401/ĐHKT SĐH ( ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG THU TRANG THU HÚT NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH KHỞI NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ C[.]
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN KHỞI NGHIỆP CHO CÔNG
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện, đã có một sốcông trình nghiên cứu có đề cập đến huy động vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp của Việt Nam ở nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau Cụ thể:
- Trong nghiên cứu Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các công ty khởi nghiệp‖ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2009), các tác giả đã chỉ ra rằng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn là một trong những cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển của loại hình công ty khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay Theo nghiên cứu này, tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn của các DNKN xuất phát từ cả hai phía, bản thân doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những rào cản đối với các DNKN trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà không đề cập đến các nguồn vốn cũng như những kênh cung ứng vốn khác mà trong thực tế, DNKN có thể tiếp cận để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn của mình (18)
- Nghiên cứu của TS Trương Quang Thông (2010) trong đề tài Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các DNKN - Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh‖, đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các DNKN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó gợi ý chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống DN này trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh thông qua chính sách tài trợ tiếp cận vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại (17)
- Hỗ trợ về vốn và tiếp cận nguồn vốn là một trong những nhóm giải pháp quan trọng được đề xuất nhằm phát triển DNKN của Việt Nam đến năm 2020 trong nghiên cứu Phát triển công ty khởi nghiệp ở Việt Nam ‖ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010) Theo nghiên cứu này, để các DNKN Việt Nam phát triển cần đầu tư đổi mới trang thiết bị - công nghệ, mở rộng liên kết và xúc tiến thị trường, nhưng thiếu vốn và không được hỗ trợ tiếp cận vốn đã ngăn cản tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNKN của Việt Nam Tuy vậy, nghiên cứu chỉ tập trung phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chưa làm rõ nguyên nhân cũng như nhưng chính sách hỗ trợ cụ thể để giúp hệ thống doanh nghiệp này giải quyết bài toán về vốn (16)
- Luận án tiến sỹ của Nguyễn Minh Tuấn (2011) về đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam‖tác giả đã đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng thương mại tạo điều kiện giúp phát triển các DNKN (15)
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã góp phần nhận diện những khó khăn về nguồn vốn trong quá trình phát triển các DNKN tại Việt Nam cũng như tại một số địa phương, đề xuất những giải pháp, kiến nghị về mặt kỹ thuật (dịch vụ cung ứng vốn từ các ngân hàng thương mại) cũng như chính sách (các giải pháp hỗ trợ) giúp hệ thống DNKN thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn.
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm luâṇ văn này thực hiện thì vẫn chưa có nghiên cứu tổng quát và đầy đủ về huy động vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp Việt Nam Có thể nói, đây là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm giúp công ty khởi nghiệp tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.
Khái niệm về khởi nghiệp, công ty khởi nghiệp
Thuật ngữ Công ty khởi nghiệp‖ (DNKN) được sử dụng phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới và Việt Nam Khái niệm DNKN viết tắt là SMEs (Small and Medium Enterprises) được dùng phổ biến ở Cộng đồng các nước Châu Âu và các Tổ chức quốc tế như World Bank, United Nation, WTO Trên thế giới, việc xác định quy mô DNKN chỉ mang tính tương đối do chịu tác động của trình độ phát triển kinh tế, tính chất ngành nghề, điều kiện phát triển của mỗi quốc gia hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ Song tựu chung, DNKN được xác định dựa trên hai tiêu chí định lượng và định tính:
Tiêu chí định tính: dựa trên các tiêu thức cơ bản như trình độ chuyên môn hóa, các nghiệp vụ tài chính, bộ máy quản lý, hình thức tổ chức DN. Các tiêu thức này có thể phản ánh đúng bản chất nhưng lại khó xác định trên thực tế nên thường được sử dụng để tham khảo khi phân loại DNKN. Tiêu chí định lượng: Được xây dựng trên các chỉ tiêu như số lao động trung bình trong danh sách hoặc số lao động thường xuyên thực tế hoạt động của DN, tổng giá trị tài sản hay vốn cố định hoặc giá trị tài sản (vốn) thực có của DN, tổng doanh thu hay lợi nhuận của DNKN.
Công ty khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay được phân loại dựa trên tiêu chí quy định tại Nghị định số 39/2020/NĐ-CP ngày 11/03/2020 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ công ty khởi nghiệpnhư sau: Công ty khởi nghiệp được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định như trên.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá
50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định như trên.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.
―Khởi nghiệp‖ là một cụm từ khá quen thuộc ngày nay, được nhắc đến với tần suất cao trên các phương tiện thông tin đại chúng, là một nội dung quan trọng trong nhiều cuộc gặp mặt các cấp và là một trong những ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc tăng cường sức mạnh kinh tế là một bài toán cấp thiết, trong đó vai trò của đội ngũ doanh nhân, đặc biệt là tại khu vực kinh tế tư nhân là hết sức quan trọng Nếu như trước đây, Nghị quyết Đại hội X của Đảng năm 2006 đã đề cập đến nền kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế‖ thì đến Đại hội XII của Đảng năm 2018, khu vực kinh tế tư nhân đã được nhấn mạnh là một động lực quan trọng của nền kinh tế‖ Điều này cho thấy tầm quan trọng ngày càng gia tăng của việc thúc đẩy nền kinh tế tư nhân đi lên trong công cuộc phát triển kinh tế nước ta hiện nay Khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo, hình thành nên những doanh nghiệp trẻ, sáng tạo và hội nhập là một trong những chìa khoá để đưa nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao hơn và cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên trường quốc tế Để làm được điều này, cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội phát triển.
Thuật ngữ Huy động vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp‖.Trong quá trình khởi sự kinh doanh, tùy thuộc vào mức độ phát triển các sản phẩm tài chính và thị trường tài chính, các công ty khởi nghiệp tại các quốc gia khác nhau sẽ có các cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính khác nhau Thông thường, các nguồn lực tài chính cho DNKN được thành hai loại là nguồn tài chính bên trong và nguồn tài chính bên ngoài Nguồn tài chính bên trong thường là nguồn được lựa chọn đầu tiên và quan trọng để tiếp cận vốn, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại và khấu hao Nguồn tài chính bên ngoài được tiếp cận có thể trực tiếp bằng trái phiếu, cổ phiếu hoặc tiếp cận tài chính gián tiếp từ các khoản vay ngân hàng hoặc các nguồn tài chính từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các quỹ đầu tư mạo hiểm hay đầu tư thiên thần.
Tiêu chí đánh giá của huy động vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp: luận văn sử dụng tiêu chí định lượng về số lượng DNKN và tổng nguồn tài chính huy động được từ bên ngoài của DNKN.
Yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp: bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp như: trình độ nhận thức, quản lý, rào cản về tài sản thế chấp cũng như yếu tố bên ngoài như: môi trường kinh tế vĩ mô, các chính sách của nhà nước.
Mặc dù nhận được nhiều sự chú ý cả từ phía Nhà nước lẫn cộng đồng, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong giai đoạn khởi nghiệp, chủ yếu xoay quanh các vấn đề như: nguồn vốn, con người, cơ sở vật chất… Trong đó, nguồn vốn được xem là một trong những điểm nhức nhối đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay Có ba lý do cho việc những doanh nghiệp mới khởi sự cần huy động tài chính trong suốt thời kỳ đầu của mình: những thách thức trong dòng tiền, nhu cầu đầu tư vốn, và chu kỳ phát triển sản phẩm dài
Những thách thức trong dòng tiền: doanh nghiệp đòi hỏi một lượng tiền để vận hành như là điều kiện tiên quyết để hoaṭ đôṇ g Tiền thường được dùng để mua trang thiết bị, thuê và huấn luyện thêm nhân viên mới trước khi khách hàng tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp Sự lệch pha giữa chi phí để tạo ra doanh thu và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra những thách thức trong dòng tiền, đặc biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ cũng như với doanh nghiệp đang phát triển nhanh Mặc dù dòng tiền âm trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp có thể được biện minh bởi việc xây dựng nhà máy, mua trang thiết bị, huấn luyện nhân viên hay xây dựng thương hiệu - nhưng vẫn có thể tạo ra những tác hại nghiêm trọng Một doanh nghiệp có thể bị phá sản nếu sử dụng toàn bộ nguồn vốn của mình trước khi thu được lợi nhuận Đây cũng chính là lý do vì sao nguồn lực tài chính không đầy đủ là nguyên nhân cơ bản cho sự thất bại của những doanh nghiệp mới Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể cạn kiệt nguồn tiền ngay cả khi có sản phẩm tốt và những khách hàng thỏa mãn với sản phẩm của doanh nghiệp Nhằm ngăn chặn việc doanh nghiệp cạn kiệt nguồn tiền, đa số chủ doanh nghiệp cần vốn đầu tư hoặc một luồng tín dụng từ ngân hàng cho đến khi doanh nghiệp của họ bắt đầu tự tạo ra lợi nhuận
Các hình thức chính của huy động vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp
1.3.1 Huy động vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để có đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, các DNKN thường huy động tài chính từ nhiều nguồn khác nhau,trong đó vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong nhiều doanh nghiệp NHTM là một trung gian tài chính, vừa đóng vai trò là người đi vay‖ thông qua việc huy động nguồn tài chính nhàn rỗi trong nền kinh tế, vừa đóng vai trò người cho vay‖ để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Do đó, thuật ngữ tín dụng ngân hàng‖ một mặt nói tới hoạt động huy động vốn, đồng thời mặt khác nói tới hoạt động cấp tín dụng của NHTM Trong luận văn này, tín dụng ngân hàng được đề cập trên khía cạnh hoạt động cho vay của NHTM chuyển giao cho khách hàng (DNKN) một khoản tiền để khách hàng (DNKN) sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn.
Vốn tín dụng ngân hàng đối với công ty khởi nghiệp có một số vai trò như sau:
Thứ nhất, vốn tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết bài toán thiếu vốn cho DNKN, giúp doanh nghiệp chớp thời cơ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Khi vốn tự có đầu tư ban đầu không đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, DNKN phải bổ sung vốn thông qua việc bán tài sản, huy động vốn góp cổ đông, từ lợi nhuận tích lũy hoặc vay vốn từ bên ngoài Tài sản của DNKN cũng không hoàn toàn có tính thanh khoản cao, còn lợi nhuận tíchlũy thường phải cần một khoảng thời gian nhất định và không đáp ứng được ngay nhu cầu vốn của DNKN, vì vậy các DNKN rất cần sự tài trợ vốn từ bên ngoài Các nguồn tín dụng không chính thức thì có số tiền hạn chế và lãi vay cao, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro,… Do vậy, vốn tín dụng ngân hàng vẫn là một lựa chọn để DNKN giải quyết bài toán thiếu vốn của mình So với các kênh huy động khác, vốn tín dụng ngân hàng có ưu điểm vượt trội đó là có thể đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của DNKN trong một thời gian ngắn, và khoản vay nợ này không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu của DNKN.
Thứ hai, vốn tín dụng ngân hàng giúp DNKN nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các DNKN sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn trong thời gian nhất định cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình NHTM không chỉ giúp DNKN có được nguồn tài chính lớn, kịp thời để sản xuất kinh doanh mà còn cung cấp các giải pháp tài chính thích hợp, tạo nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp Với cơ chế giám sát tình hình sử dụng vốn của DNKN, NHTM cũng góp phần tư vấn và thúc đẩy DNKN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đồng thời, cùng với cơ chế giám sát tài chính đối với khoản vay, NHTM cũng phát triển và khai thác các dịch vụ tài chính ngân hàng đối với các DNKN, giảm các giao dịch bằng tiền mặt, góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế.
Thứ ba, vốn tín dụng ngân hàng là động lực thúc đẩy các DNKN nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xác lập uy tín và định vị thươnghiệu doanh nghiệp trên thị trường Để tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng trước hết DNKN phải sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo được tính minh bạch hóa thông tin, phải có dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ Trong quá trình vay vốn, DNKN chịu áp lực trả nợ gốc và lãi cho NHTM, điều này buộc các DNKN phải nâng cao công tác quản lý tài chính, bên cạnh đó hiệu quả kinh doanh cũng phải được nâng cao nhằm đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cần thiết đáp ứng yêu cầu sinh lợi của doanh nghiệp, hoàn trả nợ gốc và lãi vay cho NHTM đúng hạn Trong quan hệ tín dụng giữa NHTM và DNKN thì NHTM vừa là người cho vay, vừa là người tư vấn để đảm bảo DNKN sản xuất kinh doanh hiệu quả, tích lũy nguồn trả nợ cho NHTM Do đó, NHTM luôn quan tâm đến hoạt động kinh doanh của NNVV, NHTM để cóthể góp ý, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của DNKN, từ đó tư vấn giúp DNKN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.2 Huy động vốn đầu tư mạo hiểm
Vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital - VC) là tiền được đầu tư bởi những doanh nghiệp /quỹ đầu tư vốn mạo hiểm vào những doanh nghiệp mới khởi nghiệp, quy mô nhỏ những có tiềm năng phát triển nổi bật.Đây là một ngành kinh doanh trong đó các quỹ đầu tư tài chính tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm thu lợi nhuận Với khách hàng thông thường, doanh nghiệp bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thì với các VC, doanh nghiệp bán tưởng kinh doanh, thành công của việc tiếp cận nguồn vốn này chính là thuyết phục được các nhà đầu tư chuyên nghiệp bỏ tiền ra.
Quỹ được huy động từ những cá nhân có tài sản, quỹ quản lương, quỹ của các trường đại học, nhà đầu tư nước ngoài và những nguồn tương tự Nhà đầu tư đầu tư vào quỹ mạo hiểm được gọi là những thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn Nhà đầu tư vốn mạo hiểm, người quản lý quỹ, được gọi là thành viên chịu trách nhiệm chung.Những nhà đầu tư vốn mạo hiểm quản lý quỹ nhận được một khoản phí quản lý hàng năm khoảng 20% đến
25 % của lợi nhuận kiếm được từ quỹ Phần trăm lợi nhuận mà nhà đầu tư vốn mạo hiểm nhận được gọi là carry‖ Vậy nếu một doanh nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm huy động một khoản 100 triệu đô và quỹ tăng lên đến 500 triệu đô, thì khoản 20% mà doanh nghiệp sẽ nhận, sau khi trả tiền gốc 100 triệu, sẽ là 20% của 400 triệu, tương đương 80 triệu.
Những nhà đầu tư mạo hiểm biết rằng họ thực hiện việc đầu tư mạo hiểm và trong số họ sẽ có người không thành công Thực tế, hầu hết những doanh nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm cho rằng chỉ có khoảng 20% hoặc ít những hơn khoản đầu tư của họ có thể thành công, 40% sẽ thu hồi được tối thiểu lượng vốn đầu tư, và 40% sẽ thất bại Như vậy, những khoản đầu tư thu được lợi nhuận phải đủ để bù đắp cho những thương vụ còn lại.
Thực chất các VC cũng ít khi thật sự mạo hiểm do phần lớn những người điều hành không phải là nhà đầu tư và phải chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư của họ Một phần quan trọng để nhận được vốn đầu tư mạo hiểm là phải trải qua một quá trình thẩm định đầu tư, đây là quá trình liên quan đến việc điều tra những đặc điểm của một doanh nghiệp tiềm năng và xác minh những vấn đề mấu chốt trong bản kế hoạch kinh doanh.
Do đó, một mặt, nếu doanh nghiệp chuẩn bị các bản báo cáo rõ ràng và kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ có cơ hội nhận được khoản đầu tư cao hơn Sự có mặt của VC trong hội đồng quản trị có thể sẽ gây những rắc rối trong quá trình kinh doanh vì VC sẽ hành động vì mục tiêu lợi nhuận, họ có thể không hiểu hoặc cố tình lờ đi triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Khi VC rút vốn, họ cũng có thể chuyển nhượng số cổ phần của mình cho các đối tác còn kém thiện chí hơn.
Các cam kết đầu tư vốn sẽ không được thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng, vốn sẽ được giải ngân từ từ và căn cứ trên kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp nhận vốn.
1.3.3 Huy động vốn từ cộng đồng
Huy động vốn từ cộng đồng - crowdfunding là một phương thức cho phép doanh nghiệp hoặc các tổ chức dựa trên mạng internet có thể thu được nguồn tài chính - thông thường từ khoảng 1.000 lên đến 1 triệu đô la Mỹ - dưới hình thức cho tặng hoặc các khoản đầu tư từ nhiều cá nhân Hình thức này thực ra đã tồn tại từ hơn haithập kỷ dưới nhiều dạng khác nhau Năm
1997, người hâm mộ của một ban nhạc rock tại Mỹ đã phát động một chiến dịch quyên góp trên internet và thu được 60 nghìn USD để tài trợ cho một chuyến lưu diễn của thần tượng của họ Sau này, ban nhạc đó, Marillion cũng đã sử dụng huy động vốn từ cộng đồngđểđầu tư cho quá trình thu âm, marketing và phát hành các album của họ Năm 2003, ArtistShare được ghi nhận là website huy động vốn từ cộng đồng liên quan đến âm nhạc đầu tiên tại Mỹ, theo sau là một loạt những tên tuổi khác ra đời như Indiegogo
(2008), Kickstarters (2009) vàcác tên tuổi khác xuất hiện tại khắp nơi quốc gia trên thế giới Năm 2012, tổng thống Obama cũng ký một Nghị định mang tên JOBS (The Jumpstart Our Business Startups), gỡ bỏ rất nhiều cản trở liên quan đến việc cho phép một doanh nghiệp gây quỹ trong cộng đồng Huy động vốn từ cộng đồng khởi đầu như là sự mở rộng của thu hút tài chính thông qua bạn bè và gia đình: các cộng đồng góp vốn để tài trợ cho thành viên cóý tưởng kinh doanh Trong giai đoạn đầu của huy động vốn từ cộng đồng, vốn được đưa ra dưới hình thức đóng góp, nhưng ngày càng đa dạng hơn với hình thức nợ hoặc đầu tư vốn cổ phần nhằm mục tiêu vào các doanh nhân tăng trưởng cao.
Theo báo cáo hàng năm của tổ chức nghiên cứu Massolution, năm
2019 huy động vốn từ cộng đồng đã thu được giá trị ước tính lên tới 34 tỷ đô la Con số này so với 880 triệu đô la vào năm 2010 thì nhiều hơn khoảng 39 lần chỉ sau 7 năm Đến năm 2025, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới thì số lượng vốn huy động vốn từ cộng đồng sẽ đạt tới 93 tỷ đôla Mỹ.
M ôṭ số kinh nghiêṃ quốc tế về huy động vốn khởi nghiệp
ôṭ số kinh nghiêṃ quốc tế về huy động vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp
1.4.1 Kinh nghiêṃ củ a Trung Quốc
+ Hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp thông qua các chính sách tài chính, tín dụng:
- Thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp Chính phủ Trung Quốc thành lập một quỹ đặc biệt gọi là quỹ xanh‖ trị giá 10,6 tỷ NDT dành riêng cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và cắt giảm khí thải các bon.
- Chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách này được thực hiện trong bối cảnh doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất cao Hỗ trợ tín dụng được thực hiện dưới các hình thức như: cung cấp bảo lãnh tín dụng, cho vay trực tiếp và hỗ trợ lãi suất Chính phủ Trung Quốc cũng đã ban hành Nghị định về việc bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó quy định các DNKN thuộc lĩnh vực này sẽ được tiếp cận các khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại với lãi suất do ngân hàng trung ương quy định Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện chính sách cho vay trực tiếp từ Chính phủđối với các DNKN gặp khó khăn trong bối cảnh thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành đẩy mạnh một loạt các cải cách liên quan đến hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cho phép các DNKN tiếp cận vốn trên thị trường trái phiếu như cho phép DNKN tiến hành liên kết với một ngân hàng hay một doanh nghiệp có hạng tín nhiệm cao đứng ra bảo lãnh phát hành trái phiếu hay còn gọi là trái phiếu liên kết (trái phiếu hợp nhất), chính sách này giúp
- Thực hiện các chính sách thuế, tín dụng ưu đãi và các chương trình cho vay đặc biệt trong việc phát trịển các sản phẩm mới quan trọng hoặc đối với các doanh nghiệp công nghệ cao trong khu công nghệ cao.
Thời gian gần đây, Hungary đã thành lập Chương trình khuyến khích doanh nghiệp mới của Hungary với đối tượng mục tiêu là các công ty khởi nghiệp Điểm khởi đầu cho chương trình này là Chính phủ Hungary nhận thấy 75% số lượng doanh nghiệp hoạt động mà không có các khoản tín dụng ngân hàng, mà lý do chính là thiếu lịch sử tín dụng và sự thiếu hụt tài sản thế chấp, khiến các ngân hàng khó có thể đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp Điều này làm tăng chi phí giao dịch của ngân hàng khiến không tạođược sự hấp dẫn cho các doanh nghiệp Đồng thời, thị trường vốn mạo hiểm được xem là kém phát triển ở Hungary, so với các nước châu Âu khác.Chương trình này bao gồm ba cấu phần chính: tín dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ&công ty khởi nghiệp, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp siêunhỏ&công ty khởi nghiệp, tài trợ vốn chủ sở hữu giai đoạn đầu Hầu hết các nguồn lực (85%) cho chương trình này đến từ sáng kiến Liên minh châu Âu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(JEREMIE) Việc phân phối quỹ được điều phối bởi Doanh nghiệp TNHH đầu tư tài chính Hungary, hoạt động với tư cách là một liên doanh tài chính thay mặt cho Cơ quan Phát triển Quốc gia Việc giải ngân được thực hiện bởi các trung gian tài chính ở cấp địa phương Để nhận được khoản tín dụng thông qua chương trình này, doanh nghiệp nộp đơn phải thỏa mãn các điều kiện như: doanh thu không vượt quá 708.000 EURO/năm, không nhận được tín dụng từ ngân hàng tại thời điểm nộp đơn và phải có bản kế hoạch hoạt động phù hợp Giống như chương trình Start-Hitel, ứng viên cũng phải tựđầu tư một phần - trong trường hợp này là 20%.
• Các khoản tín dụng trị giá tối đa khoảng 180.000 Euro cho mỗi doanh nghiệp và phải được sử dụng cho các hoạt động mở rộng kinh doanh trên lãnh thổ Hungary (các hoạt động xuất khẩu không được hỗ trợ) Lãi suất được giới hạn ở mức lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng (BUBOR) cộng với sáu phần trăm, và người đi vay được trả khoản nợ sau hai năm.
• Bảo lãnh tín dụng được cung cấp cho các khoản vay của các công ty khởi nghiệp với trị giá tối đa là 720.000 Euro Để đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết, một trung gian tài chính phải nộp đơn cho Doanh nghiệp TNHH đầu tư tài chính Hungary để được coi như một trong những chủ nợ được bảo lãnh Các điều kiện cho các khoản tín dụng là các điều kiện được thiết lập bởi trung gian tài chính Trong trường hợp có khiếu nại, Doanh nghiệp TNHH đầu tư tài chính Hungary phải trả 80% tổng số tiền tín dụng.
• Tài chính giai đoạn đầu được cung cấp như vốn mạo hiểm thông qua quan hệđối tác công tư, trong đó Doanh nghiệp TNHH đầu tư tài chính
Hungaryhợp tác với doanh nghiệp tư nhân về đầu tư mạo hiểm, cùng đóng góp thành lập quỹ chung hoặc đồng tài trợ đầu tư Trong trường hợp đầu tiên, Doanh nghiệp TNHH đầu tư tài chính Hungary và doanh nghiệp tư nhân về đầu tư mạo hiểm tạo ra một quỹ liên doanh vốn, trong đó Doanh nghiệ p TNHH đầu tư tài chính Hungary có thể nắm giữ cổ phần tại bất cứ thời điểm nào trong suốt thời gian tồn tại của quỹ Trong trường hợp thứ hai, Doanh nghiệp TNHH đầu tư tài chính Hungary tự thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, sau đó hợp tác đầu tư với nhà đầu tư tư nhân Đối tượng mục tiêu là các doanh TNHH có trụ sở tại Hungari với thời gian hoạt động trên 5 năm và có doanh thu ròng hàng năm tối đa khoảng 5,3 triệu Euro, không có nguồn tài chính ngân hàng, vàđáp ứng các tiêu chí thông thường của quỹ đầu tư mạo hiểm (ý tưởng hứa hẹn, kế hoạch kinh doanh tốt, doanh thu kỳ vọng cao).
Tuy vậy, kết quả của Chương trình khuyến khích doanh nghiệp mới của Hungary chưa được cao Quỹ có nhu cầu cao nhất (các khoản cho vay cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ) chỉ phân bổ được 24% vốn sau ba năm hoạt động Các tổ chức trung gian tài chính cũng báo cáo mức lãi suất tín dụng hạn chế do quy mô vốn vay nhỏ Hơn nữa, các khoản vay của nhà nước cho doanh nghiệp khởi nghiệp có sự chồng chéo, có nghĩa là các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đăng ký chương trình này Cuối cùng, các quy định của EU có hiệu lực với chương trình JEREMIE, chẳng hạn như yêu cầu các khoản tín dụng chỉ được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh mở rộng, làm cho tín dụng cung cấp bởi chương trình tương đối không hấp dẫn Về đảm bảo tín dụng, các trung gian tài chính phải đầu tư hệ thốngcông nghệ tốn kém để vận hành một quỹ bảo lãnh quá nhỏ so với danh mục đầu tư của họ Do vậy, các tổ chức tín dụng thường ưa chuộng các sản phẩm bảo đảm truyền thống hơn.
Tại Ireland, hầu hết các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệpđược điều phối bởi Enterprise Ireland , một tổ chức của chính phủ trung ương với nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp Ireland tăng trưởng và phát triển Mục tiêu ưu tiên của Enterprise Irelandlà tăng doanh số bán hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Ireland bởi do nhu cầu cao của nước ngoài đối với hàng hoá và dịch vụ của Ireland được coi làđộng lực chính vàđảm bảo công ăn việc làm trong nước Về chương trình cho doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Ireland tập trung mạnh vào doanh nghiệp khởi sự có tiềm năng cao (High-Potential Start-ups- HPSUs) Enterprise
Ireland xác định HPSU là bất kỳ doanh nghiệp mới nào có kế hoạch kinh doanh xung quanh một sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo, có mục tiêu bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường quốc tế và với tiềm năng tạo ra ít nhất 10 việc làm và kiếm được ít nhất một triệu euro trong xuất khẩu trong vòng bốn năm sau khi ra mắt Một loạt các công cụ xúc tiến có sẵn cho những doanh nghiệp mới bắt đầu, cung cấp hỗtrợ giữa các giai đoạn ý tưởng và giai đoạn mở rộng Mỗi doanh nghiệp mới khởi sự có thể sử dụng một số nguồn lực hỗ trợ, được mô tả ngắn gọn dưới đây:
• Trợ cấp nghiên cứu khả thi của HPSU: Một khoản tài trợđể nghiên cứu khả năng tồn tại của dự án doanh nghiệp khởi nghiệp và trợ giúp đưa ra kế hoạch kinh doanh Quỹ này cung cấp 50% chi phí nghiên cứu, tối đa là 15.1 Euro, còn 50% còn lại từ doanh nghiệp.
• Voucher đổi mới : Một chứng từ trị giá 5.000 Euro để hỗ trợ hợp tác với trường đại học hoặc tổ chức nghiên cứu công để khám phá ý tưởng kinh doanh Voucher sáng tạo dành cho tất cả các doanh nghiệp có dưới 50 nhân viên tại Ireland.
• CORD Grant: Khoản trợ cấp thu nhập cho doanh nhân tiềm năng khi tham gia vào chương trình được gọi là Nền tảng Doanh nghiệp. Chương trình này là các khóa học cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong một năm tại các Viện Công nghệ của Ireland bao gồm giáo dục kinh doanh chính thức, đào tạo doanh nhân, phát triển cá nhân, tư vấn kinh doanh và hướng dẫn kinh doanh Mức trợ cấp tương đương 50% tiền lương của ứng viên trong năm trước, tối đa là 30.000 Euro.
Một số kết quả của hoạt động khởi nghiệp của công ty khởi nghiệp Việt Nam
3.1.1 Chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ nguồn lực tài chính, phát triển công ty khởi nghiệp
Nhà nước trong những năm gần đây đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:
- Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNKN, quy định chính sách hỗ trợ DNKN ở từ Trung ương tới địa phương Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Chính phủ chi tiết về trợ giúp DNKN, theo đó, các DNKN được hưởng các chính sách ưu đãi theo pháp luật hiện hành, đồng thời quy định thêm các chính sách trợ giúp và tổ chức xúc tiến phát triển DNKN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong điều
3 nghị định này, DNKN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người
- Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNKN (thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP) Nghị định này đã quy định rõ trợ giúp tài chính cho công ty khởi nghiệp như sau:
(i) Nhà nước khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng công ty khởi nghiệp Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thành lập và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho công ty khởi nghiệp.
(ii) Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụng cho các công ty khởi nghiệp; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với công ty khởi nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lýđầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác cho khách hàng làđối tượng công ty khởi nghiệp.
(iii) Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các công ty khởi nghiệp nâng cao năng lực lập dự á n, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của công ty khởi nghiệp.
(iv) Thành lập Quỹ phát triển công ty khởi nghiệp
+ Mục đích hoạt động: tài trợ các chương trình giúp nâng cao nâng lực cạnh tranh cho công ty khởi nghiệp, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
+ Nguồn vốn của Quỹ Phát triển công ty khởi nghiệp (gọi tắt là Quỹ): vốn cấp từ ngân sách nhà nước; vốn đóng góp của các tổ chức trong nước; các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
+ Các hoạt động chính: Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển công ty khởi nghiệp theo quy định của pháp luật; Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp cho công ty khởi nghiệp do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các công ty khởi nghiệp có dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ.
+ Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án thành lập Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; chịu trách nhiệm bảo đảm Quỹ hoạt động đúng mục đích.
+ Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của Quỹ
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 07/09/2012 về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển công ty khởi nghiệp giai đoạn 2011 - 2017, đề ra một số giải pháp, chương trình hỗ trợ DNKN trọng tâm sau:
(i) Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN;
(ii) Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
(iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ vàáp dụng công nghệ mới;
(iv) Phát triển nguồn nhân lực cho các DNKN, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị;
(v) Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp,tăng cường tiếp cận đất đai;
(vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ DNKN và xúc tiến mở rộng thị trường;
(vii) Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển;
(viii) Quản lý thực hiện kế hoạch phát triển Trong đó, nhấn mạnh vào những giải pháp về thành lập Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020; thí điểm xây dựng vườn ươm DN; thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho DNKN trong một số lĩnh vực; thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.
- Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2018 về hỗ trợ và phát triển DN đến 2020, Chính phủ nhấn mạnh: Nhà nước sẽ có những chính sách đặc thù để hỗ trợ DNKN, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển Trong đó, các Bộ và cơ quan liên quan tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ Phát triển công ty khởi nghiệp, cùng với Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao Đồng thời nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;Xây dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi vàđăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Luật hỗ trợ công ty khởi nghiệp số 04/2019/QH14 được Quốc hội thông qua vào 12/06/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 cùng với
4 nghị định triển khai bao gồm: Nghị định số 34/2020/NĐ-CP ngày 8/3/2020 về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho công ty khởi nghiệp; Nghị định 38/2020/NĐ-CP ngày 11/3/2020 về đầu tư cho công ty khởi nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 39/2020/NĐ-CP ngày 11/3/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ công ty khởi nghiệp; và Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển công ty khởi nghiệp; đã có những biện pháp hỗ trợ về tài chính khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp như sau:
(i) Nguồn vốn hỗ trợ công ty khởi nghiệp bao gồm
+ Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;
+ Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
3.2.2 Thực trạng quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam
Thực trạng mô hình huy động vốn từ cộng đồng ở Việt Nam
Hiện nay, có thể thấy mô hình huy động vốn từ cộng đồng – crowfunding ở Việt Nam còn chưa được phổ biến nhiều Có thể do sự khác biệt về văn hóa giữa phương Tây và phương Đông, cách nhìn nhận về thất bại khác biệt khiến huy động vốn từ cộng đồng chưa thể là nơi để mọi người sẵn sàng chia sẻý tưởng của mình và gọi vốn vì sợ bị dèm pha, chỉ trích hơn là ủng hộ Với môi trường làm ăn chú trọng đến mối quan hệ nhưở Việt Nam thì việc đầu tư cho một người xa lạ trên internet thật sự không dễ dàng Hơn nữa, việc hạn chế các giao dịch online cùng với hệ thống luật pháp chưa quy định cụ thể về huy động vốn từ cộng đồng cũng là một trở ngại lớn.
Nhưng không vì vậy mà huy động vốn từ cộng đồng không phát triển tại Việt Nam Trái lại trong thời gian vừa qua đã có nhiều nền tảng trang web huy động vốn từ cộng đồng - huy động vốn từ cộng đồng ra đời, phát triển và nhận được đông đảo niềm tin từ cộng đồng người Việt Đơn cử là FirstStep, Comicola, Fundstart, Charity Map, FundingVN,…Mỗi nền tảng web huy động vốn từ cộng đồng tại Việt Nam có những thế mạnh, độc đáo riêng như:
- Comicola được biết đến như một trang gây quỹ chuyên dành cho mảng truyện tranh và là một tổ chức đáng tin cậy với nhiều dự án đã gây quỹ thành công Comicola còn kết hợp bán hàng online liên quan đến truyện tranh, hoạt động khá sôi nổi và hỗ trợ giao dịch bằng: thẻ cào điện thoại, chuyển khoản ngân hàng online, giúp người dùng khai thác tối đa mọi thế mạnh của nó.
- Charity Map thì lại chuyên về đóng góp gây quỹ từ thiện với rất nhiều chương trình vàý tưởng nhằm ủng hộ, giúp đỡđối tượng khó khăn để gây quỹ thành công vàđạt được sự quan tâm chúý cao từ cộng đồng.
- FirstStep nổi bật do sự đa dạng trong trong nhiều lĩnh vực về start up – khởi nghiệp như: nông nghiệp, phần mềm, giải trí, games, từ thiện…Hệ thống thanh toán qua ví điện tử hoàn trả tiền tự động và linh hoạt, minh bạch, dễ quản lý danh sách những người đóng góp cùng với tỷ lệ thành công khá cao của các dự án được gây quỹ trên web Firststep vn đãđóng góp không nhỏ trong việc gia tăng niềm tin và giáo dục cộng đồng vềhuy động vốn từ cộng đồng tại Việt Nam Thời gian qua, việc FirstStep được Fintech công nhận là Platform (nền tảng) huy động vốn từ cộng đồng tại Việt Nam là một bước ghi nhận hứa hẹn trong thời gian sắp tới. FirstStep sẽ thúc đẩy cộng đồng start up – khởi nghiệp cũng như huy động vốn từ cộng đồng sôi nổi và phát triển hơn FirstStep cũng triển khai được
6 dự án và đang có 2 sản phẩm Việt Nam dùng mô hình huy động vốn từ cộng đồng như doanh nghiệp Tiên Đông với dự án Cải tiến cờ caro tổ o ng dựa trên ý tưởng cờ caro truyền thống Và đặc biệt là sinh viên khối công nghệ như nhóm sinh viên chuyên ngành CNTT tại Đại học Gia Định cũng đã thử mô hình huy động vốn từ cộng đồng cho việc làm gậy dẫn đường phiên bản mới cho người khiếm thị với dự án Gậy dẫn đường cho người khiếm thị— H3N‖.
- Fundstart.vn : hoạt động dựa trên mô hình gọi vốn cộng đồng nhận quà tri ân Chủ dự án chia sẻ ý tưởng cùng FundStart,cộng đồng nếu yêu thích sẽ ủng hộ tiền thông qua hệ thống của FundStart trong một thời hạn nhất định Nếu chiến dịch gọi vốn thành công, chủ dự án phải đảm bảo quyền lợi của người ủng hộ vốn và tặng quà cho họ theo cam kết đã được đăng tải trên nền tảng gọi vốn và tuân theo hợp đồng đã ký kết với FundStart Nếu dự án không thành công, tiền vốn được FundStart trả lại cho người ủng hộ Là cầu nối giữa cộng đồng và những dự án sáng tạo, FundStart hiện đang tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ cho các cá nhân và những nhà khởi nghiệp như: Tư vấn dự án, kết nối và hỗ trợ truyền thông để dự án có khả năng gọi vốn cộng đồng thành công Ba dự án tiêu biểu trên Fundstart.vn bao gồm:
+ Loa gốm sơn mài Lily là dòng loa gốm sơn mài đầu tiên dành cho smartphone Bằng sự kết hợp giữa cảm nhận về âm nhạc và thiết kế ứng dụng cùng với tính thẩm mỹ mà trọng tâm chính là chất lượng của âm thanh, Lily sẽ khiến người nghe cảm nhận được niềm hứng thú mà âm nhạc từ Lily mang lại Không cần bất kỳ thiết bị kết nối nào, chỉ cần đặt điện thoại vào trong, Lily sẽ giúp âm thanh phát ra từ loa ngoài của smartphone trở nên thú vị và trong trẻo hơn.
+ Rich Anchor là sản phẩm giúp bạn tiếp cận và giữ chân khách hàng lâu hơn, đem lại doanh thu nhiều hơn cho website, dựa trên thói quen và sở thích cá nhân của từng người dùng Nhằm mục đích phục vụ nhu cầu phân phối nội dung (theo ngữ nghĩa) tới đúng đối tượng người dùng, Recommender System làm tăng độ kết dính của người dùng với hệ thống và giảm chi phí quảng bá nội dung trên các kênh như Facebook.
+ CFF Studio là một trong những đơn vị có dự án game đầu tiên sẽ gọi vốn trên Fundstart.vn Dự án kỳ vọng tạo ra trải nghiệm game đua xe và chiến đấu 3D cùng lúc với nhiều người trên thiết bị di động Với kinh nghiệm trong ngành game mobile với nhiều sản phẩm thu hút sự quan tâm của người dùng và các nhà phát hành, CFF Studio đang trong giai đoạn hoàn thiện tạo hình và sản xuất sản phẩm mẫu Racing Raider.
Như vậy có thể thấy huy động vốn từ cộng đồng đã quen thuộc với cộng đồng người Việt từ xa xưa chủ yếu bằng hình thức ủng hộ dự án từ thiện (donate) qua các hoạt động từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, cứu trợ bão lũ ,…Những dự án đã huy động vốn từ cộng đồng thành công ngoài điểm chung là sáng tạo, tính khả thi của dự án, thì sự kỳ vọng của người đóng góp về giá trị phần thưởng mà họ nhận được khi tài trợ dự án mang tính quyết định về sự thành công của dự án Do đó những dự án start-up tạo ra sản phẩm sáng tạo phù hợp nhu cầu của cộng đồng sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội thành công Ngoài ra huy động vốn từ cộng đồng cũng là cơ hội cho chủ dự án khảo sát nhu cầu thị trường , thu thập ý kiến, marketing, truyền thông cho sản phẩm của dự án trước khi tung ra thị trường.
3.2.4 Thực trạng về đầu tư thiên thần ở Viêṭ Nam
Hiện tại ở Việt Nam , nhiều doanh nghiệp trước, là nơi để các quỹ đầu tư rót vốn ở giai đoaṇ hình thành từ 3-4 năm giữa" với mức đầu tư từ vài trăm triệu đến 1-2 tỷ đồng, tuy vâỵ thường phải từ 4 tỷ đồng trở lên Do vâỵ các quỹ đầu tư mạo hiểm thông
, các khoản đầu tư vài trăm triệu đến 1-2 tỷ đồng thì rất ít, hầu hết là đến từ các nhà đầu tư thiên thần, mà nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam thì cò n chưa đươc̣ phát triển nhiều Chính vì vậy, tháng 4 năm 2019, Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Việt Nam
(iAngel Network) đã đươc̣ thành lâp̣ vớ i 9 đơn vị, gồm các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nhằm hỗ trợ tài chính và đào tạo kỹ năng cho các dự án khởi nghiệp Cùng với 2 đơn vị sáng lập là Doanh nghiệp Cổ phần Capella Việt
Nam và Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội; 7 tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam gồm: Quỹ khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ; Doanh nghiệp Cổ phần Đầu tư Innovation Hub; Doanh nghiệp CP Tư vấn Đầu tư và Khởi nghiệp Quốc gia ; Doanh nghiệp Tư vấn Quản lý Việt ;
Doanh nghiệp TNHH Angles 4 Us; Doanh nghiệp CP Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp sông Hàn và Doanh nghiệp CP Đầu tư phát tr iển công nghệ
Thực trạng về hợp đồng thuê tài chính
Hợp đồng thuê tài chính là một trong những giải pháp hữu ích giúp giải quyết khó khăn thiếu tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng của DNKN, doanh nghiệp khởi nghiệp Đây cũng được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn về vốn để đầu tư đổi mới công nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, Châu Đình Linh
(2017) cho biết trong cuộc khảo sát 1.000 DNKN thuộc các ngành nghề khác nhau thì có tới 70% doanh nghiệp trả lời rằng họ biết ít, hoặc chưa từng tìm hiểu về dịch vụ hợp đồng thuê tài chính Tính đến thời điểm tháng
9/2019, Việt Nam chỉ mới có 11 doanh nghiệp cho thuê tài chính nhưng đa phần hoạt động chưa hiệu quả Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp cho thuê tài chính thiếu am hiểu về thị trường công nghệ nên chưa làm tốt công tác tư vấn, thẩm định tài sản đề nghị thuê của doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa hiểu rõ về loại hình tín dụng này nên ít khi tính đến trong các phương án kinh doanh Đồng thời, cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến hoạt động thuê tài chính chưa hoàn thiện, ẩn chứa nhiều rủi ro đối với bên thuê lẫn bên cho thuê khi xảy ra tranh chấp (nhất là vấn đề hình sự hóa hoạt động vay và cho vay).
Thực trạng về một số hình thức khác
Sàn giao dịch chứng khoán cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
Một số nước trên thế giới, như Hàn Quốc đã thành lập sàn giao dịch chứng khoán cho các doanh nghiệp khởi nghiệp KONEX Việc xây dựng một thị trường chứng khoán chuyên biệt dành riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là thực sự cần thiết Thị trường chuyên biệt này với các điều kiện thấp hơn về tiêu chuẩn công khai minh bạch, báo cáo tài chính, báo cáo triển vọng sản phẩm ) sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng và thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hiện tại, mô hình sàn giao dịch UpCoM tại Việt Nam có các tiêu chuẩn và điều kiện niêm yết thấp hơn sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX Sau 10 năm hoạt động (từ năm 2009), UPCoM đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng hàng hóa và hoạt động của thị trường, khẳng định vai trò là kênh đầu tư hấp dẫn của công chúng và huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp, đóng góp quan trọng vào công cuộc cổ phần hoá, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đánh giá theo tiêu chí định lượng, chỉ với 10 doanh nghiệp đăng ký giao dịch buổi đầu khai trương, tính đến hết tháng 5/2020, UPCoM có 738 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, vốn hóa thị trường đạt 656.436 tỷ đồng, gấp gần 3 lần giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết HNX cùng thời điểm 2018, 2019 là 2 năm quy mô vốn hoá tăng trưởng cao nhất với mức tăng lần lượt 397%, 123,4%.
Quy mô giao dịch tuy không theo kịp quy mô vốn hóa song cũng có sự tăng trưởng ấn tượng Thanh khoản trên UPCoM 5 tháng đầu năm 2020 đã đạt mức 462 tỷ đồng/phiên, gần bằng 50% giá trị giao dịch trên thị trường niêm yết HNX Thậm chí trong năm 2019, UPCoM đã có phiên giao dịch kỷ lục với giá trị giao dịch đạt 1.463 tỷ đồng/phiên, cao gấp 2,3 lần giá trị giao dịch bình quân phiên trên thị trường niêm yết HNX năm 2019.
Cổ phiếu UPCoM ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài Trong 2 năm 2018, 2019, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm khoảng 15,5% - 16,5% giá trị giao dịch UPCoM.
Có nhiều thời điểm thị trường biến động, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu trên thị trường niêm yết nhưng lại mua ròng trên UPCoM.
Sàn UpCoM góp phần làm quy mô thị trường thị trường chứng khoán không ngừng mở rộng, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện đáng kể, cơ chế giao dịch thanh toán phù hợp, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư Bên cạnh đó, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn UpCoM có thời gian tập dượt trước khi chủ động chuyển sang các sàn như HOSE, HNX.Như vậy, với các đặc điểm tương đối tương đồng với sàn giao dịch chứng khoán KONEX của Hàn Quốc, việc nghiên cứu và chuyển đổi sàn UpCoM thành sàn giao dịch chuyên biệt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại ViệtNam là một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện nguồn vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đánh giá chung về huy động vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp Việt Nam
3.3.1 Đánh giá các chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ nguồn lực tài chính, phát triển công ty khởi nghiệp Điểm mạnh:
- Các chủ trương, chính sách hỗ trợ DNKN của Đảng, Nhà nước từng bước đi vào cuộc sống; việc thực thi chính sách hỗ trợ của các bộ,ngành, địa phương đối với phát triển DNKN có hiệu quả, giúp cho cộng đồng DNKN nỗ lực vượt qua khó khăn để phát triển bền vững DNKN thúc đẩy tăng trưởng GDP và tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định xã hội, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Điều đó cũng được thể hiện khi 2020 là năm thứ tư liên tiếp, Việt Nam có số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đạt kỷ lục với số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 lên tới 131.275 doanh nghiệp.
- Hầu hết các chính sách/chương trình trợ giúp DNKN chưa có đánh giá kết quả hỗ trợ cho DNKN Một số chương trình mới dừng ở mức ước tính tỉ lệ DNKN có thể tham gia hoặc rất chung chung (với giải thích 97% DN là DNKN nên đa số là DNKN tham gia), thậm chí có chương trình không thể đánh giá được mức độ tham gia của các doanh nghiệp (sở hữu trí tuệ) Đồng thời thiếu các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách/chương trình đến sản xuất, kinh doanh của DNKN như các chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ, sở hữu trí tuệ…, tư vấn thị trường, đào tạo nghề.
- Phần lớn chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích chung chung, một số chính sách khâu tổ chức thực hiện gặp nhiều vướng mắc như chính sách ưu đãi thuế cho DNKN, chính sách hỗ trợ DNKN trong công nghiệp hỗ trợ.
- Một số chính sách hỗ trợ tuy đã có những kết quả triển khai nhất định nhưng phạm vi và quy mô hỗ trợ còn nhỏ hẹp như chính sách về vườn ươm doanh nghiệp (cả nước có 08 vườn ươm doanh nghiệp và ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNKN (18 quỹ bảo lãnh địa phương với kết quả hoạt động hạn chế),chính sách tư vấn về kinh doanh và quản lý sản xuất mới chủ yếu được thực hiện ở một sốít doanh nghiệp khu vực phía Bắc do nguồn lực còn hạn chế, chủ yếu huy động từ viện trợ quốc tế.
- Một số chính sách có chất lượng nội dung chưa cao, hình thức thực hiện chưa phù hợp với đối tượng DNKN như hỗ trợ về thông tin: đa số trang thông tin cho doanh nghiệp cung cấp các thông tin chung chung, lạc hậu, thiếu các thông tin phục vụ thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tư vấn trực tuyến (nhiều trường hợp có nhưng không hoạt động hoặc không kịp thời) Đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực nội dung chưa chuyên sâu, bám sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, hình thức tổ chức khóa/lớp đào tạo chưa linh hoạt do đó làm giảm sự quan tâm và tham gia của các doanh nghiệp.
- Tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp DNKN còn rất chậm Thời gian để xây dựng các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện kéo dài 2 đến 3 năm ví dụ như Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia gắn với công nghệ tiên tiến , Quỹ Phát triển DNKN được thành lập sau hơn 3 năm xây dựng đề án, hiện mới đang hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động.
- Các chính sách, chương trình trợ giúp DNKN hiện đang được thực hiện rời rạc, manh mún và dàn trải Trong khi đó đối với một doanh nghiệp, muốn phát triển bền vững thì phải có cả yếu tố nguồn lực, tài chính, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thông tin thị trường, hiểu biết pháp lý, … nên cần có sự hỗ trợ mang tính tổng thể của Nhà nước Vì vậy, mặc dù hàng năm Chính phủđã bố trí nguồn lực để hỗ trợ cho DNKN nhưng hiện nay không thểđo lường được hiệu quả thực hiện cũng như đánh giá tác động rõ rệt đối với các doanh nghiệp Nhiều DNKN phản ánh rằng họ không biết hoặc không tiếp cận được với chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Một số cho rằng các chính sách và chương trình trợ giúp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thủ tục tham gia phức tạp và không có hướng dẫn cụ thể.
- Mức độ triển khai chính sách trợ giúp DNKN ở cấp địa phương còn hạn chế Công tác nắm bắt nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của DNKN còn yếu Nhiều địa phương chưa chủ động xây dựng các chương trình, chính sách trợ giúp DNKN trên địa bàn, hầu hết mới chỉ tham gia thực hiện các chương trình do các Bộ, ngành chủ trì với mức độ khiêm tốn (xúc tiến thương mại, sở hữu trí tuệ, quản lý chất lượng ). Khoảng 30% sốđịa phương chưa phê duyệt và triển khai kế hoạch phát triển DNKN của tỉnh cũng như chưa có báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch về Bộ Kế hoạch và đầu tư để kịp thời tổng hợp và tháo gỡ các kiến nghị, khó khăn.
Nguyên nhân của hạn chế
- Hiện nay, có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng có thể thấy, việc cân đối các nguồn lực để thực hiện hỗ trợ đó không rõ nét, có thể dẫn đến tính khả thi không cao của chính sách, nhất là nguồn lực về mặt tài chính Việc xây dựng một nhà nước kiến tạo, nhà nước phụng sự, phục vụ người dân, doanh nghiệp như cải cách về luật pháp, thể chế, cải cách thủ tục hành chính, luôn hỗ trợ, đồng hành, lắng nghe, chia sẻ, là chỗ dựa tin cậy cho doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi họ "đem chuông đi đấm nước người" vẫn chưa thay thế được phương pháp tiếp cận mang nhiều tính chất trợ cấp, bảo hộ Ví dụ cụ thể như, việc Luật yêu cầu các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ công ty khởi nghiệp (DNKN) có vẻ hợp lý, tuy vậy sau đó thì nhà nước lại phải hỗ trợ, ưu đãi cho các ngân hàng, bởi nếu không thì họ cũng không có nguồn lực hỗ trợ DNKN, bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp Chính phủ sẽ phải quy định chi tiết các ưu đãi đó, có thể là các biện pháp như tỷ lệ dự trữ bắt buộc; chiết khấu, tái cấp vốn; khoanh nợ và xử lý rủi ro; trích lập dự phòng Những quy định ưu đãi như vậy rất có thể mâu thuẫn với các quy định về đảm bảo an toàn trong Luật các tổ chức tín dụng.
- Trong hệ thống pháp luật không thể có phân biệt đối xử với các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn FDI, tuy vậy rõ ràng, việc xác định những ngành nghề, lĩnh vực mà Việt Nam hiện nay chưa cam kết đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hiện còn có rào cản kỹ thuật đối với nhàđầu tư nước ngoài mà Chính phủ lại chủ đích muốn hỗ trợ thì là việc nên làm Nghĩa là việc hỗ trợ đúng đối tượng yếu‖ là các doanh nghiệp trong nước, không ngại việc hỗ trợ chảy vào FDI vì hiện đã có rào cản kỹ thuật Đến thời điểm các hàng rào kỹ thuật đóđược bỏđi mà các doanh nghiệp trong nước vẫn không phát triểnđược thì cũng đành phải chấp nhận cuộc chơi, cạnh tranh sòng phẳng.
3.3.2 Đánh giá các hình thức chính của huy động vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp Việt Nam
3.3.2.1 Đánh giá về hoạt động tín dụng cho công ty khởi nghiệp tại Việt Nam Điểm mạnh
Trong thời gian qua, nhà nước và ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DNKN trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoaṭ đôṇ g ngân hàng, tiền tê ̣ đã ngày càng hoàn thiện c ơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng, tiếp tuc̣ t aọ điều kiêṇ th uâṇ l ợi hơn trong viêc̣ tiếp câṇ vố n tín dụng phục vụ hoạt đôṇ g sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực ưu tiên trong đó có khu vực DNKN (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DNKN, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao).
Trong điều kiện hiện nay, nhiều ngân hàng không đủ khả năng và nguồn lực để thẩm định hiệu quả thực tiễn của ý tưởng cũng như nhu cầu của thị trường đầu ra đối với các ý tưởng mới của doanh nghiệp khởi nghiệp Bên cạnh đó, việc thiếu các cơ quan, hiệp hội chuyên ngành độc lập để đánh giá hiệu quả các ý tưởng kinh doanh sản xuất mới cũng gây khó khăn trong quá trình thẩm định, không có đủ cơ sở để ngân hàng đánh giá phương án kinh doanh Hầu hết các ngân hàng đều muốn quản lý rủi ro chặt chẽ, không để phát sinh nợ xấu, vì vậy khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp càng hạn chế.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp đa phần bắt đầu từ ý tưởng, thế nhưng ý tưởng kinh doanh không phải là tài sản đảm bảo nợ vay dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong quyết định cấp tín dụng vì không đảm bảo được các điều kiện quản lý rủi ro Tài sản đảm bảo phải là những tài sản hữu hình, có tính lưu giữ giá trị tốt và có thể dễ dàng quy đổi ra tiền mặt Những loại tài sản phổ biến có thể kể đến như sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, bất động sản hay các loại động sản khác như ô tô, hàng hoá … chưa từng được sử dụng để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay khác hoặc đã từng được sử dụng nhưng khoản vay đã được tất toán và tài sản đã được trả về cho người đi vay.
GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG VỐN KHỞI NGHIỆP CHO CÔNG TY KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM
Bối cảnh mới
4.1.1.Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Ngày 12/11/2020, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP theo Nghị quyết số 72/2020/QH14 7 tháng sau đó, ngày 30/6/2019, EVFTA đã được các bên chính thức ký kết Các sự kiện này đã đánh dấu Việt Nam chính thức bước vào sân chơi‖ của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Việc Việt Nam tham gia tham gia các FTA thế hệ mới đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường cho khu vực doanh nghiệp Theo đó, doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là các ưu đãi từ các thành viên CPTPP màViệt Nam chưa có FTA song phương như: Canada, Mexico và Peru Đối với CPTPP, các nước tham gia cam kết xóa bỏ từ 97% - 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam tùy theo cam kết của từng nước Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên CPTPP sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khiHiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình Đối với EV-FTA, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Liên minh châu Âu (EU) sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế (tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU) Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế (tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Hơn nữa, các hiệp định tiêu chuẩn cao như CPTPP và EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mở rộng xuất khẩu vào các thị trường khu vực rộng lớn, mà còn đem lại cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất nếu các điều kiện về tiêu chuẩn, quy định được đáp ứng Tuy nhiên, các cam kết này có thể trở thành thách thức nếu như doanh nghiệp không chủ động nắm bắt thời cơ, cải thiện hiệu quả hoạt động, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế Riêng đối với các doanh nghiệp, yếu tố "nguồn gốc xuất xứ" sẽ ảnh hưởng và quyết định rất lớn tới khả năng hiện thực hóa lợi ích từ CPTPP Ðiều này phụ thuộc vào cả trình độ khoa học - công nghệ trong nước lẫn khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Doanh nghiệp Việt Nam cần có những đột phá trong cả hai lĩnh vực này để tận dụng tốt cơ hội đem lại từ các hiệp định FTA thế hệ mới.
4.1.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến doanh nghiệp Việt Nam
Thế giới đang ngày càng bước sâu vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Sự phát triển của những lĩnh vực mà trước đây chưa từng có như trí tuệ nhân tạo và máy tự học, người máy, công nghệ nano, in ba chiều, công nghệ gen và công nghệ sinh trắc học đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày Các hệ thống thông minh như nhà ở, nhà máy, nông trại, mạng lưới điện hoặc thành phố cũng sẽ giúp giải quyết các vấn đề từ quản lý chuỗi cung ứng cho đến thay đổi khí hậu Đồng thời, cuộc Cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng rộng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và địa lý học, tương tác theo nhiều chiều và tăng cường lẫn nhau.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và viễn thông Cuộc cách mạng này sẽ thay đổi tư duy kinh doanh và quản trị doanh nghiệp Các doanh nghiệp sẽ phải tăng cường kết nối và số hóa thông tin trong quá trình kinh doanh của mình Hiện nay, các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam đã triển khai các dịch vụ CNTT như Big Data để phân tích hành vi khách hàng, số hóa dữ liệu khách hàng để có thể tra cứu tìm hiểu dữ liệu khách hàng nhanh hơn Về lĩnh vực viễn thông và truyền hình, các doanh nghiệp cũng áp dụng CNTT vào quản trị và xây dựng nội dung, quy trình hóa và số hóa sản xuất kinh doanh để đảm bảo từng bước nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 trong tương lai Trong lĩnh vực ngân hàng, ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử qua các mạng thanh toán liên ngân hàng tới từng khách hàng thông qua điện thoại di động đươc̣ phát triển với tốc độ ngày càng cao và đảm bảo an toàn thông tin Sự ra đời của các công nghệ mới trong các ngành công nghiệp đã tạo ra những phương thức hoàn toàn mới đáp ứng các nhu cầu hiện tại và phá vỡ đáng kể các chuỗi giá trị công nghiệp hiện có Sự phá hủy cũng xuất hiện từ những đối thủ cạnh tranh sáng tạo, nhanh nhạy, những doanh nghiệp nhờ tiếp cận với các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, bán hàng và phân phối, có thể lật đổ những doanh nghiệp truyền thống nhanh hơn bao giờ hết bằng cách cải thiện chất lượng, tốc độ, hay giá cả đối với giá trị cung cấp.
4.1.3 Tác động của chiến tranh thương mại với tâm điểm: Mỹ - Trung
Ngày 6/7/2020, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và TrungQuốc chính thức bước vào cuộc chiến thương mại khi áp các mức thuế mới lên hàng chục tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ mỗi bên Mỹ quyết định tăng thuế lên 25% đối với 1.102 sản phẩm với giá trị nhập khẩu 50 tỷ USD,trong đó 90% mặt hàng này là nguyên liệu sản xuất Về phía Trung Quốc, bắt đầu áp đặt mức thuế 25% cho 545 loại sản phẩm của Mỹ trị giá 34 tỷ USD, đe doạ áp thuế cao hơn đối với 16 tỷ USD xuất khẩu của Mỹ, nhắm vào các hàng hoá năng lượng như than đá và dầu thô… Đây được xem là bước đi đầu tiên dẫn tới một loạt các mức thuế mới Không chỉ với Trung Quốc, Mỹ cũng đã áp dụng mức thuế mới với hàng loạt nước khác Quyết định của Mỹ áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như hàng loạt nước khác, đi liền với đó là hành động đáp trả của các nước đã đẩy căng thẳng thương mại ngày càng leo thang Cụ thể, ngày 5/6/2020, Mexico đã áp thuế đối với hàng hóa Mỹ. Ngày 6/7/2020, Nga đã quyết định áp thuế bổ sung từ 25 - 40% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ Ngày 5/7/2020, Hàn Quốc cho biết, những biện pháp hạn chế của Mỹ đối với các mặt hàng thép, máy giặt và pin năng lượng mặt trời của nước này sẽ khiến Hàn Quốc bị mất gần 16.000 việc làm trong 3 ngành sản xuất kể trên và thiệt hại 2,4 tỷ USD trong vài năm tới Nam Phi cũng cảnh báo về những hậu quả khôn lường từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới Trong khi đó, nhiều thành viên lớn khác của WTO như EU, Ấn Độ, Canada cũng đang có các biện pháp để đối phó với Mỹ Cuộc chiến này cho thấy Tổng thống Trump kiên trì theo đuổi chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ thương mại, với việc Mỹ đã rút khỏi TPP, Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), yêu cầu đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Điều này đã gây ra những tác động tiêu cực cho toàn thế giới Cộng đồng quốc tế đều cảm thấy lo ngại, thậm chí thất vọng trước tình hình căng thẳng thương mại đang leo thang.
Việc tăng thuế nhập khẩu hàng hóa và cả những biện pháp phi thuế quan khác để trừng phạt lẫn nhau của Mỹ và Trung Quốc khiến giá cả thị trường hàng hóa nhập khẩu tăng, thu hẹp dòng hàng từ Trung Quốc vào Mỹ và ngược lại Điều này tạo thêm khoảng trống thị trường, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam và các quốc gia khác tăng cường đầu tư, nâng cấp và liên kết chuỗi sản phẩm mới để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang
Mỹ và Trung Quốc Tuy nhiên, khi mặt hàng cơ khí, các thiết bị, linh kiện từ Trung Quốc khó xuất hơn sang Mỹ thì sẽ tràn sang Việt Nam và cạnh tranh với hàng Việt Điều này sẽ khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam gặp nhiều khó khăn Khi có sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, Mỹ thì hàng hóa Việt Nam thực sự sẽ khó cạnh tranh về chất lượng khi muốn xâm nhập vào thị trường các nước trên thế giới do Mỹ và Trung Quốc, thay vì xuất sang Trung Quốc và Mỹ, sẽ tìm cách xuất hàng hóa của mình sang nước thứ ba, nguy cơ mất thị phần, nguy cơ bị đào thải là rất lớn Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi kịp sẽ không thể giữ được các đối tác xuất khẩu, hoặc giảm các hợp đồng xuất khẩu, nguy cơ doanh nghiệp bị thu hẹp quy mô, dẫn đến phá sản, tình trạng thất nghiệp sẽ tăng cao.
Một số sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc đang được Việt Nam nhập về gia công, chế tác rồi xuất sang Mỹ, nếu Việt Nam tăng quy mô lớn, nhập về nhiều hơn có thể Mỹ sẽ áp dụng biện pháp điều tra, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang xuất khẩu các mặt hàng đó Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế thậm chí, cấm không xuất khẩu sang thị trường Mỹ nữa Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm của doanh nghiệp thuộc Mỹ hoặc Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tác động của cuộc chiến tranh thương mại này Các rào cản về thuế quan từ cả hai phía Mỹ và Trung Quốc sẽ làm cho sản phẩm Việt Nam mất lợi thế, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường do giá bán sản phẩm cao,không thể tiếp cận được đối tượng tiêu thụ tại hai thị trường đối đầu trực tiếp cũng như các thị trường mà sản phẩm đó đang hiện diện Điều này khiến quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thu nhỏ, thậm chí đóng cửa nếu không tìm được thị trường mới để duy trì, phát triển.
4.1.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại thế kỷ 21, có tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng to lớn, nặng nề của biến đổi khí hậu do bờ biển dài, nhiều khu vực có bình độ thấp; trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng.Dự báo, nếu nước biển dâng thêm 1m thì khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 11% đồng bằng sông Hồng cùng 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Riêng TP Hồ Chí Minh sẽ bị ngập 20% và khoảng 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Hơn nữa, Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho biết, nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 2007-2050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi BĐKH (cụ thể là bão) có thể ở mức 5,32% đến 5,39% – tức là tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng không đáng kể Nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD thì thiệt hại do BĐKH có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2050 – một thiệt hại tương đối lớn về giá trị tuyệt đối và có thể giảm xuống nếu Việt Nam có chính sách ứng phó với BĐKH phù hợp và hiệu quả.
Doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu; trong đó doanh nghiệp vừa là chủ thể chịu tác động của biến đổi khí hậu vừa là đối tượng quan trọng trực tiếp tham gia, chuyển các thách thức thành cơ hội từ những tác động của biến đổi khí hậu Tuy vậy,nhận thức về biến đổi khí hậu của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế,chưa đồng đều gây ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng xanh Từ đó, cần huy động và tận dụng hiệu quả các nguồn lực, ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như sự tự giác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất để đáp ứng yêu cầu chung; ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Điṇ h hướ ng
4.2.1 Các biện pháp hỗ trợ nguồn lưc̣ tài chính khở i nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừ a cần kết hơp̣ sách hỗ trợ khác c hăṭ chẽ , đồng bộ vớ i vớ i chính
Doanh nghiệp nhỏ và vừ a ngoài vấn đề vố n còn cần đến những phương hướng, chiến lược kinh doanh trong dài hạn, tìm kiếm thị trường, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trên thị trường Do vậy, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam hoàn thiện, đồng bộ,phù hợp với quá trình phát triển kinh tế bao gồm : xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động,công nghệ và thông tin thị trường theo hướng cơ chế chính sách phải đồng bộ; xoá bỏ những phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, giá thuê đất và các ưu đãi khác ; thực hiện nghiêm túc theo Luật Doanh nghiệp; ban hành LuậtKhuyến khích đầu tư áp dụng chung cho cả DNVVN trong nước vàDNVVN có vốn đầu tư nước ngoài.Bên cạnh đó, ngoài những biện pháp trợ giúp đã và đang được thực hiện, Chính phủ có thể xem xét kết hợp thêm một số biện pháp hỗ trợ nhưng vẫn đảm bảo không vi phạm quy định WTO như: chính quyền hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho công nhân là thanh niên làm việc tại DNVVN, hỗ trợ thị trường cho DNVVN thông qua mở thêm các lĩnh vực kinh doanh trước nay vốn chỉ dành riêng cho các DNNN
Hỗ trợ tài chính cũng nên được phân quyền tới các địa phương, chứ không chỉ dừng lại ở Trung ương Chính quyền, các cơ quan thực thi việc hỗ trợ ở từng địa phương cụ thể luôn luôn nắm rõ tình hình doanh nghiệp hơn Nhờ đó mà các biện pháp hỗ trợ sẽ thiết thực hơn, việc theo dõi tình hình phát triển cũng như nhu cầu của các DNVVN trở nên sát sao hơn, phản ánh đúng thực tế hơn và các DNVVN cũng dễ dàng tiếp cận dễ dàng hơn Do đó, có những phản hồi lại trung ương để có được những thay đổi về chính sách cho phù hợp hơn với tình hình mới Thêm vào đó, các cơ quan thực thi, triển khai các chính sách hỗ trợ cũng cần minh bạch hoá việc thực hiện các chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho DNVVN hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tránh tình trạng quan liêu, cửa quyền trong quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp.
4.2.2 Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Nhà nước phải chuyển trọng tâm từ việc tháo gỡ khó khăn sang tạo điều kiện thuận lợi và yểm trợ cho doanh nghiệp; Có giải pháp đột phá mở đường cho các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ có thể lớn lên.Đồng thời, cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách tư pháp, đảm bảo thủ tục xét xử các tranh chấp kinh doanh nhanh gọn, minh bạch và hiệu quả; Thúc đẩy hình thức giải quyết tranh chấp dưới hình thức trọng tài và hoà giải thương mại Kiểm soát và giảm thiểu tối đa các vụ việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế Thay đổi phương thức thanh tra kiểm tra doanh nghiệp hiện nay bằng phương pháp quản lý rủi ro, giảm đầu mối, giảm chồng chéo.
4.2.3 Cải cách hơn nữa môi trường tài chính ở Việt Nam
Bên cạnh việc chú trọng vào các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, Nhà nước cũng cần quan tâm xây dựng và phát triển hơn nữa môi trường tài chính ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của các định chế tài chính cũng như đơn giản hóa hệ thống báo cáo tài chính của các DNVVN Nhờ đó, các yêu cầu về báo cáo tài chính của ngân hàng cũng giảm đi sự phức tạp, đã gây phiền hà cho không ít doanh nghiệp khi vay vốn Đồng thời, Nhà nước cần kết hợp với việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay tín dụng của các ngân hàng như: xử lý nợ tồn đọng, nới lỏng quy chế về tài sản thế chấp khi vay vốn, xóa bỏ các hạn chế phân biệt đối xử với các ngân hàng nước ngoài khi mở cửa thị trường tài chính nhằm đảm bảo sự an toàn cho hệ thống tín dụng trong nước.
Ngoài nguồn vốn vay ngân hàng là nguồn tín dụng chủ yếu cho cácDNVVN hiện nay, các kênh tài chính khác cũng có vai trò quan trọng góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp Hiện tại, quy mô của tài trợ phi ngân hàng chính thức (dịch vụ cho thuê tài chính, bao thanh toán, quỹ đầu tư mạo hiểm) vẫn còn tương đối nhỏ ở Việt Nam Điều này đòi hỏi cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý thông thoáng cho các công ty cho thuê tài chính nhằm thực hiện hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp trong mục tiêu trung và dài hạn, dịch vụ bao thanh toán chủ yếu hỗ trợ cho các DNVVN trong hoạt động xuất khẩu Cụ thể, Nhà nước cần xem xét sửa đổi, bổ sung, có những hướng dẫn rõ ràng cho hoạt động của các công ty cho thuê tài chính, bao thanh toán độc lập như mở rộng đối tượng cấp dịch vụ, mở rộng đối tượng tài sản được cho thuê chỉ là các động sản Hiện nay, phần lớn các công ty cho thuê tài chính hay dịch vụ bao thanh toán đều nằm trong hoạt động của
M ôṭ số giải pháp liên quan đến nhà nước
Mặt khác,tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng sẽ đẩy mạnh việc cho vay, cho thuê và các sản phẩm tài chính khác với nhiều dịch vụ liên quan hỗ trợ phát triển kinh doanh, nhằm thu hút các khách hàng là các DNVVN Ngoài ra, Nhà nước và các cơ quan ban ngành cần tăng cường thu thập thông tin về tín dụng doanh nghiệp, vừa giúp các ngân hàng dễ dàng đánh giá, chấp nhận cho doanh nghiệp vay vốn, vừa trên cơ sở đó, giúp Chính phủ hoạch định những chính sách đúng đắn, kịp thời giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
4.3 M ôṭ số giải pháp liên quan đến nhà nước
4.3.1.Vềnguồn tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, Chính phủ cần tăng hơn nữa khối lượng và tỷ trọng tín dụng ngân hàng dành cho các DNVVN Hiện tại, hầu hết các DNVVN đều gặp khó khăn về vốn, tuy nhiên chỉ một số trong đó được tiếp cận vốn vay ngân hàng và được đáp ứng đủ nhu cầu Sự tăng lên về khối lượng và tỷ lệ tín dụng cho DNVVN ởViệt Nam sẽ góp phần tạo ra môi trường tốt hơn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, tuy nhiên phải trên cơ sở nâng cao năng lực đánh giá rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo không làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Chính phủ có thể quy định một tỷ lệ tín dụng nhất định mà các ngân hàng thương mại cam kết cho các DNVVN vay hay tiến hành dàn xếp với với các ngân hàng thương mại để các ngân hàng này cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất khẩu vay dài hạn (10 năm) như trường hợp của Hàn Quốc.
Qũy bảo lãnh tín dụng được hình thành với mục đích cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đây là biện pháp nhà nước san sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng nhằm mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời giúp các doanh nghiệp này vay được vốn tín dụng khi không đủ tài chính thế chấp Việc ra đời quỹ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một biện pháp hỗ trợ rất thiết thực của Chính phủ Nhưng để quỹ này hoạt động một cách có hiệu quả, các bộ ngành liên quan nên có những hướng dẫn chi tiết về cách góp vốn, mức góp vốn, vấn đề thẩm định quỹ cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn quỹ này.
Nhà nước nên cải cách chính sách theo hướng:
-Xóa bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực tín dụng.
-Nhà nước để cho các ngân hàng tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của họ, do đó các ngân hàng tự đưa ra quy định vềđảm bảo tiền gửi phù hợp, các quy định về bán, cầm cố thế chấp tài sản.
- Hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước, các cấp chính quyền vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam.
- Nhà nước kiểm soát hoạt động của ngân hàng thông qua các hiệp hội, thông qua việc áp dụng hệ thống tài chính: áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực về kiểm toán quốc tế, tăng cường hiệu lực hoạt động kiểm toán, khuyến khích phát triển các dịch vụ bảo hiểm, hạn chế hình sự hóa các quan hệ dân sự trong lĩnh vực tín dụng.
4.3.2 Thành lập Hiệp hội đầu tư mạo hiểm
Hiệp hội đầu tư mạo hiểm là nơi giao lưu và kết nối các nhà đầu tư,các tổ chức đầu tư đang trực tiếp tham gia vào thị trường này Để giảm thiểu rủi ro cho việc đầu tư, Hiệp hội thường xuyên đưa ra các khuyến cáo cho nhà đầu tư về các công nghệ hiện có, dự báo những phát triển của công nghệ trong tương lai Biên soạn những biểu mẫu pháp lý như Bản điểu khoản, Hợp đồng đầu tư, Cam kết góp vốn nhằm giúp giản tiện hóa việc đầu tư cho những cá nhân Đồng thời, Hiệp hội cũng góp tiếng nói để Chính phủ và những nhà lập pháp đưa ra những chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn hơn.
Hiệp hội còn là cầu nối giữa những nhà đầu tư tư nhân với các tổ chức đầu tư mạo hiểm, giúp cho việc lựa chọn đơn vị quản lý danh mục đầu tư chuẩn xác hơn.
4.3.3 Xây dưṇ g hê ̣sinh thá i huy đôṇ g vố n từ côṇ g đồng Để cho cơ chế huy động vốn từ cộng đồng được phát triển tại Việt Nam cần nhiều nhân tố, ngoài các nhân tố doanh nghiệp khởi sự và nhà đầu tư Huy động vốn từ cộng đồng cũng cần các hệ sinh thái hỗ trợ và cho phép các sáng kiến và hành động được thực hiện, bao gồm các quy định về tư duy tiến bộ, các giải pháp công nghệ hiệu quả và nền tảng văn hóa có thể thích nghi với phương tiện đầu tư mới này Khái niệm hình thành một hệ sinh thái mới xung quanh nền tảng công nghệ không phải là mới Các nền tảng mạng xã hội và nền tảng quảng cáo trực tuyến là những ví dụ của khái niệm này Trong cả hai trường hợp, sau khi tạo ra nền tảng, một hệ sinh thái đã được phát triển và bao trùm xung quanh bởi các doanh nhân và các doanh nghiệp hiện tại để tối đa hóa giá trị của họ.
Các yếu tố chính tạo điều kiện cho sự phát triển của một hệ sinh thái huy động vốn từ cộng đồng bao gồm:
• Một khuôn khổ pháp lý thúc đẩy sự minh bạch, tốc độ và quy mô mà những tiến bộ trong công nghệ và Internet có thể cung cấp cho các thị trường tài trợ tài chính cho khởi sự giai đoạn đầu: Trong trường hợp huy động vốn từ cộng đồng, điều quan trọng là các nhà quản lý phải cân nhắc lại việc bảo vệ nhà đầu tư với hàng loạt các công cụ mới đang có sẵn hiện nay với sự phát triển của Internet và các mạng xã hội Bảo vệ các nhà đầu tư là rất quan trọng vì nếu huy động vốn từ cộng đồng có gian lận, thị trường sẽ sụp đổ Bằng cách làm việc với các doanh nghiệp công nghệ và các nhà đổi mới về cách thức mới để bảo vệ chống lại gian lận cũng như theo dõi các doanh nghiệp huy động vốn từ cộng đồng theo thời gian (ví dụ yêu cầu báo cáo hàng năm theo dõi doanh thu, chi phí và số lượng việc làm tạo ra), nhà quản lý có thể có thêm những thông tin chi tiết mà họ không có trước đây.
• Thị trường với truyền thông mạng xã hội và Internet mạnh mẽ: Sự khác biệt chính giữa nguồn tài chính từ gia đình và bạn bè‖ và huy động vốn từ cộng đồng là khả năng sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông xã hội để mở rộng phạm vi của các chiến dịch gây quỹ, cung cấp các công cụ đo lường tốt hơn và giảm rủi ro trong quá trình huy động vốn Việc áp dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội đang phát triển đáng kể ở hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới và điều này cũng có tiềm năng hỗ trợ và khuyến khích thay đổi một số tiêu chuẩn văn hoá xung quanh việc đầu tư mạo hiểm và thậm chí là chấp nhận thất bại trong nhiều nền văn hoá truyền thống.
• Một thị trường được điều chỉnh tạo điều kiện cho việc hình thành vốn, đồng thời cung cấp sự bảo vệ cho nhà đầu tư thông qua giáo dục và đào tạo cũng như các quy định pháp luật: Các nhà lập pháp có cơ hội để tạo hành lang pháp lý nhằm tạo cơ hội cho huy động vốn từ cộng đồng phát triển và huy động nguồn vốn và nợ dựa trên vốn Việc thúc đẩy sự hình thành huy động vốn từ cộng đồng tạo cơ hội theo dõi và báo cáo về những gì mà cả doanh nhân và nhà đầu tư đang làm trên các nền tảng trực tuyến theo những cách không bao giờ có thể thực hiện được Điều này cũng khai thác sức mạnh của đám đông trong sự theo dõi theo thời gian thực các chiến dịch Các công cụ trực tuyến ngày nay cũng đã có và có thể được các nhà đầu tư và nhà quản lý truyền thống sử dụng để giảm sự rủi ro trong quá trình đầu tư và cung cấp thông tin liên lạc tốt hơn có thể dẫn đến sự tin tưởng giữa các nhà đầu tư thiên thần truyền thống và các nhà đầu tư nhỏ. Các nhà lập pháp nên xem xét các công nghệ mới này với vai trò hỗ trợ của họ trong việc bảo vệ nhà đầu tư và hình thành vốn.
• Hợp tác, tham gia vào các sự kiện và trung tâm kinh doanh khác như các cuộc thi lập kế hoạch kinh doanh, vườn ươm và không gian làm việc chung để tạo cơ hội cho giám sát một khi được tài trợ, đây có thể là một chất xúc tác hiệu quả cho những nỗ lực hiện tại trong hệ sinh thái kinh doanh bao gồm các cuộc thi, vườn ươm.
Các đề xuất nhằm xây dựng hệ sinh thái huy động vốn cộng đồng:
- Thúc đẩy sự phát triển của vườn ươm tạo doanh nghiệp, các không gian làm việc chung giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Niềm tin và mối quan hệ là nền tảng của huy động vốn từ cộng đồng, các vườn ươm và trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp có vai trò quan trọng trong những vấn đề này.
- Cần có những quy định nhằm cho phép đăng ký dễ dàng hơn cho huy động vốn từ cộng đồng dựa trên vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán, tốt nhất là có thể đăng ký theo quy trình trực tuyến hoàn toàn Nếu chi phí huy động, kết hợp với chi phí và nỗ lực hoàn thành chiến dịch là cao, các doanh nghiệp khởi sự vẫn sẽ thường hoạt động trong nền kinh tế thị trường ngầm hơn là sử dụng nền tảng huy động vốn từ cộng đồng.
M ôṭ số giải pháp liên quan đến doanh nghiệp
Trong quá trình toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0, các công ty khởi nghiệpngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần cho nền kinh tế ngày càng phát triển.Luận văn đã khái quát nội dung cơ bản của DNVVN và nhấn mạnh sự cần thiết phải có cơ chế hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này Luận văn cũng đã trình bày thưc̣ traṇ g tình hình thu hú t nguồ n lưc̣ tài chính khở i nghiệp cho
DNKN vàđề xuất môṭ số giải pháp nhằm thu hú t nguồ n lưc̣ tài chính khở i nghiệ p cho DNKN củ a Viêṭ Nam.
Phát triển DNKN là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội Nhờ có chính sách đúng đắn mà DNKN đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian qua Khi nền kinh tế Viêṭ Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới, thì các DNKN phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp đến từ các nước trong khu vực và thế giới Chỉ bằng sự nỗ lực đơn lẻ của các doanh nghiệp có thể thành công trước những thách thức của hội nhập Do vâỵ thìkhó , các
DNKN cần được hỗ trợ tích cực hơn của Nhà nước, đặc biệt trong việc giảm thiểu rủi ro, các rào cản cản từ phía cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thực sự mở, bình đẳng, thuận lợi, rõ ràng, minh bạch.