BÁO cáo THỰC tập ĐƯỜNG ỐNG bể CHỨA

62 870 0
BÁO cáo THỰC tập ĐƯỜNG ỐNG bể CHỨA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa MỤC LỤC Trang 1 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa LI MỞ ĐU Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nứơc việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ thuộc khối cơ sở hạ tầng và còn là ngành kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, ngành Hàng không dân dụng của nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự giao lưu và phát triển kinh tế của đất nước. Để ngành Hàng không có thể hoạt động thường xuyên, ổn định và phát triển trong lĩnh vực vận chuyển Hàng không thì việc cung cấp nguồn nhiên liệu cho các thiết bị Hàng không một cách liên tục, đầy đủ và đồng bộ là rất cần thiết. Những năm qua, cùng với sự chuyển mình của đất nước, bước sang nền kinh tế thị trường, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là đơn vị kinh doanh dịch vụ với nhiệm vụ chính là cung ứng vật tư xăng dầu cho các hoạt động bay trong nước và quốc tế. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhiên liệu phản lực JET-A1. Do vậy, việc tiêu thụ dầu JET-A1 là điều kiện sống còn, là cơ sở để Công ty tồn tại và phát triển. Với sự phát triển không ngừng của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp tạm thời độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu Hàng không, nên có một số thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty cũng cần lưu tâm giải quyết những tồn tại hiện nay để ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn. Trang 2 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Phần I . Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam VINAPCO Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco) được thành lập theo quyết định số 768/QĐ-TCCBLĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và chính thức đi vào hoạt động tháng 7 năm 1993. Đến ngày 9 tháng 6 năm 1994, Công ty thành lập lại theo quyết định số 847/QĐ-TCCBLĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và được giao chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm hóa dầuCông ty Xăng dầu Hàng không đã từng bước vượt qua khó khăn, cạnh tranh của cơ chế thị trường để xây dựng và trở thành nhà cung ứng nhiên liệu hàng không có uy tín cho các hãng Hàng không Quốc tế và Nội địa ở Vịêt Nam. Với đội ngũ gần 1500 cán bộ công nhân viên được đào tạo, Vinapco là nhà cung ứng nhiên liệu hàng đầu cho các Hãng Hàng không tại các sân bay dân dụng Việt Nam. Nhiên liệu được công ty nhập khẩu từ các thị trường quốc tế lớn như: Singapore, Trung Quốc,… Để đáp ứng yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu tra nạp cho máy bay, Công ty đã đầu tư xây dựng 03 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 với 11 phép thử tiêu chuẩn. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 và được đánh giá cấp lại với hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001_2008. Công ty cũng đang đầu tư trang bị các xe tra nạp hiện đại ; cải tạo bổ sung các phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không chuyên dùng đảm bảo an toàn chất lượng nhiên liệu và dịch vụ tra nạp nhiên liệu tại các sân bay. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống kho cảng đầu nguồn, các kho trung chuyển và các cửa hàng bán xăng dầu tại các địa phương trong cả nước đang gấp rút hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công ty Xăng dầu hàng không luôn hoạt động với tiêu chí : "An toàn - chất lượng - hiệu quả - liên tục phát triển “ và coi trọng quyền lợi của khách hàng, trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các hãng Hàng không trong và ngoài nước. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã đạt được nhiều thành tích như năm 1997 công ty được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III và năm 2001 được tặng thưởng huân chương lao đông hạng II về thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. Ngày 01/7/2010, Vinapco có dấu mốc mới trong việc phát triển khi chuyển đổi thành công trở thành công ty TNHH Một thành viên hoạt động theo luật doanh nghiệp, (Quyết định số 1045/QĐ – HĐQT/TCTHK ngày 25/5/2010 của Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty HKVN về việc chuyển Công ty XDHK thành Công ty TNHH một thành viên XDHK Việt Nam), bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên, như sau: Trang 3 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Công ty TNHH Một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt nam, tên giao dịch Tiếng Anh: Vietnam Air Petrol Company Limited (được viết tắt: Vinapco) hoạt động trên nguyên tắc tiếp nhận nguyên trạng vốn, tài sản, đất đai, các loại hợp đồng; kế thừa mọi quyền, lợi ích, nghĩa vụ và xử lý những vấn đề tồn tại phát sinh tính đến thời điểm chuyển đổi của Công ty XDHK sang Công ty TNHH Một thành viên. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình TNHH một thành viên từ ngày 01/7/2010, với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng Việt Nam do Tổng công ty HKVN là chủ sở hữu. Mục tiêu hoạt động: Phát triển, giữ vững vai trò chủ đạo trong lĩnh vực cung ứng nhiên liệu cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam, các hãng Hàng không trong nước và quốc tế, kinh doanh các sản phẩm hoá dầu khác, các lĩnh vực ngành nghề khác theo quy định của pháp luật đạt hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Công ty, hoàn thành các nghĩa vụ khác, xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành nghề kinh doanh: Cung ứng xăng dầu Hàng không, dịch vụ tra nạp nhiên liệu cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế tại các sân bay dân dụng Việt Nam, kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ khác, vận chuyển xăng dầu, sản phảm dầu mỏ và hàng hoá khác, pha chế xăng dầu. Xuất nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ, vật tư, phụ tùng, hoá chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành xăng dầu, khai thác chế biến dầu mỏ, sản xuất, kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật xăng dầu. Ngoài ra, kinh doanh văn phòng cho thuê, kho cảng, du lịch, khách sạn, dịch vụ thương mại và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Trong hai năm 2009 và 2010 Vinapco đã đầu tư thêm hơn 20 xe tra nạp hiện đại từ Mỹ, mở rộng thêm 60 ngàn M3 sứa chứa JA1, xây dựng và trang bị một phòng thí nghiệm hiện đại tại sân bay Tân Sơn Nhất, tiếp tục đào tạo bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, rà soát bổ sung nhiều tài liệu kỹ thuật, quy trình tra nạp và đặc biệt áp dụng nhiều giải pháp đảm bảo an toàn sản xuất. Với sự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi của ban lãnh đạo cũng như nguồn lao động Vinapco và sự hợp tác tích cực từ phía khách hàng cùng nhiều yếu tố khác đã mang lại hiệu quả không chỉ cho Vinapco và trước hết là khách hàng quốc tế cũng như quốc nội. Ngày 1/9/2012, Vinapco có sự thay đổi về nhân sự cấp cao của Công ty, Ông Trần Hữu Phúc nguyên Tổng Giám đốc chuyển từ vị trí điều hành Công ty sang hoạt động chuyên trách trong Hội đồng thành viên. Ông Hoàng Mạnh Tuấn nguyên cán bộ của Việt Nam Airlines đã được bổ nhiệm vào chức danh Tổng Giám đốc điều hành. Trang 4 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Phần II: sơ đồ tổ chức của công ty Trang 5 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Phần III. Giới thiệu chung Vinapco nhập khẩu nhiên liệu hàng không Jet A-1 từ các nhà máy lọc dầu nổi tiếng và chất lượng trong khu vực châu Á, đồng thời cung cấp dịch vụ tra nạp nhiên liệu cho máy bay của các hãng hàng không nội địa và quốc tế có hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Chất lượng sản phẩm Jet A-1 của VINAPCO đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6426 và Yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không dùng cho hệ thống hoạt động chung (AFQRJOS) do tổ chức quốc tế JIG ban hành. Tiêu chuẩn này là tổng hợp của hai tiêu chuẩn ngặt nghèo sau: a/ Tiêu chuẩn của bộ quốc phòng Anh DEF STAN 91-91:Nhiên liệu tuốc bin Hàng không gốc Kerosine loại JET A-1 phát hành mới nhất. b/ Tiêu chuẩn ASTM D1655-065d Nhiên liệu tuốc bin hàng không loại JET A-1, phát hành mới nhất. Doanh thu kinh doanh mặt hàng này của VINAPCO tăng trưởng trung bình 10%/năm: Trang 6 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Phần IV Nội dung báo cáo 1. Các quy tắc về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ Người sử dụng lao độn, người lao động phải tuân thủ bộ luật lao động số 10/12/QH13 và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành nghiêm các quy trình, quy định, hướng dẫn của đơn vị và cấp trên đối với mỗi vị trí làm việc cụ thể. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc về PCCN và PCCN theo nghị định 35/2003/NĐ-CP, nghị định 46/2004/NĐ-CP, thông tư 04/2004/TT-BCA, quy chế cháy nổ của tổng c.ty hàng không Việt Nam cùng các hướng dẫn hiện hành của đơn vị. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý và nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm: + Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy; + Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật; + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; + Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy; + Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy; + Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; Trang 7 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa + Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình phòng cháy và chữa cháy; thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức mình; + Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận; + Tổ chức tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân + Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao. + Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác được trang bị. + Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. + Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làm việc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. + Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. + Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác. - Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở Trang 8 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa + Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở; + Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở; + Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy; + Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa, phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; + Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; + Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy định; + Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định. - Phương án chữa cháy + Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây: • Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy; • Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau; Trang 9 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa • Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy. - Người đứng đầu cơ sở, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy; trường hợp phương án chữa cháy cần huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc nhiều địa phương tham gia thì đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng phương án. Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy. 2. Những đặc điểm chính của kho xăng dầu: Loại sản phẩm, thị trường… - Đặc điểm: Xí nghiệp xăng dầu hàng không miền bắc có 2 kho là kho N1 và kho N2. Kho N1 gồm 6 bể trụ đứng b„ng thép, mái cố định, có tổng dung tích là 6000 m 3 với nhiệm vụ chính là dự trữ nhiên liệu quốc gia. Kho N2 gồm 4 bể trụ đứng b„ng thép mái cố định, có tổng dung tích là 7200 m 3 , nhiệm vụ chính là tiếp nhận bảo quản và cấp phát nhiên liệu cho sân bay. - Loại sản phẩm: Sản phẩm dầu mỏ được chứa trong các kho N1 và N2 là nhiên liệu phản lực JET A1. - Thị trường: Cung ứng nhiên liệu phản lực JET A1 cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài. 3. Cấu tạo hệ thống đường ống, van, thiết bị phụ trợ. Hiện nay, các đường ống và thiết bị phụ trợ trong kho N1 của Kho xăng dầu hàng không, sân bay Nội Bài được sử dụng và thiết kế theo một số tiêu chuẩn sau: - TCVN5307 – 1991: Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN4090 – 1995: Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu mỏ đặt ngầm dưới đất. Trang 10 [...]... rõ rệt  Bảo vệ bề mặt bên trong bể chứađường ống chống ăn mòn: Bề mặt bên trong bể chứađường ống chống ăn mòn được sơn bằng epoxy hai thành phần có tác dụng: - Chống ăn mòn - Chống vi sinh vật 6 Quy trình xuất, nhập xăng dầu Trang 20 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Trang 21 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa 1 Quy trình nhập Jet A-1 được vận chuyển bằng đường bộ và nhập vào kho N1 của... xo, nhiệt - kế điện trở Thiết bị đo áp suất: Ống Bourdon, màng ngăn, màng chắn Thiết bị đo mức chất lỏng: Phao nổi, phao chiếm chỗ, đầu tiếp xúc trực tiếp, đầu dò điện… Trang 13 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa 4 Cấu tạo và sơ đồ bể chứa công nghệ Trang 14 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Trang 15 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa + Kho N1 - Gồm 06 bể trụ đứng bằng thép mái cố định Tổng thể tích... - Trang 27 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Nhiên liệu hàng không phải được tiếp nhận bằng hệ thống công nghệ và bảo quản trong các bể chứa độc lập với hệ thống công nghệ, bể chứa nhiên liệu khác chủng loại; với nhiên liệu cùng chủng loại, hệ thống công nghệ tiếp nhận và cấp phát phải ngăn cách độc lập nhau và độc lập với các bể chứa khi không tiếp nhận hoặc cấp phát; Các bể chứa, hệ thống công nghệ,... dụng để chữa cháy Hệ thống ống dẫn bọt sẽ được dẫn trực tiếp vào trong bể và phun từ trên xuống  Các đường màu xanh trên sơ đồ thể hiện đường ống dẫn nước Các đường màu đỏ trên sơ đồ thể hiện đường ống dẫn phom tạo bọt Bên cạnh đó, xí nghiệp còn trang bị thêm cả hệ thống chống sét tiêu chuẩn bao gồm : - Hệ thống các cột chống sét chính đặt bên cạnh bồn bể chứa - Hệ thống các cột chống sét phụ được đặt... lần Trang 17 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Tuy nhiên thời gian vệ sinh bể có thể thay đổi nếu kiểm tra đột xuất thấy bể bẩn hoặc kết quả kiểm tra milipore và vi sinh cao bất thường 2 Thời gian kéo dài vệ sinh bể chứa phải tuân theo điều kiện dưới đây: a) Các bể chứa phải được thiết kế theo các yêu cầu tại Điều 10 của Thông tư01/2012/TT-BGTVT; b) Các báo cáo vệ sinh và kiểm tra bể chứa trước đó... các ống mềm, mỗi bích ngăn cách giữa đầu nối ống của hệ thống đường ống và xi téc chứa nhiên liệu xả phải được lắp các đai truyền tĩnh điện Không được sử dụng cáp nối (khi kẹp có thể phát sinh tia lửa trong các hố van, gây cháy nổ)  Van: Trang 18 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống các hố van 1 Hàng tuần, phải tiến hành vệ sinh và kiểm tra các hố van và ghi thành báo cáo. .. tạo bọt và đường ống: - Trạm bơm cứu hỏa gồm 3 máy bơm sử dụng nước từ ao cứu hỏa có thể nhập nước - Trạm bơm phom tạo bọt - Hệ thống đường ống dẫn nước quanh nhà máy - Hệ thống đường ống dẫn phom Nước được bơm từ trạm bơm thường xuyên để tưới mát cho bể, tránh hiện tượng bay hơi gây hao hụt Ngoài ra trong trường hợp khẩn cấp , nước sẽ được trộn với Trang 23 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa phom tạo... hoạt động của đường ống, được chia thành những loại sau: Trang 16 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa     Ăn mòn ngọt: Gây ra bởi sự hiện diện của carbodioxide tan trong lưu chất , hay còn gọi là ăn mòn carbonic acid, chủ yếu là ăn mòn cục bộ và ăn mòn lỗ Ăn mòn chua: Do hydrogen sulphide, quá trình này có thể gây ra hỏng hóc rất nhanh do làm nứt lớp thép của đường ống Nước trong đường ống: Quá trình... liệu Jet A-1 trong quá trình tiếp nhận Khi đã tiếp nhận được khoảng 50% số lượng nhiên liệu của một lô/ bể chứa xuất hàng; Khi chuyển và kết thúc xuất hàng của từng lô/ bể chứa; Trước khi kết thúc tiếp nhận  Trang 32 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không từ đường ống đa sản phẩm (tại kho đầu nguồn và kho trung chuyển) + Bắt đầu tiếp nhận: Khi xuất hiện hỗn hợp nhiên... riêng ở 150C giữa đo thực tế và Chứng nhận chất lượng bằng hoặc nhỏ hơn 3kg/m3, không có nhiễm bẩn • Trang 34 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa + Tiếp nhận nhiên liệu vào kho • Trừ những trường hợp đặc biệt, tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ các xe ôtô xi téc phải thực hiện qua hệ thống công nghệ xuất từ đáy xi téc hoặc hệ thống tiếp nhận kín (nếu có); • Đầu nối ống tiếp nhận và ống xuất xi téc phải . Đường Ống Bể Chứa 4. Cấu tạo và sơ đồ bể chứa công nghệ Trang 14 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Trang 15 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa + Kho N1 - Gồm 06 bể trụ đứng b„ng thép mái cố định -. Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa MỤC LỤC Trang 1 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa LI MỞ ĐU Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. chức danh Tổng Giám đốc điều hành. Trang 4 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Phần II: sơ đồ tổ chức của công ty Trang 5 Báo Cáo Thực Tập Đường Ống Bể Chứa Phần III. Giới thiệu chung Vinapco nhập

Ngày đăng: 11/05/2014, 13:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I . Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam VINAPCO

  • Phần II: sơ đồ tổ chức của công ty

  • Phần III. Giới thiệu chung

  • Phần IV Nội dung báo cáo

    • 1. Các quy tắc về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ

    • 2. Những đặc điểm chính của kho xăng dầu: Loại sản phẩm, thị trường…

    • 3. Cấu tạo hệ thống đường ống, van, thiết bị phụ trợ.

      • 3.1. Hệ thống van.

      • 3.2. Hệ thống xả áp.

      • 3.3. Các thiết bị phụ trợ khác.

      • 4. Cấu tạo và sơ đồ bể chứa công nghệ

      • 5. Phương pháp bảo quản bồn, bể chứa, đường ống dẫn, bảo vệ ăn mòn…

        • 5.1 Phân loại ăn mòn

        • 5.2. Các phương pháp kiểm tra phát hiện ăn mòn

        • 5.3 Các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn

        • 6. Quy trình xuất, nhập xăng dầu

        • 7. Hệ thống cứu hỏa, hệ thống bơm

        • 8. Quản lý chất lượng

        • 9. Phòng chống hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển và tồn chứa.

        • 10. Phát hiện và xử lý sự số

          • 10.1 Phát hiện sự cố

          • 10.2 Xử lý sự cố các trường hợp khẩn cấp trong kho nhiên liệu hàng không

          • 11. Phòng hóa nghiệm: tìm hiểu các phương pháp phân tích chất lượng nhiên liệu phản lực.

            • 11.1. Các yêu cầu kỹ thuật

            • 11.2. Các phép thử cần thực hiện để kiểm tra lại

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan