Nội dung ,định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tếtrithức Con người là động vật duy nhất có khả năng sáng tạo tri thức. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển lịch sử nhân loại từ khi sức lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản suất, đến thời kì tư bản vốn mới là yếu tố chủ yếu, trithức của con người chỉ là thứ yếu. Nhưng tài nguyên dần cạn kiệt, đòi hỏi một phương thức sản suất mới để tiết kiệm nguồn lực,và trithức chính là thứ tạo nên sự khác biệt. Đối với Việt Nam cũng vậy,sau khi giành được độc lập , Đảng đã nhận thấy con đường duy nhất để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới là thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tếtrithức 1. Nội dung của quá trình này _ Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinhtế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào trithức , kết hợp sử dụng nguồn vốn trithức của con người Việt Nam với trithức mới nhất của nhân loại.Điều này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng trithức nhân loại và sáng tạo của bản thân để tạo ra những sản phảm có giá trị nhất, mạng lại lợi ích cao nhất _Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinhtế trong mỗi bước phát triển của đất nước , ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinhtế xã hội. Mục đích của chúng ta là tiến lên xã hội chủ nghĩa , nghĩa là không chỉ đảm bảo tăng trưởng kinh tế, mà chất lượng đời sống nhân dân cũng cần được nâng cao, phải phát triển đồng đều ở tất cả các vùng , đặt trọng tâm ở những nơi có điều kiện thuận lợi, nhưng cũng không thể bỏ qua những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa _Xây dựng cơ cấu kinhtế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. Vậy thế nào là hiện đại, thế nào là hợp lí theo ngành , lĩnh vực và lãnh thổ? Nghĩa là ở đâu đất đai màu mỡ , thuận lợi phát triển nông nghiệp, xây dựng các nhà máy chế biến gần nơi cũng cấp nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển…. _Giảm chi phí trung gian nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. Cần phải xác định được những ngành là thế mạnh để tập trung phát triển vươn ra thị trường thế giới 2.Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinhtế trong quá trình đấy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tếtrithức a. Đẩy mạnh công nghiệp hóa hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn _ Về công nghiệp hóa ,hiện đại hóa nông thôn Vấn đề nông nghiệp , nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trình công nghiệp hóa đối với nước ta. Bởi lúc mới bắt đầu xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 90% dân số nước ta là nông dân, không có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghiệp. Hơn nữa nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực ,nguyên liệu , lao động chính cho quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa,là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy: _Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinhtế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Nông nghiệp phải gắn kết với phát triển ứng dụng trithức sáng tạo mới, cụ thể là: phải chuyển giao trithức về công nghệ sinh học, trithức về giống cây,nhằm nâng cao năng suất , chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa phù hợp từng vùng, từng địa phương. Đồng thời phải cung cấp trithức về tổ chức sản xuất gắn với thị trường về nội dung xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong hoạt động hiện đại hóa nông nghiệp. _ Về quy hoạch phát triển nông thôn: + Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới no đủ, văn minh, lành mạnh + Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu kinh tế- xã hội đồng bộ. Xây dựng thêm nhiều trường học ,bệnh viện, đường xá, chợ… thuận lợi cho đời sống người dân + Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí,bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục mê tín dị đoan , bảo đảm an ninh, an toàn, xã hội. _ Về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn: + Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân. Một bộ phận nông dân sẽ được đào tạo để làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ +Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động nước ngoài, ngoài thời gian làm việc theo mùa vụ, người nông dân có thể tham gia hoạt động trong các lĩnh vực khác mà họ có khả năng , nhằm gia tăng thu nhập.Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo,nhất là ở các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo b.Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Tính quy luật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỷ trọng của nông nghiệp giảm , tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh _ Đối với công nghiệp và xây dựng: +Áp dụng máy móc, máy tính vào Công nghiệp, tranh thủ khai thác các phần mềm thiết kế và thư viện thiết kế sẵn có. Ngành chế tạo cũng phải chuyển sang sử dụng máy tính điện tử, tự động hóa hoàn toàn hoặc rô bốt, các dây chuyền máy tự động hóa toàn phần. + Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác , công nghệ phần mềm. Tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu,thu hút nhiều lao động, phát triển một số khu kinhtế mở và đặc khu kinh tế. Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinhtế tham gia phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dung và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu theo hướng hiện đại. Ưu tiên thu hút đầu tư của tập đoàn kinhtế lớn nước ngoài. +Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để thực hiện các dự án quan trọng: khai thác dầu khí, lọc dầu, luyện kim có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài + Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, kĩ thuật kinhtế xã hội, nhất là các sân bay quốc tế, cảng biển , đường cao tốc , đường ven biển , mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông _ Đối với dịch vụ: + Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh , đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. + Tận dụng tốt thời cơ hội nhập quốc tế, mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại ngân hàng, bưu chính viễn thông… + Phát triển mạnh các dịch vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn + Đổi mới căn bản cơ chế quản lí và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng, kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hành lang pháp lý. c.Phát triển kinhtế vùng: + Có cơ chế chính sách phù hợp để các vùng trong nước cùng phát triển nhanh, hình thành cơ cấu kinhtế hợp lí của mỗi vùng và liên vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính. + Xây dựng 3 vùng kinhtế trọng điểm ở miền Bắc , miền Trung, miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn. Có chính sách để trợ giúp các vùng khó khăn. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinhtế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại các vùng khó khăn. d. Phát triển kinhtế biển. + Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinhtế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bảo vệ quốc phòng an ninh và hợp tác quốc tế. + Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, phát triển du lịch biển đảo. Đẩy mạnh phát triển kinhtế đóng tàu biển, hình thành 1 số hành lang kinhtế ven biển. e. Dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ: + Phát triển nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50%. + Phát triển khoa học công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ, lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số lĩnh vực then chốt , chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, nâng cao về năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong từng ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. + Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tếtri thức. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, kỹ sư trưởng và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. + Đổi mới cơ bản cơ chế quản lí khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sang tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ. f. Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên + Tăng cường quản lí tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước và khoáng sản, rừng, ngăn chặn các hành vi hủy hoại, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực song, đô thị, khu công nghiệp…Đầu tư cho lĩnh vực môi trường , các hoạt động thu gom tái chế, xử lí chất thải, ứng dụng công nghệ sạch. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lí ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lí ô nhiễm. + Hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. + Xử lí tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinhtế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. + Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lí tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lí, khai thác và sử dụng tài nguyên nước. . trình này _ Phát tri n mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức , kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của. trung phát tri n vươn ra thị trường thế giới 2.Định hướng phát tri n các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đấy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát tri n kinh tế tri thức a. Đẩy. nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát tri n kinh tế tri thức Con người là động vật duy nhất có khả năng sáng tạo tri thức. Trải qua nhiều giai đoạn phát tri n lịch sử nhân loại từ khi sức lao