1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo tài nguyên theo chuỗi cung ứn

334 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm Lúa Gạo Tài Nguyên Theo Chuỗi Cung Ứng
Tác giả Tất Duyên Thư
Người hướng dẫn PGS.TS. Võ Thị Thanh Lộc
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 334
Dung lượng 1,41 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU (17)
    • 1.1 Đặt vấn đề (17)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (19)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (19)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (19)
    • 1.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu (19)
      • 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu (19)
      • 1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu (20)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 1.4.2 Đối tượng khảo sát (0)
      • 1.4.3 Phạm vi không gian nghiên cứu (21)
      • 1.4.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu (21)
      • 1.4.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án (21)
      • 1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án (21)
      • 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án (22)
    • 1.6 Cấu trúc nội dung luận án (22)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 2.1 Bối cảnh lý thuyết (24)
      • 2.1.1 Chất lượng (0)
      • 2.1.2 Quản lý chất lượng (28)
      • 2.1.3 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng (33)
      • 2.1.4 Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng (0)
    • 2.2 Bối cảnh nghiên cứu (45)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài (46)
      • 2.2.2 Các nghiên cứu trong nước (49)
    • 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng (56)
      • 2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản trong khâu sản xuất (57)
      • 2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản trong khâu tiêu thụ (60)
      • 2.3.4 Các yếu tố thuộc quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng (63)
      • 2.3.5 Các yếu tố hoạt động quản lý chất lượng theo chuỗi cung ứng (0)
    • 2.4. Tổng quan chuỗi cung ứng lúa gạo Tài Nguyên vùng ĐBSCL (68)
      • 2.4.1 Thực trạng sản xuất lúa Tài Nguyên vùng ĐBSCL (68)
      • 2.4.2 Chuỗi cung ứng lúa gạo Tài Nguyên vùng ĐBSCL (73)
    • 2.5 Khung nghiên cứu (78)
    • 2.6 Tính mới của luận án (80)
  • CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (82)
    • 3.1 Một số khái niệm (82)
      • 3.1.1 Chất lượng lúa gạo (0)
      • 3.1.2 Đo lường chất lượng gạo tại một số quốc gia (86)
      • 3.1.3 Chất lượng gạo theo hướng thị trường tiêu dùng (89)
    • 3.2 Phương ph p nghiên cứu (0)
      • 3.2.1 Phương ph p tiếp cận (0)
      • 3.2.2 Phương ph p chọn địa bàn nghiên cứu và quan sát mẫu (0)
      • 3.2.3 Tiến trình thu thập và phương ph p phân tích (0)
    • 3.3 Khung phân tích (107)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (109)
    • 4.1 Phân tích sự thay đổi chất lượng gạo TN (0)
      • 4.1.1 Chất lượng gạo TN qua cảm nhận người tiêu dùng (109)
      • 4.1.2 Thử nghiệm chất lượng hóa tính của gạo TN (0)
    • 4.2 Chất lượng lúa gạo TN trong khâu sản xuất (0)
      • 4.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính về chất lượng lúa TN trong khâu sản xuất (0)
      • 4.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng về chất lượng lúa TN khâu sản xuất (0)
    • 4.3 Chất lượng lúa gạo TN trong khâu bảo quản và chế biến (0)
      • 4.3.1 Thực trạng chất lượng lúa gạo trong khâu bảo quản và chế biến (0)
    • 4.4 Chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ (0)
      • 4.4.1 Thực trạng chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ (0)
      • 4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ (131)
    • 4.5 Hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo Tài Nguyên (0)
      • 4.5.1 Kết quả nghiên cứu định tính (134)
      • 4.5.2 Kết quả nghiên cứu định lượng (136)
    • 4.6 Các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi (153)
      • 4.6.1 Kết quả nghiên cứu định tính (153)
      • 4.6.2 Kết quả nghiên cứu định lượng (154)
    • 4.7 Thời gian nhàn rỗi (idle time) trong chuỗi cung ứng lúa gạo TN (165)
    • 4.8 Thực trạng liên kết sản xuất tiêu thụ trong chuỗi cung ứng lúa gạo TN (166)
      • 4.8.1 Liên kết của nông dân trồng lúa (166)
      • 4.8.2 Liên kết dọc giữa nông dân với các tác nhân trong chuỗi (168)
      • 4.8.3 Liên kết giữa các tác nhân thương mại (169)
    • 4.9 Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng lúa gạo TN theo CCU (171)
      • 4.9.1 Những tồn tại trong CCU ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN (171)
      • 4.9.2 Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng lúa gạo TN theo CCU (0)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (178)
    • 5.1 Kết luận (178)
      • 5.1.1 Chất lượng lúa gạo TN suy giảm nghiêm trọng so với trước năm 2009 (179)
      • 5.1.2 Các yếu tố trong các khâu của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN (180)
    • 5.2 Kiến nghị (181)
    • 5.3 C c hướng nghiên cứu tiếp theo (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (185)
    • A. liệu Tài tiếng Việt (0)
    • B. liệu tiếng Tài Anh (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, trong đó sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp, là giá đỡ của nền kinh tế Việt Một trong những chiến lược của ngành nông nghiệp là

―Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực‖ (QĐ số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009) Diện tích lúa cả nước năm 2018 đạt 7,57 triệu ha, giảm 134,8 nghìn ha so với năm 2017; năng suất lúa đạt 58,1 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha Mặc dù diện tích lúa giảm nhưng năng suất tăng cao nên sản lượng lúa cả năm 2018 đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm 2017 (Tổng cục thống kê, 2019).

Theo ―Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030‖ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thì mục tiêu chính thực hiện đề án là sẽ đưa gạo Việt Nam thành thương hiệu hàng đầu thế giới Cũng theo Bộ này, hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng 45 triệu tấn lúa (tương đương 26-27 triệu tấn gạo), xuất khẩu từ 6-7 triệu tấn gạo, trong đó 90% lượng gạo xuất khẩu là từ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Tuy nhiên, hiện tại thương hiệu gạo Việt chưa nhiều và cũng chưa có đủ độ ―phủ‖ trên phạm vi toàn cầu khi so sánh với gạo Thái Lan (Ngọc Lê và Hà Vũ, 2015) Ngoài ra, báo cáo của Bộ NN&PTNT (2015) cho rằng điểm yếu của sản phẩm gạo Việt Nam là sự thiếu đồng đều về chủng loại và chất lượng, chủ yếu phân loại chất lượng theo tỷ lệ tấm như 5%, 10%, 15% và 25% Mặc dù gạo Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang 150 thị trường nhưng vẫn xuất khẩu dưới dạng chưa có thương hiệu cụ thể Tại các siêu thị nước ngoài, người tiêu dùng chỉ biết đến thương hiệu gạo nhập khẩu từ Thái chứ không có gạo Việt Nam (Trần Mạnh, 2019) Khả năng tiếp cận và cạnh tranh với sản phẩm gạo Thái Lan còn rất hạn chế, đặc biệt là gạo thơm tại các thị trường yêu cầu chất lượng cao như: Nhật Bản Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và các nước EU Tuy nhiên, năm 2018 gạo Việt Nam bước đầu thâm nhập được các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông

(Trung Quốc), Mỹ, EU và liên tiếp duy trì vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan (Thanh Tùng, 2018) Vì vậy, trong ngắn hạn Việt Nam sẽ tập trung ưu tiên xây dựng thương hiệu quốc gia dựa trên các giống lúa có lợi thế cạnh tranh của vùng ĐBSCL Cụ thể đến năm 2020, thương hiệu gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu đến ít nhất 20 thị trường xuất khẩu; đảm bảo đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam và tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu (Ngọc Lê và Hà Vũ, 2015) Điều này sẽ khả thi khi thương hiệu gạo ST25 của Việt Nam được bầu chọn là gạo ngon nhất thế giới năm 2019 tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Philippines. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều giống lúa đặc trưng phục vụ xuất khẩu cũng như được người tiêu dùng trong nước ưa thích Đặc biệt, giống lúa mùa Tài Nguyên (TN) là một trong những giống lúa đặc sản được trồng 1 vụ/năm, kéo dài trong 6 tháng theo quang kỳ, thu hoạch vào tháng 12-1 hàng năm Lúa TN được trồng ở 5 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL bao gồm Long An, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh và Sóc Trăng (Lúa TN phù hợp trồng ở vùng nước lợ) Từ năm 2009 trở về trước, gạo TN là một trong những loại gạo được người tiêu dùng nội địa ưa thích vì hạt nhuyễn, đục như sữa, nở, xốp, thơm, ngọt và mềm cơm Từ sau 2009 đến nay gạo TN có chất lượng suy giảm nghiêm trọng: hạt trong hơn, cứng cơm, không còn tơi xốp và thơm ngọt như trước đây Qua khảo sát, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này Trước tiên, tuy việc sản xuất lúa TN có nhiều lợi thế cạnh tranh và có nhãn hiệu tập thể như ―Gạo Tài Nguyên Châu Hưng‖ (Sóc Trăng), ―Tài Nguyên Chợ Đào‖ (Long An) nhưng sản xuất và tiêu thụ dọc theo chuỗi cung ứng vẫn chưa ổn định trong thời gian qua Đặc biệt trong khâu sản xuất, từ năm 2009, do muốn tăng năng suất và chống đỗ ngã cây lúa nông dân sử dụng thuốc ức chế sinh trưởng (có thành phần Paclobutrazol) và sử dụng nhiều phân hóa học hơn đã làm giảm chất lượng gạo và rút ngắn thời gian sinh trưởng còn 4,5 tháng (thay vì sản xuất theo vụ mùa 6 tháng) Ngoài ra, lãnh đạo địa phương các tỉnh còn cho rằng chất lượng lúa gạo TN suy giảm còn do chất lượng đất và nước thay đổi; cụ thể đất thiếu phân hữu cơ, nguồn nước ô nhiễm và bị ngăn mặn so với trước năm 2009 Khâu thu gom và xay xát thì bị trộn lẫn các loại lúa gạo khác.Khâu tiêu thụ thì chưa có doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa TN.Hơn nữa, lúa TN sau khi các doanh nghiệp ở Long An mua, xay chà và chủ động trộn với gạo Sóc Miên đục (có hình thức khá giống gạo TN nhưng giá thấp hơn và gạo cứng cơm hơn) để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc Trong khâu bán lẻ thì người tiêu dùng thích trộn với gạo mềm cơm hơn như gạo Đài Loan, Một Bụi, Hương Lài hoặc OM4900, Nàng

Hoa (tùy địa phương) Những vấn đề trên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lúa gạo TN và sức tiêu thụ gạo TN trên thị trường hiện nay; qua phỏng vấn người tiêu dùng gạo TN thì đa phần họ đã chuyển sang tiêu thụ hoặc đấu trộn với các loại gạo khác Chính vì vậy, sản phẩm gạo TN ở ĐBSCL có dấu hiệu suy giảm mạnh về chất lượng, sức tiêu thụ và thương hiệu vốn có lâu đời do chất lượng kém hơn Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng lúa gạo TN tốt hơn theo chuỗi cung ứng là rất cần thiết.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng nhằm giúp các tác nhân tham gia trong chuỗi cũng như các nhà quản lý địa phương có đủ cơ sở để hoạch định và quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo Tài Nguyên tốt hơn, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng gạo Tài Nguyên trong nước và xuất khẩu.

Mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm:

• Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chất lượng lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng vùng đồng bằng sông Cửu Long

• Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng (khâu sản xuất, bảo quản chế biến và khâu tiêu thụ)

• Mục tiêu 3: Phân tích tác động của hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng và quản lý Nhà nước đến chất lượng lúa gạo Tài Nguyên.

• Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu người tiêu dùng

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi 1: Nguyên nhân chất lượng lúa gạo TN vùng ĐBSCL thay đổi hiện nay (2014) so với trước năm 2009 dọc theo chuỗi cung ứng là gì? Các vấn đề có liên quan trong từng khâu thể hiện ra sao?

Câu hỏi 2: Đặc điểm của chuỗi cung ứng lúa gạo TN hiện nay tạo nên thuận lợi và khó khăn gì trong việc quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng? Các yếu tố nào trong khâu sản xuất, bảo quản, chế biến và khâu tiêu thụ ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN?

Câu hỏi 3: Hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN của các tác nhân trong chuỗi cung ứng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng lúa gạo TN? Và các yếu tố quản lý Nhà nước nào có liên quan và ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN?

1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Luận án sẽ kiểm định các giả thuyết sau:

Giả thuyết 1: Chất lượng lúa gạo TN vùng ĐBSCL đang trong tình trạng suy giảm chất lượng so với trước năm 2009.

Giả thuyết 2: Các yếu tố thuộc các khâu sản xuất; bảo quản và chế biến; khâu tiêu thụ; hoạt động quản lý chất lượng và quản lý Nhà nước có ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng.

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng và quản lý chất lượng lúa gạo TN để đáp ứng tốt hơn yêu cầu người tiêu dùng gạo TN trong nước và xuất khẩu.

1.4.2 Đối tƣợng khảo sát Đối tượng khảo sát của luận án bao gồm các tác nhân trong chuỗi cung ứng lúa gạo TN: nông hộ trồng lúa TN, thương lái, các nhà máy xay xát, công ty, đại lý sỉ/lẻ, đây là các tác nhân chính tạo ra sản phẩm và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lúa gạo TN vùng ĐBSCL Các tác nhân này có mối liên kết, tác động lẫn nhau trong quá trình hoạt động Ngoài ra, do gạo TN chủ yếu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu không đáng kể, vì vậy người tiêu dùng gạo TN tại thị trường nội địa được khảo sát để thu thập thông tin về yêu cầu và chất lượng gạo TN Cuối cùng, đối tượng khảo sát của luận án còn bao gồm những chuyên gia nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp và cán bộ quản lý các cấp của địa phương để thu thập, phân tích những thông tin toàn diện về sự thay đổi chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng cũng như định hướng phát triển trong những năm tới.

1.4.3 Phạm vi không gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện ở hai tỉnh Sóc Trăng và Long An vì hai tỉnh này có diện tích và sản lượng lúa gạo TN lớn nhất vùng ĐBSCL và có vùng chuyên canh lúa gạo TN (xem chi tiết tính đại diện và phương pháp chọn mẫu trong Chương 3 – phần phương pháp nghiên cứu) Ngoài ra, có bổ sung trường hợp (case study) lúa TN không sử dụng thuốc ức chế sinh trưởng và sản xuất theo vụ mùa 6 tháng của tỉnh Cà Mau.

Các tác nhân khác tham gia chuỗi cung ứng lúa gạo TN được lựa chọn phỏng vấn bằng phương pháp theo liên kết chuỗi của GTZ (2007) Đối tượng nông dân được phỏng vấn tại các huyện Cần Đước (Long An) và huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) do hai huyện này có diện tích và sản lượng lúa gạo TN cao nhất tỉnh (xem chi tiết tính đại diện trong phần phương pháp nghiên cứu, Chương 3) Do liên quan đến chất lượng lúa gạo TN theo CCU nên ngoài tác nhân nông dân, nghiên cứu còn phải phỏng vấn các tác nhân khác theo phương pháp liên kết chuỗi như: thương lái, nhà máy xay xát, công ty, đại lí và người tiêu dùng Vì vậy, ngoài địa bàn hai tỉnh Long An và Sóc Trăng, thì các tác nhân sau nông dân theo liên kết chuỗi ở các tỉnh khác như Cần Thơ, Tiền Giang và Trà Vinh cũng được điều tra.

1.4.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu

Dữ liệu thu thập để thực hiện luận án: Đợt 1 tháng 11/2014 đến tháng 10/2015; đợt 2 cập nhật thông tin vào tháng 9/2018.

1.4.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Để thực hiện ba mục tiêu chính của luận án, nhiều công cụ và phương pháp khác nhau được sử dụng Cụ thể, mục tiêu 1 có 9 công cụ, mô hình hồi quy đa biến cho mục tiêu 2, phân tích nhân tố, nhân tố khám phá EFA và nhân tố khẳng định CFA cho mục tiêu 3 (được trình bày cụ thể trong Khung phân tích thuộc Chương 3) Tuy nhiên, mục tiêu 2 không thể sử dụng CFA chung cho cả ba khâu sản xuất, bảo quản chế biến và khâu tiêu thụ lúa gạo Tài Nguyên do cơ sở dữ liệu không đủ điều kiện để thực hiện, đặc biệt các biến độc lập X và biến phụ thuộc Y không cùng thang đo và tính chất sản phẩm ở ba khâu không giống nhau Do vậy, phương pháp sử dụng để thực hiện mục tiêu 2 chỉ dừng lại ở mô hình hồi quy đa biến trong từng khâu Hạn chế này sẽ được đề xuất trong hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án

Luận án sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa quản lý chất lượng và chuỗi cung ứng để thực hiện đề tài ―Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng‖ (Agri-food Supply Chain Quality Management – ASCQM), cụ thể ở thời điểm hiện tại quản lý chất lượng lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng chưa được thực hiện ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.

Luận án hệ thống cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý chất lượng, quản lý chất lượng theo chuỗi cung ứng để từ đó đưa ra cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về ―Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng‖ Mô hình nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

Luận án đóng góp mô hình, phương pháp định lượng và bộ thang đo sử dụng trong quản lý chất lượng nông sản, đặc biệt là sản phẩm lúa gạo.

Luận án góp phần khẳng định quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng là một trong những giải pháp nhằm phát triển ổn định nông sản Việt Nam về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh.

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án cung cấp một phương pháp quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng theo cách tiếp cận tổng hợp các lý thuyết có liên quan, từng tác nhân trong chuỗi cung ứng có thể tham khảo để xây dựng quy trình quản lý chất lượng lúa gạo trong từng khâu nói riêng và trong toàn chuỗi cung ứng nói chung.

Luận án cung cấp các giải pháp hướng đến hai đối tượng: (1) Các cơ quan công quyền của nhà nước; và (2) Các tác nhân trong chuỗi cung ứng lúa gạo TN vùng ĐBSCL nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo, đáp ứng yêu cầu thị trường và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu trong tương lai.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án

Luận án sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa quản lý chất lượng và chuỗi cung ứng để thực hiện đề tài ―Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng‖ (Agri-food Supply Chain Quality Management – ASCQM), cụ thể ở thời điểm hiện tại quản lý chất lượng lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng chưa được thực hiện ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.

Luận án hệ thống cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý chất lượng, quản lý chất lượng theo chuỗi cung ứng để từ đó đưa ra cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về ―Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng‖ Mô hình nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

Luận án đóng góp mô hình, phương pháp định lượng và bộ thang đo sử dụng trong quản lý chất lượng nông sản, đặc biệt là sản phẩm lúa gạo.

Luận án góp phần khẳng định quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng là một trong những giải pháp nhằm phát triển ổn định nông sản Việt Nam về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh.

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án cung cấp một phương pháp quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng theo cách tiếp cận tổng hợp các lý thuyết có liên quan, từng tác nhân trong chuỗi cung ứng có thể tham khảo để xây dựng quy trình quản lý chất lượng lúa gạo trong từng khâu nói riêng và trong toàn chuỗi cung ứng nói chung.

Luận án cung cấp các giải pháp hướng đến hai đối tượng: (1) Các cơ quan công quyền của nhà nước; và (2) Các tác nhân trong chuỗi cung ứng lúa gạo TN vùng ĐBSCL nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo, đáp ứng yêu cầu thị trường và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu trong tương lai.

Luận án là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các nhà hoạch định chính sách nông nghiệp của Trung ương, các tỉnh và thành phố dùng để tham khảo trong quá trình xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng nông sản nói chung và lúa gạo TN nói riêng theo chuỗi cung ứng.

Cấu trúc nội dung luận án

Luận án được cấu trúc 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu Các nội dung chính được trình bày trong chương này bao gồm: (i) Đặt vấn đề; (ii) Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu; (iii) Phạm vi giới hạn của nghiên cứu; và (iv) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.

Chương 2: Tổng quan tài liệu Chương này bao gồm các lược khảo về (i) Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng; (ii) Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng; (iii) Tổng quan chuỗi cung ứng lúa gạo TN vùng ĐBSCL; Và (iv) Khung nghiên cứu.

Chương 3: Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu Các nội dung chính được trình bày trong chương 3 liên quan đến các khái niệm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu và khung phân tích luận án. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Các nội dung của chương 4 bao gồm (i) Phân tích thực trạng chất lượng lúa gạo TN vùng ĐBSCL; (ii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng; (iii) Phân tích ảnh hưởng của hoạt động quản lý chất lượng cũng như quản lý Nhà nước đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng; Và (v) Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chương này tóm lược các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Bên cạnh đó, nhiều kiến nghị cũng được đề xuất đến các đối tượng, các bên có liên quan trong chuỗi để nâng cao chất lượng lúa gạo TN vùng đồng bằng sông Cửu Long.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một số khái niệm

Atnavathi và Komala (2016) cho rằng chất lượng hạt nói chung là một thuật ngữ mơ hồ có nghĩa là những thứ khác nhau cho những người tiêu dùng khác nhau Chất lượng hạt chủ yếu phụ thuộc vào loại hạt và công dụng cuối cùng của nó Sản phẩm hạt bao gồm một loạt các tính chất có thể được xác định về mặt vật lý (độ ẩm, kích thước hạt, v.v.), vệ sinh (số lượng nấm và mycotoxin) và đặc tính chất lượng (hàm lượng chất béo, hàm lượng protein, độ cứng, tinh bột) Các đặc tính chất lượng của hạt bị ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền, thời kỳ sinh trưởng, thời điểm thu hoạch, thiết bị xử lý và thu hoạch hạt, hệ thống sấy, thực hành quản lý lưu trữ và quy trình vận chuyển.

Cụ thể hạt gạo, Nam và Reddy (2011) cho rằng chất lượng hạt gạo nói chung được phân thành bốn thành phần: hiệu quả xay xát, bề ngoài và hình dạng hạt, đặc tính nấu ăn và khả năng ăn được và chất lượng dinh dưỡng. Trong hầu hết các chương trình nhân giống, các cân nhắc chất lượng hạt gạo chính là hiệu quả xay xát (năng suất gạo nguyên), hình dạng và bề ngoài (chiều dài hạt trước và sau khi nấu, độ rộng hạt và độ phấn), đặc tính nấu và độ trở hồ (hàm lượng amyloza của nội nhũ, nhiệt độ hồ hóa và mùi thơm) và chất lượng dinh dưỡng (hàm lượng protein, dầu và vi chất dinh dưỡng), điều này cũng phù hợp với quan điểm của Resurreccion và cộng sự (1977) Những đặc điểm chất lượng này là chủ quan hoặc khách quan và khó xác định vì chất lượng phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng và mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm Chất lượng hạt di truyền được xác định bởi các đặc tính vật lý và hóa học có thể đo lường bao gồm nhiệt độ hồ hóa, độ đặc của gel,mùi thơm, hình dạng và kích thước hạt, mật độ khối, độ dẫn nhiệt và độ ẩm cân bằng Các đặc điểm thu được bao gồm độ ẩm, màu sắc và độ phấn, độ tinh khiết, thiệt hại, hạt nứt, hạt chưa trưởng thành và các đặc điểm liên quan đến xay xát (thu hồi gạo nguyên, độ trắng và độ xay xát).

Riêng chất lượng lúa gạo, theo tổ chức JICA (2015) thì chất lượng lúa gạo có liên quan đặc tính chất lượng lúa và chất lượng gạo xay, mỗi loại đặc tính đi kèm các tiêu chí không giống nhau.

(i) Đặc tính chất lƣợng của lúa: Chất lượng lúa quyết định bởi một số tính năng có liên quan nhau bao gồm: (1) Độ ẩm của thóc, (2) Độ tinh khiết,

(3) Độ tinh khiết của giống, (4) Hạt bị nứt, (5) Hạt chưa trưởng thành, (6) Hạt bị lên men / lên men và hạt bị hỏng Những đặc điểm này được xác định bởi các điều kiện thời tiết môi trường trong quá trình sản xuất, thực hành sản xuất cây trồng, điều kiện đất đai, thu hoạch và thực hành sau thu hoạch.

• Độ ẩm: Độ ẩm có ảnh hưởng rõ rệt đến tất cả các khía cạnh của chất lượng lúa và gạo và điều cần thiết là lúa được xay ở độ ẩm thích hợp để đạt được năng suất gạo cao nhất Lúa xay xát tối ưu ở độ ẩm 14% Các loại hạt có độ ẩm cao quá mềm không chịu được áp lực vỏ dẫn đến vỡ hạt và có thể bị nghiền nát Hạt quá khô trở nên giòn và có độ vỡ lớn hơn Độ ẩm và nhiệt độ trong quá trình sấy cũng rất quan trọng vì nó quyết định liệu các khe nứt nhỏ và / hoặc các vết nứt ảnh hưởng cấu trúc hạt.

• Mức độ tinh khiết: Độ tinh khiết có liên quan đến sự hiện diện của tạp chất như đá, hạt cỏ dại, đất, rơm rạ, thân cây, v.v Những tạp chất này thường đến từ cánh đồng hoặc từ sàn sấy Lúa không sạch làm tăng thời gian cần thiết để làm sạch và xử lý hạt Chất lạ trong hạt làm giảm khả năng phục hồi xay xát và chất lượng gạo và làm tăng hao mòn trên máy móc.

• Độ tinh khiết của giống: Một hỗn hợp các giống gây ra khó khăn khi xay xát và thường dẫn đến giảm công suất, vỡ quá mức, thu hồi gạo xay thấp hơn và giảm gạo nguyên Kích thước khác nhau và hạt hình dạng làm cho khó khăn hơn để làm trắng và đánh bóng cũng như giữ hạt gạo nguyên Điều này dẫn đến hiệu quả trấu ban đầu thấp, tỷ lệ lúa tái lưu thông cao hơn, làm trắng không đồng đều và loại gạo xay xát thấp hơn.

• Kích thước hạt: Kích thước và hình dạng hạt (tỷ lệ chiều dài và chiều rộng) là một đặc tính đa dạng Các hạt thon dài thường có độ vỡ lớn hơn các hạt ngắn, do đó có độ thu hồi gạo xay thấp hơn Kích thước hạt cũng quyết định ở một mức độ nào đó loại thiết bị xay xát cần thiết Ví dụ, thiết bị xay xát do Nhật Bản thiết kế có thể phù hợp hơn với các hạt japonica ngắn trong khi thiết bị do Thái sản xuất sẽ phù hợp hơn với các loại hạt dài hơn, mảnh hơn.

• Các hạt bị nứt: Ánh nắng quá nhiều với lúa trưởng thành với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm dao động lớn dẫn đến sự phát triển của các vết nứt và vết nứt sâu vào trong nhân hạt lúa Các vết nứt trong nhân là yếu tố quan trọng nhất góp phần làm vỡ gạo trong quá trình xay xát Điều này dẫn đến việc giảm thu hồi gạo xay xát và năng suất lúa gạo.

• Hạt chưa trưởng thành: Lượng hạt lúa chưa trưởng thành ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng gạo nguyên sau khi xay xát Các hạt gạo chưa trưởng thành rất mảnh và quá nhiều cám, hạt vỡ và gạo ủ bia Giai đoạn tối ưu để thu hoạch hạt ở nhiều quốc gia là độ ẩm hạt khoảng 20- 24% hoặc khoảng 30 ngày sau khi ra hoa Nếu thu hoạch quá muộn, nhiều hạt bị mất do vỡ hoặc khô và bị nứt trong quá trình thu hoạch, gây ra vỡ hạt trong quá trình xay xát.

• Các hạt bị hư hỏng: Lúa xấu đi thông qua thay đổi sinh hóa trong hạt, sự phát triển của mùi hôi và thay đổi ngoại hình Những loại thiệt hại này được gây ra từ nước, côn trùng và tiếp xúc với nhiệt.

• Màu vàng: Màu vàng là do tiếp xúc quá nhiều với điều kiện môi trường ẩm ướt trước khi nó được sấy khô Điều này dẫn đến sự kết hợp của hoạt động vi sinh và hóa học Những hạt lên men này thường có các tế bào tinh bột hồ hóa một phần và thường chống lại áp lực áp dụng trong quá trình xay xát Mặc dù sự hiện diện của hạt lên men không ảnh hưởng đến năng suất xay xát, nhưng nó làm giảm chất lượng của gạo xay vì hình thức không hấp dẫn Các hạt bị côn trùng hoặc nấm mốc có thể được phân biệt bằng sự hiện diện của các đốm đen xung quanh đầu mầm của hạt gạo do các vi sinh vật, côn trùng hoặc sự kết hợp giữa chúng gây ra Thiệt hại nấm mốc nói riêng được tăng lên bởi điều kiện thời tiết không thuận lợi Trong quá trình xay xát, những đốm đen này chỉ được loại bỏ một phần do đó làm tăng sự hiện diện của các hạt bị hư hỏng.

(ii)Đặc tính chất lƣợng của gạo xay: Các đặc tính chất lượng của gạo xay được phân loại cả về vật lý và hóa học Các thuật ngữ sau đây có liên quan đến các đặc tính vật lý và hóa học của gạo xay xát:

- Lúa hoặc gạo thô: thuật ngữ tương tự đối với lúa/thóc, hoặc gạo giữ lại vỏ trấu sau khi thu hoạch.

- Gạo lứt hoặc gạo trấu: thóc mà trấu đã được loại bỏ.

- Gạo xay: gạo sau khi xay xát bao gồm loại bỏ tất cả hoặc một phần cám và mầm từ gạo trấu.

- Gạo đầu: gạo xay có chiều dài lớn hơn hoặc bằng ba phần tư chiều dài trung bình của toàn bộ hạt

- Gạo vỡ lớn: gạo xay có chiều dài nhỏ hơn ba phần tư nhưng hơn một phần tư chiều dài trung bình của toàn bộ hạt.

- Nhỏ bị hỏng hoặc "gạo ủ": gạo xay với chiều dài nhỏ hơn một phần tư chiều dài trung bình của toàn bộ hạt.

- Toàn bộ hạt: hạt gạo xay mà không có bất kỳ bộ phận nào bị hỏng.

- Thu hồi xay xát: phần trăm gạo xay (bao gồm cả vỡ) thu được từ một mẫu lúa.

- Thu hồi gạo nguyên: phần trăm gạo nguyên (không bao gồm vỡ) thu được từ một mẫu lúa. Đặc tính vật lý:

• Mức độ xay xát: Mức độ xay xát là thước đo phần trăm cám được loại bỏ khỏi hạt gạo lứt có ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người tiêu dùng Ngoài số lượng gạo trắng thu hồi, độ xay xát ảnh hưởng đến màu sắc và cả hành vi nấu của gạo Gạo lứt hấp thụ nước kém và không nấu nhanh như gạo xay.

• Gạo nguyên chất: Gạo đầu hay tỷ lệ gạo nguyên là trọng lượng của hạt gạo nguyên hoặc toàn bộ hạt trong lô gạo Đầu gạo thường bao gồm các hạt vỡ là 75-80% của toàn bộ hạt Năng suất lúa cao là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đo lường chất lượng gạo xay xát Hạt vỡ thông thường chỉ bằng một nửa giá trị của gạo nguyên Tỷ lệ phần trăm gạo thực tế trong một mẫu gạo xay sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm: giống (nghĩa là năng suất lúa nguyên), các yếu tố sản xuất, quy trình thu hoạch, sấy khô và xay xát Trong thu hoạch nói chung, sấy khô và xay xát nói riêng có thể chịu trách nhiệm cho một số tổn thất và thiệt hại cho hạt.

Khung phân tích

Khung phân tích (Hình 3.2) bao gồm các mục tiêu của luận án và các phương pháp phân tích để đạt được mục tiêu, đồng thời cũng trả lời được các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu được đặt ra Kết quả xử lý và thảo luận sẽ được trình bày trong chương tiếp theo của luận án này. i = 1 i

Hình 3.1: Khung phân tích luận án

Phân tích thực trạng chất lượng lúa gạo TN

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chất lượng lúa gạo TN theo

Phân tích các yếu tố hoạt động quản lý chất lượng của CCU và quản lý nhà nước

2 Định tính 20 người tiêu dùng

3 Định tính 172 nhà hỗ trợ

4 Đo lường hàm lượng Amyloza trong gạo TN

5 Thống kê mô tả chuỗi cung ứng lúa gạo TN

7 Case study 10 nông dân Cà Mau (không Paclobutrazol)

8 Định lượng 115 người tiêu dùng gạo TN

9 Mô hình JIT: Xác định thời gian rỗi trong CCU.

Sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic.

1 Khâu sản xuất (Y1) với biến phụ thuộc là biến nhị phân và 6 biến độc lập có liên quan

2 Khâu bảo quản và chế biến (Y2) với biến phụ thuộc là biến nhị phân và 7 biến độc lập có liên quan

3 Khâu tiêu thụ (Y3) với biến phụ thuộc là biến nhị phân và 5 biến độc lập có liên quan

1 Các yếu tố hoạt động quản lý chất lượng (Y4):

- Phân tích nhân tố và nhân tố khẳng định

- Sử dụng hàm hồi quy đa biến

(12 biến độc lập có liên quan)

2 Các yếu tố quản lý Nhà nước (Y5):

- Phân tích nhân tố và nhân tố khẳng định

- Sử dụng hàm hồi quy đa biến

(7 biến độc lập có liên quan)

Y 4 và Y 5 xử lý theo thang đo Likert 5 mức độ

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG LÚA GẠO TÀI NGUYÊN THEO CHUỖI CUNG ỨNG

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo Tài Nguyên

Để đánh giá các hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN trong chuỗi cung ứng có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng lúa gạo TN, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn ý kiến 15 chuyên gia có liên quan về quản lý chất lượng và lúa gạo TN nhằm khám phá và hiệu chỉnh thang đo đo lường hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng làm cơ sở cho nghiên cứu định lượng Sau đó, một nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn 175 quan sát là các tác nhân chuỗi cung ứng lúa gạo

TN nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chất lượng trong các khâu sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ; đồng thời phân tích các yếu tố hoạt động quản lý chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng.

4.5.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Như đã trình bày trong Chương 3, các thang đo được xây dựng để đo lường hoạt động quản lý chất lượng theo chuỗi cung ứng gồm 04 nhóm yếu tố tương ứng cho 04 hoạt động là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra trong hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN với 16 biến độc lập (Bảng 4.15). Bảng 4.15: Kết quả thang đo các hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN

Yếu tố Mã hóa Nội dung Ý kiến Quyết định

HD1 Sản phẩm sản xuất đã có mục tiêu tiêu chuẩn chất lượng cụ thể 15/15 Chấp nhận HD2

Tác nhân chuỗi cung ứng đề ra mục đích và mục tiêu cụ thể để nâng cao không ngừng chất lượng sản phẩm

Tác nhân chuỗi cung ứng có quy trình chính thức, kế hoạch nhằm đảm bảo chất lượng lúa sản xuất được thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng

Tác nhân chuỗi cung ứng có phương thức trao đổi thông tin để ghi nhận ý kiến khách hàng đối với chất lượng lúa và có phương thức giải quyết khiếu nại hay đề nghị của khách hàng

TC2 Thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm sẽ được vận dụng để xây 14/15 Chấp nhận

Yếu tố Mã hóa Nội dung Ý kiến Quyết định dựng tiêu chuẩn, cải tiến chất lượng sản phẩm

Tác nhân chuỗi cung ứng có biện pháp để thu nhập, ghi nhận ý kiến và đề xuất và giải quyết khiếu nại, kiến nghịvề chất lượng sản phẩm

Tác nhân chuỗi cung ứng tham gia vào giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng trong các khâu sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ

Tác nhân chuỗi cung ứng được thường xuyên tham gia học tập và đào tạo để không ngừng nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm

Tác nhân chuỗi cung ứng được đào tạo về phương pháp và kỹ thuật kiểm tra chất lượng bằng thống kê

Tác nhân chuỗi cung ứng mong muốn thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm

Tác nhân chuỗi cung ứng có đường lối rõ ràng cho các hoạt động nâng cao chất lượng

Tác nhân chuỗi cung ứng có các chế độ khuyến khích lao động có liên quan về thưởng nổ lực nâng cao chất lượng

LD4 Tác nhân chuỗi cung ứng tập trung vào kế hoạch dài hạn hơn là ngắn hạn 13/15 Chấp nhận

Kỹ thuật kiểm tra chất lượng bằng thống kê được ứng dụng để đảm bảo chất lượng trong khâu sản xuất

Kỹ thuật kiểm tra chất lượng bằng thống kê được ứng dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong bảo quản

Yếu tố Mã hóa Nội dung Ý kiến Quyết định và chế biến KT3

Kỹ thuật kiểm tra chất lượng bằng thống kê để đảm bảo chất lượng gạo thành phẩm

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi phỏng vấn, các chuyên gia nhận định các yếu tố thang đo đều quan trọng và không có bổ sung thêm các yếu tố khác Do đó, các thang đo ban đầu đều được giữ nguyên và được sử dụng trong nghiên cứu định lượng.

4.5.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là nhằm đánh giá thực trạng quản lý chất lượng trong các khâu sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ; đồng thời, phân tích các yếu tố về hoạt động quản lý chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu định lượng bao gồm:

- Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‘s Alpha đánh giá nhằm đánh giá sự phù hợp của các thang đo đo lường hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN với dữ liệu thị trường;

- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm gom nhỏ số lượng các biến quan sát ban đầu thành tập hợp các nhóm nhân tố thể hiện hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng;

- Phương pháp thống kê mô tả thông qua tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nhằm thể hiện sự đánh giá về thực trạng quản lý chất lượng trong các khâu sản xuất, chế biến bảo quản và tiêu thụ;

- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố về hoạt động quản lý chất lượng đến chất lượng lúa gạo

TN theo chuỗi cung ứng.

4.5.2.1 Thực trạng quản lý chất lượng lúa gạo TN trong khâu sản xuất

Kết quả các phương pháp trên được trình bày lần lượt như sau:

(a) Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo qua Cronbach’s Alpha

Kết quả (Phụ lục C) cho thấy các thang đo đều đạt tiêu chuẩn với hệ số Cronbach‘s Alpha toàn bộ thang đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các quan sát thành phần trong thang đo đều lớn hơn 0,3 Vì vậy, các thang đo thể hiện các khái niệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra của hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN trong khâu sản xuất đều đạt yêu cầu.

(b) Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm tra các điều kiện qui định của phân tích nhân tố khám phá EFA (đã được trình bày ở chương 3), kết quả phân tích trong Bảng 4.16 cho thấy các điều kiện của phân tích nhân tố khám phá EFA đều đạt yêu cầu, chứng tỏ các thang đo đều thỏa điều kiện để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như sau:

- Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett‘s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett‘s với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,729 > 0,5 đều đáp ứng được yêu cầu;

- Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 đạt yêu cầu;

- Hệ số tải của các biến này cũng đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu.

Bảng 4.16: Kết quả phân tích EFA của các yếu tố quản lý chất lượng trong khâu sản xuất

Giá trị KMO và kiểm định Bartlett Đo lường Kaiser-Meyer-Olkin sự đầy đủ của mẫu 0,729

Giá trị kiểm định Bartlett Chi-Square xấp xỉ 684,980 Độ tự do df 120 Độ tin cậy Sig 0,000

Tổng phương sai của các yếu tố quản lý chất lượng trong khâu sản xuất

Giá trị ban đầu Trích tổng tải của bình phương Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy

Kết quả ma trận xoay nhân tố các yếu tố quản lý chất lƣợng khâu sản xuất

Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Như vậy, sau khi phân tích nhân tố EFA thang đo các nhân tố quản lý chất lượng trong khâu sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN thì có 4 nhân tố được rút trích từ 16 biến quan sát Các nhân tố được đặt tên như sau:

Các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi

Tương tự như hoạt động quản lý chất lượng, các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng được thực hiện theo hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khám phá và hiệu chỉnh thang đo đo lường hoạt động quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng làm cơ sở cho nghiên cứu định lượng.

4.6.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Như đã trình bày trong Chương 3, các thang đo được xây dựng để đo lường hoạt động quản lý nhà nước gồm 07 nhóm yếu tố bao gồm:

- Yếu tố Đầu tư nông nghiệp gồm 06 biến quan sát

- Yếu tố Hỗ trợ vốn gồm 04 biến quan sát

- Yếu tố Hỗ trợ kỹ thuật gồm 03 biến quan sát

- Yếu tố Quảng bá và phát triển thương hiệu gồm 04 biến quan sát

- Yếu tố Phát triển thị trường gồm 04 biến quan sát

- Yếu tố Quản lý thị trường gồm 04 biến quan sát

- Yếu tố Hỗ trợ nghiên cứu gồm 04 biến quan sát

Thông qua quá trình phỏng vấn ý kiến 10 nhà hỗ trợ (cán bộ quản lý Nhà nước các cấp) có am hiểu về lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ lúa gạo TN vùng ĐBSCL, kết quả nghiên cứu định tính thang đo đo lường hoạt động quản lý nhà nước về sản phẩm lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng (Phụ lục H) các chuyên gia nhận định các yếu tố thang đo đều quan trọng, không có bổ sung thêm các yếu tố khác Do đó, các thang đo ban đầu đều được giữ nguyên và được sử dụng trong nghiên cứu định lượng.

4.6.2 Kết quả nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn 172 công chức nhà nước làm việc trong chính quyền địa phương các cấp, các trung tâm khuyến nông, phòng nông nghiệp, sở nông nghiệp có tham gia và am hiểu về lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ lúa gạo TN vùng ĐBSCL Các phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm đánh giá độ tin cậy Cronbach‘s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính làm cơ sở đánh giá các hoạt động quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN Kết quả như sau:

(a) Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết quả (Phụ lục I) cho thấy các thang đo đều đạt tiêu chuẩn với hệ số Cronbach‘s Alpha toàn thang đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các quan sát thành phần trong thang đo đều lớn hơn 0,3 Do đó, có thể kết luận rằng các thang đo đều đạt yêu cầu.

(b) Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi tiến hành kiểm tra các điều kiện của phân tích nhân tố khám pháEFA (đã được trình bày ở chương 3), kết quả phân tích cho thấy các điều kiện của phân tích nhân tố khám phá EFA (Bảng 4.24) đều đạt yêu cầu, chứng tỏ các thang đo đều thỏa điều kiện để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 4.24: Kết quả phân tích EFA của các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN

Giá trị KMO và kiểm định Bartlett

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy, 0,720 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 3941,473

Giá trị ban đầu Trích tổng tải của bình phương

Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy

Ma trận xoay nhân tố

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

- Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett‘s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với Sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,720 > 0,5 đều đáp ứng được yêu cầu;

- Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 đạt yêu cầu;

- Kết quả phân tích xoay ma trận nhân tố cho thấy hệ số tải của các quan sát đều lớn hơn 0,5 (đạt yêu cầu).

Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố, kết quả là thang đo các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN có tổng cộng 8 yếu tố được rút trích từ 29 biến quan sát gồm:

- Nhân tố thứ nhất gồm 04 biến quan sát (CTNC1, CTNC2, CTNC3, CTNC4) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Hỗ trợ nghiên cứu và đây là biến X57 trong mô hình hồi quy.

- Nhân tố thứ hai gồm 04 biến quan sát (XDTH1, XDTH2, XDTH3, XDTH4) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Quảng bá và phát triển thương hiệu và đây là biến X54 trong mô hình hồi quy.

- Nhân tố thứ ba gồm 04 biến quan sát (PTTT1, PTTT2, PTTT3, PTTT4) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Phát triển thị trường và đây là biến X55 trong mô hình hồi quy.

- Nhân tố thứ bốn gồm 04 biến quan sát (QLTT1, QLTT2, QLTT3, QLTT4) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Quản lý thị trường và đây là biến X56 trong mô hình hồi quy.

- Nhân tố thứ năm gồm 04 biến quan sát (HTV1, HTV2, HTV3, HTV4) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Hỗ trợ vốn và đây là biến

X52 trong mô hình hồi quy.

- Nhân tố thứ sáu gồm 03 biến quan sát (DTNN1, DTNN2, DTNN3) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, được đặt tên mới là Chính sách khuyến khích nông nghiệp và đây là biến X50 trong mô hình hồi quy.

- Nhân tố thứ bảy gồm 03 biến quan sát (DTNN4, DTNN5, DTNN6) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, được đặt tên mới là Phát triển hạ tầng nông thôn và đây là biến X51 trong mô hình hồi quy.

- Nhân tố thứ tám gồm 03 biến quan sát (HTKT1, HTKT2, HTKT3) được nhóm lại bằng kết quả nhóm nhân tố, vẫn giữ tên là Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) và đây là biến X53 trong mô hình hồi quy.

(c) Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA được trình bày trong Phụ lục J, Bảng 4.25 và Hình 4.2 cho thấy:

[1] Độ phù hợp của mô hình, kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN có Chi bình phương = 443,969 (p = 0,000) có 345 bậc tự do, Chi-square/df

= 1,287 (0,9), CFI = 0,974 (>0,9), GFI = 0,861 và RMSEA

= 0,041 (

Ngày đăng: 06/05/2023, 18:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w