Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
44,99 KB
Nội dung
Chuyểnthanhtratuânthủsangthanhtratrêncơsởrủi ro. Lộ trình cụ thể tại Việt Nam. Mở đầu Vào những năm 1990, khái niệm về thanhtratrêncơsởrủiro xuất hiện như một thông lệ tốt nhất trên thế giới đối với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính. Kể từ khi xuất hiện, sự biến đổi đa dạng về kỹ thuật thanh tra, giám sát đã được các cơ quan thanh tra, giám sát xây dựng. Tâm điểm của những kỹ thuật này là ngôn ngữ chung về rủi ro; tiếp xúc thường xuyên với Hội đồng quản trị và Ban điều hành của tổ chức được giám sát; giám sát liên tục hoạt động tài chính và các chỉ số an toàn. Phương pháp giám sát linh hoạt có thể cho phép đánh giá cụ thể và kịp thời những bộ phận chức năng được xem là có nhiều rủiro nhất. Theo “Từ điển tiếng Việt” xuất bản năm 1992 thì thanhtra là “kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Theo tài liệu của Tổng thanhtra Pháp thì thuật ngữ thanhtra (inspection) bắt nguồn từ tiếng Latinh “In spectare” có nghĩa là nhìn vào bên trong. Theo đó, thanhtra là một thực tế đứng ngoài để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ quan, tổ chức; khác với sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ của cơ quan, tổ chức đó. Tháng 10 năm 2006, Hiệp ước vốn Basel I đã điều chỉnh, bổ sung vào 25 Nguyên tắc giám sát ngân hàng có hiệu quả những quy định mới về nâng cao năng lực quản trị rủiro của TCTD và tăng cường giám sát trêncơsởrủiro đối với tập đoàn ngân hàng. Mục tiêu khác của việc rà soát lại là để thúc đẩy sự nhất quán giữa các nguyên tắc cơ bản và các tiêu chuẩn tương ứng trong lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm cũng như lĩnh vực phòng, chống rửa tiền và sự minh bạch hóa. Đây là tài liệu rất tốt, để NHNN nghiên cứu, vận dụng vào quá trình thanh tra, giám sát với các TCTD. Luật Thanhtra năm 2010 nêu: “Thanh trachuyên ngành là hoạt động thanhtra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”. Theo đó, NHNN thực hiện thanhtrachuyên ngành về ngân hàng theo phương pháp thanhtratuânthủ . Trong lịch sử hoạt động của mình, Thanhtra NHNN đã và đang thực hiện thanhtra theo phương pháp thanhtratuânthủ đối với các tổ chức tín dụng. Trong thời kỳ ngân hàng một cấp (trước khi có Pháp lệnh ngân hàng, công ty tài chính) và thời kỳ đầu của mô hình ngân hàng hai cấp mới hình thành và đang hoàn thiện (NHNN và ngân hàng thương mại), phương pháp thanhtratuânthủ đã phát huy tốt tác dụng. Khi chuyểnsang giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng, hệ thống các TCTD có bước phát triển rất nhanh về quy mô và phạm vi hoạt động, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị trường tài chính phi ngân hàng (chứng khoán và bảo hiểm) có sức hấp dẫn cao, các TCTD có xu hướng thâm nhập sâu rộng hơn vào hoạt động này. Vì vậy, rủiro đối với các TCTD trở nên đa dạng hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng đồng hành cùng với các loại tội phạm mới xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng, rủiro về tác nghiệp và công nghệ trong điều kiện hệ thống quản trị, điều hành kinh doanh của các TCTD còn những yếu kém đang là nỗi lo lớn của các nhà quản lý ngân hàng. Mặc dù, các TCTD Việt Nam đang từng bước áp dụng có hiệu quả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo Hiệp ước vốn Basel trong công tác quản trị rủiro ngân hàng nhưng bốn loại rủiro trọng yếu là rủiro tín dụng, rủirothanh khoản, rủiro thị trường và rủiro hoạt động, trong đó đặc biệt rủiro tín dụng và rủiro thị trường vẫn đang tác động mạnh đến sự bất ổn trong hoạt động của các TCTD. Nâng cao năng lực quản trị rủiro là công việc sống còn của TCTD trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng. Sự phát triển mạnh mẽ của các TCTD cả về chiều rộng và bề sâu cũng đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước của NHNN phải được đổi mới, theo đó, thanhtratrêncơsởrủiro đối với TCTD là bước đi tất yếu của NHNN. I. Khái quát chung về điều kiện nền kinh tế hiện nay Kinh tế - xã hội nước ta năm 2013 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủiro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Chính sách bảo hộ hàng hóa nội địa diễn ra tại nhiều nước gây ảnh hưởng đến thị trường cầu. Thất nghiệp vẫn là mối quan tâm chính ở các nước phát triển. Sản xuất kinh doanh trong nước vẫn trong tình trạng khó khăn, thị trường cầu nội địa yếu. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm. Nợ xấu đang là gánh nặng cho nền kinh tế. Tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra trong những tháng đầu năm 2013. Việc làm của người lao động bấp bênh dẫn đến thu nhập giảm sút. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006, các doanh nghiệp trong nước đã đẩy mạnh tăng trưởng. Trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động, trong khi năng lực quản trị điều hành cải thiện chậm chạp. Trong khi đó, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng chủ yếu là thanhtratuân thủ, thanhtra hành chính, thiếu trọng tâm, trọng điểm; năng lực thanh tra, giám sát rủiro và an toàn còn hạn chế, đặc biệt là khả năng phân tích, đánh giá và cảnh báo rủiro đối với từng TCTD cũng như toàn hệ thống;hiệu lực, hiệu quả chưa cao, chưa xử lý kịp thời và nghiêm các rủiro trọng yếu. Nhiều văn bản quy định về nghiệp vụ, an toàn hoạt động ngân hàng, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các TCTD còn bất cập, chưa thực sự phù hợp với sự phát triển nhanh về quy mô và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. II. Thanhtratuânthủ 1. Khái niệm Thanh tra, giám sát tuânthủ là 1 loại thanh tra, giám sát truyền thống. Ở loại thanhtra giám sát này được dựa trêncơsở quy định của pháp luật, các quy định của nội bộ để thực hiện thanh tra, giám sát. Thanh tra, giám sát tuânthủ các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào so sánh giữa hoạt động diễn ra thực tế và các quy định hiện hành. Phương pháp này chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và những quy định trong giấy phép hoạt động của các TCTD. Thanhtratuânthủ sử dụng một hệ quy chiếu là các quy định của pháp luật. Các căn cứ để thực hiện thanhtra giám sát tuânthủ là Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các quy định nội bộ của các tổ chức tín dụng. - Phương pháp thanhtratuânthủcó những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, thanhtratuânthủ kiểm tra các thông tin, các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ của TCTD, từ đó góp phần bảo vệ pháp luật và giữ gìn kỷ cƣơng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thứ hai, thanhtratuânthủ chỉ đánh giá trên một phạm vi hạn chế. Thứ ba, thực hiện phương pháp thanhtratuân thủ, thanhtra viên chưa chỉ ra được những kẽ hở trong quản lý, chưa đưa ra những khuyến cáo về khả năng có thể xảy ra tổn thất của TCTD do những biến động của thị trường, kinh tế, chính trị, xã hội Thứ tư, yêu cầu để thực hiện phương pháp thanhtratuânthủ là không cao so với thanhtratrêncơsởrủi ro. Thứ năm, thanhtratuânthủ thực hiện phƣơng pháp luận phản ứng (reactive approach). Căn cứ vào các quy định của pháp luật. - Quy trình thanhtratuânthủ gồm những bƣớc cơ bản sau: Bước 1: Xác định những quy định bắt buộc TCTD phải thực hiện. Bước 2: Thực hiện đánh giá mức độ tuânthủ các quy định đó của TCTD. Bước 3: Đưa ra biện pháp xử lý đối với các vi phạm của TCTD (nếu có). Bước 4: Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Các bước của quy trình thanhtratuânthủ nêu trên được lặp đi, lặp lại trong suốt quá trình thực hiện giám sát từ xa, thanhtra tại chỗ của Thanhtra ngân hàng đối với các TCTD. Như vậy, có thể hiểu, thanh tra, giám sát tuânthủ các tổ chức tín dụng là hoạt động thanhtra giám sát dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để xác định quy trình tuân thủ, để xác định sai, đúng của từng vụ việc, từng loại hoạt động nghiệp vụ của một tổ chức tín dụng. Tuy nhiên Từ giữa năm 2011 đến nay, hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng đã tập trung làm rõ những vấn đề nổi cộm, rủi ro, yếu kém và những vi phạm của các TCTD. Theo đó, đã phát hiện nhiều vi phạm pháp luật, yếu kém của TCTD về quản trị, điều hành, kiểm toán, kiểm soát nội bộ; hạch toán kế toán; huy động vốn; hoạt động tín dụng, quy định về sở hữu cổ phần, thu - chi tài chính; an toàn kho quỹ; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, hoạt động liên ngân hàng, an toàn hoạt động của TCTD. Trêncơsở kết quả thanh tra, kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả chuyển hồ sơsangcơ quan điều tra, đồng thời tiến hành tái cơ cấu các TCTD phù hợp với thực trạng TCTD và quy định của pháp luật. Hiện nay, công tác thanh tra, giám sát được đổi mới mạnh mẽ theo hướng thanh tra, giám sát pháp nhân; kết hợp giữa thanh tra, giám sát tuânthủ với thanh tra, giám sát trêncơsởrủi ro. Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng được chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ương đến các địa phương nhằm thực hiện yêu cầu, mục đích của kế hoạch thanhtra hàng năm. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủiro và vi phạm pháp luật. Trong giai đoạn này, NHNN đẩy mạnh triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là: Thứ nhất, NHNN đã ban hành quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủiro trong hoạt động của TCTD theo hướng phản ánh đúng, đầy đủ hơn rủiro tín dụng, quy định về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng phân định rõ trách nhiệm, bộ máy, quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ của từng TCTD. Trong thời gian tới, NHNN sẽ sớm ban hành bộ quy định mới về an toàn hoạt động ngân hàng và quy chế quản trị rủiro tối thiểu. Đây sẽ là những văn bản quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản về an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN. Ngoài ra, NHNN đang nghiên cứu để ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của các loại hình TCTD khác như TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, TCTD là hợp tác xã để tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của từng loại hình theo đúng bản chất hoạt động và phục vụ cho quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Thứ hai, NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể các điều kiện cấp phép và tổ chức hoạt động của TCTD, quy định về phát triển mạng lưới các TCTD theo hướng thắt chặt điều kiện cấp phép và tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thứ ba, NHNN đang tiếp tục sửa đổi, ban hành các văn bản hướng dẫn về hoạt động nghiệp vụ của các TCTD (như ủy thác và nhận ủy thác; góp vốn, mua cổ phần) cho phù hợp với quy định hiện hành cũng như tình hình phát triển sản phẩm, dịch vụ của hệ thống TCTD. Thứ tư, NHNN ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành một số văn bản pháp luật tạo cơsở pháp lý hỗ trợ quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD như quy định về kiểm soát đặc biệt TCTD, góp vốn, mua cổ phần bắt buộc đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD Việt Nam. NHNN sẽ trình Chính phủ sửa đổi, thay thế quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng tăng cường trách nhiệm và nghiêm khắc hơn đối với các sai phạm trong hoạt động của TCTD. Tóm lại, từ cuối năm 2011 đến nay, trêncơsở đổi mới phương thức hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng và tăng cường xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ, ngành Ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống và nâng cao chất lượng hoạt động, quản trị điều hành của các TCTD, góp phần triển khai thành công Đề án cơ cấu lại các TCTD. III. Thanhtratrêncơsởrủiro 1. Khái niệm Trong lĩnh vực ngân hàng, rủiro là khả năng các sự kiện được dự đoán trước hay không được dự đoán trước có thể gây ra tác động bất lợi đối với vốn hay thu nhập của tổ chức tín dụng. Có nhiều cách phân loại các rủiro trong hoạt động ngân hàng, thực tế hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay bị chi phối chủ yếu bởi các loại rủiro chính: - Rủiro tín dụng - Rủiro thị trường: rủiro lãi suất, rủiro hối đoái, rủiro về giá. - Rủirothanh toán - Rủiro hoạt động - Rủiro chiến lược - Rủirotuân thủ. Chấp nhận và quản lí rủiro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên các loại rủiro chấp nhận được phải được tổ chức tín dụng tính đến trong chiến lược kinh doanh của mình và cần phải được hiểu thấu đáo, được đo lường, kiếm soát và nằm trong phạm vi khả năng sẵn sàng ứng phó với những bất lợi có thế chấp nhận được của tổ chức tín dụng. Phương pháp thanhtra ngân hàng trêncơsởrủiro là phương pháp thanhtra trong đó tập trung vào việc đánh giá mức độ rủiro mà TCTD gặp phải khi không tuânthủ các quy định, quy trình đã có và khi không có các thủ tục, quy trình hoạt động phù hợp. - Đặc điểm cơ bản của phƣơng pháp thanhtratrêncơsởrủi ro: Thứ nhất, thanh tra, giám sát trêncơsởrủiro tập trung đánh giá tổng thể TCTD thông qua việc xem xét, kiểm tra hồ sơ tài liệu, các chính sách, quy trình, hệ thống và thực tiễn công tác quản lý của TCTD. Thứ hai, thanh tra, giám sát trêncơsởrủiro cho phép định hƣớng t hanh tra, giám sát vào những lĩnh vực, những TCTD có mức độ rủiro cao và rủirocó khả năng tác động tới sự an toàn của hệ thống các TCTD. Thứ ba, thanh tra, giám sát trêncơsởrủiro dựa rất nhiều vào báo cáo kiểm toán nội bộ của bộ phận kiểm toán nội bộ của TCTD. Thứ tư, thanh tra, giám sát trêncơsởrủiro kết hợp cả đánh giá khách quan và chủ quan của thanhtra viên. Thứ năm, thanh tra, giám sát trêncơsởrủiro đòi hỏi Thanhtra Ngân hàng thực hiện cả việc dự báo. Thứ sáu, thanh tra, giám sát trêncơsởrủiro thực hiện đánh giá mức độ rủiro của TCTD theo khung đánh giá rủi ro, trong đó tập trung đánh giá mức độ rủiro TCTD gặp phải khi không tuânthủ các quy định, quy trình đã có và khi không có các thủ tục, quy trình hoạt động phù hợp. Thứ bảy, yêu cầu để thực hiện thanh tra, giám sát trêncơsởrủiro là rất cao đối với cả Thanhtra Ngân hàng cũng như TCTD. Mục tiêu: góp phần giảm thiểu rủiro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, giữ ổn định cho từng tổ chức tín dụng, và đảm bảo an toàn, ổn định phát triển cho cả hệ thống tổ chức tín dụng. 2. Quy trình thanh tra, giám sát trêncơsởrủiro Một ví dụ đơn giản: ngân hàng thương mại X cho vay một khách hàng tới 14,8% vốn tự có. Bằng thanhtratuân thủ, kết luận ngân hàng chấp hành nghiêm pháp luật. Tuy nhiên, quan sát trên khía cạnh rủiro ngân hàng vẫn có thể không thu hồi được nợ do vi phạm quy trình nội bộ về cấp tín dụng dẫn đến thẩm định không chính xác về tài chính của khách hàng vay vốn. Dưới đây mô tả thanhtratrêncơsởrủiro là một quy trình liên tục gốm 6 bước: Bước 1, 2, 6 liên quan đến việc lập kế hoạch, giành ưu tiên giám sát và thanhtra đối với một TCTD; những bước này thường được hoàn thành tại NHNN bởi bộ phận giám sát từ xa, bộ phận phân tích, Ban lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và bởi thanhtra viên tại chỗ được giao nhiệm vụ giám sát và báo cáo về TCTD giữa các kỳ thanh tra. Bước 3, 4 và 5 liên quan đến việc xác định, thực hiện, báo cáo và ra kết luận thanh tra; những bước này được hoàn thiện bởi đoàn thanhtra tại chỗ với kết luận và các biện pháp sửa chữa do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng đưa ra. Bước 1: Hiểu biết về TCTD và đánh giá rủiro của TCTD Bước này xuất phát từ nguyên tắc cơ bản 19 của Ủy ban Basel. Người được giao nhiệm vụ lập bản Tình hình và chiến lược của tổ chức tín dụng phải hiểu và tóm lược các thông tin về quy mô, sở hữu, lãnh đạo, hoạt động kinh doanh và địa điểm kinh đoanh, kết quả thanhtra trước đây và tính hình hiện tại. Ngoài ra, người lập phải đánh giá lĩnh vực córủiro lớn nhất của tổ chức tín dụng và đề xuất chiến lược thanhtra để tóm lược các vấn đề và lĩnh vực cần phải thanhtra tại chỗ. Bằng cách tập trung vào các lĩnh vực cần phải thanhtra tại chỗ. Bằng cách tập trung vào các lĩnh vực córủiro lớn, thanhtra viên có thể giám sát mỗi tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống tổ chức tín dụng một cách hiệu quả hơn… Tình hình và chiến lược của tổ chức tín dụng là một tài liệu được thiết kế để tóm lược những thông tin quan trọng nhất về mỗi tổ chức tín dụng, tài liệu này bao gồm các phần sau: + Thông tin chung và cơ cấu của tổ chức tín dụng + Kết quả của cuộc thanhtra trước + Tóm tắt tình hình hiện tại + Các rủiro chính + Đề xuất chiến lược thanh tra. Thông thường thì Bản tình hình và chiến lược của tổ chức tín dụng do bộ phận phân tích lập. Nhằm thu thập các thông tin cần thiết đề hoàn thiện nhiệm vụ này, người lập tài liệu trên cần phải xem xét các tài liệu được thảo luận. Lưu ý rằng việc hoàn thiện bản tình hình và chiến lược của tổ chức tín dụng có thể mất vài ngày hoặc 1 tuần, phụ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức tín dụng và mức độ sẵn có của thông tin. Các dữ liệu này phải có thông qua giám sát từ xa, Người lập cũng phải xác định xem có thay đổi gì về sở hữu và cơ cấu đang hoặc được dự kiến sẽ xảy ra là không. Đang xảy ra có nghĩa là tổ chức tín dụng đã xin phép thực hiện các hoạt động mới, mở chi nhánh mới, hoặc thay đổi về sở hữu. Dự kiến xảy ra là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước biết sẽ có những thay đổi này qua tiếp xúc với tổ chức tín dụng. Người lập phải sử dụng thông tin thu thập được Vì hoạt động thanhtratrêncơsởrủiro nhằm mục đích kiểm soát rủiro liên tục, việc hiểu biết về mỗi TCTD là điểm bắt đầu tốt nhất, do đó nên có quy trình phù hợp để phát triển và duy trì việc hiểu biết toàn diện về tình hình rủiro của mỗi TCTD. Bước 2 : lập kế hoạch thanhtra đối với mỗi TCTD Khi rủiro của mỗi TCTD đã được xác định thì Cơ quan thanh tra, giám sát có thể đánh giá các rủiro đó trong hệ thống TCTD và đặt ra thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ thanhtra cần thực hiện. Phải có sự ưu tiên này trong toàn hệ thống và cho mỗi TCTD. Thanhtra giám sát trêncơsởrủiro nhằm đặt thanh tra, giám sát viên vào chỗ cần họ nhất. Rủiro đôi khi là lớn đối với một TCTD nhưng lại không lớn đối với hệ thống TCTD. Trong những trường hợp như vậy, người lãnh đạo phải cân đối rủiro của các TCTD nhỏ (đặc biệt nếu rủiro đó liên quan đến khả năng tiếp tục tồn tại của TCTD đó) so với rủiro lớn trong hệ thống TCTD. Thường thì nguồn nhân lực của thanhtra là không đủ để đáp ứng cho tất cả các vấn đề cần quan tâm của cả hệ thống cũng như của mỗi TCTD, do đó cần thiết phải để chủ động trong hoạt động thanh tra. Bước 3: Thành lập đoàn thanhtra và công tác chuẩn bị Khi rủiro được nhận dạng và đánh giá, và khi đã lập xong kế hoạch, Ban lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ ra quyết định thanhtra và giai đoạn lập kế hoạch trở nên rất chi tiết. NHNN sẽ lựa chọn một đoàn thanhtra và một trưởng đoàn để tiến hành thanhtra tại chỗ. Trưởng đoàn lập bản phạm vi công việc xác định các mục tiêu chi tiết dự kiến đạt được liên quan đến những công việc cần làm trong quá trình thanhtra tại chỗ. Trưởng đoàn cũng dự thảo một thư yêu cầu gửi đến TCTD, yêu cầu TCTD chuẩn bị các báo cáo và tài liệu cụ thể. Một số nội dung trong thư yêu cầu này có thể được gửi trước cho TCTD, một số nội dung khác được thu thập và lưu giữ cho đến khi đoàn thanhtra đến làm việc tại TCTD. Bước 4: Tiến hành hoạt động thanhtraThanhtratrêncơsởrủiro cần phải chú trọng vào các lĩnh vực córủiro cao nhất của TCTD và cách thức mà TCTD quản lý những rủiro này. Các thành viên của đoàn thanhtra tiến hành đánh giá từng lĩnh vực rủiro và bộ phận chức năng mà họ được phân công. Các thành viên này lập hồ sơthanhtra để ghi chép lại các hoạt động và các phát hiện trong quá trình tiến hành thanh tra. Hồ sơthanhtra (gồm cả báo cáo của từng thành viên được nộp cho trưởng đoàn) Bước 5: Kết luận và các biện pháp sửa chữa Trưởng đoàn là người lập báo cáo cuộc thanh tra, đây là báo cáo chính thức về những phát hiện của đoàn thanh tra. Từ báo cáo của đoàn thanh tra, các tài liệu liên quan và qua thảo luận với các đơn vị chức năng của NHNN, lãnh đạo TCTD được thanh tra, Người ra quyết định thanhtra ban hành kết luận thanhtra và quyết định việc cần thiết phải áp dụng hình thức xử lý, biện pháp chỉnh sửa tương ứng với mức độ sai phạm của TCTD. Bước 6: Giám sát việc TCTD chấn nhỉnh sau thanhtra Các báo cáo định kỳ của TCTD cung cấp cho Cơ quan thanh tra, giám sát những thông tin cần thiết để đánh giá mức độ đầy đủ trong việc thực hiện của TCTD. Khi TCTD tuânthủ đầy đủ tất cả các yêu cầu theo kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ quyết định việc chuyểnsang giám sát thường xuyên đối với TCTD. Trường hợp TCTD không thực hiện đúng tiến độ chấn chỉnh sau thanhtra hoặc tiếp tục có biểu hiện kém an toàn, Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ quyết định các cấp độ xử lý tương xứng. Thanhtratrêncơsởrủiro là phương pháp thanhtra tiên tiến. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp thanhtra này vào Việt Nam cần có lộ trình thích hợp phù hợp với thực trạng quản trị rủiro của TCTD và năng lực giám sát TCTD của NHNN. Từ năm 2007, Đề án Cải cách tổ chức và hoạt động Thanhtra Ngân hàng (Quyết định số 1976/QĐ-NHNN) đã nêu lên 7 nội dung cơ bản trong đó nhấn mạnh việc chuyển hướng từ thanhtratuânthủsangthanhtratrêncơsởrủi ro. Theo đó NHNN cần “Xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanhtra - giám sát dựa trêncơsởrủiro và hợp nhất kết hợp với thanhtra - giám sát tuânthủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủiro trong hoạt động ngân hàng”. Cho đến nay, mặc dù tiến độ triển khai đề án còn chậm nhưng NHNN đã có khung cơ bản về giám sát từ xa theo CAMELS và sổ tay thanhtratrêncơsởrủiro phiên bản 1. Cơ quan Thanh tra, giám sát đã từng bước áp dụng thí điểm thanhtratrêncơsởrủiro với một số pháp nhân NHTM. Đó là tiền đề quan trọng để có thể thực hiện Điều 51 Luật NHNN có hiệu lực từ tháng 1 năm 2011. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần phải sớm làm rõ ba việc sau đây khi triển khai thanh tra, giám sát theo hai Luật về ngân hàng: 1. Cách thức kết hợp giữa thanhtratuânthủ với thanhtratrêncơsởrủiro để thực hiện đúng Điều 51 Luật NHNN, Luật Thanhtratrêncơsở hướng tới các thông lệ quốc tế về giám sát ngân hàng; 2. Làm rõ khái niện về thanhtra toàn bộ để thực hiện “nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng” theo Điều 51.3 Luật NHNN. 3. Và để thực hiện được hai nội dung trên, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phải sớm xây dựng “trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng” trong đó xác định rõ phạm vi thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố khi thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của TCTD. 3. Yêu cầu thực hiện phương pháp thanhtratrêncơsởrủiro - Yêu cầu về thể chế, khung pháp lý (hệ thống pháp luật). - Yêu cầu về phương pháp thanh tra. - Liên hệ thường xuyên với lãnh đạo cấp cao của các TCTD; - Có khả năng đánh giá đƣợc hệ thống quản lý rủiro của các TCTD; - Thanhtra viên ngân hàng phải có đủ năng lực, trình độ để thu thập, phân tích, đánh giá, xếp loại TCTD một cách khách quan và chính xác; - Hệ thống kế toán của các TCTD phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo được tính chính xác, kịp thời và minh bạch của các loại báo cáo [...]... khác của hệ thống hành pháp Thứ ba, Thanhtra ngân hàng ở Việt Nam chưa có quy trình thanhtratrêncơsởrủiro và sổ tay thanhtratrêncơsởrủiro Do chưa xây dựng được quy trình thanhtratrêncơsởrủiro và sổ tay thanhtratrêncơsởrủiro nên việc chuyển từ thanhtratuânthủsangthanhtratrêncơsởrủirotrên thực tế chưa thể thực hiện được Thứ tư, Thanhtra ngân hàng chưa xây dựng được... độ sangthanhtratrêncơsởrủiro do là kết hợp thanhtratuânthủ với thanhtratrêncơsởrủiro Cuối năm 2008, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo từ quý I năm 2009 trở đi, Thanhtra NHNN phải áp dụng dần phương pháp thanhtratrêncơsởrủiro khi thanhtra TCTD Trong năm 2009 cùng với việc thanhtrathử nghiệm ở một vài TCTD, Thanhtra Ngân hàng Trung ương đã tiến hành kết hợp thanhtratuânthủ với thanh. .. chậm thực hiện phương pháp thanhtratrêncơsởrủiroCó thể cho rằng việc chậm chuyển đổi từ mô hình thanhtratuânthủsang mô hình thanhtratrêncơsởrủiro ở Việt Nam xuất phát từ các nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, mô hình tổ chức và hoạt động phân tán của Thanhtra ngân hàng hiện nay chưa cởi trói và tạo điều kiện cho thực hiện phƣơng pháp thanhtratrêncơsởrủiroThứ hai, hiện tại chưa... chuẩn mực quốc tế (thanh tratrêncơsởrủi ro) Thứ bảy, hạ tầng cơsở hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả (trong đó có việc thực hiện phương pháp thanhtratrêncơsởrủi ro) chưa được đảm bảo Thứ tám, nguyên nhân từ phía TCTD: năng lực quản trị, điều hành, đặc biệt quản trị rủiro của các TCTD nhìn chung còn nhiều hạn chế Phương pháp thanhtratrên cơ sở rủi ro yêu cầu phải có... làm điều kiện tiền đề cho Thanhtra ngân hàng thực hiện thanhtratrên cơ sở rủi ro Như vậy, mặc dù Thanhtra ngân hàng đã sơ khởi thực hiện phương pháp thanhtratrên cơ sở rủi ro nhưng xét về phương diện pháp lý và so với thông lệ tốt và chuẩn mực quốc tế thì có thể đánh giá rằng Thanhtra ngân hàng ở Việt Nam thực chất chưa thực hiện phương pháp thanhtratrên cơ sở rủi ro 5 Nguyên nhân của việc... phương pháp thanhtra ngân hàng tại Việt Nam Hoạt động thanhtra của Thanhtra Ngân hàng đối với các TCTD trước đây chủ yếu theo phương pháp thanhtratuânthủtrên cơ sở sử dụng kết hợp hai quy chế giám sát từ xa và thanhtra tại chỗ Từ năm 2004, Thanhtra ngân hàng đã có bước sơ khai trong việc sử dụng phương pháp thanhtratrêncơsởrủiro Tuy nhiên, khung pháp lý cho phương pháp này vẫn đang trong quá... thanhtra ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel) Theo đó, 19/25 nguyên tắc phần lớn chưa tuân thủ, 2/25 nguyên tắc tuânthủ phần lớn, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 3/25 nguyên tắc chưa áp dụng - Thực hiện phương pháp thanhtratrêncơsởrủiro Mặc dù, hoạt động thanhtra của Thanhtra ngân hàng đối với các TCTD thời gian qua chủ yếu thực hiện theo phƣơng pháp thanhtratuân thủ, nhƣng Thanh. .. nhiều rủi ro, do vậy việc giữ cho hệ thống này phát triển ổn định, bền vững thì yêu cầu tất yếu và không thể thiếu là phải thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, giám sát Tuy nhiên, phương pháp thanhtratuânthủ ngày tỏ ra kém hiệu quả, đòi hỏi phải chuyển đổi sang phương pháp thanhtratrêncơsởrủiro Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra cơsở pháp lý cho quá trình chuyển đổi phương pháp thanh tra. .. nhiệm trong quá trình thanh tra, giám sát các TCTD - Thiếu cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động hữu hiệu giữa Thanhtra ngân hàng với các cơ quan thanhtra giám sát tài chính trong nước Lộ trình Trong phạm vi hẹp, thứ nhất đó là việc hoàn thiện cuốn “Sổ tay thanhtratrêncơsởrủiro (sổ tay) Cuốn sổ tay này sẽ chỉ dẫn cách thức vận dụng tốt nhất các thông lệ quốc tế về kỹ năng thanh tra, ... khung pháp lý phù hợp để Thanhtra ngân hàng thực hiện phương pháp thanhtratrêncơsởrủiroTrên thực tế, dù đã có nhiều điều khoản của Luật NHNN Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về hoạt động thanhtra ngân hàng nhưng hầu như chưa tiếp cận phương pháp thanhtratrêncơsởrủiro mà chỉ tập trung vào việc thanhtra chấp hành pháp luật . ba, Thanh tra ngân hàng ở Việt Nam chưa có quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro. Do chưa xây dựng được quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro và sổ tay thanh. rủi ro và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro nên việc chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro trên thực tế chưa thể thực hiện được. Thứ tư, Thanh tra ngân hàng chưa xây. bước quá độ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro do là kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro. Cuối năm 2008, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo từ quý I năm 2009 trở đi, Thanh tra NHNN phải