1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trồng cây chôm chôm huyện thống nhất, tỉnh đồng nai v1

64 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 272,24 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài (9)
    • 1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời (11)
    • 1.3. Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận (11)
      • 1.3.1. Khung phân tích (11)
      • 1.3.2. Đối tượng và dữ liệu nghiên cứu (12)
      • 1.3.3. Cách tiếp cận và phương pháp phân tích (13)
    • 1.4. Dự kiến kết cấu của đề tài (13)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÔNG HỘ VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ (15)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về thu nhập nông hộ (15)
      • 2.1.1. Khái niệm nông hộ (15)
      • 2.1.2. Khái niệm thu nhập nông hộ (16)
      • 2.1.3. Lược khảo các nghiên cứu trong nước và quốc tế (16)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (33)
  • CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN (57)
    • 4.1. KẾT LUẬN (57)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật[.]

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do lựa chọn đề tài

Vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là vấn đề có tầm chiến lược, mang tính trọng yếu, đột phá của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển Kinh tế - Xã hội đất nước Đảng và Nhà Nước luôn nhận thức tầm quan trọng, dành sự quan tâm và ưu tiên đầu tư đúng đắn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Điều đó thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua: Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 899/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; …

Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai được biết đến là huyện thuần nông, là thủ phủ trái cây của phía nam Chính quyền địa Phương cũng xác định đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn chính là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương Vì vậy, Huyện Thống Nhất đã sớm đồng bộ triển khai nhiều chính sách, chương trình thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và gặt hái được những kết quả tăng trưởng nổi bật. Thu nhập của nông hộ được cải thiện đáng kể, nông dân tại địa phương được tiếp cận được nhiều chương trình, chính sách thúc đẩy, tham gia được nhiều hiệp hội hỗ trợ và tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.

Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng thu nhập của nông hộ vẫn chưa phát triển đạt mục tiêu kỳ vọng: Thu nhập của nông hộ trên địa bànHuyện Thống Nhất vẫn còn thấp so với bình quân chung cả nước; Khoảng cách giàu nghèo tại địa phương có chiều hướng ngày càng gia tăng; Thu nhập của nông hộ còn bấp bênh, thiếu ổn định; Thu nhập nông hộ tại địa phương tăng trưởng không tương xứng với kỳ vọng của các chương trình, chính sách; Cuộc sống của nhiều nông hộ vẫn còn khó khăn Do đó, để triển khai thành công hơn nữa các chương trình hành động trọng tâm của Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai thì việc đánh giá cụ thể “Thực trạng hoạt động trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai đang diễn ra như thế nào? Các nhân tố nào tác động đến thu nhập của nông hộ trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai? Cần có giải pháp gì để cải thiện những nhân tố trọng yếu đó nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai?” là việc làm hết sức cần thiết.

Trên cơ sở đánh giá đó, địa phương cần nổ lực tập trung nguồn lực vào các nhân tố chính có ảnh hưởng lớn đến thu nhập nông hộ trên địa bàn để tạo ra các hiệu quả khác biệt

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ (Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Thịnh và Phan Thuận, 2013); Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở

An Giang (Nguyễn Lan Duyên, 2014); Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa: Nghiên cứu điển hình ở Huyện Thọ Xuân và Hà Trung (Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Văn Hướng, 2015); Tác động sự tham gia Hội Phụ nữ đến thu nhập nông hộ tại tỉnh Hậu Giang (Nguyễn Thùy Trang, 2017); Những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của hộ nông dân ở ĐBSCL, trong Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ ở ĐBSCL (Nguyễn Văn Ngân và

Lê Khương Ninh, 2008); Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nông hộ ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguyễn Văn Vương và cộng sự, 2013); Khả năng tiếp cận chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của nông hộ nuôi tôm sú ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Quốc Nghi, 2016) Phần lớn các đề tài liệt kê trên đều lựa chọn nông hộ là các hộ trồng lúa, chưa có đề tài nghiên cứu nào tìm hiểu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trồng cây chôm chôm, cụ thể là chôm chôm Vì lý do đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trồng cây chôm chôm: Trường hợp Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai” để làm luận văn Thạc sĩ.

Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời

Đề tài được thực hiện để tìm hiểu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ, từ đó đề xuất các khuyến nghị về chính sách giúp cải thiện thu nhập của hộ trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai Để giải quyết tốt mục tiêu nói trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng hoạt động trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai;

- Phân tích các nhân tố chính tác động đến thu nhập của hộ trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai;

- Giải pháp để cải thiện những nhân tố trọng yếu nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai.

Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ theo các nghiên cứu trong nước và quốc tế:

- Các nghiên cứu quốc tế

Các nghiên cứu quốc tế điển hình là: Dhraief M.Z., Bedhiaf-Romdhania

S., Dhehibib B., Oueslati-Zlaouia M., Jebali O., Ben Youssef S (2018) cho rằng việc gia tăng thu nhập để từ đó gia tăng việc áp dụng đổi mới công nghệ của nông hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, gồm: Tuổi của chủ hộ; Trình độ của chủ hộ; Kinh nghiệm chăn nuôi của chủ hộ; Dịch vụ khuyến nông; Số lượng lao động; Vốn vay; Sự tham gia các hiệp hội; Janvry và Sadoulet (2001); Yang

(2004); Marsh và Cộng sự (2007); Demurger và Cộng sự (2010); Klasen và Cộng sự (2013); Yu & Zhu (2013), cho rằng thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, gồm: Vốn; Tín dụng; Lãi suất; Diện tích đất đai; Trình độ học vấn; Kinh nghiệm sản xuất; Số lượng lao động; Cơ hội tiếp cận thị trường; Khả năng đa dạng hóa thu nhập

- Các nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh (2010), thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố là: Trình độ học vấn; Tuổi; Số lao động của hộ; Lượng vốn vay; Chi phí đầu vào; Diện tích đất canh tác; Lãi suất.

Nghiên cứu của Lê Đình Hải (2017) chỉ ra 3 nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của nông hộ theo thứ tự tầm quan trọng là: Quy mô vốn vay; Diện tích đất của nông hộ; Áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.

Nghiên cứu của Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011) chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở đồng bằng Sông Cửu Long là: Trình độ học vấn của chủ hộ; Tổng diện tích của hộ; Vay vốn; Tỷ lệ lao động; Ảnh hưởng dịch bệnh.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014), thu nhập của nông hộ trồng trọt và chăn nuôi chịu ảnh hưởng của các yếu tố là: Trình độ học vấn; Diện tích đất nông nghiệp; Thời gian cư trú tại địa phương; Số lao động tham gia hoạt động sản xuất; Khoảng cách đến trung tâm thị tứ; Lượng vốn vay; Lãi suất vay vốn; Vị trí xã hội của chủ hộ.

Theo nghiên cứu của Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Văn Hướng (2015), thu nhập nông hộ bị chi phối bởi các nhân tố: Quy mô đất sản xuất; Số lượng lao động; Học vấn; Giới tính chủ hộ; Khả năng tiếp cận vốn vay; Giá trị phương tiệu sản xuất.

Như vậy, kế thừa các nghiên cứu trong nước và ngoài nước chúng ta nhận thấy thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chính là: Tuổi của chủ hộ; Trình độ học vấn của chủ hộ; Số lao động trong hộ; Kinh nghiệm canh tác của chủ hộ; Diện tích đất canh tác; Chi phí sản xuất; Tham gia các tổ chức địa phương; Vay vốn tín dụng

1.3.2 Đối tượng và dữ liệu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố chính tác động đến thu nhập của hộ trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh ĐồngNai.

- Phạm vi: Phân tích các nhân tố chính tác động đến thu nhập của hộ trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai.

- Dữ liệu thứ cấp: về nông hộ được thu thập từ Ủy ban nhân dân, Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, các nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước

- Dữ liệu sơ cấp: được thu thập theo phương pháp khảo sát thuận tiện các nông hộ trồng chôm chôm mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên tại các Xã trồng chôm chôm trọng điểm của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai như: Bàu Hàm 2, Lộ 25, Hưng Lộc, Gia Kiệm Dữ liệu sơ cấp được thu thập theo tính thuận tiện và được thu thập vào thời điểm tháng 09/2021.

1.3.3 Cách tiếp cận và phương pháp phân tích

Học viên dự kiến sẽ sử dụng phương pháp:

- Phương pháp thống kê mô tả;

- Phương pháp phân tích tương quan Pearson;

- Phương pháp hồi quy tuyến tính.

Lựa chọn biến số dự kiến

Do bản chất của phương pháp hồi quy tuyến tính nên nghiên cứu này sẽ sử dụng hai nhóm biến số, gồm:

- Biến phụ thuộc là thu nhập của nông hộ trồng cây chôm chôm;

- Biến độc lập là các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trồng cây chôm chôm.

Dự kiến kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm 4 chương:

- Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý luận về thu nhập nông hộ và mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Thực trạng thu nhập nông hộ trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai và kết quả nghiên cứu

- Chương 5: Giải pháp cải thiện những nhân tố trọng yếu nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ trồng chôm chôm trên địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÔNG HỘ VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ

Cơ sở lý thuyết về thu nhập nông hộ

Trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam người nông dân luôn là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng dân số của đất nước Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm và nước ta đã bước sang thời đại công nghiệp lần thứ tư, nhưng người nông dân vẫn chiếm trên 65% dân số Việt Nam Vì lẽ đó, nông dân là chủ đề nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học Việt Nam.

Có rất nhiều khái niệm đến từ các nhà nghiên cứu khác nhau kể cả trong và ngoài nước về chủ đề nông hộ

Theo Chayanov (1925) cho rằng nông hộ hay hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, đó vừa là một đơn vị sản xuất, đồng thời vừa là một đơn vị tiêu dùng.

Hộ nông dân là một doanh nghiệp không sử dụng lao động làm thuê mà họ chỉ sử dụng lao động chính là các thành viên trong gia đình.

Còn theo Ellis (1993) cho rằng nông hộ là các hộ gia đình nông dân thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất trong hoạt động nông nghiệp, sử dụng lao động chủ yếu là những thành viên trong gia đình để sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao.

Theo Đào Thế Tuấn (1997) định nghĩa nông hộ là những hộ gia đình nông dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả các nghề làm rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO (2007),định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong các nghề bao gồm nghề trồng trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản Các sản phẩm hình thành qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các thành viên trong hộ gia đình và đa phần dựa vào lao động là thành viên trong gia đình.

Như vậy theo tác giả, mặc dù khái niệm nông hộ được định nghĩa khác nhau từ các nhà nghiên cứu, nhưng tựu chung nông hộ có những điểm chung sau đây: Đó là những hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn; Có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp; Nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề nông; Vừa là đơn vị kinh tế cơ sở, đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng.

2.1.2 Khái niệm thu nhập nông hộ

Theo Samuelson và Nordhause (1997), thu nhập là số tiền thu được mà một người hay hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định

Singh và Strass (1986), định nghĩa thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp

Theo Chayanov (1925), thu nhập nông hộ khác với thu nhập của các xí nghiệp tư bản Nông hộ là một doanh nghiệp không sử dụng lao động làm thuê mà chỉ sử dụng lao động gia đình, trong khi đó xí nghiệp tư bản chủ yếu thuê lao động ngoài gia đình Thu nhập nông hộ được xác định là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí vật chất.

Tổng cục thống kê (2010) định nghĩa thu nhập nông hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật có thể quy đổi thành tiền sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất mà các thành viên trong hộ nhận được trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm Các khoản thu nhập của nông hộ bao gồm: (1) Tiền thu từ tiền công, tiền lương; (2) Tiền thu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Tiền thu từ ngành nghề phi nông, lâm, ngư nghiệp (đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Tiền thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, vay thuần túy, thu nợ, bán tài sản và các khoản chuyển nhượng vốn)

Tóm lại, thu nhập nông hộ được xác định là thu nhập bằng tiền và giá trị hiện vật còn lại sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định.

2.1.3 Lược khảo các nghiên cứu trong nước và quốc tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ theo các nghiên cứu trong nước và quốc tế:

2.1.3.1 Các nghiên cứu quốc tế

Các nghiên cứu quốc tế điển hình là:

Theo nghiên cứu của Sultan và cộng sự (2004), thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố là: Định phí; Biến phí; Chi phí nhân công; Chi phí khác; Tỷ lệ đất canh tác nông nghiệp/ Tổng diện tích đất canh tác;

Nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2008), chỉ ra những nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ gồm: Chi phí giống; Chi phí phân bón; Chi phí thuốc hóa học; Số nhân khẩu trong gia đình;

Nghiên cứu của Parvin và Akteruzzaman (2012), cho ra kết quả những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của nông hộ là: Số thành viên trong hộ; Diện tích đất sản xuất; Thu nhập phi nông nghiệp;

Nghiên cứu của Thabit (2015) cho rằng thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Tuổi của chủ hộ; Giá trị tài sản; Khu vực sản xuất; Quy mô hộ; Số lượng lao động của hộ; Khoảng cách đến thị trường tiêu thụ; Điều kiện thời tiết;

Nghiên cứu của Karmini (2017) chỉ ra các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ gồm: Chi phí lao động; Chi phí làm đất; Diện tích đất sản xuất; Chi phí giống; Tuổi; Khấu hao công cụ; Kinh nghiệm của chủ hộ; Nhu cầu tiêu dùng gạo của chủ hộ;

Theo nghiên cứu của Dhraief M.Z và cộng sự (2018), cho rằng thu nhập của nông hộ chịu tác động của các nhân tố: Tuổi của chủ hộ; Trình độ của chủ hộ; Kinh nghiệm của chủ hộ; Dịch vụ khuyến nông; Số lượng lao động; Vốn vay; Sự tham gia các hiệp hội.

2.1.3.2 Các nghiên cứu trong nước

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 3.1 Tổng quan Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

Sơ đồ 1: Sơ đồ hành chính Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Thống Nhất thuộc trung tâm của tỉnh Đồng Nai, là huyện trung du của tỉnh Phía bắc huyện Thống Nhất giáp huyện Định Quán, phía nam giáp thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, phía đông giáp thành phố Long Khánh, phía tây giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Trảng Bom.

Về địa giới hành chính, huyện Thống Nhất bao gồm 1 thị trấn Dầu Giây và 10 xã là: xã Bàu Hàm 2, xã Gia Tân 1, xã Gia Tân 2, xã Gia Tân 3, xã Gia Kiệm, xã Quang Trung, xã Xuân Thiện, xã Hưng Lộc, xã Xuân Thạnh, xã Lộ 25. Hầu hết các xã của huyện Thống Nhất đều là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa trong đó có 2 xã đặc biệt khó khăn là xã Xuân Thiện và xã Xuân Thạnh. Điều kiện tự nhiên

Huyên Thống Nhất là huyện trung du, có địa hình cao nguyên đất đỏ xen núi thấp (cao trung bình dưới 400 m) Trên địa bàn huyện không có sông lớn, nhiều sông nhỏ, có hồ Sông Mây Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như đậu nành, thuốc lá, cà phê, cao su,

Huyện Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp xen kẻ với các trảng bằng, và lượn sóng Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, có hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam Hầu hết các khu vực đất bằng được sử dụng cho trồng cao su, phần diện tích đất còn lại được sử dụng để trồng cây lâu năm, lúa, rau màu Khu vực đất sườn thoải chủ yếu sử dụng cho trồng cây lâu năm và khu vực đất dốc bao gồm các núi Sóc Lu, Võ Dõng và Bình Lộc thì phần lớn diện tích sử dụng cho trồng chuối và các cây lâu năm khác.

Hạ tầng giao thông chính của huyện Thống Nhất là các tuyến đường bộ và đường sắt Các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện Thống Nhất bao gồm các tuyến đường Quốc lộ, Huyện lộ và hệ thống đường giao thông nông thôn của các xã.

Về Quốc lộ, huyện Thống Nhất có 2 tuyến Quốc lộ chính là: Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20 đi qua Kết cấu của các tuyến Quốc lộ này kết cấu đường bê tông nhựa Hai tuyến quốc lộ giao cắt nhau tại ngã tư Dầu Giây

Về Huyện lộ, hệ thống đường hiện nay hoàn toàn là đường tráng bê tông nhựa rộng từ 5 -7 m.

Về hệ thống đường giao thông nông thôn của các xã, hiện nay trên địa bàn huyện Thống Nhất có trên 152 tuyến đường giao thông nông thôn liên ấp thuộc các xã quản lý, trong đó khoảng 20% được tráng bê tông hoặc xi măng.Nhìn chung chất lượng các tuyến đường giao thông nông thôn của các xã chưa đảm bảo nhu cầu đi lại, lưu thông và vận chuyển hàng hoá của địa phương Mặt đường rộng giao thông nông thôn rộng từ 3-5 mét chủ yếu là đường đất, đường cấp phối sỏi đỏ Nhờ có chương trình đầu tư của chương trình 135 đối với các xã đặc biệt khó khăn nên các tuyến đường liên ấp của 2 xã Xuân Thạnh và Xuân Thiện đã cơ bản được nhựa hoá.

Huyện Thống Nhất có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ trên cả ba lĩnh vực: Nông nghiệp; Công nghiệp và Dịch vụ Với khí hậu và đất đai ưu ái rất thích hợp cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: cà phê, cao su, các loại cây chôm chôm, …

Ngoài ra, huyện Thống Nhất là cửa ngõ giao thông phía Đông của Miền Nam, Việt Nam Có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, giao thông, Là nơi giao điểm của các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành – TP Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt đi qua Huyện Thống Nhất có sức hút đầu tư rất lớn Trong tương lai, huyện sẽ có thêm tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua, và đây là tuyến đường huyết mạch trên trục giao thông Bắc - Nam, vùng Tây Nguyên và các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực.

Huyện Thống Nhất là nơi có nhiều người công giáo cư ngụ, nhiều tín đồ tôn giáo sống ở các xã Bàu Hàm, Gia Kiệm Hiện nay huyện Thống Nhất đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Dầu Giây Center City nằm trên địa bàn thị trấn Dầu Giây.

Hệ thống điện: Hệ thống lưới điện của huyện Thống Nhất hiện tại được cấp từ 3 chi nhánh điện lực đó là: Điện lực Thống Nhất, điện lực Long Khánh và điện lực Định Quán Lưới điện 22 - 15kV trên địa bàn huyện được xây dựng và cải tạo từ những năm gần đây và sử dụng bằng loại dây AC-20 do ngành điện đầu tư theo tiêu chuẩn Quốc gia Tuy nhiên, các tuyến trung thế chủ yếu tập trung theo các tuyến trục đường chính, một số tuyến đường xương cá ít dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp còn chưa được phủ lưới điện trung thế Do đó,năng lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vùng cây chôm chôm vẫn phải sử dụng nhiều nguồn năng lượng cung cấp từ máy phát của hộ gia đình,

Hệ thống chiếu sáng công cộng: Đã được lắp đặt tại khu tập trung đông dân cư dọc Quốc lộ 20 và khu vực ngã tư Dầu Giây dọc Quốc lộ 1A Cụ thể đoạn Quốc lộ 20 có bóng đèn cao áp 250W, trụ bê tông lưới thép từ trung tâm xã Quang Trung đến hết địa bàn xã Gia Tân 1 và Gia Tân 2 Khu vực ngã tư Dầu Giây có bóng cao áp 250W bằng trụ điện ngầm.

Một số ngành nghề thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Thống Nhất: Ngành nghề cưa xẻ gỗ: xã Xuân Thiện, xã Lộ 25, xã Hưng Lộc, xã

Quang Trung, xã Gia Kiệm, xã Gia Tân 1, xã Gia Tân 2, xã Gia Tân 3 Ngành nghề cưa xẻ gỗ trên địa bàn huyện có tiềm năng phát triển tạo thu nhập cao và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Nhưng bên cạnh đó, cũng còn gặp nhiều khó khăn về nguồn điện sản xuất, nguồn nguyên liệu để duy trì hoạt động quanh năm Hiện nay, hầu hết các cơ sở chỉ hoạt động sản xuất khoảng 6 đến 7 tháng trong năm, gây khó khăn trong việc duy trì lao động có tay nghề.

Ngành nghề may thêu: Hầu hết các cơ sở may thêu trên địa bàn huyện đều ở dạng may gia công nhỏ Chỉ có 2 cơ sở có quy mô vừa là cơ sở may thêu Hiệu Uy ở xã Gia Tân 1 chuyên may thêu áo dài xuất khẩu 100% sang Đức, và cơ sở may của ông Trần Văn Yên chuyên may gia công áo quần xuất khẩu.

Ngành nghề chế biến nông sản: Các xã Xuân Thiện, xã Xuân Thạnh, xã

Bàu Hàm 2, xã Hưng Lộc, xã Gia Tân 1, xã Gia Tân 2 và xã Lộ 25 đều có những cơ sở xay xát nhưng chỉ với quy mô nhỏ chủ yếu xay xát gia công cho nông dân tại địa phương Xã Gia Kiệm có các cơ sở sấy chuối, làm bún, sấy khô đóng gói rau quả Trong đó có một số Công ty có quy mô sản xuất vừa, có sản phẩm đa dạng như: chôm chôm đóng hộp, bột cà rốt, hành sấy, Xã Quang Trung có một vài cơ sở xay xát, làm bún nhỏ tiêu thụ tại địa phương Xã Gia Tân 3 có vài cơ sở xay xát, làm bún, giò chả, tách hạt điều.

3.1.2 Thực trạng hoạt động trồng chôm chôm tại Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

3.2.1 Kết quả khảo sát thống kê

Bảng 1: Cơ cấu giới tính của nông hộ khảo sát

Giới tính Số nông hộ Tỷ trọng (%)

Biểu đồ 1 Cơ cấu giới tính của nông hộ khảo sát

GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Các nông hộ trên địa bàn Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có nghề chính là trồng chôm chôm kết hợp các sản phẩm phụ nên chủ yếu là tự cung tự cấp, chưa phải là sản xuất hàng hóa nên chưa có nhu cầu vay vốn nhiều.

Ngoài ra, do trình độ văn hóa thấp nên nhiều hộ nông dân muốn vay ngân hàng nhưng ngại việc làm hồ sơ, thủ tục xin vay Để đảm bảo có thể cho hộ nông dân vay được thì cán bộ ngân hàng phải thiết kế hộ phương án sản xuất kinh doanh, sau đó để cho họ sao chép lại để hoàn thiện bộ hồ sơ vay Như vậy thì không đảm bảo được thủ tục pháp lý của ngân hàng, có những hộ vì tính phức tạp của hồ sơ vay vốn ngân hàng nên đành tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức với mức lãi suất rất cao.

Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các nông hộ trên địa bàn để chủ động sản xuất Hiện nay, mặc dù đã có nguồn vốn cho vay của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Cơ Sở, nhưng vẫn đáp ứng chưa đủ nhu cầu vay vốn của các nông hộ Tệ nạn cò tín dụng, cho vay nặng lãi vẫn tồn tại nhiều ở các địa phương làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của nông hộ.

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa quảng bá, truyền thông rộng rãi đến các hộ nông dân về các chương trình ưu đãi về việc hỗ trợ cho vay sản xuất nông nghiệp với mức lãi suất thấp.

Hiện tại, lãi suất cho vay của các TCTD giao động từ 14 - 22%/năm, so với giá trị sản phẩm sản xuất nông nghiệp thì lãi suất cho vay này vẫn còn quá cao Lợi nhuận từ việc trồng cây chôm chôm, nhất là vào thời điểm giá nông sản đi xuống, người nông dân bỏ vốn đầu tư chỉ biết lấy công làm lời vì thế lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.

Hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng còn có phần cứng nhắc, chưa linh hoạt, quá trình thẩm định vay vốn kéo dài, còn nhiều tiêu chí khắt khe, chưa tháo gỡ được những khó khăn của người vay vốn trong điều kiện thực tế Để hạn chế rủi ro, nhiều ngân hàng thẩm định, đánh giá phần lớn các khoản vay bằng tài sản thế chấp, chứ chưa thực sự chú trọng việc thẩm định dựa trên hiệu quả từ phương án sản xuất kinh doanh.

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở khu vực nông thôn cho thấy việc tiếp cận các chính sách, Chi phí sản xuất và diện tích đất của chủ hộ có ý nghĩa nhất Thực tế cho thấy nếu người nông dân vay vốn tín dụng tốt: tạo điều kiện vay vốn, hỗ trợ kinh nghiệm sản xuất, ổn định giá cả các mặt hàng nông sản thì nông dân sẽ an tâm sản xuất và có điều kiện mở rộng diện tích sản xuất Đây là điều kiện để các Tham gia tổ chức địa phương phát triển. Mặc khác khi chủ hộ càng nhiều tuổi họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động sản xuất và các Tham gia tổ chức địa phương, thu nhập của nông hộ sẽ cao hơn Ngoài ra, số năm đi học của lao động chính trong hộ càng cao thì họ dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật, việc tính toán, chọn mô hình canh tác trên mảnh đất của mình hiệu quả hơn.

Qua kết quả khảo sát, từ mô hình thống kê mô tả tác giả rút ra được một số nội dung đã tác động đến thu nhập của người dân nông thôn trên địa bàn khảo sát cụ thể như sau:

Hiện nay, thu nhập chính của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu vẫn là hoạt động trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), các hoạt động khác như làm thuê từ nông nghiệp, phi nông nghiệp và các hoạt động khác chiếm tỷ lệ rất thấp Vì vậy cần có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực hơn cho người dân giúp họ tăng thu nhập nâng dần mức sống của bản thân.

Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố về nguồn lực của nông hộ (lao động,tuổi của chủ hộ, số năm đi học của chủ hộ, số lao động chính trong hộ, việc tiếp cận các chính sách, sở hữu đất đai, giá cả đầu ra của mặt hàng nông sản) có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn khảo sát Do đó, nhà nước cần có nhiều chính sách tạo điều kiện để hỗ trợ người dân nâng dần hiệu quả nguồn lực của mình làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Trình độ học vấn của nông hộ đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật của người dân Các chính sách phổ cập giáo dục cần thực hiện sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các hộ dân tộc Khmer.

Diện tích đất canh tác nhỏ, manh mún khó khăn cho nông hộ trong việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp mở rộng sản xuất, tăng thu nhập Hộ dân tộc Khmer đã có bước chuyển biến tích cực, họ đã biết tích tụ ruộng đất để canh tác Tuy nhiên số hộ có diện tích đất canh tác nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 55%, cần có nhiều chính sách phù hợp hơn. Điều kiện canh tác khác nhau, địa bàn khác nhau thì các loại cây trồng chính cũng khác nhau Điều này thuận lợi cho các chính sách tái cơ cấu trong nông nghiệp như quy hoạch vùng, chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng chuyên canh, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của người dân.

Người nông dân tiếp cận kỹ thuật chủ yếu qua xem ti vi, nghe đài Vì vậy cần có các chính sách định hướng để người dân áp dụng: hướng dẫn những kinh nghiệm sản xuất hay, đã được nhân rộng hiệu quả của các địa phương được ngành khoa học thẩm định Tránh việc người dân chỉ tập trung vào kinh nghiệm sản xuất của bản thân chưa được kiểm chứng, đôi khi sẽ mang lại hiệu quả không như mong muốn.

Khó khăn của người nông dân hiện nay chủ yếu là thiếu vốn và giá cả vật tư nông nghiệp cao Cần có nhiều chính sách thiết thực hơn như giảm thủ tục cho vay và tăng lượng vốn vay đủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân Bên cạnh đó, các tổ chức đại diện cho lợi ích của người nông dân cần tạo điều kiện để người nông dân có thể mua phân bón vật tư đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và có thể trả chậm sau khi đã thu hoạch xong.

Qua phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ cho thấy một số biến phù hợp với mô hình nghiên cứu tại Đồng Nai như tuổi của chủ hộ, số năm đi học của chủ hộ, số lao động chính trong hộ, việc vay vốn tín dụng, Chi phí sản xuất, diện tích đất của chủ hộ, đều có ý nghĩa thống kê, có tác động lớn đến thu nhập nông hộ Các biến còn lại như số số năm đi học, nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp không phù hợp trong mô hình nghiên cứu này trên các địa bàn nghiên cứu tại Đồng Nai.

4.2 Một số giải pháp cải thiện thu nhập của nông hộ trồng chôm chôm tại địa bàn Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

Khơi thông nguồn vốn cho vay hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Ngày đăng: 19/04/2023, 12:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w