1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế vườn ươm cây cam

38 2,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Phần lớn cáctrang thiết bị của các vườn ươm vẫn còn rất thô sơ, kỹ thuật vườn ươm sản xuất cây giống còn lạc hậu, kỹ thuật canh tác, quản lý chung ngoài vườn chưa cải tiến gây ra nhiều b

Trang 1

Hầu hết vườn ươm cây ăn quả ở nước ta mới bước đầu hoạt động nên vẫn còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm và thông tin nên không những chưa đáp ứng được về số lượng mà cả về chất lượng cây giống cũng chưa hoàn toàn được đảm bảo Phần lớn cáctrang thiết bị của các vườn ươm vẫn còn rất thô sơ, kỹ thuật vườn ươm sản xuất cây giống còn lạc hậu, kỹ thuật canh tác, quản lý chung ngoài vườn chưa cải tiến gây ra nhiều bất ổn cho nghề trồng cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng Để giải quyết những khó khăn trên thì việc xây dựng một vườn ươm đạt tiêu chuẩn và sản xuất ra những cây trồng tốt trên địa bàn cả nước là rất quan trọng

Dịch bệnh vàng lá greening và những loại bệnh truyền nhiễm khác trong vườn ươm cây cam ở nước ta đã lây lan mạnh cho nên chưa thể sử dụng kỹ thuật ra ngôi ghép gốc ngoài trời mà phải tuyệt đối nghiêm ngặt đối với việc nhân giống trong hệ thống nhà lưới hai cửa chống côn trùng bằng mắt ghép sạch bệnh trong môi trường gieo trồng dinh dưỡng tốt

Nói chung, cây ăn quả đa niên trong giai đoạn cây con cần được chăm sóc tốt mới đảm bảo được sự sinh trưởng và phát triển lâu dài để thu được năng suất cao và cây với những phẩm chất tốt Do đó, mục đích chính của việc thành lập vườn ươm là cung cấp được nhiều cây con tốt, thuần chủng và số lượng giống nhiều thoả mãn nhu cầu cần thiết

Trang 2

4 Chọn năng suất và địa điểm xây dựng vườn ươm.

Phần 2: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ VÀ THUYẾT MINH

1 Chọn phương pháp nhân giống

2 Nêu dây chuyền công nghệ

3 Thuyết minh dây chuyền công nghệ

Phần 3: CÂN BẰNG VẬT LIỆU

1 Cân bằng vật liệu

2 Tính và chọn thiết bị

Phần 4: XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM

1 Chọn đất xây dựng vườn ươm

2 Chia lô thiết kế vườn ươm

a- Khu cây giống:

+ Trồng cây mẹ để lấy hạt nhân cây gốc ghép

+ Trồng cây mẹ để lấy mắt ghép

b- Khu nhân giống:

+ Phòng thí nghiệm invitro

+ Vườn gieo hạt để ươm cây

+ Vườn ra ngôi cây con chờ ghép và chăm sóc cây con sau khi ghép + Đai rừng phòng hộ

c- Khu dành cho các bộ phận dịch vụ như văn phòng, hầm chứa, phươngtiện vận chuyển, nơi tồn trữ nguyên liệu…

d- Tính diện tích các khu vực trên

Phần 5: XÂY DỰNG MẶT BẰNG, MẶT CẮT.

1 Mặt bằng của vườn ươm

2 Mặt cắt ngang, mặt cắt dọc của vườn ươm

Phần 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trang 3

PHẦN 1:

GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU

Trang 4

1 Chọn nguồn nguyên liệu: cây cam

2 Giá trị, nguồn gốc, phân loại:

2.1 Giá trị dinh dưỡng:

Trái cam được sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho

cơ thể nhất là vitamin C Cam có vị chua nhẹ và hơi đắng giúp cho việc tiêu hoá và tuần hoàn máu dễ dàng hơn Vỏ cam giàu chất pectin được sử dụng làm xu xoa, mứt, kẹo, làm thuốc nam hay được dùng để lấy tinh dầu Trái cam được sử dụng để chế biếnthành nhiều loại sản phẩm như nước giải khát, xyro, mứt …

Thành phần dinh dưỡng trong quả cam bao gồm :

Nước

(%) (%) Tro Protein (%) Carbohydrat (%) (%) Xơ lượng Năng khoáng Muối

(mg/100g)

Vitamin (mg/100g)

2.2 Nguồn gốc:

Cây cam có nguồn gốc ở châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, qua nhiều thế kỉ cây cam có mặt hầu hết ở nhiều nước khác nhau trên thế giới và trở thành một chủng loại cây ăn quả có tầm quan trọng đáng kể

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại cam khác nhau như cam chua, cam đắng, cam ngọt… Cam chua hay cam đắng được phát triển vào thế kỉ thứ 10 ở phía Đông Địa Trung Hải và muộn hơn ở Châu Phi và phía nam châu Âu

Cam ngọt được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc và phổ biến ở châu Âu vào khoảngthế kỷ thứ 16 Mặc dù được trồng nhiều ở châu Âu nhưng chúng không được sử dụng rộng rãi và đây là một trong những hàng hoá quan trọng của người Bồ Đào Nha Cam ngọt được phân bố rộng rãi đến những quốc gia Địa Trung Hải và nổi tiếng với tên gọi

“cam Bồ Đào Nha”

Hiện nay, cam được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nơi khíhậu nhiệt đới và cận nhiệt đới có đất đai thích hợp, đủ độ ẩm Các nước sản xuất nhiều cam là Mỹ, Braxin, Tây Ban Nha, Ý, Mexico, Ấn Độ, Ai Cập,… Chính sự phân bố rộng rãi này đã chứng minh được tầm quan trọng của cây cam trên thế giới

2.3 Phân loại:

Có rất nhiều giống cam thuộc nhiều họ khác nhau như: giống cam thuộc chi Citrus, cam thuộc họ Rutaceae, cam thuộc học phụ Aurantiodeae…

Các giống cam thường gặp là:

- Giống cam mật: được trồng phổ biến nhất Trái được xuất khẩu tươi và tiêu dùng trong nội địa Cam mật có nhiều hột và khi chín trái vẫn còn màu vàng xanh

- Cam sành: có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu để tiêu thụ nội địa Cây tương đối khó trồng và tuổi thọ thường không cao

Trang 5

- Cam dây: có dạng trái giống cam mật nhưng vỏ xanh nhiều, ít láng như cam mật nhưng phẩm chất tốt như cam mật.

- Cam soàn: là một giống có tên gọi là Lauxang, ở đáy trái có vết hơi lõm vào nhỏ như đồng tiền, phẩm chất khá, nhiều hạt

- Cam chua: ít phổ biến, không có giá trị kinh tế cao, có thể đun làm gốc ghép

- Cam sen: mang đặc tính giống cam và bưởi Trái rất to, vỏ dày hơn cam mật, múi trái có tép giống như bưởi, vị chua, không có giá trị kinh tế, thường được đung để chưng

3 Đặc tính sinh học:

3.1 Rễ:

Các giống cam khi trồng bằng hạt thường có một rễ cái và nhiều rễ nhánh, từ rễ nhánh mọc ra nhiều rễ lông yếu ớt Sự phát triển của rễ thường xen kẽ hoạt động của thân cành trên mặt đất Các nghiên cứu cho thấy, trong năm hoạt động của rễ có các thời kỳ nhất định như:

- Trước lúc mọc cành mùa xuân

- Sau khi rụng trái đợt đầu cho đến trước lúc mọc cành mùa hè

- Sau khi cành mùa thu đã phát triển đầy đủ

Thường thì rễ hoạt động mạnh, rễ lông phát triển, thân cành sẽ hoạt động chậm

và ngược lại Rễ cam thường mọc cạn, đa số rễ hút chất dinh dưỡng phân bố gần lớp mặt đất do đó việc giữ cho lớp đất tơi xốp, râm mát có tác dụng giúp cây hấp thu được chất dinh dưỡng tốt hơn

3.2 Thân, cành:

Cam thuộc loại thân gỗ, dạng bụi hay bán bụi( không có trục thân chính rõ rệt) Các cành chính của cây thì thường mọc vị trí trong khoảng 1m cách mặt đất và cành cóthể có gai, nhất là khi cây được trồng bằng hột Tuy nhiên sau khi ra hoa và đậu quả thìcác gai thường ít phát triển Cành cam phát triển theo lối hợp trục Khi cành mọc dài ra đến một khoảng nhất định thì dừng lại, các cành bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn cành sẽ mọc ra, các cành thứ cấp này cũng mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ

Trong một năm cây có thể cho 3-4 đợt cành, tuỳ theo chức năng ta có các cành như sau:

- Cành mang trái: là những cành có mang trái, thường mọc ra trong mùa xuân, cành ngắn nhỏ mau tròn mình Cành mang trái mọc ra từ những cành lớn hơn gọi là cành mẹ Những cành mang trái mọc ở ngọn hay gần ngọn cành mẹ là những cành mọctrái tốt so với những cành bên trong

- Cành mẹ: là cành tạo ra cành mang trái, thường phat triển mạnh trong mùa hè và mùa thu Cành to khoẻ, lau tròn mình Cần nắm được thời vụ ra cành mẹ của cây để có biện pháp bồi dưỡng tích cực, giúp mọc được nhiều cành ăn trái hơn vào mùa xuân

- Cành dinh dưỡng: là tên gọi chung tất cả những loại cành trong giai đoạn chưa ra hoa trái, thường mọc ở các mùa trong năm

Trang 6

- Cành vượt: là loại cành mọc thẳng lên bên trong tán cây, từ những cánh chính haythân Cành thường mọc ra trong mùa hè phát triển mạnh, dẹp, màu xanh, lá to bóng láng, đôi khi có gai dài Loại này khi phát triển hút nhiều chất dinh dưỡng của cây, và

là nơi cho sâu bệnh trú ẩn Do đó khi cây còn non thì có thể giữ lại để tạo khung tán, còn khi cây đã trưởng thành thì cắt bỏ

3.3 Lá:

Lá cam thuộc loại lá đơn gồm có cuốn lá, phiến lá và cánh lá Phần cánh lá có kích thước thay đổi tuỳ theo giống Trên cùng một loài thì kích thước cánh lá cũng thayđổi theo mùa

Trên lá, khí khổng tập trung nhiều nhất ở mặt lưng, số lượng thay đổi tuỳ theo giống, trung bình 400-500 khí khổng/mm2, kích thước khí khổng rất nhỏ, thường mở

ra từ 10h sáng đến 4h chiều Lá có chứa các túi tinh dầu, hiện diện ở lớp mô giậu Ngoại trừ loại cam 3 lá rụng lá theo mùa, các chồi còn lại có lá sống từ một năm hay lâu hơn tuỳ theo điều kiện khí hậu và chăm sóc

3.4 Hoa:

Hoa cam thường thuộc loại hoa đầy đủ, mọc đơn hay chùm từ nách lá Trong điều kiện tự nhiên hoa thường mọc vào mùa xuân, tuy nhiên sau một đợt hạn kéo dài rôi gặp mưa hay nước tưới thì cây cũng ra hoa rộ như thường thấy vào đầu mùa mưa

Hoa cam có dạng thuẩn tròn, đỉnh hay to hơn phía dưới, đường kính rộng 2,5-4

cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính Đài hoa dai không rụng, hình chén có 3-5 lá dài Hoa thường là 5 cánh, màu trắng, 20-40 nhị đục hợp lại thành từng nhóm, dính liềnvới nhau ở đáy Bao phấn có 4 ngăn màu vàng, mọc băng hay hơn nhô cao hơn đầu núm nhuỵ Đầu núm nhụy cái to Bầu noãn có 8-15 ngăn dính liền nhau tại một trục ở giữa trái, mỗi tâm bì có 0-6 tiểu noãn

Sự phân hoá mầm hoa thường xảy ra từ sau khi thu hoạch trái đến trước lúc mọccành mùa xuân Nói chung là thay đổi tuỳ theo khí hậu, nguồn nước Hầu hết các loài cam đều tự thụ phấn, nhị đực và cái chín cùng lúc và nướm có thể nhận được phấn trong thời gian kéo dài 6-8 ngày Côn trùng cũng góp phần vào việc tạo phấn hoa Thờigian từ khi ra hoa đến lúc hoa tàn tuỳ theo giống và điều kiện khí hậu, thời gian trung bình là 1 tháng

3.5 Trái:

Trái cam thường có 3 phần:

- Vỏ ngoài: gồm có nhiều bì với lớp cutin dày và các khí hổng Bên dưới lớp biểu bì là lớp tế bào nhu mô vách mỏng, giàu lục lạp nên có thể quang hợp được khi trái còn xanh Trong giai đoạn chín, diệp lục tố sẽ phân huỷ, màu sắc trái thay đổi từ xanh sang vàng hay cam Các túi tinh dầu nằm trong, các mô được giữ lại dưới sưc trương của các tế bào xung quanh

- Vỏ giữa: là phần phía trong kế vỏ ngoài, đây là lớp gồm nhiều tầng tế bào hợpthành, có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt Các tế bào cấu tạo dài với những khônggian rộng, chứa nhiều tinh bột, vitamin, pectin Khi trái còn non hàm lượng pectin cao

Trang 7

giữ vai trò quan trọng trong việc hút nước cung cấp cho trái Phần mô này cũng còn tồntại giữ các múi nối liền vào vỏ quả, khi trái càng lớn thì trở nên xốp.

- Vỏ trong: gồm các múi trái được bao bọc bởi vách mỏng trong suốt, bên trongvách múi có những sợi đa bào, phát triển và đầy dần dịch nước, chiếm đầy các múi chỉ chừa lại một khoảng trống để hạt phát triển Vỏ trong cung cấp phần ăn được của trái với dịch nước có chứa đường và acid Tuỳ giau đoạn chín mà lượng axit giảm dần, lượng đường tăng lên cùng với chất thơm

Thời gian chín của trái thay đổi 7-14 tháng kể từ khi thụ phấn Cây có thể cho nhiều hoa nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ trái phát triển được Hoa và trái non có thể bị rụng, thời kì này có thể kéo dài 10-12 tuần sau khi hoa nở Tỉ lệ đậu trái ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chất dinh dưỡng, lượng nước cung cấp, sâu bệnh…Bộ lá tán của cây cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu trái, do đó việc duy trì bộ tán lá khoẻ, nhiều sẽ cho trái đậu tốt

3.6 Hột:

Hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hột trong trái và mỗi múi thay đổi tuỳ theo giống Hầu hết các loài cam đều có hạt đa phôi Phôi hữu tính hình thành từ giao tử do sự thụ tinh của tế bào trứng Có khoảng 6 hay hơn phôi vô tính phát triển từ

tế bào sinh dưỡng của phôi tâm và vì vậy cẫy sẽ mang đặc tính di truyền của cây mẹ Cây mọc ra từ phôi hữu tính thường thiếu sức sống, dễ bị chết và thường bị lấn áp bởi phôi vô tính

Khi nảy mầm, từ hạt mọc ra rễ cái to, khoẻ và rễ nhánh xuất hiện khi rễ cái dì

8-10 cm, các rễ lông phát triển rất ít Trục thượng diệp và hái lá mầm đầu tiên được thànhlập trên mặt đất

Yêu cầu ngoại cảnh:

a Nhiệt độ: cam có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ từ 13-380C, thích hợp nhất là từ 23-290C Dưới 130C và trên 420C thì sự phát triển ngừng lại, dưới -50C thì cây chết Tổng tích ổn trung bình hàng năm của cam là 2.400-3.6000, nó ảnh hưởng đến thời gian chín của trái Nhiệt độ còn ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất và sự phát triển của trái

b Ánh sáng: cam là loại cây không cần ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng thích

hợp khoảng 10.000-15.000 lux, cường độ ánh sángquá cao có thể làm nám trái, mất nước nhiều, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ kém

c Vũ lượng và ẩm độ không khí: Vũ lượng hằng năm cần cho cam ít nhất là

875mm trong trường hợp không tưới Lượng mưa thích hợp hằng năm cho cam

từ 1.000-1400 mm và phân phối đều

d Gío: phần lớn các loài cam có thẻ chịu được gió bão nhẹ trong một thời gian

ngắn, mức độ chống chịu theo thứ tự: cam ngọt, cam chua và cam ba lá Gió nhẹ với vận tốc 5-10 km/h có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của vườn ươm trong mùa hè, cây được thoáng mát, giảm sâu bệnh

Trang 8

e Nước: nước rất cần thiết cho cây trong thời kỳ ra hoa và trái phát triển, tuy nhiên

cam rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước, cây ngập nước dễ bị thối rễ, lá vàng

úa và cây chết Để hạn chế các tác hại trên cần phải đào mương lên líp và làm bờ

ao điều tiết trước khi trồng, đồng thời bồi líp nâng dần độ cao cũng như bón phân cạn, bón nhiều hữu cơ giúp rễ mọc cạn và phát triển tốt hơn

f Đất: Cây có thể trồng được ở đất đồng bằng, phù sa ven sông, đất đồi núi, tốt

nhất là đất thịt pha màu mỡ, thoát nước tốt và thoát khí vì rễ cần nhiều oxy trongđất Độ pH tốt cho cam nằm trong khoảng 5,5-6,5 Không nên trồng trên đất sét nặng, phèn, đất nhiều cát, đất có tầng canh tác mỏng và mực thuỷ cấp cao

4 Chọn năng suất và địa điểm:

- Năng suất: 50.000 cây/năm

- Địa điểm xây dựng vườn ươm cây cam: Cần Thơ

Trang 9

Phần 2:

DÂY CHUYỀN

CÔNG NGHỆ

Trang 10

1 Chọn phương pháp nhân giống: Tiến hành nhân giống cây có múi bằng

phương pháp ghép mắt

2 Dây chuyền công nghệ:

Chuẩn bị đất trồng cho các lô gieo hạt và ra ngôi

Gieo hạt để ươm câyChăm sóc các cây ươm

Bứng cây ươm và chuẩn bị cấy ra ngôi

Trang 11

3 Thuyết minh dây chuyền công nghệ:

3.1 Chuẩn bị đất trồng cho các lô gieo hạt và ra ngôi:

Trước thời điểm gieo hạt và ra ngôi khoảng 2-4 tháng cần tiến hành các công tácsau trên các mảnh đất đã chọn: Trên lớp đất mặt cần rải một lần phân, đối với một vườn ươm thì thành phần phân bón gồm:

- 50 tấn phân chuồng hoai mục cho 1 ha giúp đảm bảo cây con phát triển tốt

- 1000kg/ha lân super giúp có độ pH trung tính hay hơi kiềm

- 500 kg sunfat kali/ha

- 600-1000 kg vôi bột/ha

Cần xử lý đất bằng một hỗn hợp thuốc diệt nấm foocmalin (5/1000) hoặc

Baycor (3-5/1000) Sau đó vào mùa khô ta thực hiện lần cày xới đầu tiên để chôn vùi phân bón tới độ sâu 50 cm, lượt cày lần 2 cũng sâu khoảng 50 cm và thực hiện trong vòng từ 8-10 ngày trước khi tạo luống họăc bể gieo Sau đó tiến hành cả 2 lượt cày để làm tơi đất

Đất đã được chuẩn bị xong có thể đặt cây ươm hoặc dùng các lô đất để ra ngôi Đối với khu gieo hạt thì thiết kế nhiều luống trồng, luống rộng trung bình từ 1,5-2m, cao 15-20 cm, có độ dốc khoảng 15 độ Giữa hai luống trồng nên chừa một lối đi lại rộng khoảng 50 cm để dễ chăm sóc và thực hiện các thao tác

3.2 Gieo hạt:

3.2.1 Cách chuẩn bị và xử lý hạt trước khi gieo:

Để đảm bảo phẩm chất sinh học của hạt, trái dùng để tách lấy hạt phải ở trạng thái thành thục khi thu hoạch thì hệ số nảy mầm của hạt mới cao

Hạt sau khi được tách ra khỏi quả sẽ được bỏ vào một bình chứa sau đó rửa sạchbằng nước trên một cái rây ( kích thước lỗ 3mm*3mm) để loại đi các mảnh vụn của thịttrái vỡ và dịch nhầy Sau khi để ráo nước, hạt được ngâm vài phút trong một dung dịch khử nấm hoặc đưa đi xử lý khô bằng các hoá chất như thirame, carbondazime, hay oxyquinoleate đồng, các chất này có thể sử dụng riêng hoặc trộn chung trong một hỗn hợp

Để khô hạt ở nơi mát, tránh ánh sáng và ánh nắng, khô ráo và thông gió, các hạt thường được trộn đều rồi rải thành từng lớp mỏng khi các hạt giống đã thật khô ráo, cân và đựng trong các túi nhot polyethylen Sau đó các lô hạt đã đóng gói được tồn trữ

ở điều kiện nhiệt độ khoảng 3-40C và độ ẩm W= 80-90% Kiểm tra định kỳ mỗi tháng

để loại bỏ những hạt xấu bị nhiễm nấm, phần hạt có chất lượng tốt còn lại được đóng gói trở lại như điều kiện ở trên Hạt giống cây có múi chỉ nên đem ra khỏi nơi bảo quản

độ vài giờ trước khi gieo mà thôi

3.2.2 Tiến hành gieo hạt:

Líp gieo được làm đất kỹ và được xử lý bằng thuốc sát khuẩn ( các loại thuốc gốc đồng) Gieo hạt với khoảng các 2-3 cm, sâu 0,5-1 cm Hạt giống được gieo trên cácluống với lượng hạt mà ta sử dụng khoảng 40-50 (g) hạt/m2 Sau đó ta dùng cào cỏ để phủ 1cm hoặc 2cm đất mịn lên các hạt gieo, cố ý chừa một rảnh thoát nước nho nhỏ ở

Trang 12

vị trí mỗi hàng, việc này giúp vun gốc được các cây con khi chăm sóc, dãy cỏ lần đầu, đất được vun đến cổ rễ Ta có thể bảo vệ các luống ươm khỏi bị ánh sáng chiếu thẳng bằng che chắn tạo bóng mát.

3.3 Chăm sóc các cây ươm:

3.3.1 Tưới nước:

Vào thời kỳ gieo hạt, đất thường đã chứa một lượng nước khá đầy đủ, do vậy việc tưới nước chỉ là tạo ẩm đều cho 3-4cm đất phía trên, phần đất này trở nên khô ráo nhanh hơn cả Tốt nhất là nen tưới xịt vào xế chiều (vào 16h hoặc 17h) với liều lượng

là 45m3/ha; cứ 3-4 ngày tưới một lần và mỗi ngày 30 phút, cần duy trì việc tưới này đến lúc hạt lên cây con Khi cây con hình thành các lá đầu tiên nên tưới nước trễ hơn, khoảng 19-20h

3.3.2 Xử lý thuốc diệt nấm để đề phòng bệnh thối cổ rễ:

Vào giai đoạn cây con lên được 4 lá ta rắc thuốc diệt nấm vào các hàng ươm sau

đó dùng cào cỏ cào nhẹ để vùi thuốc xuống đất

Tuỳ theo vũ lượng và sự tăng trưởng của cây, các lượng nước tưới nhiều hơn có thể sử dụng, từ 120m3-130m3/ha trong thời gian 1,5h và mỗi tuần một lần Cứ sau 2 tuần tưới thì cào xới nhè nhẹ một lần để tránh đất tạo thành các lớp cứng làm cho nước khó thấm xuống sâu

3.3.3 Bón khoáng chất:

Khi cây được vài tháng tuổi, người ta rải 150kg/ha nitrat kali, cách gốc 5cm Sau đó xới xung quanh để giúp vùi phân vào đất

3.4 Bứng cây ươm và chuẩn bị cấy ra ngôi:

Khoảng 20-30 ngày sau khi gieo cấy, cây được 4-5 lá, ta đem cấy ra líp với khoảng cách 15-20cm

Trước thời điểm đã chọn để bứng, cần phải chuẩn bị kỹ các khâu khác nhau để thời gian chờ đợi giữa lúc bứng và lúc ra ngôi càng ngắn càng tốt:

- Sáng sớm và một ngày trước khi bứng cây ta tưới nước thật nhiều để làm ướt lớp đất trồng sâu xuống 30cm

- Ta tiến hành bứng cây bằng xuổng

- Tuyển chọn gốc ghép: phải là cây có đủ khả năng sinh trưởng tốt, kháng được bệnh, chon năng suất cao, phẩm chất tốt

3.4.1 Tỉa bớt cành và rễ:

Các cá thể sau khi đuợc chọn sẽ được gom thành từng nhóm 15 hoặc 20 cây, ở giai đoạn đầu thân sẽ bị cắt bớt và dài từ 20-25 cm Nếu lúc bứng cây có chiều cao giữahai giới hạn này thì chúng vẫn được để nguyên vậy Ở giai đoạn thứ hai, rễ trụ của cây

sẽ được cắt bớt để độ dài tối đa là 10-15cm

3.4.2 Hồ rễ với bùn trộn phân:

Hồ rễ là công đoạn ngâm rễ trong một hỗn hợp gồm 60% đất mới cùng với 40% phân chuồng đã hoai mục Cách này nhằm hồi phục mạnh hoạt động của rễ do chất dinh dưỡng trực tiếp lên căn cầu

Trang 13

3.5 Ra ngôi cây ươm:

3.5.1 Vườn ra ngôi cây ươm:

Đất ra ngôi chờ ghép cũng được cày bừa như đất gieo hạt Tuỳ đất tốt hay xấu

mà ta có thể bón phân lót cho một ha như sau: phân chuồng ủ mục từ 60-100 tấn/ha, vôi bột 1000kg, lân super từ 500-1000kg/ha, kali sunphat 200-300kg/ha Xử lý đất bằng foocmalin trước khi trồng từ 10-15 ngày để diệt nấm, khuẩn trong đất: phun ướt mặt luống bằng dung dịch foocmalin 5/1000, phủ nilon kín mặt luống 4 ngày, sau đó phơi đất cho ải 7-10 ngày mới đưa vào sử dụng Các loại giá thể được xử lý từng lô một

3.5.2 Các phương thức ra ngôi:

- Trồng ra ngôi bằng tay: khi trồng ra ngôi bằng tay có thể trồng với độ cao khoảng 0,75m giữa các hàng và 0,33m giữa các cây; nghĩa là ta sắp xếp để có được gần50.000 cây/ha Cẩn thận tránh làm nhẵn các lỗ trồng cũng như tránh để rễ ngược lên khi đặt cây vào trong đo, kỹ thuật này cần 800h/người để trồng 50.000/cây

- Trồng ra ngôi bằng máy: khi trồng bằng máy sẽ làm tăng khoảng cách giữa cáchàng lên, khoảng cách này sẽ là 100m tính cho trường hợp khoảng cách giữa các cây là0,33m Mật độ sau cùng sẽ là khoảng 30.000 cây/ha Để tránh làm vỡ đất trên bề mặt vìmáy chạy ngang qua, tốt nhất là hãy ra ngôi khi đất hãy còn xốp ở phần dưới sâu và tương đối rắn chắc ở trên bề mặt Cây được đặt vào luống cày và có phủ đất xốp lại Đểtrồng cơ giới 50.000 cây, nhu cầu sẽ là 350h/người

3.5.3 Chăm sóc cây con sau khi ra ngôi:

Để làm kín các túi không khí có thể vẫn còn tồn tại quanh rễ, cùng trong ngày

đó tiếp theo việc ra ngôi là tưới nước theo rãnh, thực hiện với khoảng 900-1000 m3 nước cho mỗi ha Khoảng 4-5 ngày sau chèn đất nhè nhẹ để phủ các cổ rễ vẫn còn trống

3.6 Chăm sóc các gốc ghép trước khi ghép:

3.6.1 Tưới nước:

Chu kỳ tưới nước để bù trừ thất thoát di bốc hơi và thoát nước sẽ tuỳ thuộc vào

vũ lượng, chu kỳ trung bình là 10 ngày Trong thời gian của năm trồng ra ngôi, giảm xuống còn 8 ngày vào mùa hè, từ tháng 6 đến cuối tháng 8, với lượng nước tưới từ 400-450 m3/ha Cần chú ý ngay trước thời điểm ghép nên chuẩn bị một lần tưới

3.6.2 Xới đất và dãy cỏ:

Công việc xới đất và trồng ra ngôi được tiến hành ở độ sâu không quá 5cm, để không làm tổn thương đến rễ của cây con và để cho thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm có thể tác động thuốc tự huỷ ngoài ánh sáng và được vùi vào đất trước khi ra ngôi

Dẫy cỏ được tiến hành cơ giới dọc theo luống và bằng tay ở khoảng giữa các cây

3.6.3 Bón phân:

Trang 14

Đất để ra ngôi đã được bón lót tương đối đủ lượng phân cần thiết cho cây, nhưng tuỳ theo nhu cầu của cây mà ta bón thêm đạm, kali, canxi, và các chất khoáng

để mắt ghép đủ khả năng để ghép

3.6.4 Bấm đọt:

- Bấm đọt lần đầu: bấm đọt lần đầu tiên có thể giúp giới hạn về hình thể và uốn nắn để cây chỉ có một thân duy nhất và mạnh mẽ Để có chồi mọc thẳng và khoẻ mạnh thì các cành khác sẽ bị loại bỏ ngay phần dưới gốc của cây sau đó loại bỏ nơi phân nhánh Các thao tác “ bấm đọt” này thực hiện bằng kéo tỉa thường xuyên được khử trùng bằng nước Javel đậm đặc

- Bấm đọt trước khi ghép: 3 hoặc 4 ngày trước khi ghép cây, các chồi bên, gai

và các lá cây đều loại bỏ ở độ cao 35 cm tính từ gốc Phần trên của cây vẫn giữ nguyên

3.7 Ghép nhân giống:

3.7.1 Chuẩn bị mắt ghép:

Chọn những cành ghép mập khoẻ, còn có màu xanh hoặc mới xuất hiện một vài vạch nâu, đã bắt đầu tròn mình từ cây mẹ khoẻ mạnh, không mắc bệnh (nhất là bệnh greening), đã cho trái tốt, năng suất ổn định và đã được tuyển chọn của vườn cây giống Chọn nhánh mọc ngoài tráng, đường kính nhánh tương đương với gốc ghép Để

dễ lấy mắt và mắt ghép dễ phát triển sau khi ghép có thể khoanh vỏ nhánh trước khi ghép 7-10 ngày Nếu chưa ghép kịp thig giữ mắt trong điều kiện mát ẩm

Dùng dao cắt vát một lát hình lưỡi gà từ trên xuống, cách mặt đất từ 10 đến 20

cm, có độ dày gỗ bằng 1/5 đường kính gốc ghép Nếu cành ghép có đường kính nhỏ hơn gốc ghép thì vết ghép cắt mỏng hơn Chiều dài ở miệng ghép chừng 1,5-1,8 Cắt một miếng tương tự, có cuống lá và mầm ngủ ở giữa đặt nhanh vào mắt ghép Buột chặt và kín bằng dây nilon dẻo sau ghéo 18-30 ngày có thể mở dây buộc và cắt ngọn gốc ghép Nếu buộc bằng dây nilon mảnh và để hở đỉnh sinh trưởng của mầm ghép thì

có thể cắt ngọn gốc ghép trước khi mở dây buộc Vết cắt ngọn gốc ghép cách vết ghép 1,5-2 cm

3.7.4 Mùa vụ ghép:

Mùa vụ ghép thích hợp nhất là vào cuối mùa mưa

*Các bước ghép: gồm 6 bước

- Bước 1: Khấc ngang lớp vỏ

Trang 15

- Bước 2 : Khấc dọc lớp vỏ

- Bước 3: Tách vỏ ra

- Bước 4: Tách mắt ghép trên cành ghép

- Bước 5: Mắt ghép

- Bước 6: Lắp mắt ghép vào chỗ tách vỏ trên gốc ghép

3.8 Chăm sóc vườn ươm từ khi ghép cây đến lúc bứng cây ghép:

Trang 16

Trong thời kỳ này các công tác như bón phân, xới đất, trừ cỏ và xử lý phòng trừ

ký sinh trùng cũng như tưới nước đều giống giai đoạn ra ngôi

Để tránh không gây quá xiết, các dây buộc được cắt bỏ ở phía đối diện với mắt ghép sau khi ghép từ 3 tuần đến 1 tháng Sự tăng trưởng của gốc ghép càng mạnh thì công việc này cần phải tiến hành

Trước khi tăng trưởng sinh thực và rải phân lần đầu cần cắt bớt đi phía trên gốc ghép 1 cm, giảm đi sự tỉa chồi, về sau cần cắm cọc chống đỡ để kèm cây ghép trong quá trình tăng trưởng Ngay sau lúc bắt đầu tăng trưởng sinh thực, việc lấy bỏ chồi non cho các gốc ghép định kỳ 10 hay 15 ngày và trong suốt thời kỳ hoạt động sinh thực là thích hợp nhất Ngay sau khi mắt ghép đâm chồi khoảng 10 cm, chồi được nâng đỡ ngay phía trên ngấn ghép bằng một sợ dây buộc theo hình vòng số 8 để tránh dây khỏi trượt ra khỏi vị trí và chồi non không đong đưa trước gió Khi cây ghép đạt 70cm cách mặt đất cây sẽ được thu gọn xuống còn 65cm bằng cách bấm đọt hoặc cắt ngọn Kỹ thuật này kích thích sự phát triển các cành ngang Ngấn ghép được loại bỏ từ tháng 2 đến tháng 3 trước khi tiến hành bứng nhổ

* Các loại bệnh thường gặp trong vườn ươm :

a- Bệnh loét (Canker):

Bệnh này do vi khuẩn Xanthomonas campestris pycitri gây ra

- Triệu chứng: vết bệnh lúc đầu nhỏ, sủng ướt, màu xanh tối sau đó biến thành các đám nâu sần sùi trên cành non, nếu nặng sẽ làm khô chết cành Kích thước vết bệnh thay đổi theo loại cây, từ 1-100mm hay hơn Vi khuẩn có thể xâm nhiễm qua vết thương, lây lan qua gió, nước mưa, côn trùng ( sâu vẽ bùa) Vi khuẩn có thể tồn tại 6 tháng trên vết bệnh

- Cách phòng trị: loại bỏ các cành, lá bị bệnh Phun Cooper B, kasuran, Ridomil, COC 85 nồng độ 0,15-0,2% Khi có bệnh, tránh tưới quá đẫm trong mùa khô hoặc tưới toàn cây, tránh trồng dầy, bón phân cân đối

b- Bệnh vàng lá: (greening)

Do vi sinh vật giống vi khuẩn, bệnh lây truyền bởi rầy chống cánh Diaphorina

Citri kuwayama.

- Triệu chứng: các lá non chuyển sang màu vàng, trong khi các gân lá vẫn còn xanh

và nổi rõ lên, các lá bệnh nhỏ dọc đứng và dày Nhánh non bị chết khô, các rễ nhánh và

rễ lông bị thối

- Cách phòng trị: tiêu huỷ ngay cây bệnh Khử trùng dụng cụ chăm sóc, chiết, tháp bằng bột tẩy, cồn nồng độ cao, clorua thuỷ ngân (1%), có thể phun hỗ trợ sulphat kẽm (pha 50g ZnSO4 với 100g vôi/10l nước), phòng trị rầy chống cánh trong vườn để giảm bớt tác nhân truyền bệnh

c- Chết cây con:

Do các loại nấm gây ra: Phytophthora palmivora, Rhizotonia solani, sclerotium

rolfsii.

Trang 17

- Triệu chứng: Cây con bị chết gục Nấm xâm nhập vào cây con khi hạt vừa nảy mầmlàm cây bị ngả rạp Cây cũng có thể bị tấn công khi cao 5-10cm, vỏ thân ngang qua mặt đất bị hư và cây bị chết Nấm bệnh lưu tồn trong đất và lây qua đất do mưa bắn văng lên Đất trong bầu hay trong líp ươm bị úng nước là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển.

- Cách phòng trị: phun Ridomyl, Rovral nồng độ 0,2% vào gốc Nếu tưới vào đất thì pha với nồng độ cao hơn, từ 0,2-0,5 Khử trùng đất bằng thuốc gốc đồng trước khi trồng lại Thoát nước trong vườn tốt

d- Bệnh thối gốc:

Do nhiều loại nấm gây ra như: P.citrophthora, P hibernalis, P.syringae.

- Triệu chứng: phần vỏ thân ở gần gốc có triệu chứng lúc đầy giống như bị sủng nướcsau đó khô, nứt, bong ra dọc theo thân, vỏ thân bị thối nâu Bệnh phát triển vòng theo chân chính và rễ cái, có thể lan đến các cành bên trên sau đó các chồi non bị chết

- Cách phòng trị: cạo bỏ phần vỏ bị bệnh, bôi vào gỗ thân bằng dung dịch gốc đồng như Cooper zinc, Cooper B hay Aliette, Ridomyl nồng độ 10% Tưới gốc bằng các loạithuốc Ridomyl, Rovral hay Aliette nồng độ 0,2-0,5%, nên xử lý sớm khi bệnh còn nhẹ

* Các loại sâu bệnh:

- Sâu đục lá: có nhiều loài như Papilio polytes, papilio alphenor, papilio rumanzovia

Cách phòng trừ: dùng các loại thuốc như Bi 58, Bassan, Trebon nồng độ 0,2%, Sevin 0,1% để phun vào buổi sáng

- Rầy mềm: phòng trị bằng cách phun các loại thuốc như Bi 58, Dimecron, Bassan,

Applaud-Mip nồng độ 0,2%, phun 10 ngày /lần khi ấu trùng cong nhỏ

- Rệp: diệt rệp bằng các loại thuốc như Bi58, Spraciden nồng độ 0,2% hoặc rãi

Basudin 10H ( cây con) Có thể phun dầu khoáng D-C-Tron Plus nồng độ 1 lít dầu/100 lít nước

- Nhện: phun các loại thuốc có gốc lưu huỳnh hay phun dầu khoáng D-C-Tron Plus

nồng độ 0,5-1 lít dầu/100l nước Tránh trồng dày, tỉa cành cho thông thoáng, vệ sinh vườn thường xuyên, tăng cường bón phân Kali

3.9 Bứng cây và chuẩn bị xuất vườn:

Khi bứng cây con cần tránh lúc cây ra đọt non Có 2 cách bứng cây con:

- Cách 1: bứng cây con có mang theo bầu đất đường kính khoảng 15-20 cm, cao20-30 cm, cách làm này cho tỉ lệ cây sống cao sau khi trồng

- Cách 2: có thể bứng cây rễ trần, trước khi nhổ cây nên cho nước tưới đẫm vườn ươm 1 ngày để đất mềm dễ nhổ Có thể cắt bớt những rẫ quá dài và xử lý với thuốc sát khuẩn Kỹ thuật này cần phải tiến hành nhanh vì cây con thiếu nước sẽ dễ héo, chỉ tiện lợi khi phải di chuyển xa với số lượng cây giống nhiều từ vườn ươm ra nơi trồng

Trang 18

Phần 3:

CÂN BẰNG VẬT LIỆU

Trang 19

1 CÂN BẰNG VẬT LIỆU:

- Năng suất: 50.000 cây/năm

- Chu kỳ của một vụ: 15 tháng

=> Năng suất của một vụ: Q= (15*50.000)/12= 62.500 cây/vụ

1.1 Diện tích của v ư ờn ra ngôi:

- Hiệu suất cây đạt hiệu quả sau khi ghép: 80%

- Số gốc ghép được ghép: n1= (62.500*100)/80=78.125 cây/vụ

- Khi ra ngôi ta trồng cây với khoảng cách: 0,4m * 0,3m

- Diện tích để ra ngôi: S1= 78.125*0,4*0,3=9.375m2

-Tạo luống với:

+ Chiều dài luống: 20m

+ Chiều rộng luống: 2m

+ Khoảng cách giữa các luống: 0,5m

=> Diện tích mỗi luống: S2= 20*2= 40m2

- Số luống cần tạo: N1= 9.375/40 = 234,375 luống

Chọn N1= 235 luống

=> Diện tích của vườn ra ngôi: SRN = 235*(20,5*2,5)=12043,75m2

Chọn SRN = 13.000 m2 = 1,3 ha

Vậy diện tích vườn ra ngôi : 1,3 ha

1.2 Diện tích v ư ờn gieo hạt ươ m cây:

- Trong số cây ươm được thực hiện đúng cách phần loại bỏ trước khi ra ngôi khoảng 10% Suy ra lượng cây ươm:

- Tạo luống với:

+ Chiều dài luống: 20m

+ Chiều rộng luống: 1,5m

+ Khoảng cách giữa mỗi luống : 0,4m

=> Diện tích mỗi luống:

S4 = 20*1,5= 30 m2

- Số luống cần tạo:

N2 = 1087,5/30= 36,25 luống

Chọn N = 37 luống

Ngày đăng: 18/05/2014, 18:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w