1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống đồng bộ các thiết bị phục vụ mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh quy mô trang trại đề tài nhánh thiết kế mô hình nuôi tôm thương phẩm quy mô trang trại

20 545 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 300,21 KB

Nội dung

Lin Trưởng khoa giới thiệu chung về mô hình, công nghệ và thiết bị nuôi tôm hiện tại ở Thái Lan 01 ngày, - Tham quan các cơ sở nuôi tôm thương phẩm thâm canh ở 06 tỉnh nuôi tôm trọng đi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ SẢN

-*** - CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐỌAN 2001 – 2005

“ Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp và nông thôn “ ( Mã số KC 07 )

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NHÁNH:

THIẾT KẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM

THÂM CANH QUI MÔ TRANG TRẠI

THUỘC ĐỀ TÀI TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC:

“NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG ĐỒNG BỘ

CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM

THÂM CANH QUI MÔ TRANG TRẠI”

( Mã số :KC.07.27 )

Chủ nhiệm đề tài : - PGS.TS Phạm Hùng Thắng

Cộng tác viên : - TS Phạm Xuân Thuỷ

- KS Trình Văn Liễn

6223-2

02/11/2007

Nha Trang, 6 - 2006

Trang 2

Chương I

TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM THÂM CANH QUI MÔ TRANG TRẠI

I Tổng quan về công nghệ và mô hình nuôi tôm thương phẩm qui mô trang trại ở Thái lan

Thực hiện đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt, Từ 20 - 29/3/2004, chủ nhiệm đề tài, sau khi tham vấn với các cơ quan phối hợp, đã thực hiện tham quan - khảo sát tình hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh ở Thái Lan (quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới hiện nay)

Đoàn tham quan - khảo sát gồm :

1 PGS.TS Phạm Hùng Thắng CNĐT - Trưởng đoàn

2 KS Trình Văn Liễn, GĐ trung tâm NC nuôi trồng thuỷ sản - Đoàn viên

3 TS Trang Sĩ Trung, CBGD khoa nuôi trồng thuỷ sản - Đoàn viên

Theo hợp đồng với Khoa nuôi trồng thủy sản - Học viện Công nghệ châu Á (AIT), Đoàn đã thực hiệncác nội dung sau :

- Được GS K Lin (Trưởng khoa) giới thiệu chung về mô hình, công nghệ và thiết bị nuôi tôm hiện tại ở Thái Lan (01 ngày),

- Tham quan các cơ sở nuôi tôm thương phẩm thâm canh ở 06 tỉnh nuôi tôm trọng điểm của Thái Lan (Bangkoc, Chachoengsoa, Chantaburi, Pattaya, samutsakom và Samutsongkarm ), Trong đó có cơ sở nuôi tôm thâm canh của dự án nhà Vua Thái ở Vịnh KUNGKRABEN

- Tham quan các cơ sở dịch vụ thủy sản ( chợ đầu mối tôm, cơ sở nghiên cứu & sản xuất thức ăn và hóa chất phục vụ nuôi tôm

Kết quả tham quan khảo sát cho thấy :

- Sau thời kỳ phát triển quá mạnh về nuôi tôm công nghiệp, do không được đầu tư trang bị kỹ thuật đúng mức nên hậu quả dịch bệnh và ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm

ở Thái Lan rất trầm trọng, gây tổn thất rất lớn cho người nuôi tôm (1996 - 1997) Trước khó khăn này, Chính phủ Thái Lan đang chủ trương giảm diện tích và mật độ nuôi tôm

để triển khai các biện pháp khôi phục môi trường

Trang 3

- Trược sự thất bại báo trước của vụ kiện tôm ở Mỹ, Thái Lan đang chuyển dần các diện tích nuôi tôm qua nuôi các đối tượng khác hiệu quả hơn như ốc hương, cá chẽm,

cá mú

- Mô hình nuôi tôm thâm canh hiện tại cơ bản là nuôi mật độ thấp (dưới 25 con /m2 )

và chỉ sử dụng chế phẩm sinh học Diện tích nuôi dao động từ 0,2 -1,0 ha, độ sâu ao nuôi 1,5 - 2,0m

- Về thiết bị kỹ thuật phục vụ hiện có chỉ gồm:

* Bơm cấp nước nuôi và xả nước thải kiểu bơm hướng trục (kiểu tuhuýt của Việt Nam)

* Thiết bị sục khí - đảo nước dùng thông dụng 02 dạng: Quạt nước và máy sục Venturi

* Các thiết bị kỹ thuật đo môi trường dùng phổ biến 02 loại : Bộ KIT hoá học (do Thái lan sản xuất) và các bộ đo kỹ thuật số (do Đài Loan và Mỹ sản xuất) Bộ KIT

được trang bị đến từng trại nuôi, còn bộ đo kỹ thuật số trang bị cho các HỘI nuôi tôm

địa phương

* Các thiết bị kỹ thuật khác:T/B cho tôm ăn cơ khí và tự động, T/B kiểm soát và điều chỉnh môi trường, thiết bị thu tôm sống, T/B tách chất thải đặc, T/B sử lý nước thải tuần hoàn không được sử dụng

Đánh giá chung:

- Mô hình nuôi tôm công nghiệp ở Thái Lan hiện nay cơ bản là mật độ thấp và thân thiện với môi trường

- Các thiết bị kỹ thuật phục vụ ở trình độ trung bình tương tự như thiết bị hiện có ở Việt nam hiện nay

II Tổng quan về công nghệ và mô hình nuôi tôm thương phẩm qui

mô trang trại ở Đài Loan

Từ ngày 20/27/5/2004, phối hợp với công ty Chuan kuan (Đài Loan), Đoàn tham quan - khảo sát gồm :

1 PGS.TS Phạm Hùng Thắng CNĐT - Trưởng đoàn

2 KS Trình Văn Liễn, GĐ trung tâm NC nuôi trồng thuỷ sản - Đoàn viên

3 Th.S Ngô Xuân Hiến, CBGD khoa NTTS - Đoàn viên

Trang 4

Theo hợp đồng với công ty nuôi trồng thủy sản Chuan kuan -Tp Kao Shùng, Đài Loan ,Đòan đã thực hiện các nội dung sau :

- Tham quan - khảo sát hệ thống nuôi tôm thâm canh của miền Trung và Nam đảo Đài Loan

- Thăm quan các viện NC nuôi trồng và chế biến thuỷ sản tại Tp Kao Shùng

Kết quả tham quan khảo sát cho thấy :

- Sau thời kỳ phát triển quá mạnh về nuôi tôm công nghiệp, hậu quả dịch bệnh và

ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm ở Đài Loan rất trầm trọng, gây tổn thất rất lớn cho người nuôi tôm (1988) Trước khó khăn này, các công ty nuôi Đài Loan đang chủ trương chuyển dần các diện tích nuôi tôm qua nuôi các đối tượng khác hiệu quả hơn như ốc hương, cá chẽm, cá mú theo hướng dịch vụ giống và thức ăn

- Mô hình nuôi tôm thâm canh hiện tại cơ bản là nuôi mật độ trung bình (dưới 40 con /m2 ) Diện tích nuôi dao động từ 0,2 -1,0 ha và độ sâu ao nuôi: 1,2 -1,8 m Do rất lạm dụng hoá chất và ít đầu tư xử lý chất thải nên các vùng nuôi ở Đài Loan rất ô nhiễm ( hơn cả ở Việt Nam)

- Về thiết bị kỹ thuật phục vụ hiện có chỉ gồm:

* Bơm cấp nước nuôi và xả nước thải kiểu bơm ly tâm (do đài Loan chỉ nuôi cao triều)

* Thiết bị sục khí - đảo nước dùng thông dụng 02 dạng : quạt nước và thổi khí đáy

* Các thiết bị kỹ thuật đo môi trường dùng phổ biến loại đo kỹ thuật số (do Đài Loan

và Mỹ sản xuất)

* Các thiết bị kỹ thuật khác:T/B cho tôm ăn cơ khí và tự động, T/B kiểm soát và điều chỉnh môi trường, thiết bị thu tôm sống, T/B tách chất thải đặc, T/B sử lý nước thải tuần hoàn không được sử dụng Máy cho tôm ăn tự động F1-3 chỉ có theo quảng cáo, Thực tế máy này chỉ dùng cho cá ăn và không lắp bộ tự động cho ăn theo thời gian

Đánh giá chung:

- Mô hình nuôi tôm công nghiệp ở Đài Loan hiện nay cơ bản là mật độ trung bình và không thân thiện với môi trường

- Các thiết bị kỹ thuật phục vụ ở trình độ trung bình tương tự như thiết bị hiện có ở Việt nam hiện nay

Trang 5

III Tổng quan về công nghệ và mô hình nuôi tôm thương phẩm qui mô trang trại ở Việt Nam

Từ 19/4 - 2/5/2004 và 1 - 7/7/2004 Đoàn công tác gồm 06 cán bộ của ĐHTS và TTNC máy thuỷ khí (Viện cơ điện nông nghiệp) đã thực hiện 02 đợt khảo sát về nuôi tôm thương phẩm thâm canh ở các tỉnh nuôi tôm ven biển Bằng phương tiện ÔTô

- Đợt I : Đoàn đã khảo sát nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ninh (Hạ Long và Quảng Yên), Hải Phòng ( Kiến Thuỵ, Đồ Sơn và Tiên Lãng), Thái Bình (Thái Thuỵ và Tiền Hải), Nam Định (Quất Lâm ), Ninh Bình (Kim Sơn), Thanh Hoá (Tĩnh Gia), Hà Tĩnh (Bắc đèo ngang), Quảng Bình (Quán hàu, Vĩnh Linh, Ngư Thuỷ) Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên (Sông Cầu và Tuy An), Khánh Hoà (Ninh Hoà , Nha Trang và Cam Ranh), Ninh Thuận (Ninh Phước và Cà Ná)

- Đợt II Bình thuận (Tuy Phong ), Tp Hồ Chí Minh (Cần Giờ), Bến Tre (Bình Đại ), Bà Rịa - Vũng Tàu (Bà Rịa và Đất Đỏ )

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Mô hình nuôi tôm cơ bản là bán thâm canh, số ít nuôi thâm canh theo công nghệ của Thái Lan (Do tập đoàn CP phổ biến) Kỹ thuật nuôi cơ bản theo tiêu chuẩn ngành Thuỷ sản, nhưng trình độ chuyên môn được tập huấn rất hạn chế

- Trang bị kỹ thuật :

*Ở miền Bắc chỉ dùng quạt đảo nước (loại trục ngắn và trục dài do Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam sản xuất) Ở Miền Trung và miền nam có dùng thêm máy thổi khí của Thái lan, Dài Loan và Mỹ sản xuất và thiết bị thu tôm kiểu xung điện,

* Các thiết bị kỹ thuật khác:T/B cho tôm ăn cơ khí và tự động, T/B kiểm soát và điều chỉnh môi trường, T/B tách chất thải đặc, T/B sử lý nước thải tuần hoàn không được sử dụng

Từ kết quả khảo sát và phân tích trên có thể kết luận :

1 Phương thức nuôi tôm thương phẩm thâm canh qui mô trang trại ở Việt Nam cơ bản theo 02 dạng : thấp triều và cao triều Hình thức nuôi cao triều thông dụng ở miền Trung và ở dạng nuôi tôm trên cát Hình thức nuôi thấp triều sử dụng ở miền Nam và miền Bắc

Các yếu tố kỹ thuật cơ bản của hình thức nuôi tôm thâm canh ở Việt Nam như sau :

- Diện tích ao nuôi thâm canh : từ 0,2 đến 1,0 ha với dạng hình chữ nhật a x 2a

Trang 6

- Chiều sâu ao nuôi : 2m - Chiều sâu mức nước nuôi : 1,2 - 1,5 m

- Mật độ thả giống :

* Với tôm sú : 20 đến 40 con giống /m2

* Với tôm he chân trắng : 50 đến 90 con giống /m2

- Thức ăn : Kết hợp nuôi bằng thức ăn viên công nghiệp (CP, Long Sinh, Hoa Chen ) với thức ăn tự chế biến từ cá tạp ( chiếm gần 20 % tổng lượng thức ăn được

sử dụng )

- Kỹ thuật nuôi: 50 % hộ nuôi được tập huấn kỹ thuật nuôi hoặc thuê chuyên gia

kỹ thuật Số còn lại tự học kỹ thuật qua kinh nghiệm của người đã nuôi

- Gần 85 % hộ nuôi không có khu xử lý nước cấp và nước thải riêng Ở các hộ nuôi tôm này , nước nuôi được lấy trực tiếp từ biển lúc triều cường và nước thải được thải trực tiếp ra mương thoát xung quanh Đây là nguyên nhân cơ bản gây dịch bệnh và phá huỷ môi trường nuôi tôm

2 Thiết bị kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm thâm canh qui mô trang trại

ở Việt Nam

- Các thiết bị kỹ thuật thông dụng hiện có gồm :

* Bơm cấp thoát nước kiểu ly tâm

* Máy đảo nước dạng guồng đơn và kép

* Thiết bị đo kiểm tra môi trường nước hầu như không được sử dụng thường xuyên Chỉ được trang bị ở một số trang tại nuôi lớn ( Thông thuận ở Cam Ranh và Bến Tre, Trúc việt ở Ninh Hoà - Khánh Hoà )

* Các thiết bị xử lý nước nuôi và nước thải, kiểm soát và điều chỉnh môi trường

ao nuôi, thiết bị tách chất thải đặc của ao nuôi hay lọc nước bằng lọc sinh học không được sử dụng

Rõ ràng : Các thiết bị kỹ thuật hiện có hiện nay ở Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của quá trình " công nghiệp hoá - hiện đại hoá " ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và ngành nuôi tôm thương phẩm thâm canh nói riêng Yêu cầu nghiên cứu xây dựng và chế tạo trong nước mô hình kỹ thuật và các trang bị kỹ thuật đồng bộ phục vụ ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và ngành nuôi tôm thương phẩm thâm canh nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra trước các chuyên gia kỹ thuật ngành thuỷ sản cả nước

Trang 7

Chương II

THIẾT KẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM THÂM CANH

QUI MÔ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM.

I Đề xuất Mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh qui mô trang trại

ở Việt Nam

Qua phân tích toàn diện nhiệm vụ nghiên cứu được giao, đề tài đã đề xuất Mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh qui mô trang trại ở Việt Nam nên triển khai theo 03 dạng mô hình sau :

Mô hình 1: Mô hình nuôi tôm thâm canh sinh thái (mật độ ≤ 25 con/m 2 )

Hình 2-1: Mô hình nuôi tôm thâm canh sinh thái (mật độ ≤ 25 con/m 2 )

Vùng chứa chất thải rắn

•x

Thiết bị đảo

nước và điều

chỉnh môi

trường

Trang 8

Trên mô hình này, thiết bị đảo nước - sục khí được đặt hạn chế vừa đủ để đảo nước phá phân tầng và duy trì nồng độ ôxy hoà tan đủ cho tôm sinh trưởng Các chất thải được gom dần vào giữa ao và hút ra khỏi ao vào cuối mỗi vụ nuôi Cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp (đến 80% ) bằng thủ công hoặc máy cho tôm ăn cầm tay

Mô hình phù hợp với trại nuôi có khả năng đầu tư tài chính và kỹ thuật nuôi hạn chế

Mô hình 2: Mô hình nuôi tôm thâm canh (mật độ < 40 con/m2 )

Thiết bị tách chất thải rắn

Hình 2-2: Mô hình nuôi tôm thâm canh (mật độ < 40 con/m 2 )

Trên mô hình này, thiết bị đảo nước - sục khí được đặt vừa đủ để đảo nước phá phân tầng, gom chất thải đặc tồn tại trong ao vào khu vựcgiữa ao và duy trì nồng độ ôxy hoà tan đủ cho tôm sinh trưởng Các chất thải được gom thường xuyên vào giữa ao và định

kỳ hút ra khỏi ao để tách và xử lý riêng Số lượng máy đảo nước - sục khí cần thiết cho

ao được xác định nhờ chương trình " tính toán vận tốc dòng chảy ở đáy ao nuôi tôm "

được đề tài xây dựng Cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp (đến 90% ) bằng máy cho tôm ăn cố định Các thông số môi trường ao nuôi được thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh ( thường hàng này )

Mô hình phù hợp với trại nuôi có khả năng đầu tư tài chính và kỹ thuật nuôi ở mức

độ khá

Vùng gom chất thải

Thiết bị đảo

nước và điều

chỉnh môi

trường

Trang 9

Mô hình 3: Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao (mật độ > 70 con/m 2 )

Trên mô hình này, thiết bị đảo nước - sục khí được đặt đủ để đảo nước phá phân tầng, gom chất thải đặc tồn tại trong ao vào khu vựcgiữa ao và duy trì nồng độ ôxy hoà tan đủ cho tôm sinh trưởng Các chất thải được gom thường xuyên vào giữa ao và hút

ra khỏi ao để tách và xử lý riêng Số lượng máy đảo nước - sục khí cần thiết cho ao

được xác định nhờ chương trình " tính toán vận tốc dòng chảy ở đáy ao nuôi tôm "

được đề tài xây dựng Cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp (đến 100% ) bằng máy cho tôm ăn cố định Các thông số môi trường ao nuôi được thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh ( không ít hơn 02 lần / ngày )

Mô hình phù hợp với trai nuôi có khả năng đầu tư tài chính và kỹ thuật nuôi ở mức

độ cao

Thiết bị tách chất thải rắn

Hình 2- 3: Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao (mật độ > 70

con/m 2 )

Theo các mô hình 2 và 3, nước trong ao nuôi luôn luôn tuần hoàn để phá sự phân tầng, tăng ô xy và gom chất thải vào một vị trí xác định nhằm tạo cho tôm nuôi có một

Vùng gom chất thải rắn

•x

Thiết bi đảo

nước và điều

chỉnh môi

trường nước

Vùng lắng

tụ chất thải

Lọc sinh học tuần hoàn

Bơm cấp tuần hoàn

Bộ lọc thô

Trang 10

môi trường sạch lớn nhất có thể để sinh trưởng Đây chính là mô hình nuôi tôm " kiểu nước chảy" mà đề tài đã đề xuất xây dựng

II Danh mục thiết bị kỹ thuật phục vụ các mô hình nuôitôm thâm canh Danh mục thiết bị kỹ thuật phục vụ các mô hình nuôi trên sẽ gồm:

1 Bơm cấp - thải nước nuôi

2 Bơm nước chuyên dụng thực hiện 03 chức năng: cận chuyển nước giữa các ao nuôi -cấp và thải, tuần hoàn và đảo nước trong ao nuôi

3 Thiết bị xử lý nước nuôi thực hiện 02 chức năng: làm sạch nước và tạo nước đủ tiêu chuẩn nuôi

4 Thiết bị kiểm soát tổng hợp mội trường ao nuôi

5 Thiết bị điều chỉnh môi trường ao nuôi

6 Thiết bị tự động cho tôm ăn theo nhu cầu

7 Thiết bị thu hoạch tôm sống

8.Thiết bị tách chất thải rắn phù hợp với hình thức nuôi cao và thấp triều

9 Thiết bị xử lý nước thải bằng sinh học (lọc tinh)

Tổng cộng : Hệ thống thiết bị kỹ thuật đồng bộ sẽ gồm : 9 thiết bị

Trên mô hình nuôi toâm thâm canh mật độ cao, toàn bộ 9 thiết bị trên sẽ được sử dụng Trên các mô hình khác, chúng sẽ được sử dụng ít hơn tuỳ thuộc vào mật độ nuôi

và khả năng đầu tư của chủ trang trại

1.Thử nghiệm các mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh tại Cam Ranh 1.1 Đặc điểm tự nhiên và sinh thái khu vực xã Cam Thịnh Đông-Cam Ranh Khánh Hoà

Trại Cam Ranh là cơ sở mới được trường ĐHTS đầu tư xây dựng tại xã Cam Thịnh Đông, Thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà Nằm sâu ở khu vực nội chí tuyến, Khánh Hoà nhận được một lượng bức xạ mặt trời phong phú Tổng lượng bức xạ dao động trong khoảng 15-20 kcal/cm2/năm Lượng bức xa có hiệu ứng quang hợp dồi dào quanh năm, trung bình là 22-28 cal/cm2/giờ, gấp 20 lần so với ngưỡng bức xạ tối thiểu cho quá trình quang hợp của thực vật trong tự nhiên Độ dài ban ngày kéo dài 10 -13

Ngày đăng: 14/05/2014, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w