Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp 1.1.2
1.1.2.1 Đất nông nghiệp Được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (điều 10 luật đất đai 2013) [1].
- Căn cứ theo điều 10 Luật đất đai 2013, Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
-Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập,nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
1.1.2.2 Đất sản xuất nông nghiệp
Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm - Đất trồng cây hàng năm: bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác Cây hàng năm là loại cây trồng chu kỳ sản xuất không quá một năm (bao gồm cả cây có thể lưu gốc nhiều năm) như lúa, ngô, khoai các loại, sắn, rau, đậu các loại, đậu tương, lạc, vừng, mía Đất trồng lúa, là đất thực tế đang được dùng để trồng lúa một cách ổn định, tức là trong điều kiện bình thường luôn được trồng lúa Đất trồng lúa trong một năm, có thể cho phép luân canh 3 vụ lúa, 3 vụ lúa màu (cây màu vụ đông- lúa chiêm xuân- lúa mùa hoặc cây màu vụ đông- cây màu vụ xuân- lúa mùa), 2 vụ lúa (lúa chiêm xuân- lúa mùa), 2 vụ lúa (cây màu vụ xuân- lúa mùa hoặc lúa chiêm xuân- cây màu vụ mùa), 1 vụ lúa (lúa chiêm xuân- vụ mùa ngập úng hoặc vụ chiêm khô hạn- lúa mùa) - Đất trồng cây lâu năm: thực tế đang được dùng để chuyên trồng cây lâu năm (bao gồm cả diên tích gieo ươm cây giống, đất đang chờ vào chu kỳ gieo trồng, đất tạm thời trồng xen, gối cây hàng năm) Cây lâu năm là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất trên một năm như chè, cà phê, sơn, các loại cây ăn quả xoài, chuối, dứa, na, đu đủ, cam, quýt, chanh, bưởi, táo, nhãn, vải
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa, phân loại của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
-Vai trò và ý nghĩa Đất đai là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết (điều kiện chung) đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người Nếu hoạt động được Nói khác đi - không có đất sẽ không có sản xuất, cũng như không có sự tồn tại của chính con người Vai trò của đất đai với từng ngành rất khác nhau:
+ Trong các ngành phi nông nghiệp Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các khoáng sản) Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
+ Trong các ngành nông lâm nghiệp Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất, như: cày, bừa, xới xáo) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ) Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản – sử dụng đất Phương thức và mục tiêu sử dụng đất rất đa dạng, có thể chia theo 3 nhóm mục đích sau đây: (1) Lấy tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt từ đất đai để thoả mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển (2) Dùng đất đai để làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động (3) Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởng thụ tinh thần Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn, nó vừa là căn cứ của khu vực 1, vừa là không gian và địa bàn của khu vực 2 Điều đó có nghĩa, đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, công năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều mức độ, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau.
Mặc dù con người đã có sự cố gắng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp mà không cần dùng đến đất đai như: trồng cây trên nước, trồng cây bằng dung dịch dinh dưỡng Những sản phẩm tạo ra từ những thí nghiệm chỉ là một khối lượng rất nhỏ và năng suất rất thấp, không thể thay thế sản phẩm canh tác từ đất, có thể khẳng định con người luôn cần đến Đất nông nghiệp để sản xuất và đó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
1.1.3.2 Phân loại của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Nhóm đất sản xuất nông nghiệp được phân loại như sau:
-Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
-Đất trồng cây lâu năm:
-Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.
-Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
-Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
1.1.4 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Theo thống kê năm 2014, tổng diện tích đất nông nghiệp của nước ta là 262.805 km 2 (chiếm tới 79,4%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 101.511km 2 , đất lâm nghiệp là153.731km 2 , đất nuôi trồng thuỷ sản là 7.120km 2
Việt Nam có 8 vùng đất nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL Mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng Trong đó, ĐBSCL chủ yếu là lúa; Tây Nguyên là cà phê, rau, hoa, trà; miền Đông Nam bộ là cao su, mía,bắp,điều. Đất nông nghiệp hiện được chia thành 4 loại: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm (không bao gồm cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm trồng xen, trồng kết hợp), đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất có mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp gồm các loại ao, hồ, sông cụt, để nuôi trồng các loại thuỷ sản (không tính hồ, kênh, mương, máng thuỷ lợi). Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất nông nghiệp Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung Đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệp giữa các vùng cũng khác nhau Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36ha thì ở Việt Nam là 0,25ha Sau mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đôi Sự phân mảnh còn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao Con số này không dưới 4% diện tích canh tác.
Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta, trong khi mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400 ngàn người Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.
Hiện quỹ đất chưa sử dụng có thể tiếp tục khai thác ở nước ta còn không đáng kể. Trong khi đó biến đổi khí hậu có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử dụng có nguy cơ bị thu hẹp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
a Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng…) có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, vì các yếu tố tự nhiên là nguyên liệu đầu vào để sinh vật tạo ra sinh khối Vì vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên làm cơ sở để bố trí cây trồng phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Theo C.Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I Theo N.Borlong, người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước phát triển cho rằng yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất. b.Nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác
Biện pháp canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích lũy năng xuất kinh tế Đây là những tác động thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các vật chất đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra Theo Fank Ellis và Douglass c North, ở các nước phát triển khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất có nghĩa là công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh Cho đến giữa thế kỷ XXI, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% năng xuất kinh tế Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặ biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất đai theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. c Nhóm yếu tố kinh tế tổ chức
- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu của thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất thâm canh theo hướng tập trung hóa, chuyên canh hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Vì thế cần phát huy thế mạnh của các loại hình sử dụng đất trong từ cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó. d Nhóm yếu tố xã hội
Phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất hang hóa cũng giống như ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản xuất,thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Thị trường là yếu tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân lựa chọn hàng hóa để sản xuất. e Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Theo các nghiên cứu mới nhất về tác động của biến đổi khí hậu đến các quá trình kinh tế, xã hội và môi trường, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu với các tác động chính như: gia tăng mực nước biển, gia tăng tần suất xuất hiện các điều kiện thời tiết bất lợi như bão, lũ lụt, hạn hán dẫn đến hàng loạt các hậu quả kèm theo như: mất đất, suy thoái đất, suy thoái rừng và đa dạng sinh học, suy giảm phát triển kinh tế.
Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam
- Kinh nghiệm của Mỹ [4]: Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km2, dân số hơn 300 triệu, đất đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên Là một quốc gia phát triển, Mỹ có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân Cho đến nay có thể thấy, các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội Mặc dù công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi.
- Kinh nghiệm của Trung Quốc [4]: Theo Trung Quốc, quốc gia này đang xây dựng mô hình phát triển theo hình thái xã hội XHCN mang đặc sắc Trung Quốc Với dân số đông nhất thế giới (1,3 tỷ người năm 2005), trong đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80% Tổng diện tích đất đai toàn quốc là 9.682.796 km2, trong đó diện tích đất canh tác là trên 100 triệu ha, chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới Trung Quốc bắt đầu công cuộc công nghiệp hóa từ năm 1978, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và cách mạng công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc cũng diễn ra rất mạnh mẽ Vì vậy, việc giải quyết quan hệ xã hội về đất đai ở Trung Quốc là rất đáng quan tâm. Quản lý đất đai ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật:
+ Một là, về quan hệ sở hữu đất đai, Trung Quốc tiến hành cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân từ năm 1949, tuy nhiên, hình thức sở hữu tư nhân về đất đai cũng chỉ tồn tại một thời gian ngắn Sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước về đất đai đã được thiết lập ở Trung Quốc từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX Năm 1978, Trung Quốc đã khôi phục kinh tế tư nhân, thừa nhận hộ nông dân là một thành phần kinh tế, Nhà nước tiến hành giao đất cho hộ nông dân để tổ chức sản xuất, thay cho mô hình nông trang tập thể Điều 10 Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Luật quản lý đất quy định: đất đai ở Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, gồm sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, trong đó toàn bộ đất đai thành thị thuộc về sở hữu nhà nước Đất nông thôn và ngoại ô thành phố, ngoài đất do pháp luật quy định thuộc về sở hữu nhà nước, còn lại là sở hữu tập thể Hiến pháp năm 1988 (Điều 2) quy định việc Nhà nước giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng dưới dạng giao quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất đã được phép chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp… tức là đã cho phép người sử dụng đất được quyền định đoạt về đất đai, Nhà nước chỉ khống chế bằng quy định mục đích sử dụng đất và thời gian sử dụng đất (quy định là từ 40 – 70 năm) "Đạo luật tạm thời về bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhà nước tại các thành phố và thị trấn”, ban hành năm 1990 quy định cụ thể điều kiện để chủ sử dụng đất được phép chuyển nhượng sau khi được giao đất là: nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước; đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đã đầu tư vào sử dụng đất theo đúng mục đích được giao (thông thường là từ 25% trở lên theo dự toán xây dựng công trình khi lập hồ sơ xin giáo đất) Chủ sử dụng đất nếu không thực hiện đúng các quy định sẽ bị thu hồi đất.
+ Hai là, về quy hoạch sử dụng đất Luật pháp Trung Quốc quy định, Nhà nước có quyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ Đối với đất đai thành thị, Nhà nước tiến hành quản lý bằng quy hoạch Quy hoạch tổng thể thành phố là kế hoạch có tính tổng thể, lâu dài, chiến lược và chỉ đạo về phát triển kinh tế và xã hội với các công trình xây dựng của thành phố, bao gồm các nội dung chính:
Tính chất của thành phố, mục tiêu và quy mô phát triển.
Tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu và chỉ tiêu định mức của thành phố.
Bố cục chức năng, phân bố phân khu và bố trí tổng thể các công trình của đất dùng xây dựng thành phố.
Hệ thống giao thông tổng hợp và hệ thống sông hồ, hệ thống cây xanh thành phố. Các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch xây dựng trước mắt…
Luật cũng quy định cụ thể quy hoạch của cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch của cấp trên và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn mới được thi hành.
+ Ba là, về công tác phân loại đất đai Luật quản lý đất đai của Trung Quốc quy định, đất đai được chia làm 8 loại chính: Đất dùng cho nông nghiệp: là đất đai trực tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, đất nuôi trồng thuỷ sản. Đất xây dựng: là đất được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc, nhà cửa đô thị, dùng cho mục đích công cộng, khai thác khoáng sản, đất sử dụng trong các công trình an ninh quốc phòng. Đất chưa sử dụng: là loại đất còn lại không thuộc 2 loại đất nêu trên Nhà nước quy định tổng kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần và có thống kê đất đai hàng năm, việc thống kê đất đai hàng năm được tiến hành ở các cấp quản lý theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương; Hồ sơ đất đai được thiết lập đến từng chủ sử dụng đất và cập nhật biến động liên quan đến từng chủ sử dụng đất, đến từng mảnh đất.
+ Bốn là, về tài chính đất Ở Trung Quốc không có hình thức giao đất ổn định lâu dài không thời hạn, do đó, Luật quy định Nhà nước thu tiền khi giao đất, người sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện các quyền; Nhà nước coi việc giao đất thu tiền là biện pháp quan trọng để tạo ra nguồn thu ngân sách đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển Do đất nông thôn, ngoại thành là thuộc sở hữu tập thể, vì vậy để phát triển đô thị, Nhà nước Trung Quốc phải tiến hành trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất đô thị Ngoài việc luôn đảm bảo diện tích đất canh tác để ổn định an ninh lương thực bằng biện pháp yêu cầu bên được giao đất phải tiến hành khai thác đất chưa sử dụng, bù vào đúng với diện tích canh tác bị mất đi Nhà nước Trung Quốc còn ban hành quy định về phí trưng dụng đất Đó là các loại chi phí mà đơn vị sử dụng đất phải trả gồm: Chi phí đền bù đất, do đơn vị phải trả cho nông dân bị trưng dụng đất, trưng dụng đất không có thu lợi thì không phải đền bù; chi phí đền bù đầu tư đất: là phí đền bù cho đầu tư bị tiêu hao trên đất, tương tự phí đền bù tài sản trên đất ở Việt Nam; chi phí đền bù sắp xếp lao động, và phí đền bù sinh hoạt phải trả cho đơn vị bị thu hồi đất; chi phí quản lý đất Công tác giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc tiến hành thuận lợi là do Nhà nước chủ động được vấn đề tái định cư cho người bị thu hồi đất và nhờ có biện pháp chuyên chính mạnh.Đặc biệt với sự sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 2002, Nhà nước Trung Quốc đã công nhận quyền sở hữu tư nhân về bất động sản, công nhận và có chính sách để thị trường giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp Với những quy định mang tính cải cách lớn như vậy, Trung Quốc đã tạo ra được một thị trường bất động sản khổng lồ TrungQuốc cũng quy định mỗi hộ gia đình ở nông thôn chỉ được phép sử dụng một nơi làm đất ở và không vượt quá hạn mức quy định của cấp tỉnh, thành Người dân ở nông thôn sau khi đã bán nhà hoặc cho thuê nhà sẽ không được Nhà nước cấp thêm Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể không được phép chuyển nhượng hoặc cho thuê vào mục đích phi nông nghiệp Tuy nhiên, do đặc thù của quan hệ sở hữu nhà nước về đất đai, ở Trung Quốc nạn tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử dụng đất cũng khá phức tạp và nặng nề như ở Việt Nam, vì cơ chế xin cho, cấp, phát, đặc biệt là trong việc khai thác đất đai thành thị Mặc dù Trung Quốc cũng đã quy định để khai thác đất đai thành thị buộc phải thông qua các công ty dưới dạng đấu thầu hoặc đấu giá.
- Kinh nghiệm của Pháp [4]: Pháp là quốc gia phát triển, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng ảnh hưởng của phương pháp tổ chức quản lý trong lĩnh vực đất đai của Pháp còn khá rõ đối với nước ta Quản lý đất đai của Pháp có một số đặc trưng là:
+ Về chế độ sở hữu trong quan hệ đất đai, Luật pháp quy định quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình Ở Pháp hiện còn tồn tại song hành hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu nhà nước đối với đất đai và công trình xây dựng công cộng Tài sản công cộng bao gồm cả đất đai công cộng có đặc điểm là không được mua và bán Trong trường hợp cần sử dụng đất cho các mục đích công cộng, Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu đất đai tư nhân nhường quyền sở hữu thông qua chính sách bồi thường thiệt hại một cách công bằng.
+ Về công tác quy hoạch đô thị, do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân, vì vậy để phát triển đô thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chú ý từ rất sớm và được thực hiện rất nghiêm ngặt Ngay từ năm 1919, Pháp đã ban hành Đạo luật về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở lên Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước Pháp đã ban hành các Nghị định quy định các quy tắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về chính sách đô thị Đặc biệt, vào năm 1992, ở Pháp đã có Luật về phân cấp quản lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công tác quản lý của Nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã Cho đến nay, Luật Đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của Nhà nước, cũng như của các cộng đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ .
+ Về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai, mặc dù là quốc gia duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý về đất đai của Pháp được thực hiện rất chặt chẽ Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, quy củ và khoa học, mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ, trong đó thông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước, vị trí địa lý, thông tin về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý của thửa đất Hệ thống này cung cấp đẩy đủ thông tin về hiện trạng sử dụng đất, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất động sản công bằng
- Kinh nghiệm huyện Sông Mã phát triển trồng nhãn [5]:
Theo thống kê, hiện huyện Sông Mã có 8.112 ha cây ăn quả (nhãn 6.578 ha, xoài 800 ha, cây có múi 248 ha, cây ăn quả khác 486 ha), sản lượng thu hoạch đạt gần 45.000 tấn quả (nhãn trên 40.000 tấn) Huyện Sông Mã đã phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng về đất đai và chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tập huấn, hướng dẫn nhân dân các xã, thị trấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn; thành lập tổ tư vấn hướng dẫn thành lập các HTX trong lĩnh vực trồng cây ăn quả Đồng thời, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn lựa chọn, khảo nghiệm và hướng dẫn người dân đưa vào trồng, lai ghép một số giống nhãn có giá trị kinh tế cao Trong đó, tập trung lai tạo giống bằng phương pháp ghép mắt đối với cây nhãn, từng bước thay thế, cải tạo những diện tích cây đã bị già cỗi, thoái hóa trở thành những vườn cây cho năng suất, chất lượng cao. Đối với những diện tích nhãn trồng mới, huyện vận động nhân dân tập trung trồng giống nhãn ghép, thuộc các cơ sở sản xuất giống tại Hưng Yên, Hà Nội và trên địa bàn tỉnh có uy tín, đảm bảo về năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập
Huyện Sông Mã xác định, coi cây nhãn là cây chủ lực và là một trong những cây đột phá, phấn đấu đến năm 2020, có trên 7.000 ha nhãn, tập trung nhân rộng mô hình nhãn ghép, mở rộng và triển khai xây dựng các vùng sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VietGAP, GlobalGAP trong sản xuất, chế biến, bảo quản quả an toàn, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, tạo động lực cho nông nghiệp phát triển bền vững; tập trung phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, liên kết theo hướng chuỗi sản xuất hàng hóa, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, để nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân. Được biết, năm 2018, diện tích cây ăn quả trồng mới của huyện Sông Mã tăng 1.481 ha; các hộ gia đình, HTX cải tạo, đầu tư lai ghép với nhiều loại giống có năng suất, chất lượng cao, gồm các giống nhãn chín muộn Hưng Yên (PH-M99-1; PH-M99-2); giống chín muộn T6 (Đại Thành - Hà Nội) Hiện, Sông Mã có khoảng 5.000 ha nhãn ghép, trong đó, gần 4.500 ha nhãn đã cho thu hoạch, với tổng sản lượng đạt hơn
40.000 tấn quả Năm 2018, huyện đã tăng cường tổ chức các chuỗi sự kiện quảng bá, xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu nhãn ở các siêu thị lớn tại Hà Nội, Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc), đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ người tiêu dùng và các quy định liên quan đến xuất khẩu Vì vậy, số lượng nhãn tiêu thụ đạt 31.494 tấn nhãn quả tươi ở thị trường trong nước, chế biến 7.387 tấn long nhãn, xuất khẩu 2.550 tấn quả sang thị trường Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc, Campuchia Đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân địa phương Theo thống kê, số hộ có thu nhập cao từ trồng nhãn của huyện Sông Mã ngày một tăng Niên vụ nhãn
2018, toàn huyện Sông mã có gần 1.000 hộ thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng; 500 hộ thu 500 - 700 triệu đồng; 50 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng Như vậy, việc sử sử dụng đất nông nghiệp của huyện Sông Mã mang lại hiệu quả kinh tế cao. để người dân tăng thu nhập, vươn lên làm giàu Tiếp tục quảng bá, đưa sản phẩm nhãn Sông Mã chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế.
-Kinh nghiệm huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La về phát triển trồng Xoài [6]:
Các công trình khoa học công bố có liên quan đến đề tài
Trên địa bàn huyện Sốp Cộp có 01 một công trình Được Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La vừa nghiệm thu tháng 11/2018 là Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Nếp Mường Và - Sốp Cộp” cho sản phẩm gạo nếp tan của huyện Sốp Cộp Dự án do Trung tâm phát triển Nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì thực hiện, để xây dựng thương hiệu, bảo tồn nguồn giống lúa nếp địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân [7].
Giống lúa nếp tan đang được canh tác phổ biến từ lâu trên địa bàn huyện Sốp Cộp, bao gồm: Tan Đỏ, Tan Nhe, Tan Lo và một số giống mới được du nhập vào trồng những năm gần đây, như: Tan Pụa, Tan Lanh, Tan Hin Toàn huyện hiện có trên 1.100 ha trồng lúa nếp tan, sản lượng hàng năm khoảng 4.500 - 5.000 tấn Diện tích lúa nếp tan tập trung chủ yếu tại 5 xã: Mường Lạn, Mường Và, Dồm Cang, Púng Bánh, Nậm Lạnh, với diện tích trên 850 ha, tương đương với sản lượng khoảng 3.700 tấn.
Xã Mường Và là địa phương trồng lúa nếp tan lớn nhất với gần 300 ha, là nơi trồng lúa nếp nổi tiếng nhất, thơm ngon nhất so với các xã còn lại, cái tên nếp Mường Và cũng được biết đến nhiều hơn với những người thương lái cũng như người tiêu dùng trong và ngoài huyện Do vậy, tên nếp Mường Và được thống nhất sử dụng để đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm gạo nếp tan của huyện Sốp Cộp Theo đánh giá, hàm lượng protein trong gạo nếp tan Mường Và khoảng 12,04%, khá cao so với những loại gạo khác như gạo Bắc thơm số 7 Điện Biên (trên dưới 8%), gạo tám Hải Hậu (khoảng 9%), nếp cái hoa vàng Đại Thắng (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) có hàm lượng protein trên dưới 7% Đây là một đặc tính nổi bật của nếp tan Mường Và - Sốp Cộp, góp phần tạo nên thương hiệu riêng cho loại nếp tan này.
Qua 2 năm thực hiện, Dự án đã xây dựng, bảo hộ thành công Nhãn hiệu chứng nhận
“Nếp Mường Và - Sốp Cộp” cho sản phẩm gạo nếp tan của huyện Sốp Cộp Xây dựng được hệ thống nhận diện cũng như các quy định quản lý, sử dụng, kiểm soát Nhãn hiệu chứng nhận “Nếp Mường Và - Sốp Cộp”; xây dựng các phương tiện quảng bá, phát triển thương mại cho sản phẩm gạo nếp mang Nhãn hiệu chứng nhận nếp Mường
Và theo chuỗi giá trị; hỗ trợ hệ thống truy xuất nguồn gốc Đặc biệt, để lựa chọn logo đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận nếp Mường Và - Sốp Cộp, đơn vị chủ trì Dự án đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến với sự tham gia của lãnh đạo huyện Sốp Cộp, các cơ quan quản lý Nhà nước của huyện, HTX, đại diện UBND và đại diện nông dân tại 5 xã Bên cạnh đó, đơn vị chủ trì Dự án đã tiến hành hỗ trợ, hướng dẫn Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Sốp Cộp thực hiện các hoạt động thẩm định hồ sơ và tổ chức kiểm soát Nhãn hiệu chứng nhận, gồm: Khảo sát thực địa tại 5 xã trồng lúa nếp tan để nắm được tình hình sản xuất của các hộ; in ấn, phát mẫu hồ sơ và hướng dẫn trực tiếp cho lãnh đạo xã, hộ nông dân trên địa bàn về cách thức, thủ tục nộp hồ sơ, hướng dẫn ghi chép sổ sách, nhật ký sản xuất; xây dựng bản tóm tắt các yêu cầu để cán bộ Phòng Kinh tế hạ tầng thực hiện, hướng dẫn người dân làm thủ tục đăng ký sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Cùng với đó, đơn vị chủ trì đã trực tiếp đến các xã để hỗ trợ chính quyền địa phương cũng như hộ trồng lúa trong việc xây dựng hồ sơ thủ tục để đăng ký sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận, tổ chức tập huấn về sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu chứng nhận cho các hộ gia đình, HTX sản xuất, kinh doanh gạo nếp tan, đã có 250 hộ gia đình, đơn vị đăng ký nộp hồ sơ xin sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Nếp Mường Và - Sốp Cộp”.
Nhóm thực hiện Dự án đã xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác lúa nếp tan mang Nhãn hiệu chứng nhận dựa trên quy trình kỹ thuật do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyệnSốp Cộp soạn thảo kết hợp với ý kiến của các hộ nông dân trồng lúa nếp tan trên địa bàn 5 xã Quy trình kỹ thuật đưa vào Quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận bao gồm các thực hành bắt buộc tối thiểu để sản xuất ra sản phẩm phẩm đạt tiêu chuẩn mang Nhãn hiệu chứng nhận, gồm các bước: Làm mạ, cấy lúa, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản Qua việc xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận, thị trường và kênh phân phối gạo nếp tan cũng bước đầu được mở rộng Trước đây, gạo nếp tan cũng được đưa đến các tỉnh khác nhưng thông qua các kênh không chính thức như họ hàng,gia đình, người thân, bạn bè Trong quá trình thực hiện, đơn vị chủ trì đã hỗ trợ thiết lập kênh phân phối gạo nếp tan Mường Và thông qua kết nối HTX Nam Phượng với đơn vị phân phối tại Hà Nội, tạo ra cơ sở ban đầu để hình thành các kênh phân phối khác trong tương lai.
Thành công của Dự án là bước khởi đầu để thương hiệu nếp Mường Và phát triển và tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Huyện Sốp Cộp cần tiếp tục các hoạt động hỗ trợ, đặc biệt là hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm, đưa sản phẩm tham gia hội chợ trong và ngoài tỉnh, giới thiệu sản phẩm trên cổng thông tin điện tử của huyện và tỉnh, hỗ trợ HTX tìm kiếm đơn vị phân phối, góp phần mở rộng thị trường và tạo uy tín cho sản phẩm nếp tan Mường Và - Sốp Cộp. ết luận chương 1
Khi Việt Nam đang chuyển mình trước bối cảnh hội nhập quốc tế, với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp đang đặt ra nhiều thách thức trước bối cảnh đó Đất nông nghiệp phải thu hồi để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội là điều tất yếu trong qúa trình CNH-HĐH đất nước Điều đó làm cho diện tích canh tác ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng đến anh ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng đến khoảng 70% dân số sinh sống bằng nghề nông nghiệp hiện nay, trong khi đó công nghiệp hoá mang lại việc làm thu nhập cho người bị thu hồi đất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, đời sống của người thu hồi đất nông nghiệp chưa cao, thiếu tính ổn định bền vững Các quy định của pháp luật đất đai về sử dụng đất nông nghiệp về thu hồi đất, giá đất, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất….không đảm bảo lợi ích của người nông dân đã cải tạo, bồi bổ và bảo vệ đất nông nghiệp từ bao đời nay Ở nhiều nơi một số nông dân rơi vào bần cùng hoá, đời sống xã hội nơi bị thu hồi đất nông nghiệp đã làm đảo lộn các giá trị văn hoá và phát sinh nhiều tệ nạn xã hội Do vậy cần nhận thức đúng đắn mục tiêu của quá trình CNH-HĐH đất nước trong cơ cấu kinh tế hợp lý và đặt vai trò của nông nghiệp – nông dân – nông thôn làm nền tảng để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đất đai trong đó có nội dung về sử dụng đất nông nghiệp làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống mang lại nhiều lợi ích của người nông dân có ý nghĩa to lớn Điều đó nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới Đồng thời, xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kết hợp với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo những mô hình mới đáp ứng các yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp xuất phát từ các lợi thế cạnh tranh của nền nông nghiệp nước ta Tóm lại, cần hoàn thiện pháp luật đất đai và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc, đặc biệt là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và sự nghiệp CNH-HĐH trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay.
Chương 1 đã đưa ra phương pháp, đối tượng, thời gian, cách thức nghiên cứu luận văn,ngoài ra còn tìm hiểu cách thức quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả của nước ngoài và một số tỉnh trong nước, từ đó nhìn vào kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp của huyện Sốp Cộp thấy được ưu điểm, hạn chế trong công tác sử dụng quy hoạch đất của huyện Nhờ những kết quả trên sẽ giúp chúng ta nghiên cứu sâu hơn và đưa được những giải pháp tốt cho công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả của huyệnSốp Cộp.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN SỐP CỘP
Giới thiệu về huyện Sốp Cộp
2.1.1 Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý
Huyện Sốp Cộp được thành lập theo Nghị định số 148/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ, là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Sơn La, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, với tổng diện tích tự nhiên là 147.342 ha, gồm có 8 xã, 128 bản và 6 cụm dân cư, trong đó có 4 xã, 24 bản Toàn huyện có
10.576 hộ, 48.929 khẩu, gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh sống Trong đó dân tộc Thái chiếm 62,12%; Mông 17,61%; Lào 8,84%; Khơ Mú 6,56%; Kinh 4,61%; Mường 0,20%; dân tộc khác chiếm 0,04% Là huyện đặc biệt khó khăn, với đường biên giới dài 120 km, huyện giáp với huyện Phôn Thoong (tỉnh Luông Pha Păng) huyện Mường Ét và huyện Mường Son (tỉnh Hua Phăn) nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào UBND huyện Sốp Cộp năm 2017, Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dung đất đến năm 2020 [8].
+ Phía Bắc giáp huyện Điện Biên Đông- tỉnh Điện Biên.
+ Phía Đông giáp huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La.
+ Phía Tây giáp huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên.
+ Phía Nam giáp huyện Viêng Khăm(tỉnh Luông Pha Băng), huyện Mường Ét và huyện Mường Son(tỉnh Hua Phăn) nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Cách trung tâm thành phố Sơn La 130 km, có chung đường biên giới với nước bạn Lào dài 120 km, đã tạo cho huyện Sốp Cộp có vị trí đặc biệt về an ninh, quốc phòng. b) Địa hình, địa mạo
- Huyện Sốp Cộp có địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, tạo nên các dãy núi lớn nhỏ phân bố không đều, hầu hết các các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Hệ thống suối đa dạng có độ chênh cao lớn Nhìn chung địa hình trong huyện hình thành nên hai tiểu vùng tương đối khác biệt đó là:
- Vùng núi cao: Bao gồm 4 xã là: Mường Lèo, Mường Lạn, Nậm Lạnh và Sam Kha. Các xã này có độ cao trung bình từ 1.000 - 1.800m, độ cao tuyệt đối cao nhất là đỉnh
Pu Sam Xao 1.925m thuộc xã Mường Lèo Vùng này địa hình hiểm trở, có nhiều núi cao vực sâu Độ dốc cao, phần lớn từ 25 0 trở lên, có một số nơi đến 45 0 và trên 45 0 , nhiều núi đá và tỷ lệ đá lẫn lớn Vùng này có tỷ lệ đất trồng trọt cây nông nghiệp thấp, trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, sắn và một số cây công nghiệp ngắn ngày trên đất dốc.
- Vùng núi thấp: Bao gồm các xã còn lại: Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang và Púng Bánh Các xã này có độ cao trung bình từ 750 - 950 m, độ cao tuyệt đối thấp nhất là
700 m ở suối Nậm Công thuộc xã Sốp Cộp Vùng này có độ dốc trung bình từ 20-35 0 , tỷ lệ núi đá và đá lẫn thấp Phương thức sản xuất nông nghiệp ở vùng này có phần đa dạng hơn cụ thể là lúa nước, lúa nương, ngô, cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày. c) Khí hậu
Huyện Sốp Cộp nằm ở vị trí vùng Tây Bắc Việt Nam, mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Nhưng do khu vực nằm sâu trong lục địa nên ít ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió mùa Đông Bắc trong mùa đông Trong năm được chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8, lượng mưa chiếm trên 85-90% lượng mưa cả năm Mùa này thời tiết nóng ẩm rất thích nghi cho sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên thời tiết khô và lạnh Có năm xuất hiện sương muối kéo dài từ 3-5 ngày, mùa này dễ xẩy ra hoả hoạn đối với nhà cửa và cây rừng.
Diễn biến thời tiết và khí hậu có những đặc trưng chính sau đây:
-Nhiệt độ trung bình năm : 22,7 0 C
-Lượng mưa trung bình năm : 1.087 mm
-Độ ẩm không khí bình quân : >80%/năm
-Số giờ nắng trung bình : 1.954 giờ/năm d) Thủy văn
Trên địa bàn huyện không có con sông nào chảy qua, chỉ có hệ thống suối phân bố rải rác bao gồm các hệ thống suối và các con suối chính sau:
- Hệ thống suối Nậm Công: đây là hệ thống suối lớn nhất trong huyện Suối Nậm Công chảy qua xã Sốp Cộp trở thành nhánh chính của Sông Mã, là hợp lưu của 3 con suối nhỏ: suối Nậm Ca (chảy qua xã Mường Và); suối Nậm Lạnh (chảy qua xã Nậm
Lạnh); suối Nậm Ban (chảy qua 4 xã: Sam Kha; Púng Bánh; Dồm Cang và Sốp Cộp).
Hệ thống suối Nậm Công cung cấp đủ nước cho 4 xã Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Và cả về mùa khô, đồng thời có tiềm năng lớn về thủy điện.
- Suối Nậm Pừn: Bắt nguồn từ độ cao 1.600 m thuộc xã Mường Lèo (Giáp biên giới Việt Lào) chảy sang huyện Điện Biên Đông đổ ra Sông Mã.
- Suối Nậm Sọi: Chảy dọc xã Mường Lạn; xã Mường Cai (huyện Sông Mã) và Chiềng Khoong (huyện Sông Mã) đổ ra Sông Mã.
Ngoài hệ thống suối và các con suối chính trên, còn có những con suối nhỏ phân bố không đồng đều trong huyện.
Với đặc thù của vùng núi cao hiểm trở, nên hầu hết những con suối trong huyện đều có những đặc điểm chung: tốc độ dòng chảy mạnh do độ chênh cao giữa hạ lưu và thượng nguồn lớn, tạo nên nhiều thác gềnh Biên độ lưu lượng nước giao động giữa hai mùa quá lớn, nhiều con suối nhỏ không đủ nước sinh hoạt và sản xuất cho đồng bào vào thời điểm mùa khô Tiềm năng khai thác để xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ phục vụ đời sống và sản xuất tại chỗ của địa phương rất lớn. đ) Tài nguyên đất
Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Sốp Cộp
Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) năm 2017 huyện Sốp Cộp là 147.342ha bao gồm 8 đơn vị hành chính cấp xã Xã có diện tích lớn nhất là Mường Lèo 37.822,41 ha, chiếm 25,67% DTTN của huyện, xã Sốp Cộp nhỏ nhất huyện với 4.451,10 ha, chiếm 3,02% DTTN của huyện (Quy hoạch sự dụng đất 2015-2020 theo Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt kỳ đầu 2011-2015; 2015-2020) [10] Cụ thể:
-Nhóm đất nông nghiệp có 77.301,30 ha, chiếm 52,46% tổng DTTN;
-Nhóm đất phi nông nghiệp có 1.819,16 ha, chiếm 1,23% tổng DTTN;
-Đất chưa sử dụng có 68.221,55 ha, chiếm 46,30% tổng DTTN;
Chi tiết các xã như sau:
Bảng 2.1 Diện tích, cơ cấu các loại đất phân theo ĐVHC cấp xã
Stt Đơn vị hành chính
Tổng DTTN Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
(Nguồn cung cấp từ phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Sốp Cộp)
Nhóm đất nông nghiệp của huyện có 77.301,50 ha, chiếm 52,46% DTTN Xã có nhiều đất nông nghiệp là xã Mường Lèo với 19.244,29 ha, Sốp Cộp là đơn vị có ít đất nông nghiệp nhất huyện với 3.323,71 ha Trong đó: Đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 7,04%, đất lâm nghiệp chiếm 45,42%.
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2017
Bảng 2.2 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2017
STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 11,397.24 100
1.1 Đất trồng lúa 4,180.25 36,7 Đất chuyên trồng lúa nước 864.19 7,58
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 5,382.01 47,22
1.3 Đất trồng cây lâu năm 676.80 5,93
1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 288.56 2,53
(Nguồn cung cấp từ phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Sốp Cộp)
Số liệu Bảng 2.2 cho thấy, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong đất nông nghiệp Trong đó: Đất trồng cây hàng năm với diện tích lớn nhất là 5,382.01 ha chiếm
47,22 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện Thấp nhất là đất nông nghiệp khác chiếm 0,05% tổng diện tích đất nông nghiệp Các loại thủy sản được nuôi trồng của xã chủ yếu là cá nước ngọt như: Cá trắm, Chép, Cá Trê, cá Rô Phi, cá Chim.
2.2.3 Biến động trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014-2017
2.2.3.1 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017
Bảng 2.3 Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017
STT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm
1 Đất sản xuất nông nghiệp 11,397.24 10,764.61 +632,63
1.1 Đất trồng lúa 4,180.25 4,351.24 -170,99 Đất chuyên trồng lúa nước 864.19 762.49 +101,61
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 5,382.01 4,549.94 +832,07
1.3 Đất trồng cây lâu năm 676.80 931.81 -255,01
1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 288.56 167.36 +121,2
(Nguồn cung cấp từ phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Sốp Cộp)
Bảng 2.3 cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 2014 - 2017, diện tích đất nông nghiệp của huyện có sự biến động Cụ thể: Năm 2014 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 10,764.61 ha, đến năm 2017 là 11,397.24ha, tăng 632,63 ha, cụ thể: đất trồng cây hàng năm khác tăng 832,07ha, đất chuyên trồng lúa nước tăng 101,61ha, đất trồng lúa còn lại giảm 170,99ha, đất trồng cây lâu năm giảm 225,01ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 121,2ha, đất nông nghiệp khác tăng 3,66ha Nguyên nhân của sự biến động tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp do một phần điều chỉnh từ đất lâm nghiệp không có rừng sang mục đích sản xuất nông nghiệp năm 2017.
Xu hướng biến động chung của toàn huyện Sốp Cộp là diện tích đất nông nghiệp giảm nhẹ, diện tích đất chưa sử dụng giảm, đất phi nông nghiệp tăng nhanh, nguyên nhân là do đất nông nghiệp phải chuyển cho các mục đích sử dụng khác chủ yếu là do mục đích chuyên dùng, đất ở, cụ thể:
2.2.3.2 Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện năm 2017 giảm 1.188 ha so với năm 2014 do chuyển mục đích từ đất lâm nghiệp không có rừng sang mục đích sản xuất nông nghiệp, chủ yếu do: Chuyển sang đất ở là 343ha, chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 457,27ha, huyển sang đất có mục đích công cộng là 150,73ha, chuyển sang đất quốc phòng 167, chuyển sang đất tôn giáo tín ngưỡng 47ha, chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa 24ha Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có tác động rất lớn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.2.3.3 Mối quan hệ với các chỉ tiêu phát triển kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2014 đến năm 2017 Đã có sự chuyển biến rõ rệt và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp xảy ra một cách ồ ạt, đã làm cho đất canh tác ngày càng giảm Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhanh, mạnh, không tính toán trước những hậu quả có thể xảy ra từ việc chuyển đổi này.
2.2.3.4 Mối quan hệ với các chỉ tiêu phát triển xã hội
Một tác động tích cựclà sự hình thành các khu công nghiệp đã thu hút được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người nông dân Thu nhập nhiều hộ dân cao hơn trước khi thu hồi đất Số lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp dịch vụ cũng tăng đáng kể Sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đóng góp không nhỏ cho việc giải quyết việc làm của địa phương Tình trạng lao động thất nghiệp không có việc làm hàng năm vẫn còn rất nhiều Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế tăng, đòi hỏi một diện tích đất để mở rộng trường học, mở rộng các cơ sở y tế Toàn huyện có 25 trường, tăng 2 trường so với năm 2014, các trường còn lại hầu hết đã mở rộng quy mô, xây thêm các phòng học Số cơ sở y tế không tăng nhưng dịch vụ y tế đã có bước phát triển Bên cạnh đó thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cũng gây nên nhiều vấn đề xã hội phức tạp Một số hộ gia đình đã không dùng số tiền đền bù không hợp lý gây ra nhiều tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không tính đến hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế xã hội gây ảnh hưởng xấu đến tình hình biến động đất đai Ngược lại, dân số tăng nhanh cũng gây biến động không nhỏ cơ cấu đất đai do phải chuyển sang đất ở. Đối với các hộ tự giãn, một phần là tách từ đất ở, một phần hộ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Việc các hộ gia đình lấn chiếm đất ruộng không những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến việc canh tác của các thửa lân cận mà còn gây ra tình trạng mất mỹ quan Chính sách về nhà ở sẽ giúp cho đất đai nông nghiệp không bị chuyển thành đất ở một cách tự phát, đất ở sẽ được quy hoạch hợp lý, tiết kiệm.
2.2.3.5 Chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp
Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong ngành trồng trọt, các cây trồng có giá trị kinh tế cao quy mô sản xuất và giá trị ngày càng tăng Mặc dù cơ cấu ngành nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại tăng, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp đạt Giá trị ngành kinh tế nông nghiệp năm 2017 đạt 449,1 tỷ đồng tăng 135 tỷ đồng so với năm 2014 Hiện nay các hộ nông dân có xu hướng chủ động chuyển sang sản xuất hàng hoá.
Về mặt kinh tế Sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, mà đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện đã chuyển dịch từ trồng lúa đơn thuần sang các loại lúa có năng suất cao, chất lượng tốt,sản xuất các giống lúa chất lượng cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Nhìn chung các mô hình chuyển đổi kinh tế trang trại đều có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cấy lúa song yêu cầu vốn đầu tư rất lớn Chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là chăn trâu, bò, nuôi lợn, gia cầm phát triển nhanh Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà trong những năm qua nông nghiệp của huyện Sốp
Cộp có những chuyển biến đáng kể Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 25,1 triệu đồng Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn gặp khó khăn trong khâu kỹ thuật chăm sóc loại rau màu Khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản Về mặt xã hội Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp đạt được những hiệu quả xã hội sau Thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm cho các nông hộ thông qua chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thâm canh tăng vụ Tăng thu nhập cho người dân lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân nông thôn. Đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng các loại nông sản hàng hoá Nâng cao trình độ sản xuất, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật Cung cấp lương thực, thực phẩm cho các vùng phụ cận Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời thúc đẩy kinh tế của toàn huyện cũng nhờ góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng gây nên những vấn đề mà xã hội cần quan tâm, giải quyết đó là: Chú ý tới đầu ra cho sản phẩm Do sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất, thuốc chuột, thuốc kích thích tăng trưởng quá nhiều làm tăng trường hợp ngộ độc thực phẩm Biến động sử dụng đất và tình hình phát triển kinh tế xã hội có mối liên hệ chặt chẽ Để phát triển kinh tế - xã hội, đất đai phải được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng phù hợp với các chỉ tiêu phát triển kinh tế, đất đai chính là tư liệu sản xuất đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội Ngược lại kinh tế - xã hội cũng luôn tác động không nhỏ tới đất đai, có thể tác động tiêu cực nhiều tình trạng chặt phá rừng, có thể tác động tích cực nhiều việc cải tao đất trong sản xuất nông nghiệp.
2.2.4 Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp
Huyện Sốp Cộp là địa bàn có truyền thống sản xuất nông nghiệp, nhân dân cần cù lao động, cho nên các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cũng mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh Trên địa bàn có nhiều cây trồng nông nghiệp, nhưng một số cây trồng chủ yếu là lúa, rau, hoa; cây ăn quả lâu năm … với quy mô gia đình và sau đây là những cây trồng chủ lực trong xã mang lại thu nhập cho người dân, cụ thể:
- Loại hình sử dụng chuyên lúa: Loại hình sử dụng đất này phân bố dải rác ở các địa bàn 8 xã, tuy nhiên được trồng chủ yếu lúa chiêm xuân, lúa mùa tập trung chủ yếu 4 xã Mường Và, Sốp Cộp, Dồm Cang, Mường Lạn, lúa nương tập trung ở các xã vùng cao biên giới Sam Kha, Púng Bánh, Mường Lèo, Nậm Lạnh Giống lúa chủ yếu được người dân áp dụng là giống Nếp tan hin, tan nhe, nếp N87, tẻ N72… Đây là các giống lúa phù hợp với khí hậu của địa phương Trong đó, Lúa Đông xuân là vụ chính trong năm và được gieo trồng từ tháng 12 (dương lịch) đến tháng 4 năm sau; Lúa Hè thu được gieo trồng từ tháng 5 (dương lịch) đến hết tháng 8; Lúa Vụ mùa được gieo trồng từ tháng 9 (dương lịch) đến hết tháng 11; Lúa nương gieo trồng từ tháng 4 đến hất tháng 5.
- Loại hình sử dụng đất trồng lúa - màu: Loại hình này được người dân thực hiện theo hướng kết hợp gieo trồng 2 vụ lúa kết hợp với 1 vụ bắp hoặc 1 vụ lúa kết hợp với 2 vụ bắp Loại hình sử dụng đất này chỉ phân bố ở xã Sốp Cộp, Mường Và thuộc xã vùng thấp.
Thực trạng về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp
2.3.1 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
2.3.1.1 Năng xuất, sản lượng các loại cây trồng chính
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng các loại hình sử dụng đất huyện Sốp Cộp giai đoạn 2014-2017
Loại hình sử dụng đất Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018
Diện tích gieo trồng Ha 759 812 815 825 828
Diện tích gieo trồng Ha 412 1195 1198 1203 1209
Diện tích gieo trồng Ha 3.181 2588 2587 2490 2497
Diện tích gieo trồng Ha 1.753 1.898 1.631 1.633 1.639
Diện tích gieo trồng Ha 2.809 2.903 3.230 3.230 3.241
Diện tích gieo trồng Ha 205 277 249 327 328,1
Diện tích gieo trồng Ha 155 164 166,8 169 169,7
Diện tích gieo trồng Ha 129 358 650 875,8 876,3
Diện tích gieo trồng Ha 45 61 69 79 81
(Nguồn: phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Sốp Cộp)
Bảng 2 4 cho thấy loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của xã chủ yếu là trồng các loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày như: lúa 2 vụ, lúa 1 vụ (lúa nương), cây ăn quả lâu năm (cam, quýt, cà phê) và rau màu các loại Bên cạnh giống địa phương có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với tập quán canh tác của người dân nhưng khi thu hoạch cho năng suất thấp vì thế xã đã mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống mới để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai, tăng thu nhập cho người dân Cụ thể:
- Về cây lúa chiêm xuân: Năng suất lúa tăng qua các năm từ 2014 là 56,2tạ/ha lên thành 55,81tạ/ha năm 2015 và 56,3tạ/ha năm 2016 và 57tạ/ha năm 2017 tăng 0,8tạ/ha bằng 1,4% so với năm 2014, năm 2018 đạt 57,8 tạ/ha.
- Về cây lúa mùa: Năng suất lúa tăng qua các năm từ 2014 là 49,1tạ/ha lên thành 49,6tạ/ha năm 2015 và 49,8tạ/ha năm 2016 và 50tạ/ha năm 2017 tăng 0,9tạ/ha bằng 1,5% so với năm 2014, năm 2018 đạt 51,2tạ/ha.
- Về cây lúa nương: Năng suất lúa tăng qua các năm từ 2014 là 13,5tạ/ha lên thành 13,5 tạ/ha năm 2015 và 13,5tạ/ha năm 2016 và 13,4tạ/ha năm 2017 giảm 0,1tạ/ha bằng 1% so với năm 2014, năm 2018 đạt 13,6 tạ/ha, vì lý do trồng trên đất có độ dốc cao, hàng năm bị sói mòn, bạc màu nhanh nên ảnh hưởng đến năng suất giảm so với các năm trước.
- Cây ngô: Năng suất tăng, giảm qua các năm từ 2014 là 33tạ/ha; 31,5 tạ/ha năm 2015 và 31,5tạ/ha năm 2016 và 32tạ/ha năm 2017 giảm 0,1tạ/ha bằng 1% so với năm 2014, năm 2018 đạt 33 tạ/ha vì lý do trồng trên đất có độ dốc cao, hàng năm bị sói mòn, bạc màu nhanh nên ảnh hưởng đến năng suất giảm so với các năm trước.
- Cây sắn: Năng suất giảm qua các năm từ 2014 là 101,7tạ/ha; 98 tạ/ha năm 2015 và 97tạ/ha năm 2016 và 98 tạ/ha năm 2017 giảm 3,7tạ/ha bằng 3,7% so với năm 2014, năm 2018 đạt 98,3tạ/ha.vì lý do trồng trên đất có độ dốc cao, hàng năm bị sói mòn, bạc màu nhanh nên ảnh hưởng đến năng suất giảm so với các năm trước.
- Cây cà phê: Năng suất tăng qua các năm từ 2014 là 18tạ/ha; 18,7tạ/ha năm 2015 và19,5tạ/ha năm 2016 và 23 tạ/ha năm 2017 tăng 3,5tạ/ha bằng 17% so với năm 2014,năm 2018 đạt 23,7 tạ/ha vì lý do nhân dân có sự đầu tư, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
- Rau, màu: Năng suất đạt 48tạ/ha năm 2014 tăng lên 51tạ/ha năm 2015 và đạt 54tạ/ha năm 2016 và 57tạ/ha năm 2017 tăng 3,5tạ/ha bằng 18,7% so với năm 2014, năm 2018 đạt 58 tạ/ha vì lý do nhân dân có sự đầu tư, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
- Cây cam: Năng suất tăng qua các năm từ 2014 là 380tạ/ha; 420tạ/ha năm 2015 và 490tạ/ha năm 2016 và 512 tạ/ha năm 2017 tăng 132tạ/ha bằng 34,7% so với năm 2014, năm 2018 đạt 513,5 tạ/ha vì lý do nhân dân có sự đầu tư, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
- Cây quýt: Năng suất tăng qua các năm từ 2014 là 315tạ/ha; 321tạ/ha năm 2015 và 380tạ/ha năm 2016 và 391tạ/ha năm 2017 tăng 76tạ/ha bằng 24,1% so với năm 2014, năm 2018 đạt 392,2 tạ/ha vì lý do nhân dân có sự đầu tư, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
Trong những năm qua trồng trọt vẫn là ngành sản xuất quan trọng của huyện được định hướng phát triển theo phương châm thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, cải tiến phương thức sản xuất, áp dụng các loại kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất Tiếp tục thực hiện bảo tồn và phát triển giống lúa đặc sản nếp Tan Hin, Tan Nhe vụ Mùa trên địa bàn xã Mường Và, mô hình thâm canh cam quýt tại xã Mường Và, Nậm Lạnh; triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa theo phương pháp SRI, mô hình ngô trên đất dốc có vật liệu che phủ kết hợp trồng cỏ Ghi nê và 27 mô hình khuyến nông tự nguyện trên địa bàn 8 xã; triển khai chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a đảm bảo hiệu quả, đúng quy định; xây dựng, triển khai kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất dốc giai đoạn 2016 - 2020 với diện tích 420 ha, trong đó năm 2017 chuyển đổi 39ha, năm 2018 chuyển đổi khoảng 41 ha; chỉ đạo thực hiện ghép mắt cây cam, quýt để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng từng bước ổn định mức thu nhập cho nhân dân.
2.3.1.2 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
Bảng 2.5 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Loại hình sử dụng đất chính Giá trị sản xuất Chi phí sản xuất trung gian Giá trị gia tăng
(Nguồn: phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sốp Cộp)
Bảng 2.5 cho thấy: Giá trị sản xuất, chi phí sản xuất trung gian, giá trị gia tăng của các kiểu sử dụng đất có sự chênh lệch rõ rệt (giá trị sản xuất cây ăn ăn quả có múi như cam, quýt là cao nhất) Đa số các kiểu sử dụng đất đều có giá trị sản xuất cao, bên cạnh đó kiểu sử dụng đất trồng lúa vẫn còn thấp về năng suất, giá trị sản xuất Về chi phí sản xuất thì cây ăn quả có múi cam, quýt chiếm chi phí khá cao so với chi phí sản xuất các cây trồng khác.
Bên cạnh đó, cùng một đồng chi phí bỏ ra, loại hình sử dụng đất trồng cam, quýt sẽ thu được 2,13 đồng chi phí tăng thêm, tiếp đến loại hình sử dụng đất trồng rau màu thu được 1,8 lần, ngô, sắn 1,9 lần và thấp nhất là loại hình sử dụng đất trồng lúa chỉ thu lại được 1,06 lần Mặc khác, giá trị cao nhất là loại hình sử dụng đất trồng cây cam, quýt tạo ra 3,13 lần, tiếp đến loại hình sử dụng đất trồng rau màu tạo ra được 2,80 lần, ngô, sắn 1,9 lần và thấp nhất là loại hình sử dụng đất trồng lúa với 1,06 lần.
Theo kết quả điều tra tại Chi cục thống kê huyện cho thấy loại hình sử dụng đất, số công lao động, giá trị ngày công lao động, cụ thể:
Bảng 2.6 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất chính
Số công lao động (công/ha/năm)
Giá trị ngày công (nghìn đồng/ngày)
(Nguồn: Niên giám Chi cục Thống kê, huyện Sốp Cộp) a Giá trị ngày công:
+ Giá trị ngày công của loại hình sử dụng đất trồng lúa là thấp, chỉ 41,000 nghìn đồng/ ngày Nguyên nhân do đầu tư vào phân bón và vật tư lao động cao, trong khi đó giá lúa lại thấp, trung bình khoảng 6.500 đồng/kg.
Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
Thời gian qua quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của huyện giữ vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, góp phần tích cực vào việc phát huy tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khoanh định được quỹ đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; công tác quản lý đất lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng có những chuyển biến tích cực, từng bước ngăn chặn suy thoái rừng, đất lâm nghiệp; ưu tiên bố trí đủ quỹ đất phục vụ mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của huyện thông qua giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng được đưa khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý, góp phần cân bằng quỹ đất sử dụng vào các mục đích theo yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế -xã hội của địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-
2015) được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 2180/QĐ-UBND ngày 27/9/2013 làm căn cứ để UBND huyện phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã Theo đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 8/8 xã đã được lập và phê duyệt làm cơ sở cho việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện bền vững và có hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp theo hệ thống quy trình, quy phạm hướng dẫn của Tổng Cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định rõ chỉ tiêu sử dụng đất của cấp dưới phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp trên, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và đảm bảo phù với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Do đó, đã tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tạo sự thống nhất trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giữa cấp huyện và với cấp xã.
Quá trình xây dựng quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức và của nhân dân về việc xây dựng phương án chỉ tiêu sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực, các chương trình dự án, do đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong phương án sử dụng đất, quỹ đất phân bổ đáp ứng đầy đủ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, hạn chế, khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các quy hoạch, bất cập trong quá trình quản lý, sử dụng đất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua được thực hiện đã góp phần thiết thực giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ, đất đai sử dụng có hiệu quả hơn, đặc biệt từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện (năm 2015, 2016), chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất phải gắn liền với việc xác định nhu cầu sử dụng đất của các công trình dự án cần triển khai trong năm tiếp đó và dự án đó phải được chấp thuận chủ trương đầu tư, được xác định nguồn vốn đầu tư Đây là điểm đổi mới trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Luật mới, kế hoạch sử dụng đất hàng năm được duyệt là căn cứ để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đầu giá quyền sử dụng đất Do vậy nhu cầu sử dụng đất của các công trình dự án được xác định đưa vào sử dụng trong kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao hơn.
Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, các cấp, các ngành đã bám sát vào các nội dung quy hoạch, kế hoạch được duyệt để tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến đất đai đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tạo niềm tin đối với người sử dụng đất.
2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến kết quả thực hiện như:
- Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cả cấp xã tại các kỳ quy hoạch trong thời gian qua cơ bản đều chậm so với quy định Cấp tỉnh phê duyệt chậm kéo theo cấp huyện, cấp xã cũng chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch chung của toàn huyện.
- Công tác đăng ký nhu cầu sử dụng đất của chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình còn mang tính chủ quan, chưa thực tế về diện tích sử dụng cũng như kế hoạch triển khai thực hiện, do vậy đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện, có nhiều dự án đăng ký không phù hợp, khi triển khai lại thiếu diện tích hoặc có dự án đăng ký diện tích sử dụng lớn xong lại chưa triển khai…
- Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, chất lượng chưa cao, còn thiếu sót trong quá trình cập nhật thông tin, đặc biệt là thiếu thông tin về hiện trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các chỉ tiêu sử dụng đất (diện tích hiện trạng và nhu cầu cần diện tích thiếu tính chính xác) kéo theo tính chính xác của các chỉ tiêu sử dụng đất; việc khâu nối tính đồng nhất giữa quy hoạch các của các ngành, lĩnh vực chưa chặt chẽ.
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất cũng như kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt cũng có những ảnh hưởng về chính sách đất đai, trong quá trình thực hiện kỳ quy hoạch từ năm 2011 đến năm 2015 có sự thay đổi khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, đồng thời kéo theo một loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo, điều đó làm thay đổi nhiều việc sử dụng đất của người sử dụng đất, thay đổi về thuế đất, giá đất, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, điều kiện được giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất…
- Nguồn lực đầu tư của các công trình dự án còn thiếu chủ động và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án, đồng nghĩa với việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất chậm so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.
- Nhiều công trình dự án trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Trong quá trình quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn tồn tại tình trạng sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.
2.4.3 Nguyên nhân gây ra tồn tại
-Trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đòi hỏi đảm bảo sự thống nhất cấp dưới phải phù hợp với cấp trên và kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, do đó đã xảy ra tình trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dưới chờ cấp trên phân bổ chỉ tiêu mới thực hiện, dẫn đến không chủ động kế hoạch thực hiện, tiến độ phê duyệt chậm.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN SỐP CỘP
Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
3.1.1 Định hướng của Nhà nước về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Luật đất đai năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa với vai trò an ninh lương thực quốc gia, Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất chuyên trồng lúa nước Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao. Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Đồng thời, Nhà nước nghiêm cấm việc mở rộng tuỳ tiện khu dân cư không theo quy hoạch và không cần thiết đối với nhu cầu của xã hội trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn còn một số hạn chế về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được giao cho nông dân Các hạn chế này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của quyền sử dụng đất của nông dân, làm cho người nông dân chưa thực sự yên tâm đầu tư lớn, lâu dài và sử dụng đất bền vững cho phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước.
3.1.2 Định hướng của huyện Sốp Cộp trong về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
-Khu vực đất chuyên trồng lúa nước:
Cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước, tiến hành các biện pháp thâm canh cao, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực Song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây ăn quả, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế và tiềm năng của huyện. Từng bước thay đổi hệ thống canh tác thiếu bền vững sang hệ thống canh tác vùng cao bền vững trên cơ sở chuyển đổi mô hình khai thác, tận thu tài nguyên sang sử dụng hiệu quả, bền vững và nâng cao năng suất. Đất chuyên trồng lúa nước đến năm 2020 có khoảng 868 ha, tập trung nhiều trên địa bàn các xã Mường Và, Mường Lạn, Púng Bánh, Dồm Cang.Trong thời gian tới cần phục tráng, duy trì giống lúa nếp Tan Hin, Tan Nhe tại xã Nậm Lạnh và xã Mường Và nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; tạo điều kiện để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nông dân để có sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa Định hướng sử dụng đất cho khu vực này như sau:
+ Hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang các mục đích khác; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước.
+ Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng hệ số sử dụng đất trên một đơn vị diện tích; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm (rau, hoa màu các loại) phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương và không ảnh hưởng tới mục đích trồng lúa sau này.Khi chuyển đổi phải đảm bảo không làm biến dạng mặt bằng, không làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học của đất, không làm hư hỏng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng đã được đầu tư trên đất đó Việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa nước sang trồng cây hàng năm khác phải đảm bảo nguyên tắc vẫn có thể quay lại trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực khi cần thiết.
+ Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ ngân sách cho địa phương sản xuất lúa và chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa theo đúng Nghị định số 42/2012/NĐ-CPngày11/05/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
+ Đất chuyên trồng lúa nước phải được bảo vệ nghiêm ngặt trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chỉ được điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước trong trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Trong kỳ điều chỉnh phải bắt buộc chuyển một số diện tích đất chuyên trồng lúa nước ở các khu vực này sang các loại đất phi nông nghiệp khác phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nhu cầu đất ở (một số bản không thể bố trí đất ở mới ở các loại đất khác bắt buộc phải lấy vào đất trồng lúa thuộc các xã như Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Và, Nậm Lạnh và Thị trấn Sốp Cộp) phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tiết kiệm, đúng diện tích, không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, tưới tiêu cho diện tích còn lại,
-Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm:
Cây cà phê được xác định là cây trồng chủ đạo trong khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm Diện tích đất trồng cây cà phê tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã: Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Và, Nậm Lạnh Định hướng sử dụng loại đất này như sau:
+ Bảo vệ diện tích 277ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm hiện có Khuyến khích chuyển đổi diện tích trồng cây hàng năm khác ở các khu vực lân cận có điều kiện thổ nhưỡng đất đai phù hợp sang trồng cây công nghiệp lâu năm nhằm mở rộng diện tích.
+ Xây dựng vùng trồng cây công nghiệp liền vùng liền khoảnh, thuận lợi về giao thông thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình đưa mới giống cây trồng, công nghệ thâm canh, công nghệ chế biến để có những sản phẩm chất lượng cao, tăng cường xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu để sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu.
+ Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê nhân tại xã Sốp Cộp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua sản phẩm cà phê trên địa bàn huyện.
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sốp Cộp
- Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai các năm 1998, 2001, 2003 Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện đã và đang dần đi vào nề nếp.
- Hệ thống các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Trung ương ngày càng hoàn chỉnh nhất là khi có Luật Đất đai năm 2013 là cơ sở thuận lợi cho địa phương cụ thể hoá, triển khai thực hiện.
-Có sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND huyện.
- Nhận thức của nhân dân đối với đất đai nói chung và việc chấp hành pháp Luật Đất đai của các đối tượng quản lý, sử dụng đất đã ngày càng được nâng lên; các cấp, các ngành đã quan tâm chú trọng đến lĩnh vực đất đai.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sốp Cộp
3.2.1 Giải pháp về cơ chế pháp lý và chính sách
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội.
- Áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong quản lý và sử dụng bền vững đất dốc theo hướng nông nghiệp sinh thái.
- Cải tạo đất đã bị thoái hoá ở những vùng đất trống đồi trọc bằng các loài cây che phủ có bộ rễ khoẻ và cây họ đậu cố định đạm.
- Hạn chế xói mòn trên đất dốc bằng trồng xen canh hoặc luân canh các loại cây phủ đất nhằm cải thiện cấu trúc và lý tính của đất Đối với đất quá dốc nên kết hợp làm tiểu bậc thang tạo thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.
- Thực hiện thâm canh tăng vụ trên diện tích đất nông nghiệp, trong đó xây dựng các công trình thuỷ lợi và cứng hoá hệ thống kênh mương phải coi là giải pháp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi, hạn chế sâu bệnh, để có năng suất cao, chất lượng tốt.
- Tích cực trồng rừng trên diện tích đồi núi trọc, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên trên núi đá nhằm tránh tình trạng rửa trôi xói mòn đất, phòng ngừa và tăng tác hại của lũ núi.
- Sử dụng đất vào các hoạt động các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải có phương án thu gom xử lý triệt để chất thải rắn, nước thải, chống ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức triển khai chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc rà soát diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển đổi sang đất để đầu tư trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ và phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, để cho người dân có thu nhập từ nghề rừng và gắn bó với nghề rừng (Theo Quyết định số 845/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
- Giao đất đúng tiến độ theo khả năng thực hiện, đối với tất cả các trường hợp, dự án có nhu cầu sử dụng đất Các dự án lấy vào đất trồng lúa phải có phương án sử dụng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác để cải tạo các vùng đất trồng lúa kém chất lượng và phương án bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.
-Bố trí đất cho phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình phúc lợi xã hội và mở rộng khu dân cư theo hướng lựa chọn những khu vực ít đất trồng lúa hoặc những vị trí canh tác gặp nhiều khó khăn; hạn chế quy hoạch ở những vị trí trồng lúa thuận lợi, năng suất cao, chất lượng tốt.
- Đối với đất ở, khuyến khích những hộ có khuôn viên rộng, còn nhiều đất vườn chuyển nhượng cho nhau để tự giãn Các khu vực đông dân cư đấu giá quyền sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả.
Cần phải hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đòi hỏi phải được kiểm soát chặt chẽ, làm đúng theo Luật Đất đai và theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển cây ăn quả như: chính sách tín dụng, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, chính sách hỗ trợ theo các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ phát triển cây ăn quả.
Thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, cụ thể là lĩnh vực liên kết phát triển cây ăn quả.
Thực hiện có hiệu quả và triển khai nhân rộng các mô hình phát triển cây ăn quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Một trong những yếu tố hết sức quan trọng của sản xuất nông hộ là phải có vốn, sản xuất nông nghiệp luôn mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức, đúng thời điểm, kịp thời mới đạt năng suất, sản lượng và đưa lại hiệu quả kinh tế cao Hiện nay, số nông hộ sản xuất nông nghiệp thiếu vốn sản xuất chiếm 70%. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ở nông thôn, huy động vốn tự có, nhàn rỗi trong dân, mở rộng quỹ tín dụng trong cộng đồng, khuyến khích các hộ tương trợ giúp đỡ nhau đáp ứng yêu cầu kịp thời trong vụ sản xuất Giảm thủ tục cho vay đối với hộ nông dân, tạo điều kiện tối đa cho các hộ nông dân đặc biệt quan tâm đến các hộ thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo.
3.2.3 Giải pháp về kinh tế và kỹ thuật
Có giải pháp về kỹ thuật và khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cây ăn quả có múi, tập trung vào một số xã, bản có lợi thế nhất (Cam, Quýt ở Nà Mòn xã Mường Và; Quýt ở Lọng
Tòng, Nà Han xã Nậm Lạnh); chú trọng đầu tư thâm canh cây ăn quả có múi có ưu thế để làm vai trò hạt nhân, từ đó sẽ nhân ra diện rộng.