Việc thực hiện bảo hiểm cho người có thu nhập thấp đã được quan tâm ở Việt Nam từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua mặc dù Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều chính sách để giúp đỡ người nghèo như chính sách khám chữa bệnh, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ dạy nghề… nhưng chưa có chính sách thực sự cụ thể cho việc cung cấp bải hiểm vi mô cho người nghèo; chính vì vậy số lượng người dân có thu nhập thấp tiếp cận được với bảo hiểm này hầu như không đáng kể so với tổng số người nghèo trên toàn quốc; các sản phẩm bảo hiểm còn chưa đa dạng, phù hợp với thực tế của người dân. Trên thưc tế có nhiều sản phẩm bảo hiểm cho người nghèo cũng đã được triển khai nhưng kết quả chưa đủ mạnh, chưa được cộng đồng biết đến và ủng hộ hưởng ứng mạnh mẽ. Các chủ thể tham gia thực hiện bao gồm các doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp phi bảo hiểm, các tổ chức phi lợi nhuận, các nhà từ thiện. Năm 1998, loại hình bảo hiểm vi mô( bảo hiểm xã hội ) bắt đầu xuất hiện và có một số chương trình hữu ích để giúp đỡ người nghèo.
tìm hiểu về hoạt động bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay Lời mở đầu Tài chính vi mô là một lĩnh vực kinh tế xuất hiện khá lâu trên thế giới nhưng nó vẫn chưa thực sự trở nên quen thuộc với nhiều người: tài chính vi mô là gì? ai là khách hàng của tài chính vi mô? tài chính vi mô có thể hoạt động có lợi nhuận được không? mặc dù hiện nay lĩnh vực tài chính vi mô ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Những tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam vẫn đang ngày càng tìm tòi những hướng đi tốt hơn để tiếp cận những cộng đồng nghèo và yếu thế. Rất nhiều tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam đã được hình thành từ những quỹ phát triển cộng đồng có mục đích xã hội, chính vì lẽ nó các hoạt động của nó cũng rất đa dạng, phong phú và cũng có nhiều vấn đề xung quanh xảy ra… Với việc lựa chọn đề tài “ tìm hiểu về hoạt động bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay” mục đích sẽ làm rõ thực trạng hoạt động vi mô ở Việt Nam hiện nay, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt động vi mô và có những giải pháp cho những khó khăn và thách thức trong lĩnh vực tài chính vi mô. Bài thảo luận gồm những phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm vi mô. 1. Khái niệm về bảo hiểm vi mô. 2. Các sản phẩm dịch vụ của bảo hiểm vi mô 3. Khó khăn trong triển khai bảo hiểm vi mô. 4. Các mô hình tài chính vi mô hiện nay Chương 2: Thực trạng họa động BHVM ở VN hiện nay. 1. Giới thiệu khái quát lịch sử ra đời và hoạt động BHVM ở Việt Nam hiện nay. 2. Các sản phẩm dịch vụ BHVM ở VN đang áp dụng. 3. Thực trạng triển khai BHVM ở nước ta hiện nay. • Nhận xét về hoạt động BHVM về các mặt: Thành công. Hạn chế. Nguyên nhân . Chương 3: Giải pháp Cơ sở lý thuyết Chương I. Lý thuyết 1, Khái niệm về bảo hiểm vi mô. Các sản phẩm bảo hiểm dành cho người có thu nhập thấp thường được gọi dưới cái tên “ Bảo hiểm vi mô”. Sản phẩm bảo hiểm phải đạt được 4 điều kiện: (i)Sản phẩm phải phục vụ các nhóm người, các ngành kinh doanh và các khu vực yếu thế, dễ bị tổn thương; (ii)Chi phí thấp; (iii)Thủ tục chi trả bảo hiểm thuận tiện và đơn giản; (iv)Lãi suất từ sản phẩm tương đối thấp, xấp xỉ với chi phí đã bỏ ra. 2, Các sản phẩm dịch vụ của bảo hiểm vi mô Bảo hiểm vi mô là các sản phẩm phân bổ và giảm thiểu rủi ro liên quan đến chi phí, điều khoản, mức hỗ trợ và kênh phân phối được thiết kế một cách phù hợp cho thị trường có thu nhập thấp và thường bảo hiểm cho rất nhiều lĩnh vực, từ nhân thọ và chăm sóc sức khoẻ tới thời tiết, tài sản, mùa màng, gia súc và thiên tai. Đối tượng chủ yếu là nông dân và khu vực nông thôn, những người có thu nhập thấp. - Bảo hiểm nhân thọ - Bảo hiểm tài sản - Bảo hiểm y tế 3. Khó khăn trong triển khai bảo hiểm vi mô. Việc đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm vi mô hướng đến người nghèo đã và đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và các cơ quan chức năng, vì việc này hỗ trợ đáng kể cuộc sống người nghèo.Mặc dù nhu cầu về sản phẩm này đối với người dân Việt Nam là khá lớn, nhưng để triển khai và nhân rộng mô hình này lại không hề dễ dàng. Hiện nay còn một số những khó khăn chủ yếu sau đây: Trước hết là việc xây dựng mô hình thu phí bảo hiểm sao cho hiệu quả, đơn giản để duy trì và phát triển loại hình bảo hiểm này là một trở ngại lớn, bởi phải tính toán chi phí hợp lý cho người đi thu phí, cũng như trở ngại trong việc thu phí từ những người có thu nhập mang tính thời vụ. Đây là mâu thuẫn chủ yếu mà các DNBH vấp phải khi triển khai sản phẩm này. Ngoài ra còn chưa kể tới việc triển khai sản phẩm này cũng sẽ làm thay đổi phần nào đó chiến lược kinh doanh của các DNBH, gây ra những xáo trộn trong hoạt động KD. Phát triển bảo hiểm vi mô không hề dễ dàng, vì đa số doanh nghiệp đang kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam chưa muốn cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô. Bởi lẽ, không chỉ phải thay đổi một phần chiến lược kinh doanh, mà các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải thay đổi sản phẩm theo hướng đơn giản và cắt giảm chi phí cho phù hợp với đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp. Trong khi đó, thị trường bảo hiểm dành cho những đối tượng thượng lưu và trung lưu dễ thâm nhập và còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được chọn thí điểm triển khai mô hình bảo hiểm vi mô, sau một thời gian triển khai sản phẩm này cho người nghèo tại hai tỉnh Hải Phòng và Tiền Giang, đầu năm 2010, Manulife Việt Nam đã mở rộng triển khai sang các tỉnh Bắc Giang, Bến Tre, Nam Định và Đồng Tháp, với kết quả triển khai ban đầu tương đối khả quan. Được biết, doanh thu phí bảo hiểm thường niên của hợp đồng khai thác mới trong 6 tháng đầu năm 2010 của Manulife Việt Nam đạt hơn 195 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng doanh thu phí bảo hiểm và ký quỹ đạt 666,4 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009. Mức tăng trưởng chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2010 là do mệnh giá hợp đồng tăng, sự tăng trưởng của đội ngũ đại lý và đóng góp từ các kênh phân phối khác, đặc biệt bảo hiểm vi mô đóng góp 8% trong kinh doanh. Giữa tháng 5/2010, CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm dành cho người có thu nhập thấp tại Thanh Hóa. Hai sản phẩm bảo hiểm dành cho người nghèo mang tên Bảo hiểm sức khỏe toàn diện và Bảo hiểm đảm bảo khoản vay đã chính thức được ra mắt. Tuy nhiên, thực tế triển khai thí điểm vừa qua cũng đã nảy sinh một vài vấn đề. Do bảo hiểm vi mô cung cấp cho người nghèo nên phí bảo hiểm rất thấp. Vì vậy, tìm ra một kênh phân phối thực sự hiệu quả để bán sản phẩm bảo hiểm vi mô tới tận tay người dân nông thôn đang là bài toán khó cho các công ty bảo hiểm muốn phát triển sản phẩm này. Việc các doanh nghiệp bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm vi mô không thông qua đại lý, mà chỉ thông qua các hội, đoàn thể nên công tác thu phí hàng tháng cũng là một vấn đề nan giải. Bởi lẽ, địa bàn nông thôn không giống như thành phố, người dân sống ở các địa hình khác nhau nên việc tiếp cận được họ để giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng đã khó, mà thu tiền phí lại càng khó khăn hơn. Trong khi đó, cùng với tiếp thị, việc cung cấp sản phẩm là một trong những hoạt động chiếm nhiều chi phí nhất khi tiến hành sản phẩm mới. Thậm chí, một nhà cung cấp bảo hiểm vi mô có thể tiêu tốn tới 90% tổng số phí thu được cho việc cung cấp sản phẩm và thu phí trong năm đầu tiên. Theo ông Philip Hampden-Smith, Phó tổng giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn Manulife, tại thời điểm này, việc phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô chưa phải là hoạt động kinh tế, mà là hoạt động xã hội. Những gì Manulife Việt Nam làm chính là nâng cao sự hiểu biết trong cộng đồng nông thôn về nhu cầu được bảo hiểm. Tại hội nghị về bảo hiểm vi mô được tổ chức mới đây tại TP. HCM, đại diện Hội liên hiệp Các hãng bảo hiểm Việt Nam cho rằng, mặc dù nhu cầu về sản phẩm này đối với người dân Việt Nam là khá lớn, nhưng để triển khai nhân rộng mô hình này không hề dễ dàng. Có hai vấn đề đặt ra: đầu tiên là tổ chức quản lý công tác chi trả bảo hiểm và phục vụ khách hàng đối với đối tượng thuộc tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội; thứ hai là xem xét những đòi hỏi phải cải tiến công tác phát triển sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp dân cư nói trên. Theo đại diện Hội liên hiệp Các hãng bảo hiểm Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách cần tạo ra những chính sách điều tiết cho lĩnh vực bảo hiểm đặc biệt này, xóa bỏ những trở ngại, khuyến khích các cá nhân và tổ chức tham gia thị trường thông qua việc miễn thuế và khuyến khích đối với các đại lý, cộng đồng, tổ chức và các công ty bảo hiểm. Đồng thời, thực hiện các chương trình giáo dục thị trường một cách hiệu quả thông qua các kênh quảng cáo truyền thông miễn phí hoặc được trợ giá. Bên cạnh đó việc lựa chọn kênh phân phối sản phẩm một cách tối ưu, do bảo hiểm vi mô cung cấp cho người có thu nhập thấp nên phí bảo hiểm thấp. Vì vậy, tìm ra một kênh phân phối thực sự hiệu quả để bán sản phẩm bảo hiểm vi mô tới tận tay người dân nông thôn đang là bài toán khó cho các DNBH. Hiện nay việc các DNBH bán sản phẩm bảo hiểm vi mô không thông qua đại lý, mà chỉ thông qua các hội, đoàn thể nên công tác thu phí hàng tháng cũng là một vấn đề nan giải. Bởi lẽ, địa bàn nông thôn không giống như thành phố, người dân sống ở các địa hình khác nhau nên việc tiếp cận được họ để giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng đã khó, mà thu tiền phí lại càng khó khăn hơn. Việc cung cấp sản phẩm là một trong những hoạt động chiếm nhiều chi phí nhất khi triển khai sản phẩm mới. Thậm chí, một nhà cung cấp bảo hiểm vi mô có thể tiêu tốn tới 90% tổng số phí thu được cho việc cung cấp sản phẩm và thu phí trong năm đầu tiên. - Với kiến thức về bảo hiểm còn hạn chế, khá nhiều khách hàng là những người có thu nhập thấp cảm thấy không “thoải mái” khi tiếp xúc với loại sản phẩm bảo hiểm mới lạ này. 4. Các mô hình cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô: Cách tốt nhất để tránh các rủi ro và thách thức của việc cung cấp bảo hiểm la cộng tác với một công ty bảo hiểm truyền thống. có nhiều mô hình cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam như: mô hình dịch vụ hoàn chỉnh, mô hình dựa vào cộng đồng và mô hình đối tác đại lý Mỗi mô hình cung cấp dịch vụ bảo hiểm đều có những ưu nhược điểm riêng, vì thế chúng ta cần biết cách áp dụng sao cho phù hợp để đặt được hiệu quả cao nhất. 4.1. Mô hình dịch vụ hoàn chỉnh. • Khái niệm: Mô hình dịch vụ hoàn chỉnh là việc nhà bảo hiểm cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh, họ sẽ điều hành tất cả các lĩnh vực của việc cung cấp bảo hiểm, bao gồm: thiết kế sản phẩm, định giá, tiếp thị, kiểm tra, lập hợp đồng, thu phí bảo hiểm, dự trữ, trả tiền bồi thường… Mô hình này thường được điều tiết bởi chính phủ và đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn nhất định, lượng tiền mặt dự trữ lớn, hệ thống quản lý tiên tiến để theo dõi việc đóng phí bảo hiểm, chi trả bồi thường, chi phí cho việc cung cấp dịch vụ. Các tổ chức được khuyến cáo không nên đi theo mô hình này ngoại trừ việc cung cấp các loại hình bảo hiểm nhân mạng-tín dụng. Ngay cả với sản phẩm nhân mạng- tín dụng, cần để các nhà bảo hiểm chuyên nghiệp giúp đỡ trong việc tính giá phí bảo hiểm thong qua một nghiên cứu định giá. Ưu điểm: - Mô hình được điều tiết bởi chính phủ. - Bảo hiểm cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh và đầy đủ trên nhiều lĩnh vực. Nhược điểm: - Phải có nguồn vốn lớn. - Đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên tốt, có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng tốt. - Có hệ thống quản lý tốt. 4.2.Mô hình dựa vào cộng đồng. Một cách tiếp cận khác với mô hình dịch vụ hòa chỉnh là một tổ chức tương trợ do những người tình nguyện trong cộng đồng điều hành. Các thành viên, cũng đồng thời là người chủ, sẽ xác định các dịch vụ bảo hiểm, định phí, các hoạt động hằng ngày. Ưu điểm: - Phục vụ tốt lợi ích của khách hàng. - Cách tiếp cận này, được sử dụng nhiều nhất để cung cấp dịch vụ bảy tế, cũng có khả năng thâm sâu hơn bằng cách cung cấp dịch vụ cho những phân đoạn nghèo hơn trong cộng đồng. Nhược điểm: - Đòi hỏi kĩ năng, kiến thức công đồng. - Đòi hỏi sự nhiệt tình của tình nguyện viên. - Dễ bị phá sản do tiền dự trữ hạn chế và khả năng dễ bị tổn thương bởi các rủi ro kết hợp. Các ngân hàng làng xã(NHLX) dễ chọn mô hình này vì nó rất phù hợp với các đặc trưng của NHLX truyền thông.bao gồm sự điều hành và tham gia của cộng đồng, khả năng phục vụ củ các thành viên nghèo hơn trong cộng đồng và việc giám sát lẫn nhau giữa các thành viên làm giảm thiểu sự gian lận và sự lụa chọn ngược. Dĩ nhiên các nhược điểm của chúng cũng bộc lộ rõ trong mô hình dựa vào công đồng như: Chi phí và thời gian đào tạo. Thiếu an toàn. Dựu trữ hạn chế, làm cho các NHLX dễ gặp khó khăn khi giải quyết nhiều hơn đòi bồi thường cùng một lúc. Đối mặt với vấn đề gian lận và các rủi ro đạo đức. 4.3. Mô hình đối tác- đại lý: Trong mô hình này, NHLX cung cấp dịch vụ bảo hiểm bằng cách cộng tác với một công ty bảo hiểm truyền thống. Thỏa thuận này cũng giống như sự thỏa thuận giữa các công ty bảo hiểm với các đại lý từ nhiều năm nay, trong đó đại lý bán và làm các dịch vụ liên quan đến sản phẩm để nhân tiền hoa hồng. Một số đại lý thậm chí còn cung cấp các loại sản phẩm của nhiều công ty bảo hiểm khác nhau. Công ty bảo hiểm làm nhiệm vụ phân tích tình hình rủi ro, thiết kế, định giá sản phẩm, thực hiện các chức năng quản lý hành chính và chịu trách nhiệm với tất cả các rủi ro bảo hiểm. Ưu điểm: - Phục vụ tốt lợi ích khách hàng. - Có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ yếu là tiết kiệm và cho vay. - Tiếp cận được với một thị trường mà trước đó chưa được khai thác qua một số cơ sở hạ tầng có và đã được khách hàng tin cậy. - Phương pháp làm việc của các NHLX làm cho họ dễ dàng đảm nhận vai trò đại lý bảo hiểm. Bảo hiểm vi mô có nguồn gốc từ tài chính vi mô và được triển khai từ lâu. Hiện nay mô hình này ngày càng trở nên phổ biến ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Nó đã và đang đóng góp đáng kể cho công cuộc xoá đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp sự bảo vệ cho người nghèo không thể tham gia bảo hiểm thông thường hoặc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Nhà nước. Ở nước ta hiện nay việc đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm vi mô hướng đến với người có thu nhập thấp cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ, vì nó hỗ trợ đáng kể cuộc sống người nghèo - một trong những mục tiêu quan trọng của chính phủ. MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM • Dành một phần hoạt động bảo hiểm cho người có thu nhập thấp thay cho các hoạt động từ thiện. Nếu được khuyến khích và ghi nhận, sẽ có nhiều DNBH ủng hộ cách làm này. Đây cũng là cách DNBH “nuôi” nguồn khách hàng tiềm năng. • DNBH đứng ra thực hiện bảo hiểm và NN hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho người có thu nhập thấp. Chủ trương hỗ trợ 50% phí bảo hiểm nông nghiệp khi khách hàng vay vốn của các tổ chức tín dungh như đề xuấ trình Chính phủ là một chủ trương đúng đắn và cần được thúc đẩy thực hiện sớm. • Các DNBH có thể hỗ trợ về nghiệp vụ, công nghệ quản lý, phát triển sản phẩm cho các tổ chức bảo hiểm tương hỗ thực hiện bảo hiểm cho người thu nhập thấp. • DNBH cũng có thể triển khai có lãi ngoài bảo hiểm cho người có thy nhập thấp thông qua việc xác định sản phẩm, kênh phân phối, thu phí, thủ tục và công nghệ quản lý một cách phù hợp. Chương 2: Thực trạng 1. Giới thiệu khái quát lịch sử ra đời và hoạt động BHVM ở Việt Nam hiện nay. Ở nước ta, bảo hiểm vi mô đã bắt đầu triển khai độc lập với các chương trình tài chính vi mô từ cuối thập niên 90. Năm 1998, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm bán bảo hiểm cho nông dân tại Nghệ An. Tuy nhiên, dự án này đã không mấy thành công do mức phí quá cao (100.000 đồng/tháng). Sau đó, mô hình này tiếp tục được triển khai ở Huế nhưng với mức phí thấp hơn nhiều (77.000 đồng/năm) và đã có kết quả tốt hơn. Về phía các DN, năm 2004, Bảo Việt đã thử nghiệm triển khai thông qua quan hệ đối tác với Quỹ hỗ trợ Ninh Phước để phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tín dụng cho thành viên vay vốn có thu nhập thấp, với phí bảo hiểm là 0,9% số tiền vay/năm. Mô hình này được đánh giá là tương đối thành công. Năm 2005, Prevoir sử dụng mạng lưới tiết kiệm bưu điện để bán bảo hiểm tử kỳ do tai nạn cho đối tượng có thu nhập thấp (phí bảo hiểm là 26.000 đồng/năm). Đây chỉ là 2 trong số nhiều những dự án triển khai cho đối tượng có thu nhập thấp. Rất nhiều chuyên gia trong ngành đều tin rằng đây là thời điểm lý tưởng để bảo hiểm vi mô hoạt động xen kẽ với ngành tài chính vi mô, vốn đã có quy củ và đóng vai trò to lớn hơn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo 1. Các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay • Bảo hiểm nhân thọ - Với khối bảo hiểm nhân thọ, Prudential có nhiều thuận lợi khi triển khai sản phẩm Phú- An Tâm, bởi công ty có hệ thống văn phòng rộng lớn, có thể tiếp cận khách hàng tại địa phương dễ dàng hơn, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập thấp sinh sống ở những địa bàn giao thông ít thuận lợi. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp này cũng nhận định, với sản phẩm này, phải phát triển từ từ, không thể nóng vội. Việc triển khai sản phẩm đòi hỏi phải xây dựng quy trình tốt, sau đó mới mở rộng. Hiện công ty đang triển khai ở một số tỉnh miền Trung và sẽ mở rộng dần ra một số tính miền Nam, đồng thời phối hợp với các đơn vị địa phương thuộc Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam để thông tin về lợi ích của sản phẩm này tới đông đảo người dân. - Dai-ichi Life Việt Nam đã cho ra mắt An Nghiệp Chu Toàn – được thiết kế với nhiều quyền lợi bảo vệ toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài chính của đối tượng có thu nhập thấp. Nhưng sau khi đưa sản phẩm này ra thị trường, Dai-ichi Life Việt Nam vẫn chưa triển khai chính thức cho các tư vấn bảo hiểm, mà chỉ có các giám đốc bán hàng thực hiện bán thử nghiệm với số lượng ít. - Manulife Việt Nam hiện là công ty bảo hiểm nhân thọ duy nhất trên thị trường phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhằm triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” dành cho phụ nữ nghèo tại các vùng nông thôn Việt Nam. Sản phẩm bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” được thiết kế phù hợp với phụ nữ nghèo trên cả nước. chương trình bảo hiểm vi mô của Manulife Việt Nam là cơ hội để phụ nữ nghèo Việt Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ, chủ động lên kế hoạch bảo vệ và tiết kiệm cho bản thân và gia đình cũng như nhận được các quyền lợi bảo hiểm thiết thực từ sản phẩm bảo hiểm mà mình tham gia. • Bảo hiểm tài sản Theo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), sau giai đoạn triển khai thí điểm, đến ngày 30/4/2013, BHNN đã được triển khai ở các tỉnh, thành trên toàn quốc. Đã có 234.235 hộ dân ký hợp đồng BHNN, trong đó có 80,8% là hộ nghèo. Tổng giá trị BH cây trồng, vật nuôi, thủy sản là hơn 5.437 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc hơn 303 tỷ đồng. -BHNN với cây lúa được triển khai tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp với tổng diện tích 45.412ha, 189.797 hộ tham gia. Các hộ gặp rủi ro đã được bồi thường hơn 6,3 tỷ đồng và số sẽ được bồi thường 2,8 tỷ đồng. - BHNN với vật nuôi được triển khai tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai với tổng số 623.131 con trâu, bò, lợn, gia cầm, thu hút 29.163 hộ tham gia. Đã bồi thường hơn 2,3 tỷ đồng và số sẽ được bồi thường là 258 triệu đồng. - Với thủy sản đã triển khai tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau với tổng diện tích 5.523ha và 15.275 hộ tham gia. Đã bồi thường hơn 458 tỷ đồng và sẽ bồi thường hơn 41 tỷ đồng. - Tại Hà Nội, việc triển khai đã thu được kết quả khả quan. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, thành viên Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội cho biết, 2 huyện Chương Mỹ và Ba Vì được lựa chọn triển khai thí điểm với vật nuôi được bảo hiểm là lợn và bò. - Thời gian đầu, do phạm vi và đối tượng bảo hiểm hẹp, nên dù tuyên truyền tích cực người dân cũng không mặn mà. Sau khi mở rộng phạm vi bảo hiểm với 6 loại bệnh của lợn và 3 loại bệnh của bò, BHNN đã đạt hiệu quả rõ rệt. Hiện đã thực hiện bảo hiểm cho gần 10.000 con lợn và trên 1.000 con bò. • Bảo hiểm y tế Các chương trình tài trợ: 2.000 thẻ bảo hiểm y tế đầu tiên trong chương trình 18.500 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo năm 2014, vừa chính thức đến tay những người nghèo ở TPHCM. [...]... khai bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm nhân thọ tín dụng cho thành vi n vay vốn có thu nhập thấp Tới nay, cả nước có 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Vi t, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện, Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô cho người nghèo Cụ thể, năm 2004,công ty Bảo hiểm Bảo Vi t... người nghèo Với điều kiện hoàn cảnh hiện tại của Vi t Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm Vi t Nam có thể tham gia thực hiện bảo hiểm vi mô cho những người có thu nhập thấp và người nghèo thông qua các hình thức sau: • Dành một phần hoạt động bảo hiểm cho người có thu nhập thấp, thay cho các hoạt động từ thiện Nếu được khuyến khích và ghi nhận, sẽ có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm ủng hộ cách làm này Đây cũng... gia thực hiện bao gồm các doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp phi bảo hiểm, các tổ chức phi lợi nhuận, các nhà từ thiện Năm 1998, loại hình bảo hiểm vi mô( bảo hiểm xã hội ) bắt đầu xuất hiện và có một số chương trình hữu ích để giúp đỡ người nghèo Ngoài loại hình bảo hiểm trực tiếp nêu trên, cũng có bốn doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cho người nghèo theo luật Kinh doanh Bảo Hiểm như... nhưng vẫn được sự bảo vệ trong 10 năm, thủ tục đơn giản phù hợp với trình độ nhận thức của người nghèo Ngày 9 tháng 3 năm 2011, Trung tâm Nguồn lực tài chính Cộng đồng (CFRC) đã phối hợp cùng với tổ chức RIMANSI (Philippines) và Dự án Nâng cấp Quỹ Tương trợ (MAF) của Hội LHPN Vi t Nam đồng tổ chức diễn đàn Bảo hiểm vi mô Vi t Nam lần thứ nhất với chủ đề “Mở rộng hoạt động Bảo hiểm vi mô cho khu vực dân... cho người nghèo tham gia bảo hiểm sức khỏe với cơ chế đóng phi linh hoạt Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ có 3/14 doanh nghiệp đã và đang triển khai sản phẩm bảo hiểm dành cho người nghèo là Manuife, Prudential, Dai-ichi Cụ thể, Manulife là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” dành cho phụ nữ nghèo tại các vùng nông thôn Vi t Nam, Sản phẩm này được... xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô Vi t Nam đến năm 2020 cũng đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2011 Đây là cơ sở quan trọng cho vi c phát triển tài chính vi mô Vi t Nam trong thời gian tới Hiệu quả của tài chính vi mô đến thu nhập và tài sản: Có 89,75% khách hàng đánh giá thu nhập đã tăng lên sau khi vay vốn Tuy vậy, tài chính vi mô có tác động giúp thay đổi tổng mức thu nhập chứ... phương Mô hình bảo hiểm theo quỹ này cũng gặp phải những vấn đề như: mức phí bảo hiểm không đủ để đảm bảo sự hoạt động bền vững của quỹ, cần thiết lập cách thức quản lý quỹ hiệu quả và chi phí hoạt động thấp, mức trách nhiệm bảo hiểm còn quá thấp nên chưa có ý nghĩa thiết thực đối với người có thu nhập thấp trong bối cảnh lạm phát cao Bảo hiểm hưu trí mới được thực hiện ở bước sơ khai, trong phạm vi hẹp;... nghiệp bảo hiểm cũng có thể bị lỗ nhưng ban đầu sẽ giúp người dân quen với tập quán mua bảo hiểm • Quản lý chi phí hoạt động thấp, đặc biệt cần sử dụng hệ thống phân phối, hệ thống thanh toán sẵn có để tiết kiệm chi phí hoạt động Mô hình triển khai phù hợp, cần thực hiện quản lý chặt chẽ, nâng dần tính chuyên nghiệp trong hoạt động nhằm đảm bảo sự hoạt động bền vững đồng thời cần có khung pháp lý về hoạt. .. chương trình bảo hiểm vi mô của Manulife là cơ hội để phụ nữ nghèo tại Vi t Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ,chủ động lên kế hoạch bảo vệ và tiết kiệm cho bản thân và gia đình cũng như nhận được các quyền lợi thiết thực từ sản phẩm Sau 4 năm thực hiện, chương trình đã có hơn 130.000 phụ nữ nghèo tại 15 tỉnh thành trên cả nước tham gia, gần 1.000 trường hợp đã được chi trả quyền lợi bảo hiểm với tổng... hẹp; vi c quản lý quỹ, tính toán mức đóng góp và mức lương được hưởng để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả, khả năng thanh toán của quỹ vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu, thực hiện Vi c đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm vi mô hướng đến người nghèo đã và đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và các cơ quan chức năng, vì vi c này hỗ trợ đáng kể cuộc sống người nghèo Tuy nhiên, phát triển bảo hiểm vi mô không . lý luận về bảo hiểm vi mô. 1. Khái niệm về bảo hiểm vi mô. 2. Các sản phẩm dịch vụ của bảo hiểm vi mô 3. Khó khăn trong triển khai bảo hiểm vi mô. 4. Các mô hình tài chính vi mô hiện nay Chương. đời và hoạt động BHVM ở Vi t Nam hiện nay. Ở nước ta, bảo hiểm vi mô đã bắt đầu triển khai độc lập với các chương trình tài chính vi mô từ cuối thập niên 90. Năm 1998, Bảo hiểm Xã hội Vi t Nam thông. được bảo hiểm. Tại hội nghị về bảo hiểm vi mô được tổ chức mới đây tại TP. HCM, đại diện Hội liên hiệp Các hãng bảo hiểm Vi t Nam cho rằng, mặc dù nhu cầu về sản phẩm này đối với người dân Vi t Nam