Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
Mã số:…………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
VÀO GIẢNG DẠY BÀI 10, 11, 12 SINH LỚP 12 - BAN CƠ BẢN
Người thực hiện: Dương Thị Oanh
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục……… Phương pháp giảng dạy bộ môn: Sinh học
Lĩnh vực khác………
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học 2011 – 2012
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1 Họ và tên: Dương Thị Oanh
2 Ngày 28 tháng 6 năm 1968
3 Giới tính: Nữ
4 Địa chỉ:
- Cơ quan: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Long Bình Tân – Biên Hòa
- Nhà riêng: B7/N4-Khu phố 2-Phường Long Bình Tân-Biên Hòa- Đồng Nai
5 Điện thoại: 0918608870
6 E-mail: duongoanh@nhc.edu.vn
7 Chức vụ: Chủ tịch Công đoàn; giáo viên
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Nuyễn Hữu Cảnh – Biên Hòa – Đồng Nai
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
1 Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
2 Năm nhận bằng: 1990
3 Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
1 Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
2 Số năm có kinh nghiệm: 21 năm
3 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Năm học 2006 – 2007: Phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ áp dụng vào chương II: “Cấu trúc của tế bào ”– Sinh 10 chương trình nâng cao
- Năm học 2007 – 2008: Suy nghĩ về phương pháp đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan
- Năm học 2008 – 2009: Một số ý kiến đóng góp vào phương pháp chủ nhiệm
- Năm học 2009 – 2010: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy chương III: Sinh trưởng và Phát triển” – Sinh 11 chương trình nâng cao
- Năm học 2010 – 2011: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh lớp 11
Trang 3MỤC LỤC
I Lí do chọn đề tài Trang 1
II Nội dung:
1 Cơ sở lý luận Trang 2
a Bản chất dạy học nêu vấn đề Trang 2
b Các phương pháp dạy học nêu vấn đề Trang 3
c Các bước tiến hành của dạy học nêu vấn đề Trang 3
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 4 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen Trang 4 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen Trang 7 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân Trang
10
III Hiệu quả của đề tài……… Trang
12
IV Đề xuất, khuyến nghị khản năng áp dụng………Trang
14
V Tài liệu tham khảo Trang
16
Trang 4
- - - * * * - - -
I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão với
sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh chóng Điều đó đã đặt ra cho dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo Sự đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là “ hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động”
Tuy nhiên, trong thực tiễn việc dạy học ngày nay gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết thầy cô giáo đều mang tâm huyết và lòng nhiệt tình của mình để đầu tư vào giảng dạy với mong muốn là học sinh của mình sẽ đạt được kết quả học tập tốt, đạo đức tốt để sau này phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân Nhưng ngược lại, kết quả học tập của học sinh chưa cao, ít tiến bộ, thậm chí có em sức học ngày càng sa sút Có nhiều ý kiến khác nhau về kết quả này, nhưng hầu hết đều cho rằng có ba yếu tố ảnh hưởng đến học tập của các em:
- Ý thức tự học tập, khả năng chủ động tiếp thu kiến thức của các em kém, bị trào lưu chơi game, phim ảnh không lành mạnh tác động tiêu cực
- Chương trình học còn nặng nề, ôm đồm về mặt kiến thức Xét riêng chương trình sinh học của lớp 12 bao gồm 3 phần chính: di truyền; tiến hóa; sinh thái; nếu trước đây lượng kiến thức này học sinh được học cả ở lớp 11 thì nay chỉ gói gọn trong lớp 12 Đặc biệt phần di truyền lượng kiến thức về mặt lí thuyết nhiều, phân phối chương trình dành cho tiết bài tập không có học sinh chỉ có chút ít kiến thức phần tế bào ở lớp 10, còn kiến thức lớp 9 hầu như không nhớ
- Phương pháp dạy học chưa đáp ứng được nội dung sách giáo khoa Hiện nay hầu hết các giáo viên đều chủ động tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng hoạt động học tập cho học sinh theo hướng tích cực tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy, đối tượng học sinh không phải giáo viên nào cũng làm tốt Thực tế tham gia giảng dạy môn sinh lớp 12 một số năm, tôi nhận thấy đối với phần di truyền mà đặc biệt là phần các qui luật di truyền do kiến thức của từng bài dài, khó, trừu tượng lại có phần vận dụng giải bài tập nên sử dụng phương pháp dạy học nhóm hay lạm dụng công nghệ thông tin thường không đáp ứng thời gian, học sinh nắm kiến thức hời hợt Sử dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy các quy luật di truyền đã giúp học sinh hiểu sâu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức Tuy nhiên vận dụng phương pháp này
Trang 5như thế nào cho hiệu quả bởi nếu giáo viên vận dụng không phù hợp sẽ rất dễ đưa học sinh vào kiểu tiếp thu kiến thức thụ động nhàm chán, để tạo hiệu quả tối
ưu cho phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải hiểu rõ bản chất, các bước tiến hành của phương pháp, nội dung, trọng tâm của từng bài, đối tượng mình cầm truyền thụ, có thể vận dụng đối với cả bài, từng phần hay kết hợp với khai thác công nghệ thông tin hoặc hoạt động nhóm cho hiệu quả Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 - Sinh lớp 12 Ban
cơ bản
II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1 – Cơ sở lý luận:
1.1 - Bản chất dạy học nêu vấn đề:
a Khái niệm về dạy học nêu vấn đề:
- Là phương pháp dạy học đưa học sinh vào chính sự tìm tòi có hiệu quả của các nhà khoa học, tức là chuyển hoá sự tìm tòi thành phẩm chất của cá thể học sinh theo con đường tựa như con đường mà loài người đã theo để khám phá, kiếm tìm
và đã vật chất hoá các phát minh, phát kiến
- Đặc trưng của dạy học nêu vấn đề thể hiện ở hai yếu tố thành phần: tình huống
có vấn đề và giả thuyết để giải quyết vấn đề
- Kiểu dạy học nêu vấn đề tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm của quá trình dạy học Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho học sinh chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức
b - Bản chất tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học:
Học sinh trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung của nhân loại, đã vấp phải tình huống giữa vốn hiểu biết cuả bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật mới nào đó thì sẽ xuất hiện vấn đề đó là vấn đề học tập
Trong dạy học nêu vấn đề việc tạo ra tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của người dạy, giáo viên tạo tình huống phải phù hợp với khả năng cuả học sinh, có tỷ lệ hợp lý giữa cái
đã biết và cái chưa biết Vấn đề học tập phải vừa sức cuả học sinh để các em có khả năng giải quyết vấn đề đó Nếu vấn đề đặt ra cho học sinh quá dễ hoặc quá khó đều không mang lại hiệu quả
Ví dụ: Khi dạy cấu tạo 2 mạch đơn của phân tử ADN, giáo viên đưa ra tình huống: mối liên kết giữa các bazơnitric trên 2 mạch là A liên kết với T và G liên kết với X, từ đó rút ra một bazơnitric có kích thước lớn (A, G) liên kết với một bazơnitric có kích thước nhỏ ( T, X)
Nếu tình huống này đưa ra cho học sinh lớp 9 khi dạy về cấu trúc ADN thì đó là tình huống không làm xuất hiện vấn đề học tập ở học sinh, bởi vì những kiến thức của học sinh lớp 9 về hóa học, sinh học chưa đủ để tìm tòi vấn đề mới Nhưng cũng với tình huống trên đặt ra trước học sinh lớp 12 thì sẽ là tình huống
có vấn đề Một số học sinh có năng lực học tập sẽ hình thành câu hỏi có vấn đề:
Trang 6Tại sao loại bazơnitric có kích thước lớn A không liên kết với bazơnitric có kích thước nhỏ X và loại G không liên kết với loại T? Tình huống trên giáo viên đưa
ra khi học sinh chưa biết bản chất liên kết hidrô giữa các bazơnitric thì bản thân các học sinh cũng không xuất hiện câu hỏi có vấn đề
1.2 – Các phương pháp dạy học nêu vấn đề:
a Trình bày nêu vấn đề:
- Hoàn cảnh sử dụng: Những vấn đề học sinh không tự lực giải quyết được
- Diễn tiến sau khi tạo ra tình huống có vấn đề, giáo viên hay tác giả sách giáo
khoa chẳng những nêu lời giải cuối cùng mà còn vạch rõ logic của quá trình đi đến lời giải đó
- Ích lợi sau khi tiếp thu được sơ đồ trình bày, một học sinh ở trình độ phát triển nhất định có thể chuyển sơ đồ đó vào những tình huống khác
b Tìm tòi một phần:
- Giáo viên lập kế hoạch các bước giải, lập kế hoạch cho quá trình đi đến lời giải, hay làm cho quá trình đó trở nên dễ giải hơn, còn học sinh thì tự lực giải quyết một phần vấn đề thôi
- Một hình thức rõ ràng nhất của phương pháp tìm tòi một phần là đàm thoại có tính chất phát kiến (phương pháp phát kiến: ơrixtic) Đàm thoại phát kiến là hệ thống câu hỏi do giáo viên xây dựng thế nào đề mỗi câu hỏi sau được suy ra
từ các câu hỏi trước, để tất cả các câu hỏi và lời giải của học sinh cho các câu hỏi
đó, tập hợp lại, cuối cùng sẽ giải quyết được một vấn đề nào đó và điều chủ yếu
là các câu hỏi tập hợp thành những bài toán nhỏ trên con đường đi tới lời giải cho bài toán cơ bản.Đây là phương pháp được giáo viên vận dụng nhiều trong giảng dạy
c Phương pháp nghiên cứu:
- Giáo viên xây dựng những vấn đề và bài toán có vấn đề dưới hình thức bài làm
có tính chất nghiên cứu, trong một hệ thống nhất định, còn học sinh thì làm các bài đó hoàn toàn tự lực, và trong quá trình đó tự mình tìm tòi sáng tạo
- Thực chất của phương pháp nghiên cứu là tổ chức hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề mới đối với họ Vì nói chung học sinh giải quyết những vấn đề mà xã hội và khoa học đã giải quyết rồi, và chỉ mới
mẻ đối với học sinh thôi
1.3 – Các bước tiến hành của dạy học nêu vấn đề:
- Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề
- Bước 2: Phát biểu vấn đề
- Bước 3: Xác định phương hướng giải quyết vấn đề
- Bước 4: Lập kế hoạch, chứng minh giả thuyết đúng (Bằng cách giải quyết những vấn đề nhỏ có liên quan)
- Bước 5: Đánh giá và kết luận
- Bước 6: Kiểm tra kiến thức vừa tiếp thu, vận dụng kiến thức
2 - Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Khi thực hiện đề tài của mình tôi vận dụng phương pháp tìm tòi một phần của dạy học nêu vấn đề qua 6 bước với 3 bài 10, 11, 12 nằm trong nội dung các qui
luật di truyền bổ sung sau MenĐen, đối tượng là học sinh lớp 12 ban cơ bản của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, đa số lực học trung bình, trung bình khá
Trang 7Bài 10 : TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
1 Mục tiêu của bài học:
+ Kiến thức
- Nhận dạng được các kiểu tương tác giữa các gen không alen trong tác động bổ sung, tác động cộng gộp, lấy ví dụ tính đa hiệu của gen
- Vận dụng: nhận dạng bài toán tuân theo qui luật tương tác bổ sung và tác động
cộng gộp
+Trọng tâm:
Tương tác giữa các gen không alen trong tác động bổ sung, tác động cộng gộp
2 Cách tiến hành bài giảng:
I – TƯƠNG TÁC BỔ SUNG:
* Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề
Giáo viên thông báo tình huống bằng bài toán nhận thức qua khâu kiểm tra: Bài toán: Ở đậu Hà Lan gen A qui định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng hạt xanh; gen B qui định tính trạng hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b qui định tính trạng hạt nhăn; các gen phân li độc lập Viết sơ
đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai sau:
PT/c : Hạt vàng x Hạt xanh PT/c : Hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
F1 x F1: F1 x F1:
Học sinh sẽ tái hiện tri thức về qui luật phân li; qui luật phân li độc lập:
PT/c: Hạt vàng x Hạt xanh
AA aa
PT/c : Hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn AABB aabb
F1: 100% Aa (Hạt vàng) F1: AaBb (Hạt vàng, trơn)
F1 x F1: Hạt vàng x Hạt vàng
Aa Aa
GF1: A, a A, a
F1 x F1:Hạt vàng, trơn x Hạt vàng, trơn AaBb AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2: 1 AA: 2Aa:1aa
3 (vàng) : 1(xanh)
F2: 9 A- B (hạt vàng, trơn)
3 A-bb (hạt vàng,nhăn)
3 aaB- ( hạt xanh trơn) 1aabb (hạt xanh, nhăn)
Học sinh tóm tắt thí nghiệm của qui luật tương tác bổ sung:
Lai 1 tính trạng (1) Lai 2 tính trạng (2) TN của qui luật tương
tác bổ sung (3)
PT/c:Hạt vàng xHạt xanh
AA aa
PT/c: Hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
P t/c : Hoa trắng x Hoa trắng
Trang 8AABB aabb
F1: 100% Aa
(Hạt vàng)
F1: AaBb (Hạt vàng, trơn) F 1 100% (Hoa đỏ)
F1 x F1: Hạt vàng x
Hạt vàng
Aa Aa
GF1: A, a A, a
F1 x F1:Hạt vàng, trơn x Hạt vàng, trơn
AaBb AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab
AB, Ab, aB, ab
F 1 x F 1 :
F2: 1 AA: 2Aa:1aa
3 (vàng) : 1(xanh)
F2:9 A- B (hạt vàng, trơn)
3 A-bb (hạt vàng,nhăn)
3 aaB- (hạt xanh trơn)
1 aabb (hạt xanh, nhăn)
F 2 : 9/16 (hoa đỏ) 7/16 (hoa trắng)
* Bước 2: Phát biểu vấn đề
- So sánh phép lai (1) và (3) => đều lai 1tính trạng nhưng kết quả ở F2(1)><
F2(3)
- So sánh phép lai (2) và (3) => phép lai (2) lai 2 tính trạng, phép lai (3) lai 1tính trạng nhưng kết quả ở F2 đều thu được 16 tổ hợp như nhau
* Bước 3: Xác định phương hướng giải quyết vấn đề
=> Giáo viên hướng học sinh tới hình thành giả thuyết: phép lai (3) F2 thu được
16 tổ hợp giống kết quả phép lai (2) => Mỗi bên ♂, ♀ ở F1 (3) phải cho 4 loại giao tử => F1 (3) dị hợp 2 cặp gen =>tính trạng màu sắc hoa do 2 gen không alen cùng qui định, các gen phân li độc lập
* Bước 4: Chứng minh giả thuyết.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biện luận dựa vào kết quả kiểu gen F2(2):
-Giả sử 2 cặp alen đó là: Aa và Bb; 2 cặp alen này phân li độc lập với nhau nhưng không tác động riêng rẽ mà có sự tác động qua lại để xác định màu sắc hoa
- Kiểu gen F1(3): AaBb có kiểu hình màu đỏ => khi có mặt cả 2 gen trội A,B thì kiểu hình biểu hiện màu đỏ.=> Kiểu gen F2(3): 9 A – B: màu đỏ
- (3A-bb) + (3aaB-) + (1aabb) = 7 trắng => thiếu 1 trong 2 gen trội A hoặc B hay không có gen trội : màu trắng
=> Kiểu gen của P: AAbb x aaBB
* Bước 5: Đánh giá và kết luận.
Học sinh tự rút ra 2 nhận xét sau:
+ Tương tác giữa 2 gen không alen (phân li độc lập) cùng qui định 1 tính trạng + F2:
- Thu được 16 tổ hợp
- Tỷ lệ phân li kiểu hình thường gặp: (9: 7) ; (9:3:3:1); (9:6:1)
* Bước 6: Vận dụng
Vận dụng giải dạng bài tập nhận biết tính trạng đang nghiên cứu di truyền theo
qui luật tương tác bổ sung
II – TƯƠNG TÁC CỘNG GỘP:
Trang 9Trong SGK sinh 12 Ban cơ bản dùng ví dụ về tác động đa gen qui định màu da của người để chứng minh kiểu tương tác cộng gộp, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy sử dụng ví dụ chứng minh tương tác cộng gộp của SGK sinh 12 Nâng cao (trang 51) học sinh dễ hiểu bài và vận dụng giải bài tập tốt hơn, sau đó dùng kiến thức này để giải thích ví dụ về tác động đa gen qui định màu da của người (trang 43) sinh 12 Cơ bản
* Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề:
Giáo viên thông báo tình huống bằng bài toán nhận thức qua khâu kiểm tra:
TN của qui luật tương tác bổ sung
(1)
TN của qui luật tương tác cộng gộp
(2)
Pt/c Hoa trắng x Hoa trắng P t/c Hạt đỏ đậm x Hạt trắng
F1: 100% (Hoa đỏ ) F1: 100% (Hạt đỏ hồng)
F2: 9/16 (hoa đỏ ): 7/16(hoa trắng) F 2 :15/16 (đỏ đậm hồng): 1/16 trắng
* Bước 2: Phát biểu vấn đề
So sánh tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 trong 2 phép lai học sinh sẽ phát hiện mâu thuẫn:
Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 (1) >< phân li kiểu hình ở F2 (2)
* Bước 3: Xác định phương hướng giải quyết vấn đề
=> Biện luận như ở phép lai (1) => ở phép lai (2) có 2 gen không alen cùng qui định 1 tính trạng, các gen phân li độc lập
* Bước 4: Chứng minh giả thuyết.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biện luận dựa vào kết quả kiểu gen F2(2):
- Giả sử 2 cặp alen đó là A1a1; A2a2 => kiểu gen của F1(2): A1a 1A2a2
=> F2: 1/16 trắng: a1a1a2a2
Có mặt 1 gen trội A1 hoặc A2: cho tính trạng màu hồng
Có mặt càng nhiều gen trội thì màu hạt càng đậm, hiện tương này gọi là tác động cộng gộp của các gen không alen( tác động đa gen)
* Bước 5: Đánh giá và kết luận.
Học sinh tự rút ra 2 nhận xét sau:
+ Tương tác giữa 2 gen không alen (phân li độc lập) cùng qui định 1 tính trạng + F2:
- Thu được 16 tổ hợp
- Tỷ lệ phân li kiểu hình: (15:1)
* Bước 6: Vận dụng
- Giải thích ví dụ tác động đa gen qui định màu da của người ( trang 43) sinh 12
Cơ bản
- Vận dụng giải dạng bài tập nhận biết tính trạng đang nghiên cứu di truyền theo qui luật tương tác cộng gộp
1 Mục tiêu của bài học:
+ Kiến thức
Trang 10- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cở sở tế bào học của hoán vị gen Định nghĩa hoán vị gen
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn
- Vận dụng: nhận dạng bài toán tuân theo qui luật di truyền liên kết gen và hoán
vị gen
+ Trọng tâm:
- Phần II: Hoán vị gen
2 Cách tiến hành bài giảng:
I - DI TRUYỀN LIÊN KẾT:
* Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề
Giáo viên thông báo tình huống bằng bài toán nhận thức qua khâu kiểm tra: Giả sử: Ở ruồi giấm gen A qui định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng thân đen; gen B qui định tính trạng cánh dài trội hoàn toàn so với gen b qui định tính trạng cánh cụt; các gen phân li độc lập Viết sơ đồ lai, xác định kiểu hình trong các phép lai sau:
PT/c : Thân xám x thân đen PT/c: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt
Pa: F1 x thân đen Pa: F1 x thân đen, cánh cụt
Học sinh sẽ tái hiện tri thức về qui luật phân li; qui luật phân li độc lập:
PT/c : Thân xám x thân đen
AA aa
PT/c: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt
AABB aabb
F1: 100% Aa (thân xám) F1: AaBb (thân xám, cánh dài)
Pa: F1 thân xám x thân đen
Aa aa
GPa: A, a a
Pa: F1 thân xám , cánh dài x thân đen, cánh cụt
AaBb aabb
GPa: AB, Ab, aB, ab ab
Fa: 1 Aa (xám) : 1 aa(đen)
=> Tỷ lệ kiểu hình 1:1
Fa: 1 AaBb(xám,dài) 1Aabb(xám, cụt) 1aaBb(đen, dài) 1aabb(đen, cụt)
=> Tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1; xuất hiện 2 kiểu hình mới khác bố mẹ do biến dị tổ hợp
Học sinh tóm tắt thí nghiệm của Moocgan về hiện tượng di truyền liên kết gen:
Lai 1 tính trạng (1) Lai 2 tính trạng (2) Thí nghiệm của
Moocgan (3)