng 05/2013 công ty có số liệu về máy dán màng nhôm như sau: Tồn đầu kỳ 10 chiếc, đơn giá 480.000.000 đ/ chiếc, chi phí mua hàng tồn đầu kỳ là 500.000.000 đ Nhập trong tháng 6 chiếc, đơn giá
485.000.000 đ/ chiếc, chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ là 330.000.000 đ Xuất trong tháng 12 chiếc, đơn giá 500.000.000 đ.
Chi phí mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ
Tương tự với các chi phí phát sinh trong quý thu mua hàng xuất bán kế toán tập hợp vào TK 1562.
Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí và hàng xuất bán Từ đó, kế toán xác định giá vốn hàng hóa bán ra Như vậy kế toán hạch toán rõ ràng chi phí thu mua và hàng xuất bán của công ty.
+/ Thư hai: Việc chiết khấu thanh toán. Để khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn , công ty nên áp dụng tặng quà khuyến mại để tránh tình trạng lạm dụng vốn, rủi ro về nợ khó đòi Với những khách hàng thanh toán ngay công ty cần áp dụng chính sách khuyến mại lớn cho khách hàng nhằm thu lại vốn nhanh.
Trường hợp thanh toán trước hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 635 : Chi phí tài chính.
Có TK 111 : Tổng số tiền
Ví dụ: Công ty Cổ phần Anh Anh mua hàng với tổng số tiền là
450.000.000 đ Công ty chiết khấu cho khách hàng 1% trên tổng giá thanh toán Kế toán định khoản:
+/ Thứ ba: Về khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi Công ty nên tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi nhằm tránh được những rủi ro, thất thoát trong công tác kế toán thanh toán thu hồi nợ của công ty khi khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,và khó có khả năng thanh toán.
Cơ chế tài chính của việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
1 Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.
2 Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).
Ví dụ: Cuối năm tài chính 2013, kế toán mở sổ chi tiết khoản phải thu khó đòi của khách hàng xem.Kế toán phát hiện có 2 món nợ trên 3 năm và 1 món nợ từ 2 -> 3 năm với tổng số nợ là 100.000.000 đ Cuối năm 2012 đã trích dự phòng cho 2013 là 70.000.000 đ Trong năm 2013, công ty đã nhiều lần đi đòi nợ nhưng không được, công ty quyết định xóa nợ (bán nợ)quá hạn 30.000.000 đ
Số phải trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi cuối 2013 số tiền là: 100.000.000 đ – (70.000.000 đ – 30.000.000 đ) = 60.000.000 đ
1 Kế toán phản ánh khoản trích lập dự phòng về nợ khó đòi cuối năm 2012:
2 Kế toán phản ánh số nợ được xóa:
3 Kế toán tính toán số cần trích lập dự phòng về nợ khó đòi cuối năm 2013:
Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
Để thực hiện các giải pháp trên cần có sự đồng bộ giữa cơ quan Nhà nước, các ngành chức năng và phía công ty.
3.3.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán của công ty nói chung có nguyên nhân khách quan là từ sự thiếu đồng bộ của các văn bản pháp lý về kinh tế, kế toán tài chính Các thông tư hướng dẫn chưa thực sự rõ ràng, chưa thật sự phù hợp với công tác kế toán thực tế tại công ty Để có một khung pháp lý phù hợp với các hướng dẫn cụ thể hơn, chi tiết, rõ ràng hơn, các cơ quan Nhà nước mà trực tiếp là Bộ tài chính cần tiếp tục xây dựng, tạo lập các khuôn khổ pháp lý về kế toán tại Việt Nam, kèm theo đó là các thông tư hướng dẫn cụ thể để các Doanh nghiệp có thể áp dụng linh hoạt chúng vào quán trình hạch toán cụ thể và đảm bảo sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, tạo môi trường kinh tế và môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp
Bộ tài chính cũng như các cơ quan thuế cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bằng việc hướng dẫn thực hiện các Thông tư, Nghị quyết mới Ngoài ra, do các Thông tư, Nghị quyết liên tục được thông báo hoặc sửa đổi khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc theo kịp và cập nhật các thông tin mới để thực hiện tốt các quy định mới.
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy công tác kế toán quản trị của các Doanh nghiệp chưa được chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán Do đó, các cơ quan Nhà nước có thể nghiên cứu để đưa ra các mẫu báo cáo quản trị mang tính chất hướng dẫn cho các Doanh nghiệp.
3.3.2 Về phía Công ty TNHH Tập đoàn EVD Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Tập đoàn EVD cần đảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất, công ty cần có chính sách, các chương trình cụ thể trong bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cho các nhân viên trong phòng kế toán tài chính và phòng kế hoạch thị trường. Công ty có thể cử các nhân viên này tham gia các lớp bồi dưỡng các nghiệp vụ ngắn hạn về chế độ, chính sách mới của Nhà nước, thường xuyên cập nhật các quy định mới có liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Thứ hai, ban lãnh đạo công ty cần xây dựng các quy định về tiền lương, chính sách với người lao động hợp lý, có tác dụng nâng cao động lực, sự hăng say, phấn đấu và gắn bó trong công tác của bản thân các nhân viên trong công ty.
Thứ ba, công ty cần giữ vững và phát triển quan hệ với các khách hàng lớn, có các chính sách thanh toán và tiệu thụ hợp lý nhằm giữ vững các đơn hàng định kỳ nhằm tạo ra lợi nhuận ổn định.
Thứ tư, công ty cần nghiên cứu để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu nhụ nhiều tiềm năng khác.
Thứ năm, nhân viên bộ phận kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng, phòng tài chính kế toán của Công ty nói chung thường xuyên theo dõi, cập nhật các quy định mới liên quan đến chuyên môn của mình Ngoài ra phải không ngừng học hỏi, trau dồi, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ của bản thân cũng như giúp cho bộ phận kế toán hoạt động trơn tru Bên cạnh đó cần phối hợp chặt chẽ vớiPhòng kinh doanh để tìm và phát triển các khách hàng tiềm năng cũng như củng cố các thị trường truyền thống Phòng kế toán cũng có trách nhiệm báo cáo với Ban Giám đốc, kịp thời kiến nghị, đề xuất giúp cho Ban Giám đốc nắm bắt được hoạt động kinh doanh của Công ty và đưa ra các quyết định, chiến lược trong tương lai, đảm bảo cho sự phát triển của Công ty.