1. Trang chủ
  2. » Tất cả

3941 Cao Lanh thanh pho xanh

4 165 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 24,82 KB

Nội dung

Cao Lãnh thành phố xanh bên bờ sông Tiền Nằm giữa trung tâm phát triển của vùng sông nước Cửu Long, TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) là một đô thị văn minh, sạch đẹp, có hệ sinh thái bền vững, phát triển hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với dân tộc và đặc thù về cảnh quan môi trường, đồng thời là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc sông Tiền. Để đạt được điều đó, TP đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, tạo bước tăng trưởng đột phá về kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường (BVMT), hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để hiểu rõ hơn về công tác BVMT của thành phố cũng như kế hoạch xây dựng thành phố bền vững về môi trường, phóng viên Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch UBND TP. Cao Lãnh. Xin ông cho biết việc thực hiện công tác BVMT trên địa bàn TP. Cao Lãnh thời gian qua? Ông Nguyễn Hữu Dũng: Có thể nói, trong thời gian qua, công tác BVMT trên địa bàn TP. Cao Lãnh đã đạt được những kết quả nhất định, ý thức BVMT của người dân từng bước được nâng lên. Để có được điều đó, những năm qua, Cao Lãnh rất quan tâm đến vấn đề BVMT. Hàng năm, thành phố đều có Kế hoạch thực hiện công tác BVMT trên địa bàn, tập trung vào các hoạt động như tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng; Quan trắc chất lượng môi trường để theo dõi diễn biến các thành phần môi trường như nước, không khí . từ đó có chương trình, kế hoạch quản lý môi trường tốt hơn; Kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân chấp hành quy định pháp luật về BVMT cũng như xử lý những trường hợp cố tình vi phạm gây ô nhiễm môi trường . Năm 2007 - 2009, Cao Lãnh đã thực hiện Dự án phân loại rác tại nguồn và tín dụng vệ sinh do Liên minh châu Âu tài trợ, nhờ đó, người dân đã biết cách phân loại rác (vô cơ, hữu cơ), đường phố được giữ gìn vệ sinh sạch, đẹp, chất thải sinh hoạt được xử lý hợp vệ sinh. Năm 2010, thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy trình thu gom rác thải trên địa bàn Phường 1, Phường 2 và duy trì phân loại rác trên địa bàn Phường 2. Cho đến nay, trên địa bàn TP. Cao Lãnh, 95% hộ gia đình đã đăng ký thực hiện phân loại rác, tăng tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Năm 2011, thành phố đã thực hiện được một số việc như: Lập và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án xử lý ô nhiễm môi trường khu sản xuất, khu dân cư tập trung của TP. Cao Lãnh từ năm 2011 - 2015; Thực hiện các hạng mục, chương trình thành phố bền vững về môi trường do Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu Nhật Bản tài trợ; Triển khai Dự án bãi rác Đập Đá, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh để xử lý rác cho TP. Cao Lãnh. Đặc biệt, thành phố đã tiến hành lập Quy hoạch BVMT TP. Cao Lãnh giai đoạn 2011 - 2020, nhằm đánh giá tổng thể hiện trạng tài nguyên, môi trường của thành phố; Từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, đầu tư; Đề xuất các giải pháp phù hợp trong quá trình công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên thiên nhiên, chuyển đổi cơ cấu nông ngư nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Công tác BVMT của thành phố ngày càng được quan tâm nhiều hơn, thể hiện qua việc, mỗi năm, UBND thành phố đã dành khoảng 80% ngân sách nhà nước để đầu tư cho vấn đề BVMT. Ngoài ra, UBND TP. Cao Lãnh cũng luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh và BVMT thông qua các hội thảo, tập huấn, cuộc thi tìm hiểu về môi trường; thường xuyên triển khai các chương trình thông tin về môi trường trên các báo, đài; hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường. Năm 2011, thành phố đã xây dựng 5 tổ tự quản BVMT trong cộng đồng dân cư và tổ chức tuyên truyền về thành phố bền vững môi trường cho 20 trường học trên địa bàn. Đặc biệt, trong 2 năm qua, thành phố đã thực hiện một số công trình quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu vực trọng điểm như: Cống thoát nước khu dân cư Phường 11; San lấp kênh Thầy Cừ - Phường 2; Vớt rác khai thông dòng chảy rạch Xếp Lá - phường Hòa Thuận, di dời bãi rác Quảng Khánh ra khỏi thành phố (một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường của tỉnh Đồng Tháp). Cùng với đó, việc phát triển hệ thống cây xanh là một trong những tiêu chí xây dựng TP. Cao Lãnh hiện đại văn minh, xanh, sạch, đẹp. Đây là yêu cầu cấp thiết và là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc cải tạo môi trường sinh thái, kiến tạo nên những giá trị thẩm mỹ cho kiến trúc cảnh quan của thành phố, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị. Với đặc thù là vùng sông nước, thành phố có gặp khó khăn gì khi triển khai công tác BVMT không, thưa ông? Ông Nguyễn Hữu Dũng: Cao Lãnh là một thành phố trẻ, đang trong quá trình phát triển đô thị hóa, do đó, nhận thức của người dân về BVMT còn chưa cao. Hơn nữa, với đặc thù là vùng sông nước nên ngành công nghiệp chính của thành phố là ngành chế biến thủy sản, sự phát triển công nghiệp của thành phố lại nằm rải rác trong khu dân cư nên việc kiểm soát ô nhiễm môi trường rất khó khăn.Ví dụ, khu vực kênh Thầy Cừ là nơi thoát nước của khu vực chợ cá Cao Lãnh và nước thải sinh hoạt của các hộ dân, nhưng do chưa hoàn thiện hệ thống cống thoát nước nên nước thải sinh hoạt và nước thải từ khu vực chợ cá còn chảy theo mương gây mùi khó chịu, ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống của người dân. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn còn nằm xen lẫn trong các khu dân cư như gia công cơ khí, xay xát, lò gạch, cưa xẻ . đa số các cơ sở này chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải, tiếng ồn, bụi. Mặt khác, công tác quản lý môi trường ở các xã, phường chưa được thực hiện thường xuyên, cán bộ phụ trách môi trường vừa ít, lại vừa hay thay đổi, việc cập nhật thông tin số liệu không được liên tục. Do đặc điểm địa hình kênh rạch, sông nước phức tạp đã tạo nên nhiều khó khăn trong công tác xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, chi phí đầu tư lớn, một số cơ sở hạ tầng trên địa bàn đang trong quá trình thực hiện cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Trên địa bàn thành phố chưa xây dựng quy hoạch khu tiểu thủ công nghiệp để di dời một số loại hình cơ sở có hoạt động ảnh hưởng đến môi trường nằm xen lẫn trong khu dân cư về nơi tập trung, gây khó khăn trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường. Là 1 trong 2 thành phố được lựa chọn thí điểm xây dựng mô hình thành phố bền vững, Cao Lãnh đã triển khai những hoạt động gì, thưa ông? Ông Nguyễn Hữu Dũng: Để thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố “Năng động - Văn minh - An toàn”, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, tiến tới xây dựng thành phố bền vững về môi trường, UBND TP. Cao Lãnh đã đề ra Kế hoạch xây dựng thành phố bền vững về môi trường tại TP. Cao Lãnh. Trong Chiến lược BVMT của thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Cao Lãnh đã đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung nguồn lực ngân sách của thành phố cho vấn đề BVMT và tận dụng các nguồn lực khác để đầu tư, nâng cấp, cải thiện thành phố theo hướng văn minh, hiện đại; Triển khai một số Dự án đã được phê duyệt gồm: Dự án nâng cấp đô thị TP. Cao Lãnh từ 2012 - 2018. Phạm vi thực hiện của Dự án tại 7 phường và 2 xã, để nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước của thành phố, mở rộng hẻm, vỉa hè, đường, điện, các công trình vệ sinh công cộng, cơ sở y tế, giáo dục . Dự án được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới với 51.226.686 USD, còn vốn đối ứng của địa phương là 20.526.029 USD; Tiếp đó là Dự án xây dựng hệ thống thoát nước của thành phố, giai đoạn 1 từ năm 2012 - 2015, Dự án do Na Uy tài trợ, nhằm xây dựng khu xử lý nước thải tập trung cho phường 1, phường 2 và một phần của phường 3. Diện tích khu xử lý 6,05 ha, công suất xử lý 10.000 m3/ngày/đêm. Ngoài ra, thành phố tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh và BVMT, về khái niệm và các tiêu chí của một thành phố bền vững về môi trường; Tiếp tục duy trì các tổ tự quản BVMT và tổ chức các hoạt động tự quản BVMT; Đảm bảo các tuyến đường công cộng được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tất cả các hộ dân phải đăng ký thu gom rác hoặc cam kết xử lý rác hợp vệ sinh theo hướng dẫn của chính quyền địa phương; Tổ chức trông, chăm sóc cây xanh tại các trường học. Để đạt được các tiêu chí về thành phố bền vững về môi trường, Cao Lãnh cần phải quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như: Việc gia tăng lượng chất thải do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa; Ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải sinh hoạt; Ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp dưới tác động của quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và chất thải chăn nuôi; Nhất là, đối với vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ cho việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất do ảnh hưởng của các chất thải, vấn đề cạn kiệt tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chúng tôi sẽ tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường; thực hiện nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường. Chúng tôi đang hướng tới việc xây dựng Cao Lãnh trở thành một thành phố du lịch sinh thái, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của địa phương. Việc xây dựng và phát triển thành phố theo hướng bền vững về môi trường cần được thực hiện từng bước, phải gắn với Kế hoạch tổng thể phát triển chung của tỉnh Đồng Tháp và có sự tham gia của đông đảo người dân, cùng chung tay xây dựng một thành phố thịnh vượng, tràn ngập một màu xanh. Xin cảm ơn ông! Phương Linh (Thực hiện) TCMT 01/2012 . Cao Lãnh thành phố xanh bên bờ sông Tiền Nằm giữa trung tâm phát triển của vùng sông nước Cửu Long, TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) là. rác Đập Đá, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh để xử lý rác cho TP. Cao Lãnh. Đặc biệt, thành phố đã tiến hành lập Quy hoạch BVMT TP. Cao Lãnh giai đoạn 2011 - 2020,

Ngày đăng: 22/01/2013, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w