1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giao trinh nhap mon du lich

124 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Nhập môn Du lịch
Tác giả ThS. Lê Thu Hương
Trường học Trường Đại học Công nghiệp
Chuyên ngành Nhập môn Du lịch học
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,67 MB
File đính kèm giao trinh Nhap mon du lich.rar (1 MB)

Cấu trúc

  • Chương 1. Khái quát về du lịch và du lịch học (4)
    • 1.1. C ÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH (4)
      • 1.1.1. K HÁI NIỆM (4)
        • 1.1.1.1. Du lịch (4)
        • 1.1.1.2. Khách du lịch (8)
        • 1.1.1.3. Các khái niệm cơ bản khác (12)
      • 1.1.2. M ỘT SỐ TỔ CHỨC , ĐẠI LÝ DU LỊCH VÀ TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI (12)
        • 1.1.2.1. Một số tổ chức du lịch quốc tế (12)
        • 1.1.2.2. Một số hãng lữ hành và tập đoàn khách sạn chủ yếu trên thế giới (18)
      • 1.1.3. C ÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ DU LỊCH CỦA V IỆT N AM (21)
    • 1.2. K HÁI LUẬN CHUNG VỀ D U LỊCH HỌC (23)
      • 1.2.1. Đ ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (23)
      • 1.2.2. P HƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU (24)
      • 1.2.3. C ÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
      • 1.2.4. M ỐI QUAN HỆ GIỮA K HOA HỌC DU LỊCH VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC (26)
      • 1.2.5. N ỘI DUNG CỦA KHOA HỌC DU LỊCH (28)
  • Chương 2. Sự hình thành và phát triển du lịch (31)
    • 2.1. S Ơ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN T HẾ GIỚI (31)
      • 2.2.1. Thời kỳ cổ đại (31)
      • 2.1.3. Thời kỳ cận đại (34)
      • 2.1.4. Thời kỳ hiện đại (36)
    • 2.2. X U HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI (36)
    • 2.3. Q UÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH D U LỊCH V IỆT N AM (41)
  • Chương 3. Nhu cầu, Động cơ và các loại hình du lịch (51)
    • 3.1. N HU CẦU DU LỊCH (51)
      • 3.1.1 Khái niệm (51)
      • 3.1.2. Phân loại nhu cầu du lịch (51)
      • 3.1.3. Đặc điểm của nhu cầu du lịch (55)
    • 3.2. Đ ỘNG CƠ DU LỊCH (55)
      • 3.2.1. Khái niệm (55)
      • 3.2.2. Phân loại động cơ du lịch (56)
    • 3.3. C ÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH (57)
  • Chương 4. Điều kiện phát triển du lịch (68)
    • 4.1. N HỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG (68)
    • 4.2. C ÁC ĐIỀU KIỆN ĐẶC TRƯNG (Đ IỀU KIỆN HÌNH THÀNH CUNG DU LỊCH ) (72)
    • 4.3. C ÁC ĐIỀU KIỆN TỰ THÂN LÀM NẢY SINH NHU CẦU DU LỊCH (79)
  • Chương 5. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch (0)
    • 5.1. S ẢN PHẨM DU LỊCH (83)
    • 5.2. C HẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH (87)
  • Chương 6. Thời vụ du lịch (0)
    • 6.1. K HÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI VỤ DU LỊCH (91)
      • 6.1.1. Khái niệm (91)
      • 6.1.2 Đặc điểm của thời vụ du lịch (92)
    • 6.2. C ÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH (93)
    • 6.3. M ỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH (96)
  • Chương 7. Lao động trong du lịch (101)
    • 7.1. K HÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH (101)
      • 7.1.1. Khái niệm về lao động (101)
      • 7.1.2. Đặc điểm lao động trong ngành du lịch (101)
      • 7.1.3. Vai trò của lao động đối với phát triển du lịch (102)
    • 7.2. C ÁC NHÓM LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH (103)
    • 7.3. Y ÊU CẦU ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH (104)
  • Chương 8. Tác động của Du lịch lên các lĩnh vực khác (106)
    • 8.1. T ÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN HOÀ BÌNH , CHÍNH TRỊ (106)
    • 8.2. T ÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN VĂN HÓA - XÃ HỘI (108)
    • 8.3. T ÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ (112)
    • 8.4. T ÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG (118)
    • 8.5. N HIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÀM DU LỊCH (122)
  • Tài liệu tham khảo (124)

Nội dung

Đem lại kiến thức vững chắc đầu ngành cho sinh viên du lịch để có thể giúp các bạn có cái nhìn khách quan nhất về du lịch ........................................................................................................................................ Rất sẵn lòng

Khái quát về du lịch và du lịch học

C ÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH

1.1.1.1 Du lịch i, Những quan niệm về " du lịch"

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa-xã hội và đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), sự phát triển ồ ạt của hoạt động du lịch chỉ mới bắt đầu được quan tâm từ những năm trong thập niên 1950 trở lại đây Có thể nói rằng, buổi ban đầu của sự bùng nổ này là do những dòng khách du lịch biển tạo nên Cho đến nay, du lịch nghỉ biển vẫn là dòng du khách chính trên thế giới, chính vì vậy mới hình thành nên khái niệm du lịch 3S với các nghĩa là biển (Sea), cát (Sand), và ánh nắng (Sun) Khi phát hiện ra du lịch là một ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp du lịch tìm mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu mọi mặt của du khách Một trong những hướng kinh doanh đó là tình dục Khái niệm du lịch 4S ra đời với chữ S thứ tư có nghĩa là du lịch tình dục (Sextour).

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, dưới con mắt của người bản xứ, du khách là những kẻ giàu có đáng ghét, những kẻ đem lại bất hạnh cho dân cư địa phương, đặc biệt là phụ nữ Họ du nhập lối sống không được nhân dân địa phương chấp nhận Nhiều đoàn du khách bị tấn công Đó là một trong những lí do khiến cho du khách quan tâm đến sự an toàn trong du lịch Vì lí do đó, chữ S thứ tư ngày nay còn được hiểu là an toàn hay an ninh (Safety, Security) Nó vừa là yêu cầu của du khách vừa là nhiệm vụ của các nhà cung ứng du lịch.

Hiện nay, biển không còn là điểm đến duy nhất của các chuyến du lịch Ý tưởng của các nhà kinh doanh du lịch là muốn thay thế du lịch 4S bằng du lịch 4T nhằm xóa đi các suy nghĩ không lành mạnh trong các hoạt động du lịch của du khách và của nhà cung ứng du lịch Du lịch (Tourism) 4T bao gồm sự di chuyển (Travel), phương tiện vận chuyển tốt, gây hứng khởi (Transport), về những nơi yên tĩnh, thanh bình (Tranquillity) và có môi trường tự nhiên cũng như xã hội trong sạch (Transparence).

Người Trung Quốc thì cho rằng du lịch bao gồm 5 yếu tố đó là: thực, trú, hành, lạc, y Đi du lịch là được nếm những món ăn ngon, ở trong những căn phòng tiện nghi, đi lại trên những phương tiện sang trọng, được vui chơi giải trí vui vẻ và có điều kiện mua sắm hàng hóa, quần áo ii, Thuật ngữ du lịch

Thuật ngữ du lịch rất thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng HiLạp: Tornos nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được La tinh hóa thành Tornur và sau đó thành "Tour" (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn Touriste alf người đi dạo chơi

Theo Robert Langquar (1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa.

Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. iii, Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Trong thực tế phát triển của ngành du lịch về kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản, trong đó có khái niệm du lịch và du khách là một đòi hỏi cần thiết.

Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Khi điểm lại các công trình nghiên cứu về du lịch, Giáo sư Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về du lịch trên thế giới, đã đưa ra nhận xét: "Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa".

Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động cho con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết tới sự di chuyển chỗ ở của họ Vậy "du lịch" là gì?

Vào năm 1941, ông W.Hunziker và Kraff (Thuỵ Sỹ) đưa ra định nghĩa: Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động thu nhập nào tại nơi đến.

Theo Guer Freuler, du lịch là một hiện tượng thời đại của chúng ta dựa trên sự tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên.

Theo nhà kinh tế Kalfiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.

Theo M.Coltman, du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.

K HÁI LUẬN CHUNG VỀ D U LỊCH HỌC

Là một hiện tượng kinh tế-xã hội, hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội khác Mặt khác, sự hiện diện của du lịch cũng ảnh hưởng rõ rệt đến các mặt của đời sống xã hội và môi trường sinh thái nên khoa học du lịch có đối tượng nghiên cứu khá rộng Nhưng xét một cách khái quát thì đối tượng nghiên cứu của khoa học du lịch chính là các hiện tượng du lịch như một hoạt động của xã hội và những quan hệ kinh tế nảy sinh từ các hoạt động đó

Như vậy, có thể thấy đối tượng nghiên cứu chung của hoạt động du lịch là hệ thống du lịch Hệ thống này bao gồm tập du khách (cả du khách thực tế và du khách tiềm năng) với tất cả các tính chất đặc trưng như số lượng, cơ cấu các loại; nguồn tài nguyên du lịch(nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn); nhà cung ứng du lịch (cơ quan điều hành; nhân viên phục vụ và mối tương tác xảy ra giữa các nhóm này với nhau và với xã hội nói chung).

Trên cơ sở đó có thể thấy mỗi bộ môn chuyên ngành của khoa học du lịch có một đối tượng đặc trưng Đối tượng nghiên cứu của kinh tế lữ hành, khách sạn… là các yếu tố cung, cầu và các hoạt động kinh tế tương ứng…, đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch…

1.2.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Hoạt động nghiên cứu về du lịch bắt đầu trở thành một nhu cầu quan trọng vào những năm 50 của thế kỷ 20 khi mà hiệu quả kinh tế của du lịch, đặc biệt ở các nước đang phát triển, được thừa nhận [6,192]

Song do tính chất tổng thể của đối tượng nghiên cứu và do vô số những mối quan hệ nội tại cũng như sự đa dạng của những chức năng xã hội, những yếu tố và điều kiện phát triển du lịch mà khoa học du lịch cần được nghiên cứu theo quan điểm hệ thống

Theo quan điểm này, du lịch được coi như một hệ thống du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau Đó là nhóm phân hệ kinh tế và nhóm phân hệ xã hội Về phần mình, nhóm phân hệ kinh tế lại bao gồm hai tập: tập cầu và tập cung Phân hệ khách du lịch được coi là tổng cầu còn tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hoá, công trình kỹ thuật, cán bộ phục vụ và điều hành… là các phân hệ cung.

Trong quan điểm này, khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn.

Chính vì thế, chúng ta phải luôn luôn nhìn nhận các đối tượng trong mối quan hệ đa phương thì mới hy vọng tránh được những sai sót đáng tiếc trong các vấn đề nghiên cứu.

Có nhiều học giả cho rằng quan điểm hệ thống là một phương pháp nghiên cứu. Nhưng thực chất đây là tư tưởng cần quán triệt trong nghiên cứu (còn gọi là phương pháp tiếp cận hay phương pháp luận).

1.2.3 Các phương pháp nghiên cứu

1.2.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu

Phương pháp này hết sức cần thiết cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu về du lịch Để có được một lượng thông tin đầy đủ về mọi mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội trong khu vực, cần tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau Sau đó xử lý chúng để có được những kết luận cần thiết Các tư liệu có thể là các công trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, các bài báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng kết… Phương pháp này giúp người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà vẫn có được một tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.

1.2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa Đây là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu du lịch nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính xác thực Dù là nhà quy hoạch hay nhà kinh tế, người hướng dẫn du lịch hoặc nhà thiết kế chương trình, cán bộ marketing…, việc có mặt tại thực địa sẽ giúp cho họ thẩm nhận được giá trị của tài nguyên, hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực tế Trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu sẽ đề xuất được những giải pháp hợp lý và khả thi Trong quá trình điền dã, họ có điều kiện đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết mà các phương pháp khác không cung cấp hoặc cung cấp chưa chính xác.

1.2.3.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu của khách.

Do nguồn khách du lịch gồm nhiều đối tượng có đặc điểm khác nhau về tuổi tác, về địa bàn cư trú, về nghề nghiệp, về thu nhập… nên sở thích du lịch của họ cũng khác nhau Để nắm bắt được những nhu cầu, sở thích đó, tốt nhất là phỏng vấn họ trực tiếp hoặc qua các phiếu điều tra Điều tra xã hội học cho phép hiểu được thị trường tiềm năng, nắm được tâm tư nguyện vọng của những người đang làm trong ngành du lịch…

1.2.3.4 Phương pháp cân đối kinh tế

Phương pháp này được dùng để tính toán, cân đối giữa nhu cầu du lịch với các khả năng về tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giao thông vận tải… để phục vụ du lịch Từ đó mới có thể đưa ra những định hướng, những kế hoạch cụ thể cho việc phát triển trong tương lai, nhằm khai thác hợp lý tài nguyên du lịch và tổ chức kinh doanh du lịch có hiệu quả.

1.2.3.5 Phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế hoạt động bên trong của hệ thống trong tác động qua lại giữa các thành phần (khách, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch…) Cũng như cả hoạt động bên ngoài và tác động qua lại của nó với môi trường xung quanh (nền kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội, những tiến bộ khoa học kỹ thuật…).

1.2.3.6 Phương pháp phân tích xu thế

Bản chất của phương pháp này là dựa vào quy luật biến đông trong quá khứ để suy ra xu hướng tương lai Thông thường quy luật đó được mô hình hoá bằng các biểu đồ toán học đơn giản Trong du lịch học, phương pháp này có thể dùng để đưa ra dự báo thô về số lượng du khách trong một tương lai gần. Ưu đểm của phương pháp này là yêu cầu về số liệu hết sức đơn giản Chỉ cần một chuỗi các số liệu cơ bản là có thể áp dụng được Mặt khác, bản chất của phương pháp này cũng rất đơn giản và không đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ toán học cao Song cũng cần hết sức thận trọng khi giải thích kết quả của phương pháp này vì du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội, nó chỉ tuân theo những quy luật mang tính chất chung nhất như ngày càng tăng trưởng về lượng cũng như về chất Trong khi đó, sự biến động trong từng giai đoạn cụ thể hay trong từng địa phương cụ thể không đều đặn và giống hệt nhau. Những biến động ấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm lý, xã hội hoặc chính trị…

1.2.3.7 Các phương pháp xử lý bằng công cụ tin học

Sự hình thành và phát triển du lịch

S Ơ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN T HẾ GIỚI

Vào thời cổ đại, kể từ năm 776 trước Công nguyên, hàng ngàn, hàng vạn người từ nhiều nước đến tham gia hoặc xem các cuộc tranh tài tại đại hội Olympic thể thao, làm xuất hiện loại hình du lịch thể thao Xung quanh những khu vực thi đấu, người ta đã xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ ăn nghỉ, vui chơi cho các vận động viên và khán giả Nhiều nơi đã được xây dựng thành làng Olympic, làng thể thao với đầy đủ các điều kiện về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho hàng ngàn người.

Trong thời kỳ phong kiến, du lịch không có biểu hiện lớn, đặc biệt là vào thời kỳ đầu phong kiến (thế kỷ thứ V đến thế kỷ X) Trong thời kỳ này đế chế Tây La Mã sụp đổ, quân Mông Cổ tàn ác ngự trị Châu Âu Chiến tranh xảy ra liên miên, nhà cầm quyền thay đổi, biên giới biến động làm cho việc đi lại trở nên hết sức khó khăn

Trong giai đoạn này, nhiều công trình kiến trúc văn hóa bị hủy hoại, nhiều kiệt tác nghệ thuật, xã hội, văn học bị vứt bỏ Cho đến tận thế kỷ thứ X, du lịch không còn an toàn, tiện nghi, thoải mái như trước đó.

Trong thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến (từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ thứ XVI) đô thị kiểu phong kiến được hình thành và phát triển như một trung tâm định cư của nghề thủ công nghiệp, thương mại Sản xuất hàng hóa đơn giản và quan hệ tiền-hàng được phát triển mạnh hơn Hoạt động du lịch không chỉ là đặc quyền của giới quý tộc nhà thờ, mà ngay cả những người tiểu thủ công thành thị và các thương gia đã trở thành các khách du lịch tiềm năng Du lịch có bước chuyển biến mới Ngoài các thể loại du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, một số thể loại du lịch khác được phục hồi và phát triển như du lịch chữa bệnh và du lịch giải trí Số người đi lại bắt đầu tăng lên rõ rệt, đặc biệt phải kể đến các chuyến đi xa, các chuyến đi thực hiện các lễ nghi tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường các trung tâm tôn giáo như Roma, Jeruxalem, Meca Hình thành các quán trọ hai bên đường để phục vụ khách hành hương, không phải vì mục đích kinh tế mà đa phần thể hiện sự đóng góp của con chiên cho sự sáng danh Đức Chúa Trời Các dịch vụ du lịch bao gồm nơi ăn nghỉ, còn có các dịch vụ cung cấp đồ tế lễ, và nơi bán hàng lưu niệm Xuất hiện người dẫn đường cho khách đi lại, cách hành lễ,

Trong thời kỳ này có điểm nổi bật là xuất hiện các chuyến viễn du dài ngày của những nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới cho đến tận ngày nay bởi những thành công và ảnh hưởng to lớn của các cuộc thám hiểm này đến lịch sử phát triển thế giới và trong đó có cả du lịch

Nhà thám hiểm Marco Polo (1254 – 1324) Sơ đồ chuyến đi

Marco Polo sinh năm 1254 mất năm 1324, là một nhà thám hiểm người Venise (Ý), người đã đi xuyên qua trung tâm Châu Á và Trung Quốc Mẹ ông mất từ khi ông mới chào đời, Cha và chú đều là nhà thương nhân Năm 17 tuổi ông đã thực hiện chuyến đi đầu tiên đến Trung Quốc (vào năm 1271).

Thành tựu của Marco Polo là ông đã theo cha và chú đến Trung Quốc theo con đường tơ lụa Ông đã ở lại Trung Quốc và làm việc cho Hoàng đế Mông cổ Hốt Tất Liệt tức Khả Hãn trong 17 năm Sau đó ông đã trở về bằng đường thủy thay bằng đường bộ và đã đem về Châu Âu ngà voi, đá quý, đồ sành sứ và tơ lụa, ngoài ra còn phải kể đến việc sử dụng than đá, tiền và la bàn của người Trung Quốc Marco Polo đã gặp một nhà văn để nhờ viết về chuyến đi của ông ta trong một quyển sách có tựa đề là “The book of travels”.Marco Polo đã trở nên nổi tiếng về chuyến đi xuyên qua trung tâm Châu Á và TrungQuốc Cuốn sách của ông đã để lại cho người Châu Âu những thông tin sớm nhất về

Trung Quốc Những thông tin của ông đã được đón nhận với một sự ngạc nhiên và đầy tò mò Cuốn sách đã hướng sự quan tâm của người Châu Âu đến Châu Á và nó được đọc một cách rộng rãi Thông qua đó, cuốn sách cũng đã góp phần thúc đẩy thương mại phát triển.

Năm 1466, để đáp lễ chuyến thăm của sứ thần xứ Sivansak, đại đế Ivan III đã cử Afanasi Nikitin đưa một đoàn thuyền hàng xuôi dòng sông Vonga Bị cướp hết hàng hóa ở Astrakhan, Afanasi Nikitin không dám quay về nên ông đã đi tiếp sang Ấn Độ để buôn bán trả nợ Ông đã thực hiện một hành trình dài gần 10.000 km trong vòng 6 năm lận đận và vất vả Cuốn nhật ký hành trình của ông được coi là cuốn cẩm nang hướng dẫn khá chi tiết từng lộ trình về phương Nam.

Bản đồ chuyến đi của Christopher Columbus

Christopher Columbus (1451- 1506) sinh ra tại Genoa-Italy, lớn lên ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Dựa vào ý tưởng của Ptoleme, người đời sau đã vẽ trái đất có dạng hình cầu Theo bản đồ này, Christopher Colombus đã đề xuất Vua Bồ Đào Nha giúp đỡ ông thực hiện chuyến thám hiểm nhưng không được chấp thuận vì nó quá viển vông Sau này với sự giới thiệu và ủng hộ nhiệt tình của giới tu sĩ và quan lại, ông đã được vua Tây Ban Nha bảo trợ để thực hiện phương án của mình

Chuyến đi đầu tiên của ông kéo dài ba tháng, tháng 10 năm 1492 ông cùng thủy thủ đoàn đã đặt chân lên hòn đảo Guanahani của Châu Mỹ và ông đặt tên cho nơi này là SanSanvador, trong chuyến đi này ông cũng đến đảo Haiti Cuba Sau chuyến đi này lần đầu tiên thế giới Châu Âu biết đến ngô, khoai tây, và thuốc lá.

Chuyến đi thứ hai vào năm 1403, ông đã đến đảo Anti nhỏ, Puertorico, Jamaica.

Do chưa tìm được Ấn Độ, Colombo được bảo trợ cho chuyến hành trình lần thứ ba. Lần này ông phát hiện ra Trinidad (1498) Tuy ông không đạt được mục đích chuyến đi là tìm ra Ấn Độ, song ông đã góp phần thúc đẩy các chuyến đi xa bằng những kinh nghiệm, hiểu biết có được sau cuộc hành trình đó.

Vào năm 1498, Vasco de Gama đã cùng thủy thủ đoàn đi dọc theo bờ biển Tây Phi xuống phía Nam Khi gần đến mũi cực Nam châu Phi, đoàn thuyền của ông bị bão thổi dạt sang bờ Đông của Nam Mỹ Lúc đó, ông không hề biết rằng đây là một lục địa mới Ông cho thuyền quay về phía Đông hướng tới Ảo Vọng Giác Vượt qua Nam châu Phi, ông đã cho thuyền hướng về phía Đông Bắc Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn thuyền của ông đã đến được Ấn Độ Thành công của ông đã mở ra một chân trời mới trong sự thông thương buôn bán Đông-Tây bằng đường biển Tên tuổi của Vasco de Gama đã làm lu mờ và ảnh hưởng không nhỏ đến số phận của Christopher Columbus.

Năm 1512, Magenllan đã đệ trình lên vua Bồ Đào Nha kế hoạch đi vòng quanh thế giới, song không được chấp nhận Bảy năm sau, kế hoạch của ông được vua Tây Ban Nha bảo trợ Ông đi xuống Nam Mỹ, đặt tên cho Argentina, quần đảo đất lửa, eo Magenllan Năm 1529, ông đến Philippines và hy sinh tại đây trong một cuộc chiến đấu giúp chúa đảo chống lại đảo láng giềng Sau này, Bardos, một thành viên của đoàn đã tập hợp những người sống sót rời Philippines sang Ấn Độ và từ đây trở về châu Âu. Ý nghĩa cơ bản của các chuyến đi này đối với sự phát triển du lịch thể hiện ở hai khía cạnh:

- Thứ nhất: những chuyến đi kể trên đã để lại kinh nghiệm quý báu cho lớp người kế tiếp.

- Thứ hai: dư âm của các chuyến đi đã kích thích óc tò mò, sự ham muốn của nhiều người, mở đường cho các chuyến đi xa về sau.

Về mặt phương tiện giao thông vận tải, cũng có một số tác động đến sự phát triển của du lịch Vào thế kỷ 15, ở Hungari người ta đã sáng chế ra chiếc xe chở khách đầu tiên dùng để chở khách theo tuyến cố định Tới thế kỷ 17, những tuyến xe như vậy đã trở nên phổ biến nhiều nơi Theo dọc các tuyến đó là các nhà ăn, nhà nghỉ phục vụ lữ khách.

Thời kỳ cận đại, du lịch đã có những thay đổi lớn Xuất hiện những chuyến tàu thuỷ chở khách và hàng hoá vào năm 1772 theo tuyến Manchester – London

X U HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI

Đối chiếu các điều kiện nêu trên với đặc điểm tình hình chung của các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, có thể dễ dàng nhận thấy là ngày càng có nhiều quốc gia và trên thế giới hội đủ điều kiện để phát triển du lịch theo cả 2 hướng: tổ chức cho khách du lịch đi du lịch ở nước ngoài và đón khách du lịch từ các quốc gia khác đến nước mình.

Theo dự báo, du lịch thế giới đang có xu hướng phát triển mạnh trong thế kỷ 21. Các xu hướng phát triển chung là: phạm vi hoạt động của du lịch được mở rộng; tốc độ phát triển bình quân của ngành du lịch là cao hơn so với các ngành khác; có sự thay đổi về hướng và phân bố khách du lịch quốc tế; có sự thay đổi về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch, sự thay đổi về nhu cầu các sản phẩm du lịch.

2.2.1 Du lịch thế giới ngày càng phát triển với tốc độ cao

Theo WTO, năm 2000, số lượt khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt 685,5 triệu lượt người, thu nhập đạt 476,4 tỷ USD Năm 2004, số lượt khách đã đạt 762,6 triệu lượt, tăng 11,2% so với năm 2000; thu nhập du lịch đạt 622,4 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2000. Đến năm 2010, số lượt khách quốc tế là 1.006 triệu lượt, thu nhập du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về thu nhập du lịch đạt khoảng trên 10%.

Du lịch đã và đang có xu hướng phát triển mạnh bởi vì:

- Kinh tế thế giới ngày càng phát triển, thu nhập bình quân của người dân các nước tăng, cơ cấu chi tiêu của người dân thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ chi tiêu cho các nhu cầu xa xỉ, nhu cầu bậc cao trong đó có du lịch.

- Với sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ văn hóa của người dân và thời gian nhàn rỗi của người dân có xu hướng tăng dần Nếu như trước đây, thời gian làm việc là 6 ngày trong tuần thì hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chế độ làm việc mỗi tuần 5 ngày, thời gian nghỉ lễ, phép được hưởng lương cũng tăng lên.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống mạng Internet, tạo ra một thể thức giao tiếp đặc biệt, tác động thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của du lịch.

- Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, phương tiện vận chuyển được hoàn thiện. Vận chuyển khách bằng đường hàng không phát triển mạnh với các chủng loại máy bay hiện đại, tốc độ cao Vận chuyển khách bằng đường bộ cũng có bước đột phá, tàu cao tốc chạy trên đệm không khí với vận tốc từ 300 đến 500km/h đã được sử dụng tại nhiều nước phát triển Vận chuyển hành khác bằng đường thủy cũng phát triển nhanh Nhiều loại tàu du lịch với sức chứa hàng ngàn khách, đầy đủ tiện nghi tương đương khách sạn 5 sao đang mở rộng địa bàn phục vụ tới nhiều nước trên thế giới Sự phát triển mạnh mẽ của giao thông vận tải hành khách góp phần khắc phục các trở ngại về thời gian hoặc khoảng cách của những người có nhu cầu đi du lịch.

- Du lịch vẫn đang là "Mode" đối với các tầng lớp dân cư tại nhiều quốc gia trên thế giới Du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội Nhu cầu muốn được mở rộng giao lưu, nâng cao hiểu biết và muốn thể hiện mình đang thôi thúc mọi người dành tiền bạc và thời gian rảnh rỗi của họ để thực hiện các chuyến đi du lịch.

- Các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn v.v đang có trào lưu dành quỹ phúc lợi hoăc phần thưởng cho nhân viên của họ đi tham quan, nghỉ dưỡng ở trong nước và nước ngoài nhằm tái tạo sức lao động.

- Tại các nước đang phát triển và các nước nghèo, với sự nỗ lực của Chính phủ của các nước này cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều tổ chức phi chính phủ, các hoạt động du lịch vì người nghèo đang được phát triển tới cả các vùng sâu, vùng xa Phạm vi hoạt động của du lịch được mở rộng Hơn nữa, đối tượng tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch hoặc hưởng thụ du lịch ngày càng đa dạng hơn.

- Xu thế toàn cầu hóa cũng tác động tích cực đến sự phát triển của du lịch Theo xu thế này, thủ tục về xuất, nhập cảnh giữa các nước được cải thiện theo hướng ngày càng thuận tiện Nhiều nước đã ký kết các hiệp định song phương hoặc đơn phương bãi bỏ thị thực nhập cảnh Hơn nữa, nhu cầu hội họp Quốc tế, giao lưu thương mại giữa các nước trên thế giới ngày càng phát triển, số khách du lịch công vụ ngày càng tăng.

- Chi phí du lịch ngày càng rẻ cũng là một yếu tố kích thích nhu cầu du lịch Mấy năm trước đây, một tour du lịch đi từ Việt Nam đi Thái Lan trong 6 ngày 5 đêm có giá tour trọn gói là 350-380USD Hiện nay, giá tour như vậy giảm xuống chỉ còn 220-270USD Với sự giảm giá như vậy, số khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng [ 1 ]

- Điều kiện chính trị, xã hội ngày càng ổn định cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch quốc tế và trong nước.

Tóm lại, xét theo xu hướng chung, tất cả các yếu tố làm phát sinh nhu cầu du lịch và xuất hiện các dịch vụ du lịch đều thuận lợi cả đối với các nước phát triển và các nước đang phát triển Tuy nhiên, vào những thời điểm cụ thể, hoạt động du lịch có thể bị giảm sút do tác động của các khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, chính trị,

2.2.2 Sự thay đổi về hướng và phân bố luồng khách du lịch quốc tế

Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào mùa hè, khách từ các nước phát triển thường tập trung chủ yếu đến vùng biển Địa Trung Hải, Biển Đen, quần đảo Hawai, Vịnh Caribê; về mùa đông, khách thường tập trung tới các vùng núi của Châu Âu để trượt tuyết ở dãy Alpơ, Adelboden (Thuy Sỹ), Nguồn khách vào khoảng thời gian đó hầu như chỉ tập trung tại các nước phát triển thuộc châu Âu và Bắc Mỹ Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là từ sau năm 1950, nguồn khách mở rộng sang các nước châu Á, Mỹ Latinh Từ năm 1975 trở lại đây, nguồn khách và nơi nhận khách ngày càng được mở rộng đến hầu hết các nước trên thế giới.

Sự phân bố luồng khách du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi rõ rệt Thị phần khách du lịch đến Châu Âu và Châu Mỹ có xu hướng ngày càng giảm Nếu như năm 1960, số khách du lịch đến khu vực Châu Âu và Châu Mỹ chiếm 96,7% lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới thì vào đầu những năm 2000, thị phần khách quốc tế đến khu vực này đã giảm xuống còn khoảng 80%, trong đó, Châu Âu là khu vực đứng đầu với giá 57,8% thị phần khách du lịch quốc tế Cũng trong thời gian đó, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có tốc độ phát triển du lịch cao hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển trung bình của du lịch thế giới Thị phần khách du lịch quốc tế đến khu vực này đã tăng từ 0,98% năm 1960 lên 12 năm 2000 Theo dự báo của WTO, đến năm 2010 thị phần khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương chiếm 22,8% trong thị trường toàn thế giới, sẽ vượt Châu Mỹ, trở thành khu vực đứng thứ 2 sau Châu Âu; đến năm 2020, thị phần khách của khu vực này sẽ là 27,34% [3]

Q UÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH D U LỊCH V IỆT N AM

Du lịch ở Việt Nam đã có mầm mống từ lâu Trong thời kỳ phong kiến đã có các cuộc đi kinh lý sang các nước láng giềng hoặc các chuyến đi nghỉ ngơi, săn bắn của các vua chúa, quan lại; đi thăm viếng bạn bè của các nho sĩ và gia đình giàu có Đến nay những chuyến đi đó còn để lại nhiều di tích: Bãi đá cổ ở Sapa, núi Bài Thơ, Chùa Hương với Nam thiên đệ nhất động, Núi Bia ở Phú Yên, Đèo Ngang và nhiều bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ: Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Trạng Quỳnh, Nguyễn Du, đã chứng minh về chuyến đi rất kỳ thú của vua chúa, danh nhân và người dân ở ta đã sớm tham gia hoạt động có tính du lịch.

Vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam là nước thuộc địa của thực dân Pháp.

Du lịch trong thời gian đó đươc phát triển nhằm phục vụ cho một bộ phận rất nhỏ gia đình giàu có và sĩ quan Pháp Một số khách sạn, khu nghỉ mát được xây dựng để phục vụ cho các binh lính, sĩ quan Pháp, giới quan lại và gia đình giàu có tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), Huế và một số khu nghỉ mát như Sa Pa, Mẫu Sơn, Tam Đảo, Bạch Mã, Đà Lạt v.v

Từ năm 1954 đến 1975, trong điều kiện đất nước ta tạm chia cắt thành hai miền: Bắc và Nam, hoạt động du lịch đã phát triển heo hai hướng khác nhau.

Tại miền Nam, trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, du lịch đã dần trở thành một ngành kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước Họ đã đầu tư xây dựng các khách sạn, khu nghỉ mát với quy mô vừa phải tại: Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt, Huế, Đà Nẵng, v.v

Tại miền Bắc, các khách sạn, nhà nghỉ giao tế, đã được xây dựng tại Hà Nội, Hải Phòng, Sầm Sơn, Tam Đảo, và một số thành phố lớn để phục vụ khách ngoại giao, chuyên gia quốc tế, khách công vụ, hội nghị Bên cạnh đó, một số khu nghỉ mát, khách sạn nghỉ dưỡng cũng đã xuất hiện tại các nơi có thắng cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ và bãi biển đẹp như Hạ Long, Cửa Lò, Sầm Sơn, Sa Pa để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của cán bộ cao cấp và tổ chức Công đoàn.

Năm 1960, Công ty Du lịch Việt Nam đầu tiên được thành lập Từ đó đến nay, du lịch Việt Nam đã trải qua nhiều chặng đường phát triển và nhiều lần thay đổi về tổ chức.

2.3.1 Các mốc hình thành và thay đổi về tổ chức của ngành du lịch Việt Nam

Ngày 9/7/1960, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Nghị định số 26-CP về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương Về sau này, ngày đó được coi là ngày thành lập của ngành du lịch Việt Nam. Đến ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam và giao cho Công ty Du lịch Việt Nam làm nhiệm vụ kinh doanh du lịch.

Ngày 18/8/1969 Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Nghị định số 145-CP về việc chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam cho Phủ Thủ tướng quản lý.

Ngày 12/9/1969, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 94/TTg giao ngành Du lịch cho Bộ Công an quản lý.

Ngày 27/6/1978 Ủy ban Thường vụ quốc hội khóa VI ban hành Quyết định số 262 NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ.

Ngày 23/01/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.

Ngày 3/01/1983, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 01/HĐBT giao cho Tổng cục Du lịch Việt Nam có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh du lịch trong cả nước.

Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam nhằm thống nhất trong việc chỉ đạo hệ thống kinh doanh du lịch trong phạm vi cả nước.

Ngày 31/3/1990, theo Quyết định số 224 QĐ-HĐNN8 của Hội đồng Bộ trưởng, ba cơ quan là Tổng cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa-Thông tin và Tổng cục Thể thao sáp nhập thành Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao và Du lịch.

Ngày 09/04/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT, về việc thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam Với quyết định này, chức năng kinh doanh du lịch bước đầu được tách khỏi chức năng quản lý nhà nước về du lịch.

Ngày 31/12/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa-Thông tin- Thể thao và Du lịch.

Ngày 28/01/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 37-HĐBT về việc ban hành Quy chế Quản lý kinh doanh du lịch.

Nhu cầu, Động cơ và các loại hình du lịch

N HU CẦU DU LỊCH

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Lưu trong giáo trình Thị trường du lịch thì “nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và mang tính xã hội cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn hoá ở một nơi khác; là nguyện vọng cần thiết của con người muốn được giải phóng sự căng thẳng để được nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ và tăng cường hiểu biết”.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Đính trong sách giải thích các thuật ngữ trong du lịch

“nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người được hình thành và phát triển trên nền tảng nhu cầu sin h lý (ăn, ở, đi lại) nhu cầu tinh thần (nghỉ ngơi, nhận thức giao tiếp ) Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất và trình độ sản xuất xã hội, khi hoạt động sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch càng trở nên quan trọng và được ưu tiên giải quyết hàng đầu trong cuộc sống”.

Cầu du lịch là nhu cầu có khả năng thanh toán và có thời gian rỗi của các du khách tiềm năng, họ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ du lịch trong chuyến đi của mình.

3.1.2 Phân loại nhu cầu du lịch

* Phân loại nhu cầu theo dịch vụ cần được đáp ứng trong chuyến đi

- Nhu cầu về dịch vụ cơ bản: là nhu cầu chắc chắn sẽ phát sinh và đòi hỏi được thỏa mãn đồng bộ như: nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ, đi lại… việc thỏa mãn những nhu cầu này sẽ đảm bảo cho việc thỏa mãn những nhu cầu đặc trưng.

- Nhu cầu về dịch vụ đặc trưng: là những nhu cầu có tính chất quyết định đến việc lựa chọn điểm đến như nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, hay là tìm hiểu văn hóa… thường bị ảnh hưởng bởi sở thích, thói quen, trình độ văn hoá, phong tục tập quán…

- Nhu cầu dịch vụ bổ sung: là các nhu cầu mà việc được thỏa mãn chúng sẽ làm cho chuyến đi hoàn hảo hơn, tiện nghi hơn, du khách có thể cần đến cho chuyến đi của mình thêm hấp dẫn và thuận lợi, ví dụ như nhu cầu làm đẹp, nhu cầu về giặt là, gọi điện thoại, gửi bưu thiếp, đổi tiền, đồ lưu niệm,

* Nhu cầu khách du lịch xét theo lý thuyết nhu cầu Maslow

Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Abraham Maslow hệ thống nhu cầu của con người mang tính thứ bậc được sắp xếp theo trật tự từ thấp đến cao, gồm năm nhóm nhu cầu chủ yếu theo như sơ đồ trên.

Nhóm 1: Nhu cầu sinh học (sinh lý) là những nhu cầu cơ bản, thiết yếu nhất mà con người trước tiên phải được thỏa mãn những nhu cầu này thì mới tồn tại Bao gồm các nhu cầu như hít thở không khí, đồ ăn, nước uống, chỗ ở, ngủ,

Nhóm 2: Nhu cầu an toàn, thể hiện mong muốn của con người được tồn tại trong một môi trường an toàn, yên ổn không bị đe dọa, chi phối bởi những yếu tố thiếu an ninh, an toàn, những bất trắc và rủi ro của môi trường bên ngoài.

Nhóm 3: Nhu cầu xã hội là những nhu cầu về giao tiếp, quan hệ xã hội, nhu cầu tình cảm, con người không thể tồn tại đơn lẻ một mình mà sự tồn tại của con người phải đặt trong mối quan hệ ràng buộc với tổ chức xã hội, nên không thể không tham gia vào các hoạt động xã hội và thực hiện các hoạt động xã hội.

Nhóm 4: Nhu cầu kính trọng, uy tín, địa vị là nhu cầu mong muốn được tôn trọng, đề cao, mong muốn thành công thể hiện uy tín, địa vị, khi tham gia vào hoạt động xã hội được xã hội thừa nhận và coi trọng.

Nhóm 5: Nhu cầu tự hoàn thiện là những nhu cầu cao nhất của con người là khát khao có thêm sự hiểu biết, không ngừng nâng cao kiến thức thông qua tự học hỏi, tìm hiểu, khám phá để phát triển nhân cách cũng như sự hiểu biết để tự hoàn thiện bản thân.

=> Những nhu cầu của khách du lịch:

Theo quy luật tâm lý về sự thỏa mãn nhu cầu của con người, khi đi du lịch du khách vẫn cần được thỏa mãn những nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu Maslow Tuy nhiên việc thỏa mãn nhu cầu này thông thường đòi hỏi ở mức độ cao hơn và mang tính cá nhân.

(1) Nhu cầu sinh học (sinh lý)

Nhu cầu sinh lý thể hiện khi đi du lịch của du khách là những nhu cầu về vận chuyển, ăn uống và lưu trú, Tuy nhiên, việc thỏa mãn những nhu cầu này đòi hỏi đan xen với các nhu cầu khác như:

Nhu cầu thay đổi môi trường sống nhàm chán hằng ngày, nhu cầu thư giãn, tìm kiếm cảm xúc mới lạ, nhu cầu tìm hiểu khám phá những vùng đất lạ, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ẩm thực của nơi đến.

Đ ỘNG CƠ DU LỊCH

3.2.1 Khái niệm Động cơ là sự thúc đẩy con người thực hiện hoạt động theo mục tiêu nhất định nhằm thoả mãn các nhu cầu đặt ra

Như vậy động cơ du lịch phản ánh những nhu cầu, mong muốn của du khách và lý do cho hành động đi du lịch, do đó để hiểu được động cơ du lịch thì cần tìm hiểu xem chuyến đi của du khách có thoả mãn được các nhu cầu và mong muốn của họ hay không

Tuy nhiên, du khách vì nhiều lý do có thể nói hay không nói ra động cơ du lịch của mình, cũng có thể có du khách không nhận thức được động cơ đi du lịch của họ động cơ du lịch mang tính chủ quan và cá nhân, việc nắm bắt động cơ du lịch của du khách là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và nơi đến du lịch, vì qua đó có thể dự đoán được lượng khách sẽ đến điểm du lịch, thể loại du lịch mà khách ưa thích và sản phẩm, dịch vụ mà khách sẽ tiêu dùng.

3.2.2 Phân loại động cơ du lịch

- Động cơ về thể chất (tăng cường sức khoẻ): Xuất phát từ nhu cầu phục hồi thể chất, tăng cường sức khỏe, giảm bớt sự căng thẳng, thoát khỏi sự nhàm chán thông qua các hoạt động thể chất tích cực như hoạt động thể thao, nghỉ dưỡng, nghỉ biển, leo núi, tắm suối khoáng, tắm bùn, giải trí thư giãn và các hoạt động liên quan đến việc nâng cao sức khỏe Các kỳ nghỉ như vậy có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phục hồi thể chất và tinh thần, nâng cao sự hưng phấn, tái sản xuất sức lao động cho người dân, tăng cường năng lượng để lao động tốt hơn

- Động cơ về tìm hiểu tri thức: Một trong những động lực thôi thúc con người đi du lịch là sự khát khao hiểu biết về thế giới xung quanh Sự ham muốn được trải nghiệm trong cuộc sống ở những môi trường địa lý, kinh tế - xã hội, văn hóa-chính trị khác nhau ngày càng tăng Điều này có thể là hệ quả của trình độ giáo dục ngày càng tăng, hệ thống thông tin ngày càng phát triển, bản chất của con người càng có nhiều hiểu biết thì nhu cầu đi du lịch càng cao

- Động cơ về giao tiếp: Do yêu cầu nghề nghiệp và các mối quan hệ chính trị, kinh tế, hay quan hệ tình cảm họ hàng, hay tìm đến những miền đất lạ để giao lưu học hỏi. Công dân những nước phát triển có nhu cầu về giao tiếp rất cao, họ luôn tìm cách thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thông qua hoạt động nghề nghiệp và đi du lịch.

- Động cơ về địa vị và uy tín: Xuất phát từ mong muốn tự khẳng định mình, muốn được xã hội thừa nhận, đề cao, gắn liền với nhu cầu phát triển cá nhân Bao gồm các chuyến đi du lịch công vụ, tham gia hội nghị hội thảo, dự triển lãm, tham gia các cuộc họp, ký kết hợp đồng, tìm kiếm cơ hội đầu tư Thông qua chuyến đi để tự khẳng định mình với xã hội, thỏa mãn khát vọng được chú ý, thừa nhận, kính trọng

Việc tách biệt các động cơ đi du lịch theo các loại nêu trên là một vấn đề khó khăn vì chúng có những chồng chéo lẫn nhau, tuy nhiên chúng có tác dụng giúp giải thích được thực chất của hành vi du lịch, tại sao con người đi du lịch.

C ÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

Hoạt động du lịch có tính phong phú và đa dạng về loại hình Phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, dựa vào đặc điểm, vị trí, phương tiện và mục đích, có thể chia thành các loại hình riêng biệt Thể loại du lịch biểu hiện những nét đặc trưng của một nhóm khách du lịch Tất cả khách du lịch đều không giống nhau Một số người thích đi du lịch trong nước, một số người thích đi du lịch nước ngoài, còn một số nữa thích đi du lịch nghỉ biển, một số lại thích đi du lịch nghỉ núi, một số thì muốn tham quan đến vùng nông thôn có bầu không khí thoáng đãng, số khác lại bị hấp dẫn bởi sự hiện đại, náo nhiệt ở thành thị Trong đó, một số muốn được sử dụng chương trình du lịch đã được thiết kế sẵn, có lộ trình, có hướng dẫn viên, một số khác lại muốn tự mình khám phá một nơi đến du lịch mới mẻ và đầy bí ẩn Do đó, nhiệm vụ của người làm du lịch là phải nghiên cứu xác định các loại hình du lịch đã và đang tồn tại

3.3.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

3.3.1.1 Du lịch quốc tế: là chuyến đi du lịch từ quốc gia này sang một quốc gia khác, điểm xuất phát và điểm đến thuộc phạm vi lãnh thổ hai quốc gia Ví dụ khách du lịch từ nước ngoài đến Việt Nam và khách du lịch từ Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài.

+ Du lịch quốc tế chủ động: Là nước chủ nhà chủ động đón tiếp khách du lịch và thu ngoại tệ.

+ Du lịch quốc tế bị động: là nước chủ nhà gửi khách du lịch ra nước ngoài và phải thanh toán bằng ngoại tệ.

3.3.1.2 Du lịch nội địa: Là chuyến đi du lịch mà có điểm xuất phát và điểm đến thuộc phạm vi lãnh thổ một quốc gia.

3.3.2 Căn cứ vào tài nguyên du lịch

Du lịch tự nhiên là loại hình du lịch được khai thác dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên như các di sản tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, nước khoáng, bãi biển, hang động, đa dạng sinh học, nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá thiên nhiên của du khách.Việt Nam có di sản tự nhiên thế giới như vịnh Hạ long (Quảng Ninh), động Phong Nha(Quảng Bình), ngoài ra còn có trên 120 bãi biển đẹp trải dài từ Bắc vào Nam, 10 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được khai thác chủ yếu dựa trên các tài nguyên du lịch nhân văn như các di sản văn hóa, di tích lịch sử–văn hóa, viện bảo tàng, nhà hát, lễ hội, làng nghề, nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu văn hóa của du khách Nước ta trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã để lại nhiều di sản văn hóa đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới như thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, phố cổ Hội An, cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, quan họ Bắc Ninh và cụm di tích Hoàng Thành Thăng Long… Ngoài ra còn phải kể đến hơn 2000 di tích lịch sử văn hóa đã được Bộ Văn hóa -Thông tin xếp hạng

3.3.3 Căn cứ theo mục đích chuyến đi

Mục đích chuyến đi của con người chỉ nhằm nghỉ ngơi, giải trí thư giãn, tham quan tìm hiểu thế giới xung quanh được coi là mục đích thuần túy du lịch Đối với những người kết hợp trong chuyến đi để thực hiện các nhiệm vụ công tác cá nhân như tham dự hội nghị, hội thảo, triển lãm, tìm kiếm cơ hội đầu tư, chữa bệnh, thăm thân, học tập nghiên cứu được coi là mục đích kết hợp

Mục đích chuyến đi đến những vùng đất lạ chỉ để tham quan các cảnh quan thiên nhiên, các di sản văn hóa lâu đời, các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các thành phố lớn, các viện bảo tàng, Ví dụ như đến với vịnh Hạ Long để được đi thuyền thăm quan các đảo đá, hang động; đến với thành phố Huế để được tham quan cố đô Huế, các lăng mộ vua Nguyễn,

Mục đích chính của chuyến đi là để thỏa mãn nhu cầu giải trí thư giãn, thoát khỏi sự nhàm chán và sự căng thẳng của cuộc sống hằng ngày Trong chuyến đi du khách chủ yếu dành thời gian cho hoạt động giải trí Thông thường điểm đến là các công viên giải trí, công viên chủ đề, các khu giải trí, các sòng bạc trên thế giới có Disneyland (Hoa kỳ) thế giới thu nhỏ (Trung Quốc) Genting highland (Malaysia) Ở Việt Nam có thể kể đến công viên nước Đầm sen (thành phố Hồ Chí Minh), công viên nước Hồ Tây (Hà Nội), khu du lịch quốc tế Tuần Châu (Hạ Long)

Mục đích chính của chuyến đi là để phục hồi sức khỏe nâng cao thể chất của du khách, điểm đến thường là các khu nghỉ mát ở vùng ven biển, vùng núi hoặc các điểm có suối nước nóng, nước khoáng, những nơi có khí hậu điều hòa mát mẻ Việt Nam có rất nhiều điểm đến nghỉ núi như Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Hà Nội), nghỉ biển như Trà Cổ (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nha Trang (Khánh Hòa)

Du lịch mạo hiểm là hoạt động du lịch liên quan đến những chuyến đi tới vùng xa xôi, nơi mà chắc chắn có những điều xảy ra ngoài sự mong đợi Nó có thể bao gồm các hoạt động mà yêu cầu sự nỗ lực, và có thể đối mặt với mức độ rủi ro nhất định Những cuộc thám hiểm leo núi, trecking, nhảy bungee, thả bè, vượt thác, là các hoạt động thuộc du lịch mạo hiểm

Mục đích của chuyến đi là thực hiện những môn thể thao mà mình yêu thích để nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, rèn luyện bản thân, thể hiện mình Các hoạt động thể thao như bơi lặn, lướt ván, chèo thuyền, trượt tuyết,

+ Du lịch lễ hội: Mục đích của chuyến đi là tham dự các lễ hội của dân tộc, lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống.

3.3.3.2 Du lịch với mục đích kết hợp

+ Du lịch công vụ: Du lịch công vụ (MICE-meeting; incentive; convention; exhibition – hội họp; khuyến thưởng; hội nghị; triển lãm) là loại hình du lịch với mục đích chính là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó Khách du lịch có khả năng thanh toán cao, đòi hỏi các tiện nghi và dich vụ có chất lượng cao, các phương tiện vật chất hiện đại tiện nghi, đồng bộ Ngoài các phương tiện đảm bảo nơi ăn nghỉ còn yêu cầu các phương tiện phục vụ hội nghị hội thảo như phòng họp, thiết bị phục vụ tổ chức hội nghị hội thảo triển lãm như sân khấu, âm thanh, ánh sáng

+ Du lịch thương gia: Mục đích chính của chuyến đi là tìm kiếm cơ hội đầu tư, gặp gỡ đối tác, ký kết hợp đồng kinh tế, du khách thường là lãnh đạo của các tập đoàn kinh tế,Leo núi (Rock Climbing) hay các công ty đa quốc gia có khả năng thanh toán rất cao, thường ở khách sạn 4-5 sao và nghỉ ở phòng cao cấp, khách thường đòi hỏi chất lượng phục vụ cao, tốc độ phục vụ nhanh, sự chính xác về giờ giấc, khách có xu hướng tiết kiệm thời gian.

+ Du lịch nghiên cứu học tập: Loại hình này đáp ứng cho nhu cầu học tập nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành của một số ngành học, môn học cần có trải nghiệm thực tế như lịch sử, địa lý, khảo cổ học, môi trường, sinh học, Các chuyến đi thực tế của sinh viên và giáo viên ngày càng tăng, ngoài ra những khóa học ngắn hạn nâng cao trình độ ở nước ngoài ngày càng nhiều.

+ Du lịch thể thao: Những chuyến đi của vận động viên với mục đích luyện tập, tham gia thi đấu tại các kỳ đại hội thể thao Việc được đăng cai là nước chủ nhà tổ chức sự kiện thể thao tầm cỡ khu vực được coi là cơ hội rất tốt để thu hút khách du lịch Ngoài ra đây cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh của một quốc gia đến thế giới, vì những sự kiện này được các phương tiện thông tin đại chúng truyền tải trên khắp thế giới Kết quả là nước chủ nhà đã được quảng cáo không mất tiền Chính vì vậy mà ngày càng khó khăn trong việc giành quyền đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế.

+ Du lịch chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến đi là để chữa trị các căn bệnh nào đó, như các chuyến đi đến các quốc gia có nền y học phát triển, chi phí chữa bệnh thấp như Ấn Độ, hay đến những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như có suối nước khoáng, suối nước nóng, bùn khoáng, nơi có khí hậu tốt cho việc điều trị một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp

Điều kiện phát triển du lịch

N HỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG

4.1.1 Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Du lịch chỉ có thể phát triển được trong hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc Không khí chính trị hòa bình bảo đảm cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc Không khí hòa bình trên thế giới ngày càng được cải thiện Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế đối thoại, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng con đường hòa bình đã trở thành phổ biến trong quan hệ giữa các nước Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia trên thế giới đều có con đường riêng của mình để phát triển, và hòa bình, hợp tác là xu thế tất yếu cho con đường phát triển của tất cả các quốc gia này.

Thực tế cho thấy ở những nước và những vùng có chế độ chính trị ổn định, tình hình trật tự an toàn xã hội đảm bảo tạo lực hút rất lớn lượng du khách đến tham quan du lịch Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng Tại những nơi này, du khách có thể đi lại tự do trong đất nước mà không lo sợ và không cần sự chú ý đặc biệt nào Những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo v.v đến đó du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương sẽ thu hút được nhiều du khách hơn những nơi họ bị cô lập với người dân sở tại Việt Nam đang trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới, đã và đang được rất nhiều du khách quốc tế biết đến như một quốc gia hòa bình, thân thiện Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn Tóm lại, du lịch phát triển là nhờ có bầu không khí chính trị hòa bình và bầu không khí đó càng được củng cố khi mở rộng và phát triển quan hệ trao đổi du lịch giữa các quốc gia và dân tộc.

Ngược lại ở những nước, những vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiến tranh sẽ gây ảnh hưởng rất xấu hoặc dẫn đến sự ngừng trệ các hoạt động du lịch Sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu ở đất nước xảy ra những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị hòa bình và trực tiếp hoặc gián tiếp đe doạ sự an toàn của khách du lịch Đó là những biến cố như đảo chính, bất ổn chính trị, nội chiến v.v Những yếu tố này ảnh hưởng rất xấu đến số lượng du khách đến du lịch Chiến tranh, nội chiến là những cản trở lớn nhất đến hoạt động du lịch Trong chiến tranh, biên giới giữa các bên tham chiến đóng cửa hoàn toàn, việc đi lại của khách bị đình chỉ giao thông ngừng trệ, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch bị tàn phá và bị sử dụng vào mục đích phục vụ chiến tranh v.v Tình hình chiến tranh ở Irăc, nội chiến ở Nam Tư, khủng bố ở Mỹ, đảo chính ở Thái Lan… làm cho hình ảnh du lịch ở các quốc gia này giảm đi trên bản đồ du lịch thế giới.

Các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, hoặc các loại bệnh dịch như sida, tả, lỵ, sốt rét cũng gây ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch.

Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch Những tác động của thiên tai làm cho khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch gặp nhiều khó khăn Trận sóng thần vừa qua ở Thái Lan và một số nước đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động du lịch ở các quốc gia này Ngoài ảnh hưởng thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch, sốt rét cũng là những nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ du khách, làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch khu vực Không chỉ du khách không dám đi đến những vùng dịch bệnh mà chính quyền y tế sở tại cũng sẽ có những biện pháp phòng chống lây lan bằng cách đóng cửa khu vực ổ dịch Dịch Sars, cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng… có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của du khách cũng làm giảm sút một lượng khá lớn du khách đến nhiều khu vực trên thế giới và ở các nước Đông Nam Á. Ngay cả đối với Việt Nam, ngành du lịch nước ta cũng phải vất vả chống đỡ với tình hình này trong mấy năm vừa qua.

Ngành du lịch của một quốc gia hay vùng phát triển tỷ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế của quốc gia hay vùng đó.

Có thể nói một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch Điều này được giải thích bởi sự lệ thuộc của du lịch vào thành quả các ngành kinh tế khác

Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch Ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng rất lớn lương thực và thực phẩm (cả thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến) Ở đây cần nhấn mạnh vai trò của các ngành công nghiệp thực phẩm như công nghiệp chế biến đường, thịt, sữa, đồ hộp, công nghiệp chế biến rượu, bia, thuốc lá v.v Đây là các cơ sở cung ứng nhiều hàng hóa nhất cho du lịch.

Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong cung ứng vật tư cho du lịch như: công nghiệp dệt, công nghiệp thủy tinh, công nghiệp sành sứ và đồ gốm Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị cho các phòng khách, các loại khăn trải bàn, ga giường, thảm v.v Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú Tính cao cấp và tính thứ yếu của tiêu dùng du lịch đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ du lịch phải có chất lượng cao.

Do vậy, muốn phát triển du lịch, các ngành sản xuất có quan hệ mật thiết đến du lịch không phải chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu về khối lượng hàng hóa, mà phải bảo đảm cung cấp vật tư hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo có thẩm mỹ và chủng loại phong phú, đa dạng Điều đó có nghĩa là những địa phương có nền kinh tế phát triển, các ngành kinh tế có khả năng tạo được các sản phẩm cao cấp sẽ là nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch Cũng chính tại những địa phương như thế, du lịch thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Hơn nữa, mức thu nhập là yếu tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch: Điều kiện kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra quyết định du lịch Theo tính toán thống kê, nếu như thu nhập của một gia đình ở mức 1000 USD một năm thì 50% trong số đó dùng để chi cho ăn uống, chỉ khoảng 20% chi cho giáo dục và giải trí Khi thu nhập bình quân khoảng 5000 USD thì phần chi dùng cho ăn uống sẽ chiếm khoảng 30%.

Số tiền nhàn rỗi có đủ khả năng đáp ứng các hoạt động vui chơi giải trí và các chuyến du lịch ra nước ngoài cho hầu hết mọi thành viên trong gia đình, nhất là các gia đình hạt nhân Khi thu nhập ở mức 10.000 USD thì chi cho ăn uống chiếm dưới 20%, việc đi du lịch cho tất cả mọi thành viên trong gia đình có thể thực hiện được ở mức sang trọng. Ngay trong thập niên 90 của thế kỉ XX trên thế giới đã có trên 20 nước có GNP đầu người trên 20.000 USD một năm Điều này có nghĩa là trong thế kỷ tới, số gia đình có thu nhập trên 10.000 USD/ năm không phải là hạn hữu Nói cách khác, khả năng thực hiện nhiều chuyến du lịch xa, dài ngày ra nước ngoài sẽ tạo ra một tập khách tiềm năng rất lớn [2,45]

Ngoài ra, khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vận tải Sự phát triển của giao thông vận tải thể hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng:

- Phát triển về số lượng: Hình thành nhiều loại hình giao thông và sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng phương tiện vận chuyển, tạo khả năng vận chuyển số lượng lớn du khách trên thế giới đi du lịch.

Sự phát triển về số lượng của các phương tiện vận chuyển đã làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái đất Hiện nay, trên thế giới có trên 600 triệu khách du lịch đi qua biên giới các nước bằng các phương tiện vận chuyển hành khách quốc tế Chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận tới điểm du lịch Số lượng phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ khả năng vận chuyển du khách Số lượng loại hình phương tiện vận chuyển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và mềm dẻo, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách

- Phát triển về chất lượng: Về mặt chất lượng vận chuyển cần xét đến bốn khía cạnh là tốc độ, an toàn, tiện nghi và giá cả.

+ Tốc độ vận chuyển: Do tác động của tiến bộ kỹ thuật-công nghệ, nhiều loại phương tiện vận chuyển có tốc độ vận chuyển rất cao như sự ra đời của máy bay chở khách phản lực thân rộng, tốc độ nhanh lượng chở khách lớn, tàu hỏa cao tốc (chạy trên đệm từ) , việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và cho phép kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch Với các phương tiện có tốc độ vận chuyển cao, du khách có thể đến được những nơi xa xôi.

C ÁC ĐIỀU KIỆN ĐẶC TRƯNG (Đ IỀU KIỆN HÌNH THÀNH CUNG DU LỊCH )

Điều kiện đặc trưng tác động lên sự phát triển của du lịch chỉ ở từng chỗ, từng vùng hoặc từng đất nước Những điều kiện đặc trưng quan trọng nhất là: môi trường tự nhiên, những giá trị văn hóa và lịch sử, những thành tựu chính trị và kinh tế, những tình hình và sự kiện đặc biệt có sức hút khách du lịch.

4.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên

Trước hết, các hợp phần tự nhiên là điều kiện cần thiết cho hoạt động du lịch Mặt khác, trong những trường hợp cụ thể, một số tính chất của các hợp phần đó có sức hấp dẫn du khách và do vậy chúng được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch nên trở thành tài nguyên du lịch tự nhiên Các hợp phần tự nhiên (địa lý) đó là địa hình, khí hậu, thủy văn, thực động vật Ngoài ra, vị trí địa lý, hay nói cách khác chính là khoảng cách từ nơi có tài nguyên đến các nguồn khách (các đô thị, trung tâm cấp khách, trung tâm trung chuyển khách) cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của du lịch.

Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch Trong du lịch, sự di chuyển chỉ là một chiều tức là không có hiện tượng sản phẩm du lịch được mang đến tận tay khách du lịch, mà muốn thưởng thức nó khách du lịch phải tự di chuyển đến Bởi vậy, việc tạo ra điều kiện tốt nhất, giúp du khách có thể di chuyển nhanh nhất cũng là một lợi thế cạnh tranh đối với các nước nhận khách Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách điều đó có ảnh hưởng đến khách trên ba khía cạnh chính Thứ nhất, du khách phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa. Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều. Thứ ba, du khách phải hao tốn quá nhiều sức khoẻ cho đi lại Lẽ dĩ nhiên những bất lợi trên của khoảng cách thể hiện rất rõ nét đối với du khách đi du lịch bằng phương tiện ô tô, tàu hỏa và tàu thuỷ Ngày nay, ngành vận tải hàng không không ngừng được cải tiến và có xu hướng giảm giá có thể sẽ khắc phục phần nào những bất lợi trên đối với khách du lịch và đối với nước xa nguồn khách du lịch.

Trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ vì sự tương phản, khác lạ giữa điểm du lịch và điểm nguồn khách.

4.2.1.2 Địa hình Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách Tuy nhiên mỗi một loại địa hình đều có thể tạo ra được các loại hình du lịch khác nhau Chẳng hạn, với địa hình núi, khách du lịch có thể tham gia các tour du lịch mạo hiểm, hay treckking tour, các tour nghỉ dưỡng…, với địa hình đồng bằng, khách du lịch cũng có thể tham gia vào các tour du lịch văn hóa, thăm thân… Đối với đa số khách du lịch, khi được hỏi họ thường ưa thích những nơi nhiều đồi núi, rừng cây và hồ nước, và đối với họ địa hình đồng bằng thường không hấp dẫn vì tính đơn điệu của nó Trong các kiểu địa hình, kiểu địa hình karst (núi và hang động) và địa hình bờ nước là những tài nguyên du lịch rất có giá trị Ngành du lịch thế giới đã đưa vào khai thác hàng ngàn hang động, thu hút khoảng 3% tổng số du khách toàn cầu Trên thế giới có 25 hang động karstơ dài nhất và 25 hang động karstơ sâu nhất, điển hình như hang Flint Mammauauth Cave System dài 530km ở Hoa Kỳ, hang Optimisticeskaya dài 153km ở Ucraina, hang Holloch dài 133,5km ở Thụy Sỹ, Rescau jecan Bernard sâu 1,535km ở Pháp [9,48] … Ở nước ta địa hình đá vôi phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 16 0 trở lên với nhiều hệ thống hang động có giá trị du lịch như Thiên Cung, Sửng Sốt, Tam Thanh, Nhị Thanh, Phong Nha, Hương Tích, Bích Động, Thẩm Tà Toong Đặc biệt hơn cả là kiểu địa hình Karst ngập nước nhiệt đới điển hình ở Vịnh Hạ Long, mà giá trị của nó đã góp phần làm cho địa danh này được ghi tên vào danh sách các di sản thiên nhiên thế giới.

Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch Những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau Ví dụ: với các du khách nghỉ dưỡng thì ưu tiên số một đối với họ là những khu vực có khí hậu ôn hòa, mát mẻ điều này cũng có thể giải thích vì sao ở Việt Nam các địa danh như Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo… luôn đứng đầu trong các lựa chọn của du khách.

Một ví dụ khác đối với du khách đi nghỉ biển mùa hè: ưu tiên lựa chọn với họ thường là những khoảng thời gian không mưa, nắng nhiều nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải.

Số ngày mưa phải tương đối ít vào thời vụ du lịch biển Điều đó có nghĩa là địa điểm, vùng hoặc đất nước du lịch cần có mùa du lịch tương đối khô Mỗi một ngày mưa đối với du khách là một ngày hao phí cho mục đích của chuyến đi du lịch và như vậy làm giảm hiệu quả của chuyến đi nghỉ biển.

Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, do vậy họ đổ đến những nước phía Nam có khí hậu điều hòa và có biển Những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao thường được ưa thích và có sức hút hơn đối với du khách Điều này giải thích sức hấp dẫn của các bờ biển Đại Tây Dương của Tây Ban Nha, vùng bờ Địa Trung Hải của Pháp, Italia, Tunisia

Nhiệt độ cao khiến con người có cảm giác khó chịu Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du lịch phơi mình được ở ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp.

9 [] Nguyễn Minh Tuệ & nnc, Địa lý du lịch, NXB TP HCM, 1998, Trg 38

Nhiệt độ nước biển từ 20 0 C đến 25 0 C được coi là thích hợp nhất đối với hoạt động du lịch tắm biển Nếu nhiệt độ nước biển dưới 20 0 C và trên 30 0 C là không thích hợp Một số dân tộc ở Bắc Âu có thể chịu được nhiệt độ nước biển từ 17 - 20 0 C.

Trong các yếu tố của khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng chính đến cảm giác của con người Qua quan trắc và nghiên cứu, người ta đã rút ra được mối quan hệ giữa điều kiện của khí hậu (chủ yếu là độ ẩm và nhiệt độ) với cảm giác hay sức chịu đựng của con người Các nhà khoa học đã xác lập được một số chỉ tiêu gọi là chỉ tiêu sinh khí hậu để đánh giá mức độ thuận lợi về mặt khí hậu đối với hoạt động du lịch ở các nơi.

Nhiệt độ TB tháng nóng nhất ( o C)

Biên độ năm của nhiệt độ

Bảng 4.1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người [10]

Nước là một yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con người Gương nước rộng lớn không những tạo ra một bầu không khí trong lành mà còn có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ của con người Ngoài tác dụng để tắm ngâm thông thường, gương nước còn là một phương thuốc khá hiệu nghiệm chữa trị các bệnh stress Đứng trước một gương nước mênh mông lòng người ta trở nên thanh thản hơn, dễ chịu hơn, những sức ép cuộc sống căng thẳng dường như tan biến Chính vì vậy không ít nơi trên thế giới mọc lên những khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, ven biển, thu hút một số lượng khá lớn du khách từ mọi miền đất nước.

Tài nguyên nước bao gồm nước bề mặt và nước ngầm Đối với du lịch thì nước bề mặt có ý nghĩa rất lớn Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sông suối, hồ chứa nước nhân tạo, karster, thác nước, suối phun …

10[] Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã sử dụng những chỉ tiêu khí hậu sinh học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người tiêu này Tuy nhiên những chỉ thường được áp dụng trong các điều kiện cụ thể, ở từng vùng địa lý nhất định Chẳng hạn đối với đa số các dân tộc sống ở khu vực ôn đới thì nhiệt độ khoảng 16 - 20 0 C là thích hợp,tuy nhiên đối với các vùng nhiệt đới huặc cận xích đạo thì nhiệt độ khí hậu thích nghi với con người có thể cao hơn.Bảng chỉ tiêu khí hậu trên được các nhà khoa học Ấn Độ đưa ra.

C ÁC ĐIỀU KIỆN TỰ THÂN LÀM NẢY SINH NHU CẦU DU LỊCH

Các yếu tố tự thân chính làm cho nhu cầu du lịch tăng trưởng là thời gian rỗi, thu nhập, trình độ dân trí.

Một trong các tiêu chí được xác định trong định nghĩa du lịch là chuyến đi thực hiện trong thời gian rỗi của con người Các chuyến đi du lịch (tham quan, khám phá, tìm hiểu ) đều được thực hiện trong thời gian nhàn rỗi (ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ phép, thời gian nghỉ lễ, thời gian rỗi trước và sau khi thực hiện công vụ…) Không trong thời gian rỗi, chuyến đi của con người không thể được gọi là du lịch Do vậy thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để có thể tham gia vào hoạt động du lịch Mặc dù có khả năng chi tiêu, có nhu cầu, con người cũng không đi du lịch được nếu không có thời gian rỗi.

Có người cho rằng: "Nhàn rỗi là tên gọi chung khi con người thoát ra khỏi vị trí làm việc, nghĩa vụ gia đình và xã hội, tự phát tham gia hoạt động xã hội và tự do phát huy sức sáng tạo vì bản năng nghỉ ngơi, tiêu khiển, bồi dưỡng không liên quan đến việc mưu sinh, là hoạt động tùy" [11] , tức là thời gian có thể chi phối.

Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nhàn rỗi là xu thế phổ biến của các nước phát triển Lịch sử ngành du lịch cho thấy những người có khả năng chi trả cho hoạt động du lịch trước tiên là tầng lớp giàu có, tiếp theo đến giới trung lưu và cuối cùng đến giai cấp lao động; Điều này cũng xảy ra tương tự khi nói về quỹ thời gian rỗi Công chúng bắt đầu đi du lịch khi mà người lao động đều được hưởng những dịp lễ và ngày nghỉ ăn lương. Sang thời đại công nghiệp, ngày làm việc kéo dài và chỉ đến Chủ nhật mới được nghỉ ngơi Từ giữa đến cuối thế kỷ XVIII, một người lao động phải làm việc từ 60-70 giờ một tuần Đến năm 1938, đạo luật lao động ở Hoa Kỳ ra đời quy định giới chủ không được bắt công nhân làm việc quá 40 giờ một tuần Điều này có nghĩa là thời gian rỗi của công nhân tăng thêm 20-30 giờ/ tuần. Ở Hoa Kỳ, năm 1968 đã thông qua pháp luật ấn định 4 dịp lễ toàn liên bang hàng năm Mỗi một dịp nghỉ được định vào một ngày thứ Hai để có một kì nghỉ cuối tuần 3 ngày Tại Tây Ban Nha và Pháp, có rất nhiều kì nghỉ, khoảng 12, 13 dịp mỗi năm Tại một số quốc gia như Pháp chẳng hạn, cán bộ công nhân viên chức còn có nhiều ngày nghỉ ăn lương hơn các đồng nghiệp ở Mỹ Ở nước ta, kể từ thứ bảy ngày 2/10/1999 mọi viên chức nhà nước bắt đầu được hưởng chế độ nghỉ cuối tuần 2 ngày.

Hoạt động du lịch định hướng con người sử dụng thời gian rỗi vào các hoạt động mang lại lợi ích nâng cao hiểu biết hoặc nâng cao thể lực, tránh việc dùng thời gian rỗi vào các hoạt động tiêu cực Đi du lịch du khách có cơ hội được tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ, được nghỉ ngơi thư giãn trong những không gian tiện nghi, hoặc được tắm mình trong thiên nhiên Cũng trong chuyến du lịch, du khách được tham gia vào các hoạt động tích cực thay vì sử dụng thời gian rỗi ấy vào các hoạt động khác như rượu chè, cờ bạc…

Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian dành cho du lịch lại nằm trong thời gian rỗi Do vậy du lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thời gian ngoài giờ làm việc Cơ cấu của thời gian rỗi phải xác lập được ảnh hưởng của các

11 [] Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, TP Hồ Chí Minh, 2002, Trg 74. thành phần thời gian khác lên thời gian rỗi Việc áp dụng phương pháp hệ thống và dự đoán khi nghiên cứu quỹ thời gian sẽ cho phép tìm ra phương hướng phát triển và phục vụ thích hợp cho nghỉ ngơi và du lịch.

4.3.2 Khả năng tài chính của du khách tiềm năng

Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài Có nhiều nước rất giàu tài nguyên du lịch nhưng vì nền kinh tế lạc hậu nên không thể phát triển du lịch và càng không thể gửi khách du lịch ra nước ngoài Có thể thấy các nước Châu Phi là ví dụ.

Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng nhiều loại dịch vụ, hàng hóa Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, họ phải có phương tiện vật chất đầy đủ Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán, vì khi đi du lịch khách phải trả thêm tiền tàu xe, phải trả thêm tiền nhà ở và xu hướng của con người khi đi du lịch là tiêu nhiều tiền Do vậy, phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch Con người khi muốn đi du lịch, không chỉ cần có thời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cùng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu dùng du lịch Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước.

Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của nhân dân ở một đất nước Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt Tại các nước phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người, nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá cuộc sống Số người đi du lịch nhiều, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng, và trong nhân dân thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ Mặt khác, nếu trình độ văn hóa của nhân dân ở một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ để bảo đảm phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách đi du lịch đến đó Trình độ dân trí thể hiện bằng các hành động: cách ứng xử cụ thể với môi trường xung quanh, bằng thái độ đối với du khách của người dân địa phương, bằng cách cư xử của du khách tại nơi du lịch v.v

Nếu du khách hoặc dân địa phương có những cách nhìn nhận có hiểu biết sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng thêm giá trị, ngược lại chính các hành vi thiếu văn hóa của họ có thể là yếu tố cản trở sự phát triển của du lịch.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4

1 Trình bày những điều kiện chung để hoạt động du lịch có thể phát triển Lấy ví dụ cụ thể?

2 Trình bày các điều kiện cung du lịch ? Đánh giá sự tác động của các của điều kiện cung đến sự phát triển du lịch ?

3 Trình bày những điều kiện xuất hiện cầu du lịch? Phân biệt nguyên nhân chủ quan và khách quan của việc xuất hiện cầu du lịch?

Sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch

S ẢN PHẨM DU LỊCH

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có 5 yếu tố chính:

- Điểm thu hút khách (các di sản văn hóa, vườn quốc gia, bãi biển, công trình kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán ).

- Khả năng tiếp cận của điểm đến (cơ sở hạ tầng, các loại phương tiện vận chuyển, lịch trình hoạt động của các loại phương tiện đó, ).

- Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các cửa hàng bán lẻ, các khu vui chơi giải trí, khu thể thao, ).

- Hình ảnh của điểm đến.

- Giá cả hàng hóa, dịch vụ điểm đến.

Các dịch vụ thuộc sản phẩm du lịch rất đa dạng (lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, phục vụ Hội nghị, vui chơi giải trí, ).

Thông thường, mỗi đơn vị cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ cung cấp một số sản phẩm du lịch đơn lẻ nào đó, chẳng hạn: dịch vụ ăn, uống, lưu trú, vận chuyển, tham quan Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi một sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm nhiều sản phẩm đơn lẻ được liên kết với nhau một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch Vì vậy, khái niệm sản phẩm du lịch phải được hiểu theo nghĩa sản phẩm hoàn chỉnh, chứ không phải là sản phẩm riêng lẻ.

Việc nhận thức đúng khái niệm về sản phẩm du lịch là cần thiết để nâng cao tính hợp tác của các đơn vị, cá nhân tham gia cung cấp sản phẩm du lịch nhằm đem lại sự hài lòng nhất cho khách du lịch.

5.1.2 Giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch

Cũng như mọi hàng hóa khác, sản phẩm du lịch cũng có hai thuộc tính; giá trị và giá trị sử dụng Tuy nhiên, sản phẩm du lịch là loại sản phẩm có tính tổng hợp, chủ yếu tồn tại tại ở dạng vô hình, do đó, giá trị sử dụng và giá trị của sản phẩm du lịch có một số đặc trưng riêng.

Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch thể hiện ở chỗ nó làm thỏa mãn nhu cầu tổng hợp của khách du lịch trong suốt cuộc hành trình du lịch của họ Một mặt, nó vừa thỏa mãn các nhu cầu sinh lý cơ bản như: ăn uống, ở, đi lại của khách du lịch Mặt khác, nó đáp ứng các nhu cầu tinh thần như tham quan, nâng cao kiến thức, tăng cường giao lưu Do đó, giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức năng, tính vô hình và tính trừu tượng cao Việc đánh giá, đo lường giá trị sử dụng của nó chỉ có thể thông qua sự cảm nhận của khách du lịch.

Xét về mặt giá trị, việc tạo ra sản phẩm du lịch cũng đòi hỏi sự tiêu hao về sức lực và trí lực của con người như mọi hàng hóa khác Tuy nhiên, việc xác định giá trị của sản phẩm du lịch tương đối khó bởi vì nó thường bao gồm các yếu tố cấu thành: giá trị sản phẩm vật chất, giá trị dịch vụ du lịch và giá trị của các thu hút du lịch Trong khi đó, đối với giá trị sản phẩm vật chất, có thể dùng thời gian lao động tất yếu của xã hội để đánh giá Đối với giá trị dịch vụ du lịch, nó được xác định bởi trình độ trang thiết bị, chất lượng đội ngũ lao động, phương thức phục vụ và năng suất dịch vụ Trên thực tế, kiến thức, kỹ năng chuyên môn, trình độ đạo đức nghề nghiệp và tố chất văn hóa của các nhân viên du lịch có sự chênh lệch rất lớn, do vậy, rất khó xác định được giá trị du lịch Đối với các sản phẩm du lịch, việc xác định giá trị của nó cũng khá khó khăn.

Với các đặc trưng về giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch, việc định giá bán các sản phẩm du lịch là một công việc khá phức tạp đối với các nhà kinh doanh du lịch.

5.1.3 Đặc trưng của sản phẩm du lịch

5.1.3.1 Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp

Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch được biểu hiện ở chỗ nó kết hợp các loại dịch vụ do nhiều đơn vị, cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch; nó vừa bao gồm sản phẩm vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và cả các tài nguyên tự nhiên.

Hơn nữa, sản phẩm du lịch gồm nhiều bộ phận không thể tách rời Có nhiều đơn vị tham gia cung ứng sản phẩm du lịch, thậm chí đối với một sản phẩm riêng lẻ cũng có nhiều bộ phận tham gia phục vụ Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia phục vụ khách để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch, việc quy hoạch phát triển du lịch và phát triển sản phẩm du lịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan là cần thiết nhằm đạt được chất lượng sản phẩm du lịch tốt.

5.1.3.2 Sản phẩm du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình

Ngoại trừ một số dịch vụ riêng lẻ có tính hữu hình như: các hàng hóa bán lẻ, các đồ uống, Hầu hết các dịch vụ du lịch như; dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, đều tồn tại ở dạng vô hình, khách du lịch chỉ cảm nhận được chúng chứ không nhìn thấy việc chúng mang lại cảm giác phấn chấn, dễ chịu hay khó chịu, không cầm nắm được các dịch vụ đó như các hàng hóa khác, không mang được chúng về nhà sau khi mua Do tính chất không cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm Vì vậy, vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng.

Ngoài ra, nhà cung ứng không dễ dàng đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi bán chúng Thông thường, chất lượng sản phẩm du lịch được đánh giá theo cảm nhận của khách hàng Với tính chất đó, việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng lựa chọn loại sản phẩm phù hợp để cung ứng là rất quan trọng.

5.1.3.3 Phần lớn sản phẩm du lịch tự tiêu hao, không thể để tồn kho

Hầu hết các sản phẩm du lịch chưa bán được hôm nay không thể để bán vào dịp khác trong tương lai (phòng ngủ khách sạn, chỗ ngồi nhà hàng, chỗ ngồi trên các phương tiện vận chuyển ).

Một chuyến máy bay có 150 chỗ ngồi, nếu ngày hôm nay chỉ bán được 100 chỗ tức còn 50 chỗ trống Tổng chi phí cho chuyến bay này cũng xấp xỉ chi phí cho chuyến bay đầy khách Ngày mai, máy bay đó chỉ có thể chở tối đa 150 khách, 50 chỗ trống hôm nay đó không thể để lại bán vào ngày mai Dịch vụ cho thuê phòng ngủ, phòng Hội nghị, cũng tương tự như vậy. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch phải có chính sách giá cả, cách thức quảng bá, kỹ thuật bán hàng phù hợp mới có thể đạt công suất sử dụng cao, giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

C HẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH

Chất lượng nói chung là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một sự vật, một sự việc. Nói đến chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó tức là nói đến mức độ phù hợp của sản phẩm hay dịch vụ đối với mục đích sử dụng của người tiêu dùng Chất lượng thường đồng nghĩa với giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và ISO-9000 thì chất lượng dịch vụ là mức độ phù hợp của sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.

Chất lượng dịch vụ là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng có của dịch vụ Thông thường chất lượng dịch vụ chính là sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng được xác định bởi việc so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi.

Như vậy có thể hiểu: "Chất lượng dịch vụ du lịch là mức độ phù hợp giữa dịch vụ du lịch được cung cấp với mong đợi của khách hàng mục tiêu".

Hiểu rõ được khái niệm về chất lượng là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ Tuy nhiên đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch gặp khó khăn bởi vì:

- Thứ nhất, khách hàng khó đánh giá và nhận biết chất lượng dịch vụ Khi trao đổi hàng hoá hiện hữu, khách hàng sử dụng rất nhiều tiêu chuẩn hữu hình để đánh giá Tuy nhiên, đối với việc đánh giá chất lượng dịch vụ, hữu hình thường rất hạn chế, chủ yếu là những yếu tố vô hình Do đó, việc đánh giá chất lượng dịch vụ thường mang tính chủ quan và khó có thể chính xác một cách tuyệt đối.

- Thứ hai, chất lượng dịch vụ là một sự so sánh giữa sự mong đợi của khách hàng về giá trị một dịch vụ và giá trị dịch vụ thực tế nhận được do doanh nghiệp cung cấp.

5.2.2 Các mức chất lượng dịch vụ du lịch

Sự thỏa mãn của khỏch hàng về dịch vụ được đo lường bằng sự so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ mong đợi với công thức:

E (Expectation): Sự trông đợi Mối quan hệ giữa ba S, P, E có tính chất quyết định trong tất cả các công việc của dịch vụ Sự cảm nhận, mong đợi của khách du lịch không chỉ phụ thuộc vào vật chất, tâm lý, mà còn phụ thuộc vào phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo, nhu cầu chủ quan của khách hàng.

Chất lượng dịch vụ du lịch thường được phân theo 3 mức: tốt, trung bình, kém.

- Chất lượng dịch vụ du lịch được đánh giá là tốt (P > E): giá trị mà khách hàng nhận được từ dịch vụ được cung cấp cao hơn mức giá trị mong đợi của khách hàng.

- Chất lượng dịch vụ được đánh giá ở mức thỏa mãn (P = E); khi giá trị mà khách hàng nhận được từ thực tế dịch vụ được cung cấp phù hợp với mức mong đợi của khách hàng.

- Chất lượng dịch vụ bị coi là kém (P < E): khi giá trị mà khách hàng nhận được từ dịch vụ được cung cấp thấp hơn mức mong đợi của khách hàng.

Như vậy, hiểu đúng những mong đợi của khách hàng cung cấp dịch vụ phù hợp là vấn đề có tính quyết định để cung ứng dịch vụ đạt chất lượng cao.

Sơ đồ 5.1 Sự mong đợi của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ12

> Mong đợi của khách hàng  Tốt

= Mong đợi của khách hàng  Thỏa mãn

< Mong đợi của khách hàng  Tồi

5.2.3 Các đặc trưng của chất lượng dịch vụ du lịch

Một là, chất lượng dịch vụ chỉ được đánh giá một cách chính xác thông qua người tiêu dùng trực tiếp (khách du lịch) sau khi họ sử dụng dịch vụ.

Hai là, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng các vật chất tạo nên dịch vụ. vật chất tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ đồng thời nó giúp cho quá trình phục vụ khách hàng được dễ dàng hơn.

Ba là, chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ.

Nhân viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, họ tạo ra mối quan hệ với khách hàng và sự thỏa mãn của khách hàng tuỳ thuộc phần lớn vào trình độ và

Thời vụ du lịch

K HÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI VỤ DU LỊCH

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của cả nước Hiện nay nền công nghiệp ngày càng phát triển, xã hội tiến lên công nghiệp hoá-hiện đại hoá, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao họ càng mong muốn được thoả mãn nhu cầu tinh thần bằng cách đi tham quan du lịch Đó là những nhu cầu cấp thiết của con người, nó luôn luôn tồn tại: sự thoải mái, độc đáo gây ấn tượng, cảm giác mới lạ và tạo ấn tượng cho một chuyến đi.

Tuy nhiên, nhu cầu của con người luôn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, mong muốn được nghỉ ngơi sau thời gian làm việc mệt mỏi Vì vậy nhu cầu đi du lịch thường diễn ra vào thời gian rỗi và các ngày lễ của đất nước

Nhìn từ góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu, biến đổi khá rõ nét. Tại một điểm du lịch cụ thể, chúng ta có thể quan sát thấy có những lúc hầu như không có khách, nhưng vào những giai đoạn nhất định dòng người đổ về rất đông gây ra sự thay đổi lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên tại điểm du lịch Hiện tượng các hoạt động du lịch được lặp lại khá đều đặn vào một số thời điểm trong năm được gọi là mùa hay thời vụ du lịch.

Dưới con mắt các nhà kinh tế du lịch, thời vụ du lịch là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu du lịch xảy ra dưới tác động của một số yếu tố xác định như: thời gian rỗi, khí hậu, tài nguyên

Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là bất động, mà chúng biến đổi dưới tác động của cung và cầu du lịch Ở mỗi nước, vùng hay địa phương mỗi loại hình du lịch thường diễn ra chỉ một lần trong một năm, vì vậy mà thường tập trung rất đông khách vào thời điểm đó, còn ngoài thời gian đó hầu như không có khách gây ra sự quá tải Để kéo dài thời vụ du lịch và nhằm hạn chế những bất lợi do tính thời vụ gây ra đó là chính sách phát triển du lịch của các nước có nguồn tài nguyên du lịch của tất cả các nước trên thế giới.

6.1.2 Đặc điểm của thời vụ du lịch Ở một nước hay một vùng du lịch nếu kinh doanh cùng một thời điểm nhiều loại hình du lịch khác nhau thì sẽ không gây ra tính thời vụ trong du lịch Tuy nhiên do nguồn tài nguyên cũng như sự tập trung đầu tư du lịch chỉ vào một loại hình nhất định theo thế mạnh của vùng đã gây ra bùng nổ lượng khách vào một thời gian nhất định Hiện tượng đó là một quy luật có tính phổ biến

Du lịch đã trở thành một hiện tượng có tính phổ biến trên toàn cầu, ở nhiều nước coi du lịch là một trong những nhu cầu quan trọng, là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức sống của dân cư Hiện nay, ngành kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, nên bên cạnh đó họ luôn khuyến khích người dân đi du lịch, chiến lược xây dựng nhiều loại hình du lịch khác nhau ở trên cùng một địa phương Vì vậy, một nước hay một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tuỳ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó [6,122]

Thời gian du lịch của thời vụ du lịch không bằng nhau vào các tháng khác nhau.

Như du lịch nghỉ biển chỉ diễn ra và mùa hè từ tháng tư đến tháng chín và tập trung đông khách nhất vào khoảng tháng sáu, tháng bảy và tháng tám Hay là du lịch lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân, song có những lễ hội diễn ra vào mùa hè hay mùa đông Hoặc du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh thời vụ thường diễn ra quanh năm, mùa dài song không tập trung mạnh vào chính thời điểm nào cả.

Hoạt động du lịch có cường độ lớn nhất được gọi là thời vụ chính (mùa chính) hay chính vụ Như tại bãi biển Bãi Cháy (Hạ Long - Quảng Ninh) thời điểm tắm biển đẹp nhất là vào tháng sáu, tháng bảy và tháng tám Vào thời gian này đông người đi du lịch biển nhất, vào dịp nghỉ hè của học sinh, sinh viên, khí hậu và thời tiết thuận lợi

Thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là đầu mùa, vào khoảng ngay sau mùa chính được gọi là cuối mùa Thời gian còn lại trong năm là ngoài mùa. Ở các nước và vùng du lịch phát triển, thông thường thời vụ du lịch kéo dài hơn và chênh lệch cường độ hoạt động du lịch của mùa du lịch chính so với thời kì trước và sau vụ thể hiện yếu hơn Do các nước này có sự đa dạng hoá các loại hình du lịch khác nhau, một vùng, địa phương có thể có nhiều loại hình khác nhau.

Các nước và vùng du lịch mới phát hiện, mùa du lịch thường ngắn hơn và sự chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời gian trước và sau mùa du lịch chính thể hiện rất rõ nét Vì điểm du lịch này chỉ mới được phát hiện, loại hình du lịch chưa đa dạng chỉ phát triển loại hình du lịch đặc trưng như: nghỉ biển, nghỉ dưỡng hay thám hiểm… nên khách du lịch chỉ biết đến những nơi này vào thời điểm chính vụ. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các loại hình du lịch khác nhau Như du lịch chữa bệnh có mùa dài hơn và có thể diễn ra quanh năm Còn du lịch biển (từ tháng 4 đến tháng 9), du lịch lễ hội (vào mùa xuân) có mùa du lịch chính ngắn và cường độ mạnh hơn, trước và sau mùa vụ chính thường dài hơn.

C ÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

Tính thời vụ trong du lịch đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc kinh doanh phát triển của ngành du lịch Do vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, cần nghiên cứu sâu và tỉ mỉ những yếu tố quyết định tính thời vụ trong du lịch

Nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu là: Chỉ ra những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng quyết định đến tính thời vụ, định ra hướng tác động của từng yếu tố lên cung và cầu trong du lịch, xác định mức độ tác động của từng và ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố.

Nghiên cứu một cách khoa học sẽ định ra được chính sách phát triển ngành, vùng và doanh nghiệp du lịch một cách đúng đắn nhằm giảm những bất lợi của tính thời vụ đến nhà kinh doanh du lịch, khách du lịch, cộng đồng địa phương và chính quyền địa phương nhằm kéo dài thời vụ du lịch giảm bớt cường độ vào mùa du lịch chính.

Tính thời vụ trong du lịch được hình thành dưới tác động của nhiều yếu tố: khí hậu; thời gian rỗi, hiện tượng quần chúng hoá du lịch, phong tục tập quán, tâm lý khách du lịch và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch Cụ thể:

Trong tự nhiên, khí hậu là có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong việc hình thành tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch Ảnh hưởng của khí hậu thể hiện mạnh mẽ ở các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ biển, nghỉ núi và ở mức độ nhất định trong du lịch chữa bệnh.

VD: Đối với loại hình du lịch nghỉ biển, các thành phần của khí hậu như: cường độ ánh nắng, độ ẩm, cường độ và hướng gió, nhiệt độ Tiêu chuẩn tiện nghi phù hợp đối với du khách nghỉ biển ở các nước là khác nhau Nhiệt độ nước biển điều hoà, thích hợp nhất đối với du lịch tắm biển từ 20-25 độ C, nếu nhiệt độ nước biển dưới 20 độ trên 30 độ C là không thích hợp Như với khách du lịch Bắc Âu nhiệt độ nước biển từ 17- 20 độ C là phù hợp để tắm. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến việc thực hiện các chuyến đi du lịch hoặc các hoạt động dịch vụ về du lịch Các vùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu.

Mùa du lịch cả năm thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè Mùa đông là mùa du lịch trên núi, mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất thích hợp phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và khu vực đồng bằng, đồi, du lịch ngoài trời vào mùa hè rất phong phú và đa dạng. Đối với các loại hình du lịch khác như: Du lịch lễ hội, du lịch văn hoá…khí hậu không ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên du lịch, không làm thay đổi chất lượng – giá trị của tài nguyên du lịch của Cố đô Huế, đình, đền, chùa…mà ảnh hưởng của khí hậu là ảnh hưởng đến tâm lí, nhu cầu, sở thích đi du lịch của khách du lịch Khách du lịch thường chọn những nơi có khí hậu ôn hoà, khô ráo, mát mẻ, tài nguyên du lịch phong phú để thực hiện chuyến du lịch của mình.

Thời gian rỗi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đồng đều của nhu cầu du lịch Là thời gian cần thiết để con người có thể nâng cao được học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các vai trò xã hội, giao lưu bạn bè, vui chơi giải trí, học tập…

Thời gian rỗi là thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các hoạt động nhằm hồi phục và phát triển thể lực trí tuệ, tinh thần của con người.

Thời gian nghỉ phép năm có thể tác động lên thời vụ du lịch do độ dài của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép Nếu thời gian phép năm ngắn thì con người chỉ có thể đi du lịch một lần trong năm Sự tập trung các nhu cầu có khả năng thanh toán vào thời vụ du lịch Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch.

Hiện nay trên thế giới mức thời gian lao động tối đa trong ngày ít khi vượt qua 8 tiếng, điều đó có nghĩa là thời gian ngoài giờ làm việc là 16 tiếng Mọt tuần chỉ làm 5 ngày,thời gian làm việc giảm, thời gian rỗi tăng thúc đẩy nhu cầu đi du lịch.

Tuy nhiên sự tập trung lớn nhu cầu du lịch lại vào thời vụ chính là do việc sử dụng phép theo tập đoàn, chỉ trong thời gian (ngày lễ, ngày nghỉ) đó họ mới có thời gian để đi du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, một số tầng lớp dân cư như giáo viên chỉ có thể đi du lịch vào kỳ nghỉ của các trường học (từ tháng 6 đến tháng 9) và nông dân chỉ đi nghỉ vào những tháng không bận rộn mùa màng gây ra sự quá tải vào một thời gian nhất định tại điểm du lịch.

Thời gian rỗi là thời gian nghỉ của trường học Thời gian nghỉ học tác động lên thời gian rỗi của học sinh và cha mẹ chúng Vào thời gian này họ sẽ cho con em, gia đình đi du lịch khi mà cường độ du lịch là mạnh nhất, đông nhất.

Thời gian rỗi có xu hướng biến đổi thuận lợi như sau: Xu hướng tăng số ngày nghỉ phép năm để có thể sử dụng hai lần nghỉ trong một năm Tỷ trọng người ở độ tuổi về hưu ngày càng gia tăng, họ là người sử dụng tuỳ ý thời gian đi nghỉ Đồng thời giảm tỷ trọng số gia đình có con trong độ tuổi đi học.

M ỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

6.3.1 Những bất lợi do thời vụ du lịch gây ra

Tính thời vụ trong du lịch gây ra nhiều khó khăn trong việc tổ chức kinh doanh ngành du lịch, để lại hậu quả tai lớn đến nền kinh tế, xã hội, tổ chức kĩ thuật và tâm lí.

Những năm 60 việc nghiên cứu tính chất thời vụ của du lịch chủ yếu tập trung vào tìm hiểu nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của thời vụ và những yếu tố quyết định độ dài của thời vụ du lịch Nhưng những năm gần đây các tổ chức du lịch quốc gia và quốc tế tập trung công sức vào việc nghiên cứu, thí nghiệm và ứng dụng những kế hoạch tổng hợp nhằm hạn chế những tác động bất lợi của tính thời vụ du lịch đến tất cả các thành phần của quá trình du lịch- tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân viên phục vụ, khách du lịch của hoạt động du lịch

Thời vụ trong du lịch ngắn gây lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên du lịch, khó khăn trong việc khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật Khó khăn trong việc sử dụng lao động. Vào mùa chính khách đông thì thiếu lao động, còn trước và ngoài mùa du lịch chính thì lao động không sử dụng hết dễ gây sự chuyển dịch việc làm, nguồn lao động bị sa thải tạm thời, trình độ nghiệp vụ hạn chế

Trong du lịch chi phí cố định quy trong giá thành dịch vụ ngày càng tăng lên Điều này làm giảm khả năng áp dụng chính sách giá linh hoạt, gây khó khăn cho tổ chức du lịch Đối với khách du lịch, tính thời vụ trong du lịch làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn, giảm tiện nghi cho việc nghỉ ngơi, phải chịu chi phí cao cho các dịch vụ du lịch, chất lượng phục vụ giảm

Việc phân bố không đồng đều của hoạt động du lịch theo thời gian cũng ảnh hưởng không tốt đến các dịch vụ có liên quan đến du lịch, ngành kinh tế, cộng đồng dân cư địa phương và chính quyền địa phương Như đối với cộng đồng dân cư địa phương khi vào mùa vụ du lịch chính họ phải chịu chi phí cho sinh hoạt hàng ngày cao hơn, khả năng mất việc làm và giảm thu nhậpbình quan vào ngoài mùa vụ du lịch Còn đối với chính quyền địa phương sẽ làm giảm nguồn thu từ ngân sách chính phủ, khó khăn và phức tạp hơn trong lĩnh vực quản lí, khó đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội

6.3.2 Một số giải pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch

Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu Do tác động của nhiều yếu tố khác nhau mà du lịch mang tính thời vụ khá rõ nét Tính thời vụ đã gây ra những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch Vì vậy để ngành du lịch ngày càng phát triển,trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước thì chúng ta phải nghiên cứu đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm thiểu tính thời vụ trong du lịch.

Phải xây dựng và áp dụng một chương trình phát triển du lịch toàn diện để hạn chế ảnh hưởng của thời vụ du lịch trong toàn quốc, ở những trung tâm du lịch và ở từng điểm du lịch Như nghiên cứu thị trường khách mục tiêu, thị trường khách ngoài mùa vụ du lịch chính nhằm kéo dài thời gian du lịch vào trước và sau mùa vụ chính, hạn chế mùa chết trong hoạt động kinh doanh du lịch Nghiên cứu chú trọng vào những nhóm khách sau:

Khách du lịch là thương nhân, nhân viên, công nhân các cơ quan nhà nước thường không được nghỉ phép vào mùa vụ du lịch chính Thị trường khách này có thể đi du lịch vào mùa đông, mùa xuân, mùa hè khi có thời gian rỗi… Tuy nhiên chúng ta có thể đưa loại khách này đến với các vùng du lịch có nhiều loại hình du lịch đa dạng…

Những người hưu trí lại có thời gian rỗi nhiều và họ thường lựa chọn những nơi yên tĩnh, không khí trong lành, mát mẻ để nghỉ hoặc đi điều dưỡng, chữa bệnh phục hồi sức khoẻ Thời điểm mà họ chọn để thực hiện chuyến đi là vào lúc ít người và rất thích đi vào thời điểm hạ giá sản phẩm dịch vụ, hàng hoá.

Mỗi một thị trường khách lại có đặc điểm và nhu cầu tham gia vào du lịch khác nhau Vì vậy mà chúng ta cần nghiên cứu và vạch ra những nhu cầu, sở thích về các dịch vụ chính, dịch vụ bổ sung, dịch vụ vui chơi giải trí, cung ứng vật tư hàng hoá, chất lượng phục vụ sao cho phù hợp với từng đối tượng khách khác nhau

Phải xác định được các khả năng kéo dài thời vụ du lịch Đây là một yếu tố rất quan trọng bởi thời vụ du lịch thường ngắn hơn thời điểm trước và sau mùa chính, chỉ tập trung vào một thời điểm nhất định trong năm Vì vậy chúng ta phải xác định được các yếu tố như: Tài nguyên, khí hậu, chính quyền và dân cư địa phương nhằm keó dài thêm thời vụ du lịch.

Trước tiên phải phát triển đồng thời các thể loại du lịch đồng thời phải xác định thể loại nào là phù hợp nhất đối với các điều kiện khách quan như sau:

Giá trị và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch Tức là tài nguyên đó có thể phát triển thêm loại hình du lịch nào khác không.

- Quy mô (số lượng) của lượng khách du lịch đã có và luồng khách triển vọng.

- Sức tiếp nhận của cơ sở vật chất kỹ thuật, xem cơ sở vật chất kỹ thuật có đủ điều số lượng và chất lượng phục vụ lượng khách đông chưa? Trang thiết bị ra sao có đủ tiêu chuẩn phân loại theo từng đối tượng, nhu cầu khách không?

- Tài nguyên lao động trong vùng đã có trình chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch chưa? Có đáp ứng được đòi hỏi cao của ngành du lịch không?

- Kinh nghiệm tổ chức nhằm đảm bảo sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch trong vùng và cả nước, nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân, xây dựng tình cảm bền vững với khách du lịch, chăm lo giữ gìn các giá trị thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, đẩy mạnh và nâng cao lòng yêu tổ quốc của nhân dân.

- Khả năng kết hợp các thể loại du lịch đó với các thể loại khác Đây là một biện pháp rất hữu hiệu để kéo dài thời vụ du lịch Có thể phát triển các thể loại du lịch vào trước hay sau mùa chính hoặc diễn ra đồng thời nhằm giảm hiện tượng quá tải tại điểm du lịch.

Lao động trong du lịch

K HÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH

7.1.1 Khái niệm về lao động

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội, là hoạt động gắn liền với sự hình thành và phát triển của loài người.

Lao động có thể được chia theo các tiêu chí phân loại lao động khác nhau:

- Theo sản phẩm lao động, lao động được chia thành lao động sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất.

- Theo vị trí lao động trong quá trình sản xuất: Lao động được phân chia thành lao động trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp sản xuất.

- Theo mức độ phức tạp của lao động: Lao động được phân chia thành lao động phức tạp và lao động đơn giản.

- Theo tính chất sử dụng các chức năng lao động: Lao động được phân chia thành lao động chất xám và lao động chân tay.

- Theo nguồn gốc năng lượng vận hành công cụ lao động: Lao động được phân chia thành lao động thủ công, lao động nửa cơ giới, lao động cơ giới và lao động tự động hóa.

-Theo cơ cấu kinh tế, lao động được chia ra các ngành:

+ Ngành I: Nông nghiệp và Ngư nghiệp

+ Ngành II: Công nghiệp và xây dựng

+ Ngành III: Các ngành dịch vụ, trong đó là lao động ngành du lịch và dịch vụ du lịch.

Lao động trong du lịch là một bộ phận của lao động xã hội Hiện nay, lao động du lịch chiếm khoảng 10% tổng lao động trên toàn thế giới [12]

7.1.2 Đặc điểm lao động trong ngành du lịch

Lao động trong kinh doanh du lịch là một bộ phận cấu thành lao động xã hội Nó hình thành và phát triển trên cơ sở của sự phân công lao động xã hội nên nó mang mọi đặc điểm chung của lao động xã hội.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp du lịch là một lĩnh vực có nhiều nét đặc thù nên lao động trong du lịch cũng có những đặc trưng riêng Lao động trong ngành công nghiệp du lịch có các đặc điểm sau đây:

- Lao động trong kinh doanh du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất, trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn Lao động trong du lịch chủ yếu là lao động tạo ra các dịch vụ, lao động sản xuất phi vật chất.

- Lao động trong du lịch có tính chất chuyên môn hóa cao Mỗi bộ phận lao động thực hiện từng khâu, công đoạn trong chu trình phục vụ khách du lịch Kết quả hoạt động của một bộ phận nào đó đều có ảnh hưởng dây chuyền đến các bộ phận khác trong toàn bộ hệ thống Vì vậy, các nhóm lao động trong ngành du lịch có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

- Thời gian làm việc của ngành du lịch phụ thuộc vào thời gian, đặc điểm tiêu dùng của khách Khách thường đi du lịch vào cuối tuần, ngày lễ và tiêu dùng các dịch vụ vào bất kỳ lúc nào Vì vậy, người lao động thường làm việc vào cuối tuần, vào ngày lễ, tết và có thể làm đêm.

- Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn các ngành công nghiệp, nông nghiệp.

- Cường độ lao động ở một số bộ phận có thể không cao nhưng thường phải chịu áp lực tâm lý lớn do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng có tuổi tác, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, quốc tịch, thói quen tiêu dùng khác nhau, bất đồng về ngôn ngữ.

- Lao động trong ngành du lịch, kinh doanh du lịch cần nhiều lao động có kỹ năng cao về các nghiệp vụ khác nhau, đồng thời tỷ lệ lao động không có kỹ năng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể.

Lao động trong ngành du lịch được coi là một ngành dịch vụ, nguồn lực quan trọng nhất quyết định hiệu quả của doanh nghiệp.

7.1.3 Vai trò của lao động đối với phát triển du lịch

Lao động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nó là một trong năm nguồn lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và khoa học công nghệ, nguồn lực về năng lực kinh doanh và quản lý) Các nguồn lực này có vai trò và tác động không như nhau trong toàn bộ quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong các nguồn lực, lao động có vai trò quyết định nhất Vai trò quyết định của lao động được thể hiện ở chỗ: các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên không có sức mạnh tự thân, chúng sẽ bị cạn kiệt dần và chỉ phát huy tác dụng khi được kết hợp với nguồn lực con người Đối với lao động, nó không bao giờ cạn kiệt, ngược lại nó có khả năng phục hồi, tự tái sinh và phát triển Lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sử dụng, khai thác, tái tạo, phát triển các nguồn lực khác.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nước nào biết sử dụng tiềm năng lao động, biết phát huy yếu tố con người thì nước đó đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế-xã hội.

Công nghiệp du lịch là ngành quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới Ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn lao động lớn với nhiều loại trình độ do tính chất đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng.

Con người là chính quyết định thành công chung của bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào Riêng trong công nghiệp dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng, vai trò của chất lượng lao động lại càng quan trọng hơn.

Trong ngành công nghiệp du lịch, phần lớn lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêu của đơn vị Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ.

Chính vì vậy, các Doanh nghiệp du lịch muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần phải nhận thức rõ hơn vai trò đội ngũ lao động phải có được một đội ngũ lao động có kiến thức sâu rộng, giỏi tay nghề và có đạo đức nghề nghiệp tốt.

C ÁC NHÓM LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH

Nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực du lịch có thể chia thành 3 nhóm sau [1,205]

Nhóm 1: Làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch

Nhóm lao động này gồm các công chức, nhân viên phục vụ, làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương như Tổng cục Du lịch,

Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại ở các tỉnh, thành phố, phòng quản lý du lịch ở các quận huyện.

Nhóm 2: Lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngành du lịch

Nhóm lao động này gồm những người làm việc ở các trường đào tạo du lịch (cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các cơ sở dạy nghề) và cán bộ nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về du lịch, viện thông tin, các cơ quan báo chí chuyên về du lịch Đây là bộ phận lao động có trình độ học vấn cao, chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch, bao gồm đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên, viên chức, nhân viên,

Nhóm 3: Lao động kinh doanh du lịch

Nhóm lao động này gồm:

- Bộ phận lao động chức năng quản trị doanh nghiệp du lịch: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; giám đốc, phó giám đốc các bộ phận (Lưu trú, ăn uống, giải trí, marketing, nhân sự, giám sát viên, ).

- Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch, loại lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất, thường chiếm từ 75-85%) tổng lao động của doanh nghiệp Trong khách sạn, có lao động thuộc nghề lễ tân, nghề phục vụ buồng, nghề nấu ăn, nghề phục vụ bàn và pha chế đồ uống Trong kinh doanh lữ hành có lao động làm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhưng cũng có nhiều hướng dẫn viên du lịch làm nghề tự do hoặc theo mùa vụ, sự kiện

Y ÊU CẦU ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH

Xét về mặt tổng quát, người lao động trong ngành du lịch cần được đào tạo và rèn luyện để đảm bảo các yêu cầu: có tri thức, có kỹ năng, có phong cách chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, mỗi công việc trong ngành du lịch lại có các yêu cầu cụ thể về phẩm chất, kỹ năng, kiến thức Nhưng những yêu cầu chung nhất đối với người lao động làm việc trong ngành du lịch bao gồm:

 Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc;

 Có kỹ năng giao tiếp tốt (kể cả giao tiếp trực tiếp; qua điện thoại và giao tiếp bằng văn bản);

 Có trình độ ngoại ngữ đủ khả năng giao tiếp với khách hàng;

 Có ngoại hình, trang phục phù hợp;

 Đúng giờ, sắp xếp thời gian hợp lý;

 Chú ý lắng nghe người khác;

 Có khả năng lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt các mục tiêu;

 Nhiệt tình, có hoài bão, có chí tiến thủ;

 Có lòng yêu nghề, có mong muốn phát triển, hoàn thiện về nghề nghiệp của mình;

 Có khả năng duy trì làm việc tốt theo nhóm;

 Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin;

 Có khả năng bán sản phẩm;

 Quan tâm giúp đỡ khách hàng, giải quyết tốt các vấn đề;

 Sẵn sàng nhận nhiệm vụ;

 Hiểu biết về luật lệ, đặc biệt là các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động;

 Có khả năng tổ chức các sự kiện;

Ngoài ra, người làm du lịch còn đòi hỏi các yêu cầu về phẩm chất cá nhân như sau:

 Có thái độ, ý thức tốt;

 Có tính cẩn thận, chắc chắn;

 Có tính hài hước, vui vẻ;

 Xử sự tốt với người khác, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng và mọi người.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 7

1 Hãy trình bày các đặc điểm lao động trong ngành du lịch.

2 Hãy nêu các nhóm lao động trong ngành du lịch.

3 Hãy phân tích những đặc điểm của lao động trong ngành du lịch và các lĩnh vực kinh doanh du lịch?

4 Căn cứ phân chia lao động trong du lịch thành các nhóm khác nhau? Vai trò và đặc điểm của từng nhóm đó là gì ? Ý nghĩa của việc phân chia như vậy ?

5 Hãy phân tích các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về phẩm chất cá nhân của người làm du lịch?

Tác động của Du lịch lên các lĩnh vực khác

T ÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN HOÀ BÌNH , CHÍNH TRỊ

Không khí chính trị hoà bình là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học-kỹ thuật, văn hoá và chính trị giữa các dân tộc Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển và mở rộng Hoạt động du lịch nói chung, hoạt động du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hoà bình, ổn định và trong tình hữu nghị giữa các dân tộc

Chính vì vậy, trong quá trình phát triển của mình, hoạt động du lịch vừa chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng cũng có những tác động ngược trở lại đối với nền hoà bình, chính trị của các quốc gia, dân tộc.

8.1.1 Ảnh hưởng của hoà bình, chính trị đến hoạt động du lịch

Có thể nói, bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Bởi, an toàn và ổn định là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và các cơ quan cung ứng du lịch Khi có một thông tin bất ổn về chính trị, xã hội xảy ra tại một điểm du lịch nào đó thì rất khó thuyết phục du khách mua các chương trình du lịch đến đó Thậm chí sẽ có không ít khách du lịch đã mua chương trình đòi huỷ bỏ hợp đồng hay thay đổi lịch trình.

Trường hợp Trung Quốc là một ví dụ điển hình: Chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch Trung Quốc, một đất nước rộng lớn có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn Trước 1978, chính sách bất hợp tác với những nước không cùng chính kiến là trở ngại to lớn đối với ngành Du lịch Trung Hoa Những biến đổi sôi động của nước này trong vòng 20 năm cuối thế kỷ 20 đã mở hướng cho Trung Quốc tiếp cận với Châu Âu Đường lối mở cửa hợp tác với bên ngoài đã cho phép nước này nhanh chóng trở thành điểm du lịch ưa chuộng với hàng chục triệu du khách quốc tế hàng năm Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước Trung Hoa vẫn quản lý toàn bộ các điểm du lịch trong nước.

Các hoạt động lưu trú, lữ hành chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước Trung Quốc hạn chế quan hệ với các công ty du lịch tư nhân nước ngoài Ví dụ trên cho thấy rằng đường lối chính sách nói chung, chính sách phát triển du lịch nói riêng có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự phát triển du lịch của quốc gia hoặc của một đơn vị hành chính cụ thể [2,67]

8.1.2 Những tác động của du lịch đến hòa bình, chính trị

Có thể khẳng định Du lịch là chiếc cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hoá của đất nước bạn Thông qua du lịch con người có cơ hội tiếp xúc với nhau, tạo ra sự hiểu biết giữa người và người và giữa các nền văn hóa, tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa người địa phương và khách du lịch Vì vậy, sẽ có nhiều cơ hội để thông cảm, hiểu biết lẫn nhau và giảm đi những thành kiến giữa các dân tộc Ví dụ như sự phát triển du lịch ở Belfast, Bắc

Ai Len đã tạo ra việc làm giúp giải ngũ những nhóm lính bán quân sự đang thực hiện tiến trình hòa bình ở đây.

Do sự hiểu biết lẫn nhau mà giảm đi những thù ghét, hiểu lầm giữa các dân tộc. Đây chính là nguồn cổ vũ quan trọng cho hòa bình thế giới Tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu lần thứ nhất về hòa bình thông qua du lịch (tháng 11-2000), có hơn 450 nhà quản lí du lịch trên thế giới đã phê chuẩn "Tuyên bố Amman" Đây là tuyên bố khẳng định rằng du lịch là ngành công nghiệp hòa bình của thế giới Văn kiện này góp phần xây dựng một nền văn hóa hòa bình thông qua du lịch và hỗ trợ du lịch vì các hoạt động nhân quyền cơ bản, không bị hạn chế quá mức, tôn trọng sự khác nhau về con người và sự đa dạng về văn hóa. Theo văn kiện, "Quan hệ hòa bình của nhân loại được xúc tiến và cổ vũ thông qua du lịch bền vững" Nó kêu gọi sự bảo vệ và phục hồi các công trình lịch sử như là "tài sản quý đối với nhân loại và là di sản đối với các thế hệ tương lai" Bảo vệ và sử dụng hợp lí môi trường kết hợp với giữ cân bằng sinh thái "là sự cần thiết đối với tương lai của du lịch" khi thừa nhận "sự uyên thâm của người xưa và sự quan tâm đối với trái đất".

Du lịch là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động Đội lốt du khách, có những kẻ đã thâm nhập sâu vào nước đến để móc nối, xây dựng cơ sở.

Mỗi quốc gia trên thế giới có một hệ thống chính quyền riêng Những người quan tâm đến khoa học, chính trị và chính quyền của quốc gia đó có thể tìm thấy ở những cuộc đi thăm các trung tâm chính trị như thủ đô là những động lực đáng giá và mạnh mẽ

Những người quan tâm đến chính trị và đường lối của quốc gia khác thì khi đến đó, họ sẽ xem cách giải quyết các vấn đề đó như thế nào, quan sát các thủ tục tiến hành giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội nhằm tìm hướng cho việc tạo dựng một thị trường mới.

Một chuyến đến thăm có thể cho du khách thấy được quy trình thực hiện bộ máy chính quyền ở địa phương Một số nơi họ có các cuộc nói chuyện về các quy định, quy chế các bộ luật khác nhau cho du khách.

T ÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN VĂN HÓA - XÃ HỘI

- Du lịch củng cố cộng đồng: Du lịch có thể tăng cường sức sống cho cộng đồng theo nhiều cách Du lịch tạo ra việc làm góp phần làm giảm sự di cư từ các vùng nông thôn lên thành thị Cũng nhờ những lợi ích do du lịch mang lại, các cộng đồng địa phương thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm của cộng đồng đối với các tài sản vốn có của mình

- Phát triển du lịch đem lại lợi ích cho người dân địa phương

+ Du lịch góp phần tăng cường cơ sở vật chất và dịch vụ cho cộng đồng, đem lại mức sống cao hơn cho các địa điểm du lịch Những lợi ích này bao gồm cả việc cải tạo cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện y tế, giao thông, xây dựng các cơ sở thể thao và giải trí, các nhà hàng mới, đồng thời có được nhiều loại hàng hóa và thức ăn với chất lượng cao hơn

+ Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp Đồng thời, sự phát triển du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến các thành phố, vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhập khá cao ngay trên quê hương của họ.

+ Du lịch là công cụ giảm nghèo khá hiện hữu Tại các nơi phát triển du lịch, cư dân địa phương có cơ hội tìm được việc làm với thu nhập cao hơn Hơn nữa, người dân có thể phát triển các nghề dịch vụ, tiêu thụ được các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ với giá cao hơn, các giá trị văn hoá được khai thác tạo ra thu nhập lớn Người dân cũng có cơ hội được đào tạo nghề, được hưởng thụ hạ tầng kỹ thuật tốt… Tất cả những yếu tố đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.

Khi du lịch được tổ chức và phát triển một cách hợp lí và bền vững, trong đó người dân địa phương đóng vai trò quan trọng thì họ sẽ có một thái độ tích cực, ủng hộ chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch Đồng thời họ cũng sẽ có cơ hội được chia sẻ nhiều lợi ích từ du lịch Do vậy, một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch bền vững là phát triển cộng đồng.

- Du lịch nâng cao các giá trị văn hóa và truyền thống: Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa-lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lí bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mĩ nghệ Du lịch còn tạo ra các khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở những đất nước nghèo không có đủ tiềm lực kinh tế để trùng tu hay bảo vệ như:

+ Các di sản kiến trúc.

+ Nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống.

+ Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp (thông qua ngân sách) cho việc phát triển các bảo tàng, nhà hát, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa ẩm thực.

+ Góp phần khôi phục niềm tin và tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng văn hóa, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số, do việc người địa phương thấy du khách, nhất là khách ngoại quốc, thích chiêm ngưỡng và tôn trọng các đặc trưng văn hóa của dân tộc mình.

- Du lịch cổ vũ cho lòng tự hào và quan hệ cộng đồng: Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực tự nhiên và văn hóa và qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng.

Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình.

- Thương mại hóa các đặc trưng và giá trị của địa phương: Du lịch có thể làm biến đổi những nét văn hóa địa phương thành hàng hóa, những nghi lễ tín ngưỡng và lễ hội dân tộc bị thay đổi để đáp ứng nhu cầu của du khách, kết quả là làm xuất hiện các "thành phố lễ hội được cải biến lại" Nhu cầu về các mặt hàng lưu niệm, nghệ thuật, giải trí và các mặt hàng khác ở địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm và thưởng thức của khách du lịch có thể gây ra những thay đổi cơ bản trong các giá trị nhân văn Những địa điểm và đồ vật thiêng liêng không còn được tôn trọng khi chúng được xem như những hàng hóa để bán.

- Mất bản sắc văn hóa: Du khách luôn muốn có những vật lưu niệm, mĩ thuật, thủ công mĩ nghệ và những buổi biểu diễn văn hóa thì ở những địa điểm du lịch, những nghệ nhân địa phương có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách Tuy nhiên, họ cũng phải có những thay đổi trong thiết kế sản phẩm để làm cho chúng đa dạng hơn, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách Đây là một vấn đề có tính hai mặt, vừa giúp bảo tồn các truyền thống văn hóa, nhưng đồng thời cũng có thể xảy ra những mai một về văn hóa trong quá trình thương mại hóa những sản phẩm này Trong một số trường hợp có thể làm mất dần bản sắc văn hóa dân tộc vì có sự vượt trội hơn của các đặc trưng văn hóa ngoại lai do du khách mang tới so với văn hóa bản địa.

- Bất đồng về văn hóa: Do du lịch gắn liền với việc di chuyển của du khách từ nhiều miền khác nhau và có những quan hệ xã hội khác nhau nên dễ xảy ra các bất đồng về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, các giá trị và phong cách sống, ngôn ngữ và mức độ phát triển Kết quả là vượt quá sức tải xã hội (giới hạn có thể làm thay đổi hệ thống xã hội) và sức tải văn hóa (giới hạn có thể làm thay đổi văn hóa của người dân địa phương) của cộng đồng địa phương.

Thái độ bất đồng của cư dân địa phương đối với sự phát triển du lịch thường được thể hiện qua sự thờ ơ, khó chịu và có ý phản đối với du khách Hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh giữa khách và chủ vì những khác biệt về ngôn ngữ, thói quen, tôn giáo và cách ứng xử Sự bất đồng về văn hóa có thể thấy rõ hơn thông qua:

+ Sự khác biệt về thu nhập: Nhiều du khách có cách tiêu dùng và phong cách sống tương đối khác biệt Đôi khi, họ thích tìm kiếm những thú vui lập dị và tiêu xài tiền rất thoải mái Khi người dân địa phương tiếp xúc với du khách này sẽ có hành vi bắt chước du khách vì họ cũng muốn sống và cư xử như thế trong khi thu nhập giữa chủ và khách thì quá chênh lệch Ví dụ như ở các khu du lịch của Jamaica, Indonesia hoặc Brazil, nhân viên du lịch địa phương làm việc nhiều giờ trong ngày chỉ với mức lương trung bình hàng năm 1.200-3.000 USD phải tiếp xúc và gần gũi với du khách có thu nhập cao hơn nhiều (80.000 USD/năm) [13]

T ÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ

Ngành công nghiệp du lịch đã tạo ra nhiều lợi ích kinh tế cho cả nước đón khách lẫn nước gửi khách đi du lịch, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Một trong những động cơ thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế cho một địa phương là phải xúc tiến nó trở thành một điểm du lịch Tuy nhiên, cũng như những tác động đối với môi trường tự nhiên và văn hóa - xã hội, việc phát triển du lịch một cách ồ ạt cũng đưa đến những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế của một khu vực hay một quốc gia.

Những tác động tích cực về kinh tế của du lịch chủ yếu liên quan đến việc tăng thu nhập cho đất nước, cho chính phủ, tạo việc làm, tạo cơ hội kinh doanh

- Du lịch góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân: Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm từ 40 đến 60% tỉ trọng trong nền kinh tế quốc dân Tại châu Âu, một số nước, ngành du lịch đã phát triển vượt bậc như: Pháp, Tây Ban Nha, Italia đón hàng chục triệu khách tới các nước này mỗi năm, có nước số lượt khách tới thăm cao gấp hai đến ba lần số dân nước đó, nhất là các nước có danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử và kiến trúc lâu đời và nổi tiếng.

Vai trò, vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân cũng ngày càng tăng và được khẳng định Đối với nền kinh tế của vùng Caribbean như các hòn đảo Cayman, Barbados, Curacao, Saint Bart, Saint Martin, Bonaire, Aruba, Antigua và một số hòn đỏ nhỏ ở Thái Bình Dương; ngành du lịch chiếm khoảng 50 - 60% GDP Ở vùng châu Á - Thái Bình Dương, thu nhập từ du lịch chiếm khoảng 8 - 10% GDP ở Indonesia và Philippine, 12% ở Malaysia, 16% ở Thái Lan, và 20% ở Singapo và Hồng Kông Việc tiêu dùng, xuất - nhập khẩu hàng hóa cũng như dịch vụ du lịch đều tạo ra thu nhập cho nền kinh tế địa phương nên giúp tăng được nguồn đầu tư tài chính cho các ngành kinh tế khác

Trên toàn cầu, thu nhập ngành du lịch chiếm khoảng 45,8% tổng thu nhập của tất cả các ngành dịch vụ trong giai đoạn 1990 - 2002; đặc biệt ở các nước đang phát triển thì tỉ trọng của ngành du lịch còn cao hơn, chiếm khoảng 60% Du lịch được xem là một ngành công nghiệp lớn, tập trung nhiều lao động và cũng là một ngành mang lại thu nhập lớn cho ngân sách quốc gia Năm 2002, du lịch chiếm khoảng 8,8% GDP của thế giới và WTO đã dự báo đến năm 2010 sẽ tăng lên 12,5% [12]

- Đóng góp vào thu nhập của chính phủ: Du lịch đóng góp vào thu nhập của chính phủ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp Các đóng góp trực tiếp bao gồm thuế thu nhập từ các nhà kinh doanh du lịch, nhân viên du lịch và thuế thu từ du khách du lịch Du khách phải trả thuế hải quan, thuế nhập cảnh, lưu trú hoặc gián tiếp là thuế doanh thu khi mua hàng hóa và dịch vụ Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng khách du lịch không nên được coi là những người sẵn tiền để dễ dàng khai thác quá mức như trong trường hợp phục vụ cho khách nội địa thì giá rẻ nhưng phục vụ cho khách quốc tế thì giá rất cao Nếu khách du lịch quốc tế biết điều này họ sẽ có cảm giác như đang bị móc túi, do vậy sẽ giảm chi tiêu đến mức thấp nhất và sẽ một đi không trở lại.

- Góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế: Trước khi đi vào ý nghĩa tích cực này của du lịch, ta hãy xem xét khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu du lịch.

+ Xuất khẩu du lịch: Khi một người từ nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam, anh ta tiêu tiền tại Việt Nam tức là anh ta đã đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ Vì vậy, chi tiêu của một khách du lịch nước ngoài ở Việt Nam với mục đích du lịch chính là xuất khẩu du lịch của Việt Nam.

Chú ý: xuất khẩu hàng hóa thông thường là đưa hàng hóa ra nước ngoài và thu về ngoại tệ Còn xuất khẩu du lịch tuy là nhận khách du lịch từ nước ngoài (tưởng chừng như là dùng sai thuật ngữ) nhưng phân tích kĩ hơn thì khi một du khách đến Việt Nam, anh ta mua sự thưởng thức, mua những kinh nghiệm trải qua, và như vậy họ đã trả tiền để mang những kinh nghiệm du lịch này (những sản phẩm du lịch) về nhà Vì vậy, chúng ta đã xuất khẩu được những sản phẩm du lịch.

+ Nhập khẩu du lịch là sự ngược lại với xuất khẩu du lịch Khi một người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tức là họ sẽ tiêu tiền ở đấy Trong trường hợp này được xem như chúng ta đã nhập khẩu du lịch vào nền kinh tế Việt Nam.

Trên quan điểm coi du lịch là hoạt động xuất, nhập khẩu của một quốc gia, ý nghĩa kinh tế của du lịch được xem xét trên hai mặt: sự ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế và sự góp phần tăng sản phẩm quốc dân (GNP) của đất nước.

Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thanh toán của nhiều quốc gia Trong xuất, nhập khẩu du lịch, một điều cần lưu ý ở nước ta cũng như ở những nước đang phát triển khác là do nhu cầu bù đắp thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế nên chính quyền một mặt kích thích xuất khẩu du lịch (tạo khả năng thu hút khách du lịch quốc tế), mặt khác hạn chế cư dân nước mình đi du lịch ở nước ngoài Ngoài ra, bên cạnh việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, sự gia tăng xuất khẩu du lịch sẽ đồng thời làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của đất nước.

- Mở ra khả năng thu hút, sử dụng sức lao động nhàn rỗi: Với sự phát triển nhanh chóng và do đặc thù là dịch vụ nên ngành du lịch có hệ số sử dụng lao động rất cao Theo thống kê của Singapore, để tạo ra một triệu USD, ngành ngoại thương thuê 14 lao động, trong khi đó du lịch cần 27 - 33 lao động [14]

Sự phát triển nhanh chóng của du lịch quốc tế đã tạo ra nhiều việc làm trực tiếp thông qua khách sạn, nhà hàng, taxi, bán hàng lưu niệm và gián tiếp thông qua cung cấp hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho du lịch Theo WTO, lao động trong ngành du lịch chiếm 7% lực lượng lao động thế giới [15]

- Kích thích đầu tư: Nhìn chung, sự phát triển của bất kì ngành kinh tế nào cũng tạo ra cơ hội đầu tư Nhưng khác với các ngành khác, ngành du lịch có một cấu trúc độc đáo - đó là ngành được tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ của các loại dịch vụ khác nhau.

T ÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Tài nguyên và môi trường du lịch nói riêng và tài nguyên - môi trường nói chung luôn chịu những tác động của hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó bao gồm cả hoạt động phát triển du lịch Những tác động này có thể là tích cực, song cũng có thể là tiêu cực đến trạng thái tài nguyên, môi trường nếu như không có những giải pháp phù hợp về tổ chức quản lý và kỹ thuật.

Hoạt động của ngành kinh tế du lịch là hoạt động khai thác các tiềm năng du lịch (tiềm năng tự nhiên và tiềm năng kinh tế - xã hội và nhân văn) phục vụ kinh doanh du lịch Vì vậy hoạt động du lịch (khai thác, kinh doanh du lịch) có tác động đến hầu hết các dạng tài nguyên và môi trường giống như các ngành kinh tế khác, tuy nhiên hoạt động du lịch còn tạo ra tài nguyên du lịch nhân tạo, hình thành các môi trường du lịch hoàn toàn do con người điều khiển, đó là các đặc thù của hoạt động du lịch.

Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường theo hai mặt:

- Mặt tác động tích cực tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và phục hồi tài nguyên, đồng thời tạo ra cơ sở cho việc phát triển môi trường bền vững.

- Mặt tác động tiêu cực gây nên sự lãng phí, tiêu phí tài nguyên và suy thoái môi trường.

Du lịch góp phần bảo vệ môi trường thông qua: cung cấp nguồn tài chính, gia tăng nhận thức đối với môi trường, bảo vệ và gìn giữ môi trường Trong đó:

* Cung cấp nguồn tài chính

- Du lịch góp phần bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường thông qua việc cung cấp nguồn tài chính Thu nhập từ vé vào các công viên có thể được dùng để chi trả cho việc bảo vệ và quản lí các hệ sinh thái nhạy cảm.

- Ở một số nơi, chính quyền địa phương thu tiền bằng nhiều cách gián tiếp và có thể áp dụng rộng rãi mà không liên quan đến các khu vườn hoặc khu bảo tồn Lệ phí sử dụng, thuế thu nhập, thuế doanh thu hoặc tiền thuê các cơ sở nghỉ ngơi, lệ phí, cấp phép cho các hoạt động săn bắt và đánh cá có thể cung cấp các nguồn tài chính cần thiết để quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên Những nguồn tài chính như thế có thể được sử dụng cho các chương trình và hoạt động bảo tồn nói chung, trả lương cho các nhân viên kiểm lâm và bảo vệ vườn Thu nhập đó được sử dụng để bảo vệ môi trường và cải thiện cơ sở vật chất du lịch.

* Gia tăng nhận thức đối với môi trường

Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường Sự tiếp xúc này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường Ví dụ như học sinh Honduran từ Thủ đô Tegucigalpa thường được đưa đến tham quan rừng La Tigra để hiểu rõ về sự đa dạng của rừng mưa [5] Để phát triển bền vững trong một thời gian dài, du lịch phải kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc và các hoạt động tiêu dùng bền vững Tiêu dùng bền vững là tạo ra các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ sạch, và các dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch được cung cấp theo phương pháp có thể giảm thiểu tác động vào môi trường Du lịch còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin môi trường và làm tăng nhận thức cho du khách về những hậu quả môi trường do hoạt động của họ gây ra Các định hướng cho khách du lịch và những hoạt động kinh doanh sử dụng những hàng hóa và dịch vụ mà được sản xuất và cung cấp theo phương pháp bền vững về môi trường, từ khâu bắt đầu cho đến khi kết thúc, sẽ có những tác động tích cực đối với môi trường toàn cầu.

* Bảo vệ và gìn giữ môi trường

Du lịch góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nhờ sự hấp dẫn đối với du khách mà các khu rừng tự nhiên hoặc nguyên sinh có giá trị đều được bảo vệ và quy hoạch thành các vườn quốc gia hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên.

Grupo Punta Cana, một khu du lịch nổi tiếng của nước Cộng hòa Dominica, đã đưa ra một hình thức phát triển du lịch cao cấp kết hợp với bảo tồn Khu du lịch này được xây dựng để thu hút các du khách tầng lớp thượng lưu đến giải trí trong khi vẫn bảo vệ tốt môi trường ở Punta Cana Các nhà thiết kế đã dành riêng 10.000 ha đất đai (tương đương với

24.700 mẫu Anh) để bảo tồn thiên nhiên và trồng các loài cây ăn trái bản địa Khu bảo tồn thiên nhiên Punta Cana có 11 suối nước ngọt được bao bọc bởi khu rừng á nhiệt đới với nhiều loài động thực vật quý hiếm vùng Caribe đang tồn tại ở trạng thái tự nhiên Du khách có thể khám phá thế giới các loài chim, các loài thực vật vùng Caribe và "con đường thiên nhiên" dẫn ra biển qua rừng ngập mặn, đầm phá Khu sinh thái Punta Cana đã khôi phục được rừng ở một số nơi cần được bảo vệ, những nơi mà trước đây cây gụ bản địa và những loài cây khác bị khai thác Một số chính sách bảo vệ môi trường khác cũng đã ảnh hưởng tích cực đến khu du lịch này như các chương trình bảo vệ các dải phòng hộ ven biển và xử lí nước thải để sử dụng tưới cây Các đường lăn bóng của sân gôn được trồng bằng một loại cỏ lai có thể tưới được bằng nước biển Loại cỏ này chỉ cần một nửa lượng phân bón và thuốc trừ sâu so với các loại cỏ thường dùng Khu du lịch này được xây dựng như một phòng thí nghiệm đa dạng sinh học của Đại học Cornell.

Du lịch cũng đã có những ảnh hưởng tích cực đối với những nỗ lực bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên, đáng chú ý là ở châu Phi, Nam Mĩ, châu Á, châu Úc và Nam Thái Bình Dương Trước nguy cơ nhiều loài động vật và thực vật đã trở nên tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều nước đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và ban hành luật nghiêm ngặt để bảo vệ các loài động vật có thể thu hút du khách yêu chuộng thiên nhiên Kết quả là nhiều loài có nguy cơ bị đe dọa trước đây đã bắt đầu được khôi phục.

Du lịch có thể thay đổi những hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến môi trường Minh chứng là Trường Ngôn ngữ Tây Ban Nha Ecoescuela de Espanol được thành lập vào 1996 là một phần trong dự án Bảo tồn quốc tế làng Guatemalan ở San Andres Trường này nằm trong khu bảo tồn sinh quyển Maya, gắn những khóa học ngôn ngữ với các tour sinh thái được hướng dẫn bởi người địa phương Khu bảo tồn này tuyển dụng gần 100 người dân, trong đó có 60% số người được thuê trước đây là khai thác gỗ trái phép, săn bắn và chặt phá, đốt rừng làm rẫy Mỗi năm khu bảo tồn tiếp nhận khoảng 1.800 du khách, phần lớn trong số họ là từ Mĩ và châu Âu Một cuộc khảo sát kĩ lưỡng vào năm 2000 cho thấy, các gia đình được hưởng lợi từ việc kinh doanh du lịch này đã giảm đáng kể hoạt động săn bắn cũng như chặt - đốt rừng lấy đất làm rẫy [4]

Các tác động tiêu cực chủ yếu đến môi trường thường do các hoạt động du lịch được tiến hành thiếu quy hoạch, tự phát và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ Những tác động ấy càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu người làm du lịch thiếu ý thức, trách nhiệm với môi trường Các tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường thường được biểu hiện trên các khía cạnh sau:

- Việc phát triển thiếu quy hoạch, khai thác không hợp lý các tài nguyên du lịch tự nhiên có thể làm hỏng các bờ biển, phá vỡ hệ sinh thái của sông biển, nước, đảo, vùng núi, làm cho nguồn tài nguyên tự nhiên bị nghèo đi hoặc bị thu hẹp lại.

- Việc xây dựng các công trình hạ tầng du lịch, đặc biệt là các khách sạn cao tầng tại các khu vực ven bờ biển, vùng núi, việc xuất hiện nhiều cơ sở, dịch vụ với nhiều kiến trúc, xây các khối nhà bê tông… nhiều trường hợp không hài hoà với môi trường xung quanh, làm phá vỡ cảnh quan.

N HIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÀM DU LỊCH

Qua xem xét ảnh hưởng qua lại giữa du lịch và các lĩnh vực khác có thể thấy: không nên chỉ coi du lịch là một ngành kinh tế đơn thuần như bất cứ ngành kinh tế nào khác Mà cần phải xác định việc làm du lịch là đồng thời thực hiện hai chức năng: chức năng kinh tế và chức năng xã hội Với quan điểm đó, người làm du lịch cần thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản đó là [16] :

1 Thoả mãn tối đa nhu cầu chính đáng của du khách: Trong thương trường, khách hàng luôn được coi là thượng đế Nhưng trong dịch vụ du lịch, du khách chính là một loại thượng đế đặc biệt Họ có thể từ chối ngay sản phẩm trong khi họ đang tiêu thụ nó chỉ vì một sơ xuất nhỏ làm họ không hài lòng Trong khi sản phẩm du lịch là một sản phẩm mang cả tính hữu hình và vô hình Nó có thể tăng giá trị khi đáp ứng những nhu cầu nảy sinh tức thì của du khách Do vậy, chiến lược chung của toàn ngành kinh tế du lịch là thoả mãn càng nhiều nhu cầu của du khách để thu hút du khách và gia tăng doanh thu tối đa Việc quan tâm mở rộng các loại hình dịch vụ bổ sung là một trong những chiến lược của ngành du lịch Tuy nhiên, do là con người, nhất là khi trở thành du khách nên họ có không ít nhu cầu khác nhau Có nhu cầu xâm hại đến tài nguyên, có nhu cầu xâm hại đến thuần phong mỹ tục, đến an ninh chính trị và an toàn xã hội… Những yêu cầu đó là không chính đáng và người làm du lịch không được vì cái lợi trước mắt (lợi ích kinh tế, tình cảm…) mà chấp nhận, đáp ứng bởi vì chính việc đáp ứng một cách mù quáng những nhu cầu đó sẽ dẫn đến nhiều tác hại không lường trước được cho xã hội, cho doanh nghiệp và cho chính bản thân người cung ứng đó.

2 Mang lại hiệu quả kinh tế một cách tối ưu cho bản thân, ngành du lịch và cho đất nước: Mang lại hiệu quả kinh tế một cách tối ưu không phải đồng nghĩa với việc mang lại hiệu quả kinh tế một cách cao nhất Người làm du lịch phải biết làm kinh tế Như đã phân tích, hàng hoá, đặc biệt là hàng công nghiệp ngày càng có giá phù hợp hơn với thu nhập của người dân Trong khi đó việc hưởng thụ một thiên nhiên trong lành, nguyên sơ ngày càng có xu hướng vượt quá khả năng kinh tế của nhiều người Du lịch lại là một

16 Trần Đức Thanh, Nhập môn Khoa học Du lịch, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2000, trang 170 ngành có định hướng tài nguyên rất rõ rệt Điều đó có nghĩa đây là một ngành kinh tế kinh doanh các mặt hàng cao cấp Thế nhưng cho đến nay, thu nhập của người làm du lịch nước ta còn chưa tương xứng so với giá trị đích thực của sản phẩm mà họ cung ứng Vì cạnh tranh, không ít doanh nghiệp đã thi nhau hạ giá sản phẩm, giảm chất lượng phục vụ, bù lại cho khách hưởng nhiều tài nguyên hơn họ chi trả Điều này dẫn đến sự suy kiệt nhanh chóng của tài nguyên, cũng có nghĩa là tài nguyên khai thác không hiệu quả Trong khi tài nguyên cũng cần có tiền để được bảo vệ, gìn giữ và phục hồi và nâng cấp thì rất nhiều du khách đã không làm được nghĩa vụ đó Nhất là những khách lẻ lang thang mà chúng ta vẫn hay gọi là Tây ba lô, với một số tiền ít ỏi, những người này đã tận hưởng tài nguyên du lịch của chúng ta một cách hoang phí.

3 Góp phần bảo vệ được môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc: Đây thực chất là quan điểm phát triển du lịch lâu dài Trong kinh doanh du lịch, môi trường tự nhiên cũng như xã hội là tài sản chính của người làm du lịch Một cách trực giác, tài nguyên được “chế biến” thành sản phẩm du lịch cho khách du lịch tiêu dùng không hề thấy mất đi hay hao mòn Nhưng trên thực tế, tài nguyên đó, kể cả tự nhiên cũng như nhân văn, đang bị hao mòn Thiên nhiên bị xâm hại do sự có mặt thường xuyên của du khách Xã hội, nguồn tài nguyên nhân văn, đang bị biến đổi hàng ngày vì hoạt động du lịch Khi tự nhiên không còn đa dạng, phong phú, tương phản, hoang sơ, khi môi trường không còn trong lành; khi văn hoá bản địa không còn những nét của riêng mình, khi tệ nạn xã hội phát triển, thiếu an toàn… thì du lịch sẽ mất dần ý nghĩa Nói cách khác chính sự phát triển không cân nhắc, vì lợi ích trước mắt của người làm du lịch hôm nay sẽ lại là nhân tố cơ bản huỷ hoại nền kinh tế đầy triển vọng này của một quốc gia Điều này có nghĩa là việc góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá, bảo vệ an ninh chính trị, an toàn xã hội… đối với người làm du lịch không phải là một yêu cầu chung chung mà phải là trách nhiệm vì chính quyền lợi của chúng ta.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 8

1 Hãy phân tích các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên?

2 Hãy phân tích các tác động tích cực và tiêu cực đến an ninh, chính trị của một quốc gia hay tại một điểm/một vùng du lịch?

3 Hãy phân tích các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường văn hoá –xã hội?

4 Hãy phân tích các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường kinh tế?

5 Hãy phân tích vai trò và nhiệm vụ của người làm du lịch

Ngày đăng: 16/05/2023, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w