MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
Một số vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
nghiệp theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính(BCTC) trong công tác quản lý kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là tài liệu tổng hợp phản ánh tổng quát và toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Theo quy định hiện hành thì hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) doanh nghiệp Việt Nam gồm 4 loại sau:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
1.1.1.2 Đặc điểm của Báo cáo tài chính
BCTC là báo cáo bằng con số cụ thể theo các biểu mẫu do Bộ Tài Chính quy định bằng chỉ tiêu tiền tệ.
BCTC gồm hệ thống số liệu kế toán tổng hợp và những thuyết minh cần thiết Các số liệu kế toán được tổng hợp từ các sổ kế toán sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khóa sổ.
BCTC được lập theo định kỳ quý hoặc năm.
Đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC gồm người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp: cơ quan chủ quản, khách hàng, ngân hàng…
1.1.1.3 Sự cần thiết của BCTC trong công tác quản lý kinh tế.
Các nhà quản trị muốn đưa ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn thì phải căn cứ vào điều kiện hiện tại và những dự đoán về tương lai, dựa trên những thông tin có liên quan đến quá khứ và kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được Những thông tin đáng tin cậy đó được doanh nghiệp lập trên các BCTC.
Xét trên tầm vi mô, nếu không thiết lập hệ thống Báo cáo tài chính thì khi phân tích tình hình tài chính hoặc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn Mặt khác, các nhà đầu tư, chủ nợ sẽ không có cơ sở để biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp khiến họ khó có thể đưa ra quyết định về hợp tác kinh doanh và nếu có, các quyết định sẽ có rủi ro cao.
Xét trên tầm vĩ mô, Nhà nước sẽ không thể quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các ngành nghề kinh tế khi không có BCTC. Điều này gây khó khăn cho Nhà nước trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế thị trường Có thể nói rằng hệ thống BCTC là thực sự cần thiết trong công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp cũng như của Nhà nước.
1.1.1.4 Mục đích của Báo cáo tài chính
Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính.
Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
1.1.1.5 Vai trò của Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC Phân tích tài chính có thể xem như là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu tài chính hiện hành với quá khứ nhằm dự tính các rủi ro tài chính tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp Mặt khác, phân tích tài chính là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích khác nhau của mình.
Đối với chủ doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường làm việc, môi trường sống,… Điều đó chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp công bố Báo cáo tài chính định kỳ về hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với các chủ ngân hàng, các nhà cho vay tín dụng: Mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng thanh toán (trả nợ) của doanh nghiệp: họ xem xét doanh nghiệp có khả năng trả nợ gốc, thanh toán lãi vay không? có đúng hạn hay không? Từ đó các nhà cho vay mới quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không và cho vay với hình thức như thế nào? số lượng, thời hạn (kỳ hạn) vay Vì vậy, quan tâm đến BCTC của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đúng hạn.
Đối với các nhà đầu tư: Sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như khả năng sinh lời, sự rủi ro về tài chính, thời gian hòa vốn đầu tư, việc điều hành hoạt động cso hiệu quả của công tác quản lý, khả năng thanh toán vốn…
Vì vậy, để ý đến BCTC là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai.
Đối với nhà cung cấp vật tư hàng hóa, dịch vụ: Họ phải xem xét khi bán hàng cho doanh nghiệp sẽ thu tiền ngay hoặc trả chậm, hoặc có thể cho doanh nghiệp chịu với 1 thời gian nhất định hay không, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc cung cấp hàng hóa dịch vụ đối với doanh nghiệp Vì vậy, họ biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới.
Đối với cơ quan quản lý chức năng của nhà nước: BCTC là nguồn tài liệu quan trọng cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp Ví dụ như:
Cơ quan thuế: Kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các loại thuế, xác định chính xác số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế được khấu trừ, miễn giảm của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
(BCĐKT) theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
1.2.1 Bảng cân đối kế toán và kết cấu của Bảng cân đối kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC
1.2.1.1 Khái niệm Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn từ hình thành các tài sản đó Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá, khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.1.2 Tác dụng của Bảng cân đối kế toán
- Cung cấp số liệu cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Thông qua số liệu trên BCĐKT cho biết tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.
- Căn cứ vào BCĐKT có thể đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát chung tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế tài chính Nhà nước của doanh nghiệp.
- Thông qua số liệu trên BCĐKT có thể kiểm tra việc chấp hành các chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
1.2.1.3 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán - Chuẩn mực số 21 “Trình bày Báo nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc như sau:
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá
12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn.
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn.
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.
- Trường hợp này, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác minh chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
- Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ… giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
- Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính.
- Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo
1.2.1.4 Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán theo Quyết định
48/2006/QĐ-BTC. Ở mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều chia làm 5 cột: Cột “Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”, “Mã số”, “Thuyết minh”, “Số cuối năm”, “Số đầu năm”. Bảng cân đối kế toán có kết cấu theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang Dù có kết cấu như thế nào thì cũng gồm hai phần: “TÀI SẢN”, “NGUỒN VỐN”.
Phần Tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất.
Phần Tài sản được chia thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn được chia thành 2 loại: Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu.
Phân tích Bảng cân đối kế toán
1.3.1 Sự cần thiết của việc phân tích BCĐKT
- Phân tích BCĐKT là dùng các kỹ thuật phân tích để biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCĐKT, dùng số liệu để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
- Phân tích BCĐKT cung cấp thông tin về các nguồn vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản hiện có giúp chủ doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong công tác tài chính để có những biện pháp thích hợp cho quá trình phát triển của doanh nhiệp trong tương lai.
Biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCĐKT.
Nắm rõ cơ cấu tài sản và nguồn hình thành.
Cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể quyết định về đầu tư tín dụng hay các quyết định có liên quan đến doanh nghiệp.
1.3.2 Các phương pháp phân tích Bảng cân đối kế toán Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Những phương pháp thường được sử dụng trong việc phân tích BCĐKT là: a Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế Dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Trong phương pháp này thường dùng các kỹ thuật so sánh sau:
MÃ SỐ 440 (TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN) = Mã 300+Mã
So sánh theo chiều ngang (so sánh thời gian): So sánh cuối kỳ/ đầu năm tất cả các chỉ tiêu phần Tài sản cũng như phần Nguồn vốn (so sánh cả về tuyệt đối và tương đối)
So sánh theo chiều dọc (so sánh kết cấu):
- Phân tích cơ cấu vốn: Xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu bên phần tài sản chiếm trong tổng số tài sản (tổng số tài sản làm gốc so sánh).
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu bên phần nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn là gốc so sánh). b Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu cần xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. c Phương pháp cân đối:
- Phương pháp cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại sự cân bằng.
- Phương pháp này được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích, cho nên mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là độc lập.
- Qua việc so sánh này, các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ kinh doanh cụ thể để đánh giá mức độ hợp lý của sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng như biến động về tổng giá trị tài sản và nguồn vốn.
1.3.3 Nội dung phân tích Bảng Cân đối kế toán
1.3.3.1 Đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên bảng cân đối kế toán. Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả quan hay không khả quan. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính cần tiến hành:
Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản: thực hiện việc so sánh sự biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu sản và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ Để thuận tiện cho việc phân tích, ta lập bảng như sau:
Biểu số 1.2: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG
VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm
I Tiền và các khoản tương đương tiền
II Đầu tư tài chính ngắn hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn
V Tài sản ngắn hạn khác
II Bất động sản đầu tư
III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
IV Tài sản dài hạn khác
Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn: là việc phân tích sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm Bên cạnh đó còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong việc huy động vốn Để thuận tiện cho việc phân tích, ta lập bảng sau: (Biểu số 1.3)
Biểu số 1.3:BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ
CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm
1.3.3.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỉ số khả năng thanh toán.
Nhóm hệ số về khả năng thanh toán:
Hệ số này cho biết toàn bộ giá trị thuần của tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ hay không.
H1 > 1: chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, song nếu H1 > 1 quá nhiều thì cũng không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.
H1 < 1 và tiến đến 0: báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh
Hệ số này cho biết với tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi 1 bộ phận tài sản thành tiền.
H2 = 2: là hợp lý nhất vì doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.
Một vài điểm khác biệt cơ bản giữa thông tư 133/2016/TT-BTC và quyết định 48/2006/QĐ-BTC
Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính: Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của
1.4.1 Sự giống nhau giữa TT số 133/2016/TT-BTC và QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Thông tư số 133/2016 và Quyết định 48/2006 đều áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với:
- Số lượng lao động bình quân trong năm: