1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khi sinh viên muốn trở thành doanh nghiệp thành đạt

9 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 74 KB

Nội dung

Khi sinh viên muốn trở thành doanh nghiệp thành đạt

DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN LỚP MSSV 1 Phan Bảo Tiên 03DHNH4 2023120220 2 Nguyễn Tường Vy 03DHNH3 2023120310 3 Phạm Kim Thoại 03DHNH4 2023120245 4 Đặng Thị Thu Thủy 03DHNH4 2023120247 5 Nguyễn Thị Hồng Nhi 03DHNH4 2023120254 6 Du Thị Hồng Nhung 03DHNH4 2023120226 7 Bùi Duy Tân 03DHNH4 2023120231 NỘI DUNG CHÍNH I. Những điều cần thiết khi sinh viên muốn trở thành nhà quản trị. 1. Kiểm tra kiến thức bản thân Cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Để làm được điều này, sinh viên cần xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý, đồng thời học hỏi những người đi trước. 2. Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Bạn có thể tìm ngay trong chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm, có uy tín, theo dõi học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi sau đó vận dụng. Cũng có thể học kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi ở nơi khác hoặc khi thân tình hơn có thể nhờ họ cố vấn cho mình. 3. Hiểu được vị trí của bản thân mình Tức là chúng ta cần nhận thức được vai trò của mình trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Các nhà quản trị thường đặt những câu hỏi sau: Đâu là sự khác nhau giữa một đất nước tiên tiến và một đất nước lạc hậu; một nền giáo dục tiên tiến và một nền giáo dục lạc hậu hay giữa một đại học tiên tiến và một đại học lạc hậu. Câu trả lời của các bạn trẻ tưởng chừng như sẽ tốn biết bao công sức và giấy mực mới có thể liệt kê hết. Vậy mà, câu trả lời trên thực tế chỉ vỏn vẹn trong hai chữ “con người”, và đây cũng chính là yếu tố then chốt quyết định cho sự thay đổi của một gia đình, một tổ chức và một đất nước. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của con người, mà cụ thể hơn là chính bản thân mỗi sinh viên sẽ thúc đẩy thế hệ trẻ trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tự hoàn thiện bản thân để nâng cao năng lực của chính mình. 4. Thay đổi tư duy. Sinh viên cần có một thái độ tích cực cũng như một quyết tâm học hỏi cao độ. Bản thân cần phải đề cao việc học, học mọi lúc mọi nơi, học ở trường lớp, học từ chính trải nghiệm của bản thân mình, của người khác như thầy cô, bạn bè hay những người thành đạt,… có rất nhiều phương tiện để học ở thời điểm hiện nay như sách và đặc biệt là internet Nhưng học suy cho cùng cũng chỉ là lý thuyết, gắng ứng dụng một cách sáng tạo điều mình vừa học vào trong thực tế mới tạo ra thành quả, từ đó có thể tạo ra những bước phát triển và hiệu quả to lớn hơn. 5. Học lại - tự đào tạo lại. Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ mà nên thường xuyên học lại. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý và cũng có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể học thêm chúng. 6. Đọc sách. Ai cũng biết, sách chính là kho tàng vô tận kiến thức của cả thế giới, vì thế bạn cũng có thể tìm hiểu qua sách cách tổ chức quản lý, kỹ năng điều hành Tất nhiên ta không nên áp dụng một cách máy móc mà cần biết sử dụng nó trong từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể hay quá trình cụ thể. 7. Học cách lắng nghe và hiểu người khác. Bí quyết để thành công của lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế, khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc cũng cần thiết và phải làm thường xuyên, song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ làm tốt. 8. Đặt nhân viên của mình lên trên hết Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. “Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình". (Rich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ). II. Kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo 1. Quản lý Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, nhà quản lý phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những biến động của môi trường kinh doanh và có những kế hoạch dự phòng. Tuy nhiên, công việc chung sẽ không thể tổ chức tốt nếu công việc cá nhân không được tổ chức hiệu quả. Nhà quản lý hiện đại phải là người tổ chức tốt công việc và thời gian của chính mình. Cần phân bổ hợp lý các nguồn lực cá nhân cho các công việc sự vụ hàng ngày, đầu tư phát triển (học tập, nghiên cứu), thư giãn, gia đình và xã hội. Sự mất cân đối trong bố trí nguồn lực cá nhân sẽ làm giảm hiệu năng của nhà quản lý. 2. Lãnh đạo Một nhà lãnh đạo tốt phải dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và chấp nhận thay đổi. Họ phải biết động viên nhân viên của mình bằng cách tạo ra môi trường làm việc tốt (thu nhập, sự hứng thú làm việc, các thử thách, sự an toàn trong công việc, các thăng tiến ), phải đưa ra các nhận xét (khen và phê bình) chính xác trên một tinh thần xây dựng. Khen và phê bình đúng lúc và đúng liều lượng có tác dụng động viên rất cao. Trên thực tế rất nhiều nhà quản lý không biết cách khen ngợi hay phê bình vì không vượt qua được bản thân hay để cho cảm tình cá nhân xen vào công việc. Lựa chọn, hướng dẫn, phát triển và phân quyền cho nhân viên cũng là các kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi phải có các cộng sự giỏi để biến các kế hoạch của họ thành hiện thực. 3. Ứng xử và giao tiếp. Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Mục tiêu của kỹ năng này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Công nhận và chia sẻ các giá trị và thành tựu của người khác hoàn toàn không phải là việc đơn giản dù giá trị đó là của cấp dưới hay đồng nghiệp, hoặc cấp trên. Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng. 4. Truyền thông Gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả là yêu cầu của kỹ năng này. Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về thông báo, nói, nghe và viết. Nhà quản lý phải có khả năng thông báo cho các cộng sự các sự kiện, quyết định, thay đổi một cách hiệu quả. Kỹ năng nói, thuyết phục và trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà quản lý. Có ý tưởng nhưng không thuyết phục được người khác tin và làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Mô hình các nhà quản lý "lẳng lặng mà làm" không còn chỗ đứng trong kinh doanh quốc tế. Cần ghi nhớ "im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim cương". Hiện nay vai trò của tiếng Anh là không thể phủ nhận. Các nhà quản lý quốc tế phải là người sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp truyền thông. Một điểm yếu mà nhiều nhà quản lý hay mắc phải là không biết lắng nghe. Nghe và chấp nhận sự khác biệt là yếu tố quan trọng của phát triển. Nói khó, nghe khó, nhưng viết còn khó hơn nữa. Viết cho đúng, thể hiện rõ ý tưởng và thuyết phục được người đọc là kỹ năng cần luyện tập thường xuyên. Bên cạnh việc truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp, các nhà quản lý còn cần luyện tập các kỹ năng truyền thông công cộng như diễn thuyết, trả lời phỏng vấn, viết báo. 5. Tự động viên Tự động viên là một kỹ năng rất cần thiết để luôn có tinh thần lạc quan và có cái nhìn tích cực đối với công việc của mình. Đừng chờ sự công nhận và động viên từ người khác, chính chúng ta phải là người đầu tiên nhìn thấy những điểm mạnh, những đóng góp, thành công của mình dù đó là những thành công nhỏ nhất. Đôi khi thước đo quan trọng nhất chính là so với chính mình, mình đã làm tốt hết mức của mình chưa, mình đã thực lòng với mọi người chưa? Nếu câu trả lời là có, chúng ta có thể tự tin và đi tiếp con đường của mình. Đúng, sai, thị phi nhiều khi rất khó phân biệt nếu chúng ta chỉ sử dụng các thang đo - tiêu chuẩn của xã hội (người ngoài). Nhà quản lý trưởng thành là người kết hợp thang đo của chính mình với thang đo của xã hội để có cái nhìn toàn diện. Lúc này đặt ra các tiêu chuẩn làm việc, các thang đo cho thành công cá nhân là những công việc cần làm. Nhà quản lý thành đạt luôn là người có những tiêu chuẩn cao và quyết tâm theo đuổi chúng, nhưng nếu chưa đạt được thì cũng không bi quan. 6. Kiến thức chuyên môn/nghề nghiệp. Có hai khối kiến thức mà mỗi nhà quản lý cần phải có. Một là kiến thức/kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. Hai là kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, các kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo. Cần lưu ý kiến thức là khái niệm động, nó luôn thay đổi, do đó nhà quản lý phải liên tục cập nhật và chủ động trong tích lũy kiến thức. "Học tập suốt đời" đã trở thành một phẩm chất quan trọng của mỗi nhà quản lý. Học tập không nhất thiết từ nhà trường mà có thể từ tất cả mọi nơi như tự học, học từ bạn bè, học từ kinh nghiệm, học từ các khóa huấn luyện ngắn hạn Hiện nay, văn hóa học tập trong các doanh nghiệpdoanh nhân ở VN ta chưa mạnh. Một số thì thiên về khoa cử bằng cấp, một số lớn khác thì chạy theo sự vụ hằng ngày mà bỏ bê việc tích lũy kiến thức. 7. Xử lý thông tin và năng lực tư duy Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả để có thể đưa ra những quyết định chính xác. Có bốn thành phần chính. Đầu tiên là kỹ năng phân tích vấn đề và ra quyết định. Nó bao gồm nhận dạng vấn đề, triệu chứng, nguyên nhân và xử lý các thông tin để đưa ra giải pháp chính xác trong thời gian ngắn nhất. Thứ hai là kỹ năng phân tích tài chính và định lượng. Các nhà quản lý phải có thể làm việc với các con số tài chính và có khả năng phân tích các con số này để phục vụ quá trình quản lý. Thứ ba là nhà quản lý phải có khả năng phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp. Sáng tạo là phẩm chất quan trọng, nhưng nó không tự nhiên đến mà là kết quả của một quá trình học hỏi, quan sát và tư duy liên tục. Thứ tư là khả năng xử lý các chi tiết. Thông tin rất nhiều và đa dạng, để xử lý hiệu quả nhà quản lý phải biết chọn lọc các thông tin quan trọng, giữ được các khuynh hướng chính nhưng không mất đi các chi tiết cần thiết, cân đối giữa toàn cục và thành tố. III. Lời khuyên đối với những doanh nhân trẻ. 1. Duy trì và phát triển sứ mệnh của công ty: Điều mà chúng ta muốn bàn đến ở đây chính là cách một định hướng chiến lược cơ bản của công ty, đồng thời cũng đề cập tới những nỗ lực để thực hiện được định hướng đã đề ra đó. Vì các công ty đó đôi khi buộc phải thay đổi hoặc điều chỉnh định hướng chiến lược trong quá trình hoạt động để tồn tại. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế đến mức tối thiểu những thay đổi trong chiến lược để đảm bảo cho việc duy trì sứ mệnh quan trọng của công ty và thống nhất với những cam kết với khách hàng. 2. Tạo dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và nhà cung cấp: Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để duy trì sức sống cho doanh nghiệp một cách dài lâu. Trong đó, việc xây dựng và phát triển lòng tin, sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp là một điều kiện tiên quyết. Duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp là cần thiết. 3. Xây dựng tinh thần trách nhiệm cho nhân viên: Cần được thực hiện thường xuyên, nên cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Khi đã có trong tay một đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm, sức mạnh của công ty bạn sẽ được tăng lên gấp bội. Dĩ nhiên, để làm được điều đó, bạn cũng cần thiết lập một chính sách rõ ràng để ghi nhận, khen thưởng và cung cấp cơ hội thăng tiến khi nhân viên làm việc hiệu quả. 4. Xây dựng một đội ngũ nhân viên vững mạnh và trung thành: Sẽ cho phép doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh chóng và đứng vững trong được trong mọi môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. 5. Tự bản thân phát triển khả năng lãnh đạo: Khi mới khởi nghiệp, dường như bạn đóng vai trò độc diễn nên khả năng lãnh đạo chưa có chỗ đứng. Nhưng đến khi doanh nghiệp phát triển, bạn buộc phải chia sẻ quyền quản lý với một số nhân viên mới tuyển. Điều này thực sự khó khăn đối với bạn. Tuy nhiên hãy tin tưởng vào khả năng chọn lựa nhân sự của bản thân khi tuyển dụng thêm nhân viên mới, đồng thời chỉ định những nhân viên có năng lực vào các vị trí quản lý. Việc xây dựng lòng trung thành trong nhân viên sẽ tạo ra nguồn lực mạnh mẽ cho quá trình phát triển của công ty trong tương lai. 6. Không được lãng quên yếu tố “chất lượng”: Có thể vào một số thời điểm, bạn buộc phải cắt giảm nhân sự, không tăng lương, không lên kế hoạch tuyển dụng, hoặc thậm chí để nhân viên ra đi, nhưng một điều mà bạn cần phải nhớ, đó là luôn duy trì chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đã và đang cung cấp cho khách hàng. Điều này khá dễ hiểu bởi khi khách hàng cảm thấy chất lượng phục vụ của doanh nghiệp bị sụt giảm, họ sẽ nhanh chóng chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Rất khó để thu hút được một khách hàng, nhưng bạn sẽ nhanh chóng đánh mất cơ hội kinh doanh với họ nếu dịch vụ của bạn không đáp ứng được những yêu cầu của họ. 7. Quan tâm xem xét tới chi phí hoạt động trong quá trình phát triển: Các chủ doanh nghiệp khôn ngoan không chỉ chú tâm tới các sản phẩm hiệu quả và có mức ổn định cao, mà họ cũng quan tâm, chú ý tới chi phí sản xuất và các hoạt động sản xuất có chi phí thấp. 8. Phát triển một cách khôn ngoan: Doanh nghiệp nhỏ cần phải phát triển nhưng sự phát triển đó phải rất thận trọng. Bởi đã có câu “ Dục tốc bất đạt”. Mỗi một sơ sảy trong quá trình phát triển có thể hủy hoại toàn bộ những nỗ lực từ khi thành lập của doanh nghiệp đó. 9. Phát huy sở trường trong điều hành: Bạn là chủ doanh nghiệp hoặc người điều hành một doanh nghiệp? Nếu bạn đã đạt được hầu hết những yếu tố: thành công, phát triển, lòng tin của khách hàng, bạn vẫn phải lưu tâm tới việc tập trung mọi nguồn lực để duy trì sự vững mạnh về mọi mặt cho doanh nghiệp của mình. Bởi nếu bạn mất tập trung, những yếu tố xấu có thể tác động nhanh chóng tới doanh nghiệp của bạn, và chính khách hàng sẽ nhận biết được điều đó trước bạn. 10. Xây dựng một quy trình kinh doanh ổn định: Hãy dành thời gian để xem xét và lập ra một quy trình kinh doanh phù hợp với mức độ phát triển của công ty, phân bổ nhân viên phụ trách từng khâu trong quy trình đó. Bạn cần phải thực hiện việc này càng sớm càng tốt, bởi một khi doanh nghiệp phát triên, bạn sẽ không có nhiều thời gian để lập ra được một quy trình ổn định. . lực từ khi thành lập của doanh nghiệp đó. 9. Phát huy sở trường trong điều hành: Bạn là chủ doanh nghiệp hoặc người điều hành một doanh nghiệp? Nếu bạn đã đạt được hầu hết những yếu tố: thành. Những điều cần thiết khi sinh viên muốn trở thành nhà quản trị. 1. Kiểm tra kiến thức bản thân Cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Để làm được điều này, sinh viên cần xem lại những. đạo: Khi mới khởi nghiệp, dường như bạn đóng vai trò độc diễn nên khả năng lãnh đạo chưa có chỗ đứng. Nhưng đến khi doanh nghiệp phát triển, bạn buộc phải chia sẻ quyền quản lý với một số nhân viên

Ngày đăng: 10/05/2014, 03:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w