GIỚI THIỆU
Tính cấp thiết của đề tài
Lưu thông tiền mặt đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới Ở nước ta, thực trạng lưu thông tiền mặt hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề đáng quan tâm Hiệu quả của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và quản lý còn nhiều hạn chế Dấu ấn về nền kinh tế tiền mặt còn nặng nề, tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán còn khá cao và khối lượng tiền mặt trong lưu thông ngày càng tăng Việc quản lý tiền mặt theo cơ chế của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đƣợc xóa bỏ nhƣng chƣa xác lập đƣợc một cơ chế tổ chức cung ứng, lưu thông tiền mặt có hiệu quả, phù hợp với xu thế nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang cơ chế nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới Vì vậy, tổ chức cung ứng, lưu thông tiền mặt hiệu quả luôn là nhiệm vụ thường trực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhằm xây dựng hệ thống tiền tệ quốc gia phát triển ổn định, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Trong bối cảnh thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chƣa phát triển, nhu cầu tiền mặt của người dân vẫn lớn nên công tác kho quỹ của ngành Ngân hàng đang phải “oằn lƣng” gánh việc Đặc biệt, vào những thời điểm giáp Tết Nguyên đán, những người làm công tác kho quỹ, thậm chí không được nghỉ trưa, chẳng khác nào “nuôi tằm ăn cơm đứng”.
Là cơ quan duy nhất phát hành tiền, nhiệm vụ chính của NHNN hay cụ thể hơn là Cục Phát hành và Kho quỹ (PHKQ) là việc tổ chức điều hòa lưu thông tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế Bên cạnh đó, Cục PHKQ tham mưu cho Thống đốc trong việc ban hành, hướng dẫn các quy định của Nhà nước và của Ngành về in, đúc tiền, vàng bạc và các giấy tờ có giá, phát hành và điều hoà tiền mặt, đảm bảo an toàn kho quỹ trong hệ thống ngân hàng.
Phòng Tiền tệ và Kho quỹ tại các chi nhánh NHNN tỉnh/Tp có nhiệm vụ quản lý, phân phối thu/chi tiền mặt cho các Tổ chức tín dụng (TCTD), dự báo thu chi tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ (QNV), xuất/nhập điều chuyển tiền mặt phù hợp từ Ngân hàng trung ƣơng (NHTW) về các chi nhánh và giữa các chi nhánh NHNN tỉnh/Tp tại quỹ dự trữ phát hành (QDT).
Hệ thống quản lý và phát hành kho quỹ cũ hoạt động phân tán tại các chi nhánh NHNN tỉnh/TP gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo trì; không còn phù hợp với nghiệp vụ quản lý kho quỹ và gây nhiều khó khăn cho NHNN mà cụ thể là Cục PHKQ trong việc quản lý lưu thông và điều hòa tiền mặt.
Do đó, giải pháp đầu tƣ xây dựng “Hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ theo hướng tập trung tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam” (gọi tắt CMO) là thực sự cần thiết, đây đƣợc xem là giải pháp giúp hiện đại hóa công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại hệ thống NHNN Hệ thống phục vụ kịp thời đầy đủ các yêu cầu tác nghiệp, điều hành, hỗ trợ hoạch định và ra quyết định trong công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Sau hai năm triển khai, Hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung (CMO) tại NHNN đã đƣợc nghiệm thu và công bố vận hành thành công từ ngày 23/01/2013 Dự án CMO do công ty hệ thống thông tin FPT (FPT-IS) triển khai, phối hợp với cục Công nghệ tin học (CNTH), cục PHKQ NHNN phân tích và nghiên cứu các nghiệp vụ đặc thù Công nghệ nền tảng đƣợc lựa chọn áp dụng là giải pháp ERP của SAP chuyên về Quản lý kho, dự báo nhu cầu - lập kế hoạch và điều hòa tiền mặt Cụ thể, SAP CMO (Currency Management and Optimization - Tối ƣu hóa công tác quản lý tiền mặt) là giải pháp hỗ trợ nguồn cung ứng tiền tệ tích hợp.
Tại Lễ tổng kết việc triển khai dự án “Hệ thống quản lý tiền tệ và Phát hành kho quỹ theo hướng tập trung tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” diễn ra ngày23/1/2013, ông Dương Dũng Triều, Tổng Giám đốc FPT IS khẳng định dự án đã đƣợc triển khai thành công Chỉ trong 65 ngày, dự án đã hoàn tất việc triển khai thử nghiệm trên toàn bộ 69 điểm gồm Cục Phát hành và Kho quỹ, các kho tiền Trung ƣơng (TW), Sở Giao dịch (SGD) và toàn bộ các chi nhánh NHNN tỉnh/thành phố.
Hệ thống đã đáp ứng đƣợc hầu hết các yêu cầu và sẵn sàng cho việc triển khai trên toàn quốc.
Trong quá trình vận hành chính thức, Hệ thống Quản lý và Phát hành kho quỹ theo hướng tập trung tại Ngân hàng Trung ương giúp chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ quản lý kho quỹ, hiện đại hóa việc lập kế hoạch in đúc tiền, dự báo và lập kế hoạch điều hòa tiền mặt cũng nhƣ kế hoạch tiêu hủy tiền nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước Ngoài tiền mặt, toàn bộ các tài sản như vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá,… đang đƣợc quản lý thủ công cũng đƣợc đƣa vào quản lý trên hệ thống mới này Việc chuyển từ mô hình quản lý phân tán sang mô hình quản lý tập trung đảm bảo hệ thống thông tin đƣợc liên thông, đồng nhất và chính xác sẽ là một công cụ đắc lực nhằm hỗ trợ cho việc phân tích và ra quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, những đánh giá về hiệu quả mà hệ thống CMO mang lại chỉ mang tính cảm tính Vấn đề đặt ra mà các lãnh đạo NHNN cũng như những người vận hành trực tiếp hệ thống CMO cần quan tâm ở đây là cần có báo cáo kết quả đánh giá mang tính lượng hóa, có thể đo lường được giá trị hiệu quả thực sự mà hệ thống CMO mang lại trong công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ, giúp các nhà lãnh đạo NHNN trong công tác quản lý và ra quyết định, người vận hành hệ thống tin tưởng, chấp nhận và hài lòng khi sử dụng hệ thống mới.
Từ tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả ứng dụng Hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam” là thực sự cần thiết.
Mục đích nghiên cứu
Đo lường giá trị hiệu quả thực sự mà hệ thống mang lại, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, ổn định và an toàn hơn. Đánh giá hệ thống có đáp ứng mục đích và mục tiêu đề ra.
So sánh hiệu quả ứng dụng giải pháp SAP ERP trong quản lý tập trung với hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ phân tán cũ. Đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng khi sử dụng hệ thống CMO. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ ƣu điểm và nhƣợc điểm của hệ thống.
Báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo NHNN về hiệu quả ứng dụng của hệ thống, giúp Ban lãnh đạo NHNN trong việc ra quyết định nên hay không nên: cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ, đầu tƣ cải tiến cơ sở vật chất phục vụ công tác phát hành kho quỹ, tiếp tục đầu tƣ chi phí nguồn lực nâng cấp hệ thống. Đề xuất ý kiến: thay đổi, cải tiến hệ thống mới để phù hợp với nghiệp vụ quản lý kho quỹ, thân thiện hơn với NSD, mang lại hiệu quả trong ứng dụng và đầu tƣ.
Đối tƣợng nghiên cứu
- Hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung tại NHNN.
- Hệ thống quản lý kho quỹ cũ.
- Người quản trị hệ thống tại Cục/Chi cục CNTH và quản trị hệ thống tại một số chi nhánh NHNN phía Nam.
- Một số thành viên thuộc đội dự án xây dựng và triển khai hệ thống CMO phía NHNN.
- Cán bộ kiểm soát hệ thống: Giám đốc, p.giám đốc, trưởng/phó phòng tiền tệ kho quỹ tại một số đơn vị NHNN phía Nam.
- Người sử dụng hệ thống: cán bộ Thủ kho, thủ quỹ thuộc phòng tiền tệ kho quỹ, cán bộ thống kê, kiểm soát nội bộ thuộc phòng Tổng hợp và những người sử dụng liên quan tại một số đơn vị NHNN phía Nam.
- Các hồ sơ, văn bản, tài liệu liên quan đến hệ thống CMO và nghiệp vụ quản lý tiền tệ và kho quỹ.
Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài chủ yếu tập trung vào đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO (các phân hệ nghiệp vụ tại Kho tiền II và các chi nhánh NHNN tỉnh/Tp phía Nam) dựa trên 2 khía cạnh:
- Chất lƣợng sử dụng: Bao gồm hiệu quả sử dụng thực tế mà hệ thống mang lại.
- Chất lƣợng ngoài: chất lƣợng về mặt kỹ thuật của hệ thống, bao gồm những chức năng cần có và yêu cầu đối với những chức năng đó cũng nhƣ các yêu cầu về khả năng hoạt động của hệ thống. Đề tài chủ yếu tập trung khảo sát hệ thống và nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến hệ thống CMO tại các đơn vị thuộc NHNN đã ứng dụng hệ thống CMO phục vụ công tác chuyên môn, bao gồm:
- Chi cục PHKQ tại Tp.HCM
- Phòng Tiền tệ Kho quỹ các chi nhánh NHNN phía Nam.
- Mẫu số liệu nghiên cứu chủ yếu lấy tại Chi cục Công nghệ Tin học tại Tp.HCM (Chi cục CNTH), Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại Tp.HCM (Chi cục PHKQ), chi nhánh NHNN Tp.HCM Dữ liệu mẫu chạy kiểm thử trên hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung (CMO) lấy tại Chi cục CNTH.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: 6 tháng
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
- Khảo sát và thu thập dữ liệu: từ nghiên cứu hệ thống CMO, các tài liệu, công văn, văn bản liên quan đến nghiệp vụ quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ, tài liệu về hệ thống CMO Nghiên cứu thực nghiệm, một số phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm (lập phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại)
- Phân tích dữ liệu: sắp xếp và xử lý dữ liệu thu thập được Phương pháp luận và quy trình đánh giá:
- Tham khảo bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 9126 và ISO/IEC 14598 về đánh giá chất lƣợng phần mềm, đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO.
- Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá đề xuất đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO tại Chi cục CNTH.
- Vẽ biểu đồ mạng nhện kết quả đánh giá các tiêu chí trong bộ tiêu chí đề xuất, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống CMO.
- Tiêu chuẩn ISO/IEC 9126: Về tiêu chí, mô hình đánh giá chất lƣợng phần mềm.
- Tiêu chuẩn ISO/IEC 14598: Về quy trình đánh giá chất lƣợng phần mềm.
Ý nghĩa của đề tài
Kết quả đánh giá là bằng chứng căn cứ:
- Giúp NHNN chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ quản lý kho quỹ, hiện đại hóa việc lập kế hoạch in đúc tiền, dự báo và lập kế hoạch điều hòa tiền mặt cũng nhƣ kế hoạch tiêu hủy tiền nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
- Hỗ trợ ban lãnh đạo NHNN trong công tác phân tích và ra quyết định.
- Giúp người sử dụng hệ thống tin tưởng và hài lòng khi sử dụng hệ thống.
Xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung tại NHNN có thể áp dụng cho những nhà lãnh đạoNHNN, người sử dụng hệ thống, đối tác triển khai hệ thống tự đánh giá về hệ thống mình quản lý, sử dụng hay phát triển Ngoài ra, bộ tiêu chí này có thể tham khảo để đánh giá chất lƣợng của các hệ thống thông tin khác trong lĩnh vực liên quan.
Nhiệm vụ của đề tài
- Khảo sát hiện trạng công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại NHNN.
- Khảo sát hệ thống CMO và thực trạng ứng dụng hệ thống CMO tại các đơn vị NHNN phía Nam.
- Thực hiện thu thập dữ liệu về công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại NHNN; thực hiện phân tích, xử lý dữ liệu đã thu thập để xây dựng các tiêu chí đánh giá.
- Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 và ISO/IEC 14598, bao gồm các phần liên quan.
- Xây dựng bộ tiêu chí và đề xuất mô hình đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO theo chuẩn ISO/IEC 9126.
- Xây dựng quy trình đánh giá theo chuẩn ISO/IEC 14598.
- Áp dụng đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO tại Chi cục CNTH dựa trên bộ tiêu chí, mô hình và quy trình đã xây dựng.
- Vẽ biểu đồ hình mạng nhện để phân tích kết quả đánh giá và đề xuất giải pháp kiến nghị.
Bố cục luận văn
Bố cục của luận văn này gồm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu – Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, nhiệm vụ và bố cục của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Trình bày các cơ sở lý thuyết áp dụng trong đề tài bao gồm các lý thuyết về nghiệp vụ Kho quỹ trong ngân hàng, các văn bản tham chiếu trong đề tài, giới thiệu các tiêu chuẩn ISO 9126, ISO 14598 về đánh giá chất lƣợng phần mềm.
Chương 3: Trình bày thực trạng công tác quản lý tiền tệ và Kho quỹ tại
NHNN và giới thiệu về hệ thống quản lý Tiền tệ và Phát hành kho quỹ tập trung tại NHNN Việt Nam.
Chương 4: Xây dựng bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng đề xuất để đánh giá chất lƣợng hệ thống Quản lý tiền tệ và Phát hành kho quỹ tập trung tại NHNN VN.
Chương 5: Trình bày kết quả đánh giá chất lượng hệ thống Quản lý tiền tệ và
Phát hành kho quỹ tập trung tại NHNN Việt Nam theo bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá đề xuất.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết về nghiệp vụ kho quỹ Ngân hàng Nhà nước
2.1.1 Khái niệm tiền mặt và giấy tờ có giá
Tiền mặt là tiền thực tế đƣợc hình thành từ hoạt động của đơn vị kinh doanh tiền tệ Tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền polymer, tiền kim loại đồng VN và ngoại tệ.
Giấy tờ có giá là các loại giấy tờ mà trên đó thể hiện giá trị thanh toán nhƣ tiền và có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt tại một thời điểm xác định.
Giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, chứng nhận tiền gửi, séc nhờ thu các loại, thẻ đã phát hành, séc du lịch chƣa phát hành và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng còn quản lý các tài sản quý (kim khí quý, đá quý và các loại tài sản quý khác) nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình.
(Nguồn: giáo trình nghiệp vụ kho quỹ ngân hàng, NXB Thống kê, 2004).
2.1.2 Khái niệm nghiệp vụ kho quỹ ngân hàng
Nghiệp vụ kho quỹ ngân hàng là toàn bộ quy trình nghiệp vụ, những thao tác kỹ thuật, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động kho quỹ bao gồm phát hành, vận chuyển, bảo quản, thu, chi tiền mặt và công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cán bộ lãnh đạo ngân hàng, nhằm tổ chức và điều hành tốt công tác kho quỹ phục vụ ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng trong nền kinh tế, đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng và của xã hội gửi tại ngân hàng, góp phần thực hiện mục tiêu kinh doanh, thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.
(nguồn: giáo trình nghiệp vụ kho quỹ ngân hàng, NXB Thống kê, 2004).
2.1.3 Sự cần thiết của nghiệp vụ kho quỹ trong ngân hàng
Tiền thân của ngân hàng là các tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động đầu tiên là thu đổi tiền, giữ hộ tiền cho khách hàng, nên có thể coi hoạt động ngân quỹ là chức năng đặc thù đầu tiên của ngân hàng.
Tiền tệ là sản phẩm tất yếu khách quan của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó là một thứ hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung, thước đo giá trị chung của tất cả hàng hóa khác.
Mặc dù kinh tế ngày càng phát triển nhƣng giao dịch bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động kinh tế – xã hội của nước ta Do đó, nghiệp vụ kho quỹ của ngân hàng trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ là vô cùng cần thiết nhằm cung ứng cho nền kinh tế phương tiện thanh toán, phục vụ tốt hơn nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế được tiến hành một cách bình thường, trôi chảy góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế.
(Nguồn: giáo trình nghiệp vụ kho quỹ ngân hàng, NXB Thống kê, 2004)
Các văn bản liên quan
- Thông tƣ số 05/2013/TT-NHNN ngày 08/03/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý trong ngành ngân hàng ban hành theo quyết định số 78/2000/QĐ- NHNN6 ngày 06 tháng 3 năm 2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước.
- Quyết định số 563/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước ngày
18 tháng 03 năm 2013 về ban hành quy trình mua, bán vàng miếng của ngân hàng nhà nước việt nam.
- Thông tư số 23/2012/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 09/08/2012 Quy định về chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt.
- Nghị định số 40/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/05/2012 về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức Tín dụng và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
- Thông tƣ 01/2011/TT-NHNN ngày 21/02/2011 về quy định việc bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
- Quyết định số 326/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày
01/04/2004 về Ban hành Quy chế tiêu hủy tiền.
- Thông tư số 21/2010/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 08/10/2010 về Quy định BCTK áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
- Công văn số 8742/NHNN-PHKQ của Cục phát hành và kho quỹ ngày 06/11/2009 về Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ quản lý kho quỹ khi ứng dụng CNTT.
- Quyết định số 28/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 10/10/2008 về Ban hành Quy định về việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.
- Quyết định số 37/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 26/10/2007 về Ban hành chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt.
- Công văn số 417/PHKQ của Cục phát hành và kho quỹ ngày 01/09/2006 về Hướng dẫn sổ sách, báo cáo dùng trong công tác tiêu hủy.
- Quyết định số 78/2000/QĐ-NHNN6 của thống đốc ngân hàng nhà nước ngày 06 tháng 03 năm 2000 về phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý trong ngành ngân hàng.
(Nguồn: văn bản nội bộ ngân hàng nhà nước, website NHNN: www.sbv.gov.vn)
Các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng hệ thống thông tin
ISO-9126 là tiêu chuẩn quốc tế về tiêu chí và mô hình đánh giá chất lƣợng phần mềm Tiêu chuẩn này đƣợc giám sát bởi dự án SQuaRE, ISO 25000:2005 dựa trên các khái niệm chung tương đương nhau Tiêu chuẩn này được phân chia thành
4 phần tuân theo các tiêu chí một cách nghiêm ngặt: mẫu chất lượng, hệ đo lường bên ngoài và bên trong, hệ đo lường chất lượng khi sử dụng.
Mô hình chất lượng ISO-9126 trên thực tế được mô tả là một phương pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lƣợng, nhằm tạo nên những đại lƣợng đo đếm đƣợc dùng để kiểm định chất lƣợng của sản phẩm phần mềm.
Bộ tiêu chuẩn này đƣợc chia làm bốn phần:
9126-1 Đƣa ra mô hình chất lƣợng sản phẩm phần mềm.
9126-2 Phép đánh giá chất lƣợng ngoài.
9126-3 Phép đánh giá chất lƣợng trong.
9126-4 Phép đánh giá chất lƣợng sản phẩm phần mềm trong quá trình sử dụng.
Tiêu chuẩn này bao gồm :
Giải thích áp dụng các phép đánh giá chất lƣợng phần mềm nhƣ thế nào;
Một bộ cơ bản các phép đánh giá cho từng tiêu chí nhỏ ;
Ví dụ áp dụng các phép đánh giá trong vòng đời sản phẩm nhƣ thế nào.
Tiêu chuẩn này có thể đƣợc áp dụng cho bất kì loại phần mềm nào cho bất kì ứng dụng nào.
Người sử dụng Tiêu chuẩn này bao gồm :
Người mua sản phẩm (cá nhân hay tổ chức mua hệ thống, sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm từ nhà cung cấp) ;
Người đánh giá (cá nhân hay tổ chức thiết lập đánh giá Người đánh giá có thể, ví dụ nhƣ, là phòng kiểm định, trung tâm chất lƣợng của tổ chức phát triển phần mềm, tổ chức chính phủ hoặc người dùng) ;
Người phát triển (cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển,bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế, và kiểm tra thông qua việc chấp thuận trong quá trình vòng đời sản phẩm phần mềm) ;
Người duy trì (cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động duy trì);
Nhà cung cấp (cá nhân hay tổ chức tham gia ký hợp đồng với người mua sản phẩm để cung cấp hệ thống, sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm trên các điều khoản của hợp đồng) khi kiểm tra chất lƣợng phần mềm trong cuộc kiểm tra xác định chất lƣợng;
Người sử dụng (cá nhân hay tổ chức sử dụng sản phẩm phần mềm để thực hiện chức năng xác định) khi đánh giá chất lƣợng sản phẩm phần mềm trong cuộc kiểm tra chấp thuận;
Người quản lý chất lượng (cá nhân hay tổ chức thực hiện kiểm tra có hệ thống các sản phẩm hoặc dịch vụ phần mềm) khi đánh giá chất lƣợng sản phẩm phần mềm nhƣ một phần của bảo đảm chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng;
2.3.1.3 Phạm vi mô hình chất lượng ISO 9126
ISO-9126 mô tả một mô hình chất lƣợng sản phẩm phần mềm gồm hai phần:
Chất lƣợng trong và chất lƣợng ngoài
Phần thứ nhất của mô hình xác định 6 tiêu chí của chất lƣợng trong, 6 tiêu chí chất lƣợng ngoài; các tiêu chí này sau đó lại đƣợc chia nhỏ thành nhiều tiêu chí con Những tiêu chí này đƣợc bộc lộ ra ngoài khi phần mềm đƣợc coi nhƣ là một phần của hệ thống máy tính và là kết quả của các thuộc tính phần mềm bên trong.
Phần thứ hai của mô hình mô tả 4 tiêu chí chất lƣợng sử dụng Chất lƣợng sử dụng là hệ quả của 6 tiêu chí chất lượng sản phẩm phần mềm đối với người dùng. Các tiêu chí sản phẩm phần mềm này có thể áp dụng cho tất cả các loại phần mềm Những tiêu chí sản phẩm phần mềm tạo ra sự nhất quán đối với chất lƣợng sản phẩm phần mềm, đồng thời cung cấp một khung cho việc xác định các yêu cầu đối với chất lƣợng phần mềm.
Trong phần này, chất lƣợng sản phẩm phần mềm đƣợc xác định và đánh giá theo nhiều hướng, gắn với kết quả thu được, các yêu cầu, sự phát triển, sử dụng, đánh giá, hỗ trợ, tính ổn định, đảm bảo chất lƣợng và kiểm định của phần mềm Nó có thể đƣợc sử dụng bởi nhà phát triển, tổ chức sử dụng, nhân viên đảm bảo chất lượng phần mềm hay người đánh giá độc lập Đồng thời nó đặc biệt thích hợp cho việc xác định và đánh giá chất lƣợng sản phẩm phần mềm Ví dụ, mô hình chất lƣợng này có thể đƣợc dùng để:
Kiểm tra tính đáp ứng đối với những yêu cầu đã đặt ra.
Xác định các yêu cầu phần mềm.
Xác định các đối tƣợng thiết kế phần mềm.
Xác định các đối tƣợng kiểm thử phần mềm.
Xác định các tiêu chuẩn đảm bảo chất lƣợng.
Xác định các tiêu chuẩn chấp nhận cho một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh.
Quá trình Sản phẩm phần mềm Kết quả sản phẩm phần mềm Tác động Thuộc tính Tác động Thuộc tính Tác động Thuộc tính
Quá trình chất lượng chất lượng chất lượng chất lượng Phụ thuộc trong Phụ thuộc ngoài Phụ thuộc sử dụng Hoàn cảnh sử dụng
Quá trình đánh giá Phép đánh giá trong Phép đánh giá ngoài Đánh giá chất lượng sử dụng
Hình 2 1: Chất lƣợng trong vòng đời sản phẩm phần mềm
(Nguồn: Tài liệu thuyết minh bộ tiêu chuẩn quốc gia về đánh giá sản phẩm phần mềm của Bộ Thông Tin và Truyền Thông)
Việc đánh giá sản phẩm phần mềm để thoả mãn các yêu cầu chất lƣợng là một trong những quy trình trong vòng đời phát triển của phần mềm Chất lƣợng sản phẩm phần mềm cần đƣợc đánh giá bằng việc đo kiểm các thuộc tính bên trong (thường là các phương pháp đo tĩnh trên các sản phẩm trung gian), hoặc bằng cách đo kiểm các thuộc tính bên ngoài (thường là đo các đáp ứng của mã lệnh khi thực thi), hoặc bằng cách đo kiểm chất lƣợng các thuộc tính sử dụng Mục đích là để sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trong từng trường hợp sử dụng cụ thể.
Quy trình chất lƣợng góp phần cải tiến chất lƣợng sản phẩm, và chất lƣợng sản phẩm góp phần cải tiến chất lƣợng sử dụng Do đó, việc đánh giá và cải tiến một quy trình đồng nghĩa với cải tiến chất lượng sản phẩm Tương tự, việc đánh giá chất lƣợng sử dụng có thể tác động ngƣợc trở lại để cải tiến một sản phẩm và đánh giá một sản phẩm phần mềm có thể tác động trở lại để cải tiến một quy trình.
Các thuộc tính trong thích hợp của phần mềm là yêu cầu tiền đề để đạt đƣợc các phản ứng bên ngoài, và các hoạt động bên ngoài thích hợp là yêu cầu tiền đề để đạt đƣợc chất lƣợng sử dụng
Các yêu cầu cho chất lƣợng sản phẩm phần mềm sẽ bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lƣợng trong, chất lƣợng ngoài và chất lƣợng sử dụng, để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, người bảo dưỡng, tổ chức sử dụng, và người dùng cuối.
Các yều cầu về chất lượng của người sử dụng được xác định là các yêu cầu chất lượng trong phép đo chất lượng sử dụng, phương pháp đo chất lượng ngoài, thậm chí cả phương pháp đo chất lượng trong Những yêu cầu này được xác định bằng phương pháp đo và sử dụng như chuẩn khi đánh giá sản phẩm Để có được một sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người dùng đòi hỏi quá trình phát triển phần mềm phải liên tục và luôn luôn có những phản hồi từ phía họ.
Tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp trong nước
Trong phần này trình bầy về tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm của một số công ty trong nước
2.4.1 Các doanh nghiệp thuộc VINASA
Với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong việc nâng cao chất lƣợng của sản phẩm phần mềm cũng nhƣ việc thống nhất quản lý chất lƣợng phần mềm trong các doanh nghiệp thành viên của VINASA Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đã chính thức thành lập Ban công tác chất lƣợng VINASA (VINASA QUALITY COMMITEE -VQC), với nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn và đánh giá chất lƣợng phần mềm Việt Nam Ban công tác chất lƣợng này sẽ tƣ vấn cho các doanh nghiệp phần mềm về quy trình đảm bảo chất lƣợng phần mềm, cung cấp cho doanh nghiệp các chỉ tiêu, các chuẩn để đánh giá chất lƣợng phần mềm trong các lĩnh vực khác nhau dựa trên các chuẩn quốc tế(ISO-9000, ISO-9126, ISO-14598 ) về chất lƣợng phần mềm.
Công ty Cổ phần phần mềm Hà Nội (HanoiSoftware) kinh doanh trên các giải pháp phần mềm cho Website thương mại điện tử, phát triển và triển khai các cổng thông tin tích hợp Chất lƣợng sản phẩm phần mềm tuân theo tiêu chuẩn ISO
9126 Công ty xây dựng các sản phẩm phần mềm đáp ứng các mô hình chất lƣợng của tiêu chuẩn ISO-9126.
2.4.3 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện đánh giá sản phẩm phần mềm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 12119:1994 về “Yêu cầu và kiểm tra chất lượng phần mềm” Ví dụ đánh giá về tài liệu thực hiện theo các bước sau:
Tài liệu cần đánh giá bao gồm: tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu mô tả sản phẩm và các tài liệu kỹ thuật phục vụ việc triển khai, bảo trì toàn bộ hệ thống Các sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu về xây dựng tài liệu trong tiêu chuẩn ISO/IEC 12119: 1994.
Chương này trình bày các lý thuyết về nghiệp vụ Kho quỹ trong ngành ngân hàng; các văn bản tài liệu tham chiếu trong đề tài; một số tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá chất lƣợng phần mềm và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm của một số doanh nghiệp trong nước.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN TỆ VÀ PHÁT HÀNH KHO QUỸ TẠI NHNN
Trách nhiệm của NHNN trong quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương (NHTW) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Bộ máy tổ chức của NHNN VN gồm:
Hình 3 1: Bộ máy tổ chức của NHNN(Nguồn: http://www.sbv.gov.vn/)
Thực trạng công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại Kho tiền TW
Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tƣ có liên quan đến quản lý tiền tệ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của ngành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động ngân hàng.
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền.
Trưởng Kho tiền Trung ương, Trưởng phòng Tiền tệ – Kho quỹ Chi nhánh NHNN có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ.
- Tổ chức việc thu, chi (xuất, nhập), bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo quy định.
- Tham gia kiểm tra, kiểm kê, bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
3.2 Thực trạng công tác quản lý tiền tệ và PHKQ tại Kho tiền TW
3.2.1 Yêu cầu về quản lý
Thực hiện lập lệnh điều chuyển (LĐC) tiền giữa các Kho tiền Trung ƣơng (TƢ); giữa các Kho tiền TƢ với chi nhánh NHNN Tỉnh Bình Định; giữa các Kho tiền
TƢ với Kho tiền chi nhánh NHNN Tỉnh, TP, Sở Giao dịch NHNN và ngƣợc lại; giữa NHNN chi nhánh Tỉnh Bình Định với chi nhánh NHNN các Tỉnh Miền trung - Tây nguyên và ngƣợc lại; giữa các Kho tiền TƢ với Hội đồng tiêu huỷ (Lệnh điều chuyển được lập theo mẫu, không cung cấp từ chương trình giao dịch kho quỹ).
Theo dõi thống kê việc xuất, nhập, tồn quỹ các loại tiền tài sản bảo quản tạiKho tiền TƢ, tổng hợp báo cáo tồn kho, tồn quỹ, báo cáo kiểm kê tài sản nhƣ: các loại tiền mặt, NPTP, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và các tài sản có giá khác đang bảo quản tại Kho tiền TƢ; Lập biên bản kiểm kê định kỳ hàng tháng đối với tiền, tài sản khác bảo quản tại Kho tiền TƢ.
Tổng hợp báo cáo Kho tiền I, các Kho tiền TƢ gồm: báo cáo thống kê, báo cáo kiểm kê, báo cáo sao kê hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất.
3.2.2 Các quy trình nghiệp vụ cụ thể a) Quy trình lập lệnh điều chuyển tiền
Căn cứ tờ trình kế hoạch điều hòa tiền mặt được Cục Trưởng phê duyệt, Phòng Kế toán – Tài vụ tiến hành vào sổ tay theo dõi xuất, nhập tiền để kiểm tra số dƣ theo từng mệnh giá, chất liệu tiền của từng Kho tiền TƢ;
Tiến hành lập lệnh điều chuyển tiền theo nội dung tờ trình, mỗi lệnh sẽ đƣợc in thành 4 liên theo mẫu Hiện nay lệnh điều chuyển đƣợc lập bằng file Excel, các liên lệnh điều chuyển đƣợc in và ký trực tiếp;
Lệnh điều chuyển đƣợc gửi đến các đơn vị liên quan để thực hiện điều chuyển tiền nhƣ: NH xuất, NH nhập, Vụ TCKT, Cục PHKQ.
* Yêu cầu quản lý: Lập lệnh điều chuyển tiền là chứng từ kế toán để các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác điều chuyển tiền trong hệ thống NHNN. b) Quy trình nghiệp vụ xuất, nhập Quỹ Dự trữ phát hành (DTPH)
Căn cứ vào uỷ nhiệm điều chuyển tiền của Kho tiền TƢ, lệnh điều chuyển tiền của Phòng Kế toán – Tài vụ lập, kế toán viên lập biên bản giao nhận tiền do chương trình giao dịch kho quỹ cung cấp;
Chuyển biên bản giao nhận tiền về bộ phận Thủ kho;
Thủ kho tiền căn cứ vào lệnh điều chuyển tiền, biên bản giao nhận tiền, phiếu xuất kho (Vụ TCKT lập) để thực hiện điều chuyển tiền.
* Yêu cầu quản lý: Thực hiện xuất, nhập Quỹ DTPH trên cơ sở phải có đầy đủ chứng từ nêu trên, sau khi thực hiện nghiệp vụ điều chuyển tiền bộ chứng từ kế toán được lưu giữ tại các đơn vị liên quan như: Vụ TCKT (1 bộ); Cục PH&KQ (2 bộ: Thủ kho & Kế toán); NH xuất hoặc NH nhập (1 bộ). c) Quy trình nghiệp vụ nhập Quỹ DTPH tiền mới in, đúc từ nhà máy in tiền
Căn cứ vào biên bản giao nhận tiền mới in đúc của nhà máy in tiền, giấy uỷ nhiệm của Kho tiền TƢ, số tiền thực tế nhập vào kho, kế toán viên lập biên bản giao nhận tiền do chương trình giao dịch kho quỹ cung cấp;
Chuyển biên bản giao nhận tiền cho Thủ kho;
Thủ kho và các thành viên ký vào biên bản giao nhận chuyển lại biên bản giao nhận cho Vụ TCKT, Vụ TCKT lập phiếu nhập kho;
* Yêu cầu quản lý: Sau khi thực hiện nghiệp vụ nhập tiền, bộ chứng từ kế toán được lưu giữ tại các đơn vị liên quan như: Vụ TCKT (1 bộ); Cục PH&KQ (2 bộ: Thủ kho & Kế toán) Biên bản nhập kho tiền mới in, đúc là cơ sở để đề nghị thanh toán chi phí in, đúc của các cơ sở in tiền. d) Quy trình nghiệp vụ xuất, nhập tiền mẫu
Căn cứ vào tờ trình đƣợc Thống đốc phê duyệt, phòng Kế toán – Tài vụ lập lệnh điều chuyển tiền;
Căn cứ vào lệnh điều chuyển tiền, giấy ủy nhiệm của Kho tiền TƢ, kế toán viên lập biên bản giao nhận tiền do chương trình giao dịch kho quỹ cung cấp;
Chuyển biên bản giao nhận tiền cho Thủ kho;
Thủ kho tiền căn cứ vào lệnh điều chuyển tiền, biên bản giao nhận tiền, phiếu xuất, nhập kho (Vụ TCKT lập) để thực hiện xuất, nhập tiền mẫu.
* Yêu cầu quản lý: Thực hiện xuất, nhập tiền mẫu trên cơ sở phải có đầy đủ chứng từ nêu trên, sau khi thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập, bộ chứng từ kế toán được lưu giữ tại các đơn vị liên quan như: Vụ TCKT (1 bộ); Cục PH&KQ ( 2 bộ: Thủ kho & Kế toán); NH xuất hoặc NH nhập (1 bộ). e) Quy trình nghiệp vụ xuất, nhập tiền lưu niệm
Căn cứ vào tờ trình đƣợc Thống đốc phê duyệt, giấy ủy nhiệm của Kho tiền
TƯ, kế toán viên lập biên bản giao nhận tiền do chương trình giao dịch kho quỹ cung cấp;
Chuyển biên bản giao nhận tiền về Thủ kho;
Thủ kho tiền căn cứ vào lệnh điều chuyển tiền, biên bản giao nhận tiền, phiếu xuất, nhập kho (Vụ TCKT lập) để thực hiện xuất, nhập tiền.
Thực trạng công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại chi nhánh
- Nghiệp vụ quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại các đơn vị thuộc NHNN rất phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động lưu thông tiền tệ của cả nước.
- Hàng ngày, hàng tháng, hàng quý các cán bộ thuộc bộ phận kho quỹ NHNN phải thực hiện rất nhiều báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý lưu thông tiền tệ.
- Định kỳ (cuối ngày, đầu tháng, đầu năm) phải thực hiện kiểm kê kho để kiểm tra số tiền, tài sản, vàng bạc tồn quỹ thực tế trong kho.
- Hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ cũ hoạt động phân tán tại các đơn vị NHNN rất khó trong công tác quản lý, tra cứu tồn quỹ gây khó khăn trong quá trình lưu thông điều chuyển tiền mặt; hệ thống quản lý cũ không đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ đƣa ra.
- Hiện nay, rất nhiều báo cáo phải thực hiện bằng tay.
- Quá trình quản lý seri tiền mới phải quản lý bằng file excel rất khó khăn trong công tác quản lý.
Giới thiệu hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung
Hệ thống quản lý tiền tệ và Phát hành kho quỹ theo hướng tập trung tại NHNN do Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) triển khai dựa trên nền tảng giải pháp SAP ERP chuyên về Quản lý kho, phục vụ cho công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại NHNN Hệ thống quản lý tập trung tại NHNN Hạ tầng máy chủ nghiệp vụ, Database chính đặt tại Cục CNTH – Quận Đống Đa, Tp Hà Nội, hệ thống dự phòng đặt tại Sơn Tây, Tp Hà Nội; Cuối ngày giao dịch, SGD/các chi nhánh NHNN sẽ gửi các báo cáo về cục PHKQ tổng hợp Cục PHKQ chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ của toàn hệ thống, cục CNTH chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật.
Sau 2 năm triển khai hệ thống đã hoàn tất và đƣa vào vận hành chức thức từ đầu năm 2013 tại 69 điểm thuộc NHNN gồm cục PHKQ, các kho tiền trung ƣơng, sở giao dịch và tất cả các chi nhánh NHNN.
3.4.2 Mục tiêu xây dựng hệ thống
Tập trung kho dữ liệu tại TW.
Hợp nhất 2 phần mềm quản lý kho quỹ tại CN/SGD và các kho tiền TW.
Bổ sung các nghiệp vụ quản lý các tài sản khác ngoài tiền mặt.
Tích hợp tính năng quản lý seri tiền mới.
Hỗ trợ công tác dự báo nhu cầu tiền mặt, lập kế hoạch in đúc, điều hòa tiền mặt.
3.4.3 Mục đích của hệ thống
Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa với hệ thống công nghệ thông tin mới và cách quản lý mới trong việc quản lý và điều hòa tiền mặt.
Đảm bảo khả năng an toàn, bảo mật cao, có thể phục vụ số lượng người dùng lớn do hệ thống đƣợc thiết kế, xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến và theo chuẩn mực thế giới.
Kết nối giữa các đơn vị phòng ban đảm bảo thông tin đƣợc liên thông, đồng nhất và chính xác.
Hỗ trợ cán bộ của NHNN trong công tác nghiệp vụ và quản lý - Giảm thiểu khối lƣợng công việc phải làm thủ công.
Là công cụ mạnh nhằm hỗ trợ việc phân tích và ra quyết định của lãnh đạo NHNN.
Dự án sẽ đƣợc triển khai cho các đơn vị NHNN:
6 NHNN CN tỉnh, thành phố
3.4.5 Trách nhiệm của các đơn vị tham gia
Cục và Chi cục Phát hành kho quỹ:
Tham gia thực hiện các quy trình nghiệp vụ
Quản trị người dùng tại đơn vị
Quản lý các danh mục dùng chung trên hệ thống
NHNN CN, Sở giao dịch, các kho tiền TW và các kho tiêu hủy
Tham gia thực hiện các quy trình nghiệp vụ
Quản trị người dùng tại đơn vị
Cục và Chi cục Công nghệ tin học
Đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống
Chịu trách nhiệm về an toàn, bảo mật toàn hệ thống
Quản lý kỹ thuật vận hành trên hệ thống của các đơn vị (hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật cho các đơn vị trong quá trình vận hành hệ thống)
Hình 3 2: Cấu trúc tổ chức dữ liệu hệ thống CMO (Nguồn: Chi cục Công nghệ Tin học tại Tp.HCM)
Cục PHKQ/Kho tiền/ SGD/ Chi nhánh (Company Code):
- Cục PHKQ/Kho tiền/SGD/chi nhánh (Company Code) trên hệ thống đƣợc thể hiện là một đơn vị độc lập, có hệ thống báo cáo riêng biệt Riêng Cục PHKQ có thể khai thác báo cáo của toàn hệ thống.
- Số liệu của các kho tiền/chi nhánh sẽ đƣợc tổng hợp để lên các báo cáo trên phạm vi toàn quốc.
- Mã Cục PHKQ/kho tiền/chi nhánh trên hệ thống đƣợc thể hiện bằng 4 ký tự (XX00), trong đó: o 02 ký tự đầu (XX) thể hiện mã tỉnh/thành phố (riêng Cục PHKQ nhận giá trị Q1, kho tiền 1 nhận giá trị K1, Kho tiền 1 nhận giá trị K2, Sở giao dịch nhận giá trị S1, hai kho tiêu hủy nhận giá trị là T1 và T2) o 02 ký tự sau (00) giá trị mặc định
Bảng 3 1: Mã đơn vị trên hệ thống CMO
Kho tiền TW/ Kho tiền chi nhánh (Plant):
- Các kho tiền TW/ Kho tiền chi nhánh (plant) trên hệ thống đƣợc thể hiện là nơi lưu trữ tiền của kho tiền/ chi nhánh về mặt vật lý Riêng Cục PHKQ không có chức năng lưu trữ về mặt vật lý nên không có trong danh mục này.
- Mã kho tiền TW/Kho tiền chi nhánh trên hệ thống đƣợc thể hiện bằng 4 ký tự (XXY0), trong đó. o 2 ký tự đầu (XX) thể hiện mã tỉnh/thành phố (tương tự phần 2.1.1) o 1 ký tự sau (Y) thể hiện số lƣợng kho vật lý, nhƣ vậy trên hệ thống có thể có tối đa 9 kho vật lý o 1 ký tự cuối cùng (0) là giá trị mặc định, đƣợc sử dụng để phân biệt các quỹ trong từng kho vật lý.
Bảng 3 2: Mã kho trên hệ thống CMO
0210 Kho CN NHNN Tỉnh Hà Giang
0410 Kho CN NHNN Tỉnh Cao Bằng
- Tiền được tổ chức dưới dạng các quỹ tại kho tiền/ SGD/chi nhánh bao gồm: o Quỹ dự trữ o Quỹ nghiệp vụ o Quỹ khác o Quỹ chƣa phát hành o Qũy tạm ứng o Ngoài ra, đối với kho tiêu hủy, các quỹ được xây dựng tương đương với tổ 1, tổ 2 và tổ 3.
- Mã các quỹ trong hệ thống đƣợc thể hiện bởi 4 ký tự, ( XXYT), trong đó: o 02 ký tự đầu (XX) thể hiện mã tỉnh/thành o 01 ký tự tiếp theo (Y) thể hiện kho vật lý (tương tự phần 2.1.2 ) o 01 ký tự cuối cùng (T) là ký tự mặc định, đƣợc sử dụng để phân biệt các quỹ trong một kho vật lý.
Bảng 3 3: Mã Quỹ trên hệ thống CMO
K111 Kho Ao Phèn - Quỹ DT K112 Kho Ao Phèn - Quỹ NV K113 Kho Ap phèn - Quỹ khác K114 Kho Ao Phèn - Quỹ chƣa phát hành
Dữ liệu loại tiền/tài sản (Material Master Data)
- Dữ liệu loại tiền/tài sản dùng để lưu trữ các dữ liệu được sử dụng cho một loại tiền/tài sản (Material) Tại đó tất cả thông tin của loại tiền/tài sản đƣợc nhập và truy cập Đồng thời đó cũng là dữ liệu đƣợc sử dụng trong toàn bộ hệ thống SAP.
- Mã loại tiền/tài sản đƣợc chia thành 9 nhóm, trong đó:
(A,Y) Tiền mặt/ Tiền đình chỉ/ Tiền chƣa công bố
Tiền mặt/ Tiền đình chỉ
01 ký tự đầu (A) Đại diện cho
Trong đó nhóm tiền mặt
03 ký tự sau (XXX) thể hiện chất liệu và mệnh giá của tờ tiền theo thông tƣ 21
Chữ số thứ nhất của mã là ký hiệu chất liệu của đồng tiền
0: Tiền giấy cũ 1: Tiền giấy
Chứ số thứ hai của mã là chữ số đầu tiên của mệnh giá
Chữ số thứ ba là
Số chữ số "0" trong mệnh giá đối với tiền hiện đang lưu hành.
0: Nếu mệnh giá >=1 đồng x: Nếu mệnh giá đồng tiền là xuh/k: Nếu mệnh giá đồng tiền là hào Tiền chƣa công bố
Trong đó 01 ký tự đầu (Y) Đại diện cho nhóm tiền công bố
03 ký tự cuối (XXX) có giá trị tăng dần từ 000 Nhóm 2 (C) Séc
Trong đó 01 ký tự đầu (C) Đại diện cho nhóm séc
03 ký tự sau (000) để tránh trùng mã, giá trị tăng dần từ 000 Nhóm 3 (D) Vàng
Cấu trúc D000 Trong đó 01 ký tự đầu (D) Đại diện cho nhóm vàng
03 ký tự sau (000) để tránh trùng mã, giá trị tăng dần từ 000 Nhóm 4 (E) Bạc
Cấu trúc EX000 Trong đó 01 ký tự đầu (E) Đại diện cho nhóm bạc
01 ký tự sau (X) thể hiện cho các nhóm con (bạc thỏi cục, bạc đồ).03 ký tự tiếp theo (000) để tránh trùng mã, giá trị tăng dần từ
Cấu trúc FX00 Trong đó 01 ký tự đầu (F) Đại diện cho nhóm đá quý
01 ký tự tiếp theo (X) thể hiện mã kim loại đá quỹ
02 ký tự cuối cùng (00) để tránh trùng mã, giá trị tăng dần từ 00 Nhóm 6 (G) Tiền mẫu
Cấu trúc GXYYY00 Trong đó 01 ký tự đầu (G) Đại diện cho nhóm tiền mẫu
01 ký tự tiếp theo (X) thể hiện mã nhóm con
03 ký tự cuối cùng (YYY) thể hiện mã mệnh giá theo thông tƣ
2102 ký tự cuối cùng (00) để tránh trùng mã, giá trị tăng dần từ 00 Tiền lưu
01 ký tự đầu (I) Đại diện cho nhóm tiền lưu niệm
03 ký tự tiếp theo (XXX) thể hiện mã nước in đúc tiền (theo thông tƣ 21)
03 ký tự tiếp theo (YYY) thể hiện mã mệnh giá theo thông tƣ 21
02 ký tự cuối cùng (00) để tránh trùng mã, giá trị tăng dần từ Nhóm 8 (J) Ngân phiếu + Tín phiếu + Chứng khoán00.
01 ký tự đầu (J) Đại diện cho nhóm ngân phiếu, tín phiếu
01 ký tự tiếp theo (X) thể hiện mã nhóm con
03 ký tự tiếp theo (YYY) thể hiện mã mệnh giá
02 ký tự cuối cùng (00) để tránh trùng mã, giá trị tăng dần từ 00.
01 ký tự đầu (K) Đại diện cho nhóm tài sản khác
01 ký tự tiếp theo (A) thể hiện mã nhóm con
03 ký tự cuối cùng (000)để tránh trùng mã, giá trị tăng dần từ 000.
Dữ liệu số seri (Serial Number Data)
- Dữ liệu số seri đƣợc sử dụng để xác định loại tiền/giấy tờ có giá duy nhất cùng các thông tin đi kèm của loại tiền/giấy tờ có giá đó Khác với dữ liệu quản lý lô bởi một lô có thể có nhiều loại tiền, còn một số serial chỉ định một loại tiền/giấy tờ có giá duy nhất Đối với dự án CMO, việc tự sinh số seri trong quá trình nhập xuất không đƣợc cho phép.
- Đối với loại tiền NHNN công bố phát hành từ trước năm 2003, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 07 chữ số từ 0000001 trở đi.
- Cấu trúc seri đƣợc chia thành 2 cấp: AAXXXXXXX
Cấp 1: Vần seri (AA) – 2 ký tự đầu tiên Đƣợc ghép bởi 2 trong số 26 chữ (gồm:
) Cấp 2: Dãy số tự nhiên (XXXXXXX) – 7 ký tự tiếp theo
Dãy số từ 0000001 trở đi
- Đối với loại tiền NHNN công bố phát hành từ sau năm 2003, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 8 chữ số, trong đó 2 chữ số liên kề với vần seri là hai chữ số cuối của năm sản xuất tờ tiền đó, 06 chữ số tiếp theo là dãy số tự nhiên in từ 000001 trở đi
- Cấu trúc seri đƣợc chia thành 3 cấp: AAYYXXXXXX Cấp 1:
Vần Seri (AA) – 2 ký tự đầu tiên Đƣợc ghép bởi 2 trong số
2 chữ số cuối của năm sản xuất tờ tiền đó.
- Trên hệ thống SAP, chỉ khai báo đến vần seri, khi thực hiện nhập xuất đối với tiền có quản lý seri, hệ thống sẽ căn cứ vào số thứ tự bao đƣợc nhập để tính toán ra dải seri tương ứng để quản lý trên hệ thống Nếu seri của 1 tờ tiền trong bó thì hệ thống sẽ tính ngƣợc lại số thứ tự bao.
3.4.8 Mô hình quy trình nghiệp vụ tổng thể của hệ thống
Trong giới hạn đề tài thực hiện đánh giá hệ thống trên 2 phân hệ sau:
Phân hệ Tác nghiệp kho quỹ (gọi tắt ECC) , gồm các chức năng:
Nhập tiền từ nhà máy in tiền
Theo dõi Seri tiền mới in
Quản lý kho và các quỹ tại chi nhánh
Nhập/xuất tại đơn vị, thu/chi tại quỹ, thu/chi đổi cơ cấu tiền
Xử lý tiền chưa công bố lưu hành, đã công bố lưu hành nhưng chưa phát hành, chƣa phát hành.
Xử lý tiền đình chỉ lưu hành, tiền giả/nghi giả, tiền bị phá hoại/nghi bị phá hoại
Xử lý tiền mẫu, tiền lưu niệm.
Kiểm kê kho, quản lý các tài sản khác
Cục PHKQ Tạo mã tiền/tài sản ECC 01 Quy trình Đóng mở ECC 23 khác kỳ
Kho tiền trung ương dịch)
Nhận tiền mới từ Nhà máy in tiền
ECC 08 Đưa tiền mới vào lưu thông
ECC 03 Điều chuyển giữa kho tiền và kho tiền
Quy trình ĐC giữa kho tiền, CN/SGD
Quy trình quản lý tiền giả
Quy trình quản lý tiền nghi giả
Quy trình quản lý tiền đình chỉ, tuyển chọn
Quy trình Đóng mở kỳ
Quy trình ĐC từ kho
TW sang kho tiêu hủy
Quy trình xuất tiền đi tiêu hủy
Quy trình thu tiền mặt
Quy trình thu chi đổi cơ cấu
Quy trình chi tiền mặt
Quy trình nhập xuất giữa các Quỹ
Quy trình quản lý tiền nghi phá hoại
Quy trình quản lý tiền bị phá hoại
Quản lý tiền lưu niệm
Quản lý tài sản khác
Quản lý tiền mẫu ECC 21
Kiểm kê tại QDT, Quỹ khác, Quỹ CPH
Hình 3 3: Quy trình nghiệp vụ tổng thể trong phân hệ Tác nghiệp kho quỹ (ECC)
(Nguồn: Chi cục Công nghệ Tin học tại Tp.HCM)
Tổng thể có 24 quy trình nghiệp vụ, trong đó:
22 quy trình nghiệp vụ chi tiết
01 quy trình đóng mở kỳ theo ngày theo đặc thù của NHNN
XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HỆ THỐNG CMO ĐỀ XUẤT
Mục tiêu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
- Cung cấp công cụ đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO một cách định lƣợng và có khoa học.
- Người sử dụng có thể tự đánh giá hệ thống mình sử dụng một cách khách quan, để thấy đƣợc hiệu quả sử dụng thực sự mà hệ thống mang lại.
- Cung cấp bằng chứng khoa học giúp lãnh đạo NHNN có cái nhìn khách quan về hệ thống, để từ đó ra quyết định nên hay không nên: cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ, đầu tƣ cải tiến cơ sở vật chất phục vụ công tác phát hành kho quỹ, hay tiếp tục đầu tƣ chi phí nguồn lực cải tiến, nâng cấp hệ thống cho phù hợp.
Sự cần thiết cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
- Cho đến nay chưa có một bộ công cụ đo lường, đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin nghiệp vụ đƣợc ứng dụng tại NHNN.
- Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bộ tiêu chuẩn về đánh giá chất lƣợng phần mềm nhƣng không phải bộ tiêu chuẩn nào cũng áp dụng đƣợc cho tất cả các phần mềm Các tiêu chuẩn thường chỉ đưa ra các tiêu chí và phương pháp đánh giá chung Mỗi ban ngành, tổ chức,…cần xây dựng bộ tiêu chí riêng để áp dụng đánh giá cho từng hệ thống phần mềm cụ thể.
Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí chất lượng
4.3.1 Cơ sở/căn cứ pháp lý và thực tiễn
Các tiêu chí chất lƣợng đƣợc xây dựng dựa trên các nguồn tài liệu sau:
- Khảo sát thực tế và thu thập thông tin về hệ thống CMO tại các đơn vị hỗ trợ quản lý vận hành, các đơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống.
- Các văn bản, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ quản lý tiền tệ và kho quỹ tại
- Các văn bản, tài liệu liên quan đến hệ thống CMO.
- Tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 9126, ISO/IEC 14598 về đánh giá chất lƣợng phần mềm và một số bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm của
Bộ Thông tin và Truyền thông hay bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng bệnh viện của Bộ Y Tế.
4.3.2 Xác định tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá đƣợc xây dựng dựa trên các căn cứ về pháp lý và thực tiễn nêu trên. Đề tài tập trung đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO trên 2 phân hệ, Phân hệ Tác nghiệp kho quỹ và phân hệ Dự báo thu chi và điều hòa tiền mặt, thông qua 2 thành phần: chất lƣợng sử dụng hệ thống và chất lƣợng ngoài.
Chất lƣợng sử dụng: bao gồm hiệu quả sử dụng thực tế mà hệ thống mang lại, tập trung vào những mong muốn về chất lượng của người dùng đối với công việc nghiệp vụ chuyên môn Bao gồm các tiêu chí cụ thể sau:
- Hiệu quả sử dụng: khả năng của phần mềm cho phép người dùng đạt được mục đích một cách chính xác và hoàn toàn, trong điều kiện làm việc cụ thể. Bao gồm các hiệu quả về mặt nghiệp vụ đối với từng nhóm người dùng cụ thể trên hệ thống nhƣ sau:
Hiệu quả sử dụng đối với Cục/Chi cục PHKQ
Hiệu quả sử dụng đối với chi nhánh NHNN
- An toàn, bảo mật: phần mềm có thể đáp ứng mức độ rủi ro chấp nhận đƣợc đối với người sử dụng, phần mềm, thuộc tính, hoặc môi trường trong điều kiện cụ thể.
- Thỏa mãn người dùng: phần mềm có khả năng làm thoả mãn người sử dụng trong từng điều kiện cụ thể.
Chất lƣợng ngoài: chất lƣợng về mặt kỹ thuật của hệ thống, bao gồm những chức năng cần có và yêu cầu đối với những chức năng đó cũng nhƣ các yêu cầu về khả năng hoạt động của hệ thống Bao gồm các tiêu chí cụ thể sau:
- Tính chức năng: Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.
- Tính hiệu quả: Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tương ứng với lượng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.
- Tính khả dụng: Là khả năng của phần mềm có thể hiểu đƣợc, học đƣợc, sử dụng được và hấp dẫn người sử dụng trong từng trường hợp sử dụng cụ thể.
Trong mỗi tiêu chí đánh giá trên sẽ đƣợc chia nhỏ thành các tiêu chí con Đề tài thực hiện nghiên cứu và đề xuất một mô hình chất lƣợng để đánh giá hệ thống CMO bao gồm các tiêu chí con đƣợc chia nhỏ đến mức chi tiết nhất Mục đích, phương pháp áp dụng, công thức tính điểm và đối tượng áp dụng của từng phép đánh giá cụ thể sẽ đƣợc mô tả chi tiết trong bộ tiêu chí chất lƣợng đề xuất phù hợp với hệ thống CMO.
Bảng sau đây sẽ mô tả tóm tắt các phép đánh giá trong bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO đề xuất, bao gồm 25 phép đánh giá đối với 4 tiêu chí đánh giá chất lƣợng sử dụng và 3 tiêu chí đánh giá chất lƣợng ngoài:
Bảng 4 1: Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO
PHẦN, TIÊU CHÍ VÀ TÊN PHÉP ĐÁNH GIÁ TRANG PHẦN A CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG
A1 Hiệu quả sử dụng đối với Cục/Chi cục PHKQ
A1.1 Kiểm soát được dòng tiền đang lưu thông
Tiết kiệm thời gian trong công tác kiểm kê các quỹ tại Cục/Chi
Giảm thiểu thời gian kiểm tra số dƣ tồn kho tại Cục/Chi cục
A1.4 Hỗ trợ thống kê, báo cáo, sổ quỹ
A2 Hiệu quả sử dụng đối với chi nhánh NHNN
A2.1 Giảm thiểu công việc thủ công
Tiết kiệm thời gian trong công tác kiểm kê các quỹ tại chi nhánh A2.2 NHNN
A2.3 Giảm thiểu thời gian kiểm tra số dƣ tồn kho tại chi nhánh NHNN A2.4 Giảm thiểu thời gian thực hiện dự báo thu chi tiền mặt
A2.5 Thống kê báo cáo, sổ quỹ
A3.1 Sử dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn
A3.2 Các biện pháp hành chính để bảo đảm an toàn
A3.3 Giải pháp khắc phục sự cố
A3.4 Giải pháp sao lưu và phục hồi hệ thống
Mức độ hài lòng của người dùng đối với hiệu quả khi sử dụng hệ A4.1 thống
Mức độ hài lòng của người dùng đối với các chức năng của hệ A4.2 thống
Mức độ hài lòng của người dùng đối với tính khả dụng của hệ A4.3 thống
B1.2 Chức năng hoạt động ổn định
B2.1 Hiệu suất làm việc của máy chủ cơ sở dữ liệu
B2.2 Hiệu suất làm việc của máy chủ chạy ứng dụng
B2.3 Thời gian hoạt động liên tục
B3.2 Giao diện thân thiện, phù hợp
B3.3 Khả năng phục hồi lỗi
4.3.3 Phương pháp và quy trình đánh giá
Phương pháp luận và quy trình đánh giá về căn bản sẽ dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 9126 và ISO/IEC 14598 Tuy nhiên, mô hình chất lƣợng và các tiêu chí đánh giá sẽ đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu hệ thống CMO.
Mỗi tiêu chí khi xem xét, đƣợc tổ chức thành một bảng đánh giá gồm nhiều phép đánh giá cho tiêu chí đó Bảng đánh giá đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn ISO
9126 phần 1,2,4 và tham khảo một số bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng phần mềm của Bộ Thông tin truyền thông Tuy nhiên, các nội dung sẽ đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống CMO.
Bảng các phép đánh giá gồm các cột sau:
Mục đích của phép đánh giá
Phương pháp áp dụng (có thể áp dụng 1 phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp để tăng độ chính xác của phép đánh giá):
Phương pháp kiểm tra và đánh giá trực tiếp trên hệ thống.
Phương pháp kiểm thử: sử dụng dữ liệu giả lập hoặc công cụ chạy tự động.
Khảo sát trực tiếp trên hệ thống CMO;
Khảo sát bằng cách thu thập dữ liệu trên các văn bản hành chính, tài liệu nghiệp vụ liên quan;
Khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại những người quản lý vận hành, người sử dụng trực tiếp hệ thống;
Bộ tiêu chí đề xuất đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống CMO được đề xuất trong chương 4 đã được áp dụng thử nghiệm để đánh giá chất lượng hệ thống CMO tại Chi cục Công nghệ Tin học tại Tp.HCM và đạt được một số kết quả trong quá trình đánh giá Chương này trình bày một cách chi tiết kết quả đánh giá của từng phép đánh giá trong bộ tiêu chí đề xuất, tổng hợp kết quả đánh giá theo từng tiêu chí, kết quả đánh giá chung toàn hệ thống và vẽ biểu đồ hình mạng nhện để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống CMO theo từng tiêu chí đánh giá.
5.1 Kết quả đánh giá theo từng phép đánh giá
5.1.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng sử dụng
5.1.1.1 Hiệu quả đối với Cục/Chi cục PHKQ a) Phép đánh giá: Kiểm soát được dòng tiền đang lưu thông
- Kết quả phỏng vấn trực tiếp cá nhân:
Bảng 5 1: Kết quả phỏng vấn tại Chi cục PHKQ
Câu hỏi Đối tƣợng Đơn vị, vị phỏng Trả lời của người phỏng vấn phỏng vấn trí công tác vấn
- Anh/chị Phó Chi cục - Cục/Chi cục PHKQ chỉ kiểm soát lƣợng vui lòng Lê Thanh Trưởng Chi tiền, tài sản được in đúc hàng năm hiện cho biết, A cục PHKQ đang được lưu hành tại các kho, quỹ làm thế tại Tp.HCM thuộc Chi nhánh NHNN tỉnh/Tp Việc nào để Chuyên kiểm soát dòng tiền chi cho tổ chức tín anh/chị Phan viên nghiệp dụng (TCTD) do các chi nhánh NHNN kiểm soát Nguyễn vụ Kho quỹ tỉnh/Tp kiểm soát và có báo cáo về đƣợc Xuân B tại Chi cục Cục/Chi cục PHKQ. dòng tiền PHKQ - Để kiểm soát đƣợc dòng tiền hiện đang đang lưu Nguyễn Phó trưởng lưu thông tại các Kho, Quỹ thuộc các
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Kết quả đánh giá theo từng phép đánh giá
5.1.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng sử dụng
5.1.1.1 Hiệu quả đối với Cục/Chi cục PHKQ a) Phép đánh giá: Kiểm soát được dòng tiền đang lưu thông
- Kết quả phỏng vấn trực tiếp cá nhân:
Bảng 5 1: Kết quả phỏng vấn tại Chi cục PHKQ
Câu hỏi Đối tƣợng Đơn vị, vị phỏng Trả lời của người phỏng vấn phỏng vấn trí công tác vấn
- Anh/chị Phó Chi cục - Cục/Chi cục PHKQ chỉ kiểm soát lƣợng vui lòng Lê Thanh Trưởng Chi tiền, tài sản được in đúc hàng năm hiện cho biết, A cục PHKQ đang được lưu hành tại các kho, quỹ làm thế tại Tp.HCM thuộc Chi nhánh NHNN tỉnh/Tp Việc nào để Chuyên kiểm soát dòng tiền chi cho tổ chức tín anh/chị Phan viên nghiệp dụng (TCTD) do các chi nhánh NHNN kiểm soát Nguyễn vụ Kho quỹ tỉnh/Tp kiểm soát và có báo cáo về đƣợc Xuân B tại Chi cục Cục/Chi cục PHKQ. dòng tiền PHKQ - Để kiểm soát đƣợc dòng tiền hiện đang đang lưu Nguyễn Phó trưởng lưu thông tại các Kho, Quỹ thuộc các thông trên thị trường?
Lê Thanh vụ (thủ kho)
PHKQ đơn vị, chi nhánh NHNN, Cục/Chi cục PHKQ kiểm tra các báo cáo:
Lệnh điều chuyển tiền: Phản ánh các loại tiền đƣợc điều chuyển giữa kho tiền với kho tiền, giữa kho tiền và SGD/chi nhánh, giữa SGD/chi nhánh với chi SGD/nhánh.
Sổ quỹ dự trữ phát hành: Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của các loại tiền theo các trạng thái tiền của QDT tại chi nhánh hoặc Kho tiền phát sinh trong khoảng thời gian in báo cáo.
Thẻ kho : Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại tiền theo các trạng thái tiền của từng quỹ tại chi nhánh hoặc kho tiền phát sinh trong khoảng thời gian in báo cáo
Báo cáo sao kê tài khoản ngoại bảng: Theo dõi tình hình nhập/xuất/tồn của các tài khoản ngoại bảng nhƣ tiền mẫu, tiền lưu niệm, chứng khoán, ngân phiếu, tín phiếu tại các kho tiền.Báo cáo phản ánh số liệu của khoTW1, kho TW2 và của kho TW1+ kho TW2.
- Hệ thống Quản lý kho quỹ tập trung hỗ trợ đầy đủ các mẫu biểu, báo cáo này.
Theo phản hồi của lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ tại Chi cục PHKQ, hiện nay, các mẫu biểu báo cáo hỗ trợ công tác kiểm soát dòng tiền đang được lưu thông đã đƣợc hỗ trợ đầy đủ trên hệ thống Quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung (CMO).
Kết quả kiểm tra tài liệu đặc tả hệ thống cho thấy các mẫu biểu, báo cáo này đƣợc thể hiện đầy đủ trong tài liệu đặc tả hệ thống.
- Kết quả của phép đánh giá: X = 100
- Nhận xét của người đánh giá: Kết quả của phép đánh giá cho thấy hệ thống đã hỗ trợ đầy đủ chức năng giúp cán bộ nghiệp vụ, lãnh đạo Cục/Chi cục PHKQ trong công tác kiểm soát được dòng tiền đang lưu thông Tuy nhiện kết quả đánh giá đạt được ở mức tuyệt đối cho thấy mục đích, phương pháp và thang đo của phép đánh giá còn đơn giản, chỉ mới dừng lại ở mức đánh giá hệ thống có hỗ trợ chức năng, còn thực tế hệ thống hỗ trợ chức năng ở mức nào, chức năng hoạt động hiệu quả nhƣ thế nào chƣa thực hiện khảo sát đánh giá. b) Phép đánh giá: Tiết kiệm thời gian trong công tác kiểm kê các quỹ tại Cục/Chi cục PHKQ
- Kết quả phỏng vấn trực tiếp cá nhân:
Bảng 5 2: Kết quả phỏng vấn tại Chi cục PHKQ Đối Đơn vị, tƣợng Câu hỏi phỏng vấn phỏng vị trí Trả lời của người phỏng vấn công tác vấn
- Anh/ chị vui lòng Thủ kho - Hệ thống quản lý kho quỹ cũ tại cho biết hệ thống Nguyễn Chi cục PHKQ không hỗ trợ quản lý kho quỹ cũ Minh tại Chi chức năng kiểm kê. có hỗ trợ chức năng Đức cục - Thời gian kiểm kê cuối ngàyKiểm kê các quỹ PHKQ trung bình bằng phương pháp cuối ngày không? kiểm tra tồn kho thủ công các
- Thời gian trung loại tiền, tài sản: mất khoảng 2 bình để anh/chị đến 3 giờ.
Kiểm kê cuối ngày - Thời gian kiểm kê cuối ngày trên hệ thống quản trung bình trên hệ thống CMO: lý kho quỹ cũ hoặc khoảng 15 phút kiểm kê bằng thủ - Hệ thống quản lý kho quỹ cũ tại công mất khoảng Chi cục PHKQ không hỗ trợ bao lâu? chức năng kiểm kê.
- Thời gian trung Thủ kho - Thời gian kiểm kê cuối ngày bình để anh/chị trung bình thực tế bằng phương
Lê Thanh tại Chi thực hiện Kiểm kê pháp kiểm tra tồn kho thủ công
Thủy cục trên hệ thống Quản các loại tiền, tài sản: mất khoảng lý Kho quỹ tập PHKQ 2 giờ. trung mất khoảng - Thời gian kiểm kê cuối ngày bao lâu? trung bình trên hệ thống CMO: khoảng 15 phút
- Kết quả của phép đánh giá:
A = Thời gian kiểm kê trung bình trên hệ thống CMO = 15 (phút)
B = thời gian kiểm kê thủ công = (2.5 + 2)/2 x 60 = 135 (phút)
- Nhận xét của người đánh giá: Kết quả phỏng vấn và đánh giá cho thấy hệ thống CMO hỗ trợ hiệu quả công tác nghiệp vụ Kiểm kê cuối ngày. c) Phép đánh giá: Giảm thiểu thời gian kiểm tra số dƣ tồn kho tại
- Kết quả phỏng vấn trực tiếp cá nhân:
Bảng 5 3: Kết quả phỏng vấn tại Chi cục PHKQ
Câu hỏi phỏng Đối tƣợng Đơn vị, vị trí công Trả lời của người phỏng vấn vấn phỏng vấn tác
- Anh/ chị vui Nguyễn Thủ kho tại lòng cho biết hệ Chi cục - Hệ thống quản lý kho quỹ cũ tại
Minh Đức Chi cục PHKQ không hỗ trợ thống quản lý PHKQ chức năng kiểm tra số dƣ tồn kho quỹcũ có hỗ trợ chức năng kho.
- Thời gian kiểm tra số dƣ tồn kiểm trasố dƣ kho trung bình bằng phương tồn kho hay pháp kiểm tra tồn kho thủ công không? các loại tiền, tài sản: mất
- Thời gian trung khoảng 1 đến 2 giờ tùy từng bình để anh/chị loại tiền, tài sản cần kiểm tra. kiểm trasố dƣ
- Thời gian kiểm tra số dƣ tồn tồn kho bằng kho trung bình trên hệ thống phương pháp thủ Thủ kho tại
Lê Thanh CMO: hệ thống hỗ trợ chức công mất Chi cục
Thủy năng cho phép in báo cáo số dƣ khoảng bao lâu? PHKQ tồn kho thực tế, tồn kho khả
- Thời gian trung dụng không cần thực hiện vào bình để anh/chị kho kiểm tra số dƣ tồn kho và thực hiện kiểm lập báo cáo thủ công Thời gian tra số dƣ tồn kho kiểm tra số dƣ tồn kho trên hệ trên hệ thống thống CMO chỉ mất khoảng 1 Quản lý Kho phút (tùy thuộc vào đường quỹ tập trung truyền và thời điểm in báo cáo mất khoảng bao kiểm tra). lâu?
- Kết quả của phép đánh giá:
A = Thời gian kiểm tra số dƣ tồn kho trung bình trên hệ thống CMO = 1 (phút)
B = thời gian kiểm tra tồn kho thủ công = (1 + 2)/2 x 60 = 90 (phút)
- Nhận xét của người đánh giá: Kết quả phỏng vấn và đánh giá cho thấy hệ thống CMO hỗ trợ hiệu quả công tác nghiệp vụ kiểm tra số dƣ tồn kho. d) Tiêu chí đánh giá: Hỗ trợ thống kê, báo cáo, sổ quỹ
Kết quả đánh giá theo từng tiêu chí
Kết quả đánh giá theo từng tiêu chí đánh giá đƣợc tổng hợp trong bảng sau:
(Áp dụng theo công thức tính điểm được định nghĩa trong chương 4)
Bảng 5 12: Điểm đánh giá theo từng tiêu chí
PHẦN, TIÊU CHÍ VÀ TÊN PHÉP ĐÁNH GIÁ ĐIỂM
PHẦN A CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG
A1 Hiệu quả sử dụng đối với Cục/Chi cục PHKQ 99.5
A1.1 Kiểm soát được dòng tiền đang lưu thông 100
Tiết kiệm thời gian trong công tác kiểm kê các quỹ tại Cục/Chi 100 A1.2 cục PHKQ
Giảm thiểu thời gian kiểm tra số dƣ tồn kho tại Cục/Chi cục 100 A1.3 PHKQ
A1.4 Hỗ trợ thống kê, báo cáo, sổ quỹ 98
A2 Hiệu quả sử dụng đối với chi nhánh NHNN 99
A2.1 Giảm thiểu công việc thủ công 98
Tiết kiệm thời gian trong công tác kiểm kê các quỹ tại chi nhánh 100 A2.2 NHNN
A2.3 Giảm thiểu thời gian kiểm tra số dƣ tồn kho tại chi nhánh NHNN 100 A2.4 Giảm thiểu thời gian thực hiện dự báo thu chi tiền mặt 100
A2.5 Thống kê báo cáo, sổ quỹ 97
A3.1 Sử dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn 86 A3.2 Các biện pháp hành chính để bảo đảm an toàn 100
A3.3 Giải pháp khắc phục sự cố 100
A3.4 Giải pháp sao lưu và phục hồi hệ thống 100
Mức độ hài lòng của người dùng đối với hiệu quả khi sử dụng hệ 88 A4.1 thống
Mức độ hài lòng của người dùng đối với các chức năng của hệ 62 A4.2 thống
Mức độ hài lòng của người dùng đối với tính khả dụng của hệ 48 A4.3 thống
B1.2 Chức năng hoạt động ổn định 95
B2.1 Hiệu suất làm việc của máy chủ cơ sở dữ liệu 100 B2.2 Hiệu suất làm việc của máy chủ chạy ứng dụng 100
B2.3 Thời gian hoạt động liên tục 100
B3.2 Giao diện thân thiện, phù hợp 48
B3.3 Khả năng phục hồi lỗi 48
Kết quả đánh giá chung cho các thành phần của bộ tiêu chí
Kết quả điểm chung cho các phần của bộ tiêu chí đƣợc tổng hợp trong bảng sau:
(Áp dụng theo công thức tính điểm được định nghĩa trong chương 4)
Bảng 5 13: Điểm đánh giá chung toàn hệ thống
PHẦN, TIÊU CHÍ ĐIỂM TRỌNG NHÂNĐIỂM
PHẦN A CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG 94.2
Hiệu quả sử dụng đối với Cục/Chi cục 2.5
Hiệu quả sử dụng đối với chi nhánh 2.5
P CMO = (P chất lƣợng sử dụng + P chất lƣợng ngoài )/2 = (94.2 + 75.8)/2 = 88
So sánh với tiêu chí đánh giá được đề xuất trong chương 4, một hệ thống phần mềm đƣợc coi là đạt chất lƣợng nếu kết quả đánh giá chung toàn hệ thống đạt từ 70 điểm trở lên và không có nhóm tiêu chí thuộc thành phần đánh giá nào có điểm số dưới 50 Bảng tổng hợp điểm số các tiêu chí theo từng phần và được đánh giá đạt/không đạt (nếu tiêu chí hay thành phần đạt mức điểm yêu cầu đánh dấu (X) vào cột đạt/không đạt tương ứng) thông qua mức điểm đạt yêu cầu đƣợc định nghĩa ở trên nhƣ sau:
Bảng 5 14: Đánh giá hệ thống đạt/không đạt chất lƣợng theo từng tiêu chí
PHẦN, TIÊU CHÍ ĐIỂM ĐẠT/KHÔNG ĐẠT
PHẦN A CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG 94.2
A1 Hiệu quả sử dụng đối với Cục/Chi cục PHKQ 99.5 ☒
A2 Hiệu quả sử dụng đối với chi nhánh NHNN 99 ☒
B3 Tính khả dụng 48 ☐ ĐIỂM CHUNG 2 THÀNH PHẦN: 88
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chung toàn hệ thống CMO theo mức điểm chất lƣợng yêu cầu ở trên cho thấy, mặc dù, điểm số đánh giá chung toàn hệ thống đạt 88 điểm nhƣng hệ thống vẫn không đạt chất lƣợng do trong nhóm các tiêu chí đánh giá thuộc thành phần chất lượng ngoài có tiêu chí đánh giá Tính khả dụng có điểm số dưới
50 Do đó, kết luận hệ thống CMO không đạt chất lƣợng theo yêu cầu.
Phân tích kết quả đánh giá
Biểu đồ mạng nhện đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống CMO:
Căn cứ trên bảng kết quả đánh giá chất lƣợng toàn hệ thống CMO ở trên, Biểu đồ mạng nhện đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các tiêu chí chất lƣợng hệ thống CMO đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 5 15: Bảng so sánh mức điểm của từng tiêu chí với mức điểm đạt chất lƣợng
Hình 5 10: Biểu đồ mạng nhện thể hiện điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống CMO
Biểu đồ hình mạng nhện thể hiện điểm đánh giá các tiêu chí chất lƣợng hệ thống CMO so với mức điểm chấp nhận đạt chất lƣợng (50 điểm) cho thấy điểm số các tiêu chí hiệu quả sử dụng đối với Cục/Chi cục PHKQ, hiệu quả sử dụng đối với các chi nhánh NHNN, an toàn bảo mật, tính hiệu quả nằm ở các node đỉnh của hình mạng nhện với điểm số đạt đƣợc gần nhƣ tối đa (100 điểm), kết quả trên biểu đồ thể hiện đây là những điểm mạnh của hệ thống CMO Riêng điểm số của tiêu chí tính khả dụng nằm ở dưới mức 50 điểm – mức điểm chấp nhận tối thiểu để một hệ thống phần mềm đạt chất lƣợng, đây là điểm yếu của hệ thống CMO Nhƣ vậy, kể từ khi đƣa vào vận hành chính thức đến nay hệ thống CMO đã mang lại hiệu quả sử dụng cao về mặt nghiệp vụ đối với công tác quản lý và điều hòa tiền mặt của NHNN, hệ thống hoạt động đảm bảo an toàn bảo mật, tính hiệu quả cao giúp tiết kiệm sử dụng tài nguyên hệ thống, thời gian xử lý các giao dịch nghiệp vụ và đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục kể từ khi đƣa vào vận hành đến nay Tuy nhiên, về tính khả dụng của hệ thống chưa làm người sử dụng hài lòng so với hệ thống Quản lý kho quỹ cũ, nhƣ giao diện, các chức năng trên hệ thống khó sử dụng, quá trình phục hồi, sửa lỗi khi thực hiện các thao tác sai gặp rất nhiều khó khăn Đây chính là điểm yếu của hệ thống CMO đòi hỏi các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống cần có biện pháp để cải tiến, giúp hệ thống vận hành hiệu quả hơn, người sử dụng cảm thấy hài lòng khi sử dụng hệ thống.
Cụ thể, kết quả phân tích biểu đồ mạng nhện đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống CMO nhƣ sau:
Hệ thống mang lại hiệu quả sử dụng về mặt nghiệp vụ trong công tác quản lý và điều hòa tiền mặt cho Cục/Chi cục Phát hành Kho quỹ; giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong việc kiểm kê, kiểm tra tồn kho các quỹ cuối ngày; hỗ trợ lãnh đạo NHNN trong việc kiểm soát dòng tiền đang lưu thông; cung cấp gần như đầy đủ các mẫu biểu, báo cáo giúp lãnh đạo NHNN trong việc ra các quyết định liên quan đến công tác quản lý và điều hòa tiền mặt nhƣ quyết định về in đúc tiền mới, quyết định về điều chuyển và phân bổ dòng tiền trên các tỉnh/thành phố trong cả nước cho phù hợp hay các quyết định về tiêu hủy tiền không đảm bảo lưu thông khi lƣợng tiền này trong kho vƣợt quá sức chứa theo quy định.
Mang lại hiệu quả sử dụng về mặt nghiệp vụ, giúp tiết kiệm thời gian,công sức, giảm thiểu công việc thủ công cho cán bộ nghiệp vụ tại các Chi nhánh NHNN.
Hệ thống hoạt động đảm bảo an toàn bảo mật theo các quy định trong thông tƣ 01/2011/TT-NHNN của NHNN về an toàn bảo mật đối với các hệ thống thông tin nghiệp vụ ứng dụng trong ngành ngân hàng.
Đảm bảo tính chức năng: cung cấp gần nhƣ đầy đủ các quy trình, chức năng nghiệp vụ trong công tác Kho quỹ theo quy định của NHNN Đảm bảo các chức năng hoạt động ổn định.
Đảm bảo tính hiệu quả: giúp tiết kiệm tài nguyên hệ thống máy chủ CSDL, máy chủ ứng dụng, giúp NHNN tiết kiệm chi phí đầu tƣ hạ tầng CNTT; đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, không làm gián đoạn công việc chuyên môn, gây hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý, lưu thông và điều hòa tiền mặt của NHNN.
Khả năng tương tác với hệ thống khác: kết quả đánh giá cho thấy khả năng tương tác của hệ thống CMO với các hệ thống khác chưa đạt theo yêu cầu so với hệ thống quản lý kho quỹ cũ Một phần nguyên nhân cũng nằm ở chỗ do hệ thống quản lý kho quỹ cũ và các hệ thống cần tương tác trao đổi dữ liệu nhƣ hệ thống Kế toán giao dịch, hệ thống quản lý seri tiền mới đều hoạt động phân tán tại các đơn vị NHNN, nên khả năng tích hợp và tương tác sẽ dễ dàng hơn Trong khi hệ thống CMO lại hoạt động theo mô hình tập trung tại NHTW nên không thể tích hợp tương tác với các hệ thống quản lý phân tán đƣợc Hiện nay, NHNN cũng đang trong giai đoạn tập trung hóa các hệ thống thông tin nghiệp vụ đang hoạt động phân tán tại các đơn vị NHNN và tích hợp vào hệ thống CORE của NHNN Theo dự kiến cuối năm 2015 hệ thống CORE của NHNN sẽ đƣợc hoàn thành và đƣa vào vận hành chính thức, đồng thời sẽ đƣợc tích hợp với các hệ thống quản lý tập trung khác trong đó có hệ thống CMO.
Tính khả dụng: hệ thống chưa làm người sử dụng hài lòng về tính khả dụng so với hệ thống Quản lý kho quỹ cũ, nhƣ giao diện, các chức năng trên hệ thống khó sử dụng, quá trình phục hồi, sửa lỗi khi thực hiện các thao tác sai gặp rất nhiều khó khăn Đây chính là điểm yếu của hệ thống
CMO đòi hỏi các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống cần có biện pháp để cải tiến, giúp hệ thống vận hành hiệu quả hơn, người sử dụng cảm thấy hài lòng khi sử dụng hệ thống Đặc biệt cần có nhứng biện pháp như tổ chức đào tạo, tuyên truyền cho người sử dụng về những lợi ích mà hệ thống mới mang lại khi hệ thống đƣợc trang bị và áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới nhƣ xây dựng trên nền tảng ERP.
Chương này đã trình bày các nội dung sau:
Kết quả đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO tại Chi cục CNTH theo từng phép đánh giá trong bộ tiêu chí đề xuất.
Tính điểm kết quả đánh giá theo từng tiêu chí dựa theo công thức xây dựng đề xuất trong chương 4.
Tổng hợp kết quả đánh giá và tính điểm chất lƣợng chung toàn hệ thống CMO dựa theo công thức xây dựng đề xuất trong chương 4 và đưa ra kết luận hệ thống đạt/không đạt chất lƣợng.
Vẽ biểu đồ hình mạng nhện phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống CMO theo từng tiêu chí đánh giá Kết quả phân tích biểu đồ mạng nhện đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống CMO.
Kết quả đánh giá chung toàn hệ thống cho thấy, mặc dù, điểm số đánh giá chung toàn hệ thống đạt 88 điểm (lớn hơn mức điểm chấp nhận một hệ thống phần mềm đạt chất lƣợng) nhƣng hệ thống vẫn không đạt chất lƣợng do trong nhóm các tiêu chí đánh giá thuộc thành phần chất lƣợng ngoài, tiêu chí đánh giá Tính khả dụng có điểm số dưới 50 Do đó, kết luận hệ thống CMO không đạt chất lượng theo yêu cầu.