THƠ CÔNG THỨC TOÁN VẬT LÝ HÓA THPT
Trang 1THƠ CÔNG THỨC TOÁN, VẬT LÝ, HÓA
1 Bài ca (thơ) dãy điện hóa + tính tan của muối + hóa hữu cơ:
TÍNH TAN CỦA MUỐI
Loại muối tan tất cả Bất kể kim loại nào Nitrat, acetat Ôi!
Kì lạ làm sao
Những muối hầu hết tan
Là clorua, sulfat Trừ bạc, chì clorua Chì, Bari sulfat
Những muối không hòa tan Carbonat, photphat Anh sulfit, Sulfur Chú ý chớ có đùa Trừ kiềm, amoni
Mọi khi đều tan hết!'
• HÓA HỮU CƠ
Rủ nhau đi học hữu cơ Mấy năm công sức bây giờ thảnh thơi Thuyết cấu tạo đã thuộc rồi Đồng phân ta cứ mặc đời viết ra Mấy loại mạch có đâu xa Mạch nhánh, mạch thẳng, luồn qua mạch vòng
Liên kết bội phóng long nhong Nhóm thế cũng chạy gắn trong, đính ngoài
Đồng đẳng càng dễ hỡi ai Cấu tạo ấy -CH2-, thêm vào Phần gốc tính chất ra sao?
Xét liên kết (có) phản ứng nào xảy ra
Phản ứng thế thật khéo là h? - liên kết đơn ta mới “ừ”
Đôi, ba liên kết thật hư Tác nhân cộng chẳng chần chừ cộng ngay
Xòe bàn tay, đếm ngón tay Vừa thế, vừa cộng đây này gốc thơm!
Ăn quá cũng chẳng bằng cơm Thức ăn các món phải đơm đủ đầy Nhóm định chức thật lắm thay -OH là rượu , O2- ete -COO- đúng este -COOH về phe chất nào?
Axit dễ nhớ làm sao!
Nhóm -CO- lại gắn vào xeton
Trang 2Đặc biệt hãy nhớ phenol Phenyl (C6H5-) gắn với gốc ol diệu kì
Anđehit - cacbonyl | Amin chất ấy hãy nhìn – N – Nào tinh bột, nào xenlulozơ Protit, polime, béo, glucozơ, nào đường Mấy chất này cũng nhớ luôn Học thuộc xem kĩ chẳng buồn lúc thi
Rủ nhau…hữu cơ học đi
Có ôn luyện lĩ ắt thì nên câu:
“Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”
• DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METAN
E-2, bu-4, pro-3 Pen-5, hex-6, bảy là heptan Thứ 8 tên gọi octan Nonan thứ 9, đecan thứ 10
• DANH PHÁP Metan etan proban butan pentan hexan heptan octan nonan decan
=> Mẹ em phải bón phân hóa học ở ngoài đồng
=>Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường
=>Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó
• DÃY ĐIỆN HÓA
K Na Ba Ca Mg Al Zn Khi Nào Bạn Cần May Áo Dài
Fe Ni Sn Pb H Phái Người Sang Phố Hỏi
Cu Hg Ag Pt Au Cửa Hàng Á Phi Âu
K Na Li Ba Ca Mg Al Không Nói Li Biệt Chiều Mưa Ấy
Mn Zn Fe Co Ni Sn Pb Mắt Dõi Phương Cũ Nhớ Thương Chờ
H Cu Bi Hg Ag Pt Au Hỏi Có Biết Hay Ai Phố Vắng Chín nhớ mười thương vào tận mơ…
Khi(K) Nào(Na) Cần(Ca) May(Mg) Áo (Al) Giáp(Zn) Sắt(Fe) Nhớ(Ni) Sang(Si) Phải(Pb) Hỏi(H) Cửa(Cu) Hàng(Hg) Á(Ag)
Phi(Pt) Âu(Au)
Trang 3Khi(K) Bạn(Ba) Cần(Ca) Nhiều(Na) Măng(Mg) Ăn(Al) Mòn(Mn) Kẽm(Zn) Cô(Cr) Fải(Fe) Nhớ(Ni) Sơn(Sn) Phết(Pb)
Hỏi(H) Cửa(Cu) Anh(Ag) Hàng(Hg) Phi(Pt) Âu(Au)
Vị trí Al, Ag, Pb, Pt
- Áo lụa (Al) đứng trước Áo gấm (Ag)
- Phở bò (Pb) đứng trước Phở tái (Pt)
• MẤY LỜI VỀ DÃY ĐIỆN HÓA
Dãy điện hóa O sau khử trước(1) Phản ứng theo quy ước(2) anpha (?) Nhưng cần phải hiểu sâu xa Trước sau ý nghĩa mới là thành công Kali, Can, Nát tiên phong
Ma, Nhôm, Man, Kẽm tiếp không chịu hèn
Sắt rồi Cô đến Niken Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo chân Hiđro, Đồng, Bạc, Thủy ngân, Bạch kim, Vàng nữa chịu phần đứng sau
Ba kim (loại) mạnh nhất ở đầu Vào dung dịch muối nước đâu “hủy liền”
Khí bay, muối lại gặp kiềm, Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi
Các kim loại khác dễ rồi, Vào dung dịch muối trước thời đẩy sau
Với axit, nhớ bảo nhau:
Khử được hát cộng (H+), phải đâu dễ dàng
Từ Đồng cho đến cuối hàng, Sau Hiđro đấy, chẳng tan chút nào
Vài lời bàn bạc, đổi trao, Vun cây “Vườn Hóa” vui nào vui hơn
?(1) Kim loại trước có tính khử mạnh hơn kim loại sau, cation sau có tính oxi hóa mạnh
hơn cation trước
(2) Fe2+ Cu2+
Fe Cu
• OXI VÀ NITƠ
Anh (O2) đến bên em (N2) trong một ngày giông tố, sấm sét
Em là cô gái Nitơ Tên thật Azot anh ngờ làm chi Không mầu cũng chẳng vị gì
Sự cháy, sống chẳng duy trì trong em
Cho dù không giống Oxygen Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai
Nhà em ở chu kì 2
Trang 4Có 5 electron ngoài bao che
Mùa đông cho tới mùa hè
Nhớ ô thứ 7 nhớ về thăm em
Bình thường em ít người quen
Người ta vẫn bảo sao trầm thế cô
Cứ như dòng họ khí trơ!
Ai mà ngỏ ý làm ngơ sao đành
Tuổi em mười bốn xuân xanh
Vội chi tính chuyện yến anh làm gì
Thế rồi năm tháng trôi đi
Có anh bạn trẻ Oxi gần nhà
Bình thường anh chẳng lân la
Nhưng khi giông tố đến nhà tìm em
Gần lâu rồi cũng nên quen
Nitơ oxit (NO) sinh liền ra ngay
Không bền nên chất khí này
Bị oxi hóa liền ngay tức thì
Thêm một nguyên tử oxi (NO2)
Thêm mầu nâu đậm, chất nào đậm hơn?
• BÀI CA HÓA HỌC
Đây poli – metyl – metan – clorat
Đẹp bền và trong hơn Falê
Bao lâu rồi ta vẫn say mê
Kìa bạn nhìn poliamip Duyên dáng mây bay, như áng mây bay Hơn lụa là gấm vóc xưa nay
Hoá học của ta diệu kì hơn những Thiên Thần
À á a ta đang đi xa Trên nẻo đường thế giới vi mô
Ta đang khám phá bao điều ẩn bí quanh co xa mờ
Vì Tổ Quốc ta hiến dâng con Tim và khối Óc
Bạn ơi gian khó xá chi Anh đuốc Đảng soi sáng ta đi
Bạn ơi Tổ Quốc đang mong chờ !
Bài 2
Ca là chú Can xi
Ba là cậu Bari họ hàng
Au tên gọi là Vàng
Ag là Bạc cùng làng với nhau
Viết Đồng C trước u sau
Pb mà đứng cùng nhau là Chì
Al đấy tên gì?
Gọi Nhôm bác sẽ cười khì mà xem
Cacbon vốn tính nhọ nhem
Kí hiệu C đó bạn đem nhóm lò
Trang 5Oxy O đấy lò dò Gặp nhau hai bạn cùng hò cháy to
Cl là chú Clo Lưu huỳnh em nhớ viết cho S (ét sờ)
Zn là Kẽm khó gì
Na gọi Natri học hàng
Br thật rõ ràng Brom “người ấy” cùng làng Gari (Ga)
Fe chẳng khó chi Gọi tên là sắt em ghi ngay vào
Hg chẳng khó tí nào
Thuỷ ngân em đọc tự hào chẳng sai
… Bài ca nhắc bạn xa gần
Học chăm để nhớ khi cần viết ra
2 Bài ca (thơ) hóa trị nguyên tử khối
Kali (K), Iot (I), Hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân
(Hg) Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần
Bari (Ba) Cuối cùng thêm
chú Canxi (Ca) Hoá trị II nhớ có gì khó khăn
Bác Nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay Cacbon (C), Silic (Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi Nitơ (N) rắc rối nhất đời
I, II, III, IV khi thời lên V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm Xuống II lên VI khi nằm thứ IV Phot pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V
Em ơi, cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng Hiđro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời Chỉ mang hóa trị I thôi chớ nhầm Riêng đồng (Cu) cùng với thủy ngân (Hg)
Trang 6Thường II, ít I chớ phân vân gì Đổi thay II, IV là chì (Pb) Điển hình hóa trị của chì là II Bao giờ cũng hóa trị II
Là oxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca) Magie (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III
Cacbon (C), silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời Hóa trị II vẫn là nơi đi về ! Sắt (Fe) II toan tính bộn bề Không bền nên dễ biến liền sắt III
Photpho (P) III ít gặp mà Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hóa trị bao nhiêu
I, II, III, IV phần nhiều tới V Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm Khi II, lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo (Cl), iot (I) lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi Mangan (Mn) rắc rối nhất đời Đổi từ I đến VII thời mới yên Hóa trị II dùng rất nhiều Hóa trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hóa trị thuộc lòng Viết thông công thức, đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên Siêng ôn, năng luyện tất nhiên nhớ nhiều
Bài2: Tham khảo thêm chứ không thể dễ nhớ bằng bài 1
Hiđro (H) cùng với liti (Li) Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hóa trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thủy ngân (Hg)
Thường II, ít I chớ phân vân gì Đổi thay II, IV là chì (Pb) Điển hình hóa trị của chì là II Bao giờ cũng hóa trị II
Là oxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca) Magie (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III
Cacbon (C), silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời Hóa trị II vẫn là nơi đi về ! Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Trang 7Không bền nên dễ biến liền sắt III
Photpho (P) III ít gặp mà Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hóa trị bao nhiêu
I, II, III, IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Khi II, lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo (Cl), iot (I) lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi
Mangan (Mn) rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hóa trị II dùng rất nhiều Hóa trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hóa trị thuộc lòng Viết thông công thức, đề phòng lãng quên Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn, năng luyện tất nhiên nhớ nhiều
3 Bài ca (thơ) về nguyên tử khối của các nguyên tố
Bài 1
Hai ba Natri (Na=23) Nhớ ghi cho rõ Kali chẳng khó
Ba chín dễ dàng (K=39) Khi nhắc đến Vàng Một trăm chín bảy (Au=197)
Oxi gây cháy Chỉ mười sáu thôi (O=16) Còn Bạc dễ rồi Một trăm lẻ tám (Ag =108) Sắt màu trắng xám Năm sáu có gì (Fe=56) Nghĩ tới Beri Nhớ ngay là chín (Be=9) Gấp ba lần chín
Là của anh Nhôm (Al=27) Còn của Crôm
Là năm hai đó (Cr=52) Của Đồng đã rõ
Là sáu mươi tư (Cu =64) Photpho không dư
Là ba mươi mốt (P=31) Hai trăm lẻ một
Là của Thủy Ngân (Hg=201)
Chẳng phải ngại ngần Nitơ mười bốn (N=14) Hai lần mười bốn
Trang 8Silic phi kim (Si=28)
Can xi dễ tìm Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40) Mangan vừa vặn
Con số năm lăm (Mn=55)
Ba lăm phẩy năm Clo chất khí (Cl=35.5)
Phải nhớ cho kỹ Kẽm là sáu lăm (Zn=65)
Lưu huỳnh chơi khăm
Ba hai đã rõ (S=32) Chẳng có gì khó Cacbon mười hai (C=12)
Bari hơi dài Một trăm ba bảy (Ba=137)
Phát nổ khi cháy Cẩn thận vẫn hơn Khối lượng giản đơn
Hiđrô là một (H=1) Còn cậu Iốt
Ai hỏi nói ngay Một trăm hai bảy (I=127)
Nếu hai lẻ bảy Lại của anh Chì (Pb =207)
Brôm nhớ ghi Tám mươi đã tỏ (Br = 80)
Nhưng vẫn còn đó Magiê hai tư (Mg=24)
Chẳng phải chần trừ Flo mười chín (F=19)
Bài 3:
Hiđro số 1 khởi đi Liti số 7 ngại gì chí trai
Cacbon bến nước 12 Nitơ 14 tuổi ngày hoa niên
Oxi 16 khuôn viên Flo 19 lòng riêng vương sầu
Natri 23 xuân đầu Magie 24 mong cầu mai sau
Nhôm thời 27 chí cao
Silic 28 lòng nào lại quên
Photpho 31 lập nên
32 nguyên tử khối tên Lưu huỳnh
Clo 35,5 tự mình Kali 39 nhục vinh chẳng màn
Canxi 40 thẳng hàng
52 Crom chuỗi ngày tàn phải lo
Mangan song ngũ(55) so đo
Trang 9Sắt thời 56 đừng cho trồng trềnh Coban 59 cồng kềnh
Kẽm đồng 60 lập nền có dư
Đồng 63,6 Kẽm 65,4 Brom 80 chín thư riêng phần
Stronti 88 đồng cân Bạc 108 tăng lần số sai
Catmi một bách mười hai(112)
Thiếc trăm mười chín(119) một mai cuộc đời
Iot 127 chẳng dời Bari 137 sức thời bao lâm
Bạch kim 195 Vàng 197 tiếng tăng chẳng vừa
Thủy ngân 2 bách phẩy 0 thừa(200,0) Chì 2 linh 7(207) chẳng ưa lửa hồng
Rađi 226 mong Bismut 2 trăm linh 9 cứ trông cậy mình(209)
Bài thơ nguyên tử phân minh
Lòng này đã quyết tự tin học hàn
Bài 2:
Hidro là 1
12 cột Các bon Nito 14 tròn Oxi trăng 16 Natri hay láu táu Nhảy tót lên 23 Khiến Magie gần nhà
Ngậm ngùi nhận 24
27 Nhôm la lớn Lưu huỳnh giành 32
Khác người thật là tài
Clo ba nhăm rưỡi(35,5)
Kali thích 39 Canxi tiếp 40 Năm nhăm Mangan cười
Sắt đây rùi:56
64 đồng nổi cáu Bởi kém kẽm (Zn) 65
80 Brom nằm
Xa Bạc (Ag) 108 Bải buồn chán ngán
(137) Một ba bẩy ích chi
kém người ta còn gì!
Thủy ngân (Hg) hai linh mốt(201)
Trang 104 Thơ về công thức lượng giác rất dễ nhớ
HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC
Bắt được quả tang Sin nằm trên cos (tan@ = sin@:cos@)
Cotang dại dột
Bị cos đè cho (cot@ = cos@:sin@)
Version 2:
Bắt được quả tang Sin nằm trên cos Côtang cãi lại Cos nằm trên sin!
GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA CÁC CUNG ĐẶC BIỆT
Cos đối, sin bù, phụ chéo, khác pi tan
Cosin của hai góc đối bằng nhau; sin của hai góc bù nhau thì bằng nhau; phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia, tan góc này = cot góc kia; tan của hai góc
hơn kém pi thì bằng nhau
CÔNG THỨC CỘNG
Cos cộng cos bằng hai cos cos cos trừ cos bằng trừ hai sin sin Sin cộng sin bằng hai sin cos sin trừ sin bằng hai cos sin
Sin thì sin cos cos sin Cos thì cos cos sin sin “coi chừng” (dấu trừ)
Tang tổng thì lấy tổng tang Chia một trừ với tích tang, dễ òm
CÔNG THỨC NHÂN BA
Nhân ba một góc bất kỳ, sin thì ba bốn, cos thì bốn ba, dấu trừ đặt giữa hai ta, lập phương chỗ bốn,
thế là ok
6.Công thức gấp đôi:
+Sin gấp đôi = 2 sin cos +Cos gấp đôi = bình cos trừ bình sin
= trừ 1 cộng hai lần bình cos
= cộng 1 trừ hai lần bình sin
+Tang gấp đôi
Trang 11Tang đôi ta lấy đôi tang (2 tang) Chia 1 trừ lại bình tang, ra liền
Cách nhớ công thức: tan(a+b)=(tan+tanb)/1-tana.tanb là
tan một tổng hai tầng cao rộng trên thượng tầng tan cộng tan tan dưới hạ tầng số 1 ngang tàng dám trừ một tích tan tan oai hùng
CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI TÍCH THÀNH TỔNG
Cos cos nửa cos-cộng, cộng cos-trừ Sin sin nửa cos-trừ trừ cos-cộng Sin cos nửa sin-cộng cộng sin-trừ
CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI TỔNG THÀNH TÍCH
sin tổng lập tổng sin cô
cô tổng lập hiệu đôi cô đôi chàng còn tan tử cộng đôi tan (hoặc là: tan tổng lập tổng hai tan)
một trừ tan tích mẫu mang thương sầu
gặp hiệu ta chớ lo âu, đổi trừ thành cộng ghi sâu vào lòng
Một phiên bản khác của câu Tan mình cộng với tan ta, bằng sin 2 đứa trên cos ta
cos mình là
tanx + tany: tình mình cộng lại tình ta, sinh ra hai đứa con mình con ta
tanx - tan y: tình mình hiệu với tình ta sinh ra hiệu chúng, con ta con mình
CÔNG THỨC CHIA ĐÔI (tính theo t=tg(a/2))
Sin, cos mẫu giống nhau chả khác
Ai cũng là một cộng bình tê (1+t^2) Sin thì tử có hai tê (2t), cos thì tử có 1 trừ bình tê (1-t^2)
HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
Sao Đi Học ( Sin = Đối / Huyền)
Cứ Khóc Hoài ( Cos = Kề / Huyền) Thôi Đừng Khóc ( Tan = Đối / Kề)
Có Kẹo Đây ( Cotan = Kề/ Đối)
Sin : đi học (cạnh đối - cạnh huyền) Cos: không hư (cạnh đối - cạnh huyền) Tang: đoàn kết (cạnh đối - cạnh kề) Cotang: kết đoàn (cạnh kề - cạnh đối)
Trang 12Tìm sin lấy đối chia huyền Cosin lấy cạnh kề, huyền chia nhau Còn tang ta hãy tính sau Đối trên, kề dưới chia nhau ra liền Cotang cũng dễ ăn tiền
Kề trên, đối dưới chia liền là ra
Sin bù, cos đối, hơn kém pi tang, phụ chéo.
+Sin bù :Sin(180-a)=sina +Cos đối :Cos(-a)=cosa +Hơn kém pi tang : Tg(a+180)=tga Cotg(a+180)=cotga +Phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia, tg góc này = cotg góc kia
Công thức tổng quát hơn về việc hơn kém pi như sau:
Hơn kém bội hai pi sin, cos Tang, cotang hơn kém bội pi
Sin(a+k.2.180)=sina ; Cos(a+k.2.180)=cosa Tg(a+k180)=tga ; Cotg(a+k180)=cotga
*sin bình + cos bình = 1
*Sin bình = tg bình trên tg bình cộng 1
*cos bình = 1 trên 1 cộng tg bình
*Một trên cos bình = 1 cộng tg bình
*Một trên sin bình = 1 cộng cotg bình
(Chú ý sin *; cos @ ; tg @ ;cotg * với các dấu * và @ là chúng có liên quan nhau trong
CT trên
DIỆN TÍCH
Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào Rồi đem nhân với đường cao Chia đôi kết quả thế nào cũng ra
Muốn tìm diện tích hình vuông, Cạnh nhân với cạnh ta thường chẳng sai
Chu vi ta đã học bài, Cạnh nhân với bốn có sai bao giờ
Muốn tìm diện tích hình tròn,
Pi nhân bán kính, bình phương sẽ thành
Nguyên tắc để 2 tam giác bằng nhau Con gà con, gân cổ gáy, cúc cù cu (cạnh góc cạnh, góc cạnh góc, cạnh cạnh cạnh)
Trang 14-5 Các bài thơ tình vật lý rất lãng mạn
Bài 1
“Trái tim anh đang dao động điều hòa Khi em đến bỗng lệch pha dao động Mái tóc em tóa từ trường rất rộng Làm cho anh biên độ bỗng tăng nhanh Ánh mắt em những tia sáng lonh lanh Như lăng kính có bảy màu rực rỡ Anh yêu em qua từng hơi thở Sao ngọt ngào như tiếng vọng của âm thoa Môi em cười tựa những cánh hoa Làm dao động sóng lòng trên mặt nước Chợt một buổi trên đường em nhẹ bước Chuyển động đều theo làn gió thoảng qua Đứng cách em một bước sóng lam-đa Sao anh thấy tim mình như tỏa nhiệt
Từ sâu thẳm tâm hồn anh đã biết Hai trái tim đang dao động cùng pha"
Bài 2
Anh yêu em trong tình yêu Vật lý Cái nhìn đầu hai ý nghĩ giao thoa Những nỗi buồn là cực tiểu khi xa
Và cực đại niềm vui khi em đến
Lực hấp dẫn làm hai ta yêu mến
Từ mỗi người nay đã trở thành đôi Quá yêu em nên anh nghĩ xa xôi
Từ xa tít về tận dương vô cực
Dẫu tình mình trải qua nhiều thách thức Nhưng tình anh cũng sẽ bảo toàn Trái tim anh nếu em lấy đạo hàm Chắc chắn rằng kết quả sẽ bằng không
Nếu như em vẫn chưa thấy hài lòng Thì em hãy nhìn anh bằng tia X Anh yêu em hơn mọi lời giải thích Thực nghiệm rồi minh chứng trái tim anh Khi bên em thời gian ngỡ quá nhanh
Như chậm lại khi chúng mình xa cách Nỗi nhớ em là một hàm khả tích Đối số là những kỷ niệm bên nhau Cho dù em có ở tận nơi đâu
Thì tín hiệu anh cũng luôn nhận được