LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng” là bài nghiên cứu của chính tôi Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được t.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kết quả kinh doanh
- Phân tích thực trạng kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty.
Đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại công ty ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng –Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm2016.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng gồm các số liệu thứ cấp trong các báo cáo: báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016; các Hợp đồng, các số liệu thống kê lao động, năng suất do các phòng ban của công ty cung cấp Ngoài ra còn sử dụng số liệu từ các tài liệu có liên quan thu thập từ báo chí, Internet, Cục thống kê Bình Phước, các luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định tính là chủ yếu (tổng hợp, so sánh, phân tích, diễn giải, quy nạp) Dựa trên các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp trên để đưa ra các kết luận về thực trạng kết quả kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng
Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày trong 3 chương Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Các khái niệm vai trò của kết quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là giá trị hay số lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thu được trong một kỳ, một giai đoạn sản xuất kinh doanh Về số lượng đó là số sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trong một kỳ Về giá trị đó là biểu hiện dưới dạng tiền như tổng giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận Kết quả là đại lượng cân đong, đo, đếm được.
Phân biệt hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh:
- Hiệu quả phản ánh trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, chất lượng của công tác kinh doanh trong kỳ nghiên cứu;
- Kết quả kinh doanh phản ánh số lượng, giá trị thực hiện được trong một kỳ sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Bản chất của kết quả kinh doanh
Bản chất của kết quả kinh doanh có thể được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ảnh giá trị các hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp. Thực chất của kết quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của nhà quản trị.
1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao kết quả kinh doanh Ở góc độ một doanh nghiệp, để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải thu được kết quả không chỉ đủ bù đắp chi phí mà còn phải có lợi nhuận Việc nâng cao kết quả kinh doanh chính là cơ sở để giảm chi phí,tăng lợi nhuận, từ đó doanh nghiệp có cơ hội, điều kiện để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm giá thành,tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nâng cao kết quả kinh doanh còn là cơ sở để cải thiện đời sống cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc để họ có thể phát huy hết vai trò của mình, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước của chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi do quá trình này đem lại, các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối diện với thách thức rất lớn đó là các doanh nghiệp nước ngoài có các tiềm lực khổng lồ về tài chính, công nghệ, thị trường, trình độ quản lý…Do vậy, việc nâng cao kết quả kinh doanh đang là vấn đề gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp.
Với các lý do nêu trên thì việc nâng cao kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung là một tất yếu.
1.1.4 Các quan điểm cơ bản đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bảo đảm tính toàn diện, tính hệ thống trong việc xem xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quan điểm này, tính toàn diện và tính hệ thống thể hiện ở chỗ khi xem xét đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần chú ý đến tất cả các mặt, các khâu, yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, phải xem xét ở góc độ không gian và thời gian; các giải pháp nâng cao kết quả kinh tế hiện nay phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
- Bảo đảm sự thống nhất giữa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội
Theo quan điểm này thì việc nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp và thống nhất với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu chiến lược của nhà nước Bởi vì mỗi doanh nghiệp như là một tế bào trong một cơ thể là nền kinh tế quốc dân, nên khi tính toán các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh thì không được làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân, đến lợi ích chung của xã hội Đặc biệt điều này rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bởi vì, ngoài mục đích kinh tế còn phải quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội.
Bảo đảm kết hợp giữa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động và giữ gìn được bản sắc dân tộc
Quan điển này xuất phát từ việc lấy con người làm trung tâm, coi con người là nguồn lực và vốn quý nhất của doanh nghiệp Bởi vì, những thành công hay thất bại trên thị trường đều có nguyên nhân từ con người và yếu tố con người vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của hoạt động kinh doanh.
Sự kết hợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ nhân cách của người lao động không những thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước, mà còn tạo điều kiện giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Các yếu tố phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác.
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có: doanh thu bán hàng
(doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ) và doanh thu tài chính.
+ Doanh thu bán hàng: là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ (kể cả giá trị của hàng hóa quà tặng, quà biếu cho các đơn vị khác, hoặc để tiêu dùng nội bộ). Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh thu bán hàng còn bao gồm các khoản như: phần trợ giá phụ thu khi thực hiện cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kì Bao gồm:
+ Tiền lãi mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm trả góp, lãi đầu tư trái phiếu tín phiếu.
+ Khoản tiền lãi do chênh lệch mua bán chứng khoán (nếu có).
+ Thu nhập từ việc cho thuê tài sản.
+ Các khoản lãi thu được từ việc liên doanh liên kết.
+ Cổ tức lợi nhuận được chia.
- Thu nhập khác gồm có:
+ Tiền thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Khoản thu từ tiền bảo hiểm được các tổ chức bồi thường khi doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm.
+ Khoản thu từ tiền phạt từ khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh doanh với doanh nghiệp.
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ.
+ Thu nhập kinh doanh những năm trước bị bỏ sót nay phát hiện được. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh thu bán hàng vẫn là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Cách xác định doanh thu bán hàng như sau:
Trong đó: Q ti : số lượng sản phẩm thứ i bán ra trong kì.
G i : giá bán đơn vị sản phẩm thứ i.
D T : tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kì. i : loại sản phẩm bán trong kì (i=1 ,n ).
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải xác định được doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Nó được tính bằng doanh thu tiêu thụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong đó các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+ Chiết khấu thương mại: là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua khi mua với khối lượng lớn.
+ Giảm giá hàng bán: là số tiền mà người bán chấp nhận giảm cho người mua khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Trị giá hàng bán bị trả lại: là trị giá số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
+ Các khoản thuế gián thu có trong giá bán (nếu có) bao gồm: thuế giá trị gia tăng (trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
1.2.1.3 Vai trò của doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: sản phẩm đó về mặt số lượng, chất lượng, giá trị sử dụng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Doanh thu còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, thanh toán các chế độ, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước…
Thực hiện doanh thu là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau Vì vậy, việc thực hiện doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
1.2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu
+ Kết cấu mặt hàng: Nếu kinh doanh một loại mặt hàng thì số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả là hai nhân tố tác động chủ yếu đến doanh thu của doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy rất ít doanh nghiệp lại chỉ kinh doanh một mặt hàng vì tính rủi ro rất cao nên thường có sự đa dạng trong mặt hàng kinh doanh của mình Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì kết cấu mặt hàng cũng sẽ có ảnh hưởng tới doanh thu Kết cấu mặt hàng là tỷ trọng theo doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng so với tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Như vậy, ứng với mỗi kết cấu mặt hàng khác nhau thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau Nếu mặt hàng có giá bán cao chiếm tỉ trọng lớn thì doanh thu cũng cao và ngược lại Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng tới tình hình tiêu thụ, phân tích nghiên cứu thị trường đối với từng loại sản phẩm và năng lực sản xuất của mình để đưa ra một kết cấu mặt hàng tối ưu Ở mỗi thời kỳ khác nhau thì thị hiếu tiêu dùng cũng thay đổi Vì thế, việc xác định kết cấu mặt hàng cần phải được thường xuyên nghiên cứu, doanh nghiệp cần phải nắm bắt nhanh chóng nhu cầu thị trường để xác định được một cách hợp lý kết cấu mặt hàng.
+ Chất lượng sản phẩm: Doanh thu còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chất lượng sản phẩm sản xuất ra Là 1 trong những nhân tố tạo nên uy tín cho doanh nghiệp Người tiêu dùng bao giờ cũng muốn sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất Dù sản phẩm có kiểu dáng đẹp đến đâu nhưng chất lượng sản phẩm không tốt thì sẽ mất uy tín với khách hàng, khó có thể giữ chân khách hàng quay lại với sản phẩm của doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm tốt còn tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, tăng khối lượng sản phẩm bán ra, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng doanh thu bán hàng Ngoài ra, nó là 1 trong những nhân tố để giữ chân khách hàng mục tiêu và tạo điều kiện để doanh nghiệp khai thác được thị phần khách hàng tiềm năng, mở rộng thị phần tiêu thụ Nâng cao chất lượng sản phẩm còn tạo điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng thu được tiền bán hàng, giúp doanh nghiệp có thể nâng cao giá bán 1 cách hợp lý mà vẫn được thị trường chấp nhận Ngược lại, những sản phẩm có chất lượng kém thì khách hàng có thể từ chối thanh toán, yêu cầu giảm giá hàng bán hoặc không mua hàng Điều đó sẽ dẫn tới doanh nghiệp phải hạ giá bán sản phẩm, giảm doanh thu Nếu không cải thiện được chất lượng sản phẩm thì dần dần khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp tìm nguồn cung ứng mới Mà việc lấy lại lòng tin của khách hàng là 1 vấn đề hết sức khó khăn Do vậy, doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, cải tiến mẫu mã…
+ Giá bán sản phẩm, hàng hóa: Giá cả sản phẩm cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng nếu các nhân tố khác không thay đổi Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là 1 yếu tố quan trọng liên quan đến quan điểm của cả người mua và người bán Nó được hình thành trong sự tác động qua lại giữa cung và cầu Giá cả là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong quá trình chinh phục thị trường của doanh nghiệp Mỗi sự thay đổi giá cả của các đối thủ cạnh tranh cũng đòi hỏi doanh nghiệp xác định lại giá cả của mình.Việc xây dựng chính sách giá hợp lý là một công việc quan trọng để doanh nghiệp tác động đến thị trường Các chính sách sản phẩm, phân phối và xúc tiến yểm trợ có vai trò lôi kéo khách hàng, tạo ra thị trường để doanh nghiệp bán được hàng và tăng doanh thu Nhưng bán được số lượng bao nhiêu để bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận thỏa đáng thực hiện tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp lại là vấn đề giá cả Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý tốt các yếu tố sản xuất, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để sao cho hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội trên mỗi đơn vị sản phẩm, từ đó làm cho giá thành sản xuất sản phẩm hạ thấp hơn so với giá thành sản xuất bình quân Đây là một lợi thế cạnh tranh thu hút khách hàng Chính sách giá cả là chính sách duy nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Không có yếu tố phi giá nào có thể thay đổi dễ dàng và tác động đến khách hàng nhanh chóng như yếu tố giá cả Khi doanh nghiệp có sự thay đổi trong chính sách giá sẽ gây ra những phản ứng từ phía các đối thủ cạnh tranh Như vậy, giá cả không chỉ là công cụ của doanh nghiệp trong việc chinh phục khách hàng, tạo ra doanh thu, lợi nhuận mà nó còn là vũ khí cạnh tranh lợi hại, không những giúp doanh nghiệp giữ vững mà còn mở rộng thị phần của mình, tránh được sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh khác Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng chính sách giá vì cạnh tranh về giá có thể gây ra các cuộc chiến tranh giá cả, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Giá cả phải gắn với chất lượng và phải tính toán sao cho bù đắp được các loại chi phí Có vậy, doanh nghiệp mới đẩy mạnh được công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và đạt mục tiêu doanh thu bán hàng.
Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Công ty được thành lập ngày 06/09/1978 theo Quyết định số 318/QĐ-NN của Bộ Nông nghiệp với tên gọi Công ty Cao su Phú Riềng, để thực hiện Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết về việc trồng và khai thác 50.000 ha cao su thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Sông Bé cũ (nay là tỉnh Bình Phước) trong thời kỳ 5 năm từ 1980 đến 1984.
Từ ngày 01/07/2010 Công ty chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng theo Quyết định số 178/QĐ-HĐQTCSVN ngày 21/06/2010 của chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Công ty là doanh nghiệp Nhà nước đứng chân trên địa bàn tỉnh Bình Phước, kế thừa và phát triển truyền thống Phú Riềng Đỏ anh hùng, truyền thống lịch sử 85 năm hình thành và phát triển của giai cấp Công nhân cao su Việt Nam, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng hiện nay đã trở thành một doanh nghiệp lớn, với quy mô đứng thứ 3 trong Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và xếp thứ nhất trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần tích cực trong việc sử dụng hiệu quả đất đai, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho nhân dân và đồng bào dân tộc nơi Công ty đứng chân, giữ vững an ninh, chính trị và quốc phòng; chung tay cùng Nhà nước và các thành phần kinh tế khác thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Trên thị trường quốc tế, Công ty cũng đã phát triển ra các nước Campuchia, Lào; góp phần thắt chặt tình hữu nghị với các nước anh em, củng cố an ninh, quốc phòng trong khu vực Sản phẩm và các mối quan hệ kinh doanh, đầu tư của Công ty đã mở rộng trên 40 Quốc gia và vùng lãnh thổ, thương hiệu cao su của Công ty đã được khẳng định trên thế giới và được các đối tác đánh giá là một Công ty hàng đầu, có thương hiệu mạnh và phát triển bền vững
Từ một bộ khung ban đầu với 12 cán bộ nhân viên, đến thời điểm 31/12/2016 tổng số cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC) của Công ty là 6.964 người, trong đó nữ có 3.199 người Đảng bộ Công ty có 20 tổ chức cơ sở Đảng (18 Đảng bộ cơ sở, 2 Chi bộ cơ sở), 154 Chi bộ trực thuộc, tổng số Đảng viên là 1.164 người Công đoàn Công ty có 22 Công đoàn cơ sở, tổng số Đoàn viên Công đoàn là 7.629 người (Bao gồm cả các Công ty con) Hội cựu chiến binh Công ty có 16 tổ chức cơ sở hội trực thuộc, tổng số Chi hội trực thuộc hội cơ sở là 45, tổng số hội viên là 296 người Đoàn thanh niên Công ty có 18 cơ sở Đoàn và Chi đoàn trực thuộc, tổng số Đoàn viên Thanh niên là 3.403 người Cùng thời điểm trên, Công ty đã quản lý tổng diện tích là 37.133,81 ha trong đó: 19.221,18 ha đất cao su, 17.912,63 đất rừng. Điểm qua gần 38 năm xây dựng và phát triển; Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng đã trải qua những giai đoạn lịch sử như sau:
+ Từ 1978 - 1985: Là giai đoạn hình thành và phát triển bước đầu của Công ty cao su Phú Riềng, bắt đầu thực hiện công trình hợp tác Việt - Xô lần thứ I.
+ Từ 1986 - 1990: Công ty cao su Phú Riềng bước vào giai đoạn đổi mới, tiếp tục thực hiện công trình hợp tác Việt - Xô lần thứ II.
+ Từ 1991 - 2002: Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế; phấn đấu thực hiện mục tiêu “Công nhân giàu - Công ty mạnh”.
+ Từ 2003 - 6/2010: Thời kỳ ổn định và phát triển bền vững, tập trung thực hiện thành công 03 chương trình củng cố: Vườn cây - Tài chính - Nguồn nhân lực và mục tiêu 4 Phát triển: Về quy mô, chất lượng Vườn cây - Đa dạng hóa Sản phẩm, đa Ngành nghề kinh doanh - Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực - Bảo toàn và phát triển Nguồn vốn.
+ Từ ngày 01/7/2010: Công ty cao su Phú Riềng chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su Phú Riềng Hiện nayCông ty tiếp tục thực hiện mục tiêu 4 Phát triển: “ về quy mô, chất lượng vườn cây; đa dạng hóa sản phẩm, đa ngành nghề kinh doanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo toàn và phát triển nguồn vốn” Xây dựng Công ty phát triển ổn định và bền vững.
Trong chặng đường hơn 38 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng đã vượt lên bao khó khăn vất vả, qua nhiều biến cố thăng trầm cùng những nhiệm vụ nặng nề và khó khăn thiếu thốn chồng chất Tiếp nối truyền thống Phú Riềng Đỏ hào hùng và sự lãnh đạo toàn diện của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, của Tỉnh ủy – UBND tỉnh Bình Phước, tập thể CB.CNVC Công ty đã đồng tâm hiệp lực, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước giao cho, xây dựng Công ty phát triển lớn mạnh như ngày nay.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
2.1.2.1 Trồng và khai thác cao su thiên nhiên:
Diễn biến thị trường trong các năm qua được đánh giá là thuận lợi, trừ giai đoạn suy thoái của kinh tế thế giới trong năm 2008 giá xuống còn 1.200 USD/tấn trong một thời gian không dài, giá cao su đã hồi phục và tăng mạnh từ năm 2009 đến 2012 Tuy nhiên, nguồn cung cao su có chiều hướng tăng nhanh hơn so với nhu cầu và dự báo trong dài hạn giá cao su có thể xuống thấp.
Hiện tại Công ty đã ổn định diện tích cao su là 19.221,18 ha, do quỹ đất để phát triển cao su tại khu vực Công ty đứng chân hiện không còn Do đó, chủ trương của Công ty là tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thay đổi cơ cấu giống để nâng cao năng suất đối với diện tích cao su hiện có.
Với lợi thế sản xuất đại điền, có sự hỗ trợ của Tập đoàn, của Viện Nghiên cứu cao su, Công ty tiếp cận được những bộ giống mới từ đó sẽ xây dựng được những vườn cây tốt, có năng suất cao.
2.1.2.2 Công nghiệp sơ chế Cao su thiên nhiên:
Thế mạnh của Công ty là có nguồn nguyên liệu ổn định hàng năm Công ty tự khai thác từ 24.000 - 26.000 tấn mủ nguyên liệu ngoài ra còn thu mua từ 6.000 -10.000 tấn mủ nguyên liệu của khu vực tiểu điền, như vậy mỗi năm Công ty chế biến từ 30.000 - 36.000 tấn sản phẩm các loại Công ty có 2 Nhà máy chế biến với 5 dây chuyền sản xuất đáp ứng chế biến nguồn nguyên liệu hiện có, với cơ cấu sản phẩm hợp lý phù hợp với thị trường các khu vực Cơ cấu sản phẩm của Công ty có 9 loại gồm: SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20, LATEX HA, LATEX LA; chất lượng sản phẩm đạt TCVN Uy tín, thương hiệu sản phẩm Cao su của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng được nâng lên và mở rộng.
* Ngoài ra còn một số ngành nghề phụ trợ nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty và phát huy, tận dụng những tiềm năng, lợi thế của Công ty, bao gồm các ngành:
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp; Xây dựng cầu đường, cầu nhỏ, cống, đường cấp phối, đường láng nhựa;
- Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh địa ốc; Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
- Các hoạt động dịch vụ khác.
2.1.3 Cơ cấu sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm:
2.1.3.1 Cơ cấu sản phẩm và quy trình chế biến:
Sản phẩm chính của Công ty có 9 loại gồm: SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20, LATEX HA, LATEX LA
- Các loại sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu mủ nước: SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, SVR5, LATEX HA, LATEX LA Trong đó:
+ Chế biến mủ cốm từ nguồn nguyên liệu mủ nước gồm có sản phẩm: SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, SVR5.
+ Chế biến mủ Latex từ nguồn nguyên liệu mủ nước gồm có sản phẩm: LATEX
- Chế biến mủ cốm từ nguồn nguyên liệu mủ tạp gồm có sản phẩm: SVR10,SVR20.
* Danh mục các sản phẩm:
Công ty hiện sản xuất 9 loại gồm: SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20, LATEX HA, LATEX LA; với tỷ lệ bình quân giai đoạn năm 2014-2016 của từng chủng loại là:
Thực trạng Kết quả sản xuất kinh doanh tại Công Ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
2.2.1 Thực trạng về doanh thu:
2.2.1.1 Đánh giá khái quát về tình hình doanh thu Công ty
Doanh thu của Công ty bao gồm: doanh thu về hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạt hoạt động tài chính, doanh thu khác
- Về doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh là doanh thu hoạt động bán sản phẩm cao su bao gồm: mũ sản xuất cao su Công ty sản xuất và mũ cao su thu mua từ tiểu điền Các sản phẩm sản xuất tiêu thụ từ mũ cao su bao gồm: SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20, LATEX HA, LATEX
- Về doanh thu hoạt động tài chính Công ty bao gồm các hoạt động gửi tiền có kỳ hạn Ngân hàng, đầu tư góp vốn vào cá đơn vị khác như Công ty Cổ Phần Thể Thao Cao Su Phú Riềng, Công ty Cổ Phần Đầu tư xây dựng Cao Su Phú Thịnh, Công ty Cổ Phần Kinh doanh BOT DDT741,…
- Về doanh thu hoạt động khác của công ty là các khoản thu từ thu nhập BHYT trả tiền khám chữa bệnh, thu nhập bán cây giống, thu thanh lý cây cao su và thu nhập khác.
Bảng 2.1 So sánh doanh thu hoạt động kinh doanh của năm 2014 - 2016
Doanh thu thuần bán hàng 1,298.8 1,139.7 1,175.2 -159.1 -12.25 35.5 3.12
(Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty Phú Riềng năm 2014 - 2016)
Qua bảng 2.1 So sánh các khoản doanh thu của công ty từ 2014 – 2016 ta thấy:
Nhìn chung, tổng doanh thu qua 3 năm đều giảm Cụ thể, năm 2014 doanh thu đạt 1,481.5 tỷ đồng đến năm 2015 doanh thu là 1,356.2 tỷ đồng giảm 125.36 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 8,46% Sang năm 2016 doanh thu đạt 1,362.8 tỷ đồng tăng so năm
2015 là 6.62 tỷ đồng với tỷ lệ 0,49% Doanh thu của ông ty được cấu thành chủ yếu từ hoạt động bán thành phẩm, phần còn lại rất nhỏ là doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác Cụ thể:.
- Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng: Năm 2014 doanh thu bán hàng đã trừ các khoản giảm trừ 1.298,8 tỷ đồng Năm 2015 doanh thu thu được là 1.139,7 tỷ đồng So sánh với năm 2014 doanh thu giảm 159.1 tỷ đồng ứng với tỷ lệ giảm là 5,05%. Nguyên nhân doanh thu bán hàng giảm chính là giá bán sản phẩm cao su giảm, bởi ảnh ảnh giá bán cao su thế giới Năm 2016 doanh thu là 1.175,2 tỷ đồng, so sánh năm
2016 với năm 2015 doanh thu tăng 35,5 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,12% Đây là có thể thấy sự cố gắng rất lớn trong quá trình điều hành kinh doanh của Công ty cũng như giá bán cao su trên thị trường tăng nhưng vẫn chưa phục hồi như năm 2014
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: ngoài nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính Tận dụng nguồn tiền dôi dư của từng thời điểm để gửi tiết kiệm làm tăng thu nhập từ hoạt động tài chính So sánh năm 2015 so với năm 2014 giảm 2,2 tỷ đồng ứng tỷ lệ giảm 5,8%, năm 2016 với 2015 tăng lên 0,7 tỷ đồng tương ứng 2,12% Đây là khoản thu nhập rất tốt tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh thu từ hoạt khác: ngoài nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính và doanh thu từ bán hoạt động tài chính Công ty có có nguồn thu lớn từ hoạt động khác.Trong các khoản thu từ nhiều nhất từ hoạt động thanh lý vườn cây cao su và từ bán cây cao su giống So sánh năm 2015 so với năm 2014 tăng 35,9 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 24,7%, năm 2016 so với năm 2015 giảm xuống 29,7 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm16,36% mặc dù doanh thu khác năm 2016 có giảm nhưng hoạt động khác vẫn mang lại khoản lợi nhuận đáng kể Đây là khoản thu nhập rất tốt góp phần làm giảm khó khăn cho doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng giá bán sản phẩm.
Biểu đồ 2.1: So sách các khoản doanh thu của Công ty năm 2014 - 2016
Doanh thu thuần bán hàng Doanh thu tài chính Doanh thu khác
Qua đây ta có thể nhận xét kết quả doanh thu kinh doanh của Công ty qua 3 năm qua giảm súc đây không chỉ riêng của Công ty nói riêng mà là tình hình ảnh hưởng giảm doanh thu của ngành cao su nói chung
2.2.2.2 Đánh giá doanh thu hàng bán sản phẩm cao su
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao su là hoạt động chính của Công ty, vì vậy doanh thu từ hoạt động bán hàng là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.2: So sánh doanh thu các sản phẩm Công ty năm 2014 - 2016
Năm So sánh 2015 với 2014 So sánh 2016 với 2015
Tốc độ tăng, giảm(%) tiền Số đồng)(tỷ
I Mủ cao su sản xuất 1,023.6 814.8 826.0 -208.8 -0.20 11.2 0.01
II Mủ Cao su tiểu điền 274.0 322.3 285.3 48.4 0.18 -37.0 -0.11
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Phú Riềng năm 2014 - 2016)
Qua bảng so sánh doanh thu bán các sản phẩm cao su nhìn chung giảm cụ ta xem đến doanh thu bán hàng của từng hoạt động
- Đối với sản phẩm cao su Công ty sản xuất:
Sản phẩm cao su công ty sản xuất theo một quy trình khép kín từ khâu trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến sau đó tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ Công ty có 2 thị trường đó là tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
+ Sản phẩm cao su xuất khẩu trực tiếp
Năm 2014 doanh thu bán hàng 466 tỷ đồng, năm 2015 doanh thu là 176.4 tỷ đồng giảm 289.7 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 0.62% Nguyên nhân làm doanh thu giảm so với năm 2014 do sản lượng xuất khẩu và giá bán giảm sâu Giá bán cao su thế giới giảm mạnh cũng bởi ảnh hưởng giá dầu mỏ giảm.
Năm 2016 doanh thu bán hàng là 239.5 tỷ đồng tăng 63.1 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 0.36% so năm 2015 Năm 2016 doanh thu bán hàng tăng nguyên nhân là giá bán tăng do thị trường xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi.
+ Sản phẩm cao su tiêu thụ nội địa
Năm 2014 doanh thu bán hàng 550.2 tỷ đồng, năm 2015 doanh thu bán hàng là 638.4tỷ đồng tăng 638.4 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 0.16 % Nguyên nhân làm doanh thu tăng so với năm 2014 là do ảnh hưởng của thi trường xuất khẩu giảm, do đó Công ty đã cố gắn chuyển hướng tăng lượng tiêu thụ nội địa làm cho doanh thu sản phẩm tiêu thụ nội địa tăng
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
Định hướng và phát triển Công ty từ nay đến năm 2020
Sự phát triển của Công ty TNHH MTV Phú Riềng gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động XNK nói riêng, gắn việc sản xuất kinh doanh của Công ty với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước
Trong những năm tới Công ty với quyết tâm đưa Công ty phát triển toàn diện, vững chắc, thực hiện thành công các kế hoạch đã và đang thực hiện
- Phát triển ổn định, bền vững đi kèm bảo vệ, cải thiện môi trường
- Xây dựng thương hiệu cạnh tranh đầu tư phát triển các sản phẩm cao su nâng cao chất lượng sản phẩm tạo nên thương hiệu sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu thế giới.
- Đào tạo đội ngũ chuyên viên có kiến thức chuyên môn cao, thành thạo trong công việc, có bề dày kinh nghiệm
- Nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng Đề ra chính sách giữ vững và mở rộng thị trường mà công ty đã có, khôi phục lại các mối quan hệ để khai thác mở rộng thêm các thị trường mới Tăng cường các mối quan hệ với các cộng tác viên, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước để phát triển đa dạng các loại hàng xuất nhập khẩu.