Toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Đó là quy luật tất yếu và khách quan. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhau trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…Để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp, giải quyết những vấn đề chung của trái đất mà từng quốc gia riêng lẻ thì không thực hiện được. Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế thì sự hợp tác này ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nó giúp cho các nước có thể lưu thông hàng hóa một cách thuận lợi, có thể trao đổi kinh nghiệm, khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất lao động và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giúp cho việc lưu thông nguồn vốn một cách dễ dàng. Trong thời gian qua thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hợp tác đa phương và song phương. Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức thương mại quốc tế (WTO),Liên minh Châu Âu (EU)…Trong đó WTO là tổ chức thương mại trên thế giới thu hút nhiều quốc gia gia nhập vào tổ chức này. WTO ra đời nhằm thúc đẩy tự do thương mại trên toàn cầu. Các nước tham gia WTO sẽ nhận được nhiều thuận lợi và cơ hội. Đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Lợi ích của việc gia nhập WTO là các nước thành viên được mở rộng cơ hội thương mại, được hưởng các quyền lợi có trong các hiệp định WTO…Với Việt Nam, thì việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung là việc làm vô cùng cấp bách để phát triển vững chắc nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt, việc tham gia WTO sẽ tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội và trải nghiệm mới, tiếp xúc với môi trường làm việc mới để mở rộng thị trường, từng bước gây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển. Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn WTO là đề tài làm tiểu luận.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -KỸ THUẬT MIỀN NAM KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: WTO VÀ SỰ HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Giáo Viên : TS. Hà Văn Minh Lớp : 05CDQT1,2 TP.HỒ CHÍ MINH, ngày 22 tháng 03 năm 2014 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Đó là quy luật tất yếu và khách quan. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam tác với nhau trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…Để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp, giải quyết những vấn đề chung của trái đất mà từng quốc gia riêng lẻ thì không thực hiện được. Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế thì sự hợp tác này ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nó giúp cho các nước có thể lưu thông hàng hóa một cách thuận lợi, có thể trao đổi kinh nghiệm, khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất lao động và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giúp cho việc lưu thông nguồn vốn một cách dễ dàng. Trong thời gian qua thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hợp tác đa phương và song phương. Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức thương mại quốc tế (WTO),Liên minh Châu Âu (EU)… Trong đó WTO là tổ chức thương mại trên thế giới thu hút nhiều quốc gia gia nhập vào tổ chức này. WTO ra đời nhằm thúc đẩy tự do thương mại trên toàn cầu. Các nước tham gia WTO sẽ nhận được nhiều thuận lợi và cơ hội. Đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Lợi ích của việc gia nhập WTO là các nước thành viên được mở rộng cơ hội thương mại, được hưởng các quyền lợi có trong các hiệp định WTO…Với Việt Nam, thì việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung là việc làm vô cùng cấp bách để phát triển vững chắc nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt, việc tham gia WTO sẽ tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội và trải nghiệm mới, tiếp xúc với môi trường làm việc mới để mở rộng thị trường, từng bước gây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển. Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn WTO là đề tài làm tiểu luận. 2. Mục đích chọn đề tài Page 2 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay, vấn đề này đã được kề cập trong văn kiện Đại hội IX của Đảng “Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, BTA, tiến tới gia nhập WTO” . Gia nhập WTO đem lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội và thuận lợi nhưng song song đó cũng tồn tại không ít những khó khăn và thách thức. Điều quan trọng là chúng ta phải biết cách vận dụng tối đa những cơ hội đó để sử dụng triệt để vào công cụ phát triển nền kinh tế vững mạnh, phải biết cách phối hợp những cơ hội đó với những ưu thế sẵn có của quốc gia để tối đa hóa lợi ích mà WTO đem lại. Đồng thời phải biết cách hạn chế tối thiểu những khó khăn và thách thức từ việc gia nhập WTO. Phải biết cách dung hòa cơ hội và thách thức làm sao để Việt Nam gia nhập WTO chỉ hòa nhập không hòa tan. Để làm rõ việc này, chúng ta cần tìm hiểu cách thức quản lí và hoạt động của WTO. Mục đích của việc tìm hiểu này là để vạch ra những kế hoạch và hướng đi cho chúng ta bước vào môi trường WTO một cách tự tin, không đi nhầm đường. Tạo một nền kinh tế phát triển thực sự vững mạnh. Cũng như hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa nước ta với tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này. 3.Vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Nghiên cứ một cách có hệ thống về Tổ chức WTO và cơ chế điều hành của tổ chức WTO. - Nghiên cứu những ưu đãi theo qui định của WTO dành cho các nước đang phát triển như Việt Nam. - Xác định sự cần thiết phải gia nhập WTO của Việt Nam. Page 3 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam - Dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO. - Đề suất các kiến nghị, giải pháp để các doanh nghiệp thương mại tồn tại và đứng vững khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. Nội dung đề tài Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, bài tiểu luận được cấu trúc thành 4 chương: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC WTO 1.1 Bối cảnh ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Tổ chức thương mại thế giới có tiền thân là hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (The general agreement on tariff and trade - GATT). GATT được thành lập năm 1947 với 23 nước tham gia. Các hiệp định của GATT có hiệu lực từ 11/1948 và đến hết năm 1994. Trong vòng đời 48 năm tồn tại GATT đã trải qua 8 vòng đàm phán thương mại với các mốc lịch sử như sau: - Vòng Geneva (1947): bao gồm 23 nước tham gia. Các nước tham gia này đã quyết định tiến hành đàm phán để giảm và thực hiện ràng buộc thuế quan. Toàn bộ các qui định thương mại và nhượng bộ thuế quan đó đã tạo thành Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), có hiệu lực từ tháng 1 năm 1948. 23 quốc gia tham dự đàm phán đó trở thành những thành viên sáng lập ra GATT (với tên gọi chính thức là “các bên ký kết”). - Vòng Annecy (1949): bao gồm 13 nước tham gia. - Vòng Torquay (1951): bao gồm 38 nước tham gia. 2 vòng đàm phán trên cũng tiếp tục với các vấn đề về thuế quan khác. Page 4 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam - Vòng Geneva (1956): bao gồm 26 nước tham gia. Tại vòng này đã đạt được những kết quả liên quan đến việc giảm thuế, đề ra chiến lược cho chính sách của GATT đối với các nước đang phát triển, nâng cao vị thế của họ với tư cách là những thành viên tham gia GATT. - Vòng Dillon (1960-1961): bao gồm 26 nước tham gia. Vòng này chủ yếu bàn về việc giảm thuế. Tên gọi được đặt theo tên Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ C. Douglas Dillon. - Vòng Kenedy (1964-1967): bao gồm 63 nước. Nội dung thảo luận cũng vẫn là việc giảm thuế, nhưng lần đầu tiên đàm phán giảm thuế theo một phương pháp áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa chứ không đàm phán giảm thuế cho từng loại hàng hóa một như các vòng trước. Hiệp định chống bán phá giá được ký kết (nhưng tại Hoa Kỳ không được Quốc hội nước này phê chuẩn). - Vòng Tokyo (1973-1979): Bao gồm 102 nước. Vòng đàm phán này tiếp tục những nỗ lực mà GATT theo đuổi nhằm từng bước giảm bớt hàng rào thuế quan. Nhờ vậy, mức thuế quan đã được giảm đi khoảng 1/3 tại 9 thị trường công nghiệp chính của thế giới, đưa mức thuế bình quân áp dụng đối với hàng công nghiệp giảm xuống còn 4,7%. Việc cắt giảm thuế quan, chia thành nhiều giai đoạn trong vòng 8 năm cũng đã tạo ra được một sự hài hòa nhất định, vì những loại thuế cao nhất đã được cắt giảm mạnh nhất. - Vòng Uruguay (1986-1994): bao gồm 125 nước tham gia. Đây là vòng đàm phán cuối cùng và cũng là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả các vòng đàm phán của GATT. Vòng đàm phán này đã dẫn đến việc thành lập WTO và thông qua một loạt các hiệp định mới. Page 5 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam Những nét chính của vòng này là: thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT; giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu; giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác trong vòng 20 năm; ký kết Hiệp định về Bảo hộ Quyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS); mở rộng phạm vi áp dụng của luật thương mại quốc tế sang lĩnh vực dịch vụ thông qua Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS); dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Vòng đàm phán Doha (11/2001 – 7/2004) là vòng đàm phán thứ 9 được phát động tại hội nghị Bộ trưởng WTO tại Doha của quarta, gồm nội dung chính là: Đàm phán về nông nghiệp và dịch vụ. Vòng đàm phán này thực chất là đòi giảm trợ cấp đối với nông sản ở các nước công nghiệp phát triển như mỹ, EU, nhật…, giúp các nước nghèo có điều kiện cạnh tranh nông sản bình đẳng với các nước giàu có. Vấn đề tiếp cận thị trường hàng công nghiệp ở các nước đang phát triển (NAMA). Hiện tại, thuế nhập khẩu ở các nước công nghiệp phát triển là dưới 5%, ở các nước đang phát triển là dưới 15%. Các nước công nghiệp phát triển muốn các nước đang phát triển giảm thuế nhập khẩu hơn nữa. Giải quyết các vấn đề tồn đọng về thuận lợi hóa thương mại và minh bạch hóa sự mua sắm của chính phủ. Ngoài ra, vòng đàm phán Doha còn giải quyết các vấn đề như: quyền của các nước nghèo được nhập khẩu với giá rẻ hoặc được cấp bằng sáng chế sản xuất những loại dược phẩm chữa trị được bệnh AIDS, sốt rét. 1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) Một vài nét về tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) Page 6 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam o Trụ sở: Geneva, Thụy Sĩ o Ngày thành lập: 01-01-1995 o Sáng lập bởi: Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994) o Thành viên: 150 (tính đến 7-11-2006) o Ngân quỹ: 175 triệu franc Thụy Sĩ (năm 2006) o Người đứng đầu: Tổng Giám đốc Pascal Lamy o Website: www.wto.org Mục tiêu: WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT, tức là quan hệ giữa các nước thành viên trong thương mại và kinh tế sẽ được tiến hành nhằm: ♦ Nâng cao mức sống; ♦ Bảo đảm tạo đầy đủ việc làm, đảm bảo tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế; ♦ Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới; ♦ Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá. Chức năng: Theo Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, tổ chức này có năm chức năng cơ bản như sau: 1. Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và tiến hành các mục tiêu của Hiệp định này và các Hiệp định thương mại đa biên khác, cũng như các Hiệp định nhiều bên. Page 7 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam 2. Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các nước thành viên về quan hệ thương mại giữa các nước này về các vấn đề được đề cập đến trong các Hiệp định WTO, và thực thi kết quả của các cuộc đàm phán đó. 3. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên trên cơ sở Quy định và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp. 4. Thực hiện rà soát chính sách thương mại thông qua Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại 5. Nhằm đạt được một sự nhất quán hơn nữa trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, khi thích hợp, WTO sẽ phối hợp với IMF, WB và các cơ quan của các tổ chức này. Bộ máy tổ chức hoạt động của WTO. 1.2.1 Hội nghị Bộ trưởng WTO Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO. Hội nghị bộ trưởng sẽ thực thi các chức năng của WTO và thực hiện hiện những hành động cần thiết để thực thi các chức năng này. Khi một thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị bộ trưởng cũng có quyền đưa ra những quyết định về tất cả các vấn đề thuộc các hiệp định đa biên, theo trình tự ra quyết định được quy định tại Hiệp định thành lập WO và các Hiệp định đa biên. 1.2.1.1 Đại hội đồng WTO Ðại hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị bộ trưởng thì chức Page 8 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam năng của Hội nghị bộ trưởng sẽ do Ðại hội đồng đảm nhiệm. Như vậy, có thể hiểu Ðại hội đồng là cơ quan quyết định tối cao của WTO trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị bộ trưởng. Khi cần thiết, Ðại hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan giải quyết tranh chấp hoặc Cơ quan rà soát chính sách thương mại Như vậy, các hoạt động hàng ngày trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội nghị bộ trưởng thuộc trách nhiệm giải quyết của 3 cơ quan: - Ðại hội đồng; - Cơ quan giải quyết tranh chấp; - Cơ quan rà soát chính sách thương mại. Nhưng theo như quy định của WTO, thực chất, cả 3 cơ quan này chỉ là một. Tức là tuỳ theo từng trường hợp cụ thể: • Ðại hội đồng nhóm họp với các chức năng và nhiệm vụ của Cơ quan giải quyết tranh chấp hay là của Cơ quan rà soát chính sách thương mại. • Cơ quan giải quyết tranh chấp giám sát việc thực thi các thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các thành viên (quy định tại Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp). • Cơ quan rà soát chính sách thương mại tiến hành việc phân tích các chính sách thương mại của các nước thành viên (quy định tại Cơ chế rà soát chính sách thương mại). Page 9 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam 1.2.1.2 Các hội đồng thương mại; các uỷ ban; các nhóm công tác: Các hội đồng: Các hội đồng trực thuộc Ðại hội đồng, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Ðại hội đồng. Các hội đồng cũng bao gồm đại diện của tất cả các thành viên của WTO. Ðại hội đồng có các hội đồng sau: - Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa. - Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ. - Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ. Các uỷ ban: Hội nghị bộ trưởng thành lập ra các uỷ ban. Các uỷ ban cũng bao gồm các đại diện của tất cả các thành viên của WTO. Các uỷ ban này đảm nhiệm các chức năng được quy định trong các hiệp định của WTO hoặc các chức năng do Ðại hội đồng giao cho. Tuy cũng trực thuộc Ðại hội đồng nhưng thẩm quyền hoạt động của các uỷ ban hẹp hơn so với các hội đồng. Ðại hội đồng có các uỷ ban sau: - Uỷ ban về thương mại và môi trường; Page 10 [...]... vực tư nhân và khu vực công được quy định tại phụ lục của Hiệp định này Page 28 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ WTO 3.1 Quá trình Việt Nam gia nhập WTO Tháng 06.1994 Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT Ngày 22.11.1994, Bộ chính trị ra công văn 1015 CV/CP-TW chấp thuận nộp đơn gia nhập WTO 1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO Ban Công... nhập WTO của Việt Nam Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc Page 31 WTO & Sự Hội Nhập. .. này Việt Nam đã chuyển đến ban thư kí 1500 câu trả lời về thương mại, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại Page 29 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam Tháng 11.1998 phiên họp lần hai diễn ra minh bạch hóa chính sách của Việt Nam về thương mại hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ Tháng 7.1999 diễn ra phiên họp lần ba về cơ bản đã hoàn thành giai đoạn làm rõ chính sách thương. .. tư vào Việt Nam và được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) khi đầu tư vào Việt Nam. Từ ngày 01/07/2006 các nhà đầu tư trong và ngoài nước chịu sự điều tiết chung bởi luật đầu tư và Page 35 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam luật doanh nghiệp.Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quyền kinh doanh của mình tương tự như nhà đầu tư Việt Nam. Không còn bị ràng buộc phải đầu tư vào... Nhập Thương Mại Của Việt Nam 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995 11-1-2007 WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO 3.2 Các chỉ tiêu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 3.2.1 Về mặt hàng dệt may Các nước thuộc WTO không.. .WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam - Uỷ ban về thương mại và phát triển; - Uỷ ban về hiệp định thương mại khu vực; - Uỷ ban về các hạn chế nhằm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế; - Uỷ ban về ngân sách, tài chính và quản trị; Các nhóm công tác: Các nhóm công tác cũng trực thuộc Ðại hội đồng nhưng cấp độ nhỏ hơn và hẹp hơn so với các uỷ ban Ðại hội đồng có nhóm công tác... tác về gia nhập tổ chức; - Nhóm công tác về quan hệ giữa thương mại và đầu tư; - Nhóm công tác về tác động qua lại giữa thương mại và chính sách cạnh tranh; - Nhóm công tác về minh bạch trong chi tiêu chính phủ; - Nhóm công tác về thương mại, nợ và tài chính; - Nhóm công tác về thương mại và chuyển giao công nghệ 1.2.2 Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO Đứng đầu ban thư ký WTO là Tổng giám đốc WTO Tổng... ngay nghĩa vụ MFN ngay sau khi gia nhập WTO đối với cả hang hóa và dịch vụ Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hang hóa nhập khẩu theo lộ trình cụ thể Việt Nam tuyên bố bãi bỏ ngay việc trợ cấp xuất khẩu cà phê khi gia nhập WTO, các mặt hàng khác bãi bỏ sau 3 năm kể từ khi gia nhập Page 30 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam Về Hiệp định vệ sinh an toàn thực... khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại Page 14 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam đa phương Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời... gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO Ngày 31.01.1995 , Đại hội đồng đã thành lập một Ban Công tác để xem xét đơn của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) theo Điều XII của Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO Ngày 30.11.1995 Thủ tướng chính phủ ra công văn 335/QHQT giao cho bộ thương mại . và đứng vững khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. Nội dung đề tài Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, bài tiểu luận được cấu trúc thành 4 chương: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC WTO 1.1 Bối cảnh ra. nền kinh tế ổn định và phát triển. Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn WTO là đề tài làm tiểu luận. 2. Mục đích chọn đề tài Page 2 WTO & Sự Hội Nhập Thương Mại Của Việt Nam Việc gia nhập. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -KỸ THUẬT MIỀN NAM KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: WTO VÀ SỰ HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Giáo