Bài thuyết trình của Tiến sĩ YOON Eun-kye, Chủ tịch Viện Đào tạo Công chức Trung ương Hàn Quốc với cán bộ, học viên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ĐỘNGLỰCTHÀNHCÔNGCỦAHÀN QUỐC: SỨCMẠNHCỦAGIÁODỤCVÀSỨCMẠNHCỦATỐCĐỘ 1. Quá trình phát triển củaHàn Quốc: Từ một nước nhận viện trợ trở thành một nước viện trợ Sự phát triển thànhcôngcủa một quốc gia không bao giờ diễn ra một cách ngẫu nhiên mà nhất định phải có nguyên do của sự thànhcông đó. Hàn Quốc là một nước có bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc trải qua mấy nghìn năm. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ 20 Hàn Quốc đã phải chịu sự thống trị của thực dân Nhật trong một thời gian dài và trải qua cuộc chiến tranh liên Triều ác liệt chính thức bắt đầu vào ngày 25/6/1950. Từ đó, Hàn Quốc đã bị rớt xuống trở thành nước nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hàn Quốc của ngày hôm nay đã nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa, dân chủ hóa và đến nay đã gia nhập các nước phát triển. Đặc biệt, thông qua việc thực hiện thànhcông vai trò Chủ tịch của Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Seoul vào năm 2012 (nhiệm kỳ 2 năm) và được Liên Hợp quốc lựa chọn để đặt trụ sở chính của Quỹ Khí hậu xanh (Green Climate Fund), Hàn Quốc đã được cộngđồng quốc tế công nhận vị trí quốc gia phát triển. Năm 2012, Hàn Quốc chính thức gia nhập Ủy ban Viện trợ Phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và ngày càng tăng cường viện trợ cho nhiều nước trên thế giới. Riêng năm 2012, vốn viện trợ phát triển chính thức ODA củaHàn Quốc là 500 triệu USD, con số này dự kiến sẽ tiếp tục được tăng lên vào mỗi năm. Hàn Quốc là quốc gia duy nhất thay đổi từ một nước nhận viện trợ sau đại chiến thế giới lần thứ hai trở thành một nước viện trợ. Bản thân tôi cũng quan niệm rằng giống như khi đã nhận sự giúp đỡ từ người khác thì chúng ta sẽ có hành động đáp lại ân huệ đó, vậy thì một quốc gia đã từng nhận viện trợ từ một nước khác cũng cần đi giúp đỡ quốc gia khác nữa, đó mới chính là đạo lý. Đặc biệt, từ năm 2010, trong 3 năm thông qua hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến tranh liên Triều, Hàn Quốc đã mời các binh sĩ của nhiều 1 nước trên thế giới từng tham chiến tại Hàn Quốc và tổ chức các chương trình thể hiện lòng biết ơn đối với các binh sĩ đó. Thu nhập bình quân đầu người củaHàn Quốc vào năm 1963 là 100 USD, năm 1977 là 1.000 USD, năm 1995 là 10.000 USD và đến năm 2007 đã tăng mạnh lên con số 20.000 USD. Trên thế giới không một nơi đâu có xu thế tăng nhanh như vậy. Bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm qua, kim ngạch thương mại củaHàn Quốc vẫn đột phá mục tiêu 1.000 tỷ USD và vươn lên đứng thứ 9 thế giới về quy mô thương mại. Quy mô kim ngạch xuất khẩu cũng đứng thứ 7 trên thế giới (dựa trên 5 tiêu chí: Giáo dục, Sức khỏe, Chất lượng cuộc sống, Sự năng độngcủa nền kinh tế và Sự ổn định chính trị) do Tờ Newsweek của Mỹ bình chọn. Với những thành tích kể trên, sự tăng trưởng về văn hóa và năng lực ngoại giaocủaHàn Quốc cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, cùng với sự nỗ lựccủa toàn thể nhân dân, Hàn Quốc đã giành quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa động 2018 tại Pyeongchang. Tại Thế vận hội mùa hè năm 2012 được tổ chức tại London vừa qua, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc thể thao đứng thứ 5 trên thế giới. Lĩnh vực văn hóa bao gồm phim truyền hình, âm nhạc đại chúng mà tiêu biểu là ca khúc Gangnam Style của ca sĩ Psy đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng Billboard đang tạo nên một làn sóng Hàn Quốc ngày càng lan rộng. Đặc biệt việc ông Ban Ki-moon tái đắc cử Tổng Thư ký Liên Hợp quốc và ông Kim Yong được chọn làm tân Chủ tịch Ngân hàng Thế giới là những chứng cứ công nhận năng lực lãnh đạo của người Hàn Quốc trên vũ đài quốc tế. Nhờ có sự nỗ lựccủa Chính phủ và sự ủng hộ của người dân, Hàn Quốc ngày càng đạt được nhiều thành tựu lớn về văn hóa, thể thao và ngoại giao chưa từng có tiền lệ trong quá khứ. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy Hàn Quốc cũng còn rất nhiều vấn đề tồn đọng cần được giải quyết như vấn đề tỉ lệ sinh sản thấp, sự già hóa dân số, việc xây dựng lòng tin xã hội, việc xác lập trật tự luật pháp, khai thác độnglực tăng trưởng của các thế hệ sau, việc tăng cường năng lực an ninh… Dù vậy, xét một cách tổng quan thì đến nay, Hàn Quốc từ một quốc gia nhận viện trợ sau thế chiến thứ 2 đã vươn lên trở thành quốc gia viện trợ cho các nước đang phát triển và được cộngđồng quốc tế công nhận là nước tiên tiến mới nổi có những bước phát triển ngoạn mục nhất thế giới. 2. Yếu tố thànhcôngcủa Hàn Quốc 2 Nhiều nước phát triển sau trên thế giới đang chọn Hàn Quốc làm mô hình tăng trưởng. Lý do là bởi trong quá khứ các quốc gia đó cũng đã trải qua thời kỳ bị xâm lược, thời kỳ chiến tranh, quá trình công nghiệp hóa, dân chủ hóa… giống như Hàn Quốc trước đây. Việc không lựa chọn các nước phát triển không cùng chung con đường với mình như Mỹ, Anh, Pháp… mà lựa chọn quốc gia có những kinh nghiệm lịch sử giống mình là Hàn Quốc làm mô hình phát triển sẽ giúp cho các quốc gia đó học hỏi được nhiều điều hơn. Nói một cách khác, Hàn Quốc hiện đang được coi như một cuốn sách giáo khoa toàn cầu đối với những nước phát triển sau. Việc Hàn Quốc chia sẻ những kinh nghiệm phát triển với các quốc gia đó sẽ tạo lợi ích cho cả Hàn Quốc, cả nước được chia sẻ và cả cộngđồng quốc tế nói chung. Có rất nhiều nhân tố thànhcông để giúp Hàn Quốc tăng trưởng một cách ngoạn mục như vậy. Đó chính là nhờ năng lực lãnh đạo tài tình của bộ máy chính quyền nhà nước, chính sách quốc gia hợp thời cơ, chính sách ngoại giao thực tiễn lấy Mỹ làm trọng tâm trong thời kỳ Mỹ và Liên Xô cạnh tranh, thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách mở cửa quả cảm và toàn cầu hóa, tính cần mẫn và trung thànhcủa người dân, nhiệt huyết giáodục cao nhất thế giới, tham vọng đáp ứng mục tiêu của cá nhân và cạnh tranh tự do, khả năng tiếp thu nhanh chóng văn minh và xu hướng mới của thế giới, dám đương đầu thử thách… Trong số rất nhiều nhân tố kể trên, ngày hôm nay tôi sẽ chỉ đề cập đến hai nhân tố là “giáo dục” và “văn hóa nhanh nhanh”. 3. Giáodục Lý do tôi muốn nói về giáodục là bởi bản thân tôi đang đảm nhiệm vai trò Giám đốc Học viện Đào tạo cán bộ Trung ương chuyên đào tạo các cán bộ nhà nước củaHàn Quốc và bởi các quý vị tham gia buổi thuyết trình hôm nay đều quan tâm sâu sắc đến giáodục nên Ngài Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tạ Ngọc Tấn đã mời tôi tới thuyết trình tại đây. Và lý do tôi đề cập đến “văn hóa nhanh nhanh” là bởi tôi cho rằng nhân tố văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình phát triển củaHàn Quốc chính là “văn hóa nhanh nhanh”. Trước tiên, tôi xin được trình bày về nền giáodụccủaHàn Quốc, “Giáo dục thay đổi số phận” - đây chính là triết học của tôi. Giáodục thay đổi số phận của cá nhân, số phận của gia đình, số phận của doanh nghiệp và số phận của 3 quốc gia. Giáodục quyết định tính sản xuất, năng lực cạnh tranh, luân lý và chất lượng cuộc sống. Hàn Quốc là một ví dụ điển hình chứng minh số phận thay đổi thông qua giáo dục. “Một đất nước từng nghèo hơn cả Kenya - quê hương của ông tôi là Hàn Quốc thời nay đang gia nhập các nước phát triển. Lý do chính là nhờ nhiệt huyết giáodục cháy bỏng củaHàn Quốc”, Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã từng phát biểu công khai nhiều lần như vậy. Từ cách đây 1.200 năm, Hàn Quốc đã có văn hóa trọng thị giáodục như tuyển chọn quan lại thông qua thi tuyển cạnh tranh công khai mà chúng tôi vẫn gọi là khoa cử. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ 19, Hàn Quốc không thể tiếp nhận nền văn minh mới với trọng tâm là cuộc cách mạng công nghiệp của phương Tây mà bị chìm sâu vào những phong tục truyền thống và chìm nghỉm dưới ách thống trị của thực dân Nhật. Một quốc gia từng đi trước Nhật lại không thể sớm tiếp nhận nền văn minh mới mà trở thành thuộc địa của Nhật, điều này khiến người dân Hàn Quốc sâu sắc tự kiểm điểm mình và tìm kiếm cách giải quyết mới. “Biết nhiều là sức mạnh. Phải học thì mới sống được”. Điều này đã trở thành tiêu ngữ chung của toàn thể người dân Hàn Quốc thời kỳ bị thực dân Nhật xâm lược. Sau khi giải phóng và tuyên bố độc lập vào năm 1945, Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi mới, trở thành “quốc gia học tập”, “tổ chức học tập”. Rất nhiều trường đại học được thành lập và người dân dù phải bán cả đất đai và gia súc cũng phải lo cho con em mình được đến trường. Dù có phải giảm bớt tiển ăn, tiền mặc, người Hàn Quốc cũng không tiếc chi tiêu cho tiền học phí. Tổng thống đầu tiên củaHàn Quốc Lee Sung Man nguyên là một nhà giáodục xuất thân là tiến sĩ chuyên ngành triết học tại Đại học Princeton của Mỹ. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh liên Triều, ông vẫn hết lòng vì giáo dục. Vào năm 1961, cuộc cách mạng ngày 16/5 do tướng quân Park Jeong Hee lãnh đạo nổ ra. Vào thời bấy giờ, tại nhiều khu vực như Trung Đông, Trung Nam Mỹ, Đông Nam Á cũng diễn ra các cuộc cách mạng quân sự, đảo chính quân sự. Các cuộc cách mạng quân sự này cuối cùng cũng bị sụp đổ bởi chế độ độc tài hoặc sự suy tàn của quốc gia và sự thất bại chính sách. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền Park Jung Hee đã thay đổi ý thức của người dân với trọng tâm là “Phong trào làng mới” thay đổi diện mạo củaHàn Quốc từ một nền kinh tế nông nghiệp thành một nước công nghiệp nặng hóa học và đạt được những thành tựu phát triển kinh tế ngoạn mục. Tổng thống Park Jung Hee bị phê phán rất nhiều bởi khuynh hướng độc tài vào giai đoạn sau của nhiệm kỳ cầm quyền, tuy nhiên 4 cũng rất nhiều ý kiến nhất trí rằng sự phát triển kinh tế ngoạn mục củaHàn Quốc ngày nay chính là nhờ có công lớn nhất của ông. Đa phần các nhà cầm quyền quân sự của các nước khác đã thất bại, vậy tại sao Tổng thống Park Jung Hee lại thành công? Tôi cho rằng đó là nhờ ADN nhà giáodụccủa ông. Trước khi đi nghĩa vụ quân sự, Tổng thống Park Jung Hee đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm và từng làm giáo viên. Ông mang trong mình ADN của một người lính và ADN của một nhà giáo dục. Tôi cho rằng đây chính là điều quyết định sự khác biệt giữa ông và những nhà lãnh đạo xuất thân từ quân nhân. Phong trào “Xây dựng làng mới” mà các bạn đều biết đó chính là giáodục thay đổi ý thức của người dân vàgiáodục cải thiện cuộc sống của người dân. Ông đã liên tiếp thực hiện chính sách hỗ trợ giáodục theo đúng tinh thần của một nhà giáodụcvà luôn ưu đãi tất cả những ai làm giáo dục. Tôi nghĩ ông chính là “Tổng thống giáo dục”. Nhờ có nguồn nhân lực được đào tạo nên mục tiêu công nghiệp hóa cũng đã thànhcôngvà nhờ có những người dân được giáodục đầy đủ nên sau đó quá trình dân chủ hóa cũng được thực hiện. Dân chủ hóa không chỉ được thực hiện bằng cuộc cách mạng dân chủ. Khi có nền tảng kinh tế và người dân được giáodục thì dân chủ hóa mới được thànhcông rực rỡ. Vào thời Tổng thống Kim Dae Jung, cuộc cách mạng giáodục một lần nữa đã nổ ra. “Công nghiệp hóa dù muộn thì thông tin hóa vẫn phải đi trước một bước”, đây chính là tiêu ngữ toàn dân thời bấy giờ. “Dòng chảy thứ 2” được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp do tiếp nhận muộn nên người dân đã phải chịu nỗi thống khổ dưới ách thống trị của thực dân Nhật, nhưng tất cả người dân đều đồng tình rằng cần phải chuẩn bị đối phó trước với “dòng chảy thứ 3”. Chính phủ đã hỗ trợ về mặt chính sách những hoạt động như “Phong trào văn hóa thông tin”, “Giáo dục thông tin hóa”… và hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin khởi nghiệp. Đây chính là nền tảng thúc đẩy Hàn Quốc vươn lên trở thành cường quốc về công nghệ thông tin trên thế giới và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đi trước một bước đã dẫn dắt sự phát triển và năng lực cạnh tranh quốc gia củaHànQuốc. Ngày nay, tỉ lệ đỗ đại học của học sinh cấp 3 tại Hàn Quốc là 85%. Đây là tỉ lệ cao nhất thế giới vàgiáodục trọn đời củaHàn Quốc cũng đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Thậm chí tại các trung tâm thương mại còn tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng dành cho khách hàng. Số du học sinh Hàn Quốc tại Mỹ cũng đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong tương lai, hệ thống giáo 5 dụccủaHàn Quốc sẽ được phát triển theo hình thức học tập thông minh, giúp cho bất kỳ ai cũng có thể thoải mái học vào bất kỳ thời gian nào, tại bất kỳ đâu trong môi trường kỹ thuật số. Hiện nay, Đại học Truyền hình và Viễn thông Hàn Quốc đã đào tạo 520.000 sinh viên hoặc Đài truyền hình giáodục EBS đều đang tăng cường giáodục mở vàgiáodục trọn đời. “Giáo dục thay đổi số phận” nếu đào tạo cán bộ thay đổi số phận thì số phận quốc gia cũng được thay đổi. Bản thân tôi với tư cách Giám đốc phụ trách Viện Đào tạo cán bộ Trung ương Hàn Quốc nên tôi vừa cảm thấy tinh thần trách nhiệm lớn lao, vừa cảm nhận được sự hữu ích từ công việc này. Viện chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ với Việt Nam. Kể từ sau khi đảm nhận Giám đốc COTI vào năm ngoái, tôi luôn tâm niệm khẩu hiện giáodục này và nó phản ánh quan niệm về giáodụccủa tôi. “Giáo dục là chúc phúc Giáodục là lễ hội Giáodục thay đổi số phận”. 4. “Văn hóa nhanh nhanh” Tiếp theo, tôi sẽ trình bày về sứcmạnhtốcđộcủa “văn hóa nhanh nhanh”. Ngày nay, Hàn Quốc là nước nhanh nhất trên thế giới. Tôi sẽ lấy sân bay quốc tế Incheon làm ví dụ. Sân bay này được đưa vào hoạt động năm 2001 và trong 7 năm liên tiếp được bình chọn là sân bay có dịch vụ tốt nhất thế giới. Năm nay, sân bay Incheon còn được nhận giải thưởng danh dự về thẻ điểm cân bằng thế giới (BSC Hall of Fame). Cơ sở vật chất tốt và nhân viên rất thân thiện. Tuy nhiên, then chốt củasức cạnh tranh nằm ở “tốc độ”. Thời gian thực hiện thủ tục xuất cảnh tại sân bay quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế là 60 phút. Tuy nhiên, ở sân bay Incheon chỉ mất 16 phút. Thời gian thực hiện thủ tục nhập cảnh theo tiêu chuẩn quốc tế là 45 phút nhưng thời gian trung bình thực hiện ở sân bay Incheon chỉ mất 12 phút. Dịch vụ được thực hiện nhanh chóng như vậy là nhờ hệ thống máy tính hàng đầu giúp dự báo trước sự tăng, giảm của số lượng hành khách và hàng hóa, thúc đẩy nhanh quá trình làm thủ tục. Đương nhiên hệ thống này có thể áp dụng tại các sân bay khác nhưng nếu không có nguồn nhân lực được đào tạo một cách bài bản thì rất khó để thực hiện. Bên cạnh đó, đặc thù về văn hóa thời gian cũng được phản ánh, khi được hỏi làm thế nào mà dịch vụ của sân bay Incheon lại nhanh nhất thế giới, Tổng Giám đốc Tổng công ty sân bay quốc tế Incheon đã trả lời rằng không chỉ nhờ 6 hệ thống điện tử hàng đầu và nguồn nhân lực chất lượng cao mà chính thái độcủa hành khách cũng đóng góp một phần không nhỏ. Tại các sân bay như John F Kenedy của Mỹ hay sân bay Chicago, khi có loa thông báo “Xin quý hành khách hãy chờ đợi” thì hành khách hãy chờ đợi, nhưng ở sân bay củaHàn Quốc, hành khách sẽ không nghiễm nhiên ngồi đợi như vậy mà sẽ tập trung lại để kháng nghị. Chính áp lực từ những hành khách không thể chịu đựng được sự chờ đợi và luôn mong muốn được hưởng dịch vụ nhanh chóng đã giúp tạo ra dịch vụ nhanh nhất thế giới. Tại Hàn Quốc, cứ 5 năm bầu cử Tổng thống một lần và 4 năm bầu cử Nghị sĩ Quốc hội một lần. Dù cuộc bầu cử diễn ra trên quy mô toàn quốc nhưng quyết định đắc cử cuối cùng sẽ được xác nhận ngay trong buổi tối diễn ra bầu cử. Bởi vì hệ thống quản lý bầu cử, chương trình kiểm phiếu và hệ thống truyền hình kê khai phiếu rất phát triển. Ngay cả ở Mỹ cũng không thể đạt đến tốcđộ kiểm phiếu vàcông bố kết quả bầu cử nhanh đến như vậy. Có những quốc gia phải mất vài ngày mới xác nhận được kết quả bầu cử. Tính cách của người Hàn Quốc rất vội vàng. Nhiều người Hàn Quốc bị bỏng tay khi mua cà phê ở máy bán cà phê tự độngdo tính cách vội vàng đã đưa tay vào lấy cốc cà phê khi cà phê chưa được đổ đầy. Cách đây không lâu, một CEO người Pháp từng làm việc tại Hàn Quốc khi quay trở về Pháp đã từng nói rằng: Nếu việc điều hành doanh nghiệp ở Châu Âu giống như lái một chiếc ô tô thông thường thì việc điều hành doanh nghiệp ở Hàn Quốc giống như lái một chiếc xe đua”. Tại sao Hàn Quốc lại trở thành một quốc gia nhanh đến như vậy? Có rất nhiều nguyên do: Nguyên nhân đầu tiên là nhờ công nghệ thông tin làm nền tảng cho cuộc sống sinh hoạt và hoạt động hành chính. Theo các báo cáo của Tổ chức OECD, tính đến tháng 12/2011, Hàn Quốc là nước đầu tiên đạt 100% tỉ lệ phổ cập internet tốcđộ cao. Đây là tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Tỷ lệ phổ cập điện thoại di động đạt 103,9% với 52 triệu chiếc. Hệ thống chính phủ điện tử được UN đánh giá đứng đầu thế giới. Đa số hồ sơ khiếu nại của người dân có thể được giao đến tận nhà, thậm chí người dân có thể nhận những giấy tờ này tại các máy phát hồ sơ thủ tục hành chính được lắp đặt tại các trung tâm thương mại. Công nghệ thông tin cũng được thay đổi từ thời gian analog sang thời gian kỹ thuật số. Nguyên nhân thứ hai là bởi hiệu quả học tập sinh ra từ quá trình bắt kịp các nước phát triển. Để đuổi kịp Mỹ và Châu Âu, những quốc gia đã đi trước 7 một bước trong cuộc cách mạng công nghiệp, trong thời gian qua Hàn Quốc đã tiến hành hai cuộc chiến vô cùng khắc nghiệt là “cuộc chiến theo đuổi” và “cuộc chiến tốc độ”. Có thể nói hai cuộc chiến này đã phần nào thànhcôngvà qua đó người Hàn Quốc cũng đã nhận thức được tầm quan trọng củatốc độ. Nguyên nhân thứ 3 là nhờ sản vật lịch sử, Hàn Quốc đã trải qua một thời gian dài chịu ách thống trị của thế lực ngoại xâm và đặc biệt là cuộc chiến tranh liên Triều nổ ra ngày 25/6/1950. Để có thể sinh tồn, người Hàn Quốc không còn cách nào khác là phải nhanh chóng đi sơ tán và nhiều người khẳng định quá trình đó đã giúp tăng tính tốcđộcủa người HànQuốc. Lý do thứ tư là bởi kinh nghiệm thànhcôngcủa việc kinh doanh tốc độ. Ngày nay, các tập đoàn lớn củaHàn Quốc như Samsung, LG, Poso, Hyundai… có thể tăng cường năng lực cạnh tranh trên toàn thế giới cũng là nhờ tốc độ. Việc nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, thay đổi thiết kế, nhanh chóng quyết định ý tưởng, dịch vụ… đã giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và mức độ làm hài lòng khách hàng, qua đó dần dần nâng cao năng lựctốc độ. Việc Hàn Quốc trở thành nước nhanh nhất trên thế giới như vậy có thể nói là sản phẩm phức hợp bởi nhiều yếu tố như công nghệ thông tin, giáo dục, hiệu quả học tập, yếu tố văn hóa, yếu tố tâm lý, yếu tố lịch sử… Ngày nay, Hàn Quốc đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng tốcđộ với nền tảng là công nghệ thông tin và tất cả các doanh nghiệp đều đang thực hiện kinh doanh tốc độ, dịch vụ nhanh chóng. Khách du lịch và các thương gia đến từ khắp nơi trên thế giới đều cho biết cú sốc văn hóa đầu tiên họ cảm nhận khi đặt chân đến Hàn Quốc là “nhanh nhanh”. Và đây cũng là từ tiếng Hàn đầu tiên họ học. Học giả tương lai nổi tiếng thế giới là Alvin Topler từng khẳng định thời đại thế giới chia thành nước mạnh, nước yếu; nước lớn, nước nhỏ đã qua và nay là thời đại thế giới chia thành nước nhanh và nước chậm. Nước nhanh và nước chậm, doanh nghiệp nhanh và doanh nghiệp chậm, giao thông nhanh vàgiao thông chậm, vũ khí nhanh và vũ khí chậm, người nhanh và người chậm… Sự nhanh và chậm sẽ quyết định năng lực cạnh tranh. Hàn Quốc là nước nhanh nhất thế giới. Việc Hàn Quốc gia nhập các nước phát triển trong vòng vài chục năm không phải là một việc ngẫu nhiên mà vì Hàn Quốc đã biết cách hoàn hợp với hệ thống giá trị mới của thế giới. Trong giai đoạn những năm 70 - 80, Hàn Quốc đã phát triển thông qua “lợi thế kinh tế theo quy mô” với trọng tâm là các công ty tài phiệt. Từ sau năm 1990, Hàn 8 Quốc phát triển thông qua “lợi thế kinh tế theo tốc độ”. Bước vào thế kỷ 21, Hàn Quốc đã và đang phát triển theo mô hình độc đáo của Chính phủ điện tử và chủ nghĩa dân chủ kỹ thuật số. Kể từ khi nhậm chức Giám đốc COTI, tôi luôn tâm niệm slogan: “Giáo dục thay đổi khung suy nghĩ” và nỗ lực để đào tạo “cán bộ suy nghĩ rộng lớn hơn”, “cán bộ suy nghĩ nhanh hơn”, “cán bộ suy nghĩ công bằng hơn”. Tôi luôn mưu cầu một sự cải cách giáodục sẽ hợp nhất sứcmạnhgiáodụcvàsứcmạnhcủatốc độ. Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang trải qua nhiều khó khăn và chu kỳ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đang dần ngắn lại. Nếu trước đây chu kỳ này là 10 năm thì đến nay rút ngắn xuống chỉ còn 5 năm, 3 năm. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngắn nghĩa là khủng hoảng sẽ đến nhanh hơn nhưng tốcđộ khắc phục khủng hoảng cũng nhanh hơn. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng lúc sẽ cho chúng ta cả khủng hoảng và cơ hội. Chỉ những ai nhanh mới kịp ngăn chặn khủng hoảng và tạo ra cơ hội. Trong tương lai, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ còn diễn ra rất nhiều nhưng tôi tin rằng Hàn Quốc sẽ khắc phục tốt. Bởi chỉ cần có sứcmạnhgiáodụcvàsứcmạnhtốcđộ thì dù là gì cũng có thể đối phó được. Chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak hiện nay là chính phủ chuyển động nhanh nhất kể từ khi Hàn Quốc xây dựng đất nước. Bởi không chỉ cơ sở hạ tầng tốcđộvà văn hóa tốcđộ phát triển tốt trong thủ tục hành chính và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà phong cách lãnh đạo của Tổng thống Lee Myung- bak cũng rất nhanh. Tốcđộ suy nghĩ, tốcđộ đưa ra quyết định, tốcđộ thi hành của ông đều rất nhanh. Biệt hiệu của ông là “Early Bird” bởi dù ngủ sớm hay ngủ muộn thì thời gian thức dậy của ông luôn là 4 giờ sáng. Gần đây ông còn có thêm một biệt hiệu mới là “Early Mover”, biệt hiệu này được đặt khi ông là người đi tiên phong trên thế giới trong việc đối phó trước với biến đổi khí hậu thông qua tăng trưởng xanh. Trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, viện trợ toàn cầu ông cũng di chuyển rất nhanh. Tôi cho rằng đây chính là độnglực giúp Hàn Quốc là nước đầu tiên trong số thành viên OECD thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, nó cũng giúp nâng cao vị thế củaHàn Quốc trên trường quốc tế. Trong tương lai, Việt Nam vàHàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực hành chính nhanh như lĩnh vực giáodụcvà xây dựng hệ thống chính phủ điện tử. 5. Đào tạo cán bộ Việt Nam 9 COTI đã và đang tiến hành đào tạo các cán bộ ưu tú của Việt Nam và trong thời gian qua đã có 252 cán bộ Việt Nam được tham gia đào tạo. Riêng năm 2012, đã có thêm các cán bộ của Việt Nam sang Hàn Quốc tham gia khóa đào tạo phát triển hành chính quốc tế. Tất cả 252 học viên này sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy mối quan hệ hai nước. Bên cạnh đó, COTI phối hợp với tổ chức KOICA triển khai Chương trình tăng cường năng lực cấp lãnh đạo tương lai Việt Nam. Chương trình này được thực hiện trong 3 năm từ 2013 - 2015 với quy mô 800 nghìn USD nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hai nước, chia sẻ kinh nghiệm phát triển và chính sách củaHàn Quốc thông qua việc xây dựng mạng lưới với các cán bộ cấp lãnh đạo tương lai Việt Nam. Tôi cho rằng, tính cần mẫn và trung thànhcủa người Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nếu Việt Nam tiếp tục duy trì tốcđộ tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì Việt Nam sẽ vươn lên trở thành nước dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á. Tôi hi vọng rằng trong thời gian tới, mối quan hệ giữa Việt Nam vàHàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa thông qua sự giao lưu, hợp tác văn hóa vàgiáo dục. Và tôi cũng hi vọng rằng, hai nước sẽ cùng đóng góp cho thế giới thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển của hai nước với các nước đang phát triển. 6. Kết luận Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ngài Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tạ Ngọc Tấn đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội thuyết giảng tại Học viện ngày hôm nay, đồng thời xin chân thành cảm ơn tất cả các cán bộ của Học viện đã dành sự chú ý lắng nghe bài thuyết giảng của tôi trong một thời gian dài. Tôi rất mong được gặp lại các quý vị tại Viện Đào tạo cán bộ Trung ương HànQuốc. 10 . HÀN QUỐC: SỨC MẠNH CỦA GIÁO DỤC VÀ SỨC MẠNH CỦA TỐC ĐỘ 1. Quá trình phát triển của Hàn Quốc: Từ một nước nhận viện trợ trở thành một nước viện trợ Sự phát triển thành công của một quốc gia không. trình của Tiến sĩ YOON Eun-kye, Chủ tịch Viện Đào tạo Công chức Trung ương Hàn Quốc với cán bộ, học viên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ĐỘNG LỰC THÀNH CÔNG CỦA HÀN QUỐC: SỨC. nền giáo dục của Hàn Quốc, Giáo dục thay đổi số phận” - đây chính là triết học của tôi. Giáo dục thay đổi số phận của cá nhân, số phận của gia đình, số phận của doanh nghiệp và số phận của