1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN lược CHO các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG TRANG TRÍ nội THẤT vào THỊ TRƯỜNG CAMPUCHI1

8 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 184 KB

Nội dung

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG TRANG TRÍ NỘI THẤT VÀO THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA. 1. Giới thiệu về sản phẩm: Ở Việt Nam ngành công nghiệp nội thất đã có một truyền thống lâu đời với nhiều công ty gia đình có qui mô nhỏ và nhiều hãng sản xuất lớn. Đồ gỗ nội thất là nguồn chủ yếu (chiếm 75%) trong tổng doanh thu xuất khẩu trong lĩnh ngành nội thất. Trong những năm gần đây lĩnh vực này đã phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những nguồn thu xuất khẩu lớn nhất của cả nước và khiến cho Việt Nam trở thành một trong những nhà xuất khẩu gỗ thành phẩm lớn nhất Đông Nam Á. Việt Nam là nước có một nguồn nhân công lao động với chi phí thấp và tay nghề cao, đã sản xuất ra hàng loạt sản phẩm đa dạng, có ưu thế cạnh tranh đặc biệt đối với mặt hàng bàn, ghế và các đồ gia dụng làm từ gỗ thông hoặc cao su với giá cả không đắt. Các nhóm sản phẩm chính bao gồm đồ bọc gỗ và không bọc gỗ, ghế ngồi và các bộ phận, đối với cả đồ nội thất và ngoại thất. Đồ làm từ mây, tre, kim loại và nhựa vẫn chưa được phát triển mạnh và trong thời gian gần đây chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của ngành này. Vậy nên nhóm quyết định chọn sản phẩm đồ gỗ nội thất: bàn ghế, tủ, giường gỗ dùng cho gia đình, phục vụ cho tầng lớp người dân có thu nhập vừa và cao. Sản phẩm từ gỗ là chất liệu tự nhiên mang lại sự gần gũi, ấm áp phù hợp với một không gian mang nét hoài cổ, mộc mạc như nhà vườn, nhà ở thiết kế theo phong cách truyền thống. Hiện nay, dù đã xuất hiện rất nhiều vật liệu mới hiện đại nhưng gỗ vẫn giữ được sự yêu thích đối với đa số người sử dụng như bàn, ghế chạm cẩn, kệ gỗ, bình phong….và chúng thường được kết hợp với các loại vật liệu mới một cách hài hoà tạo cho ngôi nhà vừa mang nét hiện đại, vừa ấm cúng. 2. Chiến lược xuất khẩu: •Trải qua 3 bước: Bước 1: Nghiên cứu thị trường, cụ thể là thị trường Campuchia. Bước 2: Lập ma trận SWOT để xác định điểm mạnh( S), điểm yếu( W), cơ hội(O), rủi ro( T). Bước 3: Hình thành chiến lược. •Tìm hiểu chi tiết các bước: Bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh, cụ thể là thị trường Campuchia. Thông tin cơ bản: - Tên đầy đủ: Vương quốc Cam-pu-chia - Vị trí địa lý: Nằm ở bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á - Giáp giới: • Phía Bắc và phía Tây giáp Thái Lan (800 km đường biển). • Phía Đông Bắc giáp Lào (541 km đường biên) • Phía Đông, Đông Nam giáp Việt Nam (1.137 km đường biên) • Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan (443 km đường biển) - Diện tích: 181.035 km2 - Dân số: 15.205.539 người (ước 7/2013) - Thủ đô: Phnôm Pênh - Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Khơ-me (Khmer) - Tiền tệ: Đồng Riel (KHR) - Ngày quốc khánh: 09/11/1953 - Thể chế chính phủ: Quân chủ nghị viện, chế độ lưỡng viện. 2.1Chính trị: Là quốc gia quân chủ lập hiến. Hiến pháp campuchia quy định Campuchia thực hiện chính sách dân chủ, đa đảng. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: vua, Hội đồng Tôn vương, Thượng viện,Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Đứng đầu Chính phủ hiện nay gồm 01 Thủ tướng thuộc đảng chiếm đa số tại Quốc hội và 06 Phó Thủ tướng. Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm. Hiện nay vấn đề chính trị của Campuchia gặp rất nhiều vấn đề do sự mâu thuẫn giữa đảng nhân dân đảm nhiệm và Đảng đối lập Sam Rainsy. Với những diễn biến bất lợi về chính trị trong nước, Campuchia vẫn ổn định và hoàn thiện bộ máy lập pháp và hành pháp của mình để bắt tay vào phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. (Thuyết trình nói ko cần đưa vào slide) Hệ thống pháp luật của Căm-pu-chia dựa theo dân luật, có sự ảnh hưởng của hệ thống dân luật Pháp từ khoảng thời gian chuyển giao quyền lực lâm thời của Liên Hiệp Quốc ở Căm-pu-chia (UNTAC). 2.2Môi trường kinh tế: Các chỉ số kinh tế Số liệu thể hiện bằng biểu đồ hen. 2010 2011 2012 GDP (ppp) (tỷ USD) 30.91 32.95 36.59 (tăng 12%) GDP (OER) (tỷ USD) 11.36 13.2 14.25 (tăng 7.9%) Tăng trưởng GDP (%) 6.2% 6.7 % 6.5% GDP theo đầu người (USD/ đầu người) 2,200 2,300 2.400% ( tăng 4.3%) GDP theo ngành Lực lượng lao động 8.8 triệu Phân bổ lao động Tỷ lệ thất nghiệp 3.5% (2007) Tỷ lệ lạm phát 4% 6.2% 4.5% Mặt hàng nông nghiệp gạo, cao su, ngũ cốc, hạt dẻ, bột sắn, lụa Các ngành công nghiệp du lịch, dệt may, xây dựng, đánh bắt cá, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, xi măng, khai quặng, dệt may Tổng Kim ngạch XNK 12.907 tỷ USD 15. 808 tỷUSD 14.988tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu 5.527 tỷ USD 6.7 24 tỷ USD 6.148 tỷ USD Mặt hàng chính quần áo, sản phẩm gỗ, cao su, gạo, cá, thuốc lá, giầy dép Bạn hàng XK chính Mỹ 39.5%, Canada 8.2%, Đức 7.8%, UK 7.5%, Việt Nam, Nhật Bản 4.3% Kim ngạch nhập khẩu 7.38 tỷ USD 9.084 tỷ USD 8.84 tỷ USD Mặt hàng chính sản phẩm dầu khí, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, động cơ xe cộ, dược phẩm Bạn hàng NK chính Thái Lan 24.6%, Việt Nam 20.6%, Trung Quốc, Singapore 7.8%, Hồng Kông 6% (Số liệu 2012. Nguồn: www.cia.gov) Từ bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy được: Campuchia là nước nông nghiệp (58% dân số làm nghề nông, nông nghiệp cũng chiếm tới gần 40% GDP của nước này), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Angkor Wat được xếp là một trong số các kì quan nổi tiếng của thế giới. Nền công nghiệp của Campuchia còn yếu kém. Chính phủ Campuchia đề ra Kế hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia 2006-2010 (NSDP) và Chiến lược Tứ giác… đã thu được thành tựu đáng kể. Nền kinh tế Campuchia thoát khỏi tình trạng suy thoái, trì trệ. Kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao trên dưới 10% năm (năm 2004 là 11,7%, năm 2005 đạt 13,4%, năm 2006 đạt 10,6%, năm 2007 đạt 9,6%). Do khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, kinh tế Campuchia năm 2008 cũng bị ảnh hưởng: Lạm phát lên tới trên 20%, GDP năm 2008 chỉ tăng 5%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009 xuống mức âm 2%. Năm 2010, 2011 và 2012 tăng trưởng GDP đạt lần lượt 6.2%, 6.7 % và 6.5%. Nền kinh tế Campuchia còn lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, 50% ngân sách Chính phủ dựa vào viện trợ và cho vay của nước ngoài. Chính phủ Campuchia đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ lạm phát, tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, trợ giá nhiên liệu và tăng dự trữ của các ngân hàng, giảm thuế hàng hóa, dỡ bỏ một số rào cản trong cạnh tranh thương mại, kể cả mở cửa để hàng hóa trong nước tự do cạnh tranh với các sản phẩm của các tập đoàn kinh tế lớn. Chính phủ Campuchia đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ và quặng, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực dệt may và du lịch. Những lý do nên đầu tư vào Campuchia. +Sự ổn định chính trị: hiện nay Campuchia đã ổn định được chính trị. +Sự ổn định kinh tế vĩ mô, Campuchia cũng đã có được điều này mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia chứ không riêng chỉ Campuchia. Ngoại trừ điều này, nền kinh tế Campuchia đang trong tình trạng tích cực. +Hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp, có nghĩa là các quy định quy tắc quốc tế cũng đang được thực hiện tại Campuchia. +Khả năng hội nhập vào thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư đến Campuchia để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu trên nền tảng Campuchia không bị rào cản về quota trên thị trường này. Đối với Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia lớn khác cũng vậy, toàn bộ đều là miễn thuế và không áp dụng quota. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác là Campuchia có một chính sách thương mại hoàn toàn rộng mở. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Cam-pu-chia - Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cam-pu-chia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ trong thời kỳ mới theo hướng "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài". Từ năm 1993 đến nay, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao. Trong năm 1994, hai bên đã ký kết một số Hiệp định quan trọng như: o Hiệp định về thành lập Ủy ban Hỗn hợp hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹthuật giữa chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia và chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. o Hiệp định về Hợp tác kinh tế - thương mại Cam-pu-chia - Việt Nam o Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Cam-pu-chia và Việt Nam Hiệp định thương mại về điện được hai bên ký kết tháng 7 năm 2000. Hai nước đã ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 và tiến hành cắm cột mốc đầu tiên tại Bà Vẹt - Mộc Bài (tháng 9 -2006); Biên bản thỏa thuận tại Kỳ họp thứ 7 của ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Cam-pu-chia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… - Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Cam-pu-chia là thị truờng rất gần với Việt Nam, có 9 tỉnh biên giới chung, 9 cửa khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu quốc gia, 30 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, có địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống kênh rạch đi lại thuận lợi ở cả hai bên, khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đến Phnôm Pênh chỉ có 230 km. Như vậy hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực. 2.3 Văn hóa- xã hội: Văn hóa Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo. Xã hội (Số liệu ước tính năm 2013. Nguồn: www.cia.gov) + Dân số: Tổng số dân: 15.205.539 người (ước 7/2013) Mật độ dân số: 81 người/km 2 + Cơ cấu dân số: 0-14 tuổi: 31,7% (nam 2.428.507 / nữ 2.397.327) 15-24 tuổi: 21,2% (nam 1.597.990 / nữ 1.627.161) 25-54 tuổi: 38,2% (nam 2.828.752 / nữ 2.985.226) 55-64 năm: 4,9% (nam 287.073 / nữ 464.991) 65 tuổi trở lên: 3,9% (nam 221.356 / nữ 367.156) (ước 2013) Độ tuổi trung bình: 23,7 tuổi (nam: 23 tuổi / nữ: 24,4 tuổi) Tốc độ tăng dân số: 1,67% Tỷ lệ sinh: 24,88 trẻ/1.000 dân Tỷ lệ tử: 7,88 người/1.000 dân Cơ cấu giới tính: 0,94 nam/nữ Tuổi thọ trung bình: 63,41 tuổi (nam: 61,01 tuổi / nữ: 65,93 tuổi) • Sản phẩm cần chú trọng đến họa tiết hoa văn phù hợp với tôn giáo, tín ngưỡng người Campuchia. • Nhóm khách hàng được chú trọng đó là các hộ gia đình và những người có độ tuổi 25- 54, có thu nhập trung bình và cao. Với mỗi nhóm khách hàng sẽ có những loại sản phẩm phù hợp. . CHIẾN LƯỢC CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG TRANG TRÍ NỘI THẤT VÀO THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA. 1. Giới thiệu về sản phẩm: Ở Việt Nam ngành công nghiệp nội thất đã có một truyền. hợp với các loại vật liệu mới một cách hài hoà tạo cho ngôi nhà vừa mang nét hiện đại, vừa ấm cúng. 2. Chiến lược xuất khẩu: •Trải qua 3 bước: Bước 1: Nghiên cứu thị trường, cụ thể là thị trường. năng hội nhập vào thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư đến Campuchia để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu trên nền tảng Campuchia không bị rào cản về quota trên thị trường này.

Ngày đăng: 13/05/2014, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w