1/145 Giáo trình NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG LINUX Trần Huy Thắng (tranhuythang@gmail.com) Do điều kiện thời gian, cuốn sách còn một phần chưa được viết. > Rất mong bạn đọc có thể tham gia viết tiếp để hoàn thiện cuốn sách. Tài liệu này có thể download tại: www.fita.hua.edu.vn/thangtran Bạn có thể trích đăng lại (một phần hay toàn bộ) nội dung cuốn sách với chú thích về nơi download cuốn sách và thông báo tìm người viết tiếp này. Nếu có ý định thương mại xin nhắn trước với tác giả. 2/145 Lề của sách được đặt chế độ mirror margin để bạn có thể in 2 mặt. 3/145 Lời nói đầu Cuốn “Nhập môn Quản trị Hệ thống Linux” được viết với mục đích làm giáo trình cho một lớp Linux 3 hoặc 6 tín chỉ (45 hoặc 90 giờ) học thực hành trên phần mềm máy ảo VMware Workstation. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần: Phần 1 (phần phụ): Giới thiệu về luật bản quyền, phần mềm tự do/nguồn mở (FOSS), các hệ điều hành *nix. Phần này tuy không liên quan đến các thao tác kỹ thuật và các sách về quản trị hệ thống cũng không đề cập nhiều nhưng chúng tôi nghĩ rất nên đưa vào. Đặc biệt trong các trường đại học ở Việt Nam, (theo sự quan sát cá nhân) vấn đề “bản quyền”, “nguồn mở” chưa được dạy một cách đúng mực do đó chúng tôi cho rằng cơ hội tốt nhất để bổ sung phần thiếu sót này là lồng nó vào trong các lớp/giáo trình về Linux. (Phần này chỉ nên nói trong buổi đầu tiên giới thiệu môn học.) Phần 2 và 3 (phần chính): Các câu lệnh quản trị Linux trên máy đơn và trong môi trường mạng. Cuốn sách chỉ nói về các câu lệnh mà không đề cập đến các công cụ có giao diện đồ họa bởi: thứ nhất, người mới học (vốn đang dùng Windows) nên tập làm quen với việc gõ lệnh; thứ hai, cái vỏ giao diện đồ họa nhiều khi không khai thác hết được các lệnh mà nó gọi đến. Các câu lệnh trong sách được thực thi trên Redhat/Fedora nhưng hoàn toàn có thể chạy bình thường trên Debian, Ubuntu, OpenSuse (trừ phần cài đặt gói phần mềm.) Tài liệu này được dạy trên VMware Workstation (nên cũng có một bài hướng dẫn nhỏ về mạng ảo của phần mềm này.) (Chúng tôi cũng cho rằng phần Shell script để tự động hóa các thao tác quản trị là phần nâng cao chỉ dành cho những người đã quen với Linux nên không đề cập đến trong cuốn sách nhập môn này.) Do điều kiện thời gian, chúng tôi chưa viết được phần 3 cũng như còn thiếu một số điểm ở phần 1 và phần 2 nên rất mong bạn đọc có thể tham gia viết tiếp để lắp ghép thành một cuốn sách hoàn chỉnh. Trần Huy Thắng (tranhuythang@gmail.com) Bạn có thể trích đăng lại (một phần hay toàn bộ) nội dung cuốn sách với chú thích về nơi download cuốn sách và thông báo tìm người viết tiếp này. Nếu có ý định thương mại xin nhắn trước với tác giả. Mục lục sơ lược Bài 1. Khái niệm FOSS và *nix _______________________________________________________ 9 Bài 2. Bổ túc kiến thức về HDD. Cài đặt Linux, FreeBSD (chưa xong). _____________________ 29 Bài 3. Làm quen với Linux command _________________________________________________ 31 Bài 4. Devices - Filesystems – Mounting _______________________________________________ 52 Bài 5. Install softwares _____________________________________________________________ 65 Bài 6. Quản trị user. File permission _________________________________________________ 72 Bài 7. Advanced partitioning: RAID & LVM ___________________________________________ 87 Bài 8. Quản lý process, daemon ______________________________________________________ 99 Bài 9. Quá trình khởi động (grub, kernel, init) và tắt máy của Linux _______________________ 113 Bài 10. Tạo mạng ảo bằng VMware Workstation _______________________________________ 126 Bài 11. Bổ túc kiến thức về TCP/IP__________________________________________________ 136 Bài 12. Configure card mạng (chưa xong) ____________________________________________ 142 Tài liệu tham khảo _______________________________________________________________ 145 4/145 Mục lục Bài 1. Khái niệm FOSS và *nix 9 I. FOSS 10 1. Sở hữu trí tuệ 10 Sở hữu trí tuệ (intelectual property) 10 Sở hữu công (public domain) 10 Đối ngược với sở hữu trí tuệ là sở hữu công 10 Khi sở hữu trí tuệ trở thành sở hữu công 11 Copyright (bản quyền) © 11 Thương hiệu (trademark) 12 2. Phân loại phần mềm theo quyền của người sử dụng 13 EULA và các quyền của người sử dụng 13 Proprietary softwares hay FOSS 13 Disclaimer of warranty (chối bỏ bảo đảm) 14 3. Free/Open source softwares (FOSS) 14 a. Định nghĩa Free/Open source softwares 14 Free software 14 Open source software 15 Free softwares vs Open source 17 b. FOSS và chuyện “miễn phí” 17 FOSS thì miễn phí ? 17 FOSS thương mại ? 18 c. Các mẫu giấy phép FOSS 19 4. Các giấy phép FOSS kiểu public domain: BSD, MIT, Apache 20 BSD (copycenter) 20 MIT licence 21 Apache 22 5. Các giấy phép FOSS kiểu weak copyleft: LGPL và Perl (chưa viết) 22 6. Giấy phép (strong) copyleft: GPL (chưa xong) 22 Ý tưởng của giấy phép GPL: 22 Ý nghĩa của giấy phép GPL: 23 Áp dụng các điều khoản của GPL 23 7. Mô hình phát triển phần mềm FOSS (chưa viết) 23 8. Mô hình kinh doanh phần mềm FOSS (chưa viết) 23 9. Những quan niệm sai lầm thường thấy về FOSS (chưa viết) 23 II. *nix 23 1. Giới thiệu UNIX, BSD 23 UNIX 24 BSD 24 2. UNIX và UNIX-like (*nix) 25 3. Chuẩn POSIX (SUS) 25 4. Nhân Linux và Dự án GNU 26 5. Linux distribution 26 Bài 2. Bổ túc kiến thức về HDD. Cài đặt Linux, FreeBSD (chưa xong). 29 1. Hiểu về HDD 29 1.a. Cấu trúc vật lý của HDD 29 1.b. Cấu trúc logic của HDD 30 1.c. Quá trình khởi động OS của máy tính 30 2. Công cụ máy ảo để học thực hành Linux. Một số chú ý về Vmware Workstation. 30 3. Các cách để có được một bản Linux distro và trường hợp của Redhat. 30 4. Cài đặt Linux, FreeBSD 30 4.a. Cài đặt Linux 30 4.b. Cài đặt FreeBSD 30 4.c. Tự động hóa quá trình cài đặt 30 5. Vấn đề multi OS 30 Bài 3. Làm quen với Linux command 31 1. Đăng nhập và tắt máy 31 2. Kernel, Shell 32 5/145 3. Virtual Console và Terminal 33 4. Lệnh trong Linux 33 a. Cách viêt lệnh 33 b. Thực thi executable file 34 c. Dừng một lệnh 35 c. Shell script 35 d. Metacharacters 35 e. Help 36 f. History 36 5. su 36 6. Làm việc với file và thư mục trên *nix 36 a. Cấu trúc file và thư mục của Linux khác với của Windows 36 b. Đường dẫn thư mục của Linux – kí hiệu /, thói quen TAB, thư mục . ~ 37 Hãy cẩn thận với dấu / 37 Thư mục home, thư mục hiện hành, thư mục ~ . 38 Muốn nhanh thì bấm TAB hoặc TAB TAB 38 Khi tên file, thư mục chứa kí tự đặc biệt 39 c. Lệnh ls –l, xem thông tin về file, thư mục 39 d. Các lệnh xem, tạo mới, xóa, di chuyển, đổi tên file và thư mục 40 Hiển thị nội dung file 40 Tạo thư mục mới 40 Tạo file mới 40 Đổi tên/di chuyển file và thư mục 40 Copy file và thư mục 40 Xóa file hoặc thư mục 41 e. Midnight Commander (mc) 41 f. Link 41 g. Archive và Compress file 41 h. Tìm kiếm file và thư mục 42 7. Filesystem Hierarchy standard 43 8. Trong *nix, mọi thứ đều là file. 45 9. Redirection và xargs 46 a. Redirect stdin, stdout, stderr to file 46 b. Pipe và kết hợp với grep, wc, sort, less 48 c. xargs 49 10. VIM editor 49 11. Regular expression 50 Bài 4. Devices - Filesystems – Mounting 52 1. Device 52 a. Peripheral device và Driver 52 Peripheral device 52 Phân loại device: block, character, virtual 52 Driver 53 b. Device file (special file) 53 c. Sử dụng storage device. 55 2. Filesystem 55 a. Filesystem của block device 55 b. Format 55 i) fdisk – edit partition table 56 ii) mkfs (make filesystem) 56 3. Mounting 57 a. Lệnh mount 57 b. file cấu hình /etc/fstab 58 c. file cấu hình /etc/mtab 59 4. Hai partition đặc biệt của Linux 60 5. dd và loop device 60 a. Lệnh dd 60 b. loop device 61 6/145 6. Một số thao tác khác với storage device 62 7. Thực hành với Vmware 63 Bài 5. Install softwares 65 I. RPM 65 I.1 Tên file package và tên software 65 I.2 RPM database và rpm tool. 65 I.3 Install 66 I.4 Query 67 I.5 Upgrade 68 I.6 Erase 68 I.7 Verify 68 II. DEB (chưa viết) 69 III. Cài đặt phần mềm từ source code 69 Bài 6. Quản trị user. File permission 72 1. Quản trị user 72 1.1 Users 72 1.2 Group 74 1.3 Reset password của root 75 2. File permission 76 Chủ sở hữu, nhóm chủ sở hữu mặc định 77 Thay đổi chủ sở hữu, nhóm chủ sở hữu bằng lệnh chown, chgrp 77 Thay đổi quyền truy cập r, w, x với các đối tượng u, g, o 77 SUID, SGID, sticky bit 79 Set UID và Set GID cho file khả thi 79 Set GID cho thư mục 80 Sticky bit 81 Kí hiệu SUID, SGID, Sticky bit bằng chữ số 81 3. Quota 82 1-Cài đặt phần mềm quota 82 2-Mount partition với thuộc tính usrquota 83 3-Khởi tạo quota database trên partition bằng lệnh quotacheck 83 4-enable (disable) quota bằng quotaon (quotaoff) 84 5-Đặt limit, grace cho user bằng lệnh edquota 84 6-Xem lại thông tin về quota 85 7-Thử nghiệm quota 85 Bài 7. Advanced partitioning: RAID & LVM 87 I. Redundant Array of Inexpensive Disks 87 1. Khái niệm RAID 87 2. Thiết lập và sử dụng RAID 89 3. Xem thông tin về array 90 4. Quản lý disk trong array 91 5. Hủy RAID array 91 6. File /etc/mdadm.con 92 7. Stripe hay Linear 92 II. Logical Volume Management 92 1. Thiết lập LVM 92 Thiết lập và sử dụng LV 92 Enable LVM 94 LVM on RAID (chưa xong) 94 2. Xem thông tin về volume 95 Khái niệm PE, LE 95 Xem thông tin bằng pvdisplay, vgdisplay, lvdisplay 95 3. Quản lý các volume 97 Disable/Remove volume 97 Thêm vào/Rút ra/Hoán chuyển PV 97 Resize LV 97 4. Các mục linh tinh khác: 98 Bài 8. Quản lý process, daemon 99 7/145 I. Tiến trình 99 I.1 Tiến trình là chương trình khi nó đang được thực thi 99 Tiến trình cha, tiến trình con. Số ID của tiến trình. 100 Phân bổ CPU và độ ưu tiên (số nice) của tiến trình 100 Trạng thái của tiến trình 100 Chủ sở hữu của tiến trình 101 Các signal mà tiến trình bắt 101 I.2 Các thao tác với tiến trình 101 In ra trạng thái các tiến trình bằng lệnh ps 101 Theo dõi các tiến trình bằng lệnh top (hoặc prstat, topas) 102 Tìm kiếm một tiến trình. 104 Điều chỉnh số nice của tiến trình. 104 I.3 Signal và lệnh kill, killall, pkill 104 Lệnh kill 104 Lệnh killall và pkill 105 I.4 Các tiến trình có tương tác. Chế độ background, foreground. 105 II. Quản lý daemon 107 Các daemon nằm ở đâu ? 107 Trực tiếp bật/tắt daemon 107 /etc/rc.d/rc[0-6].d – tập daemon cho mỗi run level 108 Các công cụ quản lý daemon 109 III. Lập lịch (scheduling) 111 cron 111 System cron jobs 111 User cron jobs 112 at 112 Bài 9. Quá trình khởi động (grub, kernel, init) và tắt máy của Linux 113 I. GRUB 113 1. Chức năng của GRUB 113 2. Quá trình tải GRUB 114 3. Cài lại GRUB 115 4. File grub.conf (menu.lst) 116 II. Nạp hệ điều hành từ GRUB 117 Truy xuất device 118 Qui ước kí hiệu device của GRUB 118 Truy xuất file của GRUB 118 Tải nhân Linux 119 Ba lệnh để tải nhân Linux: kernel, root, initrd 119 Tải nhân Linux thủ công 119 Tải nhân FreeBSD 121 Nạp bootloader của các hệ điều hành khác 121 III. init 122 1. /sbin/init chạy và đọc file /etc/initab 122 2. /etc/inittab 122 3. Thực thi các script khởi tạo hệ thống trong thư mục /etc/rc.d 123 IV. Tắt máy 124 Bài 10. Tạo mạng ảo bằng VMware Workstation 126 1. Nối máy thật/ máy ảo vào các switch ảo 126 1.1 Nối máy thật với các switch ảo: 126 a. Nối NIC thật vào switch ảo: 127 b. Nối NIC ảo trên máy thật vào switch ảo: 127 1.2 Nối máy ảo với switch ảo: 129 2. VMnet0 (Bridged mode) và Virtual Bridge 129 3. VMnet1 (Host only mode) và Virtual DHCP server 130 4. VMnet8 (NAT mode) và Virtual NAT device 133 5. VM team và LAN segment 135 6. Tự tạo mạng WAN bằng VMware Workstation 135 8/145 Bài 11. Bổ túc kiến thức về TCP/IP 136 I. Khái niệm mạng máy tính. Phần cứng mạng và Giao thức mạng (chưa viết) 136 II. Mạng LAN và WAN (chưa viết) 136 III. TCP/IP (chưa viết) 136 IV. Địa chỉ IP 136 Địa chỉ IP theo cách phân lớp A, B, C (cũ) 137 Subnet 138 Tính nhẩm với địa chỉ IP 139 Địa chỉ loopback 140 IP trên Internet, IP tĩnh, IP động và ICANN 140 Địa chỉ IP riêng (private IP) 141 Bài 12. Configure card mạng (chưa xong) 142 Cài đặt driver cho card mạng 142 Lệnh ifconfig 142 Hiển thị trạng thái của card mạng 142 Gán địa chỉ IP cho card mạng 143 Gán địa chỉ IP alias cho card mạng 143 Bật tắt card mạng 144 Bộ công cụ ip 144 Tài liệu tham khảo 145 9/145 Đây là một bài của bản thảo “Giáo trình Nhập môn Quản trị Hệ thống Linux” đang viết dở. © Trần Huy Thắng tranhuythang@gmail.com, Rất mong bạn đọc có thể tham gia viết nốt phần còn lại của cuốn sách. Bạn đọc có thể đăng lại một phần hay toàn bộ tập bản thảo này nhưng cần ghi rõ nguồn và thông báo tìm người viết tiếp này. Nếu đăng lại với ý định thương mại thì xin nhắn trước cho tác giả. Bài 1. Khái niệm FOSS và *nix Bài 1. Khái niệm FOSS và *nix 9 I. FOSS 10 1. Sở hữu trí tuệ 10 Sở hữu trí tuệ (intelectual property) 10 Sở hữu công (public domain) 10 Copyright (bản quyền) © 11 Thương hiệu (trademark) 12 2. Phân loại phần mềm theo quyền của người sử dụng 13 EULA và các quyền của người sử dụng 13 Proprietary softwares hay FOSS 13 Disclaimer of warranty (chối bỏ bảo đảm) 14 3. Free/Open source softwares (FOSS) 14 a. Định nghĩa Free/Open source softwares 14 Free software 14 Open source software 15 Free softwares vs Open source 17 b. FOSS và chuyện “miễn phí” 17 FOSS thì miễn phí ? 17 FOSS thương mại ? 18 c. Các mẫu giấy phép FOSS 19 4. Các giấy phép FOSS kiểu public domain: BSD, MIT, Apache 20 BSD (copycenter) 20 MIT licence 21 Apache 22 5. Các giấy phép FOSS kiểu weak copyleft: LGPL và Perl (chưa viết) 22 6. Giấy phép (strong) copyleft: GPL (chưa xong) 22 7. Mô hình phát triển phần mềm FOSS (chưa viết) 23 8. Mô hình kinh doanh phần mềm FOSS (chưa viết) 23 9. Những quan niệm sai lầm thường thấy về FOSS (chưa viết) 23 II. *nix 23 1. Giới thiệu UNIX, BSD 23 UNIX 24 BSD 24 2. UNIX và UNIX-like (*nix) 25 3. Chuẩn POSIX (SUS) 25 4. Nhân Linux và Dự án GNU 26 5. Linux distribution 26 Linux, UNIX thì có liên quan gì đến chuyện “bản quyền”, “nguồn mở” với “miễn phí” ? Hàng ngày chúng ta nghe thấy phương tiện truyền thông nói nhiều về “Linux”, “bản quyền”, “nguồn mở”, “miễn phí” … thấy những thứ này rất mơ hồ, rối rắm. Chìa khóa để gỡ rối mớ bòng bong này là khái niệm “bản quyền”. (Dưới đây là mấy dòng ngẫu hứng giúp bạn đọc đối chiếu nhanh hiểu biết của mình về vấn đề.) Linux là một phần mềm tự do (free software) (“free” là “tự do” chứ không phải “miễn phí”) và do đó người dùng có thể sử dụng miễn phí nhưng để có được một bản phân phối Linux (Linux distro) có thể vẫn phải mất phí. Phần mềm nguồn mở (open source softwares) theo cách hiểu thông thường chỉ là phần mềm có mã nguồn được công bố. Nhưng đây mới chỉ là phần nổi, phần chìm của tảng băng chính là những ràng buộc về mã nguồn này. Tổ chức OSI đã đưa ra định nghĩa về phần mềm nguồn mở với 10 tiêu chí chặt chẽ (mà cũng gần tương đương với phần mềm tự do). Khi bàn luận về phần mềm nguồn mở người ta có ý hướng đến những tiêu chí này hơn là cách hiểu giản đơn thường thấy. Khái niệm phần mềm tự do hay nguồn mở (free/open source softwares) đều được xây dựng trên luật bản quyền. Có thể bạn đã từng nghe thấy có người nói “dùng Linux để tránh tình trạng sử dụng 10/145 Windows không có bản quyền” nhưng xin thưa Linux hay Windows hay phần lớn các phần mềm (trừ public domain – sẽ nói sau) dù nguồn mở, nguồn đóng, miễn phí hay trả phí đều là phần mềm có bản quyền ! Tôi đã từng thấy có một cách hiểu sai như sau: “Linux và những thứ như phần mềm nguồn mở thì không có bản quyền do đó được dùng miễn phí còn Windows là phần mềm có bản quyền nên không được sao chép lậu cho nhau mà phải mua” (cách hiểu sai) !!!. Linux không là UNIX. UNIX là một thương hiệu mà Linux hay BSD tuy tương thích với UNIX nhưng không thể được gọi là UNIX. Bản quyền hay thương hiệu là 2 nhánh con của luật sở hữu trí tuệ, do đó để hiểu các khía cạnh pháp lý của Linux và UNIX chúng ta sẽ bắt đầu bằng khái niệm sở hữu trí tuệ rồi đến phần mềm tự do/nguồn mở và cuối cùng mới là đích *nix. I. FOSS 1. Sở hữu trí tuệ Sở hữu trí tuệ (intelectual property) Trong đời sống hàng ngày ta đã quen với khái niệm “sở hữu”: nếu tôi có một chiếc xe (hay tôi là chủ sở hữu của chiếc xe) thì luật pháp qui định tôi có toàn quyền với chiếc xe: tôi có thể sử dụng, sửa chữa, cho mượn hoặc nhượng lại và người khác không có quyền gì với chiếc xe của tôi. Chiếc xe là tài sản hữu hình, quyền sở hữu chiếc xe đã được luật pháp bảo hộ; tương tự như vậy với những tài sản không hữu hình khác như ca khúc, phần mềm, tiểu thuyết thì quyền sở hữu chúng cũng cần được luật pháp bảo hộ. Những tài sản không hữu hình này có 2 đặc điểm: - Chúng được tạo ra bởi trí tuệ con người nên được gọi là tài sản trí tuệ (intellectual property). Giá trị của chúng nằm ở nội dung trừu tượng chứ không nằm ở phương tiện thể hiện vật lý. Ví dụ: một ca khúc có thể được lưu trữ bằng một bản chép tay nốt nhạc hay một file MP3 trong máy tính hay thể hiện trong giọng hát của ca sĩ. - Chúng rất dễ bị nhân bản (sao chép). Ví dụ: một cuốn tiểu thuyết rất dễ bị photocopy ra thành nhiều bản. Điều này khác với tài sản hữu hình, bạn không thể nhân bản chiếc xe của anh hàng xóm để dùng. Chính vì đặc tính dễ bị nhân bản nên quyền sở hữu tài sản trí tuệ rất dễ bị xâm phạm. Tôi mất công làm ra một phần mềm, phần mềm đó là tài sản của tôi bạn không được động vào nhưng có khi chỉ với vài thao tác bạn đã sao chép được nó và phát tán lên Internet cho ngàn người dùng gây thiệt hại cho tôi là không bán được phần mềm đó cho ngàn người kia. Để bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ, từ thế kỉ XX luật sở hữu trí tuệ ra đời. Ngày nay quốc gia nào (trong đó có Việt Nam) cũng có luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống luật pháp của mình. Trong luật sở hữu trí tuệ, tài sản trí tuệ thường được phân thành 5 loại: bản quyền (copyright), sáng chế (patent), thương hiệu (trademark), kiểu dáng công nghiệp (industrial design), bí mật kinh doanh (trade secret). Tài liệu này chỉ đề cập đến bản quyền, thương hiệu. Sở hữu công (public domain) Đối ngược với sở hữu trí tuệ là sở hữu công Ở trên khi ta nói về tài sản (hữu hình - chiếc xe hay trí tuệ - ca khúc, phần mềm) thì muốn nhấn mạnh nó thuộc quyền sở hữu của một cá nhân cụ thể nào đó nhưng có những tài sản lại không thuộc về một cá nhân cụ thể nào mà thuộc về tất cả mọi người (hay nôm na là “của chung”) và được gọi là sở hữu công cộng (public domain). Cái gì không là sở hữu cá nhân (của riêng) thì là sở hữu công (của chung) và ngược lại. Một khi là tài sản sở hữu công thì ai cũng có quyền sử dụng, sửa đổi, hưởng lợi bằng cách kinh doanh trên nó. [...]... ngày trong năm 2010 của distrowatch.com (*) Chú ý: FreeBSD không phải là một Linux distro, nó dùng nhân BSD, không dùng nhân Linux Trong bảng xếp hạng này, Redhat đứng thứ 33 do nó bị phân tán bởi Fedora và CentOS - hai Linux distro giống với Redhat 28/145 Đây là một bài của bản thảo Giáo trình Nhập môn Quản trị Hệ thống Linux đang viết dở © Trần Huy Thắng tranhuythang@gmail.com, Rất mong bạn đọc... hành Linux, không nhắc đến GNU có thể vì nói “GNU Linux là khá dài dòng Như vậy cái tên Linux vừa để chỉ nhân hệ điều hành vừa để chỉ một Linux distro Ban đầu nhân Linux được viết cho kiến trúc Intel 386 bởi một mình Linus nhưng ngày nay có hàng ngàn lập trình viên tham gia phá triển Dự án iPhoneLinux nhằm Linux kernel (năm 2006, Linus chỉ viết khoảng 2% code của nhân tạo ra một hệ điều hành Linux) ... 11 Regular expression 50 1 Đăng nhập và tắt máy Linux là hệ thống đa người sử dụng nên khi khởi động bạn phải cho biết định danh của mình trên hệ thống qua màn đăng nhập - Có thể có 3 màn hình đăng nhập như dưới đây: • Giao diện đồ họa: Nếu Linux được cài KDE, GNOME thì bạn có giao diện đăng nhập đồ họa Mỗi distro sẽ có một màn đăng nhập riêng, chả hạn như hình vẽ dưới đây của Fedora:... của bản thảo Giáo trình Nhập môn Quản trị Hệ thống Linux đang viết dở © Trần Huy Thắng tranhuythang@gmail.com, Rất mong bạn đọc có thể tham gia viết nốt phần còn lại của cuốn sách Bạn đọc có thể đăng lại một phần hay toàn bộ tập bản thảo này nhưng cần ghi rõ nguồn và thông báo tìm người viết tiếp này Nếu đăng lại với ý định thương mại thì xin nhắn trước cho tác giả Bài 3 Làm quen với Linux command... cho người quản trị hệ thống Với người sử dụng thường, ngoài các quyền thao tác với chính tài liệu của họ tạo ra thì có rất ít quyền với hệ thống Đoạt root luôn là mục đích của các Linux hackers - Tắt máy là chuyện rất hạn chế của người quản trị server (thử tưởng tượng một web server mà tắt đi thì có bao nhiêu người thấy thất vọng khi định vào trang web của server) Nếu bạn chỉ là người dùng Linux thông... được thực hiện qua hệ điều hành Hệ điều hành quản lí dải các sector này theo từng partition Cấu trúc một HDD như hình vẽ 1.c Quá trình khởi động OS của máy tính 2 Công cụ máy ảo để học thực hành Linux Một số chú ý về Vmware Workstation 3 Các cách để có được một bản Linux distro và trường hợp của Redhat 4 Cài đặt Linux, FreeBSD 4.a Cài đặt Linux 4.b Cài đặt FreeBSD 4.c Tự động hóa quá trình cài đặt 5 Vấn... console • Đăng nhập từ xa: Người quản trị mạng không phải lúc nào cũng phải đến trực tiếp Linux server để điều khiển mà có thể đăng nhập từ một máy (chả hạn cài Windows) thông qua công cụ (chả hạn như) Putty - Có 2 loại người sử dụng: root (còn gọi là super user) và normal user (người sử dụng thường) Một hệ thống chỉ có đúng một tài khoản root, tài khoản này có tất cả các quyền thao tác với hệ thống, nó... rằng: Linux được viết lại toàn bộ như con số (chú ý Linux kernel chứ không phải một hệ không, tức là không sử dụng một dòng lệnh nào của Unix, để tránh điều hành Linux nào) vấn đề bản quyền của Linux, tuy nhiên hoạt động của Linux hoàn toàn dựa trên nguyên tắc của hệ điều hành Unix Vì vậy một người nắm được Linux thì sẽ nắm được Unix Nên chú ý rằng giữa các Unix sự khác nhau cũng không kém gì Unix và Linux. .. tính thường phải trả tiền cho các lập tự do Linux cho iPhone để thay thế cho hệ điều trình viên của mình tham gia phát triển nhân Linux để nhân Linux có thể hành iOS của Apple chạy trên các kiến trúc của công ty đó Hiện nay, nhân Linux có thể chạy Ảnh lấy từ wiki trên tất cả các phần cứng từ máy Ipod, Iphone cho đến supercomputer Các kiến trúc phần cứng mà Linux có thể chạy được: Intel compatible, Sparc,... (Patrick Volkerding) Hiện nay có khoảng hơn 600 Linux distro (ai cũng có thể tự tạo một Linux distro) nhưng chỉ có khoảng một nửa là được duy trì Supercomputer Jaguar nhanh nhất năm 2009 sử dụng Cray Linux Environment dựa trên Suse Linux làm hệ điều hành” Ảnh lấy từ: http://en.wikipedia.org/wiki /Linux distrowatch.com xếp hạng mức độ phổ biến của các Linux distro qua page views (số lượt người truy