1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Báo cáo thường niên 2011 của ACB

7 608 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 375,36 KB

Nội dung

Báo cáo thường niên 2011 của ACB

www.acb.com.vnBáo cáo thường niên 201126 3. Hội đồng quản trị 3.1. Thành viên Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của ACB hiện nay có mười một (11) thành viên.Ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng quản trịTiến sĩ Trần Xuân Giá từng kinh qua các vị trí như Đại biểu quốc hội khóa X, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và Phó Chủ nhiệm (Thứ trưởng) Ủy ban Vật giá Nhà nước, Phó Giáo sư, giảng viên Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Ông cũng từng làm Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và hành chính và ở cương vị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bảy năm. Ông là Cố vấn Hội đồng quản trị ACB trước khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện nay, ông là Chủ tịch, thành viên Thường trực Hội đồng quản trị, Chủ nhiệm Ủy ban Nhân sự, và Chủ tịch Hội đồng Xử lý rủi ro.Ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (đến 26/4/2011) (Xin xem phần Thành viên Hội đồng sáng lập)Ông Trịnh Kim Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị(Xin xem phần Thành viên Hội đồng sáng lập)Ông Lê Vũ Kỳ, Phó chủ tịch Hội đồng quản trịÔng Lê Vũ Kỳ là tiến sĩ ngành toán và vật lý của trường Đại học Moscow tại Nga, làm việc tại Nhà Máy Z181 thuộc Bộ Quốc phòng từ năm 1984 đến năm 1986. Từ năm 1987 - 1988, ông làm việc tại Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia. Từ năm 1989 – 1992, ông giữ cương vị Quyền Tổng giám đốc Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Từ năm 1993 - 1996, ông công tác tại Công ty Dệt may Việt Nam với cương vị Phó Tổng giám đốc và sau đó là Quyền Tổng giám đốc Xí nghiệp liên doanh Việt Nga (Rosvietipex) thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Từ năm 1996 đến năm 1997 ông là Quyền Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất xuất nhập khẩu Thiên Nam. Ông là Phó Tổng giám đốc ACB trong thời gian 11 năm, từ năm 1997 đến năm 2008. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Thường trực Hội đồng quản trị, thành viên thường trực Ủy ban Tín dụng, thành viên Ủy ban Nhân sự, Chủ tịch Hội đồng Đầu tư, và Phó Chủ tịch Hội đồng Xử lý rủi ro. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ, VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 27Ông Lý Xuân Hải, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốcÔng Lý Xuân Hải tốt nghiệp bộ môn vật lý lý thuyết Khoa Vật lý Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Belarus vào năm 1989. Năm 1993, ông bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành vật lý và toán học. Ông còn có học vị Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành ngân hàng và tài chính, của Trường Đại học ESCP Europe và Trường Đại học Paris-Dauphine. Ông đã từng là Phó Giám đốc Chi nhánh ACB Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 1997, và Giám đốc ACB Hải Phòng từ năm 1998 đến 2002. Sau đó ông là Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán ACB trong 4 năm (2002 – 2005), và đồng thời đảm nhiệm Giám đốc tài chính (CFO) ACB từ năm 2004 – 2005. Ông được bổ nhiệm Tổng giám đốc từ năm 2005. Hiện nay, ông là thành viên thường trực Hội đồng quản trị, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Tín dụng, thành viên Ủy ban Quản lý Rủi ro, thành viên Ủy ban Nhân sự, ủy viên Hội đồng Đầu tư, ủy viên thường trực Hội đồng Xử lý rủi ro, và Chủ tịch ALCO.Ông Huỳnh Quang Tuấn, Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốcÔng Huỳnh Quang Tuấn tốt nghiệp (hạng ưu) Truờng Ðại học Kinh tế Quốc dân Kiev (Ukraine) năm 1980; tham dự lớp đào tạo nâng cao dành cho cán bộ quản lý cấp vụ tại Truờng Ðại học Tài chính Leningrad (nay là St. Petersburg thuộc Liên bang Nga) năm 1987-1988. Ông từng là Phó phòng Phòng giá ngoại thương thuộc Ủy ban Vật giá Nhà nước trong ba năm và sau đó trở thành Trưởng ban Lý luận Viện Khoa học giá cả thuộc Ủy ban Vật giá Nhà nước từ năm 1988 đến năm 1989. Trong vòng 5 năm sau đó, ông làm Giám đốc chi nhánh kiêm Trưởng đại diện Công ty Liên doanh Genpacic tại Moscow (Liên Xô cũ). Ông hiện nay là thành viên hội đồng quản trị của nhiều công ty (Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia BanknetVN, Công ty Cổ phần Thủy Tạ). Ông giữ cương vị Phó Tổng giám đốc ACB từ năm 1994 đến nay. Hiện nay ông là thành viên Thường trực Hội đồng quản trị, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro, thành viên Ủy ban Nhân sự, ủy viên Hội đồng đầu tư, và Trưởng Văn phòng dự án chiến lược (PMO). Ông Lương Văn Tự, Thành viên Hội đồng quản trịÔng Lương Văn Tự tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 1971 và lấy bằng quản trị kinh doanh và vận tải biển tại Na Uy năm 1979. Ông còn tốt nghiệp Trường Đảng cao cấp Học viện Hồ Chí Minh năm 1985. Ông kinh qua các chức vụ như Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Hà Nội. Ông từng giữ chức vụ Trưởng đoàn đại diện thương mại Việt Nam tại Singapore trong thời gian 1987 -1993, Thứ trưởng Bộ Thương mại từ năm 1998 - 2007 và là Trưởng đoàn đàm phán kinh www.acb.com.vnBáo cáo thường niên 201128 tế thương mại của Chính phủ kiêm Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO, kiêm Tổng thư ký Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, kiêm chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong 7 năm. Hiện nay, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý quỹ ACB (từ năm 2009), và thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro.Ông Julian Fong Loong Choon, Thành viên Hội đồng quản trị, đại diện Cổ đông Standard Chartered BankÔng Julian Fong Loong Choon tốt nghiệp kỹ sư hóa của Trường Đại học Loughborough Anh Quốc hạng danh dự năm 1974. Sau đó, ông học Thạc sĩ quản trị tài chính và kế toán tại Đại học McGill ở Quebec, Canada. Ông từng là Kiểm soát viên tài chính cho Ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, Giám đốc tài chính khu vực ở Singapore. Ông hiện nay là Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, và Giám đốc tài chính khu vực châu Á của Ngân hàng Standard Chartered và thành viên hội đồng quản trị của một số tổ chức tài chính khác như Công ty TNHH In tiền Hồng Kông. Ông Alain Cany, Thành viên Hội đồng quản trị, đại diện Cổ đông Connaught Investors Ltd.Ông Alain Cany tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tại Đại học Paris Assas tại Pháp năm 1970. Ông từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo trong quá trình công tác tại Ngân hàng Crédit Commercial de France từ 1969-1990 như Phó Tổng giám đốc và Giám đốc Phát triển kinh doanh Chi nhánh Hồng Kông, Trưởng đại diện Chi nhánh Seoul, và Tổng giám đốc phụ trách các hoạt động ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan từ 1994-2000. Ông cũng đảm nhiệm chức Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam trong 4 năm. Từ 2007 đến nay, ông là Trưởng đại diện Tập đoàn Jardine Matheson Ltd. tại Việt Nam.Ông Dominic Scriven, Thành viên Hội đồng quản trị, đại diện Cổ đông Dragon Financial Holdings Ltd. (đến 26/4/2011) Ông Dominic Scriven tốt nghiệp Đại học Exeter (Anh Quốc) năm 1985 với bằng danh dự, chuyên ngành luật và xã hội học. Ông có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, trong đó có 18 năm ở châu Á, chủ yếu ở Hồng Kông và Việt Nam. Ông đã từng làm việc cho các tổ chức M&G Investment (niêm yết chính thức tại London), Sung Hung Kai & Co. (niêm yết chính thức tại Hồng Kông) và Citicorp Investment Bank. Trong những năm đó, ông đã tham gia tích cực vào lĩnh vực quản lý quỹ, tài chính công và giao dịch thị trường chứng khoán ở hầu hết các thị trường vốn đang phát triển ở châu Á. Năm 1991, ông chuyển đến Việt Nam, học 2 năm đại học tại Hà Nội trước khi trở thành đồng sáng lập viên công ty Dragon Capital vào năm 1994. Ông đã được Nữ hoàng Anh trao tặng huân chương OBE “vì những đóng góp cho sự phát triển khu vực tài chính Anh tại Việt Nam” nhân dịp năm mới 2006. Đầu năm 2011, ông xin từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị ACB và Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc miễn nhiệm vào ngày 26/4/2011. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ, VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 29Ông Trần Hùng Huy, Thành viên Hội đồng quản trịÔng Trần Hùng Huy tốt nghiệp cử nhân với ba chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000 và Thạc sĩ quản trị kinh doanh vào năm 2002 tại Đại học Chapman (Hoa Kỳ). Năm 2011, ông nhận bằng Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate (Hoa Kỳ). Ông giữ vị trí Giám đốc Marketing ACB từ năm 2002, và được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc vào năm 2008. Ông có kinh nghiệm về lĩnh vực ngân hàng đầu tư trong vai trò Trợ lý Giám đốc Nhóm tư vấn sáp nhập tổ chức tài chính của Tập đoàn Tài chính Rothschild (Anh Quốc) từ năm 2010 đến năm 2011. Hiện nay, ông là Giám đốc Khối Quản trị Nguồn nhân lực, thành viên thường trực Hội đồng quản trị, thành viên Ủy ban Nhân sự, và thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro.Ông Stewart Donald Hall, Thành viên Hội đồng quản trị (từ 26/4/2011) Ông Stewart Donald Hall tốt nghiệp Cử nhân thương mại tại Đại học New South Wales, Australia, và có Chứng chỉ chuyên viên kế toán của Viện Kế toán viên công chứng Australia. Ông đã làm việc ở nhiều tổ chức tài chính tại Úc, Anh, Hoa Kỳ, và một số nước châu Á. Từ năm 1994 đến năm 2010, ông làm việc cho Ngân hàng Standard Chartered. Ông từng giữ cương vị Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Indonesia, Ngân hàng Standard Chartered Phillipines, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Permata, Indonesia. Ông được Hội đồng quản trị ACB đề cử và Đại hội đồng cổ đông bầu chức danh này ngày 26/4/2011. Hiện nay, ông là thành viên thường trực Hội đồng quản trị và Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro.Bà Đặng Thu Thủy, Thành viên Hội đồng quản trị (từ 26/4/2011)(Xin xem phần Thành viên Hội đồng sáng lập)3.2. Hoạt động của Hội đồng quản trị Trong năm, Hội đồng quản trị đã họp thường kỳ 8 phiên (từ tháng 7 năm 2011 họp hàng tháng), và Thường trực Hội đồng quản trị, 17 phiên. Hội đồng quản trị và Thường trực Hội đồng quản trị đã chỉ đạo và giám sát Ban điều hành về nhiều vấn đề mà nội dung chính gồm có: kế hoạch kinh doanh năm 2011, định hướng lãi suất, diễn biến tỷ giá, trạng thái ngoại hối, rà soát danh mục đầu tư (xác định lĩnh vực đầu tư, quy mô và các hạn mức), huy động vốn cấp II, chủ trương về quan hệ tín dụng với một số tập đoàn và tổng công ty nhà nước, định hướng xử lý các rủi ro còn tồn đọng và rủi ro liên ngân hàng, chính sách lương thưởng đối với các đơn vị vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2010, chính sách lương thưởng cho kênh phân phối trong năm 2011, lựa chọn Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers làm tư vấn xây dựng chiến lược công nghệ thông tin, cải thiện cơ cấu quản trị và điều hành (thành lập các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị và tái cấu trúc Hội sở và kênh phân phối), nhận dạng thương hiệu ACB, và hệ thống an ninh nội bộ. www.acb.com.vnBáo cáo thường niên 201130 3.3. Hoạt động của các ủy ban thuộc HĐQT Ủy ban Nhân sự (UBNS) được thành lập vào tháng 7 năm 2011 trên cơ sở kế thừa và đổi mới Hội đồng Nhân sự và lương thưởng (HĐNS&LT). UBNS có vai trò tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị về (1) vấn đề tổ chức bộ máy và nhân sự trong quá trình quản trị ACB, (2) cơ cấu tổ chức quản trị và điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và định hướng chiến lược phát triển của ACB, (3) quy mô và cơ cấu Hội đồng quản trị, người điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của ACB, v.v. UBNS hiện nay có 10 thành viên; chủ nhiệm là ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng quản trị.Trong năm 2011, HĐNS&LT/UBNS đã có nghị quyết về tổ chức và nhân sự của các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị, về cơ cấu tổ chức (Khối Quản trị nguồn lực chia ra thành hai khối là Khối Quản trị nguồn nhân lực và Khối Quản trị hành chính), và về bổ nhiệm nhân sự cấp cao. HĐNS&LT/UBNS đã xem xét thông qua nhiều nghị quyết liên quan đến bổ nhiệm các chức danh như Phó Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, các chức danh quản lý cấp cao khác tại Hội sở và công ty trực thuộc trình Hội đồng quản trị quyết định. Ngoài ra, HĐNS&LT/UBNS đã xem xét thông qua nhiều quyết định liên quan đến chế độ, chính sách lương thưởng, thù lao, phụ cấp áp dụng cho toàn hệ thống ACB.Ủy ban Quản lý rủi ro (UBQLRR) được thành lập vào tháng 9 năm 2011, là cơ quan tham mưu cho Hội đồng quản trị về các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tại ACB. UBQLRR có chức năng giám sát các hoạt động của quản lý cấp cao trong quản lý rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản, vận hành, pháp lý và các rủi ro khác ảnh hưởng đến hoạt động của ACB và đảm bảo quy trình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả. UBQLRR hiện nay có 9 thành viên; chủ nhiệm là ông Stewart D. Hall, thành viên Hội đồng quản trị.Trong quý cuối của năm 2011, UBQLRR đã có nhiều cuộc họp để thảo luận và xem xét các rủi ro chủ yếu mà ACB đang gặp phải và biện pháp quản lý những rủi ro này. Một đánh giá độc lập về quản lý rủi ro tại ACB đã được chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered thực hiện và báo cáo cho UBQLRR. Các khuyến nghị của báo cáo đánh giá này đã được chấp thuận và trở thành cơ sở và trọng điểm của kế hoạch hoạt động của UBQLRR trong năm 2012.Ủy ban Tín dụng (UBTD) là tên gọi mới của Hội đồng tín dụng kể từ tháng 11 năm 2011. UBTD có vai trò tham mưu cho Hội đồng quản trị về việc xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dụng của ACB. Ngoài thẩm quyền cấp tín dụng thì UBTD, trên cơ sở ủy quyền CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ, VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 31của Hội đồng quản trị, còn phê duyệt các vấn đề như quy trình cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ, định giá tài sản đảm bảo và tài sản nhận đảm bảo cấp tín dụng, sản phẩm tín dụng, nhân sự và thẩm quyền của các cấp phê duyệt tín dụng, v.v. UBTD hiện nay có 21 thành viên, trong đó có 11 thành viên thường trực. Chủ nhiệm hiện nay là ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc thường trực.Hội đồng Xử lý rủi ro (HĐXLRR) có nhiệm vụ định kỳ xem xét việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro, theo dõi việc thu hồi nợ đối với các trường hợp rủi ro đã xử lý. HĐXLRR hiện nay có 11 thành viên; Chủ tịch là ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng quản trị.Hội đồng Đầu tư (HĐĐT) được duy trì để chuyên xử lý danh mục đầu tư hiện nay. Tổ chức và cơ chế điều hành hoạt động đầu tư trong tương lai của ACB và các công ty con đang được nghiên cứu theo hướng phân định rõ tính chất đầu tư để có thể quản lý phù hợp. HĐĐT hiện nay có 9 thành viên; Chủ tịch là ông Lê Vũ Kỳ, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.Hội đồng Quản lý tài sản có và tài sản nợ (ALCO) nay được chuyển thành cơ quan của Ban điều hành. Trong năm 2011, ALCO đã có nhiều phiên họp chuyên đề, thường xuyên (1) xem xét thực trạng của các vấn đề huy động, cho vay, thanh khoản, các hạn mức như hạn mức tồn quỹ, tỷ lệ cho vay/nguồn vốn huy động, v.v., cũng như chính sách của cơ quan quản lý nhà nước; (2) nêu nhận định; và (3) đưa ra quyết định chỉ đạo để ứng phó với tình hình. Chủ tịch ALCO hiện nay là ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc. Ban Chỉ đạo dự án chiến lược 2011-2015 (BCĐCL) được thành lập vào tháng 3 năm 2011, có nhiệm vụ chỉ đạo Ban điều hành cụ thể hóa các định hướng chiến lược của ACB, chiến lược phát triển các lĩnh vực hoạt động của ACB và đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội khách quan. Hiện nay BCĐCL có 6 thành viên, do Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Xuân Giá làm Trưởng ban. Giúp việc cho BCĐCL là Văn phòng Dự án chiến lược (PMO).Tổ Nghiên cứu kinh tế vĩ mô (TNCVM) trực thuộc Hội đồng quản trị được thành lập vào tháng 11 năm 2011. TNCVM có nhiệm vụ lập báo cáo định kỳ về kinh tế vĩ mô của Việt Nam; đề xuất những vấn đề cần quan tâm cho Ban lãnh đạo ACB; và chuẩn bị những đề xuất để Ban lãnh đạo ACB đóng góp với lãnh đạo Đảng và Nhà nước về các chính sách kinh tế lớn, cũng như các chính sách thuộc lĩnh vực ngân hàng. Tổ trưởng hiện nay là ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. . www .acb. com.vnBáo cáo thường niên 20112 6 3. Hội đồng quản trị 3.1. Thành viên Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của ACB hiện nay có mười. phân phối), nhận dạng thương hiệu ACB, và hệ thống an ninh nội bộ. www .acb. com.vnBáo cáo thường niên 20113 0 3.3. Hoạt động của các ủy ban thuộc HĐQT Ủy ban

Ngày đăng: 22/01/2013, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w