1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ODA của WB tại Việt nam cho đến năm 2013

13 1.6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tình hình, giải pháp ODA của WB tại Việt nam

1. Số liệu a. Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ và vai trò quan trọng của WB Như vậy ta thấy cam kết vốn ODA của WB đối với Việt Nam là lớn nhất trong tất cả các nhà tài trợ với tổng số vốn cam kết là 20,1 tỷ USD chiếm 25,7 tỷ USD trên tổng số 78,195 tỷ USD vốn ODA các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam. (nguồn: http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/20-nam-hon-78-ty-usd-von-oda-cam-ket-11285.html, http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Nhin-lai-20-nam-thu-hut-von-ODA/183067.vgp). Theo chiều hướng ngược lại thì từ năm 1993 cho đến nay, mức cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng lên. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước vay ưu đãi lớn nhất từ IDA. Bên cạnh nguồn vốn vay ưu đãi IDA, năm 2009, Việt Nam bắt đầu triển khai vay vốn từ nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IRBD) – Đơn vị trực thuộc Ngân hàng Thế giới cung cấp tín dụng cho các nước thu nhập trung bình và các quốc gia nghèo có uy tín tín dụng. Khoản vay này đánh dấu một bước tiến gần hơn của Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình trong các năm tiếp theo. Đó cũng là lí do giải thích, vì sao nguồn ODA nhận được từ WB giảm đi từ năm 2009-2010.  Nguồn vốn ODA của WB cấp cho Việt Nam có vai trò rất quan trọng và là một trong những nguồn vốn ODA chủ đạo của Việt Nam. b. Giải ngân: Vốn giải ngân chậm sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu tới cả WB và chúng ta. Về phía của WB, các chuyên gia của họ sẽ khó giải trình với trụ sở chính về hiệu quả của kế hoạch đã đề ra khi mà vốn cam kết vẫn còn chưa sử dụng được, bên cạnh đó, sự chậm trễ trong việc giải ngân vốn tiến hành các dự án cũng gây ảnh hưởng rất xấu đến chính Việt Nam. Lý do là nguồn tài trợ cho Việt Nam tập trung hướng vào cơ sở hạ tầng theo hình thức vay có lãi suất ưu đãi thấp nhất cho các quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình (IBRD). Đây là cơ hội tốt cho các kế hoạch đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng vì nguồn vốn IBRD dành cho các dự án khư vực công nhưng vẫn do khu vực tư nhân thực hiện thay vì chỉ tập trung nguồn tài chính hỗ trỡ không lãi suất của WB từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) dành cho các nước có thu nhập thấp để phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo. Song, cũng phải nói rằng, khác với nguồn vốn ưu đãi IDA, mức lãi suất, dù thấp, vẫn sẽ được tính từ thời điểm hiệp định vay vốn được ký kết. Rõ ràng, sự chậm trễ trong giải ngân dự án sẽ đẩy phần lãi suất mà Việt Nam phải gánh tăng lên. Đó là chưa kể nhũng hệ lụy đi kèm, thường là không nhỏ, trong phát triển kinh tế xã hội do các dự án chậm đưa vào khai thác so với kế hoạch. Trong những trường hợp này, tính ưu đãi của hình thức IBRD sẽ không đạt được như mong muốn của các nhà thiết kế cũng như Chính phủ Việt Nam khi vay vốn; hơn thế nữa, chậm giải ngân vốn đầu tư còn có thể gây ra mất niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt gần 2,3 tỷ USD, trong đó, vốn vay là 2,17 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 107 triệu USD, cao hơn 13,8 % so với cùng kỳ năm ngoái. đặc biệt đối với các chương trình, dự án do JICA (Nhật Bản) và WB tài trợ, cụ thể là, trong tài khóa 2012 (kết thúc vào tháng 3/2013), tỷ lệ giải ngân ODA vốn vay của Nhật Bản tại Việt Nam đạt 18,6%/năm, đứng đầu các nước sử dụng ODA vốn vay của Chính phủ Nhật Bản; tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam năm 2013 đạt 20%/năm, tăng từ mức 13% năm 2011 và 19%/năm năm 2012. Đây là một tín hiệu tốt, bởi dù tỷ lệ giải ngân còn thấp nhưng đã tăng dần qua các năm c. ODA ròng bình quân đầu người ODA ròng bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1980 đến 2011 (Đơn vị tính:USD/người) Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2009 2010 2011 Số liệu 5 3 3 12 22 23 43 34 41 Nguồn: Ngân hàng thế giới  ODA ròng bình quân đầu người có xu hướng tăng trong giai đoạn 1980 đến 2009, năm 2009 là 43 USD/người tăng gấp 8.6 lần so với năm 1980 là 5USD/người. Trong giai đoạn từ 2009 đến nay chỉ số này có xu hướng giảm do nguồn ODA nhận được có xu hướng giảm. d. Tỷ lệ ODA ròng nhận được trên tổng thu nhập quốc dân (GNI) ODA ròng nhận được/GNI của Việt Nam giai đoạn 1980 đến 2011 (Đơn vị tính: %) Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2009 2010 2011 Số liệu _ _ 3.0 4.1 5.5 3.7 4.0 2.9 3.1 Nguồn: Ngân hàng thế giới  Tỷ lệ này ODA ròng nhận được trên GNI của Việt Nam còn thấp nhưng vẫn có sự tăng trưởng qua các năm chứng tỏ vai trò của ODA ngày càng được nâng cao. Trong giai đoạn 2009 đến nay tỷ lệ này có xu hướng giảm do nguồn ODA nhận được giảm trong khi tổng thu nhập quốc dân vẫn có sự tăng trưởng qua các năm. 2. Lĩnh vực đầu tư Tính đến nay, WB có khoảng 216 dự án và chương trình ở Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: - Xóa đói giảm nghèo chú trọng đến nông nghiệp và hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, y tế, giáo dục, môi trường (nước) và phát triển bền vững + Xóa đói giảm nghèo thông qua khuyến nông và các hoạt động khác: khoảng hơn 50 dự án trong đó có một số dự án lớn như Tên dự án ID dự án Số tiền cam kết (triệu USD) Tình trạng Ký kết ngày Dự án giảm nghèo Tây Nguyên P128072 150.0 Hoạt động 27/12/2013 Dự án giảm nghèo miền núi phía Bắc giai đoạn 2 P113493 150.0 Hoạt động 6/4/2010 Hỗ trợ chương trình 135 giai đoạn 2 P107062 100.0 Đóng cửa 21/5/2009 Hỗ trợ tín dụng giảm nghèo 10 P111183 150.0 Đóng cửa 15/12/2011 + Y tế: khoảng 30 dự án với một số dự án lớn như Tên dự án ID dự án Số tiền cam kết (triệu USD) Tình trạng Ký kết ngày Hỗ trợ hệ thống y tế khu vực Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng P122629 150.0 Hoạt động 31/5/2013 Hỗ trợ quản lý chất thải bệnh viện P119090 150.0 Hoạt động 29/3/2011 Hỗ trợ y tế vùng Bắc Trung Bộ P095275 65.0 Hoạt động 6/4/2010 Hỗ trợ y tế vùng cao phía Bắc P082672 60 Hoạt động 13/3/2008 Hỗ trợ y tế vùng sông Mê Công P079663 70.0 Đóng cửa 7/3/2006 Hỗ trợ y tế quốc P004838 101.2 Đóng cửa 16/1/1996 gia Dự án sức khỏe gia đình và dân số P004841 50.0 Đóng cửa 16/1/1996 + Giáo dục: khoảng 20 dự án với một số dự án lớn Tên dự án ID dự án Số tiền cam kết (triệu USD) Tình trạng Ký kết ngày Bồi dưỡng, đổi mới thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ P117394 100.0 Hoạt động 31/5/2013 Chương trình chính sách phát triển giáo dục đại học – hoạt động 3 P116354 50.0 Hoạt động 28/2/2013 Sẵn sàng xúc tiến trường VN P117393 100.0 Hoạt động 28/2/2013 Hợp tác giáo dục toàn cầu – Dự án Nueva Escuela Việt Nam P120867 84.6 Hoạt động 9/1/2013 Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học P091747 127.0 Hoạt động 23/6/2009 Mô hình Đại học mới ở Việt Nam P110693 180.4 Hoạt động 24/6/2010 + Môi trường (nước) và phát triển bền vững: 1 số dự án lớn như Tên dự án ID dự án Số tiền cam kết (triệu USD) Tình trạng Ký kết ngày Dự án quản lý ô P113151 50.0 Hoạt động 25/10/2012 nhiễm công nghiệp Việt Nam Kết quả dựa trên cung cấp nước và vệ sinh nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia P127435 200.0 Hoạt động 1/11/2012 Quản lý nước ĐBSCL cho nông thôn P113949 160.0 Hoạt động 7/6/2011 Cấp nước đo thị và nước thải P119077 200.0 Hoạt động 24/5/2011 Hỗ trợ tài nguyên nước P065898 157.8 Đóng cửa 30/3/2004 - Tài trợ cho các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng: năng lượng (điện, tái tạo,…), giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin,… Tên dự án ID dự án Số tiền cam kết (triệu USD) Tình trạng Ký kết ngày Quản lý tài sản đường P123961 200.0 Hoạt động 12/12/2013 Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng P123384 202.5 Hoạt động 26/4/2013 Thủy điện Trung Sơn P084773 330.0 Hoạt động 26/4/2011 Dự án phát triển GTVT đồng bằng Bắc Bộ P095129 170.0 Hoạt động 24/6/2008 + Cải cách thể chế: Tên dự án ID dự án Số tiền cam kết (triệu USD) Tình trạng Ký kết ngày Cải cách đầu tư công 1 P117723 500.0 Đóng cửa 22/12/2009 Quản lý thuế hiện đại P099376 80.0 Hoạt động 25/9/2007 Hiện đại hóa hải quan P085071 65.9 Đóng cửa 10/11/2005 3. Hiệu quả: Trải qua 25 năm, Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất nhờ nhũng cải cách đã trở thành một nước có thu nhập trung bình (MIC) (Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 1.260 US$). Số người nghèo giảm từ 58% đầu những năm 1990 xuống còn khoảng 10% vào năm 2008. Theo chuẩn nghèo mới phù hợp hơn với tình trạng của Việt Nam hiện nay thì tỉ lệ này chỉ vào khoảng 20% trong năm 2010. Việt Nam đã đạt hai trong số năm mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và hai mục tiêu tiếp theo dự tính sẽ hoàn thành năm 2015. Với nhũng thành tựu đạt được, có thể nói rằng Việt Nam chính là một trong những khách hàng của WB có kết quả thực hiện tốt nhất. Tại thời điểm tháng 1/2013 Việt Nam đã vay tổng cộng 14 tỉ US$ vốn IDA và đạt được các kết quả nổi bật trong nhiều lĩnh vực. - Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các chương trình và dự án ODA đã góp phần cải thiện và phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, như: các chương trình phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển lưới điện nông thôn… Các dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn đã góp phần cải thiện đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục , góp phần quan trọng vào công tác xoá đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, các chương trình, dự án ODA cũng đã hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ nông nghiệp giúp nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. - Về năng lượng: Nhờ có ODA, Việt Nam đã xây dựng hàng loạt các dự án nguồn thuỷ điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo, lưới điện và trạm phân phối góp phần nâng cao năng lực sản xuất, truyền tải, phân phối, quản lý hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải cao với tốc độ 15%-17%/năm. - Về giao thông vận tải: Đây là ngành tiếp nhận vốn ODA nhiều nhất. Trong thời kỳ 1990-2013, ngành Giao thông Vận tải đã hoàn thành và đang thực hiện 132 dự án với tổng vốn ODA hơn 17 tỷ USD, trong đó đã hoàn thành 83 dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD. Các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực này đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia cũng như giao thông vùng và tại các tỉnh, thành. - Trong giáo dục và đào tạo: Tất cả các cấp học đều nhận được sự hỗ trợ thông qua các chương trình và dự án ODA, giúp tăng cường năng lực dạy và học, hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi được đến trường, đẩy mạnh giáo dục cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, còn phải kể đến các dự án hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu bằng viện trợ không hoàn lại, đã đào tạo và đào tạo lại cho hàng vạn cán bộ Việt Nam ở các cấp về nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị công Các chương trình và dự án ODA đưa tới Việt Nam những chuyên gia quốc tế từ khu vực và thế giới, thông qua đó, cán bộ Việt Nam đã học hỏi được không những về chuyên môn mà còn phong cách làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. - Về y tế: các chương trình, dự án ODA đã tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia Ngoài ra, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm được thực hiện bằng vốn ODA đã đem lại hiệu quả tích cực. Sự hỗ trợ của ODA đối với ngành y tế trong thời gian qua đã góp phần vào những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) liên quan tới y tế. - Trong phát triển đô thị và bảo vệ môi trường: Từ nguồn vốn ODA, hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn đã được xây dựng mới, cải tạo hoặc mở rộng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, thoát nước và một số nhà máy xử lý nước thải. Nhiều thành phố ở Việt Nam đã được cải thiện về môi trường bằng các dự án vốn ODA, điển hình thành công là dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở thành phố Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), dòng kênh tưởng như đã chết này lại hồi sinh, trở thành con kênh xanh, sạch, đẹp. - Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ: Nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến được chuyển giao cho các cơ quan, các trung tâm nghiên cứu, cũng như các bộ, ngành và địa phương với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án ODA về công nghệ cao, tiên tiến trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ xây dựng Dự án phát triển hạ tầng khu công nghệ cao và Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội do Nhật Bản tài trợ là một thí dụ điển hình. - Về xây dựng thể chế: Thông qua việc tiếp nhận nguồn vốn ODA, Việt Nam đã học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện môi trường thể chế, pháp lý trong quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là quá trình chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhiều dự thảo luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật đã được xây dựng với sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA, như: Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp… 4. Những hạn chế: Qua 20 năm tiếp nhận ODA, thực tế cũng đã chỉ ra còn nhiều hạn chế trong việc tiếp nhận, sử dụng hiệu quả nguồn lực này, thể hiện ở những điểm sau: Một là, năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Có thể nhìn nhận thực trạng này thông qua tỷ lệ giải ngân so với nguồn vốn ODA đã ký kết trong 20 năm qua chỉ đạt khoảng 67%. Riêng thời kỳ 2006-2010, khoảng 7 tỷ USD vốn ODA đã ký kết, nhưng [...]... Bảy là,tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên Tám là, Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia Ví dụ Nói đến vấn đề này,... tuyển chọn của WB, ADB đang làm khó các nhà thầu CôngThương - Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến nay, PCC2 và PCC4 gặp nhiều khó khăn khi tham gia dự thầu các dự án truyền tải điện do ADB và WB tài trợ vốn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Lý do là PCC2 và PCC4 do Vinaincon quản lý, mà Vinaincon và EVN đều trực thuộc Bộ Công Thương, nếu PCC2 và PCC4 tham gia đấu thầu các dự án của EVN là... chỉ gây thiệt hại kinh tế cho nhà nước mà còn làm mất đi tính cạnh tranh, tạo ra sân chơi không công bằng với các DN trong nước, gây tiền lệ xấu khi các tổ chức quốc tế vay vốn ODA khác muốn tiến vào thị trường Việt Nam Không dừng lại ở đó, tại văn bản ngày 30/5 /2013 gửi Bộ Công Thương, ADB tiếp tục từ chối "không cho PCC2 và PCC4 tham gia vào các hợp đồng do ADB tài trợ, cho dù EVN là cơ quan thi... cấm tham gia đấu thầu Cụ thể Thông tin World Bank ra lệnh cấm tham gia đấu thầu các dự án ODA đối với một doanh nghiệp Việt Nam công bố gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt dự án nhận vốn vay ưu đãi của Việt Nam thời gian qua bị chậm tiến độ Đối tượng danh sách lần này của World Bank là Công ty cổ phần Phát triển Cơ sở Hạ tầng Thăng Long (Infra - Thăng Long)... đủ năng lực quản lý và thiếu nguồn tài chính nhằm duy trì hoạt động của các công trình này một cách có hiệu quả để phục vụ lâu dài cho người dân Bốn là, nhiều bộ, ngành và địa phương để xảy ra những vụ việc vi phạm các quy định quản lý ODA của Chính phủ và của nhà tài trợ, có tình trạng tham nhũng gây ảnh hưởng đến uy tín quốc gia Năm là, sự phối hợp trong nội bộ các bộ, ngành, giữa Trung ương, địa... dự án truyền tải điện hiện nay phần lớn do WB và ADB tài trợ Những tiêu chí tuyển chọn nhà thầu của WB, ADB vô hình trung đã loại toàn bộ các nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm, ảnh hưởng tới đời sống và việc làm của hàng ngàn cán bộ, công nhân viên của Vinaincon Không riêng PCC2 và PCC4, ngành giao thông vận tải (GTVT) hiện đang triển khai gần 40 dự án ODA, tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD nhưng các... "chầu rìa" hàng loạt dự án của Bộ chủ quản, chấp nhận làm thầu phụ cho nhà thầu nước ngoài Thực tế, quy định về "xung đột lợi ích "của WB và ADB nhằm tạo sự bình đẳng cho các DN mọi thành phần kinh tế tham gia đấu thầu Tuy nhiên, quy định này vô hình lại trở thành "phân biệt đối xử" với DN nhà nước Thêm nữa, vấn đề quản lí, đấu thầu nguồn vốn này cũng cần xem xét,đã có sai phạm dẫn đến việc doanh nghiệp... bị cắt giảm, hủy một số hạng mục, hoặc phải tái cấu trúc toàn bộ dự án, gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn này Hai là, thiết kế của một số chương trình, dự án ODA chưa sát với thực tế Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng Một số dự án ODA thí điểm những mô hình phát triển, như: tín dụng quy mô nhỏ, quản lý và kinh doanh nước sạch, phát triển sinh kế, bảo vệ và phát triển rừng... thời, trong cùng một lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, các nhà tài trợ áp dụng các mô hình khác nhau, dẫn đến trùng lặp, kém hiệu quả và lãng phí nguồn lực của địa phương, cũng như của các nhà tài trợ Ba là, việc lồng ghép các chương trình và dự án của Chính phủ trên địa bàn với các chương trình và dự án ODA, nhiều khi có sự trùng lặp, có những nội dung gần nhau, như: xóa đói giảm nghèo, giao thông nông... dung liên quan đến cáo buộc này gồm Dự án nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Dự án Giảm nghèo khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn hai và Dự án Phát triển Bền vững TP Đà Nẵng Theo quyết định của World Bank, Infra - Thăng Long và các công ty con sẽ bị cấm tham gia bất kỳ hợp đồng nào do World Bank tài trợ trong thời hạn 2,5 năm ngoài ra, bên cạnh những mặt tích cực của nguồn vốn oda mang lại, . của Việt Nam giai đoạn 19 80 đến 2 011 (Đơn vị tính:USD/người) Năm 19 80 19 85 19 90 19 95 2000 2005 2009 2 010 2 011 Số liệu 5 3 3 12 22 23 43 34 41 Nguồn: Ngân hàng thế giới  ODA ròng bình quân đầu. giảm. d. Tỷ lệ ODA ròng nhận được trên tổng thu nhập quốc dân (GNI) ODA ròng nhận được/GNI của Việt Nam giai đoạn 19 80 đến 2 011 (Đơn vị tính: %) Năm 19 80 19 85 19 90 19 95 2000 2005 2009 2 010 2 011 Số liệu. Nguyên P128072 15 0.0 Hoạt động 27 /12 /2 013 Dự án giảm nghèo miền núi phía Bắc giai đoạn 2 P 113 493 15 0.0 Hoạt động 6/4/2 010 Hỗ trợ chương trình 13 5 giai đoạn 2 P107062 10 0.0 Đóng cửa 21/ 5/2009 Hỗ

Ngày đăng: 18/05/2014, 16:50

Xem thêm: ODA của WB tại Việt nam cho đến năm 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w