1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới

134 4,2K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Các hoạt động logistics dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng hoá… được liên kết với nhau đểthực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng.. Điểm nhấn trong cấu t

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 7

I Tổng quan về quản trị trong logistics và chuỗi cung ứng 7

1 Khái niệm logistics và chuỗi cung ứng 7

1.1 Khái niệm 7

1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng 10

2 Quản trị logistics và chuỗi cung ứng 16

2.1 Sự cần thiết của hoạt động quản trị logistics và chuỗi cung ứng 16

2.1.1 Nguồn gốc của quản trị logistics và chuỗi cung ứng 16

2.1.2 Quan điểm chung về quản trị chuỗi cung ứng 17

2.1.3 Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh 19

2.2 Các vấn đề chính trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng 20

2.2.1 Cấu hình mạng lưới phân phối 21

2.2.2 Kiểm soát tồn kho 21

2.2.3 Các hợp đồng cung ứng 22

2.2.4 Các chiến lược phân phối 22

2.2.5 Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược 23

2.2.6 Chiến lược sử dụng ngoại lực và thu mua 23

2.2.7 Thiết kế sản phẩm 24

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

1

Trang 2

2.2.8 Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định 24

2.2.9 Giá trị khách hàng 24

II Quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng 25

1 Khái niệm rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng 25

2 Phân loại rủi ro trong Logistics và chuỗi cung ứng 26

2.1 Rủi ro bên trong 26

2.2 Rủi ro bên ngoài 27

3 Vị trí của quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng trong hệ thống quản trị 28

4 Quy trình quản trị rủi ro 29

4.1 Xác định nguyên nhân gây ra rủi ro 30

4.2 Đánh giá và đo lường rủi ro 30

4.3 Xác định biện pháp đối phó với rủi ro 30

5 Quản lý rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng 31

5.1 Dịch vụ khách hàng 31

5.2 Quản trị tồn kho 38

5.3 Công nghệ thông tin và hệ thống ra quyết định 45

5.4 Quản trị rủi ro trong việc sử dụng ngoại lực 50

5.5 Nguồn cung ứng 52

5.6 Vận tải và kho bãi 57

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI VIỆT NAM 66

I Tổng quan về hoạt động logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam 66

II Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam 69

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

2

Trang 3

1 Dịch vụ khách hàng 70

2 Quản trị tồn kho 74

3 Công nghệ thông tin và hệ thống ra quyết định 76

4 Quản trị rủi ro trong sử dụng ngoại lực 79

5 Nguồn cung ứng 82

6 Vận tải và kho bãi 83

CHƯƠNG III: XU HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG LOGISTICS VÀ CHUỖI ỨNG ỨNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 88

I Những xu hướng tác động tới quản trị logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.88 1 Rủi ro tác động tới chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng 88

2 Xu hướng trong quản trị rủi logistics và chuỗi cung ứng 92

3 Các xu hướng tác động tới chuỗi cung ứng 95

3.1 Tích hợp chuỗi cung ứng (integration of supply chains) 95

3.2 Giảm chi phí (cost reduction) 100

3.3 Logistics nhanh nhạy (agile logistics) 101

3.4 Thương mại điện tử (e-business) 105

3.5 Toàn cầu hóa ( globalisation) 110

3.6 Thuê ngoài ( outsourcing) 113

II Kinh nghiệm quản trị rủi ro rủi ro logistics và chuỗi cung ứng của một số nước 116

1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro của Trung Quốc 116

2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro của Singapore 118

3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 120

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

3

Trang 4

II Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung

ứng tại Việt Nam 121

1 Giải pháp vĩ mô 121

1.1 Xây dựng chính sách phát triển logistics và hệ thống pháp lý liên quan đến phát triển quản lý chuỗi logistics 121

1.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng 122

1.3 Tăng cường các chương trình đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề quản lý chuỗi logistics và cung ứng 125

2 Giải pháp vi mô 126

2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản trị chuỗi logistics và cung ứng trong doanh nghiệp thông qua đào tạo nguồn lực 126

2.2 Tham gia sự tích hợp các doanh nghiệp trong việc phát huy vai trò của các hiệp hội logistics 127

2.3 Nâng cấp hệ thống thông tin và ứng dụng giải pháp phần mềm trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp 128

2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng 132

KẾT LUẬN 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO 137

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

4

Trang 5

MỞ ĐẦU

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã thay đổi bản chất, tầm vóc và độ phức tạp của rủi rologistics và chuỗi cung ứng Đồng thời, kinh doanh mở rộng đi đôi với hoạt độnglogistics và chuỗi cung ứng phát triển phức tạp hơn bao giờ hết Những điều này đòi hỏicác nhà lãnh đạo cần xem xét những nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với công ty của mình

và khả năng tái cân bằng các yếu tố giữa tối ưu hóa chi phí và quản lý rủi ro hiệu quả Vìvậy, để tìm hiểu tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi

cung ứng tôi quyết định chọn đề tài “ Quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng – Thực

trạng tại Việt Nam và xu hướng trên thế giới”.

Mục đích của luận văn là cung cấp cho những người có nhu cầu tìm hiểu về quảntrị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng những kiến thức cơ bản về quá trình quản trị rủi ro,những vấn đề trọng tâm trong hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng.Thông qua đó, liên hệ với thực trạng quản trị logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam vàmột số nước trên thế giới Luận văn cũng đưa ra một số xu hướng chính trong quản trị màcác nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra đối với chuỗicung ứng Cuối cùng, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng hiệu quả hoạt độngquản trị rủi ro cho logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích và tổng hợp: Các phần củahoạt động quản trị rủi ro sẽ được phân tích thành các bộ phận riêng biệt, vận dụngphương pháp đánh giá tổng hợp kết hợp với hệ thống hóa để có thể nhận định đầy đủ vềtình hình hoạt động chung và nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu trong việc quản trị rủi rotại Việt Nam Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp đối chiếu: đối chiếu giữa lý luận vàthực tiễn; giữa thực trạng quản trị rủi ro trên thế giới và Việt Nam để tìm ra và giải quyếtnhững khó khăn thách thức trong hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng tạiViệt Nam

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

5

Trang 6

Có thể thấy, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong phát triển logistics và cung ứngsong các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới.Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics và cung ứng Việt Nam hoàn toàn chưa nhậnthức rõ ràng về những nguy cơ có thể làm sụp đổ toàn bộ hệ thống logistics và chuỗicung ứng Do đó, luận văn một phần góp phần khẳng định rằng “quản trị rủi ro là mộthợp đồng bảo hiểm mà chúng ta chưa nhìn thấy ngay lợi ích của nó cho đến khi rủi ro xảyra” và cung cấp nền tảng cho hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng củadoanh nghiệp Việt Nam .

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ đượctrình bày thành 3 chương như sau :

Chương I: Những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng Chương II: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Chương III: Xu hướng quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Để hoàn thành bài luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ýnhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Đặc biệt, tôi xin gửi lờicảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Phạm Thanh Hà đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướngdẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơncủa mình tới các anh chị sinh viên khóa trước đã tạo điều kiện và góp ý các dữ liệu cầnthiết cho bài luận văn thêm hoàn thiện

Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành luận văn với sự cố gắng và năng lực của mình,tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từquý thầy cô và các bạn

NỘI DUNG

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

6

Trang 7

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG.

I Tổng quan về quản trị trong logistics và chuỗi cung ứng.

1 Khái niệm logistics và chuỗi cung ứng.

1.1 Khái niệm.

Logistics và chuỗi cung ứng là hai khái niệm không còn quá mới mẻ trong hoàncảnh kinh kế mà thị trường toàn cầu ngày càng mở rộng và phát triển Theo quan điểmcủa các nhà quản trị thì chuỗi cung ứng chính là giai đoạn phát triển cao hơn củalogistics Bởi lẽ, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quản lý cuối thế

kỷ 20 đã đưa logistics lên một tầm cao mới Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt

ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càngngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy cácdoanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó Điều này, cùngvới những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và vận tải, đã thúc đẩy sự pháttriển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó

Khởi đầu, Logistics có nguồn gốc xuất phát từ Hilạp - logistikos - phản ánh môn

khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ

chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu Và Napoleon đã từng định nghĩa: Hậu cần là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội, nhưng cũng chính do hoạt động hậu cần sơ sài

đã dẫn đến sự thất bại của vị tướng tài ba này trên đường tới Moscow vì đã căng hết mứcđường dây cung ứng của mình

Cuốn sách đầu tiên về logistics ra đời năm 1961, bằng tiếng Anh với tựa đề

“Physical distribution management”, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhauđược đưa ra để khái quát về lĩnh vực này, mỗi khái niệm thể hiện một góc độ tiếp cận vànội dung khác nhau

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

7

Trang 8

Trên thế giới, khái niệm logistics được đề cập bởi nhiều tổ chức khác nhau với cáckhía cạnh khác nhau gồm:

Liên Hợp Quốc: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vậtliệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầucủa khách hàng

Ủy ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọnphương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệuquả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm vàthành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khihàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Theo Luật Thương mại Việt Nam, logistics là một hoạt động thương mại do cácthương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vậnchuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại giấy tờ, tư vấn khách hàng, đónggói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hưởng phí thù lao.Hoặc hiểu một cách đơn giản, logistics là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóacùng những thông tin có liên quan từ nơi hình thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụcuối cùng

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

8

Trang 9

Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của logistics

Có thể thấy rằng, khái niệm và hoạt động chuỗi cung ứng ra đời vào những năm1980s Thời kì này các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy rằng phải coi các khách hàng vàcác nhà cung ứng như là đồng minh chiến lược, những đơn vị cộng tác kinh doanh Chính

sự hợp tác, liên kết giữa các bên là cơ sở để hoạt động logistics đạt được hiệu quả ngàycàng cao, giảm sự chồng chéo, hao phí không cần thiết, tập trung vào việc kinh doanh,

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

1950 1960 1970 1980 1990 2000

Worplac

e logistics

Worplac

e logistics

Facility logistics Facility logistics

Corporate logistics Corporate logistics

Supply chain logistics

Supply chain logistics

Global logistics Global logistics

Trang 10

thúc đẩy thắng lợi chung Chuỗi cung ứng ra đời Đó là một mạng lưới các cơ sở hạ tầng

(nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng…), các phương tiện (xe tải, tàu hoả, máy bay, tàu biển…) cùng với hệ thống thông tin được kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó Các hoạt động logistics (dịch vụ khách

hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng hoá…) được liên kết với nhau đểthực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng

Ngoài ra dựa trên quan điểm về các dòng vận chuyển, chuỗi cung ứng được hiểu là

"Quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu

tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế ”.

Cho đến ngày nay, chuỗi cung ứng được xem xét một cách hoàn thiện hơn Chuỗi

cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản

xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó

Hình 1.2: Sơ đồ một chuỗi cung ứng điển hình

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

10

Trang 11

1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng.

Trong chuỗi cung ứng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chứcnăng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ

và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức

 Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất bao gồm nhữngcông ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuấtnguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ và cũng bao gồmnhững tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản Các nhà sản xuất thànhphẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công tykhác

 Nhà phân phối

Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất vàphân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinhdoanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu vềsản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhàsản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Có những chức năng khác mà nhà phân phốiphải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng nhưchăm sóc khách hàng Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhàsản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thựchiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm Với cả hai trường hợp này,nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàngmua sản phẩm từ các công ty sản xuất

 Nhà bán lẻ

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

11

Trang 12

Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn Nhàbán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết Do

nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thườngquảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng củasản phẩm

 Khách hàng

Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụngsản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khácrồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm vềtiêu dùng

 Nhà cung cấp dịch vụ

Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ

và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở mộthoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch

vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối,nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhàcung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho Đây là các công

ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

12

Trang 13

Hình 1.3: Cấu trúc chuỗi cung ứng

Trong thực tế có rất nhiều sự biến động trong những mô hình cơ bản này Một vàichuỗi cung ứng có nhiều cấp bậc cho khách hàng và cho cả những nhà phân phối, trongkhi mặt khác có nhiều chuỗi lại có sự lưu thông nguyên liệu đơn giản, trong khi đó cónhững chuỗi khác thì có hệ thống rắc rối và phức tạp

Những chiến lược khác nhau cũng dẫn đến các chuỗi cung ứng khác nhau, vì thếmột công ty cần tập trung vào sự nhanh chóng trong phân phối điều này sẽ xây dựng mộtchuỗi khác tập trung vào việc hạ thấp chi phí Những nhân tố này cũng ảnh hưởng đếncấu trúc của chuỗi cung ứng là: yêu cầu của khách hàng, xu hướng chung của nền kinh tế,

sự sẵn sàng của dịch vụ hậu cần, yếu tố văn hóa, tốc độ đổi mới, sự cạnh tranh, thịtrường, sự sắp xếp về tài chính

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

13

Trang 14

Điểm nhấn trong cấu trúc chuỗi cung ứng là tính tương tác và sự kết nối giữa cácchủ thể trong chuỗi thông qua 3 dòng liên kết:

- Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch

chuyển của hàng hoá và chứng từ giữa người gửi và người nhận

- Dòng sản phẩm: Con đường dịch chuyển của hàng hoá và dịch vụ từ nhà cung

cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng

- Dòng tài chính: Chỉ dòng tiền bạc và chứng từ thanh toán giữa các khách hàng

và nhà cung cấp, thể hiện hiệu quả kinh doanh

1.3 Vai trò – ý nghĩa của logistics và chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh

Ngành logistics - chuỗi cung ứng có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh

tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu.Phần giá trị gia tăng do ngành logistics và chuỗi cung ứng tạo ra ngày càng lớn và tácđộng của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây:

Logistics - chuỗi cung ứng là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối,

mở rộng thị trường Trong nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách

hàng đã thúc đẩy sự gia tăng hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ mới và giới thiệu, bán ra vàphân phối chúng hàng ngày đến các ngõ ngách của thế giới trong thập kỷ vừa qua Đểgiải quyết các thách thức do thị trường mở rộng và sự tăng nhanh của hàng hóa và dịch

vụ, các hãng kinh doanh phải mở rộng quy mô và tính phức tạp, phát triển các nhà máyliên hợp thay thế cho những nhà máy đơn Chuỗi cung ứng hiện đại đã giúp các hãng làmchủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết các hoạt động cung cấpđầu vào, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác Nhờ đó mà đáp ứng đượcnhững cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu

Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối Với tư cách là các tổ

chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng chuyên nghiệp, các

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

14

Trang 15

doanh nghiệp logistics cung như quản lý chuỗi cung ứng mang lại đầy đủ các lợi ích chocác ngành sản xuất và kinh doanh khác Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chấtlượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trìnhlưu thông phân phối trong nền kinh tế

Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện

và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc

tế Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc

gia trong tiến trình phát triển đất nước Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được và manglại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics – chuỗi cung ứng giá cả hợp

lý và chất lượng cao Hệ thống này giúp cho mọi dòng hàng hóa được lưu chuyển thuậnlợi, suôn sẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phốichính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng…

Là một bộ phận trong GDP, logistics - chuỗi cung ứng ảnh hưởng đáng kể đến

tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi xuất, năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng như các khía cạnh khác của nền kinh tế Một nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân một tổ chức của

Mỹ có thể mở rộng năng suất logistics 20% hoặc hơn trong 1 năm Một cách để chỉ ra vaitrò của logistics là so sánh phí tổn của nó với các hoạt động xã hội khác Tại Mỹ chi phíkinh doanh logstics lớn gấp 10 lần quảng cáo, gấp đôi so với chi phí bảo vệ quốc gia và

ngang bằng với chi phí chăm sóc sức khỏe con người hàng năm Marketing coi logistics

là việc phân phối vật lý hàng hóa Cơ sở cho quan niệm này là hoạt động dự trữ thành

phẩm hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào do logistics và chuỗi cung ứng đảm nhiệm cũng

là nhiệm vụ của biến số phân phối (Place) trong marketing - mix và được gọi là phân phốivận động vật lý Hiểu đơn giản là khả năng đưa 1 sản phẩm đến đúng thời điểm, đúng số

lượng, đúng khách hàng Sản xuất coi logistics và hoạt động chuỗi cung ứng là việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chọn nguồn cung ứng tốt và phân phối hàng hóa thuận tiện, thông suốt…Bởi lẽ các hoạt động này ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ đến

thời gian điều hành sản xuất, kế họach sản xuất, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tính

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

15

Trang 16

thời vụ của sản xuất, chi phí sản xuất, thậm chí ngay cả vấn đề bao bì đóng gói sản phẩmtrong sản xuất công nghiệp hiện đại.

Logistics và chuỗi cung ứng giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Quan

điểm marketing cho rằng, kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng vàcho thấy 3 thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ lực marketing,thỏa mãn khách hàng và lợi nhuận công ty Logistics và chuỗi cung ứng đóng vai tròquan trọng với các thành phần này theo cách thức khác nhau Nó giúp phối hợp các biến

số marketing –mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, giántiếp làm tăng lợi nhuận trong dài hạn

Logistics và chuỗi cung ứng cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà

còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bốmạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận độnghàng hóa Hơn thế nữa, các mô hình quản trị và phương án tối ưu trong dự trữ, vậnchuyển, mua hàng…và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đếnnơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp, cho phép doanh nghiệp thực hiệnhiệu quả các hoạt động của mình

Logistics và chuỗi cung ứng có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một hệ thống logistics và chuỗi cung ứng hiệu quả và kinh tế cũng tương tự như

một tài sản vô hình cho công ty Nếu một công ty có thể huy động nhanh nguồn đầu vào

và cung cấp sản phẩm cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng với chi phí thấpthì có thể thu được lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh Điều này có thể giúp choviệc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics và chuỗi cung ứng hiệuquả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn do dó tạo ra uy tín

2 Quản trị logistics và chuỗi cung ứng

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

16

Trang 17

2.1 Sự cần thiết của hoạt động quản trị logistics và chuỗi cung ứng.

2.1.1 Nguồn gốc của quản trị logistics và chuỗi cung ứng

Trong thập niên 1980, các công ty phát hiện ra rằng các chiến lược và công nghệsản xuất mới cho phép họ giảm chi phí và cạnh tranh tốt hơn ở các thị trường khác nhau.Nhiều trong số các công ty này đang khám phá rằng quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả làbước kế tiếp họ cần phải thực hiện để gia tăng lợi nhuận và thị phần

Thực ra, trong năm 1988 các công ty Mỹ đã tiêu tốn 898 tỷ USD, hoặc khoảng10% của tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, chi cho các hoạt động liên quan đến logitics vàcung ứng Trong năm 2000, chi phí này tăng lên 1006 tỷ USD Con số này kết luận rằngchi phí vận chuyển, lưu trữ và kiểm soát sản phẩm trong chuỗi cung ứng, cả trong các nhàmáy sản xuất, nhà kho và giữa các cấu thành khác nhau của chuỗi cung ứng Không maymắn là mức đầu tư khổng lồ này điển hình bao gồm nhiều cấu thành chi phí không cầnthiết do tồn kho thừa, các chiến lược vận tải không hiệu quả và các hoạt động lãng phíkhác trong chuỗi cung ứng Ví dụ, các chuyên gia tin rằng ngành buôn bán tạp hóa có thểtiết kiệm khoảng 30 tỷ USD, hoặc 10% chi phí hoạt động thường niên của nó bằng việc

sử dụng các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả hơn

Vì vậy nhiều cơ hội hiện có để cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng Không có gìđáng ngạc nhiên là có khá nhiều công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể hoặcgiảm chi phí thông qua việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả P&G ước tính rằng nó tiếtkiệm 65 triệu USD từ khách hàng bán lẻ thông qua một sáng kiến về chuỗi cung ứngtrong vòng 18 tháng gần đây Ví dụ này gợi ý rằng đối tác chiến lược giữa nhà cung cấp

và người sản xuất có tác động quan trọng đến thành tích hiệu quả của chuỗi cung ứng

Vào năm 1979, Wal-Mart chỉ là một nhà bản lẻ nhỏ ở miền Nam chỉ với 229 cửahiệu và doanh thu bình quân khoảng một nửa so với cửa hàng của Kmart Trong 10 năm,Wal-Mart đã thay đổi chính bản thân mình; vào năm 1992, Wal-Mart đạt kỷ lục về doanh

số cao nhất cho mỗi mét vuông diện tích cửa hàng, vòng quay tồn kho lớn nhất và lợi

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

17

Trang 18

nhuận hoạt động lớn nhất trong cửa hàng bán lẻ chiết khấu Ngày nay Wal-Mart là nhàbán lẻ lớn nhất và lợi nhuận cao nhất trên toàn thế giới Thực ra, vào năm 1999, Wal-Mart chiếm gần 5% chi tiêu về bán lẻ của toàn nước Mỹ Wal-Mart đã thực hiện đượcđiều đó như thế nào? Khởi điểm chính là nhờ tập trung thường xuyên vào việc thỏa mãnnhu cầu của khách hàng; mục tiêu của Wal-Mart là đảm bảo cho khách hàng có đượchàng hóa bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu họ muốn và xây dựng cấu trúc chi phí cho phép

có một mức giá cạnh tranh Yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu này là tạo ra cách thứcgiúp công ty bổ sung tồn kho trên cơ sở chiến lược về tồn kho

Các ví dụ trên mô tả nhiều câu chuyện thành công về quản trị chuỗi cung ứng.Chúng gợi ý rằng trong một số ngành, quản trị chuỗi cung ứng có lẽ là một nhân tố quantrọng nhất quyết định thành công của doanh nghiệp Các ví dụ cũng nêu bật một câu hỏiquan trọng Nếu các công ty này cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng bằng cách tập trungvào sự hợp tác chiến lược, sử dụng các kho hàng tập trung hoặc sử dụng chiến lược dịchchuyển chéo, điều gì ngăn cản công ty khác trong việc áp dụng các kỹ thuật giống nhau

để thiện hiệu quả chuỗi cung ứng của họ?

2.1.2 Quan điểm chung về quản trị chuỗi cung ứng

Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng - SCM ra đời sau quản trị logistics và đang trởthành “mốt thời thượng” trong các hoạt động kinh doanh hiện đại Người ta bàn về việcthiết lập các giải pháp SCM, mạng lưới SCM, các bộ phần mềm SCM, nhưng vẫn bănkhoăn tự hỏi: Thực chất SCM là gì ? Ứng dụng SCM ra sao?

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản trị logitics và chuỗi cung ứng

Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng(Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP): “Quản trị logistics làmột phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việcvận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từnơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Hoạt động của quản trị

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

18

Trang 19

logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi,nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạchđịnh cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.”

“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liênquan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics Ởmức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đốitác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ,khách hàng Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bêntrong và giữa các công ty với nhau Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạtđộng quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phốihợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm,tài chính, công nghệ thông tin

Theo hội đồng quản trị hậu cần, một tổ chức phi lợi nhuận thì quản trị chuỗi cungứng là “sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống vàcác sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa các doanhnghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công tyđơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng”

Tính nhất quán thể hiện trong các định nghĩa này đó chính là ý tưởng của sự phốihợp và hợp nhất số lượng lớn các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong số các thànhviên của chuỗi cung cấp nhằm cải thiện năng suất hoạt động, chất lượng, và dịch vụkhách hàng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức liên quanđến việc cộng tác này

Thực tế trên thế giới cho thấy rằng, một số nhà nghiên cứu thường đồng nhất hoạtđộng quản trị logistics và chuỗi cung ứng thành một hoạt động quản trị Bởi vì việc phânbiết hai hoạt động này lệ thuộc vào ai đang đánh giá vấn đề này, nên từ phần này sẽkhông phân biệt giữa quản trị logistics và quản trị chuỗi cung ứng và coi quản trị logistics

là một bộ phần cấu thành của quản trị chuỗi cung ứng

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

19

Trang 20

2.1.3 Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh

Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi có không ít công ty đã gặt háithành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, cónhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồncung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp,

tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo

Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketingmix (4P: Product, Price, Promotion, Place) Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việcđưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp Mục tiêu lớn nhấtcủa SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất

Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứahẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện chochiến lược thương mại điện tử phát triển Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B.Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khoá nàychỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khichúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng

Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng:thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thôngtin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất,tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trìnhsản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tớinhững thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ

Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất

có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữ liệuchính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quảcao nhất Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một môi trường năng

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

20

Trang 21

động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật vàphổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng vàchính xác SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sảnxuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúnglúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc

dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắpxếp hoạt động sản xuất của công ty

Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thậpđược và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đíchliên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầuthị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng Có thể nói, SCM là nền tảng của mộtchương trình cải tiến và quản lý chất lượng - Bạn không thể cải tiến được những gì bạnkhông thể nhìn thấy

2.2 Các vấn đề chính trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng.

Hình 1.5: Sơ đồ khái quát về quản trị logistics/chuỗi cung ứng

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

21

Trang 22

Theo đó, các vấn đề trong quản trị logitics/chuỗi cung ứng thường được đề cậpđến, bao gồm:

2.2.1 Cấu hình mạng lưới phân phối

Nhà quản trị nên lựa chọn vị trí và công suất của nhà kho như thế nào, quyết định

về sản lượng sản xuất cho mối sản phẩm tại mỗi nhà máy như thế nào, và thiết đặt dòngdịch chuyển giữa các đơn vị, hoặc từ nhà máy đến kho hàng hoặc từ kho hàng đến ngườibán lẻ, theo cách thức tối thiểu hóa tổg chi phí sản xuất, tồn kho và vận chuyển và thỏamãn mức độ dịch vụ yêu cầu? Đây là một bài toán tối ưu phức tạp và đòi hỏi công nghệtân tiến và cách tiếp cận đổi mới để giải quyết

2.2.2 Kiểm soát tồn kho

Hãy xem xét trường hợp một người bán lẻ duy trì tồn kho một sản phẩm cụ thể Vìnhu cầu khách hàng thay đổi theo thời gian, nhà bán lẻ có thể sử dụng những dữ liệu quákhứ để dự báo nhu cầu Mục tiêu của nhà bán lẻ là phải quyết định điểm đặt hàng lại vàmức đặt hàng để tối thiểu chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho sản phẩm Về cơ bản, tạisao người bán lẻ nên giữ tồn kho ở vị trí đầu tiên? Điều này có phải do sự không chắcchắn về nhu cầu khách hàng, hay quy trình cung ứng, hoặc do lý do nào khác? Nếu do sựkhông chắc chắn về nhu cầu khách hàng, thế có điều gì để giảm thiểu việc này không?Tác động của các công cụ dự báo được sử dụng trong việc dự báo nhu cầu khách hàng làgì? Nhà bán lẻ có nên đặt hàng nhiều hơn, ít hơn hay chính xác nhu cầu dự báo? Và cuốicùng, vòng quay tồn kho nào nên được sử dụng? Điều này có thay đổi giữa các ngànhkhác nhau không?

2.2.3 Các hợp đồng cung ứng

Trong các chiến lược chuỗi cung ứng truyền thống, mỗi bên trong chuỗi tập trungvào lợi nhuận riêng và vì thế ra các quyết định ít quan tâm đến tác động của chúng đếncác đối tác khác trong chuỗi cung ứng Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người muađược thiết lập thông qua phương tiện là các hợp đồng cung cấp cụ thể hóa về giá cả và

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

22

Trang 23

chiết khấu số lượng, thời hạn giao hàng, chất lượng, hàng hóa gởi trả lại và Dĩ nhiêncâu hỏi là liệu có hợp đồng cung ứng nào có thể được sử dụng để thay thế chiến luợcchuỗi cung ứng truyền thống với một chiến lược khác nhằm tối ưu hóa hiệu quả chuỗicung ứng của toàn hệ thống? Cụ thể, tác động của chiết khấu số lượng và các hợp đồngchia sẻ doanh số đến thành tích của chuỗi cung ứng là gì? Có chiến lược định giá nào mànhà cung ứng có thể sử dụng để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn trongkhi vẫn gia tăng lợi nhuận của nhà cung cấp?

2.2.4 Các chiến lược phân phối

Như đã đề cập ở phần trước, đây là chiến lược phân phối mà qua đó các cửa hàngđược cung cấp bởi các nhà kho trung tâm hoạt động như nhà điều phối quy trình cungứng và như điểm trung chuyển cho các đơn hàng đến từ các nhà buôn bán bên ngoài,nhưng bản thân nó không giữ tồn kho Chúng ta xem những nhà kho như vậy như là điểmdịch chuyển Xem xét các câu hỏi sau: Chiến lược nào một công ty cụ thể nên sử dụng:chiến lược dịch chuyển chéo, chiến lược phân phối cổ điển ở đó tồn kho được giữ ở cácnhà kho, hoặc vận chuyển trực tiếp, chiến lược mà qua đó hàng hóa được vận chuyển trựctiếp từ nhà cung ứng đến các cửa hàng?

Trong chiến lược phân phối, quản trị vận tải đóng vai trò quan trọng Nếu sảnphẩm được đưa đến đúng vị trí mà khách hàng yêu cầu tức là giá trị của nó đã được tăngthêm Mặt khác việc sử dụng phương thức và cách thức tổ chức vận chuyển còn giúp chosản phẩm có đến đúng vào thời điểm khách hàng cần hay không? Điều này cũng tạo thêmgiá trị gia tăng cho sản phẩm Như vậy bằng cách quản trị vận chuyển tốt sẽ góp phầnđưa sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng

2.2.5 Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược

Các câu chuyện kinh doanh thành công của National Semiconductor, Wal-Mart vàQuản trị chuỗi cung ứng P&G minh họa rằng chuỗi cung ứng tối ưu toàn bộ và tích hợpkhông những có thể thực hiện được mà nó còn có tác động rất lớn đến thành tích và thị

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

23

Trang 24

phần của doanh nghiệp Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, hầu hết các công ty không

có sự lựa chọn; họ bị thúc ép phải tích hợp chuỗi cung ứng của họ và tham gia vào cộngtác chiến lược Áp lực này xuất phát từ cả khách hàng và đối tác trong chuỗi cung ứngcủa họ Sự tích hợp này có thể đạt được thành công như thế nào? Rõ ràng việc chia sẻthông tin và hoạch định tác nghiệp là chìa khóa cho chuỗi cung ứng tích hợp thành công.Nhưng thông tin nào nên được chia sẻ? Nó được sử dụng như thế nào? Thông tin tácđộng đến việc thiết kế và vận hành chuỗi cung ứng như thế nào? Mức độ tích hợp nào làcần thiết trong nội bộ tổ chức và với các đối tác bên ngoài? Cuối cùng, loại cộng tác nào

có thể được sử dụng và loại nào nên được vận dụng cho một tình huống cụ thể?

2.2.6 Chiến lược sử dụng ngoại lực và thu mua

Suy nghĩ đến chiến lược chuỗi cung ứng của bạn không chỉ liên quan đến việcphối hợp các hoạt động khác nhau trong chuỗi, mà còn quyết định điều gì được thực hiệntrong nội bộ và điều gì nên thuê ngoài Làm thế nào công ty có thể xác định các hoạtđộng sản xuất nào thuộc các năng lực cốt lõi và vì vậy nên được hoàn tất ở nội bộ, vànhững sản phẩm hoặc bộ phận nào nên được mua từ nguồn cung cấp bên ngoài, bởi vìcác hoạt động sản xuất này không phải là năng lực cốt lõi? Công ty nên sử dụng việc traođổi riêng hoặc cộng đồng khi xử lý với các đối tác thương mại?

2.2.7 Thiết kế sản phẩm

Thiết kế hữu hiệu đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng Hiển nhiên là việcthiết kế sản phẩm có thể gia tăng chi phí tồn kho hoặc chi phí vận tải liên quan đến cácthiết kế khác, trong khi các phác thảo khác có thể tạo điều kiện thuận lợi nhằm làm giảmchu kỳ sản xuất

Việc thiết kế sản phẩm thường rất tốn kém Khi nào thì nên thực hiện việc tái thiết

kế sản phẩm để giảm chi phí hậu cần hoặc giảm thời gian giao hàng trong chuỗi cungứng? Những thay đổi nào nên được thực hiện trong chuỗi cung ứng nhằm tận dụng ưu thếcủa việc thiết kế sản phẩm mới?

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

24

Trang 25

2.2.8 Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định

Công nghệ thông tin là một công cụ then chốt trong việc quản trị chuỗi cung ứnghiệu quả Thực ra, rất nhiều quan tâm hiện tại về quản trị chuỗi cung ứng được cỗ vũ nhờnhững cơ hội có đuợc từ sự xuất hiện khối lượng lớn những dữ liệu và các khoản tiếtkiệm có được từ việc phân tích những dữ liệu này Vấn đề then chốt trong quản trị chuỗicung ứng là dữ liệu nào là quan trọng đối với quản trị chuỗi cung ứng và dữ liệu nào cóthể được bỏ qua? Dữ liệu nên được phân tích và sử dụng như thế nào? Vai trò của thươngmại điện tử là gì? Cơ sở hạ tầng nào cần thiết đối với các đối tác bên trong chuỗi cungứng? Cuối cùng, vì cả công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định là có thể muađược, thế những công nghệ này có thể được nhìn nhận như là các công cụ chính được sửdụng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay không?

2.2.9 Giá trị khách hàng

Giá trị khách hàng là phương thức để đánh giá những đóng góp của công ty chokhách hàng, dựa trên những sản phẩm, dịch vụ và những sản phẩm vô hình cống hiến Làthước đo chất lượng toàn bộ hệ thống logistics của doanh nghiệp, đánh giá đúng giá trịkhách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến lợinhuận của doanh nghiệp Trong vài năm gần đây, tiêu thức này thay thế cho các tiêu thứcđánh giá khác chẳng hạn như chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng Hiển nhiênquản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là then chốt nếu công ty muốn đáp ứng nhu cầu kháchhàng và cung cấp giá trị Giá trị khách hàng được đo lường như thế nào? Công nghệthông tin được sử dụng để gia tăng giá trị khách hàng trong chuỗi cung ứng như thế nào?Quản trị chuỗi cung ứng đóng góp vào giá trị khách hàng như thế nào? Mối quan hệ giữagiá của sản phẩm với nhãn hiệu sản phẩm trong thế giới truyền thống và thế giới trựctuyến là gì?

II Quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng.

1 Khái niệm rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng.

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

25

Trang 26

Rủi ro là không thể tránh khỏi trong việc ra quyết định Rủi ro tiềm ẩn trong mọilĩnh vực kinh tế, hoạt động logistics và chuỗi cung ứng càng không phải là một ngoại lệ

Rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng hiện tại đang là một vấn đề quan trọngtrong quản trị logistics và chuỗi cung ứng Rủi ro là do các sự kiện không chắc chắn xảy

ra trong tương lai Các sự kiện này không dự đoán trước được, tiềm ẩn trong mỗi chuỗicung ứng; sự không ổn định; sự kiện bất thường hoặc ngoài tầm kiểm soát của doanhnghiệp gây ra đứt quãng và gián đoạn trong chuỗi cung ứng dẫn đến tổn thất cho doanhnghiệp Rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể phát sinh từ mọi sự kiện bất kể bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp Chẳng hạn, khi nhà cung cấp giao nguyên vật liệu tới kháchhàng của họ, sẽ luôn có rủi ro rằng nguyên vật liệu có thể bị giao chậm hơn dự tính, hànghóa bị hư hỏng hoặc tổn thất, giao sai số lượng hoặc chủng loại, hoạc giao hàng sai địađiểm, hóa đơn có sai sót, khách hàng vì thế sẽ không thanh toán tiền hàng và nhiều vấn

đề khác phát sinh Các sự kiện không dự đoán này có thể gây ảnh hưởng lớn tới toànchuỗi logistics và cung ứng

Rủi ro rất dễ dàng tác động tới chuỗi cung ứng do ranh giới giữa các mắt xíchtrong logistics và các chuỗi cung ứng tích hợp rất linh động Chỉ một tác động nhỏ cũng

có thể gây ra gián đoạn một khâu của chuỗi cung ứng hay toàn bộ chuỗi cung ứng haylàm phá vỡ dòng vận chuyển vật chất, thông tin… như đã được thiết lập

2 Phân loại rủi ro trong Logistics và chuỗi cung ứng.

Rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng có thể phát sinh từ nhiều sự kiện khácnhau Có rủi ro chỉ gây tác động nhỏ, cũng có những rủi ro gây tác động lớn tới chuỗicung ứng, thậm chí phá hủy toàn bộ chu trình của chuỗi Và cũng có những rủi ro xuấthiện thường xuyên trong quá trình vận hành thông thường và có những rủi ro chỉ xảy ravới tần xuất rất nhỏ như thảm họa thiên nhiên Song tóm lại có thể phân loại rủi ro tronglogistics và chuỗi cung ứng thành 2 loại sau:

2.1 Rủi ro bên trong

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

26

Trang 27

Là những rủi ro nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp như rủi ro tài chính,lượng tồn kho quá lớn, lỗi và sai sót từ hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị, máy móc,phương tiện kho bãi,.v v, Rủi ro bên trong là loại rủi ro doanh nghiệp kiểm soát dễ dànghơn so với rủi ro bên ngoài Bởi vì chúng xuất phát trong quá trình vận hành và hoạt độngcủa một doanh nghiệp Các loại rủi ro thuộc bên trong doanh nghiệp thường bao gồm:

 Rủi ro sản xuất: Rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành sản xuất hay giánđoạn trong một hay nhiều khâu sản xuất của doanh nghiệp, rủi ro do lượng hàng tồn khoquá mức, thiếu hụt nguyên vật liệu…

 Rủi ro kinh doanh: Gây ra do sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự, cơ cấu quản

lý trong quá trình kinh doanh, ví dụ như sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kĩ năng, rủi ro tàichính.Những yếu tố này có thể gây ra rủi ro và hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệpcung ứng nhưng nhiều khi không được đánh giá một cách đầy đủ

 Rủi ro hoạch định và kiểm soát: Phát sinh do việc đánh giá không đầy đủ vàhoạch định kế hoạch không hợp lý, những vấn đề dẫn tới việc quản lý không hiệu quảtrong doanh nghiệp, rủi ro do xác định sai cầu sản phẩm và nguồn cung nguyên vật liệu,

do các chính sách đều chỉnh không đúng chỗ, đúng thời điểm và sai lầm trong việc raquyết định

 Rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng: Chẳng hạn như hệ thống nhà kho, khobãi, phương tiện vận tải, hệ thống bảo quản hàng tồn kho, các yếu tố này trực tiếp tácđộng tới chuỗi logistics và cung ứng

2.2 Rủi ro bên ngoài.

Là loại rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp như rủi ro do sự lên xuốngcủa tỉ giá hối đoái, biến động chính trị, khan hiếm nguyên vật liệu và các nguồn đầu vàokhác, biến động của khí hậu, môi trường…

Các loại rủi ro bên ngoài có thể gây ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đếnchuỗi cung ứng Rủi ro bên ngoài bao gồm 5 loại chính:

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

27

Trang 28

 Rủi ro do cầu: Loại rủi ro này có thể do sự biến động của nhu cầu củakhách hàng và thị trường về hàng hóa, rủi ro do xuất hiện nhiều loại hàng thay thế,

 Rủi ro do cung: gây ra do sự không liên tục dòng sản phẩm trong chuỗicung ứng hay sự gián đoạn trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quy trình sảnxuất, chi phí nguyên vật liệu biến động,…

 Rủi ro môi trường: Xuất phát từ những biến động và đột biến xảy ra bênngoài chuỗi cung ứng Điển hình là các thay đổi liên quan đến kinh tế, xã hội, chính trị vàkhí hậu Rủi ro này bao gồm hính sách thuế, tỉ giá hối đoái, và cả các sự kiện bạo động,dân biến, khủng bố, động đất và lũ lụt,v v

 Rủi ro kinh doanh: Cá nhân tố gây rủi ro xuất phát từ sự không ổn địnhtrong vấn đề tài chính và quản lý của nhà cung cấp, hoạt động sát nhập, chia tách vàchuyển đổi doanh nghiệp cung cấp đều có thể gây ra rủi ro trong chuỗi cung ứng Ngoài

ra còn do nhà cung cấp không có chương trình đối phó với các mối đe dọa trong quá trìnhkinh doanh

 Rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng: xuất phát từ yếu tố hạ tầng công nghệ,

hệ thống vật chất, hệ thống giao thong vận tải, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp củanhà cung cấp Những yếu kém trong cơ sở hạ tầng của nhà cung ứng cũng gây ảnh hưởngđến logistics và chuỗi cung ứng giống như ảnh hưởng của chính hệ thống vật chất củadoanh nghiệp Khác biệt là doanh nghiệp không kiểm soát được hệ thống này của nhàcung ứng

3 Vị trí của quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng trong hệ thống quản trị.

Quản trị rủi ro là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản trị chuỗi cungứng và hoạt động logitics của doanh nghiệp Quản lý rủi ro là một phần trong việc lập kếhoạch dự án nhằm xác định những nguy cơ chủ yếu, từ đó xây dựng các kế hoạch phòngchống hay giảm thiểu những tác động bất lợi Như đã biết, chuỗi logistics và cung ứng làmột dây chuyền các yếu tố, liên kết với nhau một cách chặt chẽ để thực hiện chức năng

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

28

Trang 29

dịch chuyển dòng vật chất tới người tiêu dùng Do vậy việc quản trị rủi ro chuỗi cung ứngđồng nghĩa với việc giải quyết tất cả những rủi ro và trở ngại phát sinh để dòng tàinguyên, vật chất được truyền tải một cách nhịp nhàng và hiệu quả trong toàn bộ quá trìnhcung ứng.

Quản trị rủi ro chuỗi logistics và cung ứng đưa ra chiến lược vì vậy tăng cường sựbảo đảm cho hoạt động quản trị có hiệu quả Nói một cách khác, khi thiết lập hệ thốngquản trị rủi ro, nhà quản lý nhằm thực hiện mục tiêu:

Một là, tăng khả năng chịu đựng của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng đối với

các rủi ro xảy ra không dự đoán trước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giúp chuốilogistics và cung ứng nhanh chóng phục hồi và trở lại trạng thái bình thường càng nhanhcàng tốt

Hai là, ở một góc độ nào đó có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của rủi ro

và tổn hại mà các rủi ro gây ra đối với chuỗi khi không thể ngăn chặn nó xảy ra

Theo các nhà quản trị rủi ro quản trị rủi ro không phải là việc tạo ra một môitrường kinh doanh phi rủi ro mà là việc các nhà quản trị nhận thức được những rủi ro cóthể xảy ra, đánh giá được đúng quy mô và tầm ảnh hưởng của chúng, đồng thời đưa racác giải pháp hợp lý để đối phó với rủi ro Thành công chỉ đạt được khi người ta dámchấp nhận rủi ro Vì vậy trong kinh doanh nói chung và hoạt động logistics và chuỗi cungứng nói riêng thì quản trị rủi ro thực sự hiệu quả không phải là việc ngăn chặn hoàn toànrủi ro xảy ra mà là biết kiểm soát chúng và biến những trở ngại thành cơ hội để đạt đượcthế cân bằng trong kinh doanh

4 Quy trình quản trị rủi ro.

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

29

Trang 30

Hình 1.6: Sơ đồ quy trình quản trị rủi ro

Tuy không thể bao hàm được bức tranh tổng thể về họa động quản trị rủi ro nhưng

có thể tóm tắt quy trình theo 3 bước chính sau

4.1 Xác định nguyên nhân gây ra rủi ro

Bước đầu tiên trong bất kì quá trình quản trị rủi ro nào là dự đoán và nhận dạngnhững rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, xem xét tất cả các yếu tố có thể gây ảnhhưởng tiêu cực và nghiêm trọng tới hoạt động của chuỗi cung ứng Một cách khái quát thìnhận dạng rủi ro được xác định là việc xác định những loại rủi ro có thể ảnh hưởng tớichuỗi cung ứng

Để nhận dạng đúng rủi ro người ta phải đánh giá có hệ thống tất cả các sự kiện cóliên quan và các mắt xích trong chuỗi cung ứng Chẳng hạn, nhận diện rủi ro liên quan tớinhà cung cấp Thường thì muốn nhận diện rủi ro bạn phải hiểu rõ sự hiểu biết của doanhnghiệp bạn về các nhà cung cấp và tính toán được mức độ phụ thuộc vào họ Tỉ trọnggiao dịch của doanh nghiệp bạn chiếm bao nhiêu trong tổng số giao dịch của nhà cung

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

30

Trang 31

cấp? Các nhà cung cấp có bị lệ thuộc vào sự thay đổi của chu kì kinh tế hay các cuộckhủng hoảng, suy thoái kinh tế hay không? Nhìn chung để nhận diện rủi ro tốt, các nhàquản trị phải xem xét và lên danh sách những rủi ro thường gặp theo các tiêu chí cụ thể.

4.2 Đánh giá và đo lường rủi ro.

Việc đánh giá và đo lường rủi ro tức là phân tích ảnh hưởng của rủi ro đến chuỗicung ứng Thường thì việc phân tích rủi ro được thực hiện bằng hai phương pháp:Phương pháp định tính và phương pháp định lượng Phương pháp định tính miêu tả cácđặc điểm của rủi ro, còn phương pháp định lượng giúp đưa ra các thông tin chi tiết, kháchquan và hữu ích về khả năng xảy ra rủi ro và kết quả mà rủi ro gây ra cho chuỗi cungứng Thông qua đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của mỗi rủi ro đến chuỗi, từ đó đưa

ra biểu đồ mô tả mức độ nghiêm trọng của mỗi rủi ro

4.3 Xác định biện pháp đối phó với rủi ro

Sau khi đã lên danh sách các rủi ro và phân tích ảnh hưởng có thể gây ra củachúng đến chuỗi cung ứng, nhà quản trị rủi ro sẽ đưa ra giải pháp thích hợp nhất để đốiphó với rủi ro Cách đối phó với rủi ro phụ thuộc vào hoàn cảnh và mức độ tác động củamỗi rủi ro Nhà quản trị rủi ro thường lựa chọn các giải pháp như: thờ ơ với rủi ro, giảmkhă năng xuất hiện rủi ro, giảm tác động của rủi ro, chuyển nhượng rủi ro, lập kế hoạch

đề phòng rủi ro, thích ứng với rủi ro, chống lại rủi ro hay chuyển tới môi trường khác

Khi đã lên danh sách các phương thức đối phó với rủi ro, cần lựa chọn cách đốiphó thích hợp nhất bằng việc phân tích có hệ thống và lập cây ra quyết định với mỗi cáchđối phó Lựa chọn giải pháp với khả năng hạn chế được tổn hại ít nhất với chuỗi cungứng Trong một vài trường hợp nhà quản trị có thể lựa chọn nhều giải pháp cùng một lúc

để có một chiến lược tổng hợp giải quyết tất cả các rủi ro có thể xảy ra

5 Quản lý rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng.

Quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động khắcnhau, trong đó các nhà quản trị thường tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

31

Trang 32

5.1 Dịch vụ khách hàng.

Quan điểm chung về dịch vụ khách hàng

Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu là toàn bộ kết quả đầu ra,

là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống Do đó muốn phát triển logistics phải có sựquan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng Dịch vụ khách hàng giúp tạo ra giá trị giatăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giátrị đầu vào của một loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và thể hiệnqua sự hài lòng của khách hàng Tuỳ theo từng lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh mà giátrị cộng thêm vào sản phẩm và dịch vụ do hậu cần mang lại không giống nhau

Quan điểm khái quát cho rằng dịch vụ khách hàng là tất cả những gì mà doanhnghiệp cung cấp cho khách hàng - người trực tiếp mua hàng hoá và dịch vụ của công ty.Tuy nhiên trong thực tế có nhiều cách tiếp cận khái niệm này Trong hoạt động logistics

và chuỗi cung ứng cũng có có nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ khách hàng:

Dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của công ty nhằm giải quyết tốt cácđơn đặt hàng của khách hàng như: lập bộ hồ sơ chứng từ, làm thủ tục hải quan, xử lý,truy xuất đơn hàng,…

Dịch vụ khách hàng là việc thực hiện những công việc cụ thể, được đánh giá bằngnhững thông số cụ thể, những quy chuẩn có sẵn, ví dụ khả năng hoàn thành 98% đơnhàng trong vòng 24 giờ, đến thăm khách hàng 9 tháng một lần, hay hoàn thành thủ tục hảiquan trong vòng 2 giờ…

Theo quan điểm ngành logistics, thì dịch vụ khách hàng liên quan tới các hoạtđộng làm gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng Đứng ở góc độ này, dịch vụ khách hàng

là một quá trình diễn ra giữa người bán, người mua và người cung ứng dịch vụ logistics(nếu người bán không đủ năng lực tự cung cấp dịch vụ tới khách hàng) Kết thúc quátrình này thì sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ được tăng thêm một giá trị nào đó, giá trịnày trong trao đổi ngắn hạn không mang nhiều ý nghĩa lắm nhưng trong dài hạn có thể là

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

32

Trang 33

nhân tố tạo các mối quan hệ lâu dài Các giá trị này cũng có thể được chia sẻ giữa các bêntham gia.

Các hoạt động trong dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng chia thành 3 nhóm: Trước, trong và sau khi giao dịch

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

33

Dịch Vụ Khách Hàng

Các yếu tố trước giao dịch

4 Tính ổn định của quá trình thực hiện đơn hàng

5 Khả năng thực hiện các chuyến hàng đặc biệt

6 Khả năng điều chuyển hàng hóa

7 Thủ tục thuận tiện

8 Sản phẩm thay thế

Các yếu tố sau giao dịch

1 Lắp đặt, bảo hành sửa chữa và các dịch vụ khác

2 Theo dõi sản phẩm

3 Giải quyết những than phiền, khiếu nại, trả lại sản phẩm,…của khách hàng.

4 Cho khách hàng mượn sản phẩm

Trang 34

Hình 1.7: Các yếu tố trong dịch vụ khách hàng

Trong quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng cũng phát sinh nhiều rủi ro Rủi rotrong dịch vụ khách hàng được định nghĩa là các trở ngại phát sinh tác động đến nhu cầukhách hàng Mọi hoạt động trước khi giao dịch, trong giao dịch và sau khi giao dịch đều

có thể tác động tới nhận thức của khách hàng, làm thay đổi tín nhiệm và tin cậy của họđối với nhà cung ứng, do đó những quy trình trong quá trình thực hiện dịch vụ kháchhàng nếu không được thực hiện hiệu quả và không đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ gây ratổn hại cho chuỗi cung ứng

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thỏa dụng của khách hàng

Trong quá trình quản trị rủi ro cần xác định các yếu tố tiêu chuẩn để đánh giá mức

độ hài lòng của khách hàng, đo lường một cách hợp lý để tránh rủi ro mất khách hàng vàgiảm sút lợi nhuận Quản trị lượng hóa qua các chỉ tiêu cụ thể tùy theo chuỗi các dịch vụkhách hàng mà doanh nghiệp cung cấp cho các nhóm khách hàng mục tiêu Dưới đây làmột số những chỉ tiêu phổ biến

Tần số thiếu hàng (Stockout Frequency) Cho biết số làn thiếu bán hàng hóa

trong một đơn vị thời gian

Tỷ lệ đầy đủ hàng hóa ( Fill Rate): Thể hiện qua tỷ lệ phần trăm hàng hóa thiếu

bán trong một đơn vị thời gian hoặc một đơn hàng

Tỷ lệ hoàn thành các đơn hàng (Orders shipped complete): Cho biết số đơn

hàng hòa thành trên tổng số đơn hàng ký kết trong một đơn vị thời gian, thường là mộtnăm hoặc một quý

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

34

Trang 35

Tốc độ cung ứng (Speed): Khỏang thời gian thực hiện một đơn đặt hàng tính từ

khi khách hàng trao đơn đặt hàng đến khi khách hàng nhận đơn hàng.(Lead time)

Độ ổn định thời gian đặt hàng( Consistency): Dao động thời gian của khoảng

thời gian đặt hàng bình quân

Tính linh hoạt ( Flexibility): Cho biết khả năng thích nghi với các nhu cầu dịch

vụ khách hàng đặc biệt và sự thay đổi của khách hàng

Khả năng sửa chữa các sai lệch ( Malfuntion Recovery): Mức độ tiếp thu và

sửa chỉnh những sai sót tác nghiệp với khách hàng một cách nhanh chóng và hiêu quả

Độ tin cậy dịch vụ ( Reliability): Sự tin tưởng, uy tín của dịch vụ khách hàng

và doanh nghiệp đối với khách hàng

Ngoài ra các chỉ tiêu về tính thuận tiện của đặt hàng, sự an toàn cho hàng hóa nhưvận chuyển hàng không gây thiệt hại, các vận đơn chính xác và hoàn hảo, thực hiện trảhàng an toàn, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác, thái độ phục vụ thiện chíhoặc khả năng nhanh chóng giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng được sử dụng để đánhgiá chất lượng phục vụ…Tuy nhiên các chỉ tiêu này rất khó có thể đánh giá hoặc địnhlượng

Khi xem xét quản trị rủi ro về dịch vụ khách hàng, chính sách quản lý mà các nhàquản trị ưu tiên hàng đầu là hạn chế rủi ro trong chu trình giao hàng nhờ xác định đượctoàn bộ chu trình giao hàng và thực hiện đúng thời gian giao hàng đã cam kết

Để làm rõ các nội dung của một chu kỳ đặt hàng, hãy theo dõi đường đi của mộtđơn đặt hàng điển hình:

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

Giao hàng cho khách hàng

Danh mục hàng hoá sẵn có

Kế hoạch sản xuất

Kiểm tra công nợ

Hồ sơ danh mục hàng hoá

Đơn đặt hàng

Chứng từ vận tải

Hoá đơn

Sản xuất

Thực hiện đơn đặt hàng

Chuẩn bị xuất kho

Kế hoạch chuyển hàng

Trang 36

Hỡnh 1.8: Đường đi của đơn đặt hàng

Căn cứ vào đường đi của một đơn hàng trong hỡnh trờn, cú thể chia cỏc tỏc nghiệp

cơ bản trong quỏ trỡnh đỏp ứng một đơn đặt hàng thành cỏc bước trong hỡnh dưới:

Trong quỏ trỡnh quản lý đơn hàng cũng cần xử lý một số trường hợp ngoại lệ, từ

đú đưa ra cỏch nhận diện vấn đề nhanh chúng và quyết định đỳng đắn hơn Điều này cúnghĩa là quỏ trỡnh quản lý đơn hàng hàng ngày nờn tự động húa và cú những đơn hàng đũihỏi quỏ trỡnh xử lý đặc biệt do nhầm lẫn ngày giao hàng, yờu cầu của khỏch hàng thayđổi Với những yờu cầu như vậy, quản lý đơn hàng thường bắt đầu bằng sự kết hợpchồng chộo chức năng của bộ phận tiếp thị và bỏn hàng, được gọi là quản lý mối quan hệkhỏch hàng - CRM (Customer Relationship Management) Cú một số nguyờn tắc cơ bảnđược liệt kờ dưới đõy cú thể giỳp quỏ trỡnh quản lý đơn hàng hiệu quả:

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

Truyền tin về

đơn hàng Tiếp

nhận

đơn hàng Báo cáo

Trang 37

 Nhập dữ liệu cho một đơn hàng: Nhập một và chỉ một lần Sao chép dữ liệubằng các thiết bị điện tử có liên quan đến nguồn dữ liệu nếu có thể, và tránh nhập lại dữliệu bằng tay dù dữ liệu này lưu thông suốt chuỗi cung ứng Thông thường, cách hữu íchnhất là để khách hàng tự nhập các đơn hàng vào hệ thống đơn hàng của công ty Sau đó

hệ thống này sẽ truyền dữ liệu đến các hệ thống khác có liên quan là các cá nhân tham giavào chuỗi cung ứng

 Tự động hóa trong xử lý đơn hàng: Quá trình xử lý bằng tay nên tối thiểu

và hệ thống nên gửi dữ liệu cần thiết vào những vị trí thích hợp Xử lý trường hợp ngoại

lệ là xác định những đơn hàng có vấn đề và mọi người cùng tham gia để giải quyết

 Đơn hàng luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng: Hãy để kháchhàng theo dõi đơn hàng trong suốt giai đoạn từ đặt đơn hàng cho đến khi chuyển sảnphẩm đến cho họ Nên để khách hàng thấy trạng thái sẵn sàng phục vụ của đơn hàng màkhông phải nhờ sự hỗ trợ nào khác Khi một đơn hàng gặp vấn đề thì lấy đơn hàng đó thuhút sự chú ý của các nhà cung ứng liên quan để giải quyết

 Tích hợp hệ thống đặt hàng với các hệ thống liên quan khác để duy trì tínhtoàn vẹn dữ liệu Hệ thống tiếp nhận đơn đặt hàng cần thiết phải có dữ liệu mô tả về sảnphẩm và giá cả để hỗ trợ khách hàng ra các quyết định lựa chọn phù hợp Hệ thống đảmbảo dữ liệu sản phẩm tích hợp với các hệ thống đặt hàng Dữ liệu đặt hàng trong hệ thốngphải cập nhật thông tin trạng thái tồn kho, kế hoạch phân phối… Dữ liệu này nên tự độnghóa cập nhật thông tin vào hệ thống đúng lúc và chính xác

Theo truyền thống, chu trình đặt hàng chỉ gồm những hoạt động xảy ra từ thờiđiểm đơn hàng được đặt tới thời điểm nhận bởi khách hàng Những hoạt động đặc biệtnhư đặt hàng kế tiếp giải quyết chúng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chiều dài chu trình đặthàng Những hoạt động phát sinh với khách hàng như là trả lại sản phẩm, giải quyếtkhiếu nại, và thanh toán hóa đơn vận tải không phải là bộ phận kỹ thuật của chu trình đặthàng

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

37

Trang 38

Tác động của thời gian đáp ứng đơn hàng đến chất lượng dịch vụ khách hàng

Xét trên góc độ thời gian, chu kỳ đáp ứng đơn hàng hay khoảng thời gian thựchiện đơn hàng (Lead time) được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi khách hàng gửiđơn đặt hàng đến khi khách hàng nhận được hàng hóa Các yếu tố của thời gian đặt hàngbao gồm thời gian đặt hàng, thời gian tập hợp và xử lý đơn đặt hàng, thời gian bổ sung dựtrữ, thời gian sản xuất và thời gian giao hàng Những khoảng thời gian này có thể đượckiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc lựa chọn và thiết kế cách thức chuyểnđơn đặt hàng, chính sách dự trữ, thủ tục xử lý đơn đặt hàng, phương thức vận chuyển,phương pháp lập kế hoạch

Thời gian đặt hàng phụ thuộc vào phương thức đặt hàng, bao gồm khoảng thờigian mà người bán và các điểm tiếp nhận đơn hàng giữ lại đơn hàng trước khi chuyển nó

và khoảng thời gian mà đơn hàng được chuyển đi Các phương thức đặt hàng tiên tiến sẽcho phép rút ngắn khoảng thời gian này đáng kể

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

38

Đại lý bán

lẻ

Chuyển đơn đặt hàng của KH

Tập hợp và xử lý đơn đặt hàng

Chuyển ĐĐH chuyển tiếp tới nguồn hàng

Thời gian giao hàng

a Kiểm tra ĐH

b Chuyển ĐH tới kho

a Chuẩn bị chứng từ vận chuyển

b Kiểm tra khả năng thanh toán

c Tập hợp đơn hàng tại kho

Đặt hàng từ nhà máy để

bổ sung dự trữ

a Thời gian vận chuyển từ kho

b Thời gian vận chuyển từ nhà máy

c Quá trình giao hàng cho khách

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại

thương

Hình 1.9: Phân tích tổng thời gian đáp ứng đơn hàng

5.2 Quản trị tồn kho

Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong quản trị tồn kho

Trong hoạt đông quản trị logistics và chuỗi cung ứng, các nhà quản lý phải quyếtđịnh phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả Tầm quan trọngcủa quản trị tồn kho, nhu cầu về sự phối hợp của các quyết định tồn kho và các chínhsách vận tải là hiển nhiên Tất nhiên, quản trị tồn kho trong chuỗi cung ứng phức hợp làrất khó khăn và có những tác động đáng kể đến mức độ dịch vụ khách hàng và chi phíchuỗi cung ứng trên phạm vi toàn hệ thống

Những khó khăn và rủi ro trong quản trị tồn kho không những tác động tới chi phí

và lợi nhuận của doanh nghiệp mà nhiều khi còn tác động rất lớn tới dịch vụ khách hàng.Hãy xem xét trường hợp khi mà lượng hàng hoá dự trữ trong kho thấp hơn nhiều so vớicầu cần thiết, nhà sản xuất sẽ không đủ điều kiện để đáp ứng đơn hàng, và hậu quả mấtdần khách hàng là không thể tránh khỏi, chu trình của chuỗi cung ứng bị ngắt quãng, mất

đi tính liên tục Đồng thời khi lượng hàng tồn kho quá lớn, làm gia tăng các chi phí phátsinh có liên quan đến việc tồn trữ, làm cản trở hệ thống sản xuất, thời gian cần để sảnxuất, phân phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thayđổi các đơn hàng của khách hàng yếu đi, hao hụt, mất mát vật liệu chi phí đảo kho đểhạn chế sự giảm sút về chất lượng….Do vậy, mục tiêu của quản trị tồn kho cũng nhưquản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng là hạn chế đến mức thấp nhất lượng hàng tồn kho, tốithiểu hoá những chi phí không cần thiết, phân tán các rủi ro trong chuỗi logistics và cungứng

Khái quát các vấn đề trong dự trữ và tồn kho

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

39

thanh toán

c Tập hợp đơn hàng tại kho

Trang 40

Như đã biết, một chuỗi cung ứng điển hình gồm có nhà cung ứng và nhà sản xuất,những người có nhiệm vụ dịch chuyển nguyên vật liệu vào thành phẩm, và các trung tâmphân phối và nhà kho mà qua đó sản phẩm hoàn thành sẽ được phân phối đến cho kháchhàng Điều này ngụ ý rằng tồn kho xuất hiện trong chuỗi cung ứng dưới một vài hìnhthức: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất, tồn kho thành phẩm, tồn kho trongphân phối.

Quá trình dự trữ hay tồn kho tồn tại trong suốt quá trình cung ứng ở hầu hết cáckhâu, bao gồm:

 Nhà cung ứng- Thu mua

 Thu mua- Sản xuất

 Sản xuất- Marketing

 Marketing- Phân phối

 Phân phối- Trung gian

 Trang gian- Người tiêu dùng

Vậy thế nào là quản trị tồn kho?

Quản trị tồn kho là việc tổ chức quản lý tất cả các công việc, các dữ liệu liên quanđến công tác dự trữ để đảm bảo dự trữ một cách hiệu quả và giảm chi phí Mục tiêu làgiảm chi phí tồn kho càng nhiều càng tốt nhưng vẫn đáp ứng được mức phục vụ theo yêucầu của khách hàng Quản lý tồn kho dựa vào 2 yếu tố đầu vào chính là dự báo nhu cầu

và định giá sản phẩm Với 2 yếu tố đầu vào chính này, quản lý tồn kho là quá trình cânbằng mức tồn kho sản phẩm và nhu cầu thị trường, đồng thời khai thác lợi thế tính kinh

tế nhờ qui mô để có được mức giá tốt nhất cho sản phẩm

Một cách cụ thể hoá, quản trị tồn kho là tổ chức thực hiện những việc sau:

Nhận hàng: Đo lường và kiểm tra tình trạng hàng hoá hoặc nguyên liệu trước khi

nhập kho theo hoá đơn hay phiếu giao hàng

Hồ Thị Huyền Trang Kinh tế đối ngoại K45A

40

Ngày đăng: 12/05/2014, 22:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của logistics - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển của logistics (Trang 6)
Hình 1.2: Sơ đồ một chuỗi cung ứng điển hình - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.2 Sơ đồ một chuỗi cung ứng điển hình (Trang 7)
Hình 1.3: Cấu trúc chuỗi cung ứng - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng (Trang 10)
Hình 1.5: Sơ đồ khái quát về quản trị logistics/chuỗi cung ứng - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.5 Sơ đồ khái quát về quản trị logistics/chuỗi cung ứng (Trang 18)
Hình 1.6: Sơ đồ quy trình quản trị rủi ro - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.6 Sơ đồ quy trình quản trị rủi ro (Trang 27)
Hình 1.8: Đường đi của đơn đặt hàng - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.8 Đường đi của đơn đặt hàng (Trang 33)
Hình 1.10: Mô hình tồn kho EOQ - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.10 Mô hình tồn kho EOQ (Trang 40)
Hình 1.11. Mô hình quy mô đặt hàng hiệu quả - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.11. Mô hình quy mô đặt hàng hiệu quả (Trang 42)
Hình 1.12:Các giải pháp công nghệ thông tin trong SCM - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.12 Các giải pháp công nghệ thông tin trong SCM (Trang 45)
Hình 1.13: Các bước lựa chọn nhà cung cấp - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.13 Các bước lựa chọn nhà cung cấp (Trang 51)
Hình 1.14: Chu trình vận chuyển - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.14 Chu trình vận chuyển (Trang 54)
Hình 1.15:Các thành tố quyết định sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.15 Các thành tố quyết định sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải (Trang 56)
Hình 1.17: Các hoạt động trong kho hàng - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 1.17 Các hoạt động trong kho hàng (Trang 60)
Hình 2.1: Các vấn đề gặp phải khi làm việc với nhà cung cấp dịch vụ logistics - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 2.1 Các vấn đề gặp phải khi làm việc với nhà cung cấp dịch vụ logistics (Trang 68)
Hình 2.2: Xếp hạng ứng dụng công nghệ - Khoá luận Quản trị rủi ro Logistics và chuỗi cung ứng. Thực trạng tại Việt nam và xu hướng trên thế giới
Hình 2.2 Xếp hạng ứng dụng công nghệ (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w