Chủ đề: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa phương pháp luận thông qua một ví dụ cụ thể
Trang 1Họ và tên : Phạm Văn Hòa
Lớp : K57V
Mã số sv : 12020714
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN : NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN
Ths.GVC Nguyễn Thị Trâm
Chủ đề: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa phương pháp
luận thông qua một ví dụ cụ thể
Trả lời : Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến
của mọi vận động , phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “ phủ định của phủ định”
1, Phủ định biện chứng
a, “Phủ định” : là khái niêêm nói lên quá trình vâên đôêng của sự vâêt, hiêên tượng Sự vật
hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó
Trang 2b, “Phủ định biê ên chứng”: là phủ định mà trong đó cái mới ra đời thay thế cho cái cũ
Cái mới làm tiền đề, tạo điều kiêên cho sự phát triển của sự vâêt, hiêên tượng Phép biêên chứng duy vâêt cho rằng: sự diêêt vong của cái cũ và sự ra đời của cái mới, sự thoái hóa
và sự phát triển có liên hêê nôêi tại với nhau Không có măêt này cũng không có măêt kia
• Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa
- Tính khách quan : Phủ định biện chứng có tính chất này vì nguyên nhân của sự phủ định nằm chính trong bản thân của sự vật, hiện tượng Đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật Đương nhiên, mỗi sự vật
có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ
định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự
vật
- Tính kế thừa : Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, là
sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực Sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thực
• Phủ định biêên chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở những mâu thuẫn vốn có của sự vâêt và hiêên tượng nên nó không thể là môêt sự phủ định tuyêêt đối, môêt sự phủ định sạch trơn
• Phép biêên chứng duy vâêt coi sự kế thừa là nôêi dung cơ bản của phủ định biêên chứng
2, Nội dung của quy luật
Trang 3a, Tính chu kỳ:
Nghiên cứu quá trình phát triển của sự vật theo quy luật phủ định của phủ định chúng ta không được hiểu một cách máy móc là mọi sự vật trong thế giới hiện thực đều phải trải qua hai lần phủ định của phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển của chúng Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật cụ thể có thể bao gồm số lượng các lần phủ định nhiều hơn hai Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vật trải qua ba, bốn, lăm lần phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển
b Hình thức và khuynh hướng của sự phát triển:
Quy luâêt phủ định của phủ định khái quát tính tất yếu tiến lên của sự vâên đôêng của sự vâêt và hiêên tượng Sự phát triển đi lên đó không diễn ra theo con đường thẳng
mà theo đường “xoáy ốc”
Lênin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng….”
“Đường xoáy ốc” biểu hiêên các măêt của quá trình phát triển biêên chứng: tính kế thừa, tính lăêp lại, tính tiến lên của sự vâên đôêng
“Đường xoáy ốc” thể hiêên tính phức tạp trong quá trình biến đổi, phủ định của sự vâêt Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiêên tính vô tâên của sự phát triển từ thấp đến cao
Tóm lại: nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng
duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giũa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật hiện tượng cũ, phát huy nó trong sự vật hiện tượng mới và tạo nên tính chu kỳ của
sự phát triển
Trang 43, ý nghĩa phương pháp luận
Quy luâêt phủ định của phủ định giúp ta hiểu rằng quá trình phát triển không diễn
ra theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định biêên chứng, nhiều khâu trung gian
Là cơ sở lý luâên để hiểu về sự ra đời của cái mới: trong thực tiễn xã hôêi, các quá trình diễn ra phức tạp, nhưng cái cũ nhất định sẽ mất đi, cái mới nhất định sẽ xuất hiêên Cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ Phải biết phát hiêên cái mới, duy trì và phát triển cái mới
Phải có cách nhìn biêên chứng khi phê phán cái cũ, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ Tránh nhìn đơn giản trong viêêc nhâên thức các sự vâêt, hiêên tượng, đăêc biêêt
là các hiêên tượng xã hôêi Cần chống lại hai khuynh hướng: kế thừa không chọn lọc hoăêc phủ định sạch trơn
4, Ví dụ
Quá trình đổi mới ở nước ta
Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước So với công cuộc cải cách và chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường
ở các quốc gia khác, đổi mới ở Việt Nam có những nét đặc thù riêng Đổi mới ở Việt Nam diễn ra từ hai chiều: “từ dưới lên” tức là ở các hợp tác xã, doanh nghiệp và “từ trên xuống” tức là các quyết định của Đảng và Nhà nước Mối liên hệ hai chiều ấy đã làm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam diễn ra không có sự xung đột giữa “phía trên” và
“phía dưới”, cũng như không có các “cú sốc” quá mạnh được tạo ra bởi các chính sách
và biện pháp điều chỉnh vĩ mô cứng rắn và duy ý chí của bộ máy lãnh đạo “phía trên”
Đó là đặc điểm nổi bật của quá trình đổi mới ở Việt Nam, vừa có sự chỉ đạo từ trên xuống, vừa có sự sáng tạo của nhân dân từ bên dưới Do đó, đổi mới đã dẫn đến thành công.
Trang 5Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước Vì vậy, quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức được vấn đề và đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực tiễn đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói nghèo