1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

đặc tính các khí trong ngũ hành

26 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

đặc tính các khí trong ngũ hành

HỎA KHÍ A ĐẠI CƯƠNG - Phương nam, mùa hè, buổi trưa là biểu hiện của Thái dương (theo đồ Thái cực). Tính chất rõ rệt nhất của Thái dương là Nhiệt khí. Ở người được gọi là Hỏa khí. - Theo A. Reinberg, trong "La Nouvelle Presse Médicale" tập 2, số 5, ngày 3-2-1973 thì các cực số liên hệ đến những trường hợp tử vong vì Tim và huyết mạch đều ở trong khoảng tháng tư, năm, sáu (thời điểm của mùa hè) tương ứng của Thái dương, hỏa khí, do đó, mùa hè và Hỏa khí có liên hệ với nhau. - Tạp chí Y học Liên Xô "Kochmicheskaia Biologia I Meditsima" số 1, năm 1972 ghi : " Trong ngày đêm, trên máy ghi biểu đồ tiếng Tim, tính động lực của mạch và phương diện chu kỳ biên độ đạt mức tối đa giữa khoảng 11-13g (giờ Ngọ\, giữa trưa, cao điểm của Thái dương, đồng thời là giờ vượng của Tâm kinh), do đó, buổi trưa và Hỏa khí có liên hệ với nhau. B NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HỎA KHÍ a) Về cơ thể 1. Lưỡi và vị giác - Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Tâm khai khiếu ở lưỡi". - Lưỡi thường thường có sắc đỏ, biểu hiện Hỏa khí 1 cách rõ rệt. - Lưỡi lở, dộp, nứt nẻ, viêm (sưng) là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. - Tùy theo màu sắc của lưỡi, có thể suy ra tình trạng vượng suy ngũ hành của Tâm. - Lưỡi hồng nhạt là dấu hiệu Hỏa của Tâm suy. - Lưỡi xanh tối là dấu hiệu Mộc của Tâm suy. - Lưỡi vàng tối là dấu hiệu Thổ của Tâm suy. - Lưỡi đen bẩn là dấu hiệu Thủy của Tâm suy. - Miệng có vị đắng (lưỡi đắng) là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. - Miệng có vị chua là dấu hiệu Mộc của Tâm vượng. 2. Mồ hôi - Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Mồ hôi là dịch của Tâm". - Khi trời nóng, lúc bị sốt, thường thấy có hiện tượng xuất mồ hôi, do đó, Hỏa khí và mồ hôi có liên hệ với nhau. Mồ hôi là Thủy dịch dùng để chế ngự Hỏa khí. - Sốt mà có mồ hôi là dùng hiệu tốt : Thủy khí còn vững mạnh để chống lại với nhiệt tà. - Sốt mà không có mồ hôi là dấu hiệu nhiệt tà mạnh hơn chính khí. - Khi bị cảm, sốt nóng, không ra được mồ hôi, người ta dùng nồi xông cho đổ mồ hôi để ức chế nhiệt tà, người ta sẽ bớt sốt. - Không nóng sốt mà xuất mồ hôi (Mồ hôi lạnh hay gặp ở những người thần kinh suy nhược) là dấu hiệu Thủy của Tâm suy. - Tự ra mồ hôi (tự hãn) hoặc ra mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm, đạo hãn) là dấu hiệu Thủy của Tâm suy. 3. Chủ thần minh - Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Tâm tàng thần". - Thiên ? Thiên Niên? (LKhu 54) ghi : "Còn Thần thì sống, mất thần thì chết", tuần hoàn còn thì sống, tuần hoàn ngưng thì chết, do đó Tâm và thần có liên hệ với nhau. - Với người bệnh : người có thần, biểu hiện bằng nét mặt tươi sáng, ánh mắt nhanh nhẹn, nói cười đứng đắn, ý tưởng phân minh thì bệnh có chiều hướng tốt, dễ điều trị. Ngược lại, gọi là hiện tượng mất (thất) thần, dấu hiệu của bệnh trầm trọng, nguy hiểm. - Tinh thần căng thẳng, thần trí bị xúc động sinh ra hoạt náo, nóng nẩy, hằn học, lăn lộn, mất ngủ, nằm ngồi không yên, kích động, phá phách mọi người chung quanh (điên cuồng). - Tâm trí suy nhược, Thần không có chỗ dựa, người bệnh sinh ra ngớ ngẩn, hay quên, lo lắng, hồi hộp, sợ hãi thất thường. - Vẫn bác sĩ tại Massachusetts, sau khi nghiên cứu 1.000 người cho thấy; sự căng thẳng tinh thần có thể gây đau tim. Khi thí nghiệm, những người này được gặp những tình trạng nhân tạo tương tự các trường hợp gây sự căng thẳng tinh thần trong đời sống hằng ngày của họ. Điều đáng chú ý là những người này trông có vẻ khỏe mạnh và điềm Tỉnh trong suốt thời gian trắc nghiệm. Nhưng sau đó sự căng thẳng tinh thần đã gây ra 1 số tai nạn trong tim và huyết quản của họ. Một số người tim bắt đầu bơm mạnh hơn và với một số người khác thì tim lại bơm máu ít hơn. Ở một số người, huyết quản nở ra, số khác lại co vào làm tăng huyết áp. Trường hợp nặng hơn, áp huyết lên cao và Tim bơm thêm máu vào nhưng huyết quản lại co lại và trở thành nhỏ hẹp hơn giới hạn sự lưu thông của máu làm tim phải làm việc rất mệt để đẩy máu vào động mạch. 4. Phát nhiệt -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Phương Nam sinh nhiệt". - Viêm nhiệt là dấu hiệu Hỏa vượng. - Tùy theo vùng và vị trí phát nhiệt, có thể suy ra dấu hiệu Hỏa vượng. + Phát nhiệt ở vùng Tâm là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. - Sờ đầu mặt, trán, ngực thấy nóng là dấu hiệu Hỏa ở Biểu của Tâm vượng. - Nóng trong đầu, cảm thấy nóng trong ngực như dấu hiệu Hỏa ở lý của Tâm vượng. + Phát nhiệt ở vùng Thận (lưng nóng, lòng bàn chân nóng ) là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng. + Phát nhiệt ở vùng Can (Mắt sưng đỏ, đau ) là dấu hiệu Hỏa của Can vượng. + Phát nhiệt ở vùng Tỳ (Miệng lở, môi nứt ) là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng. 5. Tâm chủ huyết -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Ở thể của Tâm là mạch". - Xung huyết liên hệ mật thiết với sự phát nhiệt, do đó, huyết mạch và hỏa khí có liên hệ với nhau. - Xung huyết, xuất huyết là dấu hiệu Hỏa khí vượng. - Tùy vùng xung huyết hoặc xuất huyết, có thể biết được tình trạng Hỏa khí ở vùng nào gia tăng. + Xuất huyết não, đau bưng cả đầu là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. + Xuất huyết đáy mắt là dấu hiệu Hỏa của Can vượng. + Xuất huyết bao tử là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng. + Xuất huyết Phổi là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng. + Xuất huyết đường tiểu là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng. 6. Sự vui mừng -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Ở chí của Tâm là vui mừng (Hỷ)". - Khi người ta gặp điều gì vui mừng, Hỏa khí bùng lên, da mặt đỏ, hồng, mạch nhảy nhanh hơn, Tim đập mạnh hơn do đó, sự vui mừng và Hỏa khí có liên hệ với nhau. - Sự vui mừng do ngoại giới đưa đến, làm Hỏa khí bùng lên, Tâm khí biến đổi theo 2 giai đoạn : + Giai đoạn đầu : Tâm Hỏa vụt mạnh lên, vì bị huy động (cười hả hê, mặt hồng hào hoặc đỏ bừng, tim đập nhanh). + Giai đoạn hai : Tâm Hỏa suy yếu, vì bị kích thích, (mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, lạnh người trụy mạch, tim đập chậm, yếu + Nhiều người bất ngờ trúng số độc đắc, quá vui mừng (Tâm Hỏa bùng lên) có thể ngất hoặc chết (Tâm Hỏa suy). - Như vậy có 2 hình thức vui mừng : + Vui mừng do ngoại giới đưa đến, làm cho Tâm Hỏa chỉ bùng lên một thời gian rồi bị suy yếu, đó là nguyên nhân lớn lao của sự đau khổ. + Vui mừng của những người hiền triết, của các nhà cách mạng là sự vui mừng biết làm chủ được mình, không bị ngoại cảnh chi phối, sự vui mừng làm cho tâm hồn thoải mái, đem lại vui tươi, hạnh phúc. 7. Tiếng cười -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Tiếng của Tâm là tiếng cười". - Trong các buổi tiệc, hoàn cảnh náo nhiệt, vui mừng, hội hè, say sưa, tiếng cười luôn nổi bật. - Rượu uống vào, kích thích Hỏa khí làm người ta cười. - Nơi người điên dạng hưng phấn, Hỏa khí vượng lên, làm người đó cười luôn miệng. - "Tâm tàng thần", nếu Tâm suy kém, không tàng được thần ( Trong trường hợp bệnh về não, bệnh tâm thần) người ta không làm chủ được tiếng cười, có khi mất hẳn nụ cười. - Nếu ta thường xuyên có những nụ cười thoải mái, chân thành, ta sẽ luôn vui mừng cường tráng. - Theo giáo sư Uphrai, đại học Standford (Mỹ) và các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, khi cười thoải mái nhất, các cơ ngực khỏe ra, và tim được vận động tốt. Vì thế người ta vẫn thường ví : "Nụ cười là liều thuốc bổ". b) Về Ngoại Giới 8. Sắc đỏ -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Sắc của Tâm là sắc đỏ". - Sắc của các chứng viêm nhiệt, xung huyết là sắc đỏ. - Tùy theo vị trí có sắc đỏ, có thể biết được trạng thái viêm nhiệt, xung huyết của các cơ quan tạng phủ tương ứng. + Lưỡi đỏ là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. + Mắt đỏ là dấu hiệu Hỏa của Can vượng. - Giáo sư Halôtunônfat, đại học Abôđôn (Canada) cho biết, trong môi trường có nền là ánh sáng đỏ, nhịp tim và huyết áp người tăng thêm 17%. - Bệnh viện Berlin (CHDC Đức) nghiên cứu qua 3.000 người và nhận thầy là những người bệnh về chức năng Tim đều khó chịu với màu đỏ. - Mac Luyxiê, nhà tâm lý học Thụy Sĩ cho rằng : người bệnh Tim theo bản năng đã cự tuyệt trước màu đỏ, một màu có tính kích thích, gây nguy hại cho Tim của họ. - Da đỏ, biểu hiện Hỏa khí vượng, các dân tộc da đỏ thường biểu hiện Hỏa khí của mình bằng sự vui mừng nhẩy múa, hò hét rất cuồng nhiệt. 9. Hỏa khí và Nhiệt khí -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Nhiệt sinh Hỏa". - Sách Y Tông Kim Giám ghi : "Trên trời là Nhiệt, dưới đất là Hỏa, ở người là Tâm, ở Thể là mạch". - Hỏa khí và Nhiệt khí thông với Tâm, do đó, các bệnh về Hỏa khí và nhiệt khí đều liên hệ với Tâm. - Hỏa khí ở người là khả năng đề kháng lại với nhiệt khí bên ngoài. Khi gặp Nhiệt khí, Hỏa khí bị kích thích, xung vượng để rồi sau đó bị suy yếu. Nếu Hỏa khí bị xung động thái quá, sẽ suy kiệt 1 cách đột ngột, dễ rơi vào trạng thái mất đề kháng gây ra trúng nắng, say nóng - Hỏa khí ứng với Thái dương, Phương Nam, Mùa hè buổi trưa, nên cũng vượng lên trong không gian và thời gian trên. - Ở người Hỏa vượng, bệnh trở nên trầm trọng vào buổi trưa, mùa hè (là thời điểm Hỏa vượng). - Với chứng Hỏa suy, bệnh thuyên giảm vào buổi sáng và trưa (thời điểm của Thiếu dương và Thái dương). KIM KHÍ A ĐẠI CƯƠNG - Phương Tây, mùa Thu, buổi chiều tối là biểu hiện của Thiếu âm (theo đồ Thái cực). - Kim khí là nguồn năng lực phát xuất từ Thiếu âm. B NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA KIM KHÍ a) Về cơ thể 1. Mũi và Khứu giác Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : "Phế khai khiếu ở mũi, Phế khí thông lên mũi". - Mũi là cửa của bộ hô hấp, nên có liên hệ đến Kim khí. - Lông mũi là Thủy của Phế. Lông mũi dầy, dậm là dấu hiệu Thủy của phế vượng. Lông mũi ít, thưa là dấu hiệu Thủy của Phế suy. - Mạch máu ở mũi là biểu hiện Hỏa của Phế, do đó, mũi nóng đỏ, sưng, chảy máu mũi là Hỏa của Phế vượng. - Gân cơ ở mũi là biểu hiện Mộc của Phế, nơi người viêm, lao phổi Kim suy khắc được Mộc khiến Phế Mộc vượng lên, làm cánh mũi phập phồng (có thể dựa vào dấu hiệu này để chẩn đoán bệnh về Phế 1 cách chính xác). - Cơ nhục là dấu hiệu của Thổ, trong mũi mọc thịt dư sau khi viêm là dấu hiệu Thổ của Phế vượng. (Hỏa sinh Thổ). - Khứu giác có liên hệ đến mũi : Mũi hoàn hảo, có khả năng phân biệt được mùi vị 1 cách chính xác và hoàn hảo. Một số dân tộc thiểu số có khả năng phân biệt được mùi vị của từng loại vật vừa đi qua. - Mũi bị rối loạn, (viêm nhiễm, có tật ) ảnh hưởng đến khứu giác, làm khứu giác giảm, có khi không còn cảm giác, mùi vị gì. - Các chuyên gia Đại Học Tổng Hợp Pensylvania (Mỹ) điều tra 1955 người từ 5-99 tuổi cho thấy : lứa tuổi từ 20-40 (thời gian vượng của Thiếu âm Kim khí) có khứu giác nhạy hơn cả. Tuổi 65-80 (thời gian Thiếu âm và Thái âm suy) hầu như mất khả năng phân biệt mùi đến 1/4. 2. Nước mũi - Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Nước mũi là dịch của Phế". - Mũi có liên hệ đến hô hấp, nước là biểu hiện của Thủy dịch, do đó, nước mũi là dấu hiệu Thủy của Phế. - Sổ mũi, nước mũi nhiều và trong là dấu hiệu Thủy của Phế suy. - Vào mùa đông, buổi sáng khí lạnh, đi mưa về lạnh làm thủy khí suy người ta hay bị sổ mũi. 3. Họng, Thanh quản, Giọng nói (âm thanh) - Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : "Phế chủ âm thanh". - Họng là 1 phần của bộ hô hấp, nơi đây có thanh quản, tuyến Amidal, Vòm họng đều chịu sự chi phối các khí của Phế. - Họng, Amidal sưng, lở loét là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng. - Thanh quản bị viêm, các dây rung phát âm sưng, gây ra khan tiếng là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng (làm Mộc vượng gây co rút thanh quản làm khản tiếng). - Khi phải la hét, nói nhiều, Mộc khí bị huy động quá, sau đó suy sụp làm khản tiếng, tắc tiếng là dấu hiệu Mộc của Phế suy. - Người Mộc khí vượng thường nói lớn tiếng, âm thanh mạnh, do đó, qua giọng nói, không những biết được phần nào tình trạng của Phế khí mà còn biết được phần nào nội lực dựa trên đặc tính của âm thanh. - Tiếng la hét thuộc Can, người có tiếng hét to, vang là người có Mộc khí của Can vượng. - Tiếng la yếu, khàn là dấu hiệu Mộc của Can suy. - Tiếng cười thuộc Tâm, cười vanga, to là dấu hiệu Mộc của Tâm vượng. - Tiếng hát thuộc Tỳ, tiếng khóc thuộc Phế, tiếng rên thuộc Thận có thể dựa vào cường độ to nhỏ, mạnh yếu để chẩn đoán được tình trạng vượng suy của các tạng phủ liên hệ. 4. Tuyến giáp - Quanh vùng tuyến giáp có những cơ quan liên hệ mật thiết với chức năng hô hấp, gọi là xoang cảnh, rất nhạy cảm với các biến thiên của áp lực không khí và tuyến cảnh phản ứng rất mẫn cảm mỗi khi hóa tính không khí, do đó, giữa tuyến giáp và phế khí có liên hệ với nhau vì "Phế chủ hô hấp". - S. Herbute và 2 cộng sự viên thuộc nhóm sinh học Montpeellier ngày 22-1- 1972 đã công bố kết quả : Hoạt động tuyến giáp đến độ tối đa giữa 2-3g sáng là giờ của Phế khí vượng (giờ Dần từ 3-5g) do đó, tuyến giáp và Phế có liên hệ với nhau. - Bướu cổ đơn thuần (tuyến giáp suy) là dấu hiệu Thổ của Phế suy. Bướu cổ lồi mắt (BASEDOW, tuyến giáp cường) là dấu hiệu Thổ của Phế vượng. 5. Da lông - Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Phế chủ da lông (Bì mao)". - Da lông là phần trực tiếp tiếp xúc với không khí (Kim khí) do đó, giữa da lông và kim khí có sự liên hệ với nhau. - Theo Eaton : Da lông và tóc ở người mọc rất nhanh vào các tháng 7, 8 và nhanh nhất vào tháng 9 (tức vào mùa thu, là mùa kim khí vượng), do đó, giữa lông tóc và Kim khí có sự liên hệ với nhau. - Da khô, viêm, nóng, xuất huyết dưới da là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng. - Cơ nhục của da phì đại (bướu, mô mỡ ) là dấu hiệu Thổ của Phế vượng. - Khi tức giận Mộc khí gia tăng làm cho lông tóc dựng lên là dấu hiệu Mộc của Phế vượng. - Lông tóc là biểu hiện Thủy của Phế, vì thế lông măng xanh nhiều là dấu hiệu Thủy của Phế vượng, ngược lại, ít lông, lông khô, rụng là dấu hiệu Thủy của Phế suy. + Da trắng đục, trắng bạch là dấu hiệu kim khí suy. Người có nước da này hay buồn hay lo (thường gặp nơi người lao phổi). Những vần thơ, khúc bi kịch não nề nhất, những chuyện tình sử thảm thương nhất như : Roméo Juliette, chuyện tình Love Story đều xuất phát từ dân tộc da trắng. b) Về chức năng 6. Hơi khí - Nội Kinh : "Bao nhiêu khí đều thuộc về Phế". - Tính chất của thiếu âm là bốc hơi, liên hệ đến thể hơi, khí. - Tùy theo biểu hiện suy vượng của hơi, khí ở vùng nào, có thể suy đoán bệnh ở vùng ấy. + Tức hơi trong phổi là dấu hiệu kim của Phế suy. + Tức hơi dội lên phía trên là dấu hiệu kim của Tâm suy. + Tức hơi vùng bụng là dấu hiệu kim của Tỳ suy. + Tức hơi vùng bụng dưới là dấu hiệu kim của Thận suy. 7. Hô hấp - Thiên ?Ngũ Tạng Sinh Thành? (TVấn 10) ghi : "Phế chủ hô hấp". - Cơ năng hô hấp liên hệ đến không khí, do đó chịu sự chi phối đặc biệt của kim khí. - Cơ năng hô hấp có nhiệm vụ trao đổi khí : hít thanh khí vào và thải trọc khí (khí dơ, xấu ra). + Thở vào : Đưa không khí từ ngoài vào (tức từ Biểu vào Lý) là dấu hiệu Mộc của Phế ở Biểu (tức là liên hệ đến Mộc của đại trường) chính nhờ Mộc của Phế ở Biểu làm cho bắp thịt, lồng ngực nâng lên, gia tăng thể tích lồng ngực, làm không khí vào phổi. Phổi thở vào khó khăn, hơi không đầy phổi là dấu hiệu Mộc của Đại trường suy. + Thở ra : Đẩy không khí từ trong ra ngoài tức là từ Lý ra Biểu là biểu hiện Mộc đó Phế ở Lý. Mộc khí này liên hệ với cơ năng của cơ hoành và các cơ bụng, làm thể tích lồng ngực thu hẹp, đẩy không khí ra, làm thở ra. Người bệnh thở ra dồn dập (như trong bệnh suyễn, Tâm phế mãn là dấu hiệu Kim của Phế suy làm Mộc vượng lên, gây ra suyễn, khó thở. + Thở dốc : Người bị xuất huyết nhiều, khí huyết hao hụt, Phế kim suy kiệt làm Mộc của Phế vượng lên gây nên thở nhanh và gấp trong giai đoạn đầu (biểu hiện qua cánh mũi phập phồng) và khí Mộc của Phế bị huy động quá trở nên suy thì người bệnh lại thở yếu, thở dốc trong giai đoạn sau. - Theo "FAMILY SAFETY" của Canada, tại Hiệp hội về môn học bệnh phổi ở Mỹ các nhà nghiên cứu thông báo : uống 1 ly rượu hoặc nước giải khát có pha rượu trước khi đi ngủ có thể có những hậu quả đáng tiếc với việc hô hấp trong lúc ngủ. Số người uống rượu, 1 số bị 110 lần ngưng thở, ít nhất mỗi lần trong 10 giây, còn không uống rượu khi đi ngủ thì chỉ bị có 20 lần ngưng thở (uống rượu vào làm Hỏa vượng, ban đêm thuộc Thái âm, Thủy suy, Thủy suy làm Hỏa bùng lên mạnh hơn, Hỏa khắc kim, gây ra ngưng hô hấp). - Nữ tiến sĩ tâm lý học S. Harx, Trường đại học Newyork cho rằng hô hấp và tính cách có liên hệ với nhau. + Người hô hấp sâu và chậm (kim khí sung mãn, đầy đủ) thì tính tình thường kiên định, kiên quyết, thích mạo hiểm, suy nghĩ và hành động nhanh nhẹn biết cách sắp xếp cuộc sống riêng mình (dấu hiệu Thủy khí sung mãn, do kim sinh Thủy). + Người hô hấp nhanh và nông (dấu hiệu kim suy) thì tính tình thường hay ngượng nghịu, hiền lành, nhút nhát, rụt rè, sống quen dựa vào người khác (dấu hiệu Thủy suy, kim suy làm Thủy suy). 9. Ho -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Ở sự biến động của Phế là ho". - Ho là 1 tác động ly tâm(từ trong ra ngoài tức từ lý ra biểu) nhằm mục đích đưa hơi thở, đàm nhớt từ trong ra ngoài, có liên hệ đến Mộc của Phế. Trên lâm sàng thường gặp 2 loại Ho : + Ho khan (khái) : Ho không có mục đích loại đờm nhớt là dấu hiệu Mộc của phế vượng. + Ho đàm (khái thấu) : Tiếng ho có kèm theo sự thải trừ đàm nhớt ra ngoài cũng là dấu hiệu Mộc của phế. - Theo Colome vào lúc sáng sớm (cuối giấc ngủ) lúc đó máu tụ lại trong phổi làm gây nên các cơn ho buổi sáng sớm nơi người bị viêm phổi (Hỏa vượng làm Mộc vượng - buổi sáng là thời điểm Mộc khí vượng). 9. Hen suyễn - Theo Reinberg, cơn hen suyễn thường gặp cao điểm nhất từ 24-4g tức là lúc phế khí thịnh (giờ Dần 3-5g) như vậy giữa suyễn và phế khí có liên hệ mật thiết. - Thiên ?Bản Thần? (LKhu cũng ghi : Khí nghịch lên gây ra chứng suyễn, cũng theo Nội Kinh : ' Phế chủ khí, Thận nạp khí?, do đó suyễn cũng liên hệ với Thận. - Theo Frank, thời gian cơn hen suyễn trùng hợp với thời gian bài tiết Cocticoit ra nước tiểu xuống tới mức thấp nhất, do đó giữa suyễn và Thận có mối liên hệ với nhau. - Phân tích 1 cơn suyễn ta thấy : Suyễn một hợp chứng gồm 5 triệu chứng : + Tức trướng trong phổi, khó thở là dấu hiệu kim của Phế suy. + Đờm tiết ra nhiều là dấu hiệu Thổ của Phế suy. + Nhớt ra nhiều, nghe tiếng phổi thấy ran ẩm là dấu hiệu thủy của Phế suy. + Khí quản co thắt, thở dồn dập, nghe phổi thấy tiếng rít là dấu hiệu Mộc của Phế vượng. + Khí quản viêm là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng. Hội chứng này là do Kim suy làm Thủy suy (Tương sinh), Thổ suy (Phản sinh), Mộc vượng (Tương vũ), Hỏa vượng (Tương thừa). - Theo các nhà khoa học màng nhày của khí quản và cuống Phổi dễ nhạy cảm bởi không khí ô nhiễm vì đủ loại Sự nhạy cảm đó gây ra co rút (Mộc vượng) làm ho hoặc suyễn. (Kim suy) : Tạp chí Nature ngày 23-3-1983 công bố 1 kết quả cho thấy chất Capsaicin chất cay của ớt (cay thuộc Kim) có tính làm cho màng nhày bớt nhạy cảm (Kim khắc Mộc), có thể dùng để trị chứng phù của màng nhày (Kim sinh Thủy) của những người có khí quản nhạy cảm (Mộc vượng) và người bị suyễn (Kim suy). 10. Đàm - Đàm là chất bài tiết rà bộ hô hấp, do đó có liên hệ đến Phế. - Tùy theo tính chất và màu sắc của đàm, có thể đoán biết sự rối loạn bệnh lý từ đâu. + Đàm có lẫn máu, đàm khô quánh là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng. + Đàm có màu xanh (hay gặp nơi người ho nhiều do cảm nhiễm), dấu hiệu Mộc của Phế vượng. + Đàm màu vàng đặc, (hay gặp trong trường hợp hội nhiễm tụ cầu), dấu hiệu Thổ của Phế vượng (tăng cường Thổ khí chống lại môi trường ẩm thấp, là môi trường tạo nên các tụ cầu khuẩn). + Đàm trong, loãng và nhiều dấu hiệu thủy của Phế suy. 11. Buồn sầu - Lo âu -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Chí của Phế là ưu (lo âu)". - Nơi Đồ Thái cực, Thiếu âm Kim khí là trung gian của sự vui mừng quá độ (Thái dương) đã chấm dứt và sự sợ hãi chết chóc (Thái âm) sắp bắt đầu. Giữa 2 trạng thái này, con người đâm ra lo âu, buồn sầu, buồn cho cái vui đã qua và lo cho cái tàn tạ sắp đến. - Mùa thu, cây cối thay lá, lúa mùa chín tới chờ gặt làm cho lòng người cũng vì thế mà buồn. - "Ưu thương Phế" (sự lo âu hại Phế) : Những nguyên nhân bên ngoài gây sự lo buồn làm Kim khí suy và ngược lại người Kim khí suy thì hay buồn. - Để biểu hiện sự buồn rầu về cái chết trong tang chế. Người Á Đông thường dùng tang phục, khăn tang, vải liệm màu trắng (Sắc trắng là sắc của Kim). c) Về ngoại giới 12. Kim khí và Táo khí -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Táo sinh Kim". - Y Tông Kim Giám : "Trên trời là Táo, dưới đất là Kim, ở người là Phế, ở thể là Bì". Kim khí thông với Phế khí, do đó, các bệnh do Táo khí gây ra đều thuộc về Phế Kim. - Triệu chứng của Táo là khô cổ, khát nước, bón, tiểu ít, da khô, tróc vẩy, Tân dịch hao hụt - Thiếu âm ứng với phương Tây, buổi chiều tối, mùa thu là thời điểm Táo khí vượng lên, Kim khí ở người cũng theo đó vượng lên. - Người Kim khí suy, sẽ dễ chịu vào buổi chiều tối, mùa Thu (là thời điểm Kim khí vượng) và nặng hơn (khó chịu hơn) vào buổi trưa, mùa hè là thời điểm của Hỏa khí vượng (Hỏa khắc Kim). MỘC KHÍ 1 ĐẠI CƯƠNG - Phương Đông, Mùa Xuân, Buổi sáng là biểu hiện của Thiếu dương khí (theo đồ hình thái cực). - Tính chất của Thiếu dương là khởi sinh, khởi động. Thiếu dương khí ở người chính là Mộc khí. - Mở đầu truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du viết : "Ngày Xuân con én đưa thoi", mùa Xuân báo hiệu Mộc khí phát động, biểu hiện bằng hình ảnh nhộn nhịp của chim én. - Theo tổ chức Y Tế thề giới (OMS) sự phát triển sinh lý của trẻ em, có thể phát triển nhanh vào mùa Xuân hoặc vào mấy giờ đồng hồ sau khi thức giấc (buổi sáng), như vậy, mùa Xuân và buổi sáng có liên hệ với Mộc khí. - J. G Henrotte và các cộng tác viên, trong "Revue de la société Francaise d?hydrologie" 2è Trimettre, 1972, nhận xét rằng hàm lượng Cholesterol trong máu rất cao vào những tháng đầu năm (Cholesterol là 1 dấu hiệu quan trọng trong việc đánh giá chức năng của gan). Như vậy, mùa Xuân có liên hệ với Mộc khí. 2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA MỘC KHÍ - Về Cơ Thể a) Mắt và thị giác - Thiên 'Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận' (TVấn 5) ghi : "Can khai khiếu ở mắt". - Tại Sietle (Mỹ) các nhà nghiên cứu nhận thấy : nhiều người bị sưng Gan sau khi trích lấy máu ở dái tai (Các nhà nghiên cứu cho là vì nhiễm trùng, tuy nhiên, nếu trích máu cũng ở tai nhưng vào vùng Thuyền tai hoặc Luân tai thì không thấy Gan sưng, nếu có nhiễm trùng thì chỉ vùng đó viêm, sưng thôi, không ảnh hưởng gì đến Gan. Ngành Nhĩ châm (châm ở loa tai) cho thấy : dái tai là vùng phản chiếu của Mắt, Mắt tổn thương, gây ảnh hưởng đến Gan vì Can khai khiếu ở mắt. Như vậy giữa Gan và mắt có sự liên hệ với [...]... đó thổi tới Trong thời kỳ có gió ấy, cũng thường xảy ra nhiều vụ tội phạm hơn, thậm chí có 1 số đi đến tự sát (Mộc khí sinh Hỏa, Mộc khí gia tăng sự hoạt động) - Mộc khí là nguồn năng lực của cơ thể để kháng lại với gió (Phong khí) gặp gió nhiều, Mộc khí sẽ bị suy yếu (mất sự đề kháng) sẽ gây bệnh - Người sợ gió là người có Mộc khí suy yếu - Can khí bất thường, Mộc khí gia tăng làm phong khí khởi phát... liên hệ với Thận - Hàn khíkhí lạnh, hay gặp vào mùa đông, phương Bắc, tối khuya và trong kỹ nghệ lạnh - Hàn khí là nguồn năng lực cần thiết để chống lại Hỏa và Nhiệt khí làm cho mát dịu Tuy nhiên, nếu hàn khí quá mạnh thì sự mát mẻ dễ chịu sẽ nhường chỗ cho sự lạnh lẽo, khó chịu - Thủy khí là nguồn năng lực của cơ thể chống lại Hàn khí, nếu thủy khí suy, không chống lại được Hàn khí sinh ra lạnh lẽo... Can khí phạm vị, Can Mộc vượng lên khắc Tỳ Thổ) 3 Gân cơ - Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Can chủ gân cơ" - Trong cơ thể, các sợi gân cơ liên kết với nhau thành hệ vận động Khởi động là đặc tính của Thiếu dương, do đó Mộc khí và sự vận động có liên hệ với nhau - Can huyết đầy đủ, gân cơ được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt Can huyết kém sẽ gây các chứng tê bại, co quắp, run rẩy - Trong. .. tinh hoa của thức ăn rồi phân phối cho toàn cơ thể - Trong thiên nhiên, đất đai được ví như Thổ khí, là nguồn nuôi sống tất cả sinh vật, là Mẹ của muôn vật B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA THỒ KHÍ a) Về cơ thể 1 Miệng môi - Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : "Tỳ khai khiếu ở miệng" Thiên Ngũ Tạng Sinh thành? (TVấn 10) ghi : "Tỳ Vinh nhuận ra ở môi" - Trong hình Thái cực, miệng ở vùng giữa, thuộc Tỳ Thổ... đến Tỳ khí : Tỳ tiêu hóa tốt thức ăn được tinh lọc thành tinh chất nuôi cơ thể, Tỳ vận chuyển tốt, thức ăn được đưa đến mọi chỗ trong cơ thể, Tỳ hấp thu tốt thì các dưỡng chất biến thành sức sống nuôi cơ nhục Ngược lại nếu Tỳ suy kém sẽ gây nên các chứng biếng ăn, mệt mỏi, tiêu chảy - Đưa thực phẩm vào (hướng tâm - từ Biểu vào Lý) là động tác của Tỳ Biểu tức là vị khí - Chuyển hóa thực phẩm thành tinh... Tông Kim Giám : Trên Trời là Thấp, dưới đất là Thổ, ở người là Tỳ, ở Thổ là Nhục - Thấp khíkhí ẩm thấp, có nhiều hơi nước - Thổ khí ở người là khả năng đề kháng lại với Thấp khí, thấp khí nhiều sẽ làm Thổ suy - Nội Kinh : "Tỳ ố thấp và Thấp thương Tỳ" - Nếu thấp khí nhiều quá, Thổ khí không đủ sức chống lại, thổ khí sẽ bị suy kém làm cho máu huyết không lưu thông được gây nên Tê mỏi, vì Tỳ có chức... nếu thổ khí suy yếu, thấp khí đọng lại ở cơ nhục sẽ gây nên chứng Thủy thũng với cảm giác tê mỏi, nặng nề - Chứng Cổ trướng (bụng sưng to) là dấu hiệu Thổ khí suy trầm trọng - Thổ khí ứng với Trung ương, buổi chiều, nên vượng lên trong thời gian đó Người thổ khí suy sẽ thấy thuyên giảm vào buổi chiều, nhưng sẽ trầm trọng vào buổi sáng, mùa xuân (thời điểm của Mộc khí vượng, Mộc khắc Thổ) THỦY KHÍ A.-... âm khí ngự trị hoàn toàn, trời đất u tối, lạnh lẽo, cảnh vật điêu tàn, thê lương, tất cả đang đi vào cõi chết, trong khi đó, mọi sinh vật đều lo ẩn núp, trốn tránh cái lạnh lẽo giá buốt của âm khí để cố duy trì và bảo tồn dương khí còn lại, tránh khỏi bị tiêu diệt, để chờ đợi mùa xuân (khởi đầu Thiếu Dương) để phát triển Dương khí đem lại sức sống Dương khí ở nơi người chính là Thủy khí - Thủy khí. .. Can là móng, vấu" - Thiên ?Ngũ Tạng Sinh Thành? (TVấn 10) ghi : "Can vinh ra ở trảo" - Móng tay, móng chân (cũng như ngón tay, ngón chân), giống như những đọt lá cây, những chỗ khởi sinh, tương ứng với Thiếu dương, do đó, Mộc khí liên hệ với các móng tay, móng chân Trong châm cứu, các Tỉnh huyệt luôn khởi ở đầu các ngón tay, ngón chân - Móng tay, móng chân mềm, là dấu hiệu Mộc khí suy (hay gặp nơi người... thuốc với dấm (vị chua) 9 Phong khí - Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Bệnh của mùa xuân là bệnh của Phong" - Theo sách ?Y Tông Kim Giám? : trên trời là phong, dưới đất là Mộc, ở người là Can, ở thể là cân - Phong khí có thể kết hợp với cáckhí khác gây ra Phong hàn (cảm lạnh), Phong nhiệt (cảm sốt) - Phong khí thông với Can khí vì thế nên phong khí gây bệnh đều ảnh hưởng đến . Hỏa khí và Nhiệt khí thông với Tâm, do đó, các bệnh về Hỏa khí và nhiệt khí đều liên hệ với Tâm. - Hỏa khí ở người là khả năng đề kháng lại với nhiệt khí bên ngoài. Khi gặp Nhiệt khí, Hỏa khí. ?Ngũ Tạng Sinh Thành? (TVấn 10) ghi : "Phế chủ hô hấp". - Cơ năng hô hấp liên hệ đến không khí, do đó chịu sự chi phối đặc biệt của kim khí. - Cơ năng hô hấp có nhiệm vụ trao đổi khí. và tính cách có liên hệ với nhau. + Người hô hấp sâu và chậm (kim khí sung mãn, đầy đủ) thì tính tình thường kiên định, kiên quyết, thích mạo hiểm, suy nghĩ và hành động nhanh nhẹn biết cách

Ngày đăng: 13/05/2014, 13:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w