1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.

386 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Vệ Người Dễ Bị Tổn Thương Bằng Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
Tác giả Lê Thị Diễm Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Độ, TS. Lê Đăng Doanh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 386
Dung lượng 2,51 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (12)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (16)
  • 6. Kết cấu của luận án (16)
  • 1. Tình hình nghiên cứu trong nước (17)
    • 1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực luật hình sự (17)
    • 1.2. Các công trình nghiên cứu chung về nhóm người dễ bị tổn thương (23)
    • 1.3. Công trình nghiên cứu về một số nhóm người cụ thể trong nhóm dễ bị tổn thương (27)
      • 1.3.1. Các công trình nghiên cứu về trẻ em (27)
      • 1.3.2. Các công trình nghiên cứu về phụ nữ (29)
      • 1.3.3. Các công trình nghiên cứu về người khuyết tật (32)
      • 1.3.4. Các công trình nghiên cứu về người cao tuổi (33)
  • 2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài (34)
    • 2.1. Các công trình nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực luật hình sự (34)
    • 2.2. Các công trình nghiên cứu về nhóm người dễ bị tổn thương trong lĩnh vực luật hình sự (37)
  • 3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (45)
    • 3.1. Những vấn đề đã được nhận thức thống nhất trong các nghiên cứu (45)
    • 3.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ cần được giải quyết trong luận án (47)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu (48)
    • 4.1. Câu hỏi nghiên cứu (48)
    • 4.2. Giả thuyết nghiên cứu (48)
  • Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ (50)
    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự39 1. Khái niệm người dễ bị tổn thương (50)
      • 1.1.2. Những nhóm người dễ bị tổn thương được nghiên cứu theo quy định của pháp luật hình sự (54)
      • 1.1.3. Khái niệm bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự (58)
      • 1.1.4. Đặc điểm bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự (61)
    • 1.2. Cơ sở bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự (63)
      • 1.2.1. Cơ sở lý luận (63)
      • 1.2.2. Cơ sở pháp lý (67)
      • 1.2.3. Cơ sở thực tiễn (68)
    • 1.3. Phương thức bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự (71)
      • 1.3.1. Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa (72)
      • 1.3.2. Hình sự hóa, phi hình sự hóa (73)
      • 1.3.3. Áp dụng pháp luật hình sự (75)
      • 1.3.4. Kiểm soát lập pháp hình sự và áp dụng pháp luật hình sự (77)
    • 1.4. Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự.67 1. Nhóm quyền của người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm (78)
    • 2.1. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương 79 1. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm (90)
      • 2.1.2 Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương là người phạm tội (97)
    • 2.2. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về bảo vệ người dễ bị tổn thương (103)
      • 2.2.1. Bảo vệ người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm (104)
      • 2.2.2. Bảo vệ người dễ bị tổn thương là người phạm tội (115)
  • Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (90)
    • 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương (127)
      • 3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổng thương là nạn nhân của tội phạm (127)
      • 3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương là người phạm tội (149)
      • 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng pháp luật hình sự về bảo vệ người dễ bị tổn thương (166)
    • 3.2. Các giải pháp tăng cường bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự 164 1. Hoàn thiện pháp luật hình sự (175)
      • 3.2.1.1. Cần có quy định và giải thích thống nhất nhận thức về một số nhóm người dễ bị tổn thương trong pháp luật hình sự (177)
  • KẾT LUẬN (89)

Nội dung

Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam.

Lý do lựa chọn đề tài

Người dễ bị tổn thương (vulnerable person) (NDBTT) là một trong số những đối tượng nhận được nhiều ưu tiên bảo vệ theo pháp luật quốc tế khi phần lớn các văn kiện quốc tế về quyền con người được Liên hợp quốc thông qua là để pháp điển hóa các quyền cho nhóm đối tượng này như Công ước quốc tế về Quyền trẻ em; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Công ước về quyền của người khuyết tật… Ngoài ra, nếu như trong một số vấn đề chung về nhân quyền hiện vẫn còn nhiều tranh cãi và ở một số quốc gia bị coi là nhạy cảm, thì quyền đối với nhóm NDBTT, các quốc gia thường có sự đồng thuận và ủng hộ ở mức cao 1 Thực tiễn những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong thực hiện các cam kết quốc tế về tư pháp hình sự đối với NDBTT bằng chính sách hình sự phù hợp với đặc thù của nhóm người này Một trong những cam kết quốc tế của Việt Nam hiện nay là sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiện toàn hệ thống pháp luật trên nguyên tắc phát huy nhân tố con người, đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân, đảm bảo hệ thống pháp luật quốc gia hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế 2

Tại Việt Nam, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ con người nói chung cũng như NDBTT nói riêng Điều 14 Hiến năm 2013 đã khẳng định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” 3 NBTTT cũng được ưu tiên khi có nhiều luật riêng cho những người này như Luật Trẻ em năm 2016, Luật Người khuyết tật năm 2010; Luật Người cao tuổi năm 2009, Luật Bình đẳng giới năm 2006…Pháp luật hình sự (PLHS), với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật cũng phải có trách

1 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Lời giới thiệu.

2 Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II.

3 Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. nhiệm bảo vệ NDBTT Hơn nữa, với đặc thù của ngành luật này khi điều chỉnh mối quan hệ giữa NhAà nước và người phạm tội khi thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội nghiêm trọng, bảo vệ NDBTT càng cần thiết phải đặt ra.

Hiện nay, số lượng NBTT tại Việt Nam không hề nhỏ Theo Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 thì dân số là phụ nữ của Việt Nam hiện nay là 48.327.923 người, chiếm 50,2% tổng số dân 4 hay tính đến ngày 30/6/2019, cả nước có 24.776.733 trẻ em, chiếm 25,75% tổng dân số cả nước 5 … Thực tiễn cho thấy NBTT dễ trở thành nạn nhân của các tội phạm như tội mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi; những tội phạm tình dục Ngoài ra, ngay cả khi người yếu thế chủ thể của tội phạm thì họ cũng cần có những chế định riêng để được bảo vệ.

Tuy nhiên, trên thực tế, NDBTT là nạn nhân của tội phạm có xu hướng gia tăngNDBTT là người phạm tội lại chưa nhận được những sự “ưu tiên tư pháp” cần thiết trong đường lối xử lý hình sự Mặc dù Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã có những quy định để bảo đảm tính “bình đẳng” nhằm bảo vệ NDBTT khỏi những hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc những rào cản về tư pháp, tuy nhiên, những quy định pháp luật chưa đủ hoặc chưa tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất dẫn đến NDBTT chưa được bảo vệ hiệu quả bằng biện pháp “mạnh” của Nhà nước là PLHS.

Trong khoa học luật hình sự đã có những nghiên cứu về một số nhóm NDBTT nhưng những nghiên cứu này chỉ mới tập trung vào một số nhóm cụ thể như trẻ em, phụ nữ mà chưa có tính toàn diện và hệ thống về toàn thể nhóm người này Đặc biệt, BLHS năm 2015 đã có hiệu lực thi hành được 05 năm, nên cũng cần những nghiên cứu để đánh giá tính hiệu quả của các quy định pháp luật Các khuyến nghị hiện nay của các cơ quan giám sát quốc tế cũng chủ yếu liên quan đến nhóm người này Do đó, nghiên cứu Đề tài “Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam” là thực sự cần thiết.

4 Nguồn: https:// www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid82&ItemID440 , truy cập ngày 03/02/2020.

5 Đoàn Giám sát Quốc hội khóa XIV (2020), Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”, tr.1.

Phương pháp nghiên cứu

Trước hết, Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phương pháp tiếp cận chính trong luận án dựa trên quyền con người (right – based / human rights – based approach) Đồng thời, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, nghiên cứu lịch sử, so sánh, thống kê và khảo sát, cụ thể:

Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án: Phương pháp tổng hợp các công trình đã được công bố liên quan đến đề tài và phương pháp phân tích những vấn đề luận án cần giải quyết.

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự: Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu phân tích lý thuyết, tổng hợp lý thuyết và hệ thống hóa lý thuyết – phân tích các tài liệu lý thuyết và liên kết các phân tích này thành một tổng thể lý thuyết mới 6 về bảo vệ NDBTT bằng PLHS, cùng với đó có sự so sánh liên ngành.

Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương : Phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu lịch sử và phân tích các quy định pháp luật, so sánh quy phạm pháp luật trong các BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015.

6 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học,nguồn: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh/2021-2022/giao-trinh-phuong-phap-luan-nghien-cuu-khoa-hoc/25503791, truy cập ngày 24/4/2023.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và các giải pháp tăng cường bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam : Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu; phân tích và khảo sát các bản án.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về ý nghĩa khoa học : Những nghiên cứu trong luận án góp phần đánh giá một cách hệ thống về bảo vệ NDBTT bằng PLHS, không chỉ những quy định pháp luật mà còn thực tiễn áp dụng PLHS Đồng thời, với sự so sánh chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia và một số giải pháp trong hoàn thiện pháp luật và nhóm giải pháp khác, đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ NDBTT bằng PLHS một cách thống nhất và hiệu quả.

Về ý nghĩa thực tiễn : Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu khoa học đáng tin cậy đối với các cơ quan lập pháp và giải thích pháp luật; với những cơ quan áp dụng pháp luật cũng như những người tiến hành tố tụng Ngoài ra, luận án là tài liệu có tính chất tham khảo cho những người nghiên cứu, những người học tại các cơ sở đào tạo Luật trong cả nước.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tổng quan tình hình nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung Luận án gồm 03 chương:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự

- Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương

- Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và các giải pháp tăng cường bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam

PHẦN TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài “ Bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự Việt Nam ”, cần khái quát về các nghiên cứu về bảo vệ quyền con người (bởi quyền của NDBTT là một bộ phận của quyền con người) và chi tiết về các công trình liên quan đến NDBTT, đồng thời cần có sự tiếp cận liên ngành bởi “tính đan xen, lồng ghép, bổ sung làm tiền đề phát triển cho nhau của những phương diện nghiên cứu” 7 Hiện nay, bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của NDBTT nói riêng được tiếp cận trong nhiều lĩnh vực cũng như các ngành luật khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận án chủ yếu tập trung vào chuyên ngành luật hình sự.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực luật hình sự

sự Quyền con người hay nhân quyền (Hán - Việt) hiện có nhiều cách hiểu khác nhau Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thì “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” 8 Hay theo Từ điển Luật học quyền con người là quyền của thành viên trong xã hội loài người – quyền của tất cả mọi người, theo đó “là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con người được thể chế hóa (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia” 9 Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại, quyền con người đều được hiểu thống nhất là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên của con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

7 GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2009), Quyền con ngươi: Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Lời giới thiệu.

8 Office of high commissioner for Human Rights (2006), Frequently Asked Questions on a Human Rights- based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, tr.1.

9 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp và NXB Từ điển Bách khoa, tr 648.

Ghi nhân về quyền con người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:

“Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại” 10 Đến nay, quyền con người đã được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau, có thể dưới góc độ triết học, chính trị học, xã hội học, luật học…

“Là một chủ đề nhân văn, nhưng xét về mặt thực tiễn, thì quyền con người là một vấn đề mang tính pháp lý” 11 Chính vì vậy, phần lớn các công trình hiện nay nghiên cứu về quyền con người dưới góc độ pháp lý, không chỉ tại Việt Nam mà ở trên thế giới “các quyền con người hiện đại có thể nói là của các luật sư hơn là các quyền trừu tượng của các nhà triết học” 12

Tại Việt Nam, quyền con người được bảo vệ bằng tổng thể các ngành luật khác nhau, với Hiến pháp là hạt nhân và các ngành luật phải đảm bảo ghi nhận những nội dung về quyền con người mà Hiến pháp quy định Và PLHS cũng không ngoại lệ Đặc biệt, với đặc thù của ngành luật này khi điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội khi thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội nghiêm trọng, nội dung bảo vệ quyền con người càng được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng Theo đó, bảo vệ quyền con người bằng PLHS phải đảm bảo sự ghi nhân (điều chỉnh) về lập pháp; sự thực thi chính xác về mặt hành pháp và sự đảm bảo tối đa về mặt tư pháp các quy định của PLHS 13

Theo quan điểm của phần lớn các nhà nghiên cứu hiện nay đều cho rằng, PLHS là một bộ phận của tư pháp hình sự (bao gồm: PLHS, pháp luật tố tụng hình

10 Chỉ thị 12-CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII.

11 GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, NXB Khoa học xã hội, tr.65.

12 GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, tlđd, tr.66.

13 TS.Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.15; sự, pháp luật thi hành án hình sự 14 ) Chính vì vậy, trong một số cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, có những bài viết liên quan nghiên cứu về quyền con người dưới góc độ luật hình sự, cụ thể:

Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh do Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn và TS Võ Thị Kim Oanh chủ biên năm 2010 “là một tập hợp có hệ thống các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia và các cán bộ hoạt động thực tiễn có uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhằm xác định một cách có hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học, từ đó đi đến hoàn thiện pháp luật, góp phần bảo vệ hơn nữa quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam” 16 Trong đó, cuốn sách có các bài viết nghiên cứu về bảo vệ quyền con người trong các quy định của phần chung của

Bộ luật Hình sự năm 1999, bảo vệ quyền trẻ em cũng như nghiên cứu về HP tử hình.

Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự , NXB Hồng Đức là cuốn sách chuyên khảo xuất bản năm 2015 do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên Khác với cuốn Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự là công trình của riêng một tác giả nên cuốn sách có tính hệ thống và toàn diện hơn với 05 chương, trong đó chương 2 tác giả tập trung làm rõ quyền con người trong PLHS “Quyền con người trong PLHS là tổng hợp các quyền con người do pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận, được PLHS bảo vệ thông qua việc tội phạm hóa và phi tội phạm hóa để trừng trị người phạm tội, đồng thời khôi phục các quyền bị xâm hại” 17 Để triển khai nội

14 Xem: TS.Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam (sách chuyên khảo), tlđd, tr.5; Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự (sách chuyên khảo), NXB Hồng Đức, tr.24; GS.TSKH Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.107.

16 TS, Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam (sách chuyên khảo), tlđd, tr.3,4.

17 PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự (sách chuyên khảo), NXB Hồng Đức, tr.54. dung này, bên cạnh trình bày một số vấn đề về lí luận như khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu, tác giả đã cụ thể hóa thông qua phân tích các quy định về tội phạm và các quy định về HP Có thể đánh giá, đây là một cuốn sách chuyên khảo có giá trị trong nghiên cứu khi tác giả có những phân tích mang tính hệ thống trong lĩnh vực luật hình sự nói riêng và tư pháp hình sự nói chung, đánh giá trên cơ sở nghiên cứu về quyền con người cũng như có sự đối chiếu với các công ước quốc tế về quyền con người.

Liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyền con người bằng PLHS, đã có một số công trình nghiên cứu về nội dung này, có thể kể đến như:

Kỷ yếu hội thảo “ Bảo vệ quyền con người trong pháp luật hình sự hiện nay ” được tổ chức tại Hà Nội ngày 22/10/2010 Hội thảo tập hợp một số bài viết nghiên cứu về quyền con người được thể hiện trong PLHS Kỷ yếu có những bài viết phân tích khái quát về quyền con người và các nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong BLHS và một số văn bản PLHS; một số tác giả tập trung vào một số nội dung cụ thể như chế định HP, bảo vệ quyền của phụ nữ và người chưa thành niên Một cách tiếp cận khác trong kỷ yếu hội thảo khi có sự so sánh với các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc để đặt ra những sự thay đổi cho PLHS Việt Nam Tuy nhiên, với phạm vi hội thảo cấp Bộ, số lượng bài viết còn hạn chế, dẫn đến việc tiếp cận về bảo vệ quyền con người trong PLHS chưa có sự toàn diện. Cuốn sách “ Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự thực định

Việt Nam ” của các tác giả TSKH.GS.Lê Cảm, TS Nguyễn Trọng Điệp (Đồng chủ biên), NXb Chính trị quốc gia sự thật, năm 2021 Đây có thể được xem là một công trình có hệ thống và nghiên cứu bao quát về bảo vệ các quyền con người bằngPLHS, mà trọng tâm là BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Các nghiên cứu trong công trình này có tính chuyên sâu khi đi từ những nghiên cứu chung về chuẩn mực quốc tế đến các nghiên cứu về lịch sử trong các lần pháp điển hóa và tập trung nhất vào phân tích các chế định lớn trong phần chung và phần các tội phạm,thể hiện rõ nét về bảo vệ các quyền của con người.

Ngoài ra, một số bài báo, mặc dù chưa bao quát được hết về các nội dung thuộc về quyền con người trong chuyên ngành hình sự, cũng đã có những nghiên cứu chung về nội dung này như bài viết: Bảo vệ quyền con người trong pháp luật hình sự của tác giả Nguyễn Văn Tuân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 07/2009; Bảo vệ quyền con người trong các quy định của phần chung Bộ luật Hình sự năm 1999 của tác giả Phan Anh Tuấn, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 06/2010; Bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo pháp luật hình sự Việt Nam của tác giả

Ngô Văn Quyền, Tạp chí Nghề luật, số 05/2016.

Khi tìm hiểu về các công trình nghiên cứu về quyền con người dưới góc độ luật hình sự, tác giả nhận thấy có rất ít công trình nghiên cứu chung về lĩnh vực này, chủ yếu đề tài này nằm trong nhóm nghiên cứu về tư pháp hình sự như trong một số công trình đã nêu Nếu so sánh, cùng trong hệ thống tư pháp, lĩnh vực tố tụng hình sự, số lượng sách, luận án và luận văn nghiên cứu về quyền con người nhiều hơn hẳn so với lĩnh vực hình sự.

Tuy nhiên, như đã phân tích, khái niệm quyền con người là một khái niệm rộng, đặc biệt khi nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Nếu như nghiên cứu chung và tổng quát về quyền con người trong ngành luật hình sự còn khá khiêm tốn thì những nghiên cứu cụ thể về các nhóm quyền con người lại khá đa dạng và phong phú, có thể kể đến như:

Các công trình nghiên cứu chung về nhóm người dễ bị tổn thương

Các nhóm NDBTT có thể được hiểu là “những nhóm cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác” Năm 1977, nhà luật học người

Czech tên là Karel Vasak đã đề cập đến các mốc trong sự phát triển về nhận thức nói chung và pháp điển hóa quyền con người vào luật quốc tế nói riêng, theo đó chia sự phát triển này thành ba giai đoạn hay thế hệ nhân quyền, theo đó, quyền con người thứ nhất tập trung vào quyền dân sự, chính trị; thế hệ quyền con người thứ hai tập trung vào các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; còn thế hệ quyền con người thứ ba tập trung vào các quyền tập thể hay quyền của nhóm 19 Trên thế giới, các công ước về quyền của nhóm, mà trong đó có nhóm NDBTT đã được ban hành và phát triển mạnh mẽ từ những năm giữa thế kỉ XX như Công ước về quyền chính trị của phụ nữ năm 1952, Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959,… Tại Việt Nam, NDBTT là khái niệm không mới và được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận, dưới nhiều góc độ khác nhau Đặc biệt từ sau năm 2010, đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào khái niệm nay Nghiên cứu về nhóm dễ bị tổn thương, bằng cách tiếp cận qua các ngành luật khác nhau, có thể kể đến những tài liệu tham khảo sau:

Về các công trình là sách tham khảo liên quan đến NDBTT, có thể kể đến như:

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Luật quốc tế về quyền của các nhóm NDBTT , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Có thể đánh giá đây là một trong những công trình đầu tiên hệ thống về quyền của các nhóm NDBTT được quy định

19 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm NDBTT, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, tr.17. trong các văn kiện pháp lý quốc tế Cuốn sách này đã có sự khái quát về quyền của nhóm người bị tổn thương, tập trung phân tích về quy định của pháp luật quốc tế theo cách thức liệt kê các quy định về từng loại NDBTT, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người sống chung với HIV/AIDS, người khuyết tật, người lao động di trú, người thiểu số, người bản địa, người tị nạn và người không quốc tịch Tuy nhiên, cũng như đã phân tích, cuốn sách chỉ tập trung làm rõ về quy định của pháp luật quốc tế và cơ chế quốc tế giám sát thực thi quyền của một số nhóm NDBTT.

- Năm 2011, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội mà cụ thể là Trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân và Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và Tư pháp hình sự đã xuất bản cuốn Bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Cuốn sách là tập hợp các bài viết khác nhau, không chỉ quy định của Việt Nam mà còn dưới góc nhìn của một số tác giả nước ngoài liên quan đến bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, mà cụ thể ở đây là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần và người đối mặt với HP tử hình 20 Cách tiếp cận trong cuốn sách này khá rộng, tuy nhiên chỉ nhấn mạnh vào chuyên ngành tố tụng hình sự chứ chưa tập trung vào chuyên ngành luật hình sự, cũng như do tập hợp của nhiều bài viết của nhiều tác giả, do đó chưa có sự thống nhất trong nghiên cứu và có tính hệ thống về bảo vệ nhóm NDBTT.

- Liên quan đến quyền của nạn nhân và một số nhóm dễ bị tổn thương, cuốn sách Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư pháp hình sự từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hành nghề luật của tác giả Lê Lan Chi, NXB Lý luận chính trị, năm 2019 Cuốn sách đã có những nghiên cứu tập trung vào quyền của nạn nhân tội phạm – nhóm đối tượng mà theo tác giả “phải được hệ thống tư pháp hình sự quan tâm, giảm thiểu các tổn thương thứ phát bằng cách tiếp cận phù hợp” 21 Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến quyền của một số nhóm người yếu thế trong tố tụng hình sự, cụ thể là người bị buộc tội

20 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011, tr.128.

21 TS.Lê Lan Chi (2019), Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư pháp hình sự từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hành nghề luật, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.29. thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý; người dưới 18 tuổi dưới góc độ người bị buộc tội hoặc người bị hại; phạm nhân nữ trong thi hành án phạt tù; người bị kết án phạt tù bị bệnh hiểm nghèo, rối loạn tâm thần và các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi Tuy nhiên, cách tiếp cận của cuốn sách tập trung chủ yếu vào hoạt động tố tụng hình sự hoặc thi hành án hình sự, còn cách tiếp cận dưới góc độ luật hình sự chưa được đề cập đến.

Về luận án nghiên cứu về nhóm NDBTT:

Hiện nay, không có nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu liên quan đến phạm vi rộng là nhóm NDBTT Như đã phân tích, nghiên cứu về nhóm NDBTT có thể dưới góc độ khái quát chung như một số tài liệu trên, tuy nhiên, cũng có tác giả nghiên cứu chuyên sâu trong một lĩnh vực nhất định, có thể kể đến luận án “ Quyền nhân thân của nhóm NDBTT trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành ” của Phạm Hùng Cường, bảo vệ năm 2020 tại Trường Đại học

Luật Hà Nội Trong phạm vi luận án, tác giả đã có những nghiên cứu về các quyền nhân thân của một bộ phận nhóm NDBTT, bao gồm: trẻ em, phụ nữ, người dân tộc thiểu số, nhóm người khuyết tật, nhóm người lao động di trú, nhóm người sống chung với HIV/AIDS Trong đó, tác giả tập trung làm rõ về “quyền tự nhiên, tuyệt đối, không thể chuyển giao, gắn liền với mỗi cá nhân từ khi họ sinh ra cho đến khi chết đi” 22 của một số nhóm NDBTT trong quy định của pháp luật dân sự Việt Nam cũng như thực tiễn thực hiện trong xã hội Tuy nhiên, cũng chính như tác giả đã tự nhận xét, “do đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng, vấn đề tác động nhiều nhóm đối tượng trong xã hội” 23 , do đó mà luận án không thể tập trung đánh giá chuyên sâu cho những quy định pháp luật cũng như áp dụng pháp luật trong thực tế nhằm bảo vệ nhóm NDBTT trong xã hội.

Về luận văn nghiên cứu về nhóm NDBTT:

22 Phạm Hùng Cường, Quyền nhân thân của nhóm NDBTT trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự

Việt Nam hiện hành, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020, tr.53.

23 Phạm Hùng Cường, Quyền nhân thân của nhóm NDBTT trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự

Việt Nam hiện hành, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020, tr.3.

- Luận văn: Quyền nhân thân của nhóm NDBTT, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Thùy Dung, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014. Đây là luận văn nghiên cứu về quyền nhân thân, được tiếp cận dưới góc độ luật dân sự Mặc dù tên luận văn nghiên cứu về nhóm NDBTT, nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào hai nhóm là phụ nữ và trẻ em Đáng chú ý, trong phần thực trạng vi phạm quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ , tác giả đã phân tích số liệu và một số vụ án hình sự vi phạm nghiêm trọng về quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ em.

- Luận văn: Bảo vệ nhóm yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay , của tác giả Nguyễn Thanh

Bình, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015: luận văn đã nêu được cách nhìn về bảo vệ nhóm yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức từ khía cảnh lịch sử, trong đó phân tích được nội dung các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi các nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật, cụ thể là phụ nữ, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người cô quả không nơi nương tựa, người già, trẻ em Từ những phân tích này tác giả đề xuất một số định hướng kế thừa các giá trị trong Bộ luật này trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

- Luận văn: Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa của tác giả Đinh Thị Ngọc Hà, Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2015: luận văn cũng đã phân tích biểu hiện trong Bộ luật Hồng Đức về bảo vệ nhóm yếu thế, có sự so sánh với pháp luật một số quốc gia khác cùng thời kì như Trung Hoa và các nước Tây Âu cùng thời kỳ Thời Lê sơ, “những đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế đều có địa vị pháp lý thấp kém hơn những đối tượng khác, không có công bằng trước pháp luật, bị phân biệt đối xử… thế nhưng khi xây dựng

Công trình nghiên cứu về một số nhóm người cụ thể trong nhóm dễ bị tổn thương

Như đã phân tích, NDBTT bao gồm nhiều nhóm đối tượng, tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng được tập trung nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực hình sự. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu bốn nhóm người thuộc nhóm NDBTT là trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi Trong nhóm người này, hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương được tập trung nhất hiện nay khi nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung là trẻ em và phụ nữ.

1.3.1 Các công trình nghiên cứu về trẻ em

Khi nghiên cứu về trẻ em trong lĩnh vực luật hình sự, có thể kể đến các công trình sau:

- Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lã

Văn Bằng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2019: Luận án đã xây dựng được cơ sở thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em, quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bảo vệ trẻ em, trong đó có phân tích một số hành vi xâm hại quyền trẻ em, từ đó xác lập một số quan điểm và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam Tuy nhiên, phạm vi của luận án khá rộng nên không tập trung được toàn diện về lĩnh vực pháp luật cụ thể.

- Bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS Việt Nam của tác giả Vũ

Thị Phượng, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2019: Luận án đã nghiên cứu một cách khác toàn diện và hệ thống về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS Việt Nam từ góc độ quyền con người của trẻ em Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS, nghiên cứu thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật với hơn 400 bản án và số liệu trong

10 năm Từ đó tác giả đã đề xuất định hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật về bảo vệ quyền con người của trẻ em Trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu trẻ em dưới hai góc độ, người phạm tội và nạn nhân của tội phạm, tuy nhiên có sự tập trung hơn khi nghiên cứu trẻ em là chủ thể của tội phạm Năm 2020, tác giả cũng đã xuất bản cuốn sách Bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS Việt

Nam , NXB Công an nhân dân trên cơ sở luận án này.

Dưới góc độ bảo vệ trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm này, đặc biệt liên quan đến tội phạm hoặc nhóm các tội phạm cụ thể, có thể kể đến: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em – So sánh

PLHS Việt Nam với PLHS của một số nước của tác giả Lê Thị Diễm Hằng,

Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; Tội dâm ô đối với trẻ em trong PLHS

Việt Nam của tác giả Nguyễn Thành Long, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm

2017; Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong PLHS Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2017…

Số lượng bài báo nghiên cứu về bảo vệ trẻ em bằng PLHS cũng chiếm một số lượng rất lớn, cả về những vấn đề mang tính khái quát như Bảo vệ quyền trẻ em bằng PLHS trong phần các tội phạm Bộ luật Hình sự 1999 của tác giả Trần Thị

Quang Vinh, tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2010; Nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em trong PLHS Việt Nam của tác giả Nguyễn Tiến Đức, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15/2017, Bàn về mục tiêu của tư pháp hình sự người chưa thành niên của tác giả Nguyễn Phan Trung Anh, tạp chí Nghề luật, số 02/2018… Ngoài ra, một số bài báo tập trung về nhóm tội phạm hoặc một số tội phạm, hoặc chế định liên quan đến bảo vệ trẻ em như: Hoàn thiện các quy định của PLHS về các tội xâm phạm tình dục trẻ em của tác giả Phạm Mạnh Hùng, Tạp chí TAND số

12/2002; Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự năm

2015 của tác giả Nguyễn Thị Bình, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2018…

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác được thực hiện do các tổ chức quốc tế thực hiện như: Báo cáo nghiên cứ pháp luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam do Bộ Tư pháp và Unicef thực hiện năm 2019; Báo cáo tổng quan nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam: Bằng chứng về bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng do

ECPAT (Chương trình hợp tác chấm dứt bạo lực), Interpol, Unicef thực hiện năm 2022; một số hội thảo trong khuôn khổ dự án EU JULE (Chương trình tăng cường tư pháp và pháp luật tại Việt Nam) hoặc một số kỷ yếu hội thảo quốc tế như Tư pháp với người chưa thành niên – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam tổ chức vào tháng 05/2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội; Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên (Juvenile criminal justice) tổ chức vào tháng 10/2021 của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh…

1.3.2 Các công trình nghiên cứu về phụ nữ

Về phụ nữ trong lĩnh vực luật hình sự, có thể kể đến các công trình:

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự Việt Nam của tác giả Trần Thị Hồng Lê, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà

Nội, năm 2016: Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về việc bảo vệ phụ nữ bằng PLHS dựa trên xây dựng khái niệm, đặc điểm, phương thức, tiêu chuẩn của việc bảo vệ quyền của phụ nữ; phân tích nội dung những quy định bảo vệ phụ nữ trong lịch sự cũng như trong Bộ luật hình sự năm 1999 trên cơ sở tiếp cận quyền và thực tiễn áp dụng trong 10 năm từ năm 2007 đến năm 2016 Đồng thời trong Luận án cũng đã có những đánh giá về những điểm mới trong Bộ luật hình sự năm 2015 và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong PLHS Việt Nam Tuy nhiên, luận án được viết vào thời điểm

Bộ luật hình sự năm 2015 vừa được thông qua, chưa được áp dụng trong thực tiễn, do đó cũng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về quy định cũng như thực tiễn áp dụng đối với những quy định về bảo vệ phụ nữ trong PLHS Việt Nam.

- Luận án " Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam" , Hoàng Hương Thuỷ, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2021 Đây là công trình nghiên cứu khá rộng trong hệ thống tư pháp hình sự bao gồm PLHS, tư pháp hình sự và thi hành án hình sự Luận án tập trung vào các đối tượng là người mang giới tính nữ và chuyển giới nữ từ đủ 18 tuổi trở lên tham gia vào tư pháp hình sự với tư cách là nạn nhân của tội phạm và người phạm tội 25 Với phạm vi rộng như vậy, luận án đã có những nghiên cứu khá bao quát về đối tượng là nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự với những cách đánh giá và tiếp cận khá phong phú, bao gồm cả nghiên cứu số liệu, bản án, điều tra xã hội học…, tuy nhiên, cũng vì phạm vi rộng nên nghiên cứu về quyền của phụ nữ trong PLHS chưa được rõ nét và cụ thể.

Liên quan đến bảo vệ phụ nữ trong luật hình sự đã có một số tác giả nghiên cứu mang tính khái quát như: Bước đầu tìm hiểu về chính sách hình sự đối với phụ nữ trong pháp luật Việt Nam hiện hành của tác giả Nguyễn Chí Công (2005),

Tạp chí TAND, số 5, tr.7-10; Pháp luật hình sự Việt Nam với việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ của tác giả Dương Tuyết Miên (2006), Tạp chí Luật học,

(3), tr 95 - 100; Bảo vệ quyền của phụ nữ theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam của

Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Các công trình nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực luật hình sự

Về lịch sử phát triển của quyền con người, trên thế giới, phần lớn hiện nay quan điểm đều cho rằng, tư tưởng quyền con người được khởi thủy từ khi trên trái đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại 26 , khi mà bắt đầu xuất hiện Nhà nước và những Bộ luật có đề cập đến quyền con người Những tư tưởng về quyền con người, theo từng bước phát triển của nhân loại, đã có nhiều những học thuyết và nghiên cứu khác nhau, có thể tiếp cận dưới góc độ tôn giáo – xét từ những giá trị nền tảng, nhân phẩm, tự do, bình đẳng, đặc biệt là nhân đạo – khoan dung thì tư tưởng nhân quyền đã tồn tại trong nhiều tôn giáo và học thuyết ở cả phương Tây và phương Đông, như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, triết lý Nho giáo… 27 Dưới góc nhìn của Triết học, đã nhiều tác phẩm với nhiều triết gia nghiên cứu về quyền con người, như Jeremy Bentham – Cha đẻ của thuyết vị lợi với các tác phẩm như Dẫn nhập vào các nguyên tắc luân lý và pháp chế (năm 1789), Các nguyên tắc (năm 1792)…; John Stuart Mill đề cao chủ nghĩa tự do cá nhân qua cuốn sách nổi tiếng “Bàn về tự do” (năm 1859) hay Montesquieu – người nổi tiếng với thuyết tam quyền phân lập với cuốn Tinh thần pháp luật (năm 1748);… Bên cạnh đó, những văn kiện nhân quyền tiêu biểu có ảnh hưởng đến sự phát triển của quyền con người trên thế giới như: Luật về các quyền của Anh năm 1689; Tuyên ngôn độc lập năm 1776 và Hiến pháp

1789 của Hoa Kỳ; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của Pháp 28 …

26 GS.TS Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS Vũ Công Giao, TS Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 49.

27 GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2009), Quyền con ngươi: Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, NXB Khoa học xã hội, tr.17.

28 GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2009), Quyền con ngươi: Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, tlđd, tr.18.

Cuốn sách: Human Rights Monitoring a Field Mission Manual (2008) (tạm dịch: Sổ tay hướng dẫn quyền con người) của tác giả Anette Faye Jacobsen – Cố vấn cấp cao tại Viện Nhân quyền Đan Mạch gồm 16 chương đã cung cấp vấn đề lý luận và thực tiễn về giám sát quyền con người Đây được xem là cuốn sổ tay hướng dẫn cung cấp các thông tin cơ bản, kĩ năng giám sát và cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về quyền con người hiện nay Trong cuốn sách này, tác giả tập trung khai thác những quyền rất cơ bản như quyền sống; quyền tự do và bảo vệ; quyền được xét xử công bằng; quyền tự do tư tưởng, tôn giáo; quyền tự do hội họp và lập hội… bằng cách đưa ra khái niệm, các điều ước quốc tế liên quan, nguồn tài liệu Internet… Trong cuốn sách cũng có quy định về những nội dung trực tiếp liên quan đến luật hình sự như về HP tử hình, các nguyên tắc để có một phiên tòa công bằng hoặc đề cập đến quyền của một số nhóm yếu thế như người di cư, người thiểu số, quyền bình đẳng nam – nữ….Có thể khẳng định, đây là một tài liệu khá bao quát về quyền con người, tuy nhiên, cũng bởi vì chứa đựng nhiều nội dung nên cuốn sách chưa đi sâu và tập trung được nhiều về quyền con người, đặc biệt trong đó có những nội dung liên quan đến quyền con người trong lĩnh vực hình sự.

Nghiên cứu về quyền con người đã có một lịch sử phát triển lâu dài, đặc biệt đối với các học giả phương Tây với rất nhiều cách tiếp cận khác nhau và đa dạng ngành, lĩnh vực Trong đó, tiếp cận quyền con người dưới góc độ ngành Luật – một trong những ngành khoa học xã hội đã được rất nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu Đặc biệt luật hình sự - ngành luật quy định về tội phạm – những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại trực tiếp đến quyền con người và HP, có thể tước đi một hoặc một số quyền con người, nhận được nhiều sự quan tâm khi nghiên cứu.

- Cuốn sách: Crime, Justice and Human Rights (Tạm dịch: Tội phạm, công lý và quyền con người) của các tác giả Leanne Weber, Elaine Fishwick, Marinella

Marmo, NXB Palgrave Macmillan, năm 2014 Cuốn sách khẳng định vai trò của quyền con người khi tạo ra những chuẩn mực có luật lệ cho công lý và sự đảm bảo cho những quyền tự do dân sự Đặc biệt, các tác giả khẳng định, mục đích của cuốn sách là tạo ra sự kết nối giữa tội phạm học và quyền con người 29 Tuy nhiên, cuốn sách không tập trung vào Tòa án hình sự quốc tế hay các tội phạm quốc tế mà tập trung vào tội phạm diễn ra trong phạm vi quốc tế, do đó, các chương trong cuốn sách chủ yếu phân tích những sự ảnh hưởng của quyền con người đến ngành luật hình sự, việc phòng ngừa tội phạm cấp độ địa phương và trong phạm vi quốc gia cũng như đến mục tiêu của tư pháp hình sự Trong cuốn sách cũng đề cập đến một số đối tượng đáng chú ý trong luật hình sự như phụ nữ phạm tội, tư pháp đối với người chưa thành niên, nạn nhân của tội phạm… Có thể khẳng định, cuốn sách là một trong những tài liệu tham khảo cơ bản liên quan đến quyền con người và ngành luật hình sự, trong đó tập trung dưới cách tiếp cận quyền.

- Cuốn sách: Crime and human rights (Tạm dịch: Tội phạm và quyền con người) của tác giả Joachim J Savelsberg, NXB SAGE Publications Ltd, năm 2010.

Cuốn sách có một cách tiếp cận khác với những nghiên cứu về quyền con người khi tập trung vào những hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền con, nghĩa là tập trung vào những tội phạm xâm phạm trực tiếp đến con người – nạn nhân chủ yếu của tội phạm Trong cuốn sách, tác giả đưa ra những câu hỏi, có thể xuất phát từ những vụ án thực tế, đưa ra quan điểm của mình, đồng thời cũng gợi mở cho người đọc đánh giá và nhìn nhận về những hành vi xâm hại quyền con người nghiêm trọng Trong Chương III, chương cuối cùng của cuốn sách, tác giả đánh giá vai trò của các phiên tòa hình sự và tính hiệu quả trong việc phòng ngừa những tội phạm xâm phạm quyền con người Có thể đánh giá cách tiếp cận trong cuốn sách khá mới khi tập trung vào phân tích những hành vi phạm tội xâm phạm quyền con người, thay vì cách tiếp cận liên quan đến quyền con người của một số đối tượng, đặc biệt là người phạm tội như trong một số công trình khác.

- Cuốn sách: Criminal punishment and human rights: Convenient morality (Tạm dịch: HP và quyền con người: chuẩn mực đạo đức) của tác giả Adnan Sattar, NXB Routledge, năm 2019 Đây là một cuốn sách không tiếp cận về quyền con

29 Leanne Weber, Elaine Fishwick, Marinella Marmo, Crime, Justice and Human Rights, 2014, NXB Palgrave Macmillan, p.1. người nói chung trong Luật Hình sự, mà đi vào một nội dung rất đặc trưng của ngành luật hình sự, đó là HP và sự ảnh hưởng của nó đến quyền con người HP được xác định là quyết định của cơ quan có thẩm quyền áp dụng những hậu quả không mong muốn đối với người phạm tội khi có những hành vi chống lại luật pháp Theo cách tiếp cận này, mục đích của HP là nhằm trừng trị Tuy nhiên, theo tác giả, HP còn cần được tiếp cận dưới góc độ bảo đảm về quyền con người và chuẩn mực đạo đức Do đó, trong cuốn sách, tác giả đã triển khai những nội dung từ khái quát lịch sử về quyền con người và HP, cũng như thông qua những vụ án điển hình để bảo vệ cho luận điểm của mình Đây là một tài liệu tham khảo có giá trị với cách tiếp cận quyền con người, có thể theo chiều hẹp, nhưng vẫn có giá trị gợi mở cao.

Các công trình nghiên cứu về nhóm người dễ bị tổn thương trong lĩnh vực luật hình sự

Vấn đề về quyền của nhóm đã bắt đầu được phân hóa và nghiên cứu trong lĩnh vực quyền con người Từ năm 1974, tác giả Vernon Van Dyke đã có bài viết về

Human rights and the Rights of Groups (Tạm dịch: Quyền con người và quyền của nhóm người), tạp chí American Journal of Political Science, Vol.18, No.4, 11/1974, p.725-741 đã khẳng định, “rất nhiều nhóm dân tộc thiểu số, nhóm ngôn ngữ, nhóm tôn giáo và các nhóm khác có những quyền về chính trị và chính phủ, trong giáo dục, trong sở hữu cá nhân và chỗ ở, trong các vấn đề về kinh tế” 30 Rất nhiều công trình sau đó đã có những nghiên cứu về quyền của nhóm, có thể kể đến như bài viết Human rights, group rights and individual rights – (Tạm dịch: Quyền con người, quyền nhóm người và quyền cá nhân) của tác giả Peter Jones được xuất bản trong Human Rights Quarterly 21, 1999 hay cuốn sách tập hợp nhiều bài viết các tác giả do Neus Torbisco Casals chủ biên Group rights as Human Rights – A

Liberal Approach to Multiculturalism (Tạm dịch: Quyền nhóm người với tư cách quyền con người – Cách tiếp cận tự do đến chủ nghĩa đa văn hóa), Law and Philosophy Library, volume 75, 2006…

30 Vernon Van Dyke (1974), Human rights and the Rights of Groups, American Journal of Political Science, Vol.18, No.4, 11/1974, p.725.

- Cuốn sách: The insecurity state: Vulnerable autonomy and the right to security in the criminal law (Tạm dịch: Trạng thái không an toàn – Quyền tự chủ của nhóm dễ bị tổn thương và quyền được bảo đảm an toàn trong luật hình sự) của tác giả Peter Ramsay, Nhà xuất bản Oxford University, 2012) Cuốn sách là một trong số ít tài liệu liên quan đến NDBTT trong PLHS, tập trung vào cách giải thích của tác giả liên quan đến những sự thay đổi trong xã hội Anh gần đây cũng như ảnh hưởng của nó đến PLHS so sánh Quyền tự chủ của nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có phân tích về phụ nữ, không chỉ ảnh hưởng đến chính trị mà còn là quyền thực thi công lý, một nhánh của quyền con người.

- Cuốn sách: Victiming vulnerable groups – Images of uniquely high-risk crime targets (Tạm dịch: Nạn nhân hóa nhóm NDBTT – Những hình ảnh về nhóm người có nguy cơ cao là mục tiêu của tội phạm) của tác giả Charisse tia Maria

Coston, NXB Praeger, năm 2004 Cuốn sách đề cập đến một số nhóm dễ bị tổn thương và thường xuyên là nạn nhân của tội phạm mà như chính tác giả đã viết “Có sự nạn nhân hóa khác nhau giữa các tầng lớp dân cư Tuy nhiên, có những nhóm người, do những đặc điểm riêng mà khiến họ dễ trở thành nạn nhân của tội phạm hơn những người khác” 31 Cuốn sách không nghiên cứu chung về nhóm NDBTT như trong một số cuốn sách khác mà tiếp cận đến những nhóm người cụ thể, có sự phân hóa rõ như nhóm phụ nữ vô gia cư, phụ nữ nghiện ma túy có thai, những người nhiễm HIV Đặc biệt, tác giả còn đề cập đến một số nhóm người khác với những nghiên cứu từ trước đến nay như sinh viên quốc tế, công dân của các quốc gia đang phát triển Cách tiếp cận của tác giả cũng khá mới mẻ khi sử dụng các phương pháp tiếp cận đa lĩnh vực, trong đó chú trọng đến phương pháp phỏng vấn những cá nhân tiêu biểu để minh họa cho những nghiên cứu của mình.

- Cuốn sách: Victim, crime & society – An introduction (Tạm dịch: Nạn nhân, tội phạm và xã hội) của các tác giả pamela Davies, Peter Francis và Chris

Greer, NXB SAGE Publications Ltd, năm 2007 Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết về

31 Charisse tia Maria Coston, Victiming vulnerable groups – Images of uniquely high-risk crime targets,

NXB Praeger, năm 2004, Introduction. nạn nhân của tội phạm cũng như về tình trạng tội phạm hóa hiện nay Mặc dù tập hợp bài viết của nhiều tác giả nhưng những nội dung trong cuốn sách được sắp xếp khá khoa học và hợp lí, đi từ mối quan hệ giữa nạn nhân, tội phạm và xã hội; định nghĩa nạn nhân và nạn nhân ; lịch sử và học thuyết cũng như xu hướng toàn cầu về tội phạm học Đáng chú ý, trong cuốn sách, các tác giả tập trung làm rõ về tính dễ bị tổn thương khi là nạn nhân của tội phạm, trong đó phân tích rõ về một số tác nhân gây ảnh hưởng đến nạn nhân của tội phạm như bất bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, xu hướng tình dục… Bên cạnh đó, cuốn sách cũng tập trung vào một số nhóm NDBTT là nạn nhân của tội phạm như phụ nữ, người cao tuổi…

- Cuốn sách: Vulnerability in a Mobile World (tạm dịch: Trạng thái dễ bị tổn thương trong thế giới di động) của tác giả Helen Forbes – Mewett, Nhà xuất bản

Emerald Group Publishing, năm 2019: Cuốn sách nghiên cứu dựa trên thực tế dân số thế giới đang ngày càng di động vì nhiều lí do, dẫn đến một số người gặp phải những sự tổn thương Trạng thái dễ bị tổn thương trong cuốn sách xem xét khái niệm về tính dễ bị tổn thương từ nhiều quan điểm khác nhau bao gồm mối quan hệ liên văn hóa, vô gia cư, đô thị hóa, người tị nạn Đây là một nghiên cứu mang tính khá rộng, trình bày một viễn cảnh quốc tế cho các vấn đề xã hội, đặc biệt trong bối cảnh di cư Đặc biệt, các tác giải nghiên cứu sâu về tính dễ bị tổn thương liên quan đến dân số, vị trí địa lí và hoàn cảnh khác nhau.

Ngoài những cuốn sách tham khảo trên, nghiên cứu về nhóm NDBTT trong phạm vi luật hình sự còn được tiếp cận dưới các bài báo, có thể kể đến như: Bài viết

Women, children and other vulnerable groups : Gender, Strategic frames and the protection of civilians as a transnational issue (Tạm dịch: Phụ nữ, trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương khác: Giới tính, khung chiến lược và bảo vệ công dân như vấn đề xuyên quốc gia), R Charli Carpenter, International Studies Quarterly,

Volume 49, Issue 2, 2005, Trang 295–334: Bài viết đã cung cấp một sự giải thích cho việc sử dụng các khái niệm để ủng hộ việc bảo vệ công dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh; đặc biệt tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ và trẻ em; từ đó đề xuất một số kiến nghị để thảo luận trong các chương trình nghị sự quốc tế Bài viết:

Comparative Research of the Injured Party among the Vulnerable groups in Criminal Justice Protection (Tạm dịch: Nghiên cứu so sánh của bên bị hại trong số các nhóm dễ bị tổn thương trong bảo vệ tư pháp hình sự), Tác giả Shen Shi-tao, Đại học Công an nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh, 100038: bài viết tập trung về quyền của bên bị hại, cụ thể là đối tượng là NDBTT liên quan đến quyền thông tin, quyền bảo vệ, quyền cứu trợ và quyền được trợ giúp pháp lý của những người bị hại trong tư pháp hình sự, mà cụ thể hơn là trong tố tụng hình sự; trong đó có đề cập đến đối tượng là nữ giới Bài viết: Vulnerable groups: The promise of an emerging concept in European Human Rights Convention law (Tạm dịch: Các nhóm dễ bị tổn thương: Triển vọng về một nhận thức mới trong Luật Công ước Nhân quyền Châu Âu), Lourdes Peroni, Alexandra Timmer, International Journal of Constitutional Law, Volume 11, Issue 4, 2013, Trang 1056 – 1085: Đây là bài viết mang tính chất tham khảo, đặc biệt trong việc đưa ra khái niệm về nhóm dễ bị tổn thương, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi khái niệm này chưa được thống nhất…

2.3 Các công trình nghiên cứu về một số nhóm người dễ bị tổn thương trong lĩnh vực luật hình sự

Bên cạnh những nghiên cứu chung về NDBTT, một số đối tượng là NDBTT cũng được tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực luật hình sự Trong đó, những nghiên cứu tập trung nhiều vào nhóm phụ nữ và trẻ em, có thể kể đến như:

- Cuốn sách: The female offender Girls, Women, and Crime (tạm dịch:

Người phạm tội là nữ giới: Những trẻ em gái, phụ nữ và tội phạm) của tác giả Meda

Chesney-Lind và Lisa Pasko (2004), Nhà xuất bản Sage Publication: Trong công trình này nhóm tác giả đã nghiên cứu về tù nhân nữ tại nhà tù dành cho nữ tại bang California Thông qua những số liệu thống kê, các tác giả đã phân tích kĩ về nguyên nhân dẫn đến tội phạm của nhóm người này.

- Cuốn sách: Women, crime and Justice: Balancing the Scales (Tạm dịch:

Phụ nữ, tội phạm và tư pháp: Cân bằng các cán cân) - của các tác giả Elaine

Gunnison, Frances P Bernat and Lynne Goodstein, năm 2017, Nhà xuất bản JohnWiley and Sons Ltd: Cuốn sách nghiên cứu về phụ nữ và tội phạm cũng như hệ thống tư pháp Cuốn sách nghiên cứu về phụ nữ dưới góc độ là người phạm tội, những tội phạm mà họ thường thực hiện, HP, chính sách đối với phụ nữ đang có thai Bên cạnh đó, cuốn sách nghiên cứu phụ nữ dưới góc độ là nạn nhân của tội phạm tình dục, bạo lực gia đình, tội phạm công nghệ… Ngoài ra, cuốn sách còn tiếp cận phụ nữ dưới góc độ là cán bộ trong các lĩnh vực tư pháp… Có thể đánh giá, cuốn sách này là một tài liệu khá toàn diện nghiên cứu về phụ nữ với các vai trò khác nhau trong tư pháp hình sự.

- Cuốn sách: Girls, women, and crime (Tạm dịch: Trẻ em gái, phụ nữ và tội phạm) của tác giả Meda Chesney-Lind, Lisa Pasko Nhà xuất bản SAGE

Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những vấn đề đã được nhận thức thống nhất trong các nghiên cứu

- Thứ nhất , đối với những công trình nghiên cứu về quyền con người, hiện nay đã có nhiều công trình tập trung vào lĩnh vực này, trong đó có lĩnh vực luật học.Đặc biệt, tại Việt Nam, mặc dù xuất phát muộn hơn rất nhiều so với lịch sử nghiên cứu của thế giới, tuy nhiên đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nội dung này trong các ngành luật khác nhau Đối với ngành luật hình sự, nghiên cứu về quyền con người cũng đã có những bước phát triển, được thể hiện bằng việc nhiều tác giả tập trung nghiên cứu dưới các góc độ, đặc biệt liên quan đến những quyền đặc thù của con người cần được PLHS tôn trọng và bảo vệ như quyền về tự do tình dục,quyền sống và được bảo đảm về sức khỏe…

- Thứ hai , nghiên cứu về nhóm NDBTT đang là xu hướng của thế giới cũng như tại Việt Nam Mặc dù hiện nay phạm vi nhóm NDBTT được xác định khác nhau, tuy nhiên phần lớn các tác giả đều thống nhất đây là những nhóm người thiệt thòi hơn trong xã hội và cần được bảo vệ Các nghiên cứu hiện nay, đặc biệt trên thế giới, có xu hướng phân loại nhóm dễ bị tổn thương trong từng lĩnh vực khác nhau, tùy vào mục đích nghiên cứu và đề ra những giải pháp nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của nhóm người này Ở Việt Nam, mặc dù chưa có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng bước đầu cũng đã có những sự so sánh với các chuẩn mực quốc tế, và tiếp cận vào từng lĩnh vực khác nhau, trong đó có PLHS Đặc biệt, khi phân tích các công trình nghiên cứu trên thế giới dưới góc độ luật hình sự, những nghiên cứu liên quan đến nhóm NDBTT thường được tập trung với vai trò nạn nhân của tội phạm. Tuy nhiên, những nghiên cứu tại Việt Nam, dường như đang tập trung nhiều hơn dưới góc độ người phạm tội.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về quyền con người cũng như NDBTT có xu hướng được tiếp cận dưới góc độ liên ngành, không chỉ riêng trong lĩnh vực hình sự mà còn có tội phạm học, khoa học điều tra hình sự… Nội dung này được thể hiện rõ nét qua các công trình nghiên cứu nước ngoài Các công trình cũng đã có sự nghiên cứu gắn với một số vụ án hoặc một số điển hành, phương pháp nghiên cứu được sử dụng cũng khá linh hoạt, đặc biệt các công trình nước ngoài có sự kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính, tạo nên sự thuyết phục.

- Thứ ba , trong nhóm NDBTT được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự, có một số nhóm người đã được rất nhiều tác giả tập trung cả ở trong nước và quốc tế.

Cụ thể hai nhóm người nhận được nhiều sự quan tâm là phụ nữ và trẻ em – những nhóm chiếm đa số trong nhóm NDBTT Các công trình liên quan đến hai nhóm người này chiếm phần lớn trong các công trình đã được liệt kê trên đây, được tiếp cận đa dạng dưới vai trò người phạm tội và cả nạn nhân của tội phạm Trong đó,quyền của phụ nữ và trẻ em được đề cập khá cụ thể, không chỉ trong các công trình của nước ngoài mà còn của các tác giả Việt Nam Người cao tuổi và người khuyết tật cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả nước ngoài, nhưng thường được đặt trong một số tội phạm nhất định, ví dụ như người cao tuổi thường gắn với các tội phạm về lạm dụng, trong đó phổ biến là lạm dụng tình dục hoặc thể chất.Còn đối với người khuyết tật, những nghiên cứu thường tập trung vào nhóm tội phạm thù hận.

Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ cần được giải quyết trong luận án

Nghiên cứu về nhóm NDBTT nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay của các học giả trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt liên quan đến quyền con người của họ trong các lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, so sánh với thế giới, những công trình nghiên cứu về nhóm người này còn khá hạn chế tại Việt Nam Các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định mà chưa được nghiên cứu đầy đủ trong phạm vi rộng Hoặc một số chuyên ngành có nghiên cứu về nhóm NDBTT nhưng chưa bao quát và có tính hệ thống Trong khoa học luật hình sự, hầu như các nghiên cứu còn khá sơ sài hoặc chỉ tập trung vào một số nhóm người cụ thể, phổ biến là trẻ em và phụ nữ; chưa có nghiên cứu nào mang tính toàn diện và hệ thống về NDBTT, hoặc một số nhóm người khác như người khuyết tật, người cao tuổi chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ làm rõ cơ sở lí luận, các quy định PLHS cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật từ góc độ bảo vệ NDBTT Cụ thể:

- Luận án sẽ xây dựng cơ sở lí luận bảo vệ NDBTT bằng PLHS Hiện nay, khái niệm và phạm vi NDBTT chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, khái niệm này được định nghĩa hoặc liệt kê khác nhau Do đó, trong luận án sẽ làm rõ khái niệm này, đặc biệt trong lĩnh vực luật hình sự. Ngoài ra, luận án sẽ phân tích cơ sở bảo vệ NDBTT, cả về cơ sở lí luận và thực tiễn; đồng thời chỉ rõ phương thức bảo vệ nhóm người này bằng PLHS Bên cạnh đó, luận án còn có sự đối chiếu với các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ NDBTT.

- Trọng tâm của luận án tập trung phân tích quy định PLHS bảo vệ NDBTT. Nội dung này được triển khai theo hướng phân tích những văn bản có chứa các quy phạm hình sự trong lịch sử và tập trung nhất vào BLHS hiện hành – BLHS năm

2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Từ đó khẳng định tính kế thừa và nhân đạo trong bảo vệ nhóm NDBTT của PLHS.

- Trên cơ sở những phân tích quy định pháp luật, luận án sẽ đánh giá việc áp dụng những quy định này trong việc bảo vệ NDBTT bằng PLHS trên thực tế dựa trên số liệu và các bản án Từ đó đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong áp dụng pháp luật Đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong bảo vệ NDBTT khi áp dụng PLHS.

- Từ những phân tích về pháp luật và áp dụng pháp luật, trên cơ sở nghiên cứu,đánh giá thêm những yêu cầu thực tiễn, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là PLHS cũng như một số giải pháp khác nhằm bảo vệNDBTT.

Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

- Thế nào là bảo vệ NDBTT bằng PLHS?

- Bảo vệ NDBTT bằng PLHS được thực hiện dựa trên các cơ sở nào?

- Phương thức bảo vệ bảo vệ NDBTT bằng PLHS ra sao?

- Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ NDBTT như thế nào?

- NDBTT được bảo vệ như thế nào trong PLHS Việt Nam từ lịch sử đến hiện tại?

- Thực tiễn bảo vệ NDBTT bằng PLHS được thực hiện như thế nào ởViệt Nam?

- Cần có những giải pháp nào để tăng cường bảo vệ NDBTT bằng PLHS?

Giả thuyết nghiên cứu

- Bảo vệ NDBTT bằng PLHS là thông qua xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật hình sự bảo vệ NDBTT khi họ là nạn nhân của tội phạm hoặc người phạm tội.

- Tồn tại các cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn bảo vệ NDBTT.

- Bảo vệ NDBTT bằng PLHS được thực hiện bằng các phương thức khác nhau và đặc trưng của ngành luật hình sự.

- Có nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quy định các quyền cần được bảo vệ của NDBTT.

- PLHS Việt Nam đã có những quy định bảo vệ NDBTT từ thời kì phong kiến đến nay, và qua mỗi lần pháp điển hóa lại được hoàn thiện.

- Thực tiễn bảo vệ NDBTT bằng PLHS đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được làm rõ.

- Những giải pháp mang tính hệ thống nhằm tăng cường bảo vệ NDBTT bằngPLHS trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và cơ sở hiến định cần được bổ sung, hoàn thiện đầy đủ hơn, bao gồm những giải pháp về hệ thống pháp luật

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Khái niệm và đặc điểm bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự39 1 Khái niệm người dễ bị tổn thương

1.1.1 Khái niệm người dễ bị tổn thương

Người dễ bị tổn thương (vulnerable people), từ góc độ xã hội học, là một khái niệm mở, có nội hàm phong phú, rộng lớn và khó xác định cụ thể 32 Trong tiếng Anh, “vulnerability” có nguồn gốc từ những từ tiếng La tinh là “vulnus” – nghĩa là tổn thương Đến những năm đầu 1960, thuật ngữ này được chuyển thể sang tiếng Anh và đến những năm sau 1960, khái niệm này không chỉ được hiểu theo cách đơn thuần về khả năng của cá nhân nữa mà được dùng để miêu tả về những tổn thương vật lí, bao gồm những chịu đựng về tâm lí, đạo đức và tâm thần Những năm cuối

80 của thế kỷ XX, thuật ngữ này mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi, nhất là trong những văn kiện pháp lí quốc tế liên quan đến quyền con người 33

Mặc dù được sử dụng nhiều trong các văn bản pháp lý cũng như các báo cáo chính thức, tuy nhiên, hiện nay trên thế giới không có định nghĩa thống nhất nào về NDBTT 34 Khái niệm này còn có những cách gọi khác như người yếu thế (weaker people), người thiệt thòi (disadvantaged people), người bị lề hóa (marginalized people), nhóm thiểu số (minority people) hay nhóm bị loại bỏ ra ngoài lề… Tuy nhiên, thuật ngữ phổ biến và cũng được nhiều nhà nghiên cứu và trong các báo cáo

32 TS Trần Thái Dương, Trần Thị Thanh Mai, Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, số 07/ 2015, tr.12.

33 Helen Forbes – Mewett, Vulnerability in a Mobile World, , NXB Emerald Publishing Limited, United Kingdom, 2019, tr.7.

34 TS Vũ Ngọc Bình, TS Nguyễn Toàn Thắng, “Nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến khuyến nghị của Ủy ban nhân quyền về các quyền dân sự, chính trị của nhóm dễ bị tổn thương”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học thuộc đề tài cấp Bộ: Rà soát việc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc nhằm thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,

2021, tr.90. quốc tế lựa chọn, cũng như những người trong nhóm này mong muốn, đó là “người dễ bị tổn thương” Thuật ngữ này không tách biệt họ với số đông (so với những người được xem là có vị thế bình thường) và tạo sự bình đẳng trên cơ sở áp dụng. Thực tế hiện nay, trong những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau khái niệm NDBTT có thể được tiếp cận khác nhau Tiếp cận dưới góc độ xã hội học, “nhóm

NDBTT là một khái niệm xã hội học, dùng để chỉ địa vụ đặc thù và trạng thái sinh tồn của một nhóm nào đó trong cơ cấu xã hội… Nhóm dễ bị tổn thương là nhóm ở vào địa vị bất lợi trong kinh tế và cơ cấu xã hội Thế bất lợi đó có thể khiến cho nhóm đó rơi vào cảnh khốn cùng, từ đó ảnh hưởng đến đời sống và phát triển của họ” 35 hoặc “NDBTT là chỉ những người hay tầng lớp người do tình hình thấp kém về tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà không thể hóa giải những áp lực do những vấn đề xã hội gây ra như người bình thường khác, dẫn họ đến cảnh khốn cùng, ở vào địa vị bất lợi trong xã hội” 36 Theo đó, với cách nhìn từ xã hội học, NDBTT bao gồm hai đặc điểm: có sự tổn thương và sự thiếu bền vững Sự tổn thương được gây ra bởi các mối đe dọa hoặc thường xuyên bị tấn công bởi các mối đe dọa đó Sự thiếu bền vững được thể hiện ở điểm không có khả năng về dự báo, lập kế hoạch, đối phó, phục hồi từ các mối đe dọa và cũng thiếu nguồn lực để thúc đẩy hoặc ứng phó với những khó khăn Nguồn lực này bao gồm năng lực cá nhân, tâm lý, xã hội, thông tin, kinh tế, chính trị 37 …

Tiếp cận dưới góc độ tư pháp hình sự, mà cụ thể hơn là pháp luật tố tụng hình sự, NDBTT là người “không hoặc thiếu khả năng hoặc điều kiện tự bảo vệ mình hoặc thuê hoặc nhận được sự bảo vệ; thường bị lãng quên hoặc bị bỏ rơi hoặc coi nhẹ bởi hệ thống tư pháp và hoặc bởi các luật sư, luật gia” 38 hoặc “NDBTT là người có nhân thân khác biệt so với người tham gia tố tụng hình sự khác; có hành

35 Hà Bỉnh Mạnh (Chủ biên), Những điểm nóng lý luận tại Trung Quốc, Người dịch: PGS TS Nguyễn Văn Toan, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2019, tr.242.

36 Hà Bỉnh Mạnh (Chủ biên), Những điểm nóng lý luận tại Trung Quốc, tlđd, tr.243.

37 Helen Forbes – Mewett, Vulnerability in a Mobile World, , tlđd, tr.23.

38 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, tlđd, tr.17 vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể đối mặt với HP tử hình” 39 Như vậy, nếu dưới góc độ tố tụng hình sự, nghiên cứu về nội dung này, NDBTT hướng đến chủ yếu dưới góc độ người phạm tội, đặc biệt là người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phải chịu HP tử hình hoặc những người có đặc điểm riêng khiến họ cần được bảo vệ hơn bằng công cụ là pháp luật tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, theo quan điểm phần lớn nhà nghiên cứu hiện nay, NDBTT là những nhóm người “có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác” 40 Từ đó, phạm vi xác định NDBTT khá rộng, phổ biến bao gồm: phụ nữ; trẻ em; người khuyết tật; người sống chung với HIV hoặc nạn nhân của AIDS; người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn; người không quốc tịch; người lao động di trú; người thiểu số (về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo…); người bản địa; nạn nhân chiến tranh; người bị tước tự do, người cao tuổi; người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới 41 …

Tại Việt Nam văn bản luật duy nhất hiện nay quy định về khái niệm NDBTT là Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 Theo đó, “Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu những tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo” 42 Khái niệm này có phạm vi khá hẹp khi chỉ trong giới hạn những nạn nhân dễ gặp bất lợi về thiên tai và những nhóm người được liệt kê cũng hẹp hơn so với chuẩn mực quốc tế.

39 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, tlđd, tr.116.

40 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của các nhóm NDBTT, tlđd, tr.23.

41 Xem: Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của các nhóm NDBTT, sđd, tr.24 và https:// www.humanrights.is/en/human-rights-education-project/human-rights-concepts-ideas-and-fora/the- human-rights-protection-of-vulnerable-groups, truy cập ngày 01/12/2022.

42 Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013.

Như vậy, các quan điểm đều có chung nhận định rằng, NDBTT là nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với các nhóm xã hội “bình thường” có những đặc điểm tương tự bởi một loạt các rào cản vô hình hoặc hữu hình liên quan đến khả năng, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đánh giá, kì thị của xã hội, các vấn đề tâm lý… 43 Bởi những đặc điểm cá nhân này khiến họ dễ trở thành đối tượng bị xâm phạm quyền (như trẻ em, phụ nữ… thường dễ là đối tượng bị xâm phạm tình dục do đặc điểm về giới, khả năng tự bảo vệ…) hoặc bị hạn chế thực hiện quyền (như người khuyết tật về tâm thần khó hoặc không có có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi khi thực hiện tội phạm)…

Một trong những cơ sở để xác định NDBTT hiện nay là các văn kiện pháp lý quốc tế Mặc dù NDBTT hoàn toàn có đầy đủ các quyền cơ bản của con người, trên thực tế, có những nhóm người mà vị thế chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội, đây cũng chính là nhóm NDBTT mà chúng ta đang đề cập Do đó, hệ thống các quy phạm pháp luật và cơ chế quốc tế về quyền con người nói chung về cơ bản là không đủ, thậm chí đôi khi không phù hợp nếu áp dụng một cách máy móc với nhóm người này 44 Chính vì vậy, các văn kiện quốc tế về quyền con người phổ biến hiện nay được xây dựng để quy định thêm những quyền đặc thù cho nhóm NDBTT Hay nói một cách khác, nhóm người nào là đối tượng được bảo vệ bằng văn kiện pháp lý quốc tế chuyên biệt sẽ được xác định là nhóm NDBTT.

Từ những phân tích trên, người nghiên cứu cho rằng, NDBTT “là nhóm người có những đặc điểm cá nhân khiến họ có nguy cơ cao dễ bị xâm phạm hoặc hạn chế quyền và được pháp luật liên quan đến quyền con người ghi nhận cần được bảo vệ đặc biệt”.

Cơ sở bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự

Bảo vệ NDBTT là nhiệm vụ của hệ thống pháp luật, trong đó có PLHS - một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia Việc ghi nhận, bảo vệ NDBTT trong quy định pháp luật cũng như áp dụng PLHS xuất phát từ những cơ sở sau:

Trước hết , bảo vệ NDBTT xuất phát từ chính tính “dễ bị tổn thương” của họ.

Như đã phân tích, NDBTT là nhóm người có những đặc điểm về nhân thân hạn chế hơn so với những nhóm người khác trong xã hội, do đó, việc thụ hưởng quyền cũng như bảo vệ quyền của họ sẽ thấp hơn so với một số nhóm người khác trong xã hội. Đặc biệt, khi xuất hiện những hành vi xâm hại trực tiếp đến NDBTT, hoặc bản thân họ dễ trở nên yếu thế hơn khi phải tham gia dưới góc độ người bị buộc tội trong hoạt động tư pháp, thì cần có những giải pháp đặc thù phù hợp để vị thế của họ cân bằng so với những nhóm người khác trong xã hội Giải pháp ở đây chính là thừa nhận và bảo đảm các quyền của họ với ý nghĩa là những bổ sung cho hệ thống các tiêu chuẩn về quyền con người phổ quát Từ đó phản ánh nhu cầu và bảo đảm sự bình đẳng thực chất về cơ hội giữa các tầng lớp, qua đó là giữa tất cả các thành viên trong xã hội nói chung 70 Sự bình đẳng về quyền không đồng nghĩa với việc cào bằng các quyền cho mọi chủ thể (bình đẳng hình thức) – điều mà trên thực tế chính là bất bình đẳng Bình đẳng về quyền có nghĩa là mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại đều có các cơ hội được hưởng các quyền như nhau trong những điều kiện, hoàn cảnh, năng lực sẵn có như nhau 71 Do đó, PLHS - ngành luật với những chế tài

“mạnh” nhất của Nhà nước, cần có những quy định riêng bảo vệ những NDBTT để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng Tính dễ bị tổn thương của các nhóm người mà luận án lựa chọn được thể hiện cụ thể:

Phụ nữ được xem là một trong những nhóm NDBTT do đặc thù về giới Ví dụ như: đặc điểm sinh học của cơ thể nên quyền tự do và an toàn tình dục của phụ nữ dễ bị xâm hại hơn; do định kiến xã hội về giới, phụ nữ dễ bị kỳ thị, phân biệt đối xử; đặc điểm thể chất và chức năng sinh sản, vai trò xã hội… khiến phụ nữ dễ trở thành nạn nhân của bạo lực, tình trạng ngược đãi hoặc lạm dụng tình dục 72 …

Với một độ tuổi chưa trưởng thành, trẻ em là đối tượng đang phát triển và hạn chế về tâm sinh lý nên khả năng tự kiểm chế, tự bảo vệ thấp Do đó, trẻ em dễ trở thành đối tượng bị xâm hại cũng như dễ trở thành đối tượng vi phạm pháp luật hơn các chủ thể khác.

Người khuyết tật được coi là một trong những nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm NDBTT nhất Vì tình trạng khuyết tật khiến họ phải chịu những thiệt thòi trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội như sức khỏe kém hơn, học vấn thấp hơn, mức độ tham gia kinh tế ít hơn… Trong gia đình, nhà trường, xã hội và cộng đồng, người khuyết tật thường bị khinh miệt và bị phân biệt đối xử ở các mức độ khác nhau 73 Đặc biệt đối với những người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng thì mức độ tổn thương của họ khi tham gia vào các quan hệ xã

70 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của các nhóm NDBTT, tlđd, tr.16.

71 Phạm Hùng Cường (2020), Quyền nhân thân của nhóm NDBTT trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận án tiễn sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.14.

72 Trần Thị Hồng Lê (2017), Những vấn đề lí luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng PLHS ở Việt

73 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền của người khuyết tật, NXB Chính trị quốc gia sự thật, 2019, tr 16. hội, trong đó có PLHS càng nặng nề Đáng chú ý, trong nhóm người khuyết tật, những người bị khuyết tật trí tuệ cũng là nhóm người cần được bảo vệ đặc biệt trong khuyến nghị của các tổ chức quốc tế.

Do đặc điểm về thể chất và điều kiện sống mà người cao tuổi được xem là một trong các nhóm dễ bị tổn thương Họ dễ bị lạm dụng, ngược đãi, bỏ mặc; vì tuổi tác mà họ cũng dễ rơi vào hoàn cảnh phụ thuộc vào người khác Bên cạnh đó, người cao tuổi thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần Do đó, không chỉ ngành luật hình sự mà các ngành luật khác cũng cần có cơ chế bảo vệ nhóm người này.

Thứ hai , bảo vệ người dễ bị tổn thương xuất phát từ chính truyền thống của dân tộc Việt Nam “ Tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, kính trên nhường dưới” là truyền thống nhân đạo quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay, đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi. Truyền thống tốt đẹp này của dân tộc được thể hiện qua các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ - là những chuẩn mực đạo đức được truyền từ nhiều đời xưa “Nhiễu điều phủ lấy giá / Người trong một nước phải thương nhau cùng” Hoặc trong các hương ước, khoán ước (hay còn gọi nôm na là lệ làng) 74 song hành với luật nước cũng có những quy định nhằm bảo vệ NDBTT, thể hiện “tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng” 75

Ngay trong chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn đề cao quyền con người, trong đó chú trọng đến những nhóm NDBTT trong xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ những giá trị mà nhân loại ghi nhận về quyền con người; quan điểm, chủ trương của Đảng đều xác định quyền con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Ngay trong Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12 tháng 7 năm 1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Quyền con người là thành quả đấu tranh của

74 PGS TS Bùi Xuân Đức, Hương ước cổ và hương ước mới: Nhìn từ góc độ so sánh, nguồn: http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid 9048, truy cập ngày 25/04/2023.

75 PGS TS Bùi Xuân Đức, Hương ước cổ và hương ước mới: Nhìn từ góc độ so sánh, nguồn: http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid 9048, truy cập ngày 25/04/2023. loài người ; là giá trị chung của nhân loại” Tại Nghị quyết 49/NQ-TW ngày

02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã có chỉ đạo: “Hoàn thiện chính sách PLHS hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo đảm quyền con người" Và PLHS, với tư cách là một ngành luật trong hệ thống tư pháp, nghĩa vụ bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền của nhóm NDBTT là bắt buộc.

Bên cạnh đó , bảo vệ NDBTT bằng PLHS xuất phát từ chính đặc thù của ngành luật này Luật hình sự là một ngành luật quy định về những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và HP có thể áp dụng cho tội phạm đó Có thể khẳng định, luật hình sự là chốt chặn cuối cùng để Nhà nước bảo vệ cho quyền con người nói chung và quyền của nhóm NDBTT nói riêng, cả khi họ là nạn nhân của tội phạm hay người thực hiện tội phạm Nạn nhân của tội phạm không phải là chủ thể trung tâm của quyền con người trong tư pháp hình sự Họ là đối tượng thụ hưởng công lý một cách bị động bởi đối tượng điều chỉnh trực tiếp của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phải chịu TNHS khi có sự kiện phạm tội xảy ra 76 Tuy nhiên, nạn nhân của tội phạm cũng là đối tượng cần được quan tâm và bảo vệ bằng luật hình sự “xuất phát từ những tổn thương nguyên phát mà tội phạm gây ra và những tổn thương thứ phát mà tội phạm có thể sẽ tiếp tục gây ra hoặc môi trường tố tụng và dư luận xã hội gây ra, từ việc bị các cơ quan tư pháp hình sự quên lãng, bỏ mặc hoặc đối xử thiếu tôn trọng trong quá trình tiếp cận công lý” 77

Phương thức bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự

Phương thức hay cách thức bảo vệ NDBTT bằng PLHS là hoạt động của Nhà nước bảo vệ NDBTT bằng công cụ là PLHS Có quan điểm cho rằng cách thức bảo vệ quyền con người bằng PLHS bao gồm: ghi nhận (tội phạm hóa những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người và quy định việc xử phạt (xử lý nghiêm khắc) đối với người thực hiện những tội phạm đó); xác định nghĩa vụ đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm đến quyền con người; định ra các nguyên tắc, giới hạn trong việc xác định tội phạm và áp dụng HP để ngăn chặn sự xâm phạm hoặc gia tăng cơ hội hưởng thụ quyền con người; khôi phục, bù đắp quyền con người đã bị xâm phạm, tước đoạt; cơ chế đối xử trong những quy định đặc biệt

90 Phạm Minh Tuyên, Phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội thông hoạt động xét xử của Tòa án – Hạn chế và kiến nghị, nguồn: https://tapchitoaan.vn/phong-ngua-nguoi-duoi-18-tuoi-pham-toi-thong-qua-hoat-dong- xet-xu-cua-toa-an-han-che-va-kien- nghi#:~:text=Nh%C6%B0%20v%E1%BA%ADy%2C%20s%E1%BB

%20c%C3%A1c,20.367%20%C4%91%E1%BB%91i%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20ph%E1%BA%A 1m%20t%E1%BB%99i), truy cập ngày 01/12/2022.

91 Hoàng Hương Thủy (2021), Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam, tlđd, tr.3. nhằm bảo vệ quyền con người của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương 92 Tuy nhiên, cũng có quan điểm ngắn gọn hơn cho rằng, cách thức bảo vệ quyền con người bằng PLHS chỉ cần thông qua hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ nạn nhân của tội phạm và bảo vệ người thực hiện tội phạm thông qua xác định vi phạm, quan hệ quyền con người và hạn chế quyền con người trong chế tài…

Dù cách hiểu như thế nào, có thể tóm gọn, phương thức bảo vệ NDBTT bằng PLHS bao gồm: hoạt động tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa (hoạt động lập pháp); áp dụng PLHS và kiểm soát lập pháp hình sự, áp dụng PLHS.

1.3.1 Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa

Tội phạm hóa là hoạt động xác định trong luật hành vi nhất định là tội phạm 93 Đây là hoạt động của cơ quan lập pháp bằng cách xác định những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể và quy định những hành vi đó là tội phạm trong pháp luật hình sự.

Bên cạnh hoạt động xác định và quy định tội phạm ban đầu, tội phạm hóa còn có thể là hoạt động thay đổi, bổ sung sau đó Căn cứ thay đổi, bổ sung có thể do hành vi này mới phát sinh hoặc do thực tiễn đòi hỏi cần phải xử lý hành vi này bằng biện pháp TNHS Đây được xem là một trong các hình thức trực tiếp bảo vệ nạn nhân, đem lại công lý cho nạn nhân Đối với NDBTT là nạn nhân của tội phạm, hoạt động tội phạm hóa có thể kể đến như: BLHS năm 2015 đã tội phạm hóa một số hành vi như sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147) hay bổ sung hành vi quan hệ tình dục khác trong Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), Tội giao cấu hoặc thực hiện quan hệ tình dục đối với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145)…

Ngược lại với hoạt động tội phạm hóa là phi tội phạm hóa Đây là hoạt động xóa bỏ tội phạm nhất định đã được quy định trong luật Quá trình này bao gồm: 1. Xóa bỏ loại hành vi cụ thể đã được quy định là tội phạm do không còn xảy ra hoặc do thực tiễn không còn đòi hỏi cần phải xử lý hành vi này bằng biện pháp TNHS; 2.

92 PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, tlđd, tr.57- 61

93 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa và NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.789.

Thu hẹp phạm vi xử lý bằng biện pháp TNHS của một loại hành vi hoặc nhóm hành vi qua việc thêm dấu hiệu hoặc nâng cao yêu cầu dấu hiệu của CTTP hoặc thu hẹp phạm vi chủ thể của tội phạm 94

Việc phi tội phạm hóa các hành vi mà CTTP của nó làm hạn chế quyền con người là cần thiết trong việc bảo vệ quyền con người, trong đó có NDBTT thông qua việc xóa bỏ các hành vi đã được nhà làm luật xác định là tội phạm và tội phạm đó làm cản trở quyền con người hoặc bổ sung thêm các dấu hiệu của CTTP mang tính mở rộng quyền con người Từ đó, các hành vi này thực hiện trên thực tế sẽ không bị coi là tội phạm, không bị áp dụng các quy định về TNHS.

Nếu như tội phạm hóa là phương thức bảo vệ nạn nhân thì phi tội phạm hóa là phương thức nhằm bảo vệ người phạm tội, trong đó có nhóm NDBTT Có thể kể đến như việc BLHS năm 2015 đã bỏ tội phạm tảo hôn (Điều 148 BLHS), nghĩa là người chưa đủ tuổi kết hôn (có thể là trẻ em) sẽ không bị xử lí hình sự về hành vi này hoặc tại khoản 2 Điều 12 đã giới hạn phạm vi phải chịu TNHS của người từ đủ

14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó nhóm người này chỉ phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng của 28 tội…

1.3.2 Hình sự hóa, phi hình sự hóa

Các Mác đã viết về mối quan hệ giữa tội phạm và HP: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho lợi ích của giai cấp thống trị trong một xã hội nhất định vì nó phá hoại điều kiện tồn tại của giai cấp đó”, còn “HP chẳng qua là một thủ đoạn tự vệ của xã hội đối với những hành vi xâm phạm điều kiện tồn tại của nó, không kể đó là những điều kiện như thế nào” 95 Như vậy, tội phạm và HP luôn song hành với nhau, cũng như quá trình tội phạm hóa – phi tội phạm hóa luôn cần cân nhắc với quá trình hình sự hóa – phi hình sự hóa.

Hình sự hoá là việc nghiêm khắc hoá, tăng tính cưỡng chế của chế tài đối với tội phạm nhất định Quá trình này bao gồm: bổ sung HP nghiêm khắc hơn vào chế tài đang tồn tại hoặc tăng mức tối thiểu hoặc tối đa của HP đang có trong chế tài

94 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, tlđd, tr 789.

95 C.Mác - Ăngghen (1979), Toàn tập, tập 8, NXB Sự thật, Hà Nội. hoặc mở rộng phạm vi áp dụng các HP nghiêm khắc trong chế tài hoặc thu hẹp phạm vi áp dụng các biện pháp TNHS nhân đạo, khoan hồng Thông qua hình sự hóa, những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, trong đó có NDBTT được quy định chế tài nghiêm khắc nhằm mục đích “đặt quyền con người vào sự bảo vệ đặc biệt, nhưng cũng chính là răn đe, ngăn ngừa hành vi xâm phạm, sau đó mới là trừng phạt nếu sự răn đe, ngăn ngừa không thành công, quyền con người vẫn bị vi phạm”. Đối với người phạm tội, hoạt động hình sự hóa cũng cần được chú ý để bảo vệ tối đa quyền con người Chế tài hình sự mà cụ thể là HP là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước tước đi một hoặc một số quyền của người phạm tội, thậm chí là quyền sống Do đó, khi thực hiện tội phạm hóa, cần đảm bảo quyền của người phạm tội như quy định những HP nhân đạo, thiên về mục đích cải tạo, giáo dục hơn là trừng trị, đặc biệt hạn chế HP tử hình – HP tước đi quyền sống của người phạm tội.

Với NDBTT, biện pháp hình sự hóa được thể hiện như quy định tăng mức cao nhất của khung HP tại khoản 1,2 Điều 165 – Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới; tăng cả hai mức thấp nhất và mức cao nhất của khung HP đối với tội mua bán người và mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 150 và Điều 151) 96 …

Ngược lại quá trình hình sự hóa là phi hình sự hóa Phi hình sự hóa là quá trình thu hẹp phạm vi tác động của luật hình sự hoặc làm nhẹ hơn TNHS 97 Đó là quá trình: bổ sung HP ít nghiêm khắc hơn vào chế tài đang tồn tại hoặc hạ mức tối thiểu hoặc tối đa của HP đang có trong chế tài; hoặc thu hẹp phạm vi áp dụng các HP nghiêm khắc trong chế tài hoặc mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp TNHS nhân đạo, khoan hồng

96 Dương Thị Hồng Thuận (2018), Các hình thức thể hiện hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm

2015, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 35/2018, tr.82.

Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự.67 1 Nhóm quyền của người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm

Ngay từ thời kì cổ đại, trong các tư tưởng, giáo luật đã thể hiện sự tôn trọng phẩm giá con người, bảo vệ con người, đặc biệt là người yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật…) và đề cao sự bình đẳng… Đây có thể được coi là những tư tưởng đầu tiên của nhân loại có tính hệ thống và nội dung rõ ràng về quyền con người 108 Mặc dù hiện nay chưa từng có công ước nào hay văn bản quốc tế nào đưa ra định nghĩa về NDBTT, tuy nhiên, tinh thần bảo về quyền của nhóm người này, được thể hiện qua những văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người cũng như một số điều ước quốc tế đặc thù của từng nhóm người.

Các văn kiện quốc tế tổng quát về quyền con người có thể kể đến như Hiến chương Liên hợp Quốc về quyền con người năm 1945; Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948; Tuyên bố Viên và Chương trình hành động năm 1993; Tuyên bố

107 Xem: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, tlđd, tr.259.

108 Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011),

Tư tưởng về quyền con người (Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam), NXB Lao động – Xã hội, tr.10. thiên niên kỷ của Liên hợp Quốc năm 2000… Các văn kiện cụ thể về quyền tự do, cơ bản của con người như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966…

Những văn kiện trên đây ghi nhận chung về những quyền cơ bản của con người, nghĩa là mọi cá nhân trên trái đất đều cơ bản có những quyền này (trừ một số trường hợp bị mất hoặc hạn chế do bị tước bởi một phán quyết có hiệu lực pháp luật của quốc gia hoặc trong một số trường hợp đặc thù khác) Tuy nhiên, trên thực tế, có những nhóm người mà vị thế chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội, đây cũng chính là nhóm dễ bị tổn thương mà tác giả đang đề cập Do đó, hệ thống các quy phạm và cơ chế quốc tế về quyền con người nói chung, về cơ bản, là không đủ, thậm chí đôi khi không phù hợp nếu áp dụng một cách máy móc với nhóm người này 109 Chính vì vậy, cần có một hệ thống các công ước xác lập những quy phạm và cơ chế quốc tế để bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm người này.

1.4.1 Nhóm quyền của người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm

NDBTT, vừa có những quyền có tính phổ quát của quyền con người, những đồng thời cũng có những quyền đặc thù dựa trên những định kiến hoặc đặc điểm về tâm lý và sinh lý của họ, hay nói một cách khác là những quyền thể hiện sự “yếu thế” của họ Và chính những quyền đặc thù này được ghi nhận trong các điều ước quốc tế nhằm bảo vệ họ khỏi những vi phạm về quyền, và các quốc gia trên thế giới phải bảo đảm và ghi nhận Đặc biệt, những quyền đặc thù của NDBTT dễ bị xâm phạm bởi những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được liệt kê trong một số công ước quan trọng, có thể kể đến như:

1.4.1.1 Quyền không bị phân biệt đối xử

Một trong những quyền đặc biệt được nhấn mạnh chung trong các văn kiện quốc tế liên quan đến nhóm NDBTT là quyền không bị phân biệt đối xử Phân biệt đối xử được hiểu là “bất kỳ sự phân biệt, loại bỏ, hạn chế hay thiên vị nào thực hiện dựa trên bất kì yếu tố nào như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo,

109 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của các nhóm NDBTT, sđd, tr.24. quan điểm chính trị hay quan điểm khác, quốc tịch hay thành phần xã hội, tài sản, nguồn gốc hay các vị thế khác, mà có mục đích hoặc có tác động làm vô hiệu hóa hay làm suy giảm sự thừa nhận, thụ hưởng hay thực hiện các quyền và tự do của tất cả mọi người trên cơ sở bình đẳng” 110 Điều đó xuất phát từ thực tế là nếu không được bảo vệ đặc biệt, các nhóm dễ bị tổn thương (toàn bộ hay một số thành viên) có thể bị rơi vào những hoàn cảnh rất bi thảm, trong khi đó, phân biệt đối xử, bỏ rơi hay quên lãng bất cứ nhóm nào đều là trái với lương tâm của con người và không thể chấp nhận trong một xã hội văn minh 111 Việc thừa nhận quyền của nhóm NDBTT không đồng nghĩa với việc cào bằng các quyền cho mọi chủ thể Bình đẳng về quyền có nghĩa là mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại đều có cơ hội được hưởng các quyền như nhau trong những điều kiện, hoàn cảnh, năng lực sẵn có như nhau 112 Đối với nhóm NDBTT, là nhóm xã hội phải chịu những thiệt thòi và xuất phát điểm thấp hơn, có nguy cơ cao hơn vì dễ bị bỏ quên hay dễ bị vi phạm các quyền con người, vì vậy họ cần có những quyền đặc thù để đạt được sự bình đẳng thực chất trong việc thụ hưởng các quyền phổ quát của con người Đây cũng được xem là cách tiếp cận công lý theo chiều dọc (vertical justice – công bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các nhóm chủ thể không có khả năng ngang nhau, theo đó quyền và nghĩa vụ giữa các nhóm chủ thể không có khả năng ngang nhau phải khác nhau, tương ứng với khả năng của họ) 113

- Đối với phụ nữ , quyền không bị phân biệt đối xử thường được hiểu tương tự quyền bình đẳng giới Khi nói đến quyền bình đẳng của phụ nữ, còn một cách diễn đạt khác, đó chính là công bằng về giới Công bằng về giới được hiểu là sự đối xử một cách công bằng xuất phát từ thiên chức và đặc điểm về giới tính của phụ nữ 114 Chính vì vậy, ngay tại các điều đầu tiên của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức

110 Vũ Ngọc Bình, Nguyễn Toàn Thắng, tlđd, tr.92.

111 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, tlđd, tr.20.

112 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của các nhóm NDBTT, sđd, tr.15.

113 TS.Lê Lan Chi, Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư pháp hình sự từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hành nghề luật, tlđd, tr.33.

114 GS.TS Đào Trí Úc, tlđd, tr.4 phân biệt đối xử chống lại phụ nữ CEDAW 115 - Điều ước chủ chốt và tổng hợp nhất ghi nhận quyền của phụ nữ đã ghi nhận và yêu cầu các quốc gia phải lên án sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 116

- Đối với trẻ em, tại Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (UNCRC) năm 1989 ghi nhận “Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong công ước đối với mỗi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào…” đồng thời “phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ tránh mọi hình thức phân biệt đối xử…”.

- Với người khuyết tật , Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2007 quy định bình đẳng và không phân biệt đối xử là một trong những quyền cơ bản của họ (Điều 5) Đặc biệt, ngoài những nội dung thông thường, quyền này còn bao gồm việc được Nhà nước hỗ trợ để có thể thực thi năng lực pháp luật và tiếp cận với pháp luật (Điều 12, 13 CRPD) 117

- Đối với người cao tuổi , khác với ba nhóm người kể trên, hiện nay, khung khổ pháp luật đối với quyền của người cao tuổi, xét trên tất cả các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia, hiện đều còn sơ sài Đơn cử , ở cấp độ quốc tế, trong khi đã có các công ước về quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật… thì cho đến thời điểm hiện nay chưa có một văn kiện pháp lý quốc tế nào dưới dạng điều ước đề cập riêng đến quyền của người cao tuổi 118

Các văn kiện quốc tế hiện hành về người cao tuổi mới chỉ là “luật mềm”, không có tính ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý 119 Trước hết, phải kể đến Những nguyên tắc của Liên hợp quốc về người cao tuổi (thông qua theo Nghị quyết 46/91

115 TAND tối cao, Quyền con người trong thi hành công lý (Sổ tay về quyền con người dành cho Thẩm phán,

Công tố viên và Luật sư), NXB Lao động – xã hội, 2010, tr.320.

116 Xem Điều 1, 2, 3 Công ước CEDAW.

117 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2019), Quyền của người khuyết tật, NXB Chính trị quốc gia sự thật, tr 119.

118 PGS.TS Vũ Công Giao (2018), Một số vấn đề lí luận, pháp lí, thực tiễn về quyền của người cao tuổi, tlđd, tr.47.

119 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, tlđd, tr.30. ngày 16/12/1991) – Đây được xem là văn kiện rõ ràng, tập trung và quan trọng nhất được Đại Hội đồng thông qua liên quan đến quyền của người cao tuổ 120 Đến năm

1992, Đại Hội đồng tục thông qua Tuyên bố về người cao tuổi.

Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương 79 1 Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm

PLHS - với tư cách là công cụ có hiệu quả trong công cuộc bảo vệ và duy trì Nhà nước độc lập, tự chủ trước thế lực xâm lược bên ngoài và bảo đảm quản lý có hiệu quả đất nước Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng đất nước, trải qua các triều đại lịch sử, các Nhà nước tại Việt Nam đã luôn quan tâm ban hành các quy định PLHS và luôn thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc trong di sản văn hóa quý báu đó 139 Bên cạnh đó, bảo vệ NDBTT cũng được các Nhà nước chú trọng, thể hiện qua những chiếu của vua hoặc các văn bản pháp luật qua các thời kỳ.

2.1.1 Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm

2.1.1.1 Quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm trước lần pháp điển hóa đầu tiên năm 1985

Một trong những đỉnh cao của nền lập pháp thời đại phong kiến của Việt Nam đó là Luật hình triều Lê (hay còn gọi là Quốc triều hình luật; Bộ luật Hồng Đức). Giá trị nhân văn, tiến bộ trong tư tưởng thời Lê sơ được hình thành trên cơ sở kế thừa các giá trị nhân văn của thời Lý – Trần và tiếp tục vận dụng những giá trị nhân văn của Phật giáo, Nho giáo vào thực tiễn đất nước 140 Trong lĩnh vực hình sự, nơi chịu sự chi phối mạnh nhất của triết lý Nho giáo thì các nhà lập pháp triều Lê vẫn dành cho phụ nữ, trẻ em và cả người già, người tàn tật những chính sách khoan hồng, nhân đạo đặc biệt Những chính sách đó đã thể hiện được tinh thần nhân đạo và truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam là kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, cưu mang và đùm bọc người tàn tật 141

139 Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, tr.5.

140 Hội Luật gia Việt Nam (2017), Luật hình triều Lê – Những giá trị nhân văn, NXB Hồng Đức, tr 61.

141 Lương Văn Tuấn (2012), Kế thừa các quy định tiến bộ, nhân văn đối với những người bị thiệt thòi trong Quốc triều hình luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3 (211), tr 22.

Luật Hình triều Lê đã có những quy định nhằm bảo vệ NDBTT là nạn nhân của tội phạm Có thể kể đến tại chương “Thông gian”, tội gian dâm với vợ người khác hay quyến rũ con gái chưa chồng đều bị xử tội đồ hay lưu và phải nộp tiền tạ, kẻ dắt mối cũng phải chịu tội Ngoài ra, Điều 404 quy định “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái thuận tình, cũng xử tội như tội hiếp dâm” 143 Hoặc tại Điều 409, những đối tượng ngục quan, ngục lại có hành vi gian dâm với đàn bà, con gái có việc kiện thì xử tội nặng hơn gian dâm thường một bậc; còn nạn nhân nếu thuận tình thì giảm tội ba bậc, bị hiếp thì không xử tội. Đối với người đau ốm, lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, phát huy truyền thống nhân đạo của dân tộc, Quốc triều hình luật định rõ trách nhiệm của quan lại phải thực hiện việc giúp đỡ họ (Điều 294, Điều 295) Nếu quan lại mà bỏ mặc, hoặc ăn bớt cơm áo được cấp của những người này, họ sẽ phải tội biếm, bãi chức hoặc xử đánh roi, hoặc phải tội như người giữ kho ăn trộm của công.

Luật Hình sự Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, với chính sách “chia để trị”, Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ và ba văn bản pháp luật khác nhau Cụ thể theo Sắc luật ngày 31/12/1912 của Toàn quyền Đông Dương đã sửa đổi 56 điều của Bộ luật Hình sự Pháp thành Hình luật canh cải và cho áp dụng tại Nam kỳ Ở Bắc Kỳ, Nghị định ngày 02/12/2921 của Toàn quyền Đông Dương đã cho áp dụng Luật hình An Nam Ở Trung Kỳ, bằng Dụ số 43 ngày 31/7/1933 của Vua Bảo Đại, Hoàng Việt hình luật (Luật Hình Hoàng Việt) được ban hành 144 Tuy nhiên, “Luật hình An Nam không có gì khác biệt lớn so với Hình luật canh cải về mặt nội dung 145 ”, còn Hoàng Việt hình luật “về thực chất, chủ yếu là sao chép lại

Hình luật canh cải” Do đó, có thể khẳng định, pháp luật thời kì này cơ bản thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, về khách quan, một số chính sách bảo vệ NDBTT cũng đã được quy định trong PLHS thời kì này Một số hành vi xâm phạm đến NDBTT được quy

143 Lương Văn Tuấn (2012), Kế thừa các quy định tiến bộ, nhân văn đối với những người bị thiệt thòi trong Quốc triều hình luật, tlđd, tr.22.

144 Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, tlđd, tr.67.

145 Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, tlđd, tr.72. định là tội phạm và phải chịu TNHS với HP nghiêm khắc như hành vi đầu độc hay làm các cách khác làm trụy thai, hay toan làm trụy thai (Điều 289 Luật Hình Hoàng Việt) Hoặc Mục thứ IV – Thông gian – Cương gian – Tư thông với đàn bà con gái – Hôn gia trùng điệp, đáng chú ý như hành vi gian dâm với “bất kì người đàn ông hay đàn bà có chứng điên cuồng, hoặc bị câu cấm, hoặc si ngốc, hoặc có chứng kinh phong, hoặc có chứng tà kinh, hiện ở một bệnh viên công hay tư chuyên trị về não bệnh…” 146 hoặc phạm gian với người con gái chưa đến 15 tuổi…

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng nhưng miền Nam tạm thời lại bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị Tình hình đó đã hình thành ở nước ta hai khu vực có chế độ chính trị và xã hội khác nhau Ở miền Bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, gây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; ở miền Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà 147 PLHS ở miền Nam, do chiến tranh ác liệt, nên các nhà lập pháp chính quyền cách mạng không có điều kiện ban hành nhiều văn bản quy phạm PLHS 148

Tại miền Bắc, trong thời kì này, chưa có một bộ luật chính thức quy định về tội phạm và HP Nguồn chủ yếu của PLHS thời kì này là các Sắc lệnh của Nhà nước, Chỉ thị, Thông tư, Báo cáo tổng kết công tác, Bản sơ kết chuyên đề… của TAND tối cao 149 Đối với NDBTT là nạn nhân, trong một số văn bản pháp luật trong hệ thống luật thời kì này đã có quy định về các tội hoặc thực tiễn xét xử xem hành vi phạm tội đối với nhóm người này là những tình tiết tăng nặng đặc biệt khi xử lí một số tội phạm Có thể kể đến như hành vi giết phụ nữ mà biết là có thai, giết vị thành niên được xem là những tình tiết tăng nặng đặc biệt; trong khi đó, giết người hủi, người điên, người tàn tật với động cơ chủ yếu là muốn tránh khổ sở cho người bị nạn là cơ

146 Xem: Điều 302 Hoàng Việt hình luật.

147 Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, tlđd, tr.93.

148 Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, tlđd, tr.113.

149 TAND tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội, Lời giới thiệu. sở để có thể áp dụng án treo 150 Một trong những văn bản có giá trị tham khảo rất lớn thời kì này đó là Bản Tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục số 329-HS2 năm 1967 của TAND tối cao. Văn bản này đã khẳng định “Một mặt quan trọng của việc bảo vệ và tôn trọng đó là mặt tình dục thể hiện ở chỗ người phụ nữ có quyền tự mình định đoạt vấn đề tình dục theo tình yêu và danh dự của mình, không ai có quyền cưỡng ép; các em thiếu nhi có quyền được trưởng thành bình thường, khỏe mạnh, danh dự bảo toàn” 151 Bên cạnh đó, lợi dụng tình trạng nạn nhân không thể tự vệ hoặc biểu lộ ý chỉ đúng đắn đề hiếp dâm như bị đau ốm liệt nhược, bị lên cơn điên dại cũng được xem là tình tiết định tội hiếp dâm 152 , qua đó nhằm bảo vệ NDBTT là người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật tâm thần Ngoài ra, về đường lối xử lý về hình sự những hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình cũng thể hiện rất rõ trong việc bảo vệ đối tượng là phụ nữ và trẻ em, có thể kể đến như quy định về hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lấy nhiều vợ, lấy vợ lẽ, đánh đập hoặc ngược đãi vợ; đánh đập ngược đãi con, ngược đãi bố mẹ, loạn luân, bắt cắp trẻ em,…

Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, trước yêu cầu cấp bách hơn trong việc phục hồi kinh tế và phát triển đất nước sau chiến tranh, PLHS Việt Nam vẫn chưa được pháp điển hóa trong một văn bản pháp luật thống nhất Về cơ bản, các văn bản pháp luật trước đó vẫn có hiệu lực thi hành, và chính sách nhân đạo đối với NDBTT vẫn được bảo đảm như việc xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên phạm tội hoặc phạm tội đối với những người cần chú ý bảo vệ về lý do đạo đức, nhân đạo: trẻ em, người già, người ốm đau… là các tình tiết tăng nặng TNHS 153 Hoặc tại Sắc luật số 03/SL ngày 15/03/1976 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Thông tư số 03/BTP quy định về tội phạm và HP về các tội xâm phạm an toàn tình dục nhằm bảo vệ quyền tự do tình dục của phụ nữ và trẻ em Có thể ví dụ như hành vi hiếp

150 TAND tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tlđd, tr.345 - 355.

151 TAND tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tlđd, tr.389.

152 TAND tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tlđd, tr.391.

153 Xem: Công văn số 38.NCPL ngày 16/1/1976 của TAND tối cao dâm được miêu tả là “hành vi dùng bạo lực hoặc hành vi uy hiếp về tinh thần để giao cấu với người phụ nữ, không có sự thỏa thuận của người đó; hoặc là hành vi lợi dụng người phụ nữ đang ngủ say, đang bị mê sảng, hoặc có bệnh thần kinh để giao cấu với họ” 154 hoặc “hành vi lợi dụng sự non nớt, sự chưa hiểu biết của vị thành niên dưới 13 tuổi để giao cấu với chúng thì bị xử lý về tội giao cấu với trẻ em” 155 Ngoài ra, trong Thông tư này cũng quy định hành vi thông gian với gái vị thành niên cũng được xem là tội phạm hoặc hành vi hiếp dâm vị thành niên là tình tiết tăng nặng…

2.1.1.2 Quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm

1999 về bảo vệ người dễ bị tổn thương là nạn nhân của tội phạm

Ngày 27/6/1985, trước yêu cầu cần pháp điển hóa trong lĩnh vực hình sự, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLHS năm 1985 “Bộ luật này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám đến nay, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong mấy chục năm” 156 và Bộ luật đã trở thành nguồn cơ bản của luật hình sự Việt Nam BLHS năm 1985 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/1986, được sửa đổi, bổ sung bốn lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Trong đó, lần sửa đổi năm 1997 có sự chú trọng đến một số tội phạm với người chưa thành niên cũng như quan tâm đến một số nhóm NDBTT khác, đã tạo những bước bản lề cho việc xây dựng BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) sau này.

Tiếp nối truyền thống lịch sử, tại BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, hành vi phạm tội đối với NDBTT là tình tiết định tội, định khung của nhiều tội phạm hoặc có thể được xem là tình tiết tăng nặng TNHS(xem Bảng so sánh giữa các Bộ luật – Phụ lục 01).

Ngay từ Điều 39 BLHS năm 1985 đã quy định hành vi phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được là tình tiết tăng

154 TAND tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự - tập 2, NXB Hà Nội, tr.222

155 TAND tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự - tập 2, tlđd, tr.222

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổn thương

Trong 10 năm từ năm 2012 đến năm 2021, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng BLHS năm 1999 (từ năm 2012 đến năm 2017) 242 và BLHS năm 2015 (từ năm

2018 đến năm 2021) Đặc biệt, đáng chú ý, BLHS năm 2015, trải qua gần 05 năm chính thức có hiệu lực thi hành, đã có được những kết quả bước đầu trong đánh giá tính hiệu quả của Bộ luật này Trước hết, cần phải khẳng định, việc bảo vệ nhóm NDBTT, thông qua số liệu và các bản án đã xét xử, có thể thấy trước đó là BLHS năm 1999 và sau là BLHS năm 2015 đã cơ bản đảm bảo được quyền của nhóm NDBTT này Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, nhưng hoạt động áp dụng pháp luật và kiểm soát áp dụng pháp luật vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

3.1.1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ người dễ bị tổng thương là nạn nhân của tội phạm

Thực tiễn chứng minh, bốn nhóm NDBTT thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án dễ trở thành nạn nhân của những hành vi phạm tội Và PLHS, với chức năng đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đã thể hiện thông qua những quy định trong BLHS năm 2015 Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, những quy định này đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ các nhóm quyền chung cũng như những quyền đặc thù của những NDBTT này, cụ thể:

242 Trừ một số tình tiết có lợi cho người phạm tội theo Nghị quyết 144/2016/QH13 của Quốc hội về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13; Bộ luật Tố tụng hình sự 101/2015/QH13; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và Bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.

Trước hết, đối với quyền không bị phân biệt đối xử, không chỉ trong xây dựng pháp luật mà trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nhóm quyền này luôn được bảo đảm, được thể hiện rõ qua nhiều các số liệu và bản án Trong số đó, một số hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ mà hiện nay là bình đẳng giới cũng đã bị đưa ra xét xử trong 10 năm qua, từ năm 2013 đến năm 2022, cụ thể:

Bảng 3.1 Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án và bị cáo về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130 BLHS năm 1999) từ năm 2013 đến năm

2017 và tội xâm phạm bình đẳng giới (Điều 165 BLHS năm 2015) từ năm 2018 đến năm 2022 tại Việt Nam

Năm Số vụ Số bị cáo

(Nguồn: Vụ Tổng hợp - TAND tối cao)

Như vậy, trong 10 năm, số vụ án và số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội phạm này khá khiêm tốn, chỉ 05 vụ với 08 bị cáo Một thực tế đáng ghi nhận là hành vi này, do quy định điều luật còn khá chung chung, dẫn đến chứng minh hành vi CTTP khá khó khăn, thế nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đã có thể xử lí một số trường hợp Tuy nhiên, hạn chế khi xử lí tội xâm phậm bình đẳng giới chưa phù hợp với tình hình thực tiễn Bởi trên thực tế, hành vi này xảy ra khá phổ biến, đặc biệt tại Việt Nam, do yếu tố lịch sử mà việc bình đẳng giới vẫn bị xem nhẹ Như năm 2018, mặc dù không có vụ án nào bị đưa ra xét xử, nhưng dựa trên số liệu đánh giá về Báo cáo phát triển con người năm 2019 do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) thực hiện, Việt Nam đứng 68/198 quốc gia về chỉ số bất bình đẳng giới 243 Như vậy, vẫn có tình trạng bất bình đẳng giới xảy ra, tuy nhiên việc phát hiện chưa đảm bảo. Đối với các quyền tự do, an ninh cá nhân, đây được xác định là nhóm quyền mà NDBTT dễ bị xâm hại Và trên thực tế, trong các bản án mà tác giả nghiên cứu khi chọn lọc án về NDBTT là nạn nhân của tội phạm, chiếm một phần tương đối lớn thuộc các nhóm NDBTT trên, có thể kể một số bản án mà bị cáo đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sống hoặc quyền được bảo vệ sức khỏe sau:

Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 13/2017/HSST ngày 18/07/2017 về tội cố ý gây thương tích của TAND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị: bị cáo Hồ Văn D, do nghi ngờ ông Hồ Văn Nh (81 tuổi) bỏ thuốc độc làm anh trai mình chết nên D đi ra sau hè, lấy hai đoạn gỗ cứng hình trụ có chiều dàu 69,5 cm và 63 cm đi tìm ông Nh để trả thù Khi đi qua đến nhà chị L gặp ông Nh, D đã cầm gậy là hung khí nguy hiểm đánh liên tiếp vào vai phải, vùng hông, gây thương tích cho ông Nh là 26%. Nhận định của HĐXX cho rằng, hành vi của bị cáo “chỉ vì một chút nghi ngờ mà đánh bị hại là người già yếu không có khả năng chống đỡ” nên áp dụng điểm a, d, i khoản 1 và khoản 2 Điều 104 BLHS năm 1999, tuyên phạt bị cáo 24 tháng tù.

Hoặc theo một bản án khác bị xét xử theo BLHS năm 2015:

243 Xem: Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) (2019), Báo cáo phát triển con người, Bảng Các chỉ số phát triển con người.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 40/2019/HSST ngày 25/7/2019 của TAND tỉnh Đắk Lắk về tội giết người, bị cáo Y T Niê đã có hành vi giết mẹ của mình là người bị khuyết tật về thần kinh, tâm thần ở mức độ nặng Cụ thể 22 giờ ngày 24/01/2019,

Y T Niê đi chơi về lúc này bà H’N Niê là mẹ của bị cáo đang nằm trong phòng liên tục chửi bới, la hét làm Y T không ngủ được Bực tức, Y T Niê đã dậy đi sang phòng bên cạnh lấy 01 dây thắt lưng dài 116c, rộng 3,5cm, đầu có gắn khuyên kim loại rồi đi sang phòng bà H’N Niê đang nằm Khi sang đến nơi, Y T dùng dây thắt lưng đánh nhiều cái vào bà H’N, sau đó quấn sợi dây thắt lưng vào cổ bà H’N và dùng hai đầu dây thắt lưng tiếp tục siết cổ bà H’N cho đến khi bà H’N Niê tử vong.

Trong vụ án này, bị cáo bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng tại điểm đ khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015; tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm k khoản 1 Điều

52 “phạm tội đối với người khuyết tật nặng” và bị tuyên mức HP là 20 năm tù.

Ngoài ra, liên quan đến nhóm quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, những hành vi hành hạ những NDBTT cũng được xem xét và xử lí, đặc biệt là hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình Từ năm 2013 đến năm 2022, trên cả nước đã xét xử 61 vụ với 70 bị cáo 244 ; đáng chú ý từ thời điểm BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành (năm 2018), số vụ án bị phát hiện và đưa ra xét xử chiếm số lượng nhiều hơn các năm trước đó. Ngoài ra, như đã phân tích, việc bổ sung hành vi phạm tội đối với các nhóm NDBTT đã nêu là tình tiết định khung tăng nặng đã thể hiện sự quan tâm của BLHS năm 2015 so với các BLHS trước đó, có thể kể đến như vụ án sau:

Theo Bản án số 39/2021/HSST ngày 12/05/2021 của TAND huyện XM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về Tội cố ý gây thương tích và Tội hành hạ con, cháu, bị cáo ĐTG và ĐVB là 02 chị em cùng mẹ khác cha G (là mẹ) và B (là cậu) đã có hành vi bắt ép con, cháu mình đi ăn xin Cụ thể từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020 G, B đã buộc các cháu D,T,T đi ăn xin, mỗi ngày phải xin đủ 900.000 đ, nếu không đủ thù G và B dùng

244 Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu xét xử Điều 151 BLHS năm 1999 và Điều 185 BLHS năm 2015 của Vụ Tổng hợp, TAND tối cao. tay, roi, dây điện và vợt muỗi đánh và bắt nhịn ăn Ngoài ra, khi cháu H không nghe lời và đòi uống sữa, G, B đã đánh và gây thương tích cho cháu D, T và H. Trong vụ án này, HĐXX xác định, hành vi gây thương tích cho cháu T (06 tuổi

09 tháng), cháu H (03 tuổi) và cháu D (09 tuổi 11 tháng) dù thương tích dưới 11% nhưng hành vi của các bị cáo đã phạm tội cố ý gây thương tích với người dưới 16 tuổi theo điểm c khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015.

Hành vi buộc các cháu cháu T(06 tuổi 09 tháng), cháu T (04 tuổi 11 tháng) và cháu D (09 tuổi 11 tháng) đi ăn xin, đánh và bắt nhịn ăn… đã cấu thành tội hành hạ con, cháu tại Điều 185 với tình tiết định khung tăng nặng điểm a khoản 2 Điều 185.

Từ những hành vi trên, HĐXX quyết định và tổng hợp HP đối với bị cáo G là

06 năm 06 tháng tù và bị cáo B là 08 năm tù.

Ngày đăng: 22/05/2023, 17:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Vân Anh (2022), Tội mua bán người và mua bán trẻ em theo PLHS Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội mua bán người và mua bán trẻ em theo PLHSViệt Nam
Tác giả: Lê Thị Vân Anh
Năm: 2022
2. Ban soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), tháng 04/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản thuyết minh chi tiết về dựthảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
6. Nguyễn Thị Bình (2021), Bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tội phạm tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tộiphạm tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2021
8. GS.TSKH. Lê Cảm và TS. Nguyễn Trọng Điệp (Đồng chủ biên), Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự thực định Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia sự thật, năm 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệcác quyền con người bằng pháp luật hình sự thực định Việt Nam
Nhà XB: NXB. Chính trịquốc gia sự thật
9. GS.TSKH. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạnxây dựng Nhà nước pháp quyền
Tác giả: GS.TSKH. Lê Văn Cảm
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
10. TS. Lê Lan Chi (2019), Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thế trong tư pháp hình sự từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hành nghề luật, NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm quyền của nạn nhân tội phạm và một sốnhóm yếu thế trong tư pháp hình sự từ quy định của pháp luật đến hoạt động củangười hành nghề luật
Tác giả: TS. Lê Lan Chi
Nhà XB: NXB. Lý luận chính trị
Năm: 2019
11. Nguyễn Ngọc Chí (2015), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự (sách chuyên khảo), NXB. Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí
Nhà XB: NXB. Hồng Đức
Năm: 2015
12. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) (2019), Báo cáo phát triển con người, Bảng Các chỉ số phát triển con người Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo pháttriển con người
Tác giả: Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP)
Năm: 2019
13. Phạm Hùng Cường (2020), Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận án tiễn sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2020), Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổnthương trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
Tác giả: Phạm Hùng Cường
Năm: 2020
14. TS. Đỗ Thị Dung (2018), Pháp luật an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật an sinh xã hội đối với người cao tuổi ởViệt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
Tác giả: TS. Đỗ Thị Dung
Năm: 2018
15. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Lã Khánh Tùng
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2011
16. Hoàng Thị Thùy Dung (2014), Các quyền cơ bản của trẻ em theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quyền cơ bản của trẻ em theo pháp luậtViệt Nam hiện hành
Tác giả: Hoàng Thị Thùy Dung
Năm: 2014
17. Nguyễn Thùy Dung, Hoàng Lê Ngọc Tiến Đạt, Phạm Thị Thu Vân (2021), Bảo vệ người khuyết tật bằng PLHS Việt Nam: Báo cáo tổng kết đề tài tham gia xét tặng giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2021”, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ người khuyết tật bằng PLHS Việt Nam": Báo cáo tổng kết đề tài tham gia xéttặng giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2021
Tác giả: Nguyễn Thùy Dung, Hoàng Lê Ngọc Tiến Đạt, Phạm Thị Thu Vân
Năm: 2021
18. TS. Trần Thái Dương, Trần Thị Thanh Mai, Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, số 07/ 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Luậthọc
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đaị biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, NXB. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đaị biểu toàn quốc lầnthứ XIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2021
16. Xuân Mai (2022), Trầm cảm và những hệ lụy khôn lường: Đau lòng những vụ mẹ giết con, tự tử sau sinh, Nguồn: https://tuoitre.vn/tram-cam-va-nhung-he-luy-khon-luong-dau-long-nhung-vu-me-giet-con-tu-tu-sau-sinh-20220207100307661.htm Link
17. Trịnh Xuân Thắng (2020), Cơ chế pháp lý kiểm soát lập pháp ở Việt Nam, Tạp chí điện tử Lý luận chính trị, nguồn:http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3138-co-che- phap-ly-kiem-soat-quyen-lap-phap-o-viet-nam.html Link
22. Bài viết: Chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu, Nguồn:https://benhlytramcam.vn/chung-tram-cam-sau-sinh-keo-dai-bao-lau-416/23. http://tongdai111.vn Link
24. Nguyễn Phúc Đạt, Cơ sở pháp lý về quyền sống của thai nhi hiện nay, nguồn: https://tuoitrebtp.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=68&l=Traodoinghiencuu Link
25. Abolitionist and retentionist countries as of July 2018, nguồn:https://www.amnesty.org/download/Documents/ACT5066652017ENGLISH.pdf Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w