Chúng ta không bao giờ có thể hiểu được tường tận những nền văn hóa khác nhau. Không phải thứ gì hợp lý trong nền văn hóa này cũng có nghĩa là nó sẽ hợp lý trong nền văn hóa khác. Ở trường sinh viên được những chức năng quản lý: hoạch định – tổ chức - thực hiện – kiểm tra có vẻ không khó khăn gì. Nhưng liệu trên thực tế có thể áp dụng nó cho tất cả mọi người? Trong khi mọi người xung quanh chúng ta có vô số tính cách khác nhau: có người siêng năng cũng có người lười biếng, nóng tính cũng như vui vẻ... và một phần tính cách này được hình thành thông qua tác động của nền văn hóa họ chịu ảnh hưởng từ khi sinh ra hoặc đang sống. Do đó tìm hiểu nền văn hóa chính là để tìm ra cách làm việc tốt hơn. Mỗi con người, mỗi vùng miền đều có những nhu cầu, động cơ làm việc, sở thích khác nhau. Hiểu được điều đó thì mới có thể làm chủ cuộc chơi. Không có một cách quản lý chung tốt nhất cho tất cả mọi người.
I. GIỚI THIỆU VỀ VÀI NÉT VĂN HÓA: Chúng ta không bao giờ có thể hiểu được tường tận những nền văn hóa khác nhau. Không phải thứ gì hợp lý trong nền văn hóa này cũng có nghĩa là nó sẽ hợp lý trong nền văn hóa khác. Ở trường sinh viên được những chức năng quản lý: hoạch định – tổ chức - thực hiện – kiểm tra có vẻ không khó khăn gì. Nhưng liệu trên thực tế có thể áp dụng nó cho tất cả mọi người? Trong khi mọi người xung quanh chúng ta có vô số tính cách khác nhau: có người siêng năng cũng có người lười biếng, nóng tính cũng như vui vẻ và một phần tính cách này được hình thành thông qua tác động của nền văn hóa họ chịu ảnh hưởng từ khi sinh ra hoặc đang sống. Do đó tìm hiểu nền văn hóa chính là để tìm ra cách làm việc tốt hơn. Mỗi con người, mỗi vùng miền đều có những nhu cầu, động cơ làm việc, sở thích khác nhau. Hiểu được điều đó thì mới có thể làm chủ cuộc chơi. Không có một cách quản lý chung tốt nhất cho tất cả mọi người. 1. Văn hóa là gì: Nghĩa gốc “văn hóa” là một từ Hán Việt bao gồm hai từ “văn trị” và “giáo hóa”. Nghĩa là cai trị và giáo huấn mọi người một cách nhân từ, tử tế, công bằng. Còn trong ngôn ngữ phương Tây, từ tương ứng với “văn hóa” của tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" có nghĩa là gieo trồng. Trên thế giới có vô số cách định nghĩa “văn hóa” nhưng tựu chung lại văn hóa là sản phẩm của con người. Bao gồm những thứ hữu hình như: nhà cửa, ẩm thực, quần áo, lễ hội và những điều vô hình như: giá trị và chuẩn mực. Thông thường chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được bề nổi của văn hóa khi sử dụng các giác quan để quan sát. Nhưng thực chất đó chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi. Những thứ không thể hiện ra bên ngoài còn lớn hơn và quan trọng hơn rất nhiều. Nhưng để hiểu được điều này cần phải có thời gian dài tìm hiểu, quan sát và trải nghiệm. Văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người – con người, con người – tự nhiên, con người - xã hội. Sau đó chính văn hóa lại tham gia 1 vào việc tạo nên con người. Một vấn đề là đúng trong nền văn hóa này chưa chắc đã đúng trong nền văn hóa khác. Vd: Với người Việt Nam thịt heo hay thịt bò đều là thịt. Nhưng người Ấn Độ theo đạo Hindu lại xem bò là thần và tuyệt đối không ăn thịt bò. Còn người Hồi Giáo thì lại không ăn thịt heo vì cho đó là thứ dơ bẩn. Một số danh ngôn về văn hóa nổi tiếng: Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả - Edouard Herriot. Tôi không muốn ngôi nhà của mình bị vây kín giữa những bức tường và những khung cửa sổ luôn luôn bịt chặt, tôi muốn văn hóa của mọi miền đất tự do thổi vào ngôi nhà đó. Nhưng tôi sẽ không bị cuốn đi bởi bất cứ ngọn gió nào - Mahatma Gandhi. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn - Hồ Chí Minh 2. Hình thành Sự phân hóa vùng miền của đất nước hình chữ S: Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau: Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Kinh, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Kinh chiếm đa số. Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc gia. Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Trong đó quan điểm thứ 3 được đánh giá là chính xác nhất. Vì không hề có một nền văn hóa nào đứng độc lập một mình. Luôn có sự giao thoa giữa các nền văn hóa với nhau, trong đó nổi bật nhất vẫn là nền văn hóa của người Kinh hiện đang chiếm đa số (86%). 2 Đặc trưng: Thứ nhất: Văn hóa Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời và chịu ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước, trong đó quan trọng nhất là nền văn hóa Đông Sơn với sự ra đời của hai nhà nước đầu tiên của người Việt: Văn Lang và Âu Lạc. Trong giai đoạn này nền văn hóa thuần nhất chưa có sự tác động của các nền văn hóa bên ngoài. Sau đó, nền văn hóa Việt Nam đã có sự tiếp xúc, giao lưu với nền văn hóa Trung Hoa trong suốt hàng ngàn năm bị đô hộ và vùng lên đấu tranh giành độc lập. Tiếp đó là sự xâm nhập của văn hóa phương Tây trong thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tuy nhiên nền văn hóa nước ta đã đứng vững hòa nhập chứ không hòa tan, tiếp thu những cái hay và loại bỏ những cái xấu để hình thành nên nền văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Thứ hai: Văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng bao gồm trong đó nền tiểu văn hóa của 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng trong phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục nhưng đồng thời cũng có sự giao thoa, hợp nhất. Thứ ba: Sự khác biệt về địa lý, khí hậu, phân bố các dân tộc và dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam: từ nền văn hóa làng xã hình thành từ nền văn minh lúa nước đặc trưng của người Kinh ở đồng bằng sông Hồng, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời mở mang bờ cõi ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất “mới” ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên. II. NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA MIỀN BẮC: 1. Miền Bắc cái nôi của tổ quốc: 1.1. Không gian văn hóa: a. Phạm vi: Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh 3 mẽ. Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng tây bắc - Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Có đường bờ biển dài, có cửa ngõ lớn và quan trọng thông thương với các khu vực lân cận và thế giới qua cảng biển Hải Phòng. Vùng lãnh thổ này miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ: Tây Bắc Bộ: Bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La. Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng Đông Bắc. Đông Bắc bộ: Bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh. Đồng bằng sông Hồng: Bao gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc. b. Khí hậu: Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Trong khi một phần khu vực Duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió mùa ẩm từ đất liền. Toàn vùng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm quanh năm với 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa Đông Nam Thời tiết mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên. Mùa đông từ tháng 10 tới tháng 4 trời lạnh, khô, có mưa phùn. Thường hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết. c. Dân số: 4 Khu vực đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân cư dày đặc nhất (khoảng 1225 người/km2). Trong khi đó ở khu vực Trung du miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú lại thiếu nguồn nhân lực khai thác và có mật độ dân số thấp hơn rất nhiều so với khu vực đồng bằng (khu vực Tây Bắc có mật độ dân 69 người/km). d. Kinh tế: Khu vực đồng bằng sông Hồng: Đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung ở Việt Nam. Là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao. Có truyền thống lâu đời về thâm canh lúa nước. Có nhiều trung tâm công nghiệp và hệ thống đô thị phát triển. Vẫn còn thiếu nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp đang phát triển và luôn phải nhập từ các vùng khác. Khu vực Đông Bắc và Tây Bắc: Là khu vực giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc. Có thế mạnh đặc biệt trong gieo trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Trung du và miền núi phía bắc cũng là khu vực trồng cây chè lớn nhất. Các loại chè nổi tiếng được trồng nhiều ở Sơn La, Hà Giang, Yên Bái và Thái Nguyên. Tốc độ phát triển kinh tế của toàn vùng là khá toàn diện. Tuy nhiên, riêng với khu vực Trung du và miền núi phía bắc, nhất là vùng tây bắc vẫn còn nghèo so với các vùng khác trong cả nước. 1.2. Chủ thể văn hóa: 5 Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt với nhiều lễ hội đặc trưng vì thế cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau : Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ. Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú, khí hậu hình thành 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, vừa "xa rừng", vừa "nhạt biển". Chính vì vậy văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, nhưng lại có những nét riêng biệt của vùng này. Tính cách: Tính tình sâu sắc, tinh tế, thâm thúy ,rất lễ phép,chăm chỉ trong công việc và đặc biệt có trên có dưới đó là do ảnh hưởng của chế độ vua chúa trước đây. Mặt khác bảo thủ, hoài cổ và có lối nói "vòng vo tam quốc" Có truyền thống ăn học, tầng lớp trí thức đông đảo, luôn đề cao hệ thống trường sở và chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài đã có cách đay gần ngàn năm. Cũng chính do ảnh hưởng của lề lối phong kiến nên họ tương đối khó,đòi hỏi lễ nghi, trọng nam khinh nữ,con trai thì gia tưởng và khó tính. Khí hậu khắc nghiệt cùng với cuộc sống khó khăn cũng làm cho người miền Bắc tính tình nóng nảy. Trang phục giản dị,gọn gàng,màu sắc nhã nhặn. Người phụ nữ thường đảm đang, chung thủy, có sự hiểu biết và vẫn còn khép nép do ảnh hưởng của thời xưa. Họ sống phức tạp suy nghĩ đắn đo,lời ăn tiếng nói cầu kì,hoa mĩ nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Quan hệ xã hội: Người dân Việt Nam đều có chung cơ cấu Gia đình - Làng - Nước. Tuy nhiên, ở Bắc Bộ, yếu tố này sâu đậm hơn, nhất là dấu ấn quê hương, đất đai, mồ mả tổ tiên, đình làng, cây đa, bến nước nơi con người gắn bó với cộng đồng nơi cư trú, các gia đình ở sát cạnh nhau, làng có hàng tre bao bọc, có cổng làng, có lễ hội, có nơi vui chơi cộng đồng vừa "một giọt máu đào hơn ao nước lã" vừa "bán anh em 6 xa mua láng giềng gần" khiến con người gắn bó chặt chẽ với nhau, khó lòng dứt bỏ ra đi. Tìm hiểu đối phương một cách chi tiết, cẩn thận khi thiết lập một mối quan hệ và khó thiết lập lại mối quan hệ khi hai bên xảy ra mâu thuẫn. Giao tiếp với mọi người Độc đoán, độc tài, đối với họ "xếp là số 1" Chú ý tới từng cử chỉ nhỏ của từng nhân viên, nếu bị xếp ghét rồi thì khó ghi điểm lại. Phong cách ăn uống: Từ lâu việc ăn đã thành nghi thức: Ăn cưới, ăn khao, tiếp khách, ăn cỗ tính chất giao tiếp thể hiện rõ trong ăn uống (ăn trông nồi, ngồi trông hướng, lời chào cao hơn mâm cỗ, sống vì mồ mả chứ không vì cả bát cơm, ). Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bộ nhưng lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm, các món kho thường cho nhiều gừng củ. Các món mặn thường dùng gia vị bột ngọt khá nhiều, nêm mặn chủ yếu là muối, món nước quen thuộc là nước trà (chè), uống bia ướp lạnh không dùng đá. Người Bắc Bộ thích ăn trong khung cảnh cùng gia đình. Phong cách mặc: Trước đây, cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên Bắc Bộ đó là màu nâu. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sống. Đàn bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm. Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy (áo cánh),vấn khăn, trùm khăn mỏ quạ, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Ngày nay y phục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều, nhưng vẫn giữ được nét ăn mặc kín đáo, màu sắc nhẹ nhàng và giản dị. 7 Phong cách ở: Nhà cửa của người Việt ở Bắc Bộ thường kiên cố, quy củ theo khuôn viên, thường "5 gian", 2 gian đầu hồi là buồng ngủ của vợ chồng và để đồ, còn 3 gian giữa là nơi thờ cúng, sinh hoạt chung. Tâm lý của họ là lo củng cố nhà cửa "thứ nhất làm nhà " và "an cư mới lập nghiệp". Thường chọn nhà quay về hướng Nam được coi như là một sự đúc kết có tính quy luật, vừa để tránh ngọn gió mùa đông bắc, vừa để đón nhận ánh sáng tía nắng ấm của mặt trời. Vì vây nếu bạn chọn một không gian hợp phong thủy miền Bắc cho cuộc hẹn bàn công việc sẽ khiến họ thích thú. Văn hóa con người Việt Nam chúng ta hết sức đa dang không chỉ giừa miền Bắc, miền Trung, Miền Nam, mà ngay chính trong miền Bắc thì lại mang những đặc trưng riêng của mỗi nơi.Như ở miền Bắc có thể phân ra vùng đồng bằng Sông Hồng tiêu biểu có Hà Nội, vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc mang những nét văn hóa hoàn toàn khác biệt. 2. Nét văn hóa của người Hà Nội: 2.1. Những nét nổi bật: Thanh lịch Nói đến vẻ đẹp của người Hà Nội chúng ta có thể nói gọn trong hai chữ “Thanh” và “Lịch” .Có nhiều câu thơ đã được viết ra để tôn vinh vẻ đẹp, cái lịch lãm, tế nhị, tự tin trong từng câu nói của người HN như: “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” Hay “Người thanh tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.” 8 Óc thực tế, sáng tạo và nhạy cảm với cái mới Do hoàn cảnh đô thị hội tụ người bốn phương nên khách quan đòi hỏi người Hà Nội có đầu óc thực tế, thể hiện ở các mặt: Xem xét tính toán trong làm ăn để có lợi nhiều. "Khéo tay hay làm, đất lề Kẻ Chợ" là câu ngạn ngữ quen thuộc ca ngợi tài hoa, sáng tạo của những người thợ thủ công kinh thành. Người Hà Nội xưa và nay có khả năng thích nghi rất nhanh, rất nhạy cảm, khá năng động và không ngại tiếp nhận những cái mới và tìm tòi, cải tiến, sáng tạo thành cái của mình. Điều này thể hiện trong các công trình kiến trúc, văn hóa, trong việc du nhập các luồng tư tưởng tôn giáo, không chỉ tiếp xúc giao lưu với các nền văn hóa phương Bắc mà cả với nền văn hóa phương Tây Nghị lực, trung thực, thẳng thắn và giàu nghĩa khí Người dân ở các vùng của đất nước đưa nghề thủ công về Hà Nội, tạo thành nghề 36 phố phường sầm uất. Nghị lực của người Hà Nội còn được thể hiện ở con đê ngăn lũ sông Hồng đắp suốt chiều dài lịch sử ngàn năm xây dựng đô thành. Trọng học thức, chuộng cái đẹp Chính vì Hà Nội là nơi hội tụ và đỉnh cao của nền văn hóa dân tộc, nên vùng đất và con người Thăng Long cũng là nơi có tinh thần ham học và quý trọng trí thức. Với học thức khá cao cùng với môi trường sống nơi đây nên con người Hà Nội cũng cảm nhận nét đẹp thiên nhiên, con người một cách tinh tế hơn. 2.2. Những nét văn hóa: a. Văn hóa giao tiếp: Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội là ở chỗ chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Cái thanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện trong giao tiếp xã hội, ứng xử, giao tiếp, xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao. Người Hà Nội với vốn từ giàu có, lại biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ, hợp cảnh, hợp tình, tạo nên một phong cách riêng không pha trộn vừa hào hoa, nhã nhặn, vừa lịch lãm nhún nhường. Trong quan hệ với bạn bè, khách khứa, người Hà Nội bao giờ cũng có một thái độ hiếu khách truyền thống, nồng nhiệt mà không thô bạo, niềm nở mà không suồng sã. Khi khách đến nhà, người chủ dù bận việc cũng phải đứng dậy mời 9 chào. Nếu đang mặc quần áo ngắn, quần cộc, áo cánh thì phải “xin lỗi” khách, mà mặc quần áo dài nghiêm chỉnh rồi mới tiếp khách. Trong cách pha trà đãi khách của người Hà Nội cũng thể hiện trình độ và sự tinh tế riêng. Chè để đãi khách bao giờ cũng là chè ngon, có nhà cẩn thận còn đem ướp sen, nhài hay hoa ngâu để tăng thêm hương vị b. Văn hóa mặc: Nét thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện ở trang phục. Trong trang phục của cả nam và nữ, của người già và trẻ em… luôn giữ được vẻ trang nhã, hài hòa, giản dị và mỗi người ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình. Trang phục áo dài của thanh nữ Hà Nội vẫn là nét đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam. c. Văn hóa ăn uống: Trong ăn uống của người Hà Nội thể hiện nét thanh lịch ở trình độ thẩm mỹ cao, sự tinh tế trong công việc chế biến thức ăn, chính chất sành điệu trong ăn uống ấy mà người Hà Nội đã sáng tạo nhiều món ăn nổi tiếng trở thành đặc sản Hà thành như: Phở, bún thang, bún ốc, chả cá, bánh cuốn Thanh trì, chè kho, cốm vòng, bánh tôm Hồ Tây… Chỉ cần quan sát mâm cơm ngày tết hay mâm cơm khách của người Hà Nội là thấy ngay được tính lịch sự và chu đáo trong đó. Trong một mâm bao giờ cũng có rất nhiều món, mỗi món một chút, mỗi món cho một khẩu vị riêng. Đặc biệt, cách bài trí các món ăn đều được trình bày rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn uống, người Hà Nội bao giờ cũng giữ nề nếp “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” và luôn luôn thận trọng, ý tứ khi trong mâm có người già cao tuổi hay khách khứa. Khi đi ăn tiệm thì cũng rất sành điệu để tìm nơi, tìm vị, chọn thời, chọn cơ, mà đã hợp với nơi nào thì thuỷ chung với nơi đó. Từ ngàn xưa, người Thăng Long - Hà Nội đã có nếp sống “có lịch có lề”. Vài năm trở lại đây, câu chuyện văn hóa của người Hà Nội đang có sự xuống cấp trầm trọng được nhắc đến nhiều. Năm 1986 là thời kỳ “mở cửa”, đất nước chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì tất cả bung ra và văn hóa của người Hà Nội đã bị ảnh hưởng. Nhưng từ năm 2000 trở về đây bắt đầu có sự suy thoái mạnh mẽ, trầm trọng. Lúc này 10 [...]... là một sinh hoạt văn hóa Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng, không thể không nói đến sinh hoạt hội chợ ở đây là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng lại cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình Người ta đã từng nói đến một loại sinh hoạt văn hóa hội chợ ở vùng này, và có thể coi như một sinh hoạt vãn hóa đặc thù của vùng Tộc người chủ thể : Tày-Nùng với lịch sử và văn hóa của họ tạo ra... đây, và một bộ phận người Hoa, vốn là dòng dõi quân Lưu Vĩnh Phúc Mỗi dân tộc đều có văn hóa mang bản sắc riêng 3.1 Những nét nổi bật: Văn hóa Thái với những yếu tố diễn biến từ văn hóa Đông Nam Á nổi lên như một sắc thái đại diện cho văn hóa Tây Bắc Tây Bắc, một vùng văn hoá với xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than... thù này không phá vỡ tính thống nhất của văn hóa Đông Bắc Bộ và văn hoá cả nước III NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA MIỀN TRUNG: 20 1 Miền Trung vẽ đẹp kiên cường: 1.1 Không gian văn hóa: a Phạm vi: Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng sông hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông, phía... của bạn 3 Những nét văn hóa cổ điển và hiện đại riêng biệt: 3.1 Những nét văn hóa hiện đại đặc trưng: Ngoài các lễ hội truyền thống, có nguồn gốc từ lâu đời, hiện nay, có nhiều lễ hội văn hóa đương đại, lễ hội du lịch được tổ chức ở nhiều địa phương trong vùng nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dân và thu hút du khách, phục vụ phát triển du lịch ở các địa phương trong vùng Tiêu biểu là... càng mờ nhạt thêm b Cồng chiêng Tây Nguyên: Khi nhắc đến nền văn hóa Tây Nguyên thì không thể không nói đến văn hóa Cồng chiêng được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới năm 2005 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng,... 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới c Festival Huế (Thừa Thiên Huế): Đây là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất vùng và cả nước Festival... thuyền đuôi én Văn hóa các tộc người vùng Tây Bắc khá phong phú và đa dạng, giàu bản sắc, gắn liền với quá trình tụ cư lâu đời của cư dân từ nhiều nguồn và nhiều thời điểm khác nhau Chính vì vậy trong chiến lược phát triển vùng cũng như tiểu vùng, điều có ý nghĩa sống còn là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, truyền thống và đổi mới tại khu vực này 4 Văn hóa vùng Đông Bắc:... con người miền trung khá là ý thức cho tương lai của con cháu đời sau Trong văn hóa đời sống, người miền trung nói chung khá tiết kiệm trong chi tiêu so với những miền khác Một ví dụ điển hình là các món ăn của người miền Trung khá mặn Đây có thể là một đặc trưng cơ bản của con người nơi đây Tuy nhiên, ở các dịp lễ thì người miền trung lại là nơi tổ chức kỹ nhất và ăn mừng lâu nhất trong 3 miền Vì nơi... người 2 Những nét văn hóa đặt trưng: Một số đặc điểm trong tính cách của người miền Trung ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp trong kinh doanh riêng biệt của họ 2.1 Ngôn ngữ: Sự khác biệt về ngôn ngữ, giọng nói so với chuẩn Tiếng Việt: Giọng nói của người miền Trung phần lớn đều khác biệt hẳn so với chuẩn Tiếng Việt Phân hẳn 3 vùng rõ rệt Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 3 vùng 3 giọng khác... thành kiến với người ngoại tỉnh Chính điều này cũng góp phần tạo nên một văn hóa kinh doanh ở đây d Văn hóa kinh doanh: Ở Hà Nội, bạn sẽ không tin vào tai mình khi vào cửa hàng mà được ai đó nói lời cảm ơn Bởi người Hà Nội luôn sẵn sàng tâm thế bị “mắng mỏ” khi ra đường Cũng bởi ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thói quen văn hóa - lịch sử đã để lại một quan điểm cho rằng làm nghề phục vụ là hạ . vì thế cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau : Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi. có văn hóa mang bản sắc riêng. 3.1. Những nét nổi bật: Văn hóa Thái với những yếu tố diễn biến từ văn hóa Đông Nam Á nổi lên như một sắc thái đại diện cho văn hóa Tây Bắc. Tây Bắc, một vùng văn. thành Sự phân hóa vùng miền của đất nước hình chữ S: Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau: Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Kinh,